Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản chiếc thuyền ngoài xa từ biện pháp phân tích ý nghĩa của yếu tố không thời gian nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.02 KB, 22 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN NGOÀI
XA TỪ BIỆN PHÁP PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA YẾU TỐ KHÔNG –
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học đọc hiểu tác phẩm văn xuôi trong nhà trường không đơn thuần
chỉ là sự “bóc tách” các phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của nó
một cách rành rọt, thô thiển. Để khám phá các tầng sâu văn bản người đọc nói
chung, các chủ thể dạy – học nói riêng còn phải khơi sâu nhiều tín hiệu nghệ
thuật mà nhà văn đã dồn bao nhiêu tâm lực để sáng tạo ra nó. Trong quá trình
dạy học tác phẩm tự sự, người dạy trước hết phải định hướng, hướng dẫn cho
người học tham gia cả vào những gì viết ra và những gì chưa được viết ra, hay
nói cách khác là cả yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản.
Trong tác phẩm tự sự, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật được
vận dụng như những “công cụ” để nhà văn gián tiếp phản ánh và gửi gắm những
trăn trở mà họ không muốn bộc lộ một cách trực tiếp. Hơn nữa, những tín hiệu
nghệ thuật này còn cho ta thấy “nhãn giới” tinh tế của nhà văn khi họ đang lọt
giữa một cuộc sống đầy tràn những hỗn tạp của các trục không gian và thời gian.
Dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa nếu không chú ý bình giảng cái
hay của không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật thiết nghĩ sẽ không tương
xứng với tầm vóc của tác phẩm, chưa thấy hết được những trăn trở của nhà văn
cũng như tài năng nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
Với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, hai yếu tố
trên đây thực sự có một vị trí rất quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng
của nó mà tác giả đã khéo léo, tinh tế sắp đặt. Tuy vậy, trong quá trình đọc hiểu
văn bản này ở nhà trường phổ thông, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà các
yếu tố không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật chưa được khai thác một
cách hiệu quả giá trị, ý nghĩa của nó. Thực tiễn dạy học chưa chú trọng việc
hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề theo hướng này; mục tiêu, kết quả cần đạt
trong SGK cũng chưa đề cập đến hai khía cạnh này. Các tài liệu hướng dẫn, tài
liệu tham khảo như Sách giáo viên, Giảng văn văn học Việt Nam không thấy


định hướng cho giáo viên và học sinh lưu ý khai thác sâu hai yếu tố này. Từ thực
tế này, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản Chiếc
thuyền ngoài xa từ biện pháp phân tích ý nghĩa của yếu tố không – thời gian
nghệ thuật góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
ở trường phổ thông.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của không
gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi hướng tới việc dẫn dắt học sinh khai thác,
khám phá tác phẩm ở chiều sâu của nghệ thuật thể hiện. Từ đó hình thanh cho
1


người học năng lực phản biện và ý thức biết quan tâm những vấn đề nhỏ nhất cả
trong tác phẩm và trong thực tiễn đời sống.
Những nội dung trong đề tài này còn hướng đến mục tiêu khơi dậy khả
năng khám phá, sáng tạo; phát huy được năng lực phân tích, tổng hợp, liên hệ
thực tế của học sinh, làm cho quá trình đọc hiểu văn bản sinh động, gần gũi với
cuộc sống hơn. Mục đích lớn lao nhất không có gì to tát hơn là nới rộng những
đường biên, ranh giới của hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ
thông, đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xác định trọng tâm nghiên cứu là giá trị, ý nghĩa của các yếu tố
không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong việc thể hiện tư tưởng nhân
sinh và tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
Ngoài ra, đề tài còn đúc kết lại hiệu quả của việc vận dụng một số phương
pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại trong thực tiễn dạy học môn Ngữ văn nói chung,
dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa nói riêng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp lí luận: đọc và phân tích các vấn đề lí luận văn học
và cách dạy học tác phẩm văn xuôi.
Phương pháp biên soạn câu hỏi: xây dựng hệ thống câu hỏi và dự liệu
những kết quả cần đạt cho hệ thống câu hỏi.
Phương pháp dạy thực nghiệm: tổ chức dạy học thực nghiệm ở hai lớp
khác nhau, trong đó một lớp áp dụng sáng kiến mới, lớp còn lại tổ chức dạy học
theo phương pháp thông thường.
So sánh, đối chiếu: để rút ra những kết luận khoa học về hiệu quả của việc
vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn dạy học.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Vai trò, vị trí của các yếu tố không gian nghệ thuật, thời gian nghệ
thuật trong tác phẩm văn học
Một số tư liệu khoa học từ trước đến nay luôn khẳng định vai trò, vị trí
quan trọng của hai yếu tố này là những điểm then chốt, những chìa khóa mở
rộng ra chiều sâu của đời sống trong tác phẩm. Sách lí luận văn học trình bày về
vai trò, vị trí và hướng khai thác các yếu tố không gian nghệ thuật và thời gian
nghệ thuật: “sự kiện là những mối liên hệ của thế giới, cho thấy các phương diện
khác nhau của nó. Theo mối liên hệ của sự kiện, tác giả tự sự có thể dẫn dắt
người đọc đi về những miền khác nhau nhất, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm mình
trong hiện tại, có thể lướt qua mặt này, mà tập trung vào mặt kia”[3, tr 377]. Sự
dẫn dắt của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với người đọc đã phơi bày cả thời
thanh xuân bất hạnh của người đàn bà: nhà còn khá giả, xấu không có ai để ý, có
2


mang với một anh con trai.. Hiện tại của bà ta thì khuôn mặt rỗ, lúc nào cũng
mệt mỏi, lưng áo bạc phếch… Và không gian câu chuyện cũng dịch chuyển từ
bãi cát hoang vắng, căn phòng toà án phát ngốn lên với những chồng hồ sơ, giấy
má, và hình ảnh con thuyền quá chật chội mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa

con.
Khẳng địch vai trò của không – thời gian nghệ thuật trong chức năng phản
ánh cuộc sống, các tác giả trong giáo trình Lí luận văn học đã khái quát rằng:
“Tác phẩm tự sự hầu như không bị hạn chế bởi không gian và thời gian […].
Đặc điểm này chẳng những làm cho tác phẩm tự sự có khả năng bao quát cuộc
sống trong một phạm vi rộng lớn”[3, tr 377]. Chính vì không bị hạn chế bởi
không gian và thời gian mà truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa dường như đã tái
hiện toàn bộ cuộc đời, thân phận của người đàn bà hàng chài trong từng khoảnh
khắc, từng giai đoạn, ở những không gian khác nhau. Chỉ trong giây lát tại tòa
án huyện, “Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cuộc
đời mình”, tác giả đã thành công vời nghệ thuật đồng hiện: quá khứ, hiện tại và
tương lai cùng một lúc hiện ra trước mắt. Quá khứ tăm tối không thoát ra khỏi
tâm trí của người đàn bà: thuyền chật, động biển nên phải ăn xương rồng luộc
chấm muối. Hiện tại đã “đỡ đói khổ” theo một cách thật tội nghiệp. Còn tương
lai với một gia đình như thế thì phải nói là đen tối. Nhưng điều đáng suy nghĩ là
những yếu tố nghệ thuật này chưa được và cũng chưa đủ điều kiện để hướng dẫn
học sinh khai thác.
Trong tác phẩm tự sự “nhân vật dường như hoạt động tự do theo ý muốn
của nó, nhưng thật ra mọi hoạt động của nó đều do tác động của hoàn cảnh và
môi trường xung quanh”[3, tr 377]. Môi trường xung quanh ở đây bao gồm cả
không gian và không gian nghệ thuật mà tác giả đã chủ động xây dựng.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là những chiêm nghiệm sâu sắc của
Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật và cả về con người trong cuộc sống của hình
thái xã hội mới. Đây là thông điệp của nhà văn gửi đến với độc giả một cách tự
nhiên. Bên cạnh, việc tạo dựng tình huống truyện – luận đề độc đáo “phát hiện”
có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống bởi đặc điểm lời người kể chuyện
được quy định bởi ngôi kể, điểm nhìn, thì không gian nghệ thuật và thời gian
nghệ thuật trong tác phẩm không những làm cho tác phẩm mang tính chất đa
chiều, đa điểm nhìn mà còn tạo ra được sức ám ảnh mạnh mẽ về môi trường sinh
tồn của các nhân vật trong truyện.

2.1.2. Khai thác các yếu tố không – thời gian nghệ thuật trong tác phẩm tự
sự
Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong một hệ thống các giác quan nghệ
thuật của nhà văn, trong đó “Sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ
một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật
cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên
tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ
thuật”[2,tr134]. Trong thế giới nghệ thuật mà nhà văn dựng lên, không gian nghệ
thuật là một tín hiệu mở, nó cho phép người đọc dựa vào đó mà nhận ra nhiều
3


vấn đề, nhiều câu chuyện ở nhiều nơi khác nhau, bởi “không gian nghệ thuật có
tính độc lập tương đối, không quy vào được không gian địa lí”[2,tr134]. Do vậy
“không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ
quan”[2,tr135]. Nhà văn lựa chọn điểm nhìn trần thuật để cho “không gian nghệ
thuật có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời
gian, xã hội, đạo đức, tôn ti, trật tự”[2,tr135]. Không gian nghệ thuật “còn cho
thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả”.
Về thời gian nghệ thuật thì luôn thể hiện con mắt nhìn cuộc sống của tác
giả trong sự vận động vốn có của nó. Với tác phẩm tự sự “cái được trần thuật
bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật”[2,tr272].
Muốn biết được câu chuyện trong tác phẩm diễn ra ở giai đoạn nào, thời đại lịch
sử nào, người đọc cần phải dụng công khai thác các dấu hiệu về thời gian, bởi lẽ
“thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng
thời kì lịch sử, từng gian đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo
của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới”[2,tr272].
2.1.3. Biểu hiện sinh động của các yếu tố không – thời gian nghệ thuật trong
văn bản Chiếc thuyền ngoài xa
Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho giai

đoạn sáng tác sau 1975 của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm đã thể hiện
những phẩm chất nghệ thuật của nhà văn đi tiên phong trong sáng tạo nghệ thuật
thời kì đất nước đổi mới. Tất nhiên truyện ngắn này không phải là sự lột xác, sự
thay mới về hình thức nghệ thuật vốn có. Về căn bản, tác phẩm vẫn tiếp nối
những yếu tố nghệ thuật của giai đoạn trước, từ nghệ thuật trần thuật cho đến
không – thời gian nghệ thuật. Bởi vậy, nếu khám phá tác phẩm này mà bỏ qua
không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật thì vô hình trung chúng ta đã tước
bỏ đi điểm nhìn trần thuật mà nhà văn cất công thể hiện thế mạnh, tài năng của
mình. Đây là một tác phẩm hay mang đậm tính nhân văn, thể hiện một lối tư duy
mới mẻ của nhà văn về cái đẹp và số phận con người trong cuộc mưu sinh nhọc
nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm được Nguyễn Minh Châu lựa chọn
trong truyện là một vùng biển miền Trung – nơi từng là chiến trường cũ của
nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Không gian ấy không chỉ mở cửa vào một thế giới
nghệ thuật có thể tưởng tượng ra được: miền quê ven biển đã trải qua một cuộc
chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử dân tộc – cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước. Trong không gian bao trùm, rộng lớn ấy, tác giả khắc sâu vào tâm
tưởng người đọc một bối cảnh cụ thể: bãi cát hoang vắng, nơi có những chiếc xe
tăng hỏng, chiếc xe rà phá mìn của công binh Mĩ bỏ lại – là nơi diễn ra một câu
chuyện trái ngang từ chiếc thuyền lưới vó “đầy quái đản”. Không gian nghệ
thuật của tác phẩm còn có sự dịch chuyển từ bãi cát vào đến căn phòng lồng
lộng gió biển của chánh án Đẩu ở tòa án huyện. Có lúc, không gian chuyện còn
loáng thoáng hiện lên trong chiếc thuyền chật chội của vợ chồng hàng chài với
trên dưới chục đứa con. Rồi cuối cùng khép lại ở không gian phá nước trong
đêm đầy bão giông với hình ảnh con thuyền đang oằn mình chống chọi giữa phá.
4


Thời gian nghệ thuật của truyện cũng có những chọn lựa đáng chú ý. Đầu
tiên là thời điểm nhân vật Phùng đến vùng biển và chụp những bức ảnh cho tờ

lịch là tháng Bảy âm lịch. Đây là thời điểm đầu mùa thu với khí trời âm u với
những màn sương đục trắng như sữa của vùng đất miền trung. Khoảnh khắc
Phùng chụp được bức ảnh “đắt trời cho” về chiếc thuyền lưới vó là buổi sáng
mờ sương – thời điểm bắt đầu, báo hiệu cho một ngày mới đẹp hay xấu.
Tiếp theo, nhà văn lựa chọn một buổi chiều u ám cho câu chuyện người
đàn bà ở tòa án huyện – nơi mà thiếu nữ mặc ái tím dõi mắt chờ đợi ở phía bên
kia đường. Thời gian của một buổi chiều ở đây dường như kéo dài đến gần trọn
cả cuộc đời của người đàn bà nhiều bất hạnh. Cuối cùng, thời gian khép lại ở
khoảnh khắc đêm khuya có những đốm than đỏ bay tóe tung trên bãi cát, cùng
với hình ảnh đôi mắt đầy âu lo của ông già làm nghề sơn tràng hướng mặt ra phá
nước nơi chiếc thuyền lưới vó đậu. Như vậy, có thể nói thời gian nghệ thuật của
truyện cô đọng lại trong một ngày – một ngày đủ để tái hiện cả cuộc đời, thân
phận của người đàn bà hàng chài, tuy nhiên, một ngày ấy lại chỉ dồn vào một,
hai khoảnh khắc chính: buổi sáng và buổi chiều.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Sách giáo khoa và Sách giáo viên trong nhà trường chưa chú ý đề cập
đến các yếu tố không – thời gian nghệ thuật của tác phẩm
Trong Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, NXB GD (2008), phần Kết quả
cần đạt không hề đề cập đến hai yếu tố này trong tác phẩm. Cái được quan tâm
nhất của các tác giả sách giáo khoa là: Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ
sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền
trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ
nữ và bao ngang trái trong một gia đình hàng chài. Từ đó hiểu: mỗi người trong
cõi đời, nhất làng người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc
sống và con người”[4,tr.69]. Với mục tiêu về nội dung như vậy giáo viên và học
sinh chỉ được tiếp cận và khai thác hai vấn đề cốt lõi: suy nghĩ của nghệ sĩ
Phùng trước nghịch lí, thân phận người phụ nữ trong gia đình hàng chài; và quan
điểm không được nhìn con người và cuộc sống đơn giản. Thực chất, hai nội
dung trên đây mới chỉ là sự minh họa cho ý tưởng, quan điểm sáng tạo của tác
giả. Nếu nhất nhất tuân theo mục tiêu này, chúng ta sẽ đánh mất khá nhiều vấn

đề mang giá trị nhân sinh, nhân văn của tác phẩm.
Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài cũng chỉ hướng vào
đúng mục tiêu đã trình bày bên trên. Phần này gồm các câu hỏi:
Câu thứ nhất: Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ
mộng. Anh đã cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên
biển sớm mờ sương?
Câu thứ hai: Phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí. Anh đã
chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình hàng
chài?
5


Câu thứ ba: Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì?
Câu thứ tư: Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: người đàn bà vùng biển, lão
đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Câu thứ năm: Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác
phẩm này có nét gì độc đáo?
Câu thứ sáu: Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong
truyện có gì đáng chú ý?
Bên cạnh đó hần hướng dẫn tổ chức dạy học trong Sách giáo viên cũng
không quan tâm đến hai yếu tố này. Ở đây các tác giả cũng chỉ thực hiện việc
minh họa cho các câu hỏi đã đặt ra trong Sách giáo khoa mà thôi.
Như vậy, cả Sách giáo khoa và Sách giáo viên khi biên soạn các tác giả
đã không có một lưu ý nào xoay quanh những yếu tố: điểm nhìn trần thuật,
không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật. Đây là điều đáng tiếc cho cả giáo
viên và học sinh khi dạy học tác phẩm có chiều sâu nghệ thuật này.
2.2.2. Một số tài liệu tham khảo của các tác giả là chuyên gia cũng chưa
thấy đề cập
Các tài liệu nghiên cứu, các sách chuyên đề cũng không thấy viết về giá
trị của không – thời gian nghệ thuật trong tác phẩm. Sách Chuyên đề Ngữ văn

[3, tr 261] ở phần khái quát nét đặc sắc của truyện ngắn này chỉ dừng lại ở hai
vấn đề chính là nghệ thuật xây dựng tình huống và giọng điệu, ngôn ngữ. Đây là
một sự thiếu sót có phần hụt hẫng, vì như đã trình bày, không – thời gian nghệ
thuật có vai trò quan trọng đối với tác giả, tác phẩm.
2.3. Các giải pháp, biện pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy học để giải quyết vấn đề
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần vận dụng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học hiện đại để hướng học sinh vào việc phát hiện và phân tích hai yếu
tố nghệ thuật này của tác phẩm. Việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học
này vừa phù hợp với quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực, vừa tạo
ra những “khoảng trống” kích thích trí tò mò, khao khát khám phá ở học sinh. Kĩ
thuật đặt câu hỏi là một khâu trong phương pháp dạy học nêu vấn đề, có khả
năng giúp cho học sinh khơi dậy được năng lực tư duy lôgic và trí tưởng tượng,
liên tưởng khi đứng trước một vấn đề cụ thể.
Để định hướng cho học sinh khai thác yếu tố không gian nghệ thuật của
tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi dạng như:
- Hãy xác định không gian nghệ thuật trong tác phẩm? (tìm các chi tiết chỉ địa
điểm, nơi chốn diễn ra từng sự kiện chính trong tác phẩm?)
Với dạng câu hỏi như vậy, học sinh sẽ dựa vào văn bản và xác đinh được
các chi tiết về không gian nghệ thuật của từng tình tiết truyện sau đây:
+ Bãi cát hoang vắng, nơi có những chiếc xe tăng, xe rà phá mìn hỏng – là khôn
gian nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ.
6


+ Căn phòng lồng lộng gió biển của Đẩu – nơi Phùng và Đẩu được nghe câu
chuyện “không thể nào hiểu được của người đàn bà hàng chài.
+ Nơi phá nước – chỗ chiếc thuyền lưới vó đậu: không gian sống đầy hiểm
nguy, gian khổ của gia đình hàng chài.
- Không gian nào là không gian chính? Nơi chứa đựng câu chuyện chính?

+ Câu chuyện chính diễn ra ở bãi cát hoang vắng và trong căn phòng ở tòa án
huyện.
- Không gian nghệ thuật có sự dịch chuyển như thế nào? Ý nghĩa của sự dịch
chuyển đó là gì?
+ Không gian câu chuyện có chiều hướng thu hẹp dần: từ bãi cát hoang vắng thu
hẹp vào căn phòng của Đẩu, rồi co cụm lại quanh đống lửa đêm của ông già làm
nghề sơn tràng. Sự thu hẹp về không gian của truyện dường như làm cho cuộc
sống gia đình hàng chài ngày càng co rút lại trong tăm tối, chật chội; không gian
nghệ thuật của tác phẩm thì ngày càng đậm đặc, quánh lại trong những chuyện
đầy ngang trái.
- Không gian của câu chuyện chính gợi cho anh chị những suy nghĩ, liên tưởng
gì?
+ Hình ảnh bãi cát hoang vắng có thể được hiểu như thế nào? Là nơi thường
xuyên diễn ra cảnh lão đàn ông độc dữ đánh vợ, nơi cuộc sống còn nhiều điều
oái oăm của tình trạng bạo lực khi chiến tranh đã kết thúc.
+ Hình ảnh bãi bát với những chiếc xe tăng, xe rà phá mìn từ thời chống Mĩ có ý
nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm và quan điểm, tư tưởng
của tác giả? Tác giả khẳng định tàn tích của chiến tranh luôn ám ảnh người nghệ
sĩ đã từng là lính chống Mĩ như Phùng; mặc dù cuộc chiến chống ngoại xâm đã
qua đi nhưng còn một cuộc chiến khác cũng không kém phần khốc liệt – cuộc
chiến từ những gia đình hàng chài.
Đối với việc khai thác yếu tố thời gian nghệ thuật của tác phẩm, giáo viên
định hướng cho học sinh phân tích để hiểu được ý nghĩa của các mốc thời gian
được lựa chọn. Có thể đưa ra những câu hỏi và gợi ý sau đây:
- Tìm những chi tiết trong tác phẩm cho thấy yếu tố thời gian nghệ thuật?
(Phùng đến vùng biển này vào tháng mấy âm lịch? Thời gian này ở vùng biển
người dân gặp những khó khăn gì? Lúc Phùng chụp được bức ảnh có ý nghĩa thế
nào với một ngày mới? Khi người đàn bà ở trong phòng của tòa án huyện là thời
điểm có ý nghĩa gì?
+ Tháng Bảy: tiết trời mùa thu – mùa của những xơ xác, u buồn, mùa của những

trận động biển, hết sức gian nan, chật vật đối với ngư dân vùng biển.
+ Sáng sớm mờ sương: lúc bắt đầu cho một ngày mới với những cảnh sống,
cảnh đời đầy éo le, ngang trái.
+ Buổi chiều trong căn phòng của Đẩu với một không khí u ám – thời điểm kết
thúc của một ngày với những băn khoăn, trăn trở về con người và cuộc sống.
7


+ Đêm khuya có những cơn giông ghê rợn mà chiếc thuyền lưới vó vẫn chông
chênh giữa vùng phá nước mịt mù.
2.3.2. Tổ chức dạy học thực nghiệm
2.3.2.1. Chuẩn bị
Sau khi biên soạn đầy đủ hệ thống câu hỏi, bài tập phục vụ cho việc khai
thác các yếu tố không – thời gian nghệ thuật của tác phẩm, chúng tôi xác định
đối tượng để thực hiện việc tổ chức dạy học thực nghiệm. Với tính chất là dạy
học theo hướng nâng cao, tìm hiểu sâu kiến thức, đối tượng học sinh phải là lớp
học theo định hướng khối C, vì vậy chúng tôi chọn lớp 12A3 để thực hiện.
Thời lượng dành cho toàn bài là 3 tiết (so với phân phối chương trình
trước đây là 2 tiết) sẽ giúp cho cả giáo viên và học sinh có đầy đủ thời gian đáp
ứng việc mở rộng vấn đề tìm hiểu.
Phương tiện thực hiện: bên cạnh dùng các phương tiện dạy học truyền
thống như sách giáo khoa, giáo án… chúng tôi trang bị trong phòng học hệ
thống máy tính có kết nối mạng, máy chiếu, loa…để minh họa hình ảnh, âm
thanh, tìm kiếm tư liệu. Ngoài giáo viên trực tiếp tổ chức các hoạt động học tập
cho học sinh, chúng tôi còn huy động tất cả các giáo viên trong tổ bộ môn tham
gia hỗ trợ, hướng dẫn khi học sinh gặp khó khăn.
2.3.2.2. Thực hiện
Sau khi biên soạn được hệ thống câu hỏi, chúng tôi thực hiện vận dụng
phương pháp các mảnh ghép để thực hiện bài dạy học thực nghiệm. Sau đây,
chúng tôi thực hiện minh họa một thiết kế bài học theo hướng khai thác các yếu

tố không – thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Phần áp dụng được thực hiện ở
mục Những nét đặc sắc về nghệ thuật.
Tiết 69, 70,71:

Chiếc thuyền ngoài xa
(Nguyễn Minh Châu)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :Giúp học sinh :
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu
thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi
đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc
sống và con người.
- Thấy được những sự thật khắc nghiệt của người dân, nhất là dân vùng biển và
nhiều nơi khác: dù chiến tranh đã đi qua, nhưng cuộc chiến khác cũng rất khốc
liệt, nan giải.
- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo,
khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và
tài hoa; thấy được nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật và lựa chọn các yếu tố
không – thời gian nghệ thuật rất tinh tế của nhà văn.
8


2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện ngắn hiện đại.
3. Về thái độ: Có cái nhìn đúng đắn, đa chiều khi xem xét một sự vật, hiện
tượng; biết rung động, yêu thương, cảm thông với số phận bất hạnh của con
người trong cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: hình thành và phát huy khả năng
suy nghĩ độc lập; năng lực phản biện; năng lực làm việc theo nhóm và làm việc
độc lập; rèn luyện năng lực tư duy hệ thống; năng lực phân tích và khả năng
thuyết trình.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: SGK, SGV, TLTK, phiếu học tập.
- Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh: GV
tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận bài học.
- Tài liệu tham khảo: SGK, SGV Ngữ Văn 12, tập 2 - NXB GD, năm 2007;
Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 - NXB Đại Học Sư Phạm, năm 2006, Phan
Trọng Luận chủ biên.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị tài liệu học tập: N.Văn 12, tập 2, sách tham khảo.
- Đọc bài, soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Tiểu dẫn (Tiết 69- (13 phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật: Phát vấn, gợi mở.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân (GV đặt câu hỏi, HS dựa vào
SGK và sự hiểu biết của mình để trả lời).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS Đọc mục Tiểu dẫn và tóm tắt những I. Tiểu dẫn
nét chính về tác giả, kể tên những sáng tác
1. Tác giả
tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu?
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Ông “thuộc trong số những nhà văn mở
đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta
hiện nay".
- Sau 1975, NMC là một trong số những nhà

văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám
phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.
Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông
là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành
trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn
thiện nhân cách.
HS tóm tắt những nét chính về tác phẩm
- Tác phẩm chính (SGK)
Chiếc thuyền ngoài xa.
2. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
- Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của
9


Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt
Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng
tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở
giai đoạn sáng tác thứ hai.
- Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến
quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung
cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).
Hoạt động 2: Đọc- tóm tắt và tìm hiểu bố cục của tác phẩm (Tiết 69- (25
phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật: Phát vấn, gợi mở.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân (GV đặt câu hỏi, HS dựa vào
SGK và sự hiểu biết của mình để trả lời).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt

GV tổ chức cho HS đọc văn
II. ĐỌC- HIỂU
bản, tóm tắt và chia đoạn.
1. Đọc - tóm tắt tác phẩm.
HS trên cơ sở đọc ở nhà, trình 2. Bố cục
bày tóm tắt, chia đoạn.
- Truyện chia làm 2 đoạn lớn:
+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã
biết mất"). Hai phát hiện của người nghệ sĩ
nhiếp ảnh.
+ Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn
bà làng chài.
2. Phân tích văn bản:
GV nêu câu hỏi và tổ chức 2.1. Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của
cho HS thảo luận:
người nghệ sĩ nhiếp ảnh
Phát hiện thứ nhất của người - Bức tranh thiên nhiên hoàn hảo, "trời cho":
nghệ sĩ nhiếp ảnh là phát hiện + "Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu ....
đầy thơ mộng. Anh (chị) cảm tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái
nhận như thế nào về vẻ đẹp chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái
của chiếc thuyền ngoài xa trên khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".
biển sớm mù sương mà người + Đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” của người
nghệ sĩ chụp được?
nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp “trời cho” trên mặt
HS thảo luận, cử đại diện biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh
trình bày trước lớp.
chỉ gặp một lần.
- Tâm trạng của người nghệ sĩ: sung sướng,
hạnh phúc, thấy tâm hồn được thanh lọc, thấy
cái đẹp chính là đạo đức...

Hoạt động 3: Đọc- hiểu những phát hiện đày nghịch lí của người nghệ sĩ
nhiếp ảnh (Tiết 70- (45 phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật: Phát vấn, gợi mở.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm kết hợp cá nhân (GV đặt câu
hỏi, HS dựa vào SGK và sự hiểu biết của mình để trả lời).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV nêu câu hỏi và tổ chức
3. Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của
10


Hoạt động của thầy và trò
cho HS thảo luận:
Phát hiện thứ hai của người
nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy
nghịch lí. Anh đã chứng kiến
và có thái độ như thế nào
trước những gì diễn ra ở gia
đình thuyền chài.
HS thảo luận, phát biểu.

Nội dung cần đạt
người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: từ
chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra
một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu;
một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi
việc đánh vợ như một phương cách để giải toả
những uất ức, khổ đau... Đây là hình ảnh đằng

sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa
bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu
như trò đùa quái ác của cuộc sống.
- Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ
một cách vô lí và thô bạo, Phùng đã “kinh ngạc
đến mức, trong mấy phút đầu .... vứt chiếc máy
ảnh xuống đất, chạy nhào tới”.
=> Nghệ sĩ Phùng nhận ra: đằng sau vẻ đẹp
toàn bích của thiên nhiên là nỗi đau khổ, lầm
than của con người. Cuộc sống nhiều bất ngờ,
nghịch lí, trớ trêu.
chuyện của người đàn bà ở
4. Câu chuyện của của người đàn bà ở toà
toà án huyện nói lên điều gì? án huyện
- HS thảo luận nhóm, cử đại - Là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp
diện trình bày.
những người như Phùng, Đẩu hiểu rõ nguyên
do của những điều tưởng như vô lí...
-> Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài,
tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ
dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc,
hiện tượng của đời sống.
Hoạt động 4: Đọc- hiểu phần bản chất các các nhân vật (Tiết 71- (43 phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật: Phát vấn, gợi mở.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm kết hợp cá nhân (GV đặt câu
hỏi, HS dựa vào SGK và sự hiểu biết của mình để trả lời).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
5. Về các nhân vật trong truyện
HS nêu cảm nghĩ về các nhân vật: người

đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị a. Về người đàn bà vùng biển:
em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
- Cách gọi phiếm định “người đàn bà”.
- Số phận bất hạnh: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ,
(HS làm việc cá nhân, phát biểu trước
xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”,
lớp)
-> người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời
nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.
- Thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng
đánh, không kêu van, không chống trả, không
trốn chạy.
- “tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm
11


Hoạt động của thầy và trò
Gợi ý: Về người đàn ông độc ác? Từ các
chi tiết để làm rõ sự thô bạo của ông ta?.

Về chị em thằng Phác? chi tiết nào thể
hiện rõ?

Suy nghĩ của anh (chị) về người nghệ sĩ
nhiếp ảnh?

Nội dung cần đạt
trầm trong cái việc hiểu thấu các lẽ đời hình
như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài”....
-> Một sự cam chịu đáng chia sẻ, cảm thông.

Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng
dáng bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao
dung, giàu lòng vị tha.
b. Về người đàn ông độc ác:
- Cách gọi phiếm định "lão đàn ông", “mái tóc
tổ quạ”, “chân chữ bát”, hai con mắt đầy vẻ độc
dữ.
- Trước kia: cục tính nhưng hiền lành.
- Bây giờ: vũ phu, tàn bạo.
-> vừa là nạn người của cuộc sống khốn khổ,
vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người
thân của mình. Phải làm sao để nâng cao cái
phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô
bạo ấy.
c. Chị em thằng Phác:
- Người chị: Bị đẩy vào tình thế khó xử, là một
cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để
tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em
làm việc trái luân thường đạo lí.
-> Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ
đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản
được việc làm dại dột của đứa em, biết chăm
sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện.
- Thằng Phác thương mẹ theo kiểu một cậu bé
con còn nhỏ, theo cái cách một đứa con trai
vùng biển.
+ Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên
khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những
giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ
chặng chịt”.

+ “nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng
thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì
mẹ nó không bị đánh”.
-> Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm
động bởi tình thương mẹ dạt dào.
d. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
- Là người lính từng vào sinh ra tử, căm ghét
mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì
điều thiện, lẽ công bằng.
- Xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi
12


Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt
của thuyền biển lúc bình minh.
- Tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái
xấu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên
biển.
-> Phùng hiểu rõ: trước khi là một nghệ sĩ biết
rung động trước cái đẹp, hãy làm một người
biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường
tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng
đáng với con người.

Hoạt động 5: Tìm hiểu những nét độc đáo trong nghệ thuật thể hiện của tác
phẩm.
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Phát vấn, gợi mở; thảo luận nhóm với kĩ thuật
khăn phủ bàn.

Hình thức tổ chức: Chia 4 nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trình bày, các
thành viên khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động của thầy và trò
Cách xây dựng cốt truyện của
Nguyễn Minh Châu trong tác
phẩm này có gì độc đáo?
- HS tiến hành:
a) Tóm tắt lại tình huống.
b) Bình luận về ý nghĩa của
tình huống.

HS nhận xét về ngôn ngữ
nghệ thuật của tác phẩm trên
hai phương diện:

Nội dung cần đạt
6. Những nét độc đáo về nghệ thuật
a. Cách xây dựng cốt truyện độc đáo
- Tình huống: Phùng rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo- thơ
mộng của thuyền biển và phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi
vợ chồng bước ra từ con thuyền “thơ mộng” đó.
- Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh hình ảnh người đàn
bà nhẫn nhục chịu đựng “đòn chồng”, Phùng còn được chứng kiến
phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha đối với
mẹ.
-> Phùng có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái
ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính chất
người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đầu)
và hiểu thêm chính mình.
Ý nghĩa: Tác giả xây dựng được tình huống độc đáo, ở đó bộc lộ

mọi mối quan hệ, khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách,
tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc
đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện
đời sống.
b. Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm
- Ngôn ngữ người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa
thân của tác giả.
-> tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng
khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức
thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng
người.
c. Lựa chọn không gian nghệ thuật có nhiều sức gợi; thời gian
nghệ thuật lắng đọng mà bao quát, rộng mở
Học sinh xác đinh: Vùng biển miền trung – nơi từng là chiến
trường cũ của Phùng: có bãi cát với những chiếc xe tăng và xe rà
phá mìn hỏng; có chiếc thuyền lưới vó là không gian sống của gia
đình hàng chài; căn phòng ở tòa án – nơi người đàn bà hàng chài
kể về cuộc đời éo le của mình

13


Hoạt động của thầy và trò
a) Về ngôn ngữ người kể
chuyện?
b) Về ngôn ngữ nhân vật?

Nội dung cần đạt
Không gian NT chính: bãi cát hoang vắng và ở tòa án huyện vùng

biển miền trung là những nơi đã tập trung thể hiện toàn bộ câu
chuyện về gia đình hàng chài; dịch chuyển theo hướng thu hẹp dần;
Không gian gợi lên sự khốc liệt của cuộc chiến với nghèo đói và
bạo lực sau chiến tranh.

Tháng Bảy âm lịch – mùa động biển, hết sức gian nan, chật vật

Chia lớp thành 4 nhóm thảo
luận
Nhóm 1: - Hãy xác định
không gian nghệ thuật trong
tác phẩm? (tìm các chi tiết chỉ
địa điểm, nơi chốn diễn ra
từng sự kiện chính trong tác
phẩm?)

Sáng sớm mờ sương – sử khởi đầu cho một ngày đầy trớ trêu của
gia đình hàng chài; Buổi chiều trong căn phòng của Đẩu – buổi
chiều u ám không lối thoát của gia đình hàng chài; Đêm khuya có
những cơn giông – đời sống mong manh của ngư dân vùng biển.

Nhóm 2: - Không gian nào là
không gian chính? Nơi chứa
đựng câu chuyện chính? Không gian nghệ thuật có sự
dịch chuyển như thế nào? Ý
nghĩa của sự dịch chuyển đó
là gì? Không gian của câu
chuyện chính gợi cho anh chị
những suy nghĩ, liên tưởng
gì?

Nhóm 3: - Tìm những chi tiết
trong tác phẩm cho thấy yếu
tố thời gian nghệ thuật?
(Phùng đến vùng biển này vào
tháng mấy âm lịch? Thời gian
này ở vùng biển người dân
gặp những khó khăn gì?
Nhóm 4: Lúc Phùng chụp
được bức ảnh có ý nghĩa thế
nào với một ngày mới? Khi
người đàn bà ở trong phòng
của tòa án huyện là thời điểm
có ý nghĩa gì?
14


3.3. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (2 phút)
a. Tổng kết:
- Tác phẩm thể hiện khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con
người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác.
- Tác phẩm đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người.
b. Hướng dẫn học tập: Chuẩn bị bài Thực hành về hàm ý.
2.4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT nói chung
Dạy học Ngữ văn ở trường THPT là sự tiếp cận ở một mức cao hơn, chủ
động, tích cực hơn so với cấp dưới. Nếu như ở cấp THCS học sinh mới chỉ tiếp
cận văn bản văn học ở các tầng nghĩa hiển ngôn của nó, thì học sinh THPT được
yêu cầu so sánh, liên tưởng, tưởng tượng các sự kiện, chi tiết cả trong và ngoài
văn bản. Do vậy, dạy học từ biện pháp khai thác ý nghĩa, giá trị của nghệ thuật
thể hiện, trong đó có yếu tố không – thời gian nghệ thuật của văn bản sẽ giúp

quá tình dạy học Ngữ văn có chiều sâu hơn.
Phân tích được vai trò của không – thời gian nghệ thuật đối với chủ đề, tư
tưởng của tác phẩm nghĩa là đã đánh giá khá toàn diện cảm quan nghệ thuật và
điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật và cảm xúc sáng tạo của nhà văn.
2.4.2. Đối với công tác giáo dục và dạy học của bản thân
Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, hiệu quả mang lại từ biện pháp này
là rất đáng kể. Trước hết, đó là kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tiếp cận, khám
phá và đọc sâu các yếu tố ngoài văn bản – một hướng tiếp cận hiện đại, toàn
diện và phù hợp xu hướng của quá trình sáng tác, phê bình và giáo dục học
đương đại.
Từ góc độ giảng dạy, khi vận dụng việc phân tích ý nghĩa, giá trị yếu tố
không – thời gian nghệ thuật trong dạy học tác phẩm văn xuôi, người dạy sẽ tạo
ra được các khoảng tróng cần thiết để học sinh hứng thú với văn bản.
2.4.3. Đối với kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh trường THPT
Thường Xuân 2.
Môn Ngữ văn, nếu không tạo cho học sinh tam thế tốt, niềm hứng thú
khám phá những cái mới thì sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu tốt đẹp như
chúng ta mong muốn. Khi đó sẽ dân đến tình trạng thầy chỉ dạy theo lối minh
họa, trò chỉ học kiểu đối phó, học đẻ thi cử.
Với cách dạy học từ biện pháp tiếp cận, phân tích các yếu tố không – thời
gian nghệ thuật trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, chúng tôi khẳng định
rằng học sinh đã cảm thấy rất tự tin, tự hào khi các em được thoải mái tìm hiểu,
khám phá, thoải mái lựa chọn, trình bày và thực sự làm chủ kiến thức trong bài
học. Đặc biệt, ở góc độ tiếp cận này, việc dạy học môn Ngữ văn của giáo viên và
học sinh đã vượt ra ngoài phạm vi kiến thức sách vở, nhận ra được sự gần gũi
thực sự giữa văn học và cuộc sống.
15


Sau đây chúng tôi đưa ra bảng thống kê kết quả dạy học giữa lớp thực

nghiệm và lớp đối chứng trong bài kiểm tra sau khi vận dụng kết quả nghiên
cứu.
Lớp/sĩ số
12A2/40 – Lớp đối chứng
12A3/40 – Lớp thực nghiệm

Kết quả xếp loại bài kiểm tra môn Ngữ văn
Trung
Giỏi
Khá
Yếu
Kém
bình
14(35,0
16
8
1(2,5%)
1 (2,5%)
%)
(40,0%) (20,0%)
19
15
3 (7,5%)
3 (7,5%)
0
(47,5%) (37,5%)

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa từ biện pháp

phân tích các yếu tố không – thời gian nghệ thuật, từ khi áp dụng vào thực tiễn
hoạt động dạy học, chúng tôi khẳng định rằng đây là một giải pháp đúng, phù
hợp với đối tượng học sinh học định hướng khối C, ít nhất là tại trường THPT
Thường Xuân 2.
Những giải pháp, biện pháp chúng tôi xây dựng trong đề tài là kết quả lao
động chăm chỉ, tích cực của thầy và trò, là những tìm tòi, cải thiện nhằm góp
phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung, và nhằm nâng cao
hiệu quả học tập môn học này cho học sinh miền núi.
Từ bảng thống kê trên, chúng tôi khẳng định rằng việc hướng dẫn học
sinh phân tích các yếu tố không – thời gian nghệ thuật trong văn bản Chiếc
thuyền ngoài xa mang lại những hiệu quả rất tích cực cho quá tình dạy học môn
Ngữ văn ở trường THPT Thường Xuân 2.
3.2. Kiến nghị
Thứ nhất các cấp quản lí giáo dục tiếp tục tinh giảm nội dung, khối lượng
kiến thức mà giáo viên và học sinh phải thực hiện trong quá trình dạy học,
hướng tới việc tổ chức dạy học theo chuyên đề.
Thứ hai là không đánh giá, xếp loại gây ức chế, hoang mang khi giáo viên
tổ chức dạy học có những điểm mới lạ, khác biệt mà vẫn đảm bảo mục tiêu giáo
dục.
Thứ ba: cần phải thực hiện chế độ học tập trên lớp gắn liền với các hoạt
động trỉa nghiệm thực tiễn để học sinh thấy rằng kiến thức sách vở không nhàm
chán, hoàn toàn có thể gặp trong thực tiễn đời sống.
Xác nhận của lãnh đạo đơn vị
Tôi cam đoan sáng kiến kinh nghiệm là
do tôi viết, không copy, sao chép của ai.
Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.
Cầm Bá Đường
16



17


Tài liệu tham khảo
1. Lại Nguyên Ân (2017), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Hùng (2009), Chuyên đề Ngữ văn, Nxb Đại học sư phạm, Hà
Nội.
4. Phương Lựu và nhóm tác giả (Tái bản lần thứ ba) (2003), Lí luận văn học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Phan Trọng Luận và nhóm tác giả (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, Tập 2,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Phan Trọng Luận và nhóm tác giả (2009),Sách giáo khoa Ngữ văn 12, Tập 2
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Phan Trọng Luận và nhóm tác giả (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12 Nâng
cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Cầm Bá Đường
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn,
Xuân 2
Cấp đánh giá
xếp loại

TT
Tên đề tài SKKN
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
1.
Một số biện pháp hướng dẫn Ngành GD cấp
Tỉnh
đọc thêm tác phẩm văn học ở
2.

trường THPT
Một số giải pháp khắc phục
lỗi chính tả cho học sinh qua

Trường THPT Thường
Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C

2005-2006

Ngành GD cấp
Tỉnh

C


2009-2010

Ngành GD cấp
Tỉnh

C

2011-2012

Ngành GD cấp
Tỉnh

C

2013-2014

C

2015-2016

Năm học
đánh giá
xếp loại

dạy học Ngữ văn ở trường
3.

THPT Thường Xuân 2
Giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh qua các văn bản văn


4.

học ở trường THPT
Tích hợp giáo dục ý thức giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc
cho học sinh qua dạy học
Ngữ văn 12 ở trường THPT

5.

Thường Xuân 2
Nâng cao hiệu quả hướng dẫn Ngành GD cấp
Tỉnh
học sinh trường THPT
Thường Xuân 2 phân tích tác
phẩm văn xuôi qua sự đối
sánh văn bản

19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN
NGOÀI XA TỪ BIỆN PHÁP PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA YẾU TỐ

KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

Người thực hiện: Cầm Bá Đường
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2019
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài:...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu:....................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................2
2. Nội dung:........................................................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận:...............................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề:.....................................................................................5
2.2.1. Sách giáo khoa và Sách giáo viên trong nhà trường chưa chú ý đề cập
đến các yếu tố không – thời gian nghệ thuật của tác phẩm...........................5
2.2.2. Một số tài liệu tham khảo của các tác giả là chuyên gia cũng chưa
thấy đề cập..........................................................................................................6
2.3. Các giải pháp, biện pháp giải quyết vấn đề:............................................6
2.3.1. Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy học để giải quyết vấn đề.......6
2.3.2. Tổ chức dạy học thực nghiệm:...............................................................8
2.3.2.1. Chuẩn bị:...............................................................................................8
2.3.2.2. Thực hiện...............................................................................................8
2.4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:................................15
2.4.1. Đối với hoạt động dạy học môn Ngữ văn nói chung:...........................15

2.4.2. Đối với công tác giáo dục và dạy học của bản thân:.............................15
2.4.13. Đối với kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh trường THPT
Thường Xuân 2:.................................................................................................15
3. Kết luận, kiến nghị:.......................................................................................16
3.1. Kết luận:......................................................................................................16
3.2. Kiến nghị:....................................................................................................16
Tài liệu tham khảo:...........................................................................................17
Danh mục SKKN đã được Hội đồng SKKN ngành Giáo dục và Đào tạo cấp
tỉnh xếp loại........................................................................................................18
2


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Cầm Bá Đường
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn, Trường THPT Thường
Xuân 2
Kết quả
Cấp đánh giá
đánh giá Năm học
xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
xếp loại
huyện/tỉnh; Tỉnh...)


2.

3.
4.

5.

1. Một số biện pháp hướng dẫn
đọc thêm tác phẩm văn học ở
trường THPT
Một số giải pháp khắc phục
lỗi chính tả cho học sinh qua
dạy học Ngữ văn ở trường
THPT Thường Xuân 2
Giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh qua các văn bản văn
học ở trường THPT
Tích hợp giáo dục ý thức giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc
cho học sinh qua dạy học
Ngữ văn 12 ở trường THPT
Thường Xuân 2
Nâng cao hiệu quả hướng dẫn
học sinh trường THPT
Thường Xuân 2 phân tích tác
phẩm văn xuôi qua sự đối
sánh văn bản

(A, B, hoặc C)


Ngành GD cấp
Tỉnh

C

2005-2006

Ngành GD cấp
Tỉnh

C

2009-2010

Ngành GD cấp
Tỉnh

C

2011-2012

Ngành GD cấp
Tỉnh

C

2013-2014

Ngành GD cấp

Tỉnh

C

2015-2016

3



×