Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THPT nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.54 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU...........................................................................................
1.1 Lí do chọn đề tài......................................................................
1.2 Mục đích nghiên cứu...............................................................
1.3 Đối tượng nghiên cứu.............................................................
1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM......................
2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................
2.2 Thực trạng vấn đề.......................................................................
2.3 Giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề...................................
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .........................................
III KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT..............................................................
3.1 Kết

Trang
1
1
1
2
2
2
2
5
6
13
14
14

luận........................................................................................


3.2 Kiến nghị.....................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................

15
16


1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong trường THPT, tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy
tổ chức, quản lý của nhà trường. Các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác
với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể
trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương
trình giáo dục và các hoạt động giáo dục khác hướng tới mục tiêu giáo dục. Tổ
chuyên môn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động,
xây dựng chương trình giảng dạy bộ môn, quản lý giáo viên trong tổ một cách cụ
thể, đi sát các lớp, cập nhật tình hình chất lượng học sinh cũng như trình độ, năng
lực của giáo viên trong công tác giảng dạy và giáo dục ở nhà trường.
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là một
trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo
viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối
tượng học sinh của lớp/trường mình.
Trong những năm trước kia, việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường
THPT Nga Sơn còn mang nặng tính hình thức, chỉ chủ yếu tập trung vào việc phân
tích giờ dạy của giáo viên, chưa thực sự quan tâm tới hiệu quả học tập của học sinh,
trong khi kết quả học tập của học sinh mới chính là thước đo tin cậy nhất, chính xác
nhất cho hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
Năm học 2017 - 2018 thực hiện chủ đề năm học đổi mới quản lý và nâng cao
chất lượng giáo dục; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về
tiếp tục “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh”, với vai trò là người đứng đầu trong nhà trường, tôi đã nghiêm túc chỉ đạo,
điều hành tổ, nhóm chuyên môn sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học và đã đạt
được kết quả ban đầu. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý sinh
hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THPT
Nga Sơn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận và thực trạng của hình thức sinh hoạt truyền thống, đề tài
có mục đích đề xuất một số biện pháp về quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học, góp phần đưa chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm
1


chuyên môn trong nhà trường ngày càng có hiệu quả hơn, đồng thời có thể phát
triển cách làm này sang các trường THPT khác trong tỉnh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Những biện pháp quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên
cứu bài học ở trường THPT Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận liên quan đến đề tài.
- Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng của hình thức sinh hoạt truyền
thống đã được thực hiện trong những năm vừa qua, hình thức sinh hoạt chuyên
môn theo hướng nghiên cứu bài học trong năm học 2017- 2018.
- Tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm kết quả sau khi áp dụng hình
thức sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học của nhà trường trong năm học 20172018.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học: Học sinh
học như thế nào? Lớp dạy đang gặp khó khăn gì? Nội dung và phương pháp giảng
dạy có phù hợp và gây hứng thú cho học sinh không?... từ đó có biện pháp cải tiến
phương pháp dạy để nâng cao chất lượng dạy học.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Quan niệm về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
- Là hình thức sinh hoạt chuyên môn không tập trung vào việc đánh giá giờ
học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao
học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn từ đó có biện pháp cải tiến phương pháp
dạy để nâng cao chất lượng dạy học.
- Là hoạt động chuyên môn mà ở đó tạo cơ hội tốt cho học sinh tham gia xây
dựng nội dung bài học; học sinh thực sự là chủ thể của hoạt động dạy học.
2.1.2. Mục đích của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
- Làm thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn.
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học
tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học
sinh có khó khăn về học tập.
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư
2


phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật
dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo môi trường
làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
2.1.3. Những đặc điểm của sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học.
- Tiết dạy là công trình tập thể.
- Phá bỏ khuôn thước trong dự giờ: Giáo viên dự giờ có thể chọn cho mình
chỗ ngồi dự giờ phù hợp- tốt nhất là ngồi hai bên để tiện quan sát học sinh; có thể
mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh học sinh; đặc biệt chú ý đến khả
năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của học sinh trong giờ học.
- Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận: Chú ý trả lời hệ

thống câu hỏi: Học sinh học như thế nào?Lớp dạy đang gặp khó khăn gì?Nội dung
và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú cho học sinh không?Kết
quả cuối cùng có được cải thiện hay không? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì
và điều chỉnh như thế nào?...
2.1.4. Không có một mẫu giáo án nào là chuẩn nhất, chỉ có giáo án phù
hợp với khả năng của học sinh trong từng lớp.
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không tập trung vào đánh
giá giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà hướng đến khuyến khích giáo viên
tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và kịp thời
có biện pháp khắc phục. Không chỉ tạo cơ hội cho mọi cá thể được tham gia vào
quá trình học tập mà cách làm này còn giúp giáo viên chủ động điều chỉnh cách dạy
“hợp gu” với đối tượng học sinh lớp mình, trường mình hơn.
- Giáo viên có quyền và mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu, nội dung và thời
lượng bài học sao cho sát với thực tế.
- Nên tìm ra giáo án phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình, đừng
hướng đến những cái cao siêu trong khi khả năng lĩnh hội của học sinh còn hạn
chế.
2.1.5. Các bước tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị giờ dạy minh họa.

3


Người chuẩn bị giờ dạy minh họa là giáo viên được phân công hoặc một nhóm
giáo viên. Sau khi dự kiến giáo án sẽ được trao đổi với toàn thể đồng nghiệp trong
tổ. Giáo án thể hiện nội dung: đầy đủ, chính xác, khoa học, lô gic, có sự phân hóa;
tiến trình các hoạt động của giáo viên và học sinh rõ ràng, dự kiến sử dụng phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung bài học,
điều kiện của địa phương, dự kiến được thời gian cho các hoạt động.
Bước 2: Tiến hành giờ dạy minh họa.

Người tiến hành giờ dạy minh họa là 1 giáo viên tự nguyện hoặc người
được nhóm thiết kế lựa chọn. Người dạy cần quan tâm đến tất cả các học sinh,
không dạy trước hoặc huấn luyện trước cho học sinh về nội dung bài học. Người
quan sát: ghi lại các hoạt động của học sinh trong giờ học. Vị trí quan sát: phía
trước hoặc hai bên lớp học, không ngồi sau học sinh vì không quan sát được việc
học của học sinh. Kĩ thuật: kết hợp nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép, quay phim, chụp
ảnh… để nhằm trả lời các câu hỏi: học sinh học như thế nào? học sinh gặp những
khó khăn gì? Vì sao? Cần phải thay đổi như thế nào để cải thiện kết quả học tập
của học sinh?
Bước 3: Suy ngẫm và thảo luận về giờ dạy minh họa.
Nội dung thảo luận và suy ngẫm:
- Học sinh có hiểu rõ nhiệm vụ, chủ động trong các hoạt động học tập.
- Học sinh được tiếp cận các câu hỏi/bài tập có tính phân hóa, kích thích tư
duy, tích cực hóa hoạt động học tập.
- Học sinh tham gia nhận xét đánh giá lẫn nhau trong giờ học về những sai
sót về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi.
- Học sinh phát huy khả năng tự học.
- Học sinh hiểu về kiến thức, có kỹ năng và có thái độ tích cực sau bài học/
giờ học.
- Học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào tình huống cụ thể, biết liên
hệ kiến thức đã học vào thực tế.
- Học sinh tự tin, tích cực tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình học tập.
Cụ thể là:
- Giáo viên dạy tự nhận xét về hiệu quả giảng dạy của mình: Ý tưởng đã thực
hiện được, chưa thực hiện được so với giáo án đề ra, những tình huống nảy sinh
ngoài giáo án.
- Toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh
họa, cần nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật, hạn chế chính, hiệu quả bài giảng đối
4



với học sinh, tập trung phân tích hoạt động học tập của học sinh, không đi sâu phân
tích về giáo viên dạy và không xếp loại giờ dạy.
Bước 4 : Áp dụng
Trên cơ sở bài dạy minh họa giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm
những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hàng
ngày.
2.1.6. Hồ sơ sinh hoạt tổ chuyên môn theo “nghiên cứu bài học”.
- Kế hoạch triển khai: Trình bày rõ mục tiêu, yêu cầu của tổ chuyên môn, thời
gian thực hiện từng bước (giờ, ngày, tháng); tên bài dạy, chọn lớp học sinh dạy, địa
điểm dạy, phân công nhóm soạn bài, người dạy minh họa, thành phần tham dự (cả
tổ), phân công người hỗ trợ thiết bị, người viết biên bản,…Bản kế hoạch có chữ ký
duyệt (dấu đỏ) của Hiệu trưởng.
- Giáo án thiết kế bài dạy minh họa
- Biên bản (2 bản): Buổi sinh hoạt tổ triển khai kế hoạch, buổi sinh hoạt tổ
thảo luận rút kinh nghiệm, tổng kết.
- Phiếu dự giờ (Không xếp loại giáo viên): Phân công một giáo viên có năng
lực, cùng chuyên môn với môn dạy minh họa ghi chép lại diễn biến tiết dạy (chủ
yếu thu thập dữ kiện về bài học, diễn biến tình hình học tập của học sinh) có thể
kèm theo hỉnh ảnh, hoặc clip minh họa.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng sinh hoạt chuyên môn của nhà trường theo hình thức truyền
thống:
- Giải quyết các công việc hành chính: Tổ trưởng là người điều hành các tổ
viên hoàn thành các thao tác lặp lại như: đánh giá nhận xét quá trình hoạt động
trong tuần, triển khai một số công việc mới trong thời gian tới. Nếu chuẩn bị có
thao giảng thì tất cả cùng tập trung bàn bạc, góp ý xoay quanh tiết dạy đó.
- Những hoạt động dự giờ, thăm lớp luôn diễn ra đều đặn và nghiêm túc.
Tuy nhiên, dự giờ chỉ chú ý cách dạy của thầy và khi đánh giá chỉ góp ý, rút kinh
nghiệm về nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy (chú ý quá nhiều vào bài

dạy). Giáo viên thao giảng thường đi theo một khung chương trình sẵn có, phản
ánh trung thành kiến thức trongsách giáo khoa chứ rất ít quan tâm đến tầm đón
nhận của học sinh. Giờ dạy thao giảng thường nặng chất phô diễn vì giáo viên sợ bị
đánh giá thiếu năng lực.
5


- Hệ quả tất yếu: Giờ dạy mang tính nhồi nhét, học sinh “khó tiêu”, ít quan
tâm đến học sinh yếu, sợ các em làm ảnh hưởng đến tiết dạy, cháy giáo án nên
thường không gọi các em lên bảng. Trong qua trình đánh giá, người dự giờ do chỉ
chăm chăm vào giáo viên nên mọi ý kiến mổ xẻ đều hướng về người dạy mà bỏ
quên người học. Chính vì thế kết quả học tập của học sinh ít được cải thiện, nhất là
các đối tượng yếu kém vì luôn bị “bỏ rơi”, nhiều học sinh yếu kém không được làm
việc nên xảy ra tình trạng thường xuyên ngủ trong lớp, xin ra ngoài thời gian lâu
mới vào, nhiều đồng chí giáo viên không có biện pháp xử lý đành kệ mặc học
sinh… dẫn đến học sinh chán và bỏ học....
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Công tác triển khai.
2.3.1.1. Ngay sau khi các đồng chí tổ, nhóm trưởng chuyên môn được tham
gia tập huấn tại Sở Giáo dục và Đào tạo về, nhà trường yêu cầu các đồng chí báo
cáo kết quả tập huấn, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai ở tổ. Cụ thể:
- Phần báo cáo nội dung được tập huấn thể hiện rõ:
+ Những nội dung được tập huấn.
+ Tinh thần chỉ đạo thực hiện của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Phần kế hoạch triển khai:
+ Mục đích, yêu cầu.
+ Thời gian, địa điểm.
+ Nội dung cần triển khai.
+ Đề xuất sự hỗ trợ của nhà trường.
Mục đích của công tác này là kiểm tra nhận thức, nắm bắt nội dung của

người được đi tập huấn, đồng thời kiểm soát được nội dung được triển khai ở tổ
phải chuẩn xác và đúng hướng chỉ đạo của Sở. Thông qua đó, Ban giám hiệu, đặc
biệt Hiệu trưởng nhà trường nắm bắt được toàn bộ nội dung về đổi mới sinh hoạt
tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở từng bộ môn để từ đó quản
lý, kiểm tra và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn.
2.3.1.2. Tổ chức hội thảo.
Phân công đồng chí phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chủ trì, phối hợp
với các đồng chí tổ, nhóm trưởng chuyên môn tổ chức Hội thảo về đổi mới sinh
hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm mục đích giúp đội ngũ giáo
viên:
6


- Hiểu rõ bản chất nội hàm của hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống với
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Sinh hoạt CM truyền thống
Sinh hoạt CM theo NCBH
- Đánh giá xếp loại giờ dạy theo - Không đánh giá xếp loại giờ
tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của dạy theo tiêu chí, quy định.
cấp trên.
- Người dự tập trung quan sát các - Người dự giờ tập trung phân
Mục đích hoạt động của giáo viên để rút kinh tích các hoạt động của học sinh
để rút kinh nghiệm.
nghiệm.
- Thống nhất cách dạy các dạng bài -Tự rút ra những kinh nghiệm
để tất cả giáo viên trong từng khối để vận dụng vào thực tiễn dạy
trên lớp
thực hiện.

- Bài dạy minh hoạ được phân công - Bài dạy minh hoạ được các
cho một giáo viên thiết kế; được giáo viên trong tổ thiết kế,
chuẩn bị, thiết kế theo đúng mẫu không nhất thiết theo mẫu qui
quy định.
định.
Thiết kế - Nội dung bài học được thiết kế - Nội dung bài học được thiết
bài dạy theo sát nội dung sách giáo viên, kế linh hoạt phù hợp với từng
minh
sách giáo khoa, không linh hoạt đối tượng học sinh.
hoạ
xem có phù hợp với từng đối tượng - Không nhất thiết theo khuôn
học sinh không.
mẫu qui định
- Thiếu sự sáng tạo trong việc sử - Phát huy sự sáng tạo trong
dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy việc sử dụng các phương pháp,
học.
kĩ thuật dạy học.
- Một người dạy minh hoạ đã chỉ - Một người được chọn trong
định từ trước.
nhóm hoặc tổ hoặc tự giáo viên
đăng ký.
Gv dạy
- Vị trí người dự giờ: Thường ngồi - Vị trí người dự giờ: Ngồi
minh
ở cuối lớp học quan sát người dạy hoặc đứng ở vị trí thích hợp
hoạ
như thế nào, ít chú ý đến những quan sát và chú ý đến những
biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt
của học sinh.
động của học sinh.

7


- Các ý kiến nhận xét sau giờ học - Người dạy chia sẻ mục tiêu
nhằm mục đích đánh giá, xếp loại bài học, những ý tưởng mới,
giáo viên.
những cảm nhận của mình qua
tiết dạy minh họa.
Thảo
- Không khí các buổi sinh hoạt - Không khí sinh hoạt thân
luận giờ
chuyên môn nặng nề, căng thẳng, thiện cởi mở theo tinh thần trao
dạy minh
quan hệ giữa các giáo viên thiếu đổi, chia sẻ, tập trung vào phân
hoạ
thân thiện.
tích các hoạt động của học sinh
và tìm ra các nguyên nhân và
giải pháp khắc phục.
- Có xếp loại tiết dạy.
- Không xếp loại tiết dạy.
Kết quả - Đối với học sinh:
- Đối với học sinh:
+ Kết quả học tập ít được cải thiện. + Kết quả của được cải thiện.
+ Quan hệ giữa các học sinh trong + Học sinh tự tin hơn, tham gia
giờ học thiếu thân thiện, có sự phân tích cực vào các hoạt động học,
biệt giữa học sinh giỏi với học sinh không có học sinh nào bị “bỏ
yếu kém
quên”.
+ Quan hệ giữa các học sinh trở

nên thân thiện, gần gũi về
khoảng cách kiến thức.
- Đối với giáo viên:
- Đối với giáo viên:
+ Các phương pháp dạy học mà + Chủ động sáng tạo, tìm ra các
giáo viên sử dụng thường mang biện pháp để nâng cao chất
tính hình thức, không hiệu quả. Do lượng dạy và học.
dạy học một chiều nên giáo viên ít + Tự nhận ra hạn chế của bản
quan tâm đến học sinh .
thân để điều chỉnh kịp thời.
+ Quan hệ giữa giáo viên và học + Quan tâm đến những khó
sinh thiếu thân thiện, cởi mở.
khăn của học sinh, đặc biệt là
học sinh yếu, kém.
+ Quan hệ giữa các giáo viên thiếu + Quan hệ giữa đồng nghiệp trở
sự cảm thông, chia sẻ, luôn phủ nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ
nhận lẫn nhau.
và giúp đỡ lẫn nhau.
- Đối với cán bộ quản lý:
- Đối với cán bộ quản lý:
8


+ Cứng nhắc, theo đúng quy định
chung. Không dám công nhận
những ý tưởng mới, sáng tạo của
giáo viên.
+ Quan hệ giữa cán bộ quản lí với
giáo viên là quan hệ mệnh lệnh, xa
cách, hành chính…


+ Đặt bài học lên hàng đầu,
đánh giá sự linh hoạt sáng tạo
của của từng giáo viên.
+ Có cơ hội bám sát chuyên
môn, hiểu được nguyên nhân
của những khó khăn trong quá
trình dạy và học để có biện
pháp hỗ trợ kịp thời.
+ Quan hệ giữa cán bộ quản lí
và giáo viên gần gũi, gắn bó và
chia sẻ.
2.3.2. Điều hành các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện.
Cụ thể:
- Rà soát chương trình giáo dục nhà trường, chọn ra những bài có thể sử
dụng phương pháp dạy học mới; thảo luận, định hướng phương pháp thực hiện,
phân công giáo viên thực hiện; nạp biên bản phân công cho Ban Giám hiệu để theo
dõi, tạo điều kiện thực hiện và tham gia ý kiến chỉ đạo.
Thời gian triển khai: Ngay sau khi kết thúc năm học 2016- 2017.
Kết quả như sau:
Môn
Họ và tên
Nội dung bài
Khối
Hệ trục tọa độ
Nguyễn Thị Ngát
10
Dấu của nhị thức bậc nhất
Phương trình quy về phương trình bậc 2
Lê Thị Minh

10
Tập hợp
Toán
Định lý dấu của tam thức bậc 2
Mai Phi Thường
10
Phương trình đường tròn
Phương trình lượng giác thường gặp
Lê Diễm Hương
11
Xác suất của biến cố
Nguyễn Văn
Cấp số cộng
11
Bài tập đạo hàm
Vương
Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
Nguyễn Đức Biên
11
Khoảng cách
Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số
Nguyễn Đức Văn
12
Toán
Phương trình logarit
Tống Văn Khánh Mặt cầu
12
Tích phân
9



Phương trình mặt phẳng
Ứng dụng tích phân
Bài toán và thuật toán
Ngôn ngữ lập trình
Giải bài toán trên máy tính
Phần mềm máy tính
Nguyễn Văn Hải
Những ứng dụng của tin học
Khái niệm về hệ điều hành
Định dạng văn bản
Mạng máy tính
Cấu trúc rẽ nhánh
Cấu trúc lặp
Mai Phương Diệp
Kiểu mảng
Kiểu xâu
Cấu trúc bảng
Các thao tác cơ bản trên bảng
Nguyễn Thị
Biểu mẫu
Thoan
Liên kết giữa các bảng
Báo cáo và kết xuất báo cáo
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Luyện tập: Phản ứng oxi hóa- khử
Mai Văn Dư
Clo
Điều chế kim loại
Glucozơ

Lê Thu Hương Aminoaxit
Hợp chất của nhôm
Lê Thu Hương Sắt
Hóa trị và số oxi hóa
Luyện tập: Các hợp chất của lưu huỳnh
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất
Phạm Thị Nga
điện li
Phân bón hóa học
Axit HCL
Axit HNO3
Vũ Thị Lý
Anken
Phenol
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu TK XX
Mai Thị Huyền đến tháng 8 năm 1945
Hầu trời
Hoàng Thị Huyền Tấm Cám
Mai Ngọc Thắm

Tin

Hóa

Hóa
Văn

10

12


10

11

12

10
12
12
12
10
11
10
11

11
10


Tấy Tiến
12
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Mai Thị Tâm
12
Sóng
Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu10
Nguyễn Thị Hà Trọng Thủy
Số đỏ
11

Đặc điểm loại hình tiếng Việt
11
Mai Thị Thúy
Chiếc thuyền xa khơi
12
Thương vợ
Nguyễn Thị Hồng
11
Đây thôn Vỹ Dạ
Dương Thị Nhung Ca dao than thân
10
Nhật Bản
Trung Quốc
Nguyễn Thị
Cách mạng tháng Mười Nga
10
Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc
Phương
địa…
Phong trào yêu nước và cách mạng…
Nhật Bản
Trung Quốc
Sử
Cách mạng tháng Mười Nga
Phạm Thị Cửu
11
Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc
địa…
Phong trào yêu nước và cách mạng…
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến

Mai Đại Chính
12
tranh thế giới hai.
Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.
Phong trào dân tộc dân chủ 1919- 1925.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày
Mai Đại Chính
Sử
2/9/1945…
12
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết
thúc.
Các môn còn lại tôi cũng triển khai thực hiện tương tự như trên. Tổng số bài
được các bộ môn chọn soạn theo phương pháp mới phát huy năng lực người học:
194 bài/ 9 môn học.
2.3.3.Công tác nghiệm thu kết quả làm việc và tổ chức thực hiện giảng bài
trên lớp.
- Đến ngày 15/8:
11


+ Tất cả các giáo viên (nhóm giáo viên) được phân công soạn bài theo sự
thống nhất của tổ về phương pháp nạp bài về tổ chuyên môn.
+ Đồng chí tổ, nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức sinh hoạt tổ lần 2 để
kiểm tra lại chất lượng các bài soạn, tổ tiếp tục thảo luận để bổ sung những thiếu
sót, điều chỉnh phần chưa chuẩn để thống nhất hoàn thiện bài soạn (Giáo viên được
phân công soạn bài trực tiếp bổ sung, điều chỉnh ngay tại buổi họp). Thời gian làm
việc của tổ, nhóm chuyên môn để hoàn thiện công việc này tùy thuộc vào số lượng
và chất lượng bài soạn.
+ Các tổ, nhóm chuyên môn nạp sản phẩm về nhà trường thông qua ngân

hàng bài soạn theo phương pháp mới, hàng tháng có trách nhiệm đưa lên “trường
học kết nối”.
- Sau khi nhà trường xếp thời khóa biểu học kỳ 1: Giáo viên đăng ký lịch dạy
minh họa các bài của học kỳ 1, sau khi có thời khóa biểu học kỳ 2: Giáo viên đăng
ký lịch dạy minh họa các bài của học kỳ 2; nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên
môn chung cho toàn trường, triển khai tới từng đồng chí giáo viên (thông qua hộp
thư điện tử nhà trường và email cá nhân) để theo dõi sắp xếp lịch làm việc cá nhân
đi dự.
- Nhà trường theo dõi lịch đăng ký giảng dạy, tạo điều kiện về cơ sở vật chất
(trang bị đủ mỗi phòng học 01 máy chiếu đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy), sắp xếp thời gian đi dự, tham gia sinh hoạt tổ, nhóm
chuyên môn ở bước 3.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
2.4.1. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Thời gian học kỳ 1: Hầu hết các đồng chí giáo viên còn bỡ ngỡ, ngại đổi
mới, kết quả chưa cao.
Đến cuối năm học: Việc soạn bài theo phương pháp phát huy năng lực
người học, tăng khả năng thực hành cho học sinh và sinh hoạt tổ, nhóm chuyên
môn đã trở thành việc làm quen thuộc.
Kết quả cụ thể:
Trong năm học 2017- 2018 nhà trường có 194 bài giảng được soạn thông qua
sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Trong đó có 36 bài
được dạy minh họa quy mô toàn trường. Đến nay, 100% giáo viên, đặc biệt là giáo
viên các bộ môn văn hóa đã hiểu rõ nội hàm, ưu điểm của phương pháp sinh hoạt
12


chuyên môn mới; họ nhiệt tình bắt tay vào công cuộc đổi mới và quyết tâm thành
công. Thông qua hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học:
- Rèn luyện, củng cố, phát triển kĩ năng quan sát.

- Hiểu sâu, rộng hơn về học sinh và đồng nghiệp. Hình thành mối quan hệ
chấp nhận lẫn nhau giữa giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh.
- Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hoá nhà trường “trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
- Tạo cơ hội cho cán bộ quản, giáo viên hiểu về quy định, chính sách của
ngành và công việc của mỗi giáo viên.
- Tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới phương
pháp dạy học, kỹ thuật dự giờ theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của học
sinh làm trung tâm khi tham gia sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.
Cũng từ kết quả trên, trong năm học 2016- 2017 và 2017- 2018: nhà trường
được Chủ tịch UBND huyện công nhận cơ quan văn hóa giai đoạn 2 trong phong
trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa tốt; Chi bộ được Huyện ủy tặng Giấy
khen trong đợt sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về
tiếp tục “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”
2.4.2. Đối với học sinh.
- Kết quả xếp loại học lực.

Năm
học
201
6201
7
201
7201
8

SS
797


Giỏi
SL %
112 14,0
5

Khá
SL
%
454 56,9
6

Trung bình Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
225
28,23 6
0,75 0

%
0

874

138 15,7

522


210

0

59,7

24

2

0,02 0

- Kết quả xếp loại hạnh kiểm.

Tốt

Khá

Trung bình Yếu
13

Kém


Năm
học
201
6201
7

201
7201
8

SS

SL

%

SL

%

797

701

87,9
5

80

874

804

91,9

65


SL

%

SL

%

10,04 13

1,63

3

0,38 0

0

7,44

0,57

0

0

0

5


SL

0

%

Đặc biệt, các em học sinh được rèn luyện và phát triển khả năng tự nghiên
cứu, khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, tự tin trước đông người;
các em sống vui vẻ, thân thiện, cởi mở, hòa đồng, số học sinh bỏ học so với năm
học trước được hạn chế nhiều.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Như vậy, trên đây là những bước sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn rất kỳ
công, mất nhiều thời gian, công sức nhưng với tâm huyết và tinh thần trách nhiệm
cao, với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên trường THPT
Nga Sơn trong năm học 2017- 2018 với việc đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn
theo nghiên cứu bài học, không chỉ bảo đảm cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia
thực sự vào quá trình học tập, giáo viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của
từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập mà còn tạo cơ hội
cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy
khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua
việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng
dạy và học của nhà trường. Thiết nghĩ, ở tất cả các nhà trường nên tích cực đổi mới
đồng bộ theo hướng như vậy.
3.2. Kiến nghị.
- Với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa: Tiếp tục chỉ đạo một cách đồng
bộ, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn- là cơ sở pháp lý và khoa
học để các nhà trường tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Với UBND huyện Nga Sơn:

14


+ Tham mưu có hiệu quả với UBND tỉnh về việc đầu tư nguồn kinh phí xây
dựng cơ sở vật chất nhà trường (các hạng mục cơ bản của trường chuẩn quốc gia:
phòng học bộ môn, nhà tập đa năng).
+ Trực tiếp đầu tư ngân sách giúp đỡ nhà trường sắm thêm một số trang thiết
bị đảm bảo bảo yêu cầu nhiệm vụ dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
- Với nhà trường: Tạo mọi điều kiện về thời gian, về đồ dùng dạy học, trang
bị hệ thống camera… để giáo viên có điều kiện thực hiện hết được ý tưởng chuyên môn đạt
hiệu quả cao.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Mai Thị Hạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 20142015 Số: 4099/BGDĐT-GDTrH
2. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khóa XII
(2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11
năm 2009.
3. Sách giáo khoa các bộ môn: Toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn,
lịch sử, địa lý, GDCD.
4. Tài liệu tập huấn về sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học của các bộ môn.


15


16



×