Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

DẠY học THEO CHUYÊN đề “CHUYÊN đề TRAO đổi nước ở THỰC vật” DÙNG TRONG GIẢNG dạy môn SINH học 11 ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.22 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ:
“CHUYÊN ĐỀ TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT”
DÙNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 11
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Vũ Thị Lê
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh Học

THANH HOÁ NĂM 2019


M ỤC L ỤC
Trang
1. Mở đầu

-1-

1.1. Lí do chọn đề tài

-1-

1.2. Mục đích nghiên cứu

-1-



1.3. Đối tượng nghiên cứu

-1-

1.4. Phương pháp nghiên cứu

-1-

2. Nội dung

-2-

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

-2-

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Xây dựng bài giảng theo chuyên đề trao đổi nước ở thực
vật
2.3.1. Hoạt động khởi động.
2.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

-2-

2.4.

.


-3-3-4-

2.3.3. Hoạt động luyện tập.

-10-

2.3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng.

-11-

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
2.4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

-13-

2.4.3. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm

-14-

2.4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

-14-

3. Kết luận và kiến nghị

-13-13-

-15-


3.1.

Kết luận

-15-

3.2.

Kiến nghị

-15-

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

-16-


NHỮNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. TB
2. TBC
3. GD-ĐT
4. GV
5. HS
6. TBKK
7. KK
8. TV
9. THPT

10. SH
11. TN
12. ĐC
13. CNS
14. SKKN
15. HSG
16. ASTT

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

tế bào
tế bào chất
giáo dục và đào tạo
giáo viên
học sinh

tế bào khí khổng
khí khổng
thực vật
trung học phổ thông
sinh học
thực nghiệm.
đối chứng.
chất nguyên sinh.
sáng kiến kinh nghiệm.
học sinh giỏi.
áp suất thẩm thấu.


1. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
Bộ GD và ĐT đã thành lập “chương trình quốc gia bồi dưỡng nhân tài giai
đoạn 2008 − 2020” đây sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc bồi dưỡng, đào
tạo nhân tài cho đất nước[1]. Việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, tìm kiếm
những phương pháp dạy học phù hợp là rất cần thiết và mang tính thiết thực,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Hiện nay sinh học lớp 11 cơ bản có ba bài liên quan đến trao đổi nước là bài 1,
2, 3, và được khai thác nhiều trong các kỳ thi như thi học sinh giỏi tỉnh, thi trung
học phổ thông quốc gia, khi gặp những câu hỏi, những bài tập liên quan trao đổi
nước các em còn rất lúng túng xử lý còn yếu. Mà phương pháp dạy học trên lớp
là một trong những cơ sở để các em có được kiến thức để giải quyết những câu
hỏi và bài tập có liên quan đó. Vì vậy dạy học theo chuyên đề tôi vừa xây dựng
được mạch kiến thức liên tục, vừa tạo được hứng thú cho học sinh không bị
nhám chán trong các tiết dạy, vừa phát huy được tính tích cực và khả năng tìm
tòi, khám phá khoa học của các em.
- Mặt khác, do ít có những bài giảng mẫu nên việc tổ chức HS khai thác

giá trị dạy học theo chuyên đề của GV còn lúng túng. HS ít được tiến hành
giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiển nên
những kiến thức lí thuyết mà HS lĩnh hội được xa rời thực tiễn , HS khó hình
thành kĩ năng, kĩ xảo và tư duy kĩ thuật.
- Do vậy, để khai thác hết giá trị của dạy học theo chuyên đề , phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, gắn lí thuyết với thực tiễn, giúp HS
hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng SH thì GV cần thường xuyên sử
dụng và sử dụng có hiệu quả các chuyên đề trong quá trình dạy học SH. Việc
nâng cao hiệu quả sử dụng các chuyên đề sẽ góp phần tích cực trong việc nâng
cao chất lượng dạy học môn Sinh học trong trường THPT.
Do đó tôi chọn đề tài:
Dạy học theo chuyên đề “ Chuyên đề trao đổi nước ở thực vật ”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng giáo án theo chuyên đề, cụ thể là “Chuyên đề trao đổi nước ở
thực vật” chương trình sinh học 11 cơ bản để giảng dạy có hiệu quả trên lớp
cũng như cơ sở để ôn thi học sinh giỏi và ôn thi THPT quốc gia ở bậc THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung có liên quan đến trao đổi nước ở thực vật trong chương trình
sinh học 11 cơ bản là bài 1, 2, 3[2] để giảng dạy sinh học 11 đạt hiệu quả cao
nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận trong dạy học theo chuyên đề.
+ Nghiên cứu cấu trúc, nội dung để xây dựng hoàn chỉnh một chuyên đề dạy học
có hiệu quả trong giảng dạy môn sinh học 11 chương trình THPT.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Tìm hiểu thực trạng của quá trình dạy học theo chuyên đề trong dạy học môn
1.1.

4



sinh học ở trường THPT Triệu Sơn 1, từ đó đề xuất vấn đề cần nghiên cứu.
+ Trao đổi, tổng kết kinh nghiệm về dạy học theo chuyên đề trong giảng dạy
chuyên đề trao đổi nước ở chương trình sinh học 11 cơ bản, với các giáo viên có
kinh nghiệm.
- Thực nghiệm sư phạm
- Mục đích: Nhằm xác định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính hiệu quả
của các nội dung đã đề xuất.
- Phương pháp xử lý thông tin: Dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa
học giáo dục.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
- Chuyên đề trao đổi nước ở thực vật là một trong những nội dung quan trọng
trong chương trình sinh học lớp 11-THPT. Đơn vị kiến thức này có sự liên hệ
chặt chẽ với các đơn vị kiến thức khác trong chương trình sinh học THPT. [3]
- Chuyên đề trao đổi nước ở thực vật là một trong những nội dung quan trọng
trong chương trình thi THPT quốc gia cũng như thi HSG khối THPT của sở GDĐT Thanh Hóa. [4]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tôi đã tiến hành khảo sát mạch kiến thức trao đổi nước của các em học
sinh lớp 11 C3, 11C6 năm học 2018-2019 của Trường THPT Triệu Sơn 1 trước
khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như sau:
- Tiến hành trao đổi về dạy học theo chuyên đề với các giáo viên có nhiều
kinh nghiệm, trao đổi trực tiếp với các HS trong hai lớp 11 C3, 11C6 từ đó nắm
bắt tình hình học tập thực tế của HS.
- Tổ chức kiểm tra (bài tự luận 45 phút) để kiểm tra khả năng học tập của học
sinh về đơn vị kiến thức đang nghiên cứu ở lớp thực nghiện và lớp đối chứng để
rút ra tính ưu việt của phương pháp dạy học theo chuyên đề.
+ Lớp 11 C6 tôi dạy theo phương pháp truyền thống tách riêng nội dung của ba
bài trong trao đổi nước (Nhóm đối chứng).

+ Lớp 11 C3 tôi dạy theo chuyên đề ( Nhóm thực ngiệm)
2.3. Xây dựng bài giảng theo chuyên đề trao đổi nước ở thực vật.
Cầu trúc chuyên đề được tác giả xây dựng theo tư duy logic sau:
-Thứ nhất: Chuẩn bị các thao tác dạy học theo chuyên đề
-Thứ hai: Hoàn thiện giáo án cho chuyên đề trao đổi nước ở thực vật sinh học 11
cơ bản.
-Thứ ba: Trong mỗi nội dung chỉ ra những lỗi HS thường mắc phải để dẫn tư
duy đến mạch kiến thức liên tục và đúng đắn.
Đối với lớp đối chứng lớp 11C6.
Tôi thiết kế bài dạy thông thường theo 3 tiết trên lớp tương ứng với 3 bài bằng
phương pháp quan sát thảo luận và trả lời các câu hỏi theo cấp độ nhận thức.
Đối với lớp thực nghiệm lớp 11C3.
5


- Lớp 11 C3 tôi chia thành 6 tổ, mỗi tổ 6 đến 6 học sinh.
- Mỗi tổ tôi đều phân công nhiệm vụ cho các em sau khi thảo luận ,thống nhất
với tổ trưởng và các thành viên trong tổ để phù hợp với năng lực và sở trường
của từng em để phát huy được ưu điểm.
*Tổ 1:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ
Điện thoại emai
l
Phân công nhiệm
vụ co các tổ viên 0363188659
1 Nguyễn Thị Quỳnh Tổ trưởng
và xử lý các thông

tin của tổ viên
Ghi chép các nội
dung sau khi tổ 0966682971
2 Hoàng Thị Vân
Thư ký
thảo luận và thống
nhất.
3 Lưu Thành Công
Tổ viên
0945238455
Thu thập hình ảnh 0906052323
4 Vũ Đại Dương
Tổ viên
5 Nguyễn Văn Nam
Tổ viên
Thu thập nội dung 0326707090
trong SGK
6 Nguyễn Thị Trang Tổ viên
0385963886
Các tổ khác cũng được phân công nhiệm vụ tương tự như vậy.
Mỗi tổ có 2 danh sách giống nhau, một danh sách tổ trưởng giữ, một danh sách
giáo viên giữ để thường xuyên liên lác nhắc nhở các em hoàn thành nhiệm vụ.
Xác định kế hoạch học tập:
Nhóm 1 và nhóm 3 trả lời ba câu hỏi sau và có hình ảnh minh họa.
1. Hấp thu nước ở rễ diễn ra như thế nào? Đặc điểm nào của bộ rễ đảm bảo
được vai trò hấp thu nước?
2. Tế bào lông hút được hình thành từ tế bào nào? Cấu tạo của tế bào này?
3. Hãy chỉ ra đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. Mối liên
hệ giữa các con đường đó?
Nhóm 2 và nhóm 4: Trả lời ba câu hỏi có hình ảnh minh họa:

1. Các con đường vận chuyển nước trong thân?
2. Cấu tạo của dòng mạch gỗ, dòng mạch rây? Động lực vận chuyển của 2 dòng
này trong cây?
3. Thiết kế thí nghiệm chứng minh vai trò lực đẩy của rễ trong trao đổi nước?
Vì sao lực đẩy của rễ chỉ quan sát được ở những cây thân thảo?
Nhóm 5: Trả lời hai câu hỏi sau và có hình ảnh minh họa.
1. Thiết kế thí nghiệm minh họa cho quá trình thoát hơi nước ở lá, nêu được hai
con đường thoát hơi nước qua lá, đặc điểm của mỗi con đường đó.
2. Các phân tử nước từ mạch gỗ của lá thoát ra ngoài qua khí khổng trải qua
những giai đoạn nào?
Nhóm 6: Trả lời hai câu hỏi sau và có hình ảnh minh họa.
1. Cân bằng nước trong cây là gì?
2. Như thế nào là tưới tiêu hợp lý cho cây?
6


2.3.1. Hoạt động khởi động: 5 – 7 phút.
Trực tiếp trên lớp bằng cách tạo tình huống có vần đề bằng các trường hợp sau:
*Trường hợp 1:
Giáo viên chuẩn bị một cây cà chua hoăc một cây chuối nhỏ.
Dùng dao cắt gần sát gôc cây cà chua yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và
giải thích?
Dự kiến sản phẩm thu được: Phía gốc có nước (nhựa cây) ứa lên.
Vì sao có hiện tượng đó? nhựa cây từ đâu?
Đó là quá trình trao đổi nước ở thực vật?
* Trường hợp 2: Chuẩn bị một cây cà chua 30 ngày tuổi, một áp kế, một cột thủy
ngân bố trí như hình vẽ (Giáo viên chuẩn bị và thao tác trực tiếp trên lớp).

Thủy ngân


Hình 1: Thí nghiệm về lực đẩy của rễ. [8]
1. Ngấn thuỷ ngân lúc bắt đầu thí nghiệm.
2. Ngấn thuỷ ngân sau một thời gian;
h. Chênh lệch về độ cao của ngấn thuỷ ngân trước và sau thí nghiệm.
Các em hãy giải thích vì sao có sự chênh lệch về độ cao của ngấn thủy ngân
trước và sau thí nghiệm?
Dự kiến sản phẩm thu được: Do lực đẩy của rễ hay còn gọi là áp suất rễ.
7


2.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
1. Quá trình hấp thụ nước ở rễ.
Mục tiêu: Các em quan sát hình ảnh , nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận
nhóm và trình bày được:
Cấu tạo của rễ cây.
Cấu tạo của tế bào lông hút, sự hấp thu nước của tế bào lông hút từ đất vào như
thế nào?
Các con đường vận chuyển nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ?
Thời gian: 30 phút trên lớp.

Hình 2: Rễ hạt nảy mầm. [8]

Hình 3: Con đường vận chuyển
nước từ đất vào mạch gỗ của rễ. [3]

Hoạt động của nhóm 1, 3
Nội dung
Bước 1: Đại diện tổ lên trình bày sản phẩm của Các em trình bày được :
tổ mình
- Đặc điểm của bộ rễ .

Bước 2: Nếu nhóm 1 trình bày thì nhóm 3 nhận - Hấp thu nước từ đất vào tế bào
xét và ngược lại.
lông hút.
Bước 3: Tổ 2 và 4 nhận xét bổ sung.
- Vận chuyển nước từ tế bào lông
Bước 4: Kết luận của giáo viên
hút vào mạch gỗ của rễ.
*Mỗi kết luận các em đều có một loạt hình ảnh - Vận chuyển nước từ mạch gỗ
minh họa để các bạn quan sát rồi các em xây của rễ vào mạch gỗ của thân.
dựng hệ thống câu hỏi được sử dụng trong phần
trình chiếu của mình.
Dự kiến sản phẩm thu được
1. Đặc điểm của rễ
* Hình thái của rễ [8]:
- Bộ rễ do nhiều loại rễ tạo thành
- Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng
- Trên bề mặt của rễ phân bố rất nhiều lông hút hình thành TB biểu bì
- Các TB lông hút có cấu tạo và sinh lí phù hợp với chức năng nhận nước:
8


+ Thành TB mỏng, không có lớp cutin bề mặt
+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn
+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh
* Cấu tạo của rễ: gồm các tế bào sống.
- TB biểu bì kéo dài tạo thành lông hút.
- Các tế bào vỏ .
- Các TB nội bì có đai Caspari
- Mạch gỗ rễ:
Kết luận: Rễ cây có hình thái, cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ nước và

các ion khoáng một cách chủ động.
Nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu nhờ áp suất rễ.
Hai con đường vận chuyển nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ rễ
* Con đường gian bào - thành TB:
* Con đường tế bào chất:

Nước được đẩy từ mạch gỗ của rễ vào mạch gỗ của thân nhờ lực đẩy của rễ còn
gọi là áp suất rễ thông qua hai hiện tượng là: Ứ giọt và rỉ nhựa.
=> Kết luận: * Quá trình hút nước ở rễ gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau [8]:
- Giai đoạn nước từ đất vào lông hút
- Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
9


- Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân: Nước bị đẩy từ
rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ.
2. Quá trình vận chuyển nước ở thân.
Mục tiêu: Các em quan sát hình ảnh, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận
nhóm và trình bày được:
Cấu tạo, thành phần, động lực của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.
Phương pháp: Sử dụng hệ thống câu hỏi có tình huống.
Hình ảnh trực quan.
Thảo luận nhóm và khai thác nội dung trong sách giáo khoa.
Thời gian: 30 phút trên lớp.
Tổ 1 và 3 được chuẩn bị trước ở nhà, trình bày nội dung khoãng 5 phút, sau đó
các tổ khác nghiên cứu tài liệu , nhận xét, bổ sung cho nội dung kiến thức cần
tiếp thu được.

Hình 4: Cấu tạo mạch gỗ.[5]
Hình 5: Cấu tạo mạch rây.[2]

Hoạt động của nhóm 2,4
Nội dung
Bước 1: Đại diện tổ lên trình bày sản 2. Quá trình vận chuyển nước ở
phẩm của tổ mình (Mỗi kết luận đều thân
được minh họa bằng các hình ảnh)
- Cấu tạo của dòng mạch gỗ , dòng
Bước 2: Nếu nhóm 2 trình bày thì nhóm mạch rây.
4 nhận xét và ngược lại.
- Thành phần và chiều vận chuyển
Bước 3: Tổ 1,3 và 5,6 nhận xét bổ sung. của dòng mạch gỗ và dòng mạch
Bước 4: Kết luận của giáo viên
rây..
Mỗi kết luận các em đều có một loạt - Động lực của dòng mạch gỗ và
hình ảnh minh họa để các bạn quan sát dòng mạch rây.
rồi các em xây dựng hệ thống câu hỏi
được sử dụng trong phần trình chiếu của
mình.
Dự kiến sản phẩm thu được. [5]
Mạch gỗ
Mạch rây
Cấu tạo
- Bao gồm mạch ống và
- Ống rây và tế bào kèm
quản bào
10


Thành phần
dịch


Chiều vận
chuyển các
chất

Nhựa nguyên:
- Thành phần chủ yếu
gồm: Nước, các ion
khoáng.
- Ngoài ra còn có các chất
hữu cơ được tổng hợp ở
rễ.
Từ rễ -> thân -> lá (dòng
đi lên)

Nhựa luyện:
- Đường saccarozo (95%), các aa,
vitamin, hoocmon thực vật,
ATP…
- Một số ion khoáng sử dụng lại,
nhiều kali làm cho mạch rây có
pH từ 8.0-8.5.
Từ lá -> thân -> rễ (dòng đi
xuống)

- Lực đẩy (Áp suất rễ).
- Lực hút do thoát hơi
nước ở lá.
- Lực liên kết giữa các
phân tử nước với nhau và
với thành mạch gỗ.


- Là sự chênh lệch áp suất thẩm
thấu giữa cơ quan nguồn (lá: nơi
Động lực
tổng hợp saccarôzơ) có áp suất
vận chuyển
thẩm thấu cao và các cơ quan
các chất
chứa (rễ, hạt: nơi saccarôzơ được
sử dụng, dự trữ) có áp suất tháp
hơn.
Qua trình vận chuyển nước trong thân thực hiện được do sự phối hợp giữa:
- Lực hút của lá (đóng vai trò chính). Lực hút này có thể đạt 100 atm.
- Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước)
- Lực trung gian: 2 lực này thắng được trọng lực của cột nước và đảm bảo cho
cột nước liên tục và không bị tụt xuống. (từ 300-350 atm). [4]
3.Quá trình thoát hơi nước ở lá.
Mục tiêu: Các em trình bày được thí nghiệm thoát hơi nước.
Trình bày được các con đường thoát hơi nước, đặc điểm của mỗi con đường
thoát hơi nước .
Trình bày được cấu tạo, cơ chế đóng mở của tế bào khí khổng.
Phương pháp: Trực quan, tự nghiên cứu và thảo luận nhóm .
Thời gian: 30 phút trực tiếp trên lớp.
Mô tả thí nghiêm [2]
Hoàn thành và trả lời các câu hỏi.

11


Hình 6: Cấu tạo tế bào khí khổng [3]


- Quan sát bảng kết quả cho biết:
1. Khí khổng phân bố ở đâu của lá?
2. So sánh số lượng khí khổng ở 2 mặt của lá?
3. Số lượng khí khổng có liên quan gì đến sự thoát hơi nước?
4. Số liệu về số lượng khí khổng và cường độ thoát hơi nước ở mặt trên của lá
cây đoạn nói lên điều gì? Hãy giải thích?
5. Số liệu về số lượng khí khổng và cường độ thoát hơi nước ở mặt trên của lá
cây đoạn nói lên điều gì? Hãy giải thích? [2]
Hoạt động của nhóm 5
Nội dung
Bước 1:Đại diện tổ lên trình bày sản phẩm Quá trình thoát hơi nước ở
của tổ mình (Mỗi kết luận đều được minh họa lá.
bằng các hình ảnh)
- Con đường thoát hơi nước
Bước 2: Nếu nhóm 3 trình bày thì nhóm 6 ở lá:
nhận xét và ngược lại.
Có hai con đường:
Bước 3: Tổ 1,3 và 2,4 nhận xét bổ sung.
+ Con đường qua khí khổng:
Bước 4: Kết luận của giáo viên
+ Con đường qua bề mặt láMỗi kết luận các em đều có một loạt hình ảnh qua cutin :
minh họa để các bạn quan sát rồi các em xây
dựng hệ thống câu hỏi được sử dụng trong
phần trình chiếu của mình.
Dự kiến sản phẩm thu được .
12


Các con đường thoát hơi nước qua lá [3]

Con đường qua bề mặt lá (qua cutin):
- Vận tốc nhỏ.
- Không được điều chỉnh.
Con đường qua khí khổng:
- Vận tốc lớn.
- Được điều chỉnh bằng cơ chế đóng, mở khí khổng.
Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước [4]
Cấu tạo tế bào khí khổng
- 2 TB dạng hình hạt đậu ở TV 2 lá mầm và dạng quả tạ ở TV 1 lá mầm) nằm kề
nhau tạo thành lỗ khí.
- Các TBKK có chứa các hạt lục lạp nhỏ, nhân, ti thể…Điểm đặc biệt của TBKK
là độ dày của thành TB ko đồng đều: thành trong sát lỗ khí rất dày, thành ngoài
mỏng.
Cơ chế đóng mở khí khổng.[6]
- Khi TBKK trương nước → thành ngoài dãn trước & dãn nhiều kéo thành trong
dãn theo → làm tăng độ cong của các TBKK → lỗ khí mở rộng rất nhanh.
- Ngược lại, khi TBKK mất nước → thể tích TB giảm → thành trong của TBKK
duỗi thẳng → KK đóng lại rất nhanh
4. Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lý cho cây trồng
Mục tiêu: Học sinh nêu được các ví dụ, cơ sở khoa học của tưới tiêu hợp lý.
Phương pháp: Trực quan, tự nghiên cứu, thảo luận nhóm.
Thời gian: 5 phút trực tiếp trên lớp.
Hoạt động của nhóm 6
Nội dung
Bước 1: Đại diện tổ lên trình bày sản Cơ sở khoa học của việc tưới
phẩm của tổ mình (Mỗi kết luận đều được nước hợp lý cho cây trồng
minh họa bằng các hình ảnh)
- Cân bằng nước và vấn đề hạn của
Bước 2: Nếu nhóm 3 trình bày thì nhóm cây trồng
6 nhận xét và ngược lại.

- Tưới nước hợp lí cho cây trồng:
Bước 3: Tổ 1,2 và 3,4 nhận xét bổ sung. - Khi nào cần tưới nước?
Bước 4: Kết luận của giáo viên
- Lượng nước cần tới là bao nhiêu?
Mỗi kết luận các em đều có một loạt hình - Cách tưới như thế nào?
ảnh minh họa để các bạn quan sát rồi các
em xây dựng hệ thống câu hỏi được sử
dụng trong phần trình chiếu của mình.
Dự kiến sản phẩm thu được.
- Cân bằng nước là lượng nước rễ hấp thu vào phải lớn hơn hoặc bằng lượng
nước thoát ra ở lá thì cây sinh trưởng phát triển bình thường.
- Mất cân bằng nước là lượng rễ cây hấp thu vào nhỏ hơn lượng nước cây thoát
ra ở lá nên cây nên cây có hiện tượng héo lá, sinh trưởng phát triển chậm và có
thể bị chết.
- Do vậy cây trồng phải được tưới nước hợp lý phù hợp với:
Từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển.
Với lượng nước vừa đủ và cách tưới tiêu hợp lý.
13


2.3.3. Hoạt động luyện tập.
Mục đích: Học sinh khái quát được toàn bộ quá trình trao đổi nước ở thực vật
thông qua sơ đồ hình cây.
Hình thành kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp cho các em.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút trên lớp.
Dự kiến sản phẩm thu được.
Các em xây dựng được sơ đồ kiến thức hình cây như sau:

Nước từ đất vào tế bào lông hút

.

Khuếch tán

Con đường tế bào chất
Nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ.
Hấp thu nước
Con đường gian bào.
Trao đổi nước.

Hiện tượng ứ giọt.
Nước từ mạch gỗ của rễ vào mạch gỗ của thân.
Hiện tượng rỉ nhựa.

Dòng mạch gỗ
Vận chuyển nước trong thân.
Dòng mạch rây.
Qua khí khổng

Từ dưới lên

Từ trên xuống nhừ sự chênh lệch áp su

Chủ yếu , nhanh và được điều

Thoát hơi nước.
Qua cu tin

Chậm và không được điều c


14


Bảng 1: Tón tắt quá trình trao đổi nước.
2.3.4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng.
Mục tiêu: Các em vận dụng những kiến thức của trao đổi nước trả lời các câu
hỏi liên quan vận dụng vào các kỳ thi.
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, vận dụng.
Thời gian: Tự luyện ở nhà.
Các em tìm đáp án cho các câu hỏi sau, trình bày vào giấy, tôi thu, chấm trả bài
và sửa lỗi cho các em.
Câu 1:[4]
a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
Dự kiến sản phẩm thu được:
* Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước:
- Thành TB mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm nước
- Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu cao
- Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu lớn
* Số lượng lông hút thay đổi khi:
- Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu oxi
như thế nào? Trong canh tác để cây hút nước dễ dàng cần chú ý đến những biện
pháp
Câu 2:
a) Hình dưới đây mô tả sơ đồ cắt ngang của lá cây:

Hãy sắp xếp các vị trí từ 1 đến 4 theo thứ tự tăng dần thế nước. Giải thích tại
sao lại sắp xếp được như vậy.
b) Khi đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối thì sức căng trương nước của tế bào
lỗ khí tăng hay giảm? Giải thích?[4]

Dự kiến kết quả thu được .
- Thế nước được đặc trưng bởi hàm lượng nước tự do trong môi trường. Môi
trường nào có hàm lượng nước tự do cao thì thế nước cao.
Thứ tự: 3→ 4 → 2 → 1
- Giải thích:
+ Vị trí 1 là mạch gỗ, vị trí 2 là tế bào mô giậu, vị trí 4 là khoảng trống gian bào
trong lá, vị trí 3 là không gian ngoài lá.
+ Chỉ có vị trí 1 và 2 là nước tồn tại ở dạng lỏng, vị trí 3 và 4 nước tồn tại ở
dạng khí nên thế nước thấp hơn.
+ Trong 2 vị trí 1 và 2, nồng độ chất tan ở vị trí 2 cao hơn nên thế nước thấp
hơn. Trong 2 vị trí 3 và 4 thì vị trí 3 là không gian chứa không khí ngoài lá, ở vị
15


trí này do không gian rộng hơn, có hoạt động đối lưu của không khí, gió... nên
mật độ các phân tử nước (độ ẩm) thấp hơn vị trí 4.
Tăng, do lỗ khí đóng lại  thoát hơi nước giảm, trong khi đó quá trình hút nước
của rễ vẫn tiếp tục, nước từ rễ theo mạch dẫn dồn lên trên làm sức căng của tế
bào lỗ khí tăng.
Câu 3: Cây trồng trong đất có áp suất thẩm thấu Pđ = 0,3 atm, biết rằng áp suất
thẩm thấu của rễ cây này là Pc = 0,1 atm và áp suất trương nước của TB là Tc =
0,8 atm.[4]
1. Xác định sức hút nước của TB (Stb)
A. S = 0,3

B. S = 0,7

C. S = 0,5

D. S = - 0,7


2.Cây này có thể sống được ở đất này không? Giải thích vì sao?
*Dự kiến kết quả thu được
1. Pđ = 0,3 atm, Sc = Pc – Tc
=> Sc = 0,1 - 0,8 = - 0,7 atm.
Đáp án: D
2. - Trong đất Pđ = Sđ
- Sc = - 0,7 < Sđ = 0,3. Như vậy, cây đã trồng không sống được ở đất này, vì sức
hút nước có giá trị âm, nhỏ hơn Sđ, tức là cây không lấy được nước, mà còn bị
mất nước
* Áp suất thẩm thấu (P):
- Áp suất thẩm thấu là sức hút của dung dịch hay lực hút nước của tế bào.
- Công thức tính áp suất thẩm thấu:
P = R.T.C Trong đó:
R = 22,4/ 273 = 0,082
T (độ kenvil) = 273 + toc
C: Là nồng độ chất tan (C=n/v)
* Sức hút nước của tế bào (S):
S = P – T’ (P: áp suất thẩm thấu; T’: áp suất trương nước của TB)
Gọi: Stb - là sức hút nước của tế bào.
Sdd - là sức hút nước của dung dich
- Nếu Stb> Sdd -> nước đi vào trong TB
- Nếu Stb< Sdd -> nước đi ra khỏi TB
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường (Thực nghiệm sư phạm).
16


2.4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở nội dung đã đề xuất, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm

mục đích:
- Bước đầu thử nghiệm sử dụng phương pháp dạy học theo chuyên đề trong
giảng dạy môn sinh học ở truờng THPT Triệu Sơn 1.
- Thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả của việc
áp dụng phương pháp dạy học theo chuyên để.
2.4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Biên soạn tài liệu thực nghiệm sư phạm và giảng dạy trực tiếp trên lớp 11 C3
theo nội dung của đề tài.
- Dạy trên lớp theo các hoạt động đã đề xuất, từ đó quan sát mức độ tích cực,
chủ động trong học tập của HS trong các tiết học. Căn cứ vào diễn biến của tiết
dạy, giáo viên kịp thời đưa ra những thay đổi cần thiết nhằm củng cố, bồi dưỡng
cho học sinh để các em phát huy tối đa tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo
trong học tập .
- Tiến hành kiểm tra sau khi dạy xong chuyên đề . Xử lý các kết quả thực
nghiệm sư phạm thu được, từ đó rút ra các kết luận về:
+ Năng lực học tập của HS.
+ Đánh giá tính hiệu quả và sự phù hợp của phương pháp dạy học theo
chuyên đề “ Chuyên đề trao đổi nước ở thực vật” đã đề xuất trong việc giảng
dạy môn sinh học khối 11 THPT.
- Rút ra kết luận về cách thức sử dụng hiệu quả chuyên đề đã xây dựng trong
việc giảng dạy sinh học THPT.
2.4.3. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm
a) Đối tượng thực nghiệm sư phạm:
Lớp 11 C3 môn sinh học THPT Triệu Sơn 1 năm học 2018-2019 .
b) Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành dạy trên lớp:
- Thời gian dạy chuyên đề: 3 tiết theo lịch của nhà trường.
- Tiến hành kiểm tra và xử lý kết quả thực nghiệm:
+ Kiểm tra: Sau khi học xong chuyên dề, cho HS làm bài kiểm tra 45 phút.
+ Chấm bài kiểm tra.

+ Thống kê, xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.
+ So sánh kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm 11 C3 với lớp đối chứng 11C6, từ
đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.
+ Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá
Bảng 2: Kết quả kiểm tra so sánh lớp thực nghiệm, lớp đối chứng
Lớp
Số học sinh đạt điểm Xi(sau khi làm tròn)
Số
TB
HS 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN 0
0
0
5
20
5
2
8
0
0
5,7

40
ĐC 0
0
0
0
5
5
8
12
10
0
7,4
40
17


- Kết quả kiểm tra, đánh giá: Đạt điểm khá , giỏi, TB chung của lớp thực nghiện
cao hơn lớp đối chứng.
2.4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
a) Nhận xét thu được từ phía học sinh
Thông qua việc quan sát hoạt động học tập và trực tiếp trao đổi với HS về nội
dung và phương pháp dạy học mà chúng tôi đã triển khai, tôi thu được một số
nhận xét sau:
- Nội dung dạy học bố trí theo chuyên đề giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu
sâu và rõ ràng hơn các kiến thức có liên quan đến trao đổi nước và mạch kiến
thức được liên tục. Phát huy được các năng lực tư duy của học sinh một cách tối
đa.
- Việc truyền đạt kiến thức theo các chuyên đề có tác dụng nâng cao hứng thú
học tập cho học sinh một cách rõ ràng.
- Nghiên cứu trước tài liệu và trả lời các câu hỏi có liên quan ở nhà giúp cho việc

học ở trên lớp hiệu quả hơn rất nhiều so với trường hợp không được nghiên cứu
trước tài liệu và chuẩn bị nội dung trước.
b) Các kết quả thu được từ việc phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm
- Sau khi học xong chuyên đề “ Trao đổi nước ở thực vật ” , các em HS trong
lớp nắm vững hơn về kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao, đặc biệt các em có
khả năng phân loại và tư duy trả lời các câu hỏi và sử lý bài tập tốt hơn.
Tóm lại, các kết quả thu được cơ bản đã xác nhận tính hiệu quả của đề tài.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Qua đề tài này tôi đã xây dựng được một chuyên đề trong giảng dạy sinh học
11. Chính điều đó sẽ thuận lợi cho giáo viên khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ,
cũng như luyện thi Đại Học có tính thu hút cao
Qua các năm dạy học bộ môn sinh học THPT, luyện thi đại học, ôn thi THPT
quốc gia cũng như bồi dưỡng Học sinh giỏi tai trường THPT Triệu Sơn 1, khả
năng tiếp thu và vận dụng để trả lời các câu hỏi liên quan đến trao đổi nước ở
thực vật đều đúng và đạt được điểm tối đa .
- Đa số các em hứng thú tìm hiểu và giải thích các hiện tượng xung quanh có cơ
sở khoa học, không phải tiếp thu thụ động nên các em nhớ lâu hơn, vận dụng để
giải thích những câu hỏi khó tốt hơn.
- Số học sinh hiểu bài và vận dụng để trả lời câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi vận
dụng khó được tăng lên thể hiện ở chỗ trường có học sinh giỏi cấp tỉnh môn sinh
giải nhì và ba, học sinh thi đại học khối B điểm môn sinh cũng cao đã có em
được 10 điểm.
- Dạy học theo chuyên đề là phương pháp mới đang được triển khai trong dạy
học ở các nhà trường, tôi hy vọng với sáng kiến này của tôi có thể giúp bản thân
và đồng nghiệp có thêm tài liệu tham khảo trong thiết kế, xây dựng cac chuyên
đề trong chuẩn bị giáo án của mình.
- Với phương pháp dạy học theo chuyên đề có thể áp dụng rộng dãi vào thiết kế
những bài giảng trong trương trình sinh học 10, 11, 12 nhằm tăng hiệu quả giảng
dạy, tạo được những tình huống có vấn đề, phát huy tính tích cực của học sinh,

18


tạo mạch kiến thức liên tục có logic cho từng mảng giúp các em lĩnh hội, ghi
nhớ vận dụng trae lời các câu hỏi, các bài tập có hiệu quả hơn
3.2. Kiến nghị:
Mang tính chất là một sáng kiến kinh nghiệm, những gì tôi đưa ra trên đây
được đúc rút từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, cộng với lòng nhiệt tình
mong các em học sinh luôn hứng thú với môn sinh học. Tuy nhiên kiến thức là
vô hạn, sáng kiến này mới chỉ đề cập một phần rất nhỏ của trao đổi nước ở thực
vật. Người viết mong được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019.
CỦA HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Vũ Thị Lê.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Việt báo
[2]. Sách giáo khoa chương trình chuẩn Sinh học lớp 11 - NXB GD
[3]. Sách giáo khoa sinh học 11 nâng cao – NXB GD
[4]. Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học của tác giả Phan Khắc Nghệ (NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội).
[5]. Sách giáo viên chương trình chuẩn Sinh học lớp 11 - NXB GD
[6]. Sách giáo viên chương trình nâng cao Sinh học lớp 11 - NXB GD
[7]. Nguồn trên mạng.
[8]. Bài giảng và lời giải chi tiết sinh học 11 của tác giả Phan Khắc Nghệ (NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội).


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Vũ Thị Lê
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Triệu Sơn 1
TT
Cấp đánh giá
Kết quả
Năm học
xếp loại
đánh giá
đánh giá
(Ngành GD
xếp loại
xếp loại
Tên đề tài SKKN
cấp huyện/tỉnh; (A, B, hoặc
Tỉnh...)
C)

1


2

Xây dựng công thức tổng
quát cho bài toán xác suất
trong di truyền học người.

DHTDA trong dạy học môn
Sinh học chương virut sinh
học 10 nâng cao .

Tỉnh

Tỉnh

C

2011-2012

C

2014-2015

----------------------------------------------------


PHỤ LỤC
ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM.
Thời gian : 45 phút.
( Ở lớp 11C3 và 11C6 )

Α. Đề bài:

Câu 1: (2 điểm): Trình bày đặc điểm của bộ rễ liên quan đến chức năng hút
nước và hút khoáng?
Câu 2 (2,0 điểm): Tại sao cây cao hàng chục mét vẫn có thể lấy nước từ dưới
đất lên phần trên của tán cây?
Câu 3 (3 điểm): Trình bày các con đường hấp thụ nước ở rễ? Đặc điểm của
chúng? Vai trò của vòng đai Caspari?
Câu 4 ( 3 điểm): Con đường vận chuyển nước, chất khoáng hoà tan và chất hữu
cơ trong cây?. Động lực vận chuyển của các con đường đó?
*************Hết*****************
B.

Hướng dẫn chấm:

Câu
1

2

Nội dung
Đặc điểm bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút
khoáng:
- Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng.
- Có khả năng hướng hoá và hướng nước.
- Sinh trưởng liên tục.
- Trên bề mặt rễ có rất nhiều tế bào biểu bì biến đổi thành các
tế bào lông hút.
- Sự vận chuyển nước từ dung dịch đất vào các tế bào lông hút
qua các tế bào sống ở lớp vỏ đến mạch gỗ là một dòng liên tục

tăng dần áp lực tạo thành sức đẩy của rễ làm cho nước đi lên
phần trên trong mạch gỗ của cây.
- Sức hút nước của lá do sự thoát hơi nước của lá, đây gọi là
“động lực đầu trên” của cây
- Lực liên kết hiđro giữa các phân tử nước với nhau và giữa
các phân tử nước với thành mạch gỗ tạo thành cột nước liên
tục, bền vững.
Như vậy, sức đẩy của rễ, lực liên kết hiđro của nước và sức
hút nước của lá là cơ chế giúp cây vận chuyển nước từ dưới
lên trên.
* 2 con đường:
+ Con đường thành TB - gian bào: Nước từ đất vào
lông hút => gian bào của các tế bào nhu mô vỏ => đai
Caspari => trung trụ => mạch gỗ.
+ Con đường tế bào chất (Qua CNS - không bào): Nước

Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5

0,75
0,5
0,5
0,25

1



3

4

từ đất vào lông hút => CNS và không bào của các tế
bào nhu mô vỏ => trung trụ => mạch gỗ.
* Đặc điểm:
Qua gian bào:
+ Ít đi qua phần không sống của TB.
+ Không chịu cản trở của CNS
+ Tốc độ nhanh.
+ Nước đi đến thành TB nội bì bị vòng đai Caspari cản trở
=> nước đi vào trong TB nội bì.
- Qua chất nguyên sinh :
+ Đi qua phần sống của tế bào.
+ Qua CNS => cản trở sự di chuyền của nươc và chất khoáng.
+ Tốc độ chậm.
+ Không bị cản trở bởi đai Caspari
* Vai trò vòng đai Caspari: Đai này nằm ở phần nội bì
của rễ, kiểm soát và điều chỉnh lượng nước, kiểm tra các
chất khoáng hoà tan.
Con đường vận chuyển:
-Nước và chất khoáng hoà tan:
Chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ, tuy nhiên nước có thể
vận chuyển từ trên xuống theo mạch rây hoặc vận chuyển
ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.
- Chất hữu cơ: Theo dòng mạch rây.
Động lực vận chuyển:
-Dòng mạch gỗ: Lực đẩy của rễ (áp suất rễ), lực hút của lá (do
thoát hơi nước) và lực trung gian (lực liên kết giữa các phân

tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
).
- Dòng mạch rây : Sự chênh lệch ASTT giữa cơ quan nguồn
(nơi saccarozo được tạo thành) có ASTT cao và cơ quan chứa
(nơi saccarozo được sử dụng hay dự trữ) có ASTT thấp

…………………..

0,5
0,25
0,25
0,5
0,5

1
0,5.
1
0,5



×