Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 12 trong kỳ thi THPT quốc gia ở trường THPT hà văn mao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.1 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HÀ VĂN MAO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN CHO
HỌC SINH LỚP 12 TRONG KÌ THI THPT QG Ở TRƯỜNG
THPT HÀ VĂN MAO

Người thực hiện: Bùi Văn Quỳnh
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn

Thanh Hóa, năm 2018


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN 1: MỞ ĐẦU …………………………………………………… 3
1.1. Lí do chọn đề tài....................................................................................3
1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................4
1.3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................4
1.5. Đóng góp của đề tài...............................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ...................5
2.1. Cở sở lí luận của đề tài .........................................................................5
2.1.1. Đặc thù môn học ................................................................................5
2.1.2. Đối tượng tiếp cận ..............................................................................5
2.1.3. Đoạn văn trong nhà trường THPT................................................5-6
2.2. Thực trạng của vấn đề...........................................................................7
2.2.1. Thực trạng chung...............................................................................7


2.2.2. Về phía giáo viên.................................................................................7
2.2.3. Về phía học sinh..................................................................................8
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.............................................................8
2.3.1. Cấu trúc kiểu đoạn văn......................................................................8
2.3.2. Rèn luyện kĩ năng thực hành........................................................8-17
2.3.3. Tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học.................................17
2.3.4. Bài tập về nhà....................................................................................18
2.3.5. Kiểm tra, đánh giá............................................................................18
2.4. Kết quả và bài học kinh nghiệm.........................................................19
2.4.1. Những thay đổi của học sinh............................................................19
2.4.2. Những kết quả cụ thể........................................................................19
2.4.3. Bài học kinh nghiệm......................................................................... 20
PHẦN 3: KẾT LUẬN..................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................22

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài.
2


Nhà thơ Tố Hữu từng nói: "Dạy văn học thật là một niềm vui sướng lớn.
Qua mỗi giờ văn học thầy giáo có thể làm cho các em yêu đời, yêu lẽ sống và
lớn thêm một chút". Là người giáo viên đã khó song làm người giáo viên dạy
văn càng khó hơn. Làm thế nào để các em yêu thích môn văn và học tập tốt
bộ môn này? Làm thế nào để thắp lên trong các em niềm đam mê khát khao
với văn chương? Đây là điều luôn làm tôi trăn trở.
Trong những năm gần đây, nền giáo dục có những đổi mới mạnh mẽ. Cùng
với đổi mới về nội dung chương trình SGK là những đổi mới về phương pháp
dạy học. Trong môi trường học tập ở các trường phổ thông hiện nay, người

học là trung tâm được phát huy tối đa về tính tích cực chủ động trong quá
trình học tập, hoạt động học tập cũng gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với
hành. Bộ môn văn cũng có nhiều đổi mới, đổi mới trong kiểm tra đánh giá,
đổi mới trong thi cử đặc biệt thi THPT QG. Theo cấu trúc đề thi tham khảo,
đề thi chính thức năm 2017; cấu trúc đề thi thử năm 2018 THPT QG khác biệt
lớn nhất trong đề nghị luận xã hội là yêu cầu viết đoạn văn, thay vì một bài
hoàn chỉnh. Câu hỏi nghị luận xã hội yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 chữ
luận bàn về một vấn đề thể hiện qua một nhận định, một khái niệm, một bài
học trong một thông điệp…được rút ra từ ngữ liệu phần đọc hiểu. Đây là điểm
mới nên việc giảng dạy của giáo viên và đặc biệt là việc học tập của học sinh
còn gặp nhiều khó khăn.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Hà Văn Mao hiện nay, để học sinh
thực sự hứng thú và thu được kết quả khả quan trong bộ môn làm văn, đặc
biệt để học sinh tự viết được đoạn văn là điều rất khó đối với nhiều em, nhất
là những học sinh có học lực trung bình, yếu. Hơn nữa, để giúp các em học
sinh lớp 12 đạt điểm cao ở bộ môn văn trong các kì thi THPT QG . Vì vậy,
làm thế nào để nâng cao kĩ năng viết đoạn văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn
văn nghị luận là điều tôi luôn trăn trở trong những năm gần đây. Bởi chỉ khi
nào làm được điều này người thầy mới thực sự làm tròn vai trò, chức năng
của mình trong giáo dục, từ đó mới có thể khẳng định được vị trí của mình
đối với học sinh. Và cũng chỉ khi đó học sinh mới hoàn thiện kĩ năng viết
đoạn văn nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng trong phần làm văn, môn
ngữ văn mới đạt được mục tiêu của mình trong giáo dục.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài này "một số kĩ năng
viết đoạn văn nghị luận cho học sinh Lớp 12 trong kì thi THPT QG ở
Trường THPT Hà Văn Mao", để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường
nói chung, đem lại cho bản thân tôi và đồng nghiệp những cách làm cụ thể
giúp học sinh phát triển toàn diện về kĩ năng và nhân cách.

1.2. Mục đích nghiên cứu.

Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh THPT.
3


Với đề tài này, tôi cũng mong đóng góp một kinh nghiệm nhỏ cho đồng
nghiệp trong tổ chuyên môn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến, từ đó góp
phần củng cố kĩ năng viết đoạn văn, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
môn ngữ văn THPT, nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng
nâng cao hiệu quả giáo dục của Nhà trường THPT Hà Văn Mao .
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của tôi chỉ là một kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong quá
trình giảng dạy của bản thân nên phạm vi ngiên cứu của tôi chủ yếu là khảo
sát tình hình học tập và viết đoạn văn nghị luận trong bộ môn Ngữ văn ở các
khối lớp 12 Trường THPT Hà Văn Mao trong các năm học 2016 - 2017, 2017
- 2018, và áp dụng "Một số kĩ năng viết đoạn văn văn nghị luận cho học
sinh Lớp 12 trong kì thi THPT QG ở trường THPT Hà Văn Mao" trong
quá trình giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Khảo sát, thống kê.
- Phân tích, so sánh, đối chiếu.
- Tổng hợp, đánh giá.
1.5. Đóng góp của đề tài.
Góp phần tăng hứng thú môn học cho học sinh, nâng cao kĩ năng viết đoạn
văn nghị luận cho học sinh. Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, đặc biệt là đối
với học sinh lớp 12 trong kì thi THPT QG hàng năm.

PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
4



2.1.1. Đặc thù môn học.
Trong bộ môn Ngữ văn, phân môn Làm văn có đặc thù riêng so với các
phân môn khác. Đặc thù riêng ấy được thể hiện ngay trong tên gọi của nó:
Làm văn, tức là thực hành là chủ yếu. Những năm gần đây, sự đổi mới của
chương trình giáo dục đã làm cho phần lí thuyết của phân môn này trở nên
đơn giản và dễ hiểu hơn rất nhiều đối với học sinh so với trước kia. Tuy lí
thuyết đã gần gũi và dễ hiểu nhưng từ lí thuyết làm văn đến với thực hành là
một khoảng cách xa, trong đó có phần quan trọng đó là viết đoạn văn . Để có
được sản phẩm thực hành của bộ môn này đòi hỏi sự vận dụng rất linh hoạt
của học sinh về mặt lí thuyết, về kĩ năng làm văn khi hoàn thiện một đoạn
văn cụ thể…
Làm văn nghị luận, nhất là viết đoạn văn nghị luận gắn với phần đọc
hiểu trong đề thi THPTQG hiện nay thì lại càng khó khăn hơn đối với các em.
Vì vậy, người giáo viên trong những tiết dạy làm văn nói chung và trong
phần thực hành viết đoạn văn nghị luận nói riêng, cần rèn luyện cho các em
một số kĩ năng viết đoạn văn để từ đó các em viết bài tốt hơn, giúp các em đạt
điểm cao trong các kì thi, nhất là học sinh khối 12 trong kì thi THPT QG và
nó còn là hành trang theo các em đến suốt cuộc đời
2.1.2. Đối tượng tiếp cận.
Đối tượng thứ nhất là người dạy - giáo viên. Trong giờ làm văn nói
chung và giờ dạy văn nghị luận nói riêng, người thầy cần cho học sinh nắm
vững phần lí thuyết, từ đó hướng dẫn các em thực hành cách viết đoạn văn cụ
thể đặc biệt là kĩ năng viết đoạn văn nghị luận qua ngữ liệu, trong các đề thi
khảo sát, thi THPT QG năm 2017, 2018 của Bộ GDĐT, các trường THPT
trong cả nước. Đây là cơ sở để người thầy thiết kế một giáo án hợp lí cho giờ
làm văn nhằm đạt kết quả tốt nhất trong dạy học.
Đối tượng thứ hai có tính chất quyết định đến hiệu quả của giờ học, đến
chất lượng của bài làm đó chính là học sinh. Người học vừa là chủ thể tiếp
cận tri thức, vừa là chủ thể sáng tạo. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trên cơ

sở SGK, các đề thi cụ thể người học vừa hình thành kiến thức vừa hình thành
kĩ năng. Và như vậy, việc học của học sinh trong giờ làm văn nói chung và
viết đoạn văn nghị luận nói riêng là một công việc lao động và sáng tạo.
2.1.3. Đoạn văn trong nhà trường THPT.
Thế nào là đoạn văn? Khái niệm đoạn văn ở trường phổ thông hiện nay
được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
- Cách hiểu thứ nhất (đoạn ý): Đoạn văn được dùng với ý nghĩa để chỉ sự
phân đoạn nội dung, phân đoạn ý của văn bản. Một văn bản bao gồm nhiều
đoạn văn: Đoạn mở đầu văn bản, những đoạn khai triển văn bản, đoạn kết
thúc văn bản. Mỗi đoạn phải có sự hoàn chỉnh nhất định nào đó về mặt ý, về
mặt nội dung. Nhưng thế nào là một nội dung, một ý hoàn chỉnh thì không có
tiêu chí để xác định rõ ràng. Một văn bản, tuỳ theo người đọc cảm nhận mà
phân chia ra thành các đoạn, sự phân chia có thể không thống nhất giữa
5


những người đọc: có người chia theo ý lớn, có người chia theo ý nhỏ. Ý lớn là
đoạn bài có hai hoặc ba ý nhỏ được khai triển từ ý lớn, bao gồm hai hoặc ba
đoạn văn ngắn, mỗi đoạn ngắn đó là một ý nhỏ, các đoạn này hợp ý với nhau
thành một ý lớn; ý nhỏ là ý được khai triển từ ý lớn, về mặt nội dung chỉ triển
khai theo một phương diện, một hướng cụ thể, mỗi ý nhỏ là một đoạn. Cách
hiểu này khiến cho cách phân đoạn thiếu tính khách quan. Với cách hiểu này,
diện mạo đoạn văn không được xác định ( đoạn văn bắt đầu từ đâu, như thế
nào, các câu văn trong đoạn có mối liên kết với nhau như thế nào,…) cho nên
việc xây dựng đoạn văn trở nên khó khăn, phức tạp, khó rèn luyện các thao
tác để trở thành kĩ năng kĩ xảo.
- Cách hiểu thứ hai (đoạn lời): Đoạn văn được hiểu là sự phân chia văn bản
thành những phần nhỏ, hoàn toàn dựa vào dấu hiệu hình thức: một đoạn văn
bao gồm những câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng. Cách hiểu này
không tính tới tiêu chí nội dung, cơ sở ngữ nghĩa của đoạn văn. Với cách hiểu

này, việc rèn luyện xây dựng đoạn văn càng trở nên mơ hồ, khó xác định vì
đoạn văn không được xây dựng trên một cơ sở chung nào vì hình thức bao giờ
cũng phải đi đôi với nội dung, bao chứa một nội dung nhất định và phù hợp
với nội dung mà nó bao chứa.
- Cách hiểu thứ ba (đoạn văn xét theo cả hai tiêu chí về ý và về lời): Đoạn văn
vừa là kết quả của sự phân đoạn văn bản về nội dung ( dựa trên cơ sở logic
ngữ nghĩa) vừa là kết quả của sự phân đoạn về hình thức ( dựa trên dấu hiệu
hình thức thể hiện văn bản). Về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở
một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một
cách tương đối dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có
mối liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi
đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một
trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản ( các
đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạch khác nhau), đoạn
kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối
của nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một
kết cấu nhất định. Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn
chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn
nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức,
thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn
bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong
đoạn. Đây là cách hiểu hợp lí, thoả đáng hơn cả giúp người đọc nhận diện
đoạn văn trong văn bản một cách nhanh chóng, thuận lợi đồng thời giúp
người viết tạo lập văn bản bằng cách xây dựng từng đoạn văn được rõ ràng,
rành mạch.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thực trạng chung:
6



Cách viết đoạn văn học sinh chủ yếu được học từ THCS, ở THPT các
em chỉ được thực hành 3 tiết cụ thể về cách viết đoạn văn ở chương trình lớp
10 đó là: Luyện tập viết đoạn văn tự sự (tiết 29), Luyện tập viết đoạn văn
thuyết minh (tiết 70), Luyện tập viết đoạn văn nghị luận (Tiết 95). Ở chương
trình lớp 11 có 10 tiết về làm văn tuy nhiên học sinh không được học tiết nào
về cách viết đoạn văn nói. Ở chương trình lớp 12 học sinh cũng chỉ được học
3 tiết về kiểu bài nghị luận, cụ thể: nghị luận xã hội 2 tiết ( nghị luận về một
tư tưởng đạo lí-tiết 3 và nghị luận về một hiện tượng đời sống - tiết 13); Nghị
luận văn học có 5 tiết: (Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - tiết 16, nghị luận
về một ý kiến bàn về văn học - tiết 19, nghị luận về một tác phẩm, một đoạn
trích văn xuôi - tiết 62). Tuy nhiên phần thực hành viết đoạn văn nói chung,
đặc biệt là cách viết đoạn văn nghị luận nói riêng học sinh chỉ được học một
tiết theo phân phối chương trình môn học ở lớp 10 đó là: Luyện tập viết đoạn
văn nghị luận (Tiết 95). Vì thế đa phần học sinh gặp nhiều khó khăn khi viết
một đoạn văn cụ thể, đặc biệt là đoạn văn nghị luận, đây là dạng đề mới đối
với học sinh lớp 12 trong kì thi THPT QG, khi gặp kiểu đề này các em
thường lúng túng khi trình bày, các em không biết bắt đầu từ đâu? Viết như
thế nào? Triển khai các ý ra sao…, chính vì vậy kết quả đạt không cao.
Hơn nữa, trường THPT Hà Văn Mao là một trường trẻ về tuổi đời ( 19
năm), đóng trên địa bàn miền núi với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó
khăn, vùng 30A, trình độ dân trí thấp, đi lại còn nhiều khó khăn đã ảnh
hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Cùng với sự nổ lực của Ban
giám hiệu, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường, Trường THPT Hà Văn Mao
đã cố gắng vươn lên để khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục
của huyện Bá Thước. Những năm gần đây cơ sở vật chất của nhà trường đã
được đầu tư, đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu của dạy học theo hướng đổi
mới với những trang thiết bị hiện đại, phòng học bộ môn. Nhưng thực tế vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
2.2.2. Về phía giáo viên
Tổ Văn trường THPT Hà Văn Mao hiện nay có 8 đồng chí, trẻ về tuổi

đời và tuổi nghề nên có những mặt mạnh và hạn chế nhất định.
Thứ nhất là ưu thế: trẻ năng động dễ tiếp cận với cái mới về chuyên
môn nghiệp vụ. Trình độ chuyên môn đạt chuẩn, giáo viên có khả năng phát
triển cao về chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ hai là hạn chế: kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, tâm lí không ổn
định do thuyên chuyển. Công tác tự học, tự nghiên cứu chuyên sâu chưa
thường xuyên. Tất cả những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tìm
ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học.

2.2.3. Về phía học sinh.

7


Trường đóng trên địa bàn 8 xã Quý Lương, Hồ Điền của huyện Bá
Thước. Học sinh của trường chủ yếu là người dân tộc Mường, năng lực học
tập và khả năng giao tiếp của các em có những hạn chế nhất định. Mặt khác,
đa số các em trọ học, chủ yếu sống tự lập xa gia đình nên không có được sự
kèm cặp thường xuyên của cha mẹ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc
tự học của các em.
Một thực tế trong việc học tập của học sinh hiện nay là nhiều em không
học bài, không chịu làm bài tập ở nhà. Các em đến lớp với một tâm lí ngại
học, phải học theo yêu cầu của cha mẹ, điều đó khiến cho học sinh không chủ
động tiếp thu kiến thức, không chủ động thực hành. Trong các bài thi kiểm tra
ở trên lớp các em không thực sự nỗ lực tìm tòi, suy nghĩ, bài làm về nhà thì
các em chép lại những tài liệu có sẵn trong các bài văn mẫu, trên mạng
internet….Vì vậy các em chưa nắm vững kĩ năng viết đoạn văn nói chung và
kĩ năng viết đoạn văn nghị luận nói riêng.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Để giúp học sinh viết đoạn văn, đoạn văn nghị luận tốt hơn, trong quá

trình giảng dạy ở trường THPT Hà Văn Mao, qua tìm tòi, nghiên cứu và qua
thực tế tôi đã rút ra được kinh nghiệm nhỏ đó là: Một số kĩ năng viết đoạn
văn nghị luận cho học sinh THPT. Cụ thể như sau:
2.3.1. Cấu trúc kiểu đoạn văn:
Đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản ( các đoạn này triển
khai chủ đề của văn bản thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn
bản
Kết cấu đoạn văn. Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp
những đoạn văn có kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên
cạnh đó là đoạn văn có kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả
thiết, hỗn hợp,…
2.3.1.1. Đoạn diễn dịch. Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng
chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện
bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm
những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
2.3.1.2. Đoạn quy nạp. Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các
ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên
được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét,
đánh giá chung.
2.3.1.3. Đoạn tổng phân hợp. Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp
diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp
theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất
nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải
thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ
8


đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của
vấn đề.

2.3.2. Rèn luyện kĩ năng bằng thực hành.
2.1.Để viết được một đoạn văn hay, trước tiên các em cần xác định rõ yêu cầu
của đề: Đề bài yêu cầu viết về cái gì? ( nội dung của đoạn văn), viết trong bao
nhiêu dòng? (dung lượng ), sau đó tiến hành tìm ý cho đoạn văn. Tức là chúng
ta xác định sẽ viết những gì? Tuỳ thuộc yêu cầu của đề , các em có thể ghi ra
giấy nháp những ý chính của đoạn văn. Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ giúp học
sinh hình dung được những ý chính cần viết, tránh tình trạng viết lan man dài
dòng, không trọng tâm.
Ví dụ:
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn
hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con
mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên
làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong
kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó
có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? ( Trích Vợ nhặtKim Lân)
Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
Hướng dẫn: Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
– Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.
– Tình mẫu tử là gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
– Ý nghĩa của tình mẫu tử?
– Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
– Bài học nhận thức và hành động?
2.2. Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề
+ Sau khi tìm được những ý chính cho đoạn văn, chúng ta tiến hành viết câu
mở đầu. Câu mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề. Đối với đoạn văn trong đề
đọc hiểu, các em nên dẫn dắt từ nội dung của văn bản được trích dẫn. Đoạn
văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cách đơn giản nhất là

9



trình bày theo kiểu diễn dịch, tức là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Các câu sau
triển khai ý cho câu mở đầu.
+ Viết các câu nối tiếp câu mở đầu : Dựa vào các ý chính vừa ghi trên giấy
nháp, chúng ta tiến hành viết đoạn văn. Lưu ý cách diễn đạt và lỗi chính tả.
+ Viết câu kết của đoạn văn : Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề.
Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết cũng giữ vai trò quan trọng, để lại ấn
tượng cho người đọc. Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề,
hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày
+ Về dung lượng , đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu của đề bài. Đoạn văn viết
đủ ý, sâu sắc thì chắc chắn sẽ đạt được điểm cao.
Lưu ý: Nếu bài viết yêu cầu nêu quan điểm, cảm nhận của cá nhân. Các em có
thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng phải thể hiện được quan điểm và thái
độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có
nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và
các yếu tố biểu cảm,…) .
2.3.3. Bài tập minh hoạ.
Đối với dạng đề yêu cầu viết một đoạn văn ngắn khoảng 7,8 dòng.
Ví dụ, trong đoạn văn bản nào đó có nội dung về người mẹ. Sẽ có một câu
hỏi: viết một đoạn văn ngắn khoảng 7,8 dòng nói lên những suy nghĩ của
anh/chị về đức hi sinh của Mẹ
Từ khóa của câu hỏi là “đức hi sinh”- đây cũng chính là trọng tâm của
đoạn văn. Chúng ta sẽ có đoạn văn sau :
Có ai đó đã nói rằng, nếu trong gia đình ấy có những đứa con thành đạt thì
chắc chắn ở đó có một người mẹ giàu đức hi sinh. Vâng! Mẹ là người đã dành
hết cả đời mình vì tương lai của con. Mẹ có thể nhịn đói cho ta no, nhịn mặc
cho ta có tấm áo đẹp. Mẹ là người có thể cho ta cả đôi mắt, quả tim, trái
thận… chỉ mong sao cho con mình lành lặn. Khi ta khổ đau, bờ vai mẹ là bến
bờ cho ta quay về. Người đời có thể bỏ rơi ta nhưng mẹ thì không bỏ con bao
giờ. Bởi thế hạnh phúc nhất là còn mẹ nên chúng ta hãy nhớ :”Ai còn mẹ xin

đừng làm mẹ khóc – Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.
Lưu ý: câu mở đoạn phải có từ khóa :”đức hi sinh” . Câu kết phải rút ra bài
học hoặc chiêm nghiệm triết lý.
10


Đối với đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ.
Khi viết đoạn văn 200 chữ, thí sinh cần chú ý trình bày đúng quy tắc một
đoạn văn là không ngắt xuống dòng. Dung lượng an toàn của một đoạn là 2/3
tờ giấy thi, tương đương khoảng 20 dòng viết tay.
Học sinh nên linh hoạt lựa chọn hình thức đoạn văn phù hợp, có thể là
diễn giải, quy nạp, tổng phân hợp… Tuy nhiên, nên ưu tiên sự lựa chọn hình
thức tổng phân hợp để tạo ấn tượng về một văn bản hoàn chỉnh, độc lập, đầy
đặn.
Cần lưu ý nguyên tắc viết đoạn, tránh kể lể bàn luận lan man trùng lặp.
Phần mở đoạn và kết đoạn chỉ nên viết trong một câu ngắn gọn. Trong đó mở
đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận, thân đoạn triển khai nội dung nghị luận, kết
đoạn viết về bài học cho bản thân…
Trong phạm vi một đoạn văn ngắn, chỉ nên chọn một dẫn chứng mang tính
tiêu biểu, điển hình và phù hợp làm nổi bật vấn đề nghị luận. Tuyệt đối tránh
kể chuyện lan man dông dài.
Ví dụ 1:
Chẳng hạn : Đề bài yêu cầu đọc hiểu về đoạn thơ trong Trường ca “Những
người đi tới biển” – Thanh Thảo, sau đó yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200
chữ về trách nhiệm của thanh niên với đất nước.
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?
(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)
Đoạn văn có các ý sau :

+ Câu mở đầu dẫn dắt vấn đề : Những câu thơ trên của Thanh Thảo nhắc nhở
thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất
là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối
với đất nước.
+ Các ý chính của đoạn :
- Thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình

11


- Yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ của dân tộc
- Lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống
hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.
- Phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước
- Quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành
động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng
- Thời đại ngày nay, thanh niên cần lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn
các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ
Quốc
+ Câu cuối bàn bạc mở rộng vấn đề, nhấn mạnh trách nhiệm của thanh niên
với đất nước.
Ta có đoạn văn sau :
Những câu thơ trên của Thanh Thảo nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm
nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên
cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước
tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu
quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và
phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại

ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với
tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát
triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc
tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ
đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình
chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi
dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực
các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet,
khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời
kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm
phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Như vậy, xây dựng
và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của
mỗi con người Việt Nam nói chung.
12


Ví dụ 2:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Người ta thường chia thời gian mỗi ngày thành ba phần: Tám giờ làm
việc, tám giờ ngủ và tám giờ nhàn rỗi, mặc dù không phải ai cũng có được tỉ
lệ đều đặn như thế. Hai tiếng "nhàn rỗi" gây cho ta ấn tượng tám giờ không
làm gì, có vẻ "vô thưởng vô phạt", không quan trọng. Kì thực thời gian nhàn
rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của
mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn
hát, nhảy múa, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng
những người ruột thịt,... Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về
trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính,
phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con
người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa!
Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian

nhàn rỗi của họ. Có người làm việc "đầu tắt mặt tối" không có lấy chút nhàn
rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có
người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để
mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một
vấn đề lớn của xã hội có văn hóa. Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải
xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như
thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận
động, điểm vui chơi,...là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì
các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang
chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan
tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.
Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi
người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.
(Theo Hữu Thọ, Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 94)
Anh/chị hãy viết đoạn văn (hoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
mình về câu nói được nêu trong đoạn trích: "Thời gian nhàn rỗi làm cho
người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển
thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ".
Hướng dẫn:
a. Mở đoạn: Trong cuộc sống bộn bề của công việc, ai ai cũng cần phải có
nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn.
b. Thân đoạn:
- Giải thích:
13


+ Thời gian rảnh rỗi là khoảng thời gian không dành cho học tập và công
việc.
+ Người xưa có câu "Nhàn cư vi bất thiện", nghĩa là nhàn rỗi rất vô bổ, có thể
dẫn đến những việc làm có hại.

+ Nhưng xét về mặt tích cực, nhàn rỗi với những hình thức thư giãn lại thể
hiện chính nền văn hóa và sự phát triển của đất nước đó.
+ Câu nói khuyên chúng ta nên đưa ra những lựa chọn văn hóa để thời gian
nhàn rỗi không trở nên vô nghĩa.
+ Lí giải, chứng minh, phê phán hiện tượng trái với ý nghĩa câu nói:
+ Lí giải: Thời gian cuối tuần và những khi rảnh rỗi họ có thật nhiều sự lựa
chọn khác nhau: có thể ngồi nhâm nhi chút cà phê và đọc sách, đánh cờ, đi bộ
thư giãn ở công viên, thăm vườn bách thú đến bảo tàng nhà hát hay các câu
lạc bộ. Xã hội nào càng phát triển thì những hình thức thư giãn kể trên ngày
càng nhiều. Những thú vui của chúng ta khi rảnh rỗi thể hiện chính văn hóa
của bản thân. Có những người tiêu tốn thời gian của mình vào những việc vô
bổ như nghiện game online,, nghiện Facebook.
- Chứng minh: Trong một khảo sát của trang web Global WebIndex vào tháng
10/2014, Việt Nam đứng thứ 10 trong top 10 nước nghiện Facebook nhất thế
giới.
- Bác bỏ: Những thứ đó không những không giúp ta phát triển mà nó còn đưa
ta vào con đường của những sai lầm của mù quáng không thể bứt ra được, và
nó còn làm nền văn hóa của đất nước tụt hậu với sự kìm hãm của các tệ nạn
xã hội.
- Mở rộng: Ngược lại nếu con người ta có thói quen đọc sách, vui chơi khám
phá, hòa mình vào chăm sóc thiên nhiên, thì tâm hồn con người ta trở nên nhẹ
nhàng thanh thoát; có thời gian bên gia đình, chăm sóc gia đình sẽ gắn kết
tình cảm các thành viên hình thành nên một tổ ấm, một tế bào tốt của xã hội.
c. Kết đoạn: Tất cả những thói quen nhàn rỗi đó sẽ góp phần xây dựng, khẳng
định một xã hội văn minh, văn hóa.
Ví dụ 3:
Đọc ngữ liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:
NHỮNG ĐIỂM SUY NGẪM VỀ ĐOÀN KẾT
Đoàn kết là sự hài hòa bên trong mỗi người và giữa các cá nhân trong
cùng một nhóm. Tình đoàn kết được xây dựng từ thái độ vô vị lợi, ánh nhìn sẻ

chia, có chung niềm hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Đoàn kết giúp
cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng. Tính ổn định của tình đoàn
kết bắt nguồn từ tinh thần bình đẳng và thống nhất. Sự vĩ đại của đoàn kết là
ở chỗ tất cả mọi người đều được tôn trọng. Đoàn kết mang đến tinh thần hợp
14


tác, nâng cao lòng nhiệt tình đối với công việc và làm cho bầu không khí trở
nên ấm áp. Khi mỗi cá nhân ứng xử với nhau một cách ôn hòa, cả tập thể sẽ
gắn bó bền chặt và theo đó, hiệu quả công việc cũng được nâng cao. Đoàn
kết được giữ vững bởi việc tập trung năng lượng, chấp nhận và trân trọng
giá trị của đông đảo đội ngũ những người tham gia, sự đóng góp độc đáo mà
mỗi cá nhân thể hiện, sự duy trì lòng trung thành không chỉ đối với nhau mà
còn đối với cả nhiệm vụ được giao. [...] Đoàn kết đưa lại cảm giác thân
thuộc và nâng cao hạnh phúc cho tất cả mọi người. Việc xây dựng tình đoàn
kết trên thế giới đòi hỏi mỗi cá nhân phải xem nhân loại như gia đình
của mình, đồng thời tập trung vào những đường hướng và giá trị tích cực.
(Trích "Những giá trị sống cho tuổi trẻ" của Diane Tillman – NXB Tổng Hợp
TPHCM 2015)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến được nêu trong ngữ liệu: "Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó
khăn trở nên dễ dàng."
Hướng dẫn:
a. Mở đoạn: Trích dẫn, giới thiệu chủ đề đoạn văn.
b. Thân đoạn: Tập trung lập luận làm rõ chủ đề đoạn văn: [1,00]
* Giải thích:
Đoàn kết: kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích
chung.
* Bàn luận:
- Phân tích: "Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng."?

+ Mang đến tinh thần hợp tác; quy tụ được lực lượng lớn mạnh về trí tuệ, tài
năng
+ Khi được tôn trọng, tin tưởng, phát huy tối đa phẩm chất, năng lực, chúng
ta sẽ hứng khởi, lạc quan, tự nguyện tự giác tận tâm tận lực với công việc
chung
+ Khi cùng đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp,... toàn tâm toàn ý với công việc
chung, lí tưởng chung, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, sẽ có thêm động lực,
năng lượng để vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Chứng minh: ngắn gọn, xác thực, tiêu biểu, thích hợp (thực tế đời sống, lịch
sử, văn học...).
- Mở rộng:
+ Nêu một số biện pháp xây dựng, phát huy tinh thần đoàn kết (có thể lấy ý
từ ngữ liệu hoặc đề xuất riêng của người viết).

15


+ Phê phán những cá nhân, tổ chức có biểu hiện trái với tinh thần đòan kết,
hợp tác.
+ Liên hệ bản thân.
c. Kết đoạn: Khẳng định chủ đề, nêu bài học nhận thức và hành động. [0,25]
Ví dụ 4:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
"Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới
đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và
làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật
hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng
hạn chế như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiên phong
quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh
thần cầu tiến và chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn

và có vô số công việc để làm. Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống đi tìm những công việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho chúng.
Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong
mới là cách sống thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi nó là
"Cái làng địa cầu" nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng
ta có rất nhiều người đang làm rất nhiều việc nhưng cũng còn có rất nhiều
việc vẫn chưa ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả thế giới và có những dự định to
lớn, mà đừng sợ thất bại. Con đường của người đi tiên phong là một con
đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình.
Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự."
(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo
Chung - Nguyên giám đốc Tập Đoàn Deawoo, NXB Văn hoá thông tin,
tr.159,160)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích: "Bạn là thanh niên. Vậy hãy
trở thành người đi tiên phong."
Hướng dẫn:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có câu mở đoạn, các câu phát triển ý
và câu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 200
chữ), không quá dài hoặc quá ngắn.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành
người đi tiên phong.

16


c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, lôgic; vận
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra
được bài học cho bản thân.
* Giải thích: Nội dung của câu nói: Là một lời khuyên gửi đến lớp thanh
niên, hãy trở thành những người đi đầu trong mọi hoạt động, trở thành người

khai mở những con đường mới.
* Bình luận:
-Tại sao thanh niên nên trở thành người đi tiên phong? 0,5
-Thanh niên là những người trẻ tuổi, trẻ lòng, tràn đầy nhiệt huyết, luôn có
khát khao sáng tạo, khám phá thế giới.
-Người trẻ tuổi muốn thành công, khẳng định bản thân không thể cứ rập
khuôn theo những người đi trước, phải luôn khai phá những con đường mới.
-Để trở thành người đi tiên phong, thanh niên cần phải làm gì? 0,5
-Không ai có thể thành công nếu không đứng trên vai những người khổng lồ.
Vậy muốn tìm ra con đường mới, cần trau dồi kiến thức, tìm hiểu những cách
thức, con đường mà lớp người đi trước đã đi, từ đó rút ra cho mình những bài
học quí giá.
-Cần sáng tạo, đổi mới không ngừng.
-Cần tự tin vào bản thân, vào sự lựa chọn của mình và kiên định với con
đường mình đã chọn.
* Bài học nhận thức và hành động:
-Luôn ý thức về sứ mệnh của thanh niên trong xã hội, cuộc sống.
-Trau dồi kiến thức, nỗ lực để có thể trở thành người tiên phong trong lĩnh
vực mà mình đam mê.
3. Tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học.
Để tạo hứng thú cho học sinh trong những tiết làm văn nghị luận, tôi đã
áp dụng một số hình thức sau:
- Cho học sinh thảo luận: Hình thức này giúp các em có thể trực tiếp trao đổi
ý kiến với nhau khi cùng giải quyết một vấn đề, qua đó vấn đề sẽ được các em
nhìn nhận thấu đáo hơn, toàn diện hơn. Các vấn đề học sinh cùng thảo luận
như: Suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường. Tai nạn giao thông - vấn
đề nhức nhối xã hội hiện nay. Những đề thi khảo sát, đề thi THPT QG của các
trường trong cả nước những năm gần đây cho các em làm quen..
- Đọc những đoạn văn mẫu: Trong nhiều tiết học, việc đọc những đoạn văn
mẫu có ý nghĩa quan trọng, nó giúp học sinh thấy được cái hay trong cách lập

luận, cách nêu dẫn chứng, cách diễn đạt của đoạn văn, đồng thời thấy được
hạn chế trong cách làm bài của mình, từ đó mà các em rút ra bài học cho bản
thân.

17


- Cho học sinh đọc và nhận xét bài làm của nhau: chỉ ra được những thế mạnh
và hạn chế trong bài làm của bạn. Làm như thế các em có cơ hội đối chiếu bài
làm của bạn với của mình, tư đó biết cách tự đánh giá bài làm của mình.
2.3.4. Bài tập về nhà.
Để nâng cao kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh thì tự học là
biện pháp không thể thiếu đối với các em. Hình thức để nâng cao tinh thần tự
học cho học sinh là thầy cô cần giao bài tập về nhà với nhiệm vụ cụ thể, tránh
hiện tượng giao chung chung. Viết đoạn văn 7,8 dòng, đoạn văn 200 chữ với
các đề cụ thể theo chủ đề trong tháng đã quy định…
Sau khi giao bài tập về nhà giáo viên cần phải kiểm tra việc làm bài của
các em. Thầy cô nhận xét đánh giá và sửa lỗi cho các em, giúp các em hoàn
thiện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận đặc biệt đối với học sinh lớp 12 đạt
điểm cao trong kì thi THPT QG. Để làm tốt được công việc này đòi hỏi giáo
viên phải có sự kiên trì, có hình thức thưởng phạt hợp lí, sẽ kích thích được sự
hứng thú và cố gắng của các em hoàn thành tốt công việc của mình.
2.3.5. Kiểm tra và đánh giá.
Kiểm tra đánh giá là việc làm thường xuyên của các thầy cô trong các
tiết học. Các thầy cô có thể vận dụng linh hoạt trong khâu kiểm tra đánh giá
như kiểm tra kĩ năng viết đoạn văn của các em trong bài lấy điểm 15 phút,
hay vận dụng kiến thức để viết đoạn văn trong bài kiểm tra thường xuyên chứ
không nên máy móc, cứng nhắc ở một loại bài kiểm tra cụ thể nào…
Chấm, trả bài thực sự là một khâu quan trọng trong việc giúp các em
nhận ra những ưu nhược điểm của mình, và chính việc kiểm tra đánh giá của

giáo viên có tác dụng nhất định trong việc rèn luyện cho học sinh tự nâng cao
kĩ năng làm bài. Các em sẽ làm tốt hơn ở các bài sau…
Trong những năm gần đây, nhà trường THPT Hà Văn Mao đã tổ chức được
học phụ đạo củng cố kiến thức cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục. Vì vậy, việc áp dụng các giải pháp để nâng cao kĩ năng viết đoạn văn
nghị luận cho học sinh của tôi đã có thêm thời gian và điều kiện để thực hiện.
Học sinh cũng có cơ hội thể hiện nhiều hơn, bộc lộ nhiều hơn và qua đó cũng
được rèn luyện nhiều hơn.
Muốn thực hiện những giải pháp trên một cách có hiệu quả thầy cô phải là
người có kiến thức vững vàng, có phương pháp tốt, linh hoạt trong các khâu
lên lớp, đồng thời cũng luôn có yêu cầu nghiêm túc đối với học sinh, có lòng
kiên trì, nhẫn nại trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn của các em.
Người thầy vừa là người cung cấp kiến thức, vừa là người định hướng, gợi
mở, kích thích niềm hứng thú, say mê học tập ở học sinh.

18


2.4. Kết quả và bài học kinh nghiệm
2.4.1. Những thay đổi của học sinh trong quá trình học tập và làm bài
- Học sinh có sự thay đổi trong các tiết học:
+ Các em thích thú hơn trong giờ học văn. Bởi các em được thảo luận, được
trình bày quan điểm của mình qua các đề với các văn bản cụ thể trong các tiết
thực hành.
+ Thái độ chủ động, tích cực của học sinh trong các tiết học đã làm cho không
khí lớp học thay đổi, hạn chế được tình trạng lớp học trầm, hạn chế hiện
tượng học sinh thiếu tập trung trong các tiết học. Trong quá trình làm bài các
em cũng chủ động hơn, giảm bớt hiện tượng học sinh ỷ lại vào tài liệu.
- Chất lượng bài làm của học sinh tăng lên:
+ Sau khi áp dụng phương pháp này thì đa số học sinh đều biết cách viết đoạn

văn, đặc biệt là đoạn văn nghị luận.
+ Bài làm được các em trình bày khoa học và hợp lí hơn. Hạn chế bớt lối viết
tự do, tuỳ tiện, lối trình bày rườm rà, luẩn quẩn, thiếu ý, sót ý.
2.4.2. Những kết quả cụ thể:
Có sự thay đổi qua các năm học như sau:
Năm học
2016- 2017

Lớp
12a5
12a7

Năm học
2017- 2018

Lớp

Học sinh biết cách
viết đoạn văn nghị
luận
40%
45%

Học sinh không
biết cách viết đoạn
văn nghị luận
60%
55%

Học sinh biết cách

làm bài NLXH

Học sinh không
biết cách làm bài
NLXH
30%
35%

12a1
12a6

70%
65%

Kết quả học tập của học sinh đối với bộ môn văn cũng đã có sự thay đổi:
Lớp
Năm học
2016-2017

12a5
12a7
Lớp

Năm học
2017-2018

12a1
12a6

Tỉ lệ hs yếu

25%
30%
Tỉ lệ hs yếu
10%
15%

Tỉ lệ hs
trung bình
55%
52%

Tỉ lệ hs khá trở
lên
20%
18%

Tỉ lệ hs
trung bình
65%
63%

Tỉ lệ hs khá trở
lên
25%
22%

19


2.4.3. Bài học kinh nghiệm.

2.4.3.1. Đối với giáo viên:
Giáo viên phải là người luôn chủ động về kiến thức và nghệp vụ, linh hoạt
trong các khâu lên lớp, khích lệ được tính tích cực, chủ động trong hoạt động
học tập và sáng tạo của học sinh.
Người giáo viên trong quá trình lên lớp phải luôn luôn khắc ghi rằng không
có một giải pháp nào là vạn năng trong dạy học. Vì mỗi học sinh có khả năng
khác nhau, trình độ tiếp thu và vận dụng cũng khác nhau. Do vậy, người thầy
cần phải linh hoạt trong quá trình giảng dạy và rèn luyện kĩ năng cho học
sinh.
Để vận dụng các giải pháp một cách linh hoạt, người giáo viên cần phải
nắm được đặc điểm học sinh từng lớp, phân hóa được trình độ của học sinh.
Có như vậy, việc vận dụng các giải pháp trong quá trình dạy học và rèn luyện
kĩ năng cho học sinh mới đạt hiệu quả.
2.4.3.2. Đối với học sinh.
Luôn phát huy tinh thần tích cực, tự giác trong quá trình tiếp nhận tri thức
và nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện kĩ năng.
Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về học tập ở trên lớp cũng như ở nhà.
Luôn nỗ lực cố gắng vươn lên trong học tập.

20


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Sáng kiến kinh nghiệm được rút ra từ thực tế giảng dạy, qua quá trình
hướng dẫn học sinh kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Những giải pháp thực
hiện đã giúp học sinh nhất là học sinh từ trung bình trở xuống viết đoạn văn,
bài văn nghị luận. Trên thực tế đoạn văn là một phần của văn bản, khi các em
có kĩ năng viết đoạn thành thạo thì cũng nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản.
Tạo cho các em luôn có khả năng lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục khi
trình bày một vấn đề, lý tưởng trong cuộc sống.

Qua nghiên cứu đặc điểm học sinh trường THPT Hà Văn Mao, tôi mạnh
dạn áp dụng một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao kĩ năng viết đoạn văn
nghị luận cho học sinh. Đây là vấn đề không mới, đã bàn nhiều trong những
năm gần đây, song nó lại là vấn đề rất thiết thực đối với học sinh mà tôi đang
trực tiếp giảng dạy trong thời điểm hiện tại. Đặc biệt là đối với học sinh lớp
12 trong kì thi THPT QG sắp tới và những năm tiếp theo.
Trong quá trình áp dụng những giải pháp này tôi đã thu được những kết
quả khả quan đối với những lớp tôi được phân công giảng dạy. Đề tài sáng
kiến kinh nghiệm về "Một số kĩ năngviết đoạn văn nghị luận cho học sinh
Lớp 12 trong kì thi THPT QG ở trường THPT Hà Văn Mao" đã được tổ
chuyên môn góp ý, tôi tin rằng đề tài này sẽ được triển khai áp dụng trong tổ
bộ môn Văn, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới.
Đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy, vì thế
không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến nhận xét,
đánh giá và góp ý của Hội đồng khoa học nhà trường cũng như các đồng
nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn !

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Bá Thước, ngày 04 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh
nghiệm này do tôi tự viết, không sao
chép nội dung của người khác
Người thực hiện
Bùi Văn Quỳnh

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 - NXB Giáo dục và Đào tạo 2006 2014
2. Bộ sách giáo viên Ngữ văn 10,11,12 - NXB Giáo dục và Đào tạo 2006 2014
3. Tài liệu tập huấn Đổi mới chương trình, sách giáo khoa THPT- Bộ Giáo
dục và Đào tạo 2006-2009.
4. Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng 10,11,12 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam
5. Phương pháp dạy học văn - NXB Đại học sư phạm- Phan Trọng Luận chủ
biên
6. Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông - Nguyễn Quốc Siêu - Nhà xuất bản
Giáo dục
7. Chia sẻ một số cách ghi điểm khi viết đoạn văn nghị luận xã hội - Tiến sĩ
ngữ văn Trịnh Thu Tuyết.
8. Đề thi thử THPT QG năm 2017 môn ngữ văn.

22


23



×