Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém môn vật lý lớp 10 phần phần các định luật bảo toàn tại trường THCSTHPT bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.25 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THCS&THPT BÁ THƯỚC
----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TỶ LỆ HỌC SINH
YẾU KÉM MÔN VẬT LÝ 10 PHẦN CÁC ĐỊNH LUẬT
BẢO TOÀN TẠI TRƯỜNG THCS&THPT BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Ngân Duy Tiền
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn : Vật Lý

THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC

Trang
0


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Nguyên nhân khách quan học sinh học yếu môn Vật Lý


2.2.2. Nguyên nhân chủ quan học sinh học yếu môn Vật Lý
2.2.3. Kết quả môn Vật Lý học kỳ 1
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Các giải pháp chung
2.3.1.1. Giờ học chính khóa buổi sáng
2.3.1.2. Giờ học phụ đạo, bồi dưỡng buổi chiều
2.3.1.3. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh
2.3.2. Thực nghiệm dạy học chương IV “Các định luật bảo toàn” Vật lý
10 cơ bản.
2.3.2.1. Chủ đề 1:Động lượng, định luật bảo toàn động lượng.
2.3.2.2. Chủ đề 2. Năng lượng chuyển động cơ
2.4. Hiệu quả đề tài
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận:
3.2. Kiến nghị

1
1
1
1
1
2
2
2
3
3
3
3
3
3

4
4
5
5
12
19
20
20
20

1


Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Vật lý 10-NXB-GD-Năm 2008.
2. Giáo trình vật lí đại cương tập 1 phần cơ nhiệt- Nguyễn Xuân Chi- NXB
Bách khoa Hà Nội.
3. Kiến thức cơ bản nâng cao vật lý(tập 1)- Vũ Thanh Khiết- NXB Hà Nội.
4. Chuyên đề bồi dưỡng vật lý 10 - Nguyễn Đình Đoàn - NXB Hà Nội.


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Sau 10 năm công tác tại trường THPT Bá Thước, năm 2006 tôi chuyển
vào công tác tại trường THPT Bá Thước 3 và hiện tại là trường THCS&THPT
Bá Thước, học sinh của trường đa phần là học sinh thuộc 6 xã vùng đặc biệt khó
khăn, dân trí thấp, đầu vào 10 THPT rất thấp, một bộ phận không nhỏ học sinh
hỏng kiến thức cơ bản, yếu toán, ý thức học tập chưa cao, các em chưa có động
cơ, mục đích học tập rõ ràng dẫn đến các em lười học, ngại học, …Kết quả cuối
kỳ, cuối năm, kết quả các kỳ thi tốt nghiệp và đại học tỷ lệ yếu kém cũng rất

cao.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập môn Vật Lý, học sinh có
ý thức tự giác học tập, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém là câu hỏi thường trực luôn
khiến tôi băn khoăn trăn trở trong những năm công tác qua.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Vật Lý cụ thể về phần “Các định luật
bảo toàn” Vật lý 10, tôi nhận thấy đại đa số học sinh gặp vướng mắc khi giải các
bài tập về định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn cơ năng, nhất là
học sinh yếu, kém vì các em yếu toán, kỹ năng, phân tích tổng hợp còn nhiều
hạn chế nên các em rất lười tư duy, chưa có phương pháp học tập phù hợp khi
học cũng như giải các bài tập phần này. Nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các
em học sinh, cung cấp kiến thức và các dạng bài tập cơ bản, chỉ rõ phương pháp
và sự kết hợp có tính khoa học trong quá trình học tiếp cận kiến thức và làm
những bài tập phần này cũng như giúp các em có sự hứng thú, yêu thích, sáng
tạo đối với môn học Vật Lý hơn. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số giải
pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém môn Vật lý lớp 10 phần các định luật
bảo toàn tại trường THCS&THPT Bá Thước” . Hi vọng đề tài sẽ góp phần
nâng cao hơn chất lượng giảng dạy môn Vật Lý ở trường THCS&THPT Bá
Thước và trở thành tài liệu hữu ích cho đồng nghiệp và các em học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng tới việc đưa ra ba giải pháp cơ bản giúp cho học sinh yếu
kém có thể ghi nhớ nội dung kiến thức cơ bản, biết cách tự học và vận dụng kiến
thức vào giải các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa đồng thời nâng dần tiếp
cận các bài tập nâng cao.
Đề tài mong muốn trở thành tài liệu tham khảo hửu ích đối với bạn bè
đồng nghiệp và các em học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung và phương pháp giảng dạy lý thuyết chương IV cũng như bài
tập ứng dụng các định luật bảo toàn Vật Lý 10 cơ bản.
Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 10A 1; 10A2;
10A3; 10A4 năm học 2018-2019 tại trường THCS&THPT Bá Thước.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy.
Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, xử lý số liệu.
1


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định
hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với
mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị
văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được
các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học”.
Hoạt động dạy với vai trò chủ đạo của giáo viên là sự tổ chức, điều khiển
tối ưu quá trình truyền đạt nội dung hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách
khoa học cho học sinh tiếp thu (lĩnh hội). Hoạt động dạy do giáo viên làm chủ
thể và tác động vào đối tượng là học sinh và hoạt động nhận thức của học sinh.
Hoạt động học với vai trò chủ động của học sinh là sự tự điều khiển tối
ưu quá trình tiếp thu (lĩnh hội) một cách tự giác, tích cực, tự lực nội dung hệ
thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà giáo viên truyền đạt nhằm phát triển và hình
thành nhân cách học sinh. Hoạt động học do học sinh làm chủ thể và tác động
vào đối tượng là nội dung kiến thức mới chứa đựng trong tài liệu học tập.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Nguyên nhân khách quan dẫn đến học sinh học yếu môn Vật Lý
Do bệnh thành tích ở các cấp học dưới, các em không cần học bài và làm
bài tập về nhà vẫn được lên lớp đều đều. Do môn Vật lý thi dưới hình thức trắc
nghiệm khách quan nên học sinh không học bài vẫn làm bài được nên có những
em không học vẫn điểm cao, vẫn được lên lớp dẫn đến tạo cho các em tâm lý ỷ

lại, chủ quan và cả khinh nhờn trong học tập.
Đa số các em học sinh sống trên địa bàn có đường xá đi lại, kinh tế khó
khăn, dân trí thấp, nhiều gia đình lo kiếm tiền không quản lý, quan tâm đến con
cái, không coi trọng việc học hành. Trong khi đó các loại hình vui chơi giải trí
bùng nổ ở mọi nơi, mọi lúc đang đầu độc và làm hao tổn bao nhiêu thời gian
dành cho việc học tập của học sinh. Sự phát triển công nghệ thông tin, du nhập
văn hóa không lành mạnh, truyền thống, phong tục tập quán, sự thay đổi tâm
sinh lý lứa tuổi, khiến nhiều em yêu sớm, ảnh hưởng đến việc học.
Phong trào hiếu học ở các địa phương, sự vượt khó vươn lên của các em
học sinh cũng manh mún và mờ nhạt, dẫn đến trào lưu ngại học, lười học của
phần đa học sinh phổ biến hơn.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến học sinh học yếu môn Vật Lý
Đa số học sinh chưa xác định được động cơ, mục đích học tập rõ ràng,
nên không có ý chí phấn đấu và cố gắng trong học tập. Một bộ phận không nhỏ
học sinh hỏng kiến thức toán ở các lớp dưới, mất căn bản, khả năng tính toán rất
yếu, dẫn đến lười học, ngại làm bài tập ở nhà, và cảm thấy học Vật Lý rất khó.
Một bộ phận không nhỏ học sinh ý thức tự giác học tập chưa cao, lười
học, ngại học, rất ít học bài, đọc tìm hiểu bài mới và làm bài tập ở nhà, đến lớp
không tập trung chú ý học tập, còn thụ động khi tiếp thu kiến thức mới, chưa
2


biết cách học bài, chủ yếu là học thuộc lòng, làm bài tập chép sách giải đối phó
với giáo viên.
2.2.3. Kết quả môn Vật Lý học kỳ I năm học 2018-2019
Lớp
SL -% HS khá, giỏi
SL-% HS TB
SL-% HS yếu, kém
10A1

7- 17%
24-58,5%
10-24,5%
10A2
14-34%
16-39%
11-27%
10A3
15-35,7%
17-40,5%
10-23,8%
10A4
11- 25,5%
20 - 46,5%
12-28%
Kết quả học kỳ I, tỷ lệ học sinh trung bình và yếu kém còn rất cao, làm
thế nào để giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi môn Vật
lý là một vấn đề cấp thiết phải tìm giải pháp tối ưu. Từ thực trạng đó tôi đã đưa
ra một số giải pháp và đã áp dụng đem lại hiệu quả rất khả quan xin được chia
sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các giải pháp chung
Việc bồi dưỡng học sinh yếu, kém được tiến hành ở:
Lớp học chính khóa vào buổi sáng.
Lớp học phụ đạo, bồi dưỡng buổi chiều.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng toán có liên quan trong từng dạng bài tập,
hướng dẫn nêu phương pháp giải thật cụ thể, tỷ mỉ.
Hướng dẫn, định hướng, giao nhiệm vụ cụ thể cho các em về nhà. Kết
hợp chặt chẽ với GVCN lớp dạy trong việc phối hợp kiểm tra việc chuẩn bị bài
mới và làm bài tập ở nhà của học sinh.

2.3.1.1. Giờ học chính khóa vào buổi sáng
+ Đối với giáo viên
Dạy chậm, nói ngắn gọn, cụ thể, chi tiết và dễ hiểu, lựa chọn nội dung
kiến thức giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Giảng kỹ những chỗ quan
trọng, nhắc lại nhiều lần để cho học sinh khắc sâu. Chú ý phân tích các sai lầm
mà học sinh thường gặp khi làm bài. Đối với các bài có các đại lượng Vật lý
mới, có nhiều công thức tính toán thì giáo viên cần nêu từng các đại lượng
trong công thức, kèm đơn vị và cho học sinh làm bài tập ví dụ sau mỗi quá
trình xây dựng hay cung cấp công thức Vật lý mới. Nếu có chứng minh định
luật, định lí, các khái niệm và bài tập Vật lý có liên quan đến toán học, giáo
viên phải dành thời gian cần thiết để ôn kiến thức toán cho các em. Khi các em
đã nhớ lại kiến thức Toán, giáo viên chuyển qua Vật lý các em dễ hiểu ngay.
Cần tiến hành thí nghiệm ngay trong giờ học, giới thiệu các dụng cụ Vật lý để
học sinh dễ hình dung, cần phải có hình vẽ minh họa để các em nhớ lâu, không
nhất thiết bắt học sinh học thuộc lòng từng câu, từng chữ trong bài, phải hướng
dẫn cho học sinh cách học bài.
Cho học sinh thảo luận nhóm, hạn chế việc đọc chép, nên có biện pháp
giúp học sinh có thể nắm nội dung bài tại lớp.
Đối với học sinh yếu Toán, thì không nóng vội cung cấp lượng kiến thức
toán quá nhiều cùng một lúc sẽ gây rối cho các em, nên chỉ cung cấp kiến thức
Toán cho bài học đó hoặc bài tập đó mà thôi, giảm bớt áp lực cho các em và
3


cho nhiều dạng bài tập tương tự để các em dần dần thích nghi. Khi đó, tình
hình học tập của các em sẽ khá hơn, hứng thú hơn, giáo viên sẽ đỡ mệt hơn khi
dạy.
+ Đối với học sinh
Trong quá trình giảng dạy, bằng nghiệp vụ sư phạm của mình, tôi điều
khiển học sinh tự nguyện tham gia tích cực vào các hoạt động như: Chú ý nghe

giáo viên giảng bài, tập trung suy nghĩ, theo dõi tiến trình bài giảng và phải tham
gia vào xây dựng bài, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra thảo luận
và làm việc theo nhóm, và làm các bài tập ví dụ, phải tuân thủ theo sự hướng
dẫn của giáo viên khi làm thí nghiệm. Tuyệt đối không được làm việc riêng. Nếu
có vấn đề gì chưa hiểu thì phải mạnh dạn hỏi ngay để được giải đáp. Ghi nhận
lại những điều giáo viên căn dặn về nhà.
2.3.1.2. Giờ học phụ đạo, bồi dưỡng buổi chiều
+ Đối với giáo viên
Ôn tập kỹ lý thuyết, ôn những kiến thức toán có liên quan cho học sinh.
Phân loại thành các dạng bài tập, hướng dẫn cho học sinh phương pháp giải và
cho học sinh làm các bài tập vận dụng cơ bản tương tự sách giáo khoa, và nâng
dần mức độ khó hơn khi các em đã làm được các bài đơn giản, để các em tham
gia tích cực vào tiết học phụ đạo tôi:
* Chỉ cho các em từ cách làm bài, cách trình bày, cách tính toán.
* Cho các em thêm bài tập về nhà vừa phải.
* Hướng dẫn thật kỹ cho học sinh cách học bài và làm bài tập ở nhà.
+ Đối học sinh
Khi giảng dạy tôi luôn đặt ra yêu cầu đối học sinh phải: Ôn tập kỹ lý
thuyết đã học, chú ý bổ sung các kiến thức toán bị hỏng căn bản, và tập trung
suy nghĩ, thảo luận nhóm và làm bài tập giáo viên đề ra.
2.3.1.3. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
Đối tượng học sinh yếu kém thường lười học, ngại học và các em cảm
thấy học không hiểu bài, để đưa đối tượng này tham gia vào quá trình học tập
cùng với các học sinh tích cực trong lớp đòi hỏi giáo viên phải kiểm tra và có
biện pháp cụ thể, gắn trách nhiệm cho các em khi về nhà. Yêu cầu học sinh này
làm bài tập về nhà (Trước khi làm bài tập các em phải đọc lại bài, lọc ra các
công thức, tên của các đại lượng trong công thức, đơn vị đo của chúng sau đó
làm bài tập (phải tự làm). Để tránh các em đối phó tôi không bắt các em phải
làm hết bài tập nhưng những bài không làm được phải chỉ rõ chỗ khó, những
điều không hiểu,…), soạn bài mới trước khi đến tiết học sau(hoặc làm việc theo

nhóm xây dựng nội dung các câu hỏi giáo viên giao). Việc soạn bài giúp các em
học sinh đọc và tìm hiểu bài mới trước ở nhà, tôi yêu cầu các em soạn theo các
câu hỏi trong sách giáo khoa (phần câu hỏi lý thuyết, và các câu hỏi trong bài),
ghi lại những vấn đề các em chưa hiểu, để khi học ở lớp có thể hỏi giáo viên
ngay, sau buổi học trên lớp, yêu cầu các em xem lại bài và làm bài tập giáo viên
giao, với 4 lần: soạn bài, học bài ở lớp, xem lại bài và làm bài tập về nhà, học
bài cũ trước khi học tiết học tiếp theo sẽ giúp học sinh yếu kém ghi nhớ kiến
thức tốt hơn, hiểu bài hơn.
4


Để học sinh có ý thức soạn bài và làm bài tập về nhà, giáo viên cần có
biện pháp kiểm tra thường xuyên, nhờ ban cán sự lớp kiểm tra ghi lại, kết hợp
kiểm tra khi kiểm tra bài cũ trong các tiết học, tiết bài tập, và kết hợp với giáo
viên chủ nhiệm có biện pháp xử lý đối với các học sinh không chịu soạn bài và
làm bài tập về nhà, cũng như có ý thức học tập chưa tốt trong các tiết học trên
lớp.
2.3.2. Thực nghiệm dạy học chương IV “Các định luật bảo toàn” Vật Lý 10
cơ bản.
2.3.2.1. Chủ đề 1: Động lượng, định luật bảo toàn động lượng (5 tiết)
Hai tiết dạy chính khóa buổi sáng và ba tiết dạy phụ đạo buổi chiều.
Mô tả chuỗi hoạt động học và thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời gian
Tạo tình huống vấn đề về động lượng, 10 phút
Khởi động Hoạt động 1
định luật bảo toàn động lượng.
Tìm hiểu khái niệm xung lượng của 25 phút

Hoạt động 2
lực.
Hình thành
Hoạt động 3
Xây dựng khái niệm động lượng.
25 phút
kiến thức
Xây dựng định luật bảo toàn động 30 phút
Hoạt động 4
lượng.
Hệ thống hóa kiến thức. Xây dựng các
Luyện tập Hoạt động 5
dạng bài tập củng cố, vận dụng mở 120 phút
rộng.
Vận dụng Hoạt động 6
Hướng dẫn về nhà.
15 phút
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập hình thành kiến thức về xung lượng
của lực, động lượng: Làm một số thí nghiệm đơn giản(Búng viên bi vào tường)
và nêu phân tích thêm một số ví dụ(quả bóng, bi-a) để tạo tình huống có vấn đề
lôi cuốn học sinh vào bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về xung lượng của lực
a) Mục tiêu hoạt động: Thông qua thí nghiệm và phân tích ví dụ để học
sinh tìm tòi, nghiên cứu tiếp nhận kiến thức mới.
b, Nội dung: Giáo viên làm các thí nghiệm(búng viên bi vào tường viên
bi đang chuyển động nhanh gặp tường đổi hướng) và nêu thêm một số ví dụ, dẫn
dắt để học sinh trả lời câu hỏi và nắm được kiến thức về xung lượng của lực.
c, Kết quả hoạt động: Sản phẩm học tập cá nhân.
d, Kiến thức trọng tâm cần đạt được: Trong quá trình tổ chức hoạt
động hình thành kiến thức mới, tôi định hướng, hướng dẫn các hoạt động lôi

cuốn các em học sinh yếu cũng tham gia tích cực vào bài học và tham gia trả lời
r
câu hỏi, xây dựng chốt lại hình thành kiến thức: Khi một lực F tác dụng lên một
r
vật trong khoảng thời gian t thì tích F t được định nghĩa là xung lượng của lực
r
F trong khoảng thời gian t ấy.
- Đơn vị xung lượng của lực là: Niwton. giây (KH: N.s)
Hoạt động 3: Xây dựng khái niệm động lượng.

5


a) Mục tiêu hoạt động: Học sinh nắm được động lượng là gì? Nắm và
áp dụng được công thức tính động lượng.
b, Nội dung: Giáo viên định hướng, dẫn dắt để học sinh chủ động xây
dựng định nghĩa và công thức tính động lượng.
c, Kết quả hoạt động: Sản phẩm hoạt động cá nhân.
d, Kiến thức trọng tâm cần đạt được: Trong quá trình định hướng,
hướng dẫn, nêu các câu hỏi cho các em tham gia vào hoạt động học tôi luôn đặt
các câu hỏi đơn giản vừa sức để lôi cuốn các em học sinh yếu cũng tham gia tích
cực vào hoạt động học tập và xây dựng chốt lại hình thành kiến thức: Động
lượng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc vr là đại
lượng được xác định bởi công thức: pr  mvr ( giáo viên chỉ rõ cho học sinh m là
khối lượng có đơn vị kg; v là vận tốc có đơn vị là m/s; P: động lượng có đơn vị
kgm/s, sau đó cho một bài tập đơn giản áp dụng công thức để học sinh ghi nhớ
sâu hơn).
r
r r
Ta có: pr  pr2  pr1  mvr2  mvr1  F t p

 F t Độ biến thiên động lượng của một
vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung của tổng các lực tác dụng lên
vật trong khoảng thời gian đó.
Hoạt động 4: Xây dựng định luật bảo toàn động lượng.
a) Mục tiêu hoạt động: Thông qua bài tập ví dụ để học sinh tìm tòi,
nghiên cứu tiếp nhận kiến thức mới về định luật bảo toàn động lượng.
b, Nội dung: Giáo viên nêu bài tập ví dụ. Đặt các câu hỏi vừa sức để học
sinh tham gia vào quá trình xây dựng bài, chủ động tiếp nhận kiến thức.
c, Kết quả hoạt động: Sản phẩm học tập cá nhân học sinh.
d. Lưu ý giáo viên: Phân tích rõ để học sinh xác định được hệ cô lập, đặt
các câu hỏi vừa sức với các đối tượng học sinh và có câu hỏi dành cho đối
tượng học sinh yếu kém, lôi cuốn toàn bộ học sinh tích cực tham gia vào hoạt
động học tập để nắm được kiến thức:
Định luật bảo
toàn
động lượng : Động lượng rcủa rmột hệ
côr lập là một đại
r
r
r
lượng bảo toàn. p1  p2 = không đổi.
Hay p1  p2  p1 ' p2 '
r r
r r
trong đó, p1, p2 là các vectơ động lượng của hai vật trước khi tương tác, p1', p2'
là các vectơ động lượng của hai vật sau khi tương tác.
Giáo viên phân tích kỹ và lưu ý học sinh định luật bảo toàn động lượng
chỉ nghiệm đúng trong hệ cô lập, vì vậy khi làm bài tập phải xét xem hệ có phải
là hệ cô lập hay không sau đó mới áp dụng định luật.
Hoạt động 5. Hoạt động củng cố, vận dụng, tìm tòi mở rộng

a, Mục tiêu hoạt động: Học sinh nắm được kiến thức toán học về vectơ, lượng
giác vận dụng linh hoạt kiến thức đã học để làm các bài tập củng cố và nâng cao.
b. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên cung cấp kiến thức toán học yêu cầu học sinh vận dụng và làm bài tập
minh họa.
6


- Giáo viên giao cho học sinh phiếu học tập, yêu cầu các nhóm về thảo luận và làm
trước ở nhà.
Phiếu học tập
Bài 1: Tìm tổng động lượng (hướng và độ lớn) của hệ hai vật có khối lượng
bằng nhau m1 = m2 = 1kg. Vận tốc của vật 1 có độ lớn v1 = 1m/s và có hướng
không đổi. Vận tốc của vật 2 có độ lớn v2 = 2m/s và:
a) Cùng hướng với vật 1.
b) Cùng phương, ngược chiều.
c) Có hướng nghiêng góc 600 so với v1.
Bài 2. Một người có khối lượng m1 = 50kg đang chạy với vận tốc v1 = 3m/s thì
nhảy lên một toa goòng khối lượng m2 = 150kg chạy trên đường ray nằm ngang
song song ngang qua người đó với vận tốc v2 = 2m/s. Tính vận tốc của toa goòng
sau khi người đó nhảy lên, nếu ban đầu toa goòng và người chuyển động:
a) Cùng chiều
b) Ngược chiều. Giả thiết bỏ qua ma sát.
Bài 3. Một tên lửa khối lượng tổng cộng m = 1 tấn đang chuyển động theo
phương ngang với vận tốc v = 200 m/s thì động cơ hoạt động. Từ trong tên lửa,
một lượng nhiên liệu khối lượng m1 = 100 kg cháy và phụt tức thời ra phía sau
với vận tốc v1= 700 m/s. Tính vận tốc của tên lửa ngay sau dó.
Bài 4. Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc v0 = 25 m/s ở độ cao h = 80 m thì
nổ, vỡ làm hai mảnh, mảnh 1 có khối lượng m1 = 2,5 kg, mảnh hai có m2 = 1,5 kg.
Mảnh một bay thẳng đứng xuống dưới và rơi chạm đất với vận tốc v1’ = 90m/s. Xác

định độ lớn và hướng vận tốc của mảnh thứ hai ngay sau khi đạn nổ. Bỏ qua sức cản
của không khí. Lấy g = 10m/s2.
Chuỗi hoạt động học được tiến hành vào ba tiết phụ đạo buổi chiều như sau:
stt Bước
Nội dung
+ Giáo Định lý hàm số cosin:
a2 = b2 + c2 – 2bccosA
viên
Giá trị của các hàm số lượng giác cơ bản ứng với các góc đặc
cung
1 cấp
biệt:
Hàm\
kiến
300 450 600 900 1200
Góc
thức
1
toán
2
3
3
sin
1
học về
2
2
2
2
vectơ

1
1
3
2

cos
0

2
2
2
2
lượng
1
tan
1
||
3
 3
giác
3

7


Hướng
dẫn học
sinh
cách
chuyển

từ đại
lượng
vectơ
sang độ
lớn.

2

Giáo
viên
phân
dạng
bài tập
và nêu
phương
pháp
giải,
cũng
như lưu
ý cho
từng
dạng.

- Độngurlượng
của hệ vật
uu
r uur

p  p1  p2
ur

ur
Nếu: p1 ��p 2 � p  p1  p2
ur
ur
Nếu: p1 ��p 2 � p  p1  p2
ur ur
Nếu: p1  p 2 � p  p12  p22
r r
 p1 , p2    �

Nếu:

p 2  p12  p22  2 p1. p2 .cos

Dạng 1. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ cô
lập.
Phương pháp giải :
Để giải các bài tập dạng này, thông thường ta làm theo các
bước như sau:
- Xác định hệ vật cần khảo sát và lập luận để thấy rằng trường
hợp khảo sát hệ vật là hệ cô lập.
- Viết định luật dưới dạng vectơ.
- Chiếu phương trình vectơ lên phương chuyển động của vật
- Tiến hành giải toán để suy ra các đại lượng cần tìm.
Dạng 2. Chuyển động bằng phản lực
Phương pháp giải:
- Để giải các bài toán về chuyển động bằng phản lực, chỉ cần
áp dụng định luật bảo toàn động lượng. Cần chú ý rằng, ban
đầu hai phần của hệ có cùng vận tốc, sau đó chúng có vận tốc
khác nhau (về hướng và độ lớn).

- Chuyển động của tên lửa: Lượng nhiên liệu cháy và phụt ra
tức thời hoặc các phần của tên lửa tách rời khỏi nhau.



mv0 m1v1  m2 v2

Chuyển
dao
nhiệm
vụ học
tập: Đề
nghị
các
nhóm
học
sinh,
thảo

Chiếu lên phương chuyển động để thực hiện tính toán.
Nếu cần, áp dụng công thức
 cộng vận tốc.
v


u

(m1)

Dạng 3: Áp dụng định luật bảo toàn

động lượng cho hiện tượng
nổ, va chạm.
Phương pháp giải: (m)


v1

8
(m2)


v2


luận
làm các
bài tập
phiếu
học tập.

3

Thực
hiện
nhiệm
vụ

4

Báo

cáo,
thảo
luận

5

Kết
luận,
hợp
thức
hóa
kiến
thức.

* Sự nổ của đạn:



mv m1v1  m2 v2
r
v

r

(Đạn nổ thành hai mảnh) v
(Hệ cô lập : Fngoại  Fnội )
Hs Thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ.
GV theo dõi, phát hiện, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn, đặc biệt
quan tâm đến các em có lực học yếu hướng dẫn chỉ bảo cụ thể để
các em có thể tham gia vào quá trình làm các bài tập.

- GV hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả, hướng dẫn các
nhóm đưa ra ý kiến thảo luận, nhận xét đánh giá kết quả của
nhóm khác.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
- Giáo viên tổng kết lại và chỉ rõ cách áp dụng từng phương
pháp cụ thể của từng dạng để giải từng bài tập.
Phiếu học tập:
Giải bài 1 :
Động lượng của hệ: P P1  P2 m1 v1  m2 v2
Trong đó: P1 = m1v1 = 1.1 = 1 (kgms-1)
P2 = m2v2 = 1.2 = 2 (kgms-1)
a) Khi v2  v1  P2  P1  P = P1 + P2 = 3 (kgms-1)
b) Khi v2  v1  P2  P1  P = P2 – P1 = 1 (kgms-1)
c) Khi (v1; v2 ) 600  ( P1; P2 ) 600 
Áp dụng hàm số cosin:
P 2 P12  P22  2 P1 P2 cos  P12  P22  2 P1 P2 cos(   )
12  2 2  2.1.2 cos 1200 7 (kgms-1)

Giải bài 2:
Xét hệ gồm toa xe và người. Khi người nhảy lên toa
goòng
r
với vận tốc vu1.urNgoại lực tác dụng lên hệ là trọng lực P và phản
lực đàn hồi N , các lực này có phương thẳng đứng. Vì các vật
trong hệ chuyển động theo phương ngang nên các ngoại lực sẽ
cân bằng nhau. Như vậy hệ toa xe + người được coi là hệ cô
lập.
Chọn trục tọa độ Ox, chiều dương theo chiều chuyển động
của toa.
Gọi v’ là vận tốc của hệ sau khi người nhảy nên xe. Áp dụng

định luật bảo toàn động
lượng
ta có : ur
ur
uu
r
m1 v1  m2 v2   m1  m2  v '
(1)
a) Trường hợp 1 : Ban đầu người và toa chuyển động cùng
9


chiều.
Chiếu (1) lên trục Ox nằm ngang có chiều dương ta được :
m1v1  m2v2   m1  m2  v '

� v' 

m1v1  m2 v2 50.3  150.2

 2, 25m / s
m1  m2
50  150

v '  0 : Hệ tiếp tục chuyển động theo chiều cũ với vận tốc

2,25m/s.
b) Trường hợp 2 : Ban đầu người và toa chuyển động ngược
chiều nhau.
Chiếu (1) lên trục Ox nằm ngang có chiều dương ta được :

 m1v1  m2 v2   m1  m2  v '

� v' 

m1v1  m2 v2 50.3  150.2

 0, 75m / s
m1  m2
50  150

v '  0 : Hệ tiếp tục chuyển động theo chiều cũ với vận tốc

0,75m/s.
Giải bài 3:
Ta coi tên lưa như là một hệ cô lập khi chuyển động và xảy
ra tương tác. Do đó ta hoàn toàn có thể áp dụng định luật bảo
toàn động lượng.
Khi nhiên liệu cháy và u
phụt
tức thời rra phía
sau,uurvận tốc
u
r
ur
 1
của tên lửa ngay sau đó là v2 . Ta có: mv  m1 v1  m2 v2
Chọn trục tọa độ Ox có chiều dương trùng với chiều
chuyển
r
động ban đầu của tên lửa (chiều của vectơ vận tốc v ).

Chiếu (1) lên chiều dương đã chọn, suy ra:
� v2 

mv  m1v1
m2

 300m / s

 2

Vậy ngay sau khi nhiên liệu cháy phụt ra phía sau, tên lửa tiếp
tục chuyển động theo phương cũ với vận tốc 300m/s.
Giải bài 4:
Xét hệ gồm hai mảnh. Ngoại lực tác dụng lên hệ là trọng lực
ur
P , trọng lực này không đáng kể so với lực tương tác giữa hai
mảnh. Do
đór hệ được coi là hệ cô lập.
ur uu
Gọi v1 , v2 lần lượt là vận tốc của mảnh 1 và mảnh 2 ngay
sau khi vỡ.
Áp dụng định luật bảo
toàn
động
lượng cho hệ, ta có:
uu
r
ur
uu
r


 1
ur
uu
r
Theo đề bài: v1 có chiều thẳng đứng hướng xuống, v0
 m1  m2  v0  m1 v1  m2 v2

hướng theo phương ngang. Do đó ta có thể biểu diễn phương
trình vectơ (1) như trên hình vẽ.

10


Theo đó:
2 2
m2 v2  �
 m1  m2  v0 �

� m1 v1
 2
2

uu
r
m2 v2

mv

1 1

Và tan    m  m  v
1
2
0

 3



Để tính vận tốc của mảnh 1 ngay sau
khi nổ ta áp dụng
công thức:

uu
r

 m1  m2  v0

v1' 2  v12  2 gh

ur
m1 v1

� v1  v1' 2  2 gh
 902  2.10.80  80, 62m / s

Từ (2) ta tính được:
2 2

 m1  m2  v0 �


� m1 v1 �150m/s.
v2 
m2
Từ (3), ta có: tan   2, 015 �   640 .
2

Giao
nhiệm
vụ và
bài tập
về nhà.
6

Như vậy ngay sau khi viên đạn bị vỡ, mảnh thứ 2 bay theo
phương xiên lên trên hợp với phương ngang một góc 640.
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh: giao bài tập về nhà,
giao nhiệm vụ chuẩn bị cho bài mới
Bài 1: Xe A có khối lượng 500 kg và vận tốc 60km/h; xe B có
khối lượng 1000 kg và vận tốc 30 km/h. So sánh động lượng
của chúng:
A. A>B
B. AC. A = B
D. không xác định được.
Bài 2: Một vật nhỏ có khối lượng m = 2 kg trượt xuống một
đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc
3m/s, sau đó 4s có vận tốc 7m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có
động lượng(kg.m/s) là
A. 6

B. 10
C. 20
D. 28
Bài 3: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc v =
300m/s thì nổ, vỡ thành hai mảnh có khối lượng m 1 = 5kg, m2 =
15kg. Mảnh nhỏ bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc
v1 = 400 3 m/s. Hỏi mảnh to bay theo phương nào với vận tốc
bao nhiêu? Bỏ qua sức cản của không khí.
Đáp số: v2 �462m / s . Hợp với phương ngang góc   300 .
Bài 4 : Từ một tàu chiến có khối lượng M = 400 tấn đang
chuyển động theo phương ngang với vận tốc V = 2 m/s người ta
bắn một phát đại bác về phía sau nghiêng một góc 30 0 với
11


phương ngang, viên đạn có khối lượng m = 50 kg và bay với
vận tốc v = 400 m/s đối với tàu. Tính vận tốc của tàu sau khi
bắn. (Bỏ qua sức cản của nước và không khí).
Đáp số : V '  2, 025m / s
- GV kiểm tra, nhận xét, đánh giá chung.
2.3.2.2. Chủ đề 2: Định luật bảo toàn cơ năng (8 tiết)
Mô tả chuỗi hoạt động học và thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời gian
Tạo tình huống học tập đề về định luật 15 phút
Khởi động Hoạt động 1
bảo toàn cơ năng.
Hoạt động 2

Tìm hiểu công và công suất
60 phút
Xây dựng khái niệm động năng.
40 phút
Hình thành Hoạt động 3
kiến thức
Hoạt động 4
Xây dựng khái niệm thế năng
40 phút
Hoạt động 5
Xây dựng định luật bảo toàn cơ năng
40phút
Hệ thống hóa kiến thức. Xây dựng các
Luyện tập Hoạt động 6
dạng bài tập củng cố, vận dụng mở 150 phút
rộng.
Vận dụng Hoạt động 7
Hướng dẫn về nhà.
15 phút
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập về định luật bảo toàn cơ năng
Giáo viên nêu và phân tích một số ví dụ, tạo tình huống có vấn đề lôi
cuốn học sinh tham gia vào chuỗi hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 2: Xây dựng kiến về công và công suất
a) Mục tiêu hoạt động: Thông qua phân tích ví dụ để học sinh tìm tòi,
nghiên cứu tiếp nhận kiến thức về công và công suất.
b, Nội dung: Giáo viên phân tích một số ví dụ. Đặt các câu hỏi từ dễ đến
khó và hướng dẫn học sinh trả lời để tiếp nhận kiến thức.
c, Kết quả hoạt động: Sản phẩm kết quả hoạt động cá nhân.
d. Kiến thức trọng tâm cần đạt được: Định hướng, hướng dẫn học sinh
học tập lôi cuốn các em học sinh yếu cũng tham gia tích cực vào hoạt động tham

gia trả lời các câu hỏi vừa sức và xây dựng
chốt lại hình thành kiến thức:

+ Định nghĩa công: Nếu lực không đổi F có điểm đặt chuyển dời một đoạn s

theo hướng hợp với hướng của lực góc , thì công của lực F được tình theo
công thức: A = Fscos (A: công có đơn vị là J; F là lực tác dụng lên vật có
đơn vị N; S là quãng đường vật dịch chuyển có đơn vị là m, cho làm một bài tập
ví dụ đơn giản).
Nếu  < 900, A > 0 : công phát động. Nếu  > 900, A < 0 : công cản.
A
t

 Công suất đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian: P  ; P (W), t(s)
(cho làm bài tập ví dụ đơn giản áp dụng công thức).

 Biểu thức khác của công suất: P F .v
Hoạt động 3: Xây dựng khái niệm động năng.
a) Mục tiêu hoạt động: Thông qua phân tích ví dụ để học sinh tìm tòi,
nghiên cứu tiếp nhận kiến về động năng.
12


b, Nội dung: Giáo viên phân tích một số ví dụ. Đặt câu hỏi dẫn dắt học
sinh tham gia học tập và xây dựng các kiến thức của bài học.
c, Kết quả hoạt động: Sản phẩm học tập cá nhân.
d, Kiến thức trọng tâm cần đạt được: Trong quá trình định hướng,
hướng dẫn, nêu các câu hỏi cho các em tham gia vào hoạt động học tôi luôn đặt
các câu hỏi đơn giản vừa sức để lôi cuốn các em học sinh yếu cũng tham gia tích
cực vào hoạt động học tập và xây dựng chốt lại hình thành kiến thức: Động

năng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng
lượng mà vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức
1
Wd  m.v 2 (J) Trong đó W đ là động năng có đơn vị là J; m khối lượng
2

m khối lượng của vật có đơn vị là kg; v là vận tốc có đơn vị là m/s) 1J 1

kg.m 2
s2

(cho học sinh làm bài tập ví dụ đơn giản để ghi nhớ sâu hơn công thức).
Động năng có giá trị xác định, vô hướng luôn dương hoặc bằng 0.
Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của lực tác dụng lên vật .
1
1
m.v22  mv12  A
2
2

Hệ quả: - Khi A > 0 thì động năng của vật tăng (vật sinh công âm).
- Khi A < 0 thì động năng của vật giảm (vật sinh công dương).
Hoạt động 4: Xây dựng khái niệm thế năng.
a) Mục tiêu hoạt động: Thông qua phân tích ví dụ để học sinh tìm tòi,
nghiên cứu tiếp nhận kiến thức mới về thế năng.
b, Nội dung: Giáo viên nêu và phân tích một số ví dụ. Đặt câu hỏi dẫn dắt
học sinh chủ động tham gia vào bài học và tự hình thành, lĩnh hội kiến thức về
thế năng đàn hồi và thế năng trọng trường.
c, Kết quả hoạt động: Sản phẩm hoạt động cá nhân.
d. Kiến thức trọng tâm cần đạt: Phân tích rõ để học sinh xác định được

mốc thế năng. Phân tích rõ để học sinh nắm chắc được các kiến thức:
Thế năng trọng trường là một dạng năng lượng mà vật có được do tương
tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
Biểu thức : Wt mgz m : Khối lượng của vật (kg) ;g : gia tốc trọng trường
(m/s2); z : độ cao so với mặt đất (m); W t : thế năng trọng trường (J)
Thế năng đàn hồi của một lò xo có độ cứng k ở trọng thái có biến dạng l
là : W t =

1
k(l)2 k là độ cứng lò xo(N/m); l  l  l0 độ biến dạng của lò xo(m).
2

(cho học sinh làm bài tập ví dụ đơn giản để ghi nhớ sâu hơn công thức).
Hoạt động 5: Xây dựng định luật bảo toàn cơ năng.
a) Mục tiêu hoạt động: Thông qua làm thí nghiệm và phân tích ví dụ để
học sinh tìm tòi, nghiên cứu để ghi nhớ định luật bảo toàn cơ năng.
b, Nội dung: Giáo viên làm các thí nghiệm và nêu thêm một số ví dụ. Đặt
các câu hỏi dẫn dắt học sinh chủ động tham gia vào bài học và tự hình thành,
lĩnh hội kiến thức về định luật bảo toàn cơ năng.
c, Kết quả hoạt động: Sản phẩm hoạt động cá nhân.
13


d. Kiến thức trọng tâm cần đạt: Phân tích rõ để học sinh xác định được
mốc thế năng. Phân tích rõ để học sinh nắm chắc được các kiến thức:
Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động
năng và thế năng của vật :

W = W đ + Wt =


1
mv2 + mgz
2

Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng
lực thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
W=

1
1
1
mv2 + mgz = hằng số Hay : mv12 + mgz1 = mv22 + mgz2 = …
2
2
2

Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng
động năng và thế năng đàn hồi của vật : W =

1
1
mv2 + k(l)2
2
2

Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của
một lò xo đàn hồi thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn :
1
1
mv2 + k(l)2 = hằng số

2
2
1
1
1
1
Hay : mv12+ k(l1)2= mv22+ k(l2)2 = …
2
2
2
2

W=

Giáo viên nhấn mạnh lưu ý: Định luật bảo toàn cơ năng chỉ đúng khi vật
chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi. Nếu vật còn chịu
tác dụng thêm các lực khác thì công của các lực khác này đúng bằng độ biến
thiên cơ năng.

Hoạt động 6. Hoạt động củng cố, vận dụng, tìm tòi mở rộng
a, Mục tiêu hoạt động: Học sinh nắm được kiến thức toán học về hệ thức lượng
trong tam giác vuông, vận dụng linh hoạt kiến thức đã học để làm các bài tập củng
cố và nâng cao.
b. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên cung cấp kiến thức toán học yêu cầu học sinh vận dụng và làm bài tập
minh họa.
- Giáo viên giao cho học sinh phiếu học tập , yêu cầu các nhóm về thảo luận và làm
trước ở nhà.
Phiếu học tập
Bài 1. Hai vật A và B có khối lượng m1 = m2 = 4 kg, nối với nhau bằng một sợi

dây ( khối lượng không đáng kể) vắt qua ròng rọc. Vật A ở trên mặt phẳng
nghiêng góc  so với phương ngang ( hình vẽ). Tính công của trọng lực của hệ
khi vật A di chuyển trên mặt phẳng nghiêng được một đoạn l = 1 m. Bỏ qua ma
sát. Lấy g = 10 m/s2.

14


Bài 2. Một vật có khối lượng m = 2 kg trượt qua A với vận tốc 2 m/s xuống dốc
nghiêng AB dài 2 m, cao 1 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng
1
là  =
, lấy g = 10 m/s2.
3

a) Xác định công của trọng lực, công của lực ma sát thực hiện khi vật chuyển
dời từ đỉnh dốc đến chân dốc.
b) Xác định vận tốc của vật tại chân dốc B.
Bài 3. Từ độ cao 10 m so với mặt đất, một vật được ném lên cao
theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 5 m/s. Bỏ qua sức cản của
không khí và lấy g = 10 m/s 2 .
a. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
b. Tính vận tốc của vật tại thời điểm vật có động năng bằng thế năng.
stt

1

2

Bước


Nội dung
A
Các hệ thức lượng cơ bản trong
Giáo
b
tam giác vuông:
c
viên
h
b = a.SinB = a.CosC
cung
C
c = a.SinC = a.CosB
B
cấp
a
H
b= c.TgB= c.CotgC
kiến
c = b.TgC = b.CotgB
thức
Mẹo nhớ: sin đi học(sin = đối/huyền); cos không hư ( cos =
toán
học cần kề/huyền); tag đoàn kết (tag = đối/kề); cotag kết đoàn (cotag =
kề/đối).
thiết.
Dạng 1. Công và công suất
Giáo
Phương pháp giải:

viên
- Đối với các bài toán tính công của lực, trước hết cần xác định
phân
chính xác những lực đã sinh công. Sau đó áp dụng công thức
dạng
bài tập tính công A = Fs.cos  , rồi căn cứ vào dữ kiện đầu bài để tính
và nêu các đại lượng F, s và góc  hợp bởi lực F và đường đi.
phương - Để tính công suất, chỉ cần áp dụng công thức P  A . Hoặc
t
pháp
P  Fv .
giải,
Dạng 2. Định lý động năng
cũng
như lưu Phương pháp giải
ý cho Khi giải các bài tập áp dụng định lý động năng thông thường ta
tiến hành theo các bước sau :
từng
- Xác định các ngoại lực tác dụng lên vật.
dạng.
- Xác định vận tốc ở đầu và cuối đoạn đường dịch chuyển
của vật.
- Viết biểu thức động năng cho vật ở thời điểm đầu và thời
điểm cuối.
- Áp dụng định lí động năng để tìm các đại lượng theo yêu
cầu của bài.
15


Chuyển

dao
nhiệm
vụ học
tập: Đề
nghị
các
nhóm
học
sinh,
thảo
luận
làm các
bài tập
phiếu
học tập.

3

Thực
hiện
nhiệm
vụ

4

Báo
cáo,
thảo
luận
Kết

luận,
hợp
thức
hóa
kiến
thức.

5

Với các bài toán dạng này, cần chú ý rằng :
- Chuyển động của vật không nhất thiết phải là chuyển
động thẳng biến đổi đều. Do đó nếu bài toán chỉ cho biết
chuyển động là biến đổi thì nên áp dụng định lí động năng
để giải. Nếu bài cho chuyển động là chuyển động biến đổi
đều thì còn có thể vận dụng phương trình của chuyển
động biến đổi và các công thức để giải.
Công cản luôn có giá trị âm.
Dạng 3. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng
Phương pháp giải
Khi áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cần :
- Xác định được biểu thức cụ thể của động năng và thế năng
tại hai vị trí của vật. Thông thường ta chọn hai vị trí có động
năng hoặc thế năng bằng không hoặc tại vị trí mà việc tính toán
cơ năng là đơn giản.
- Chọn mốc thế năng sao cho việc tính thế năng của vật là
dễ nhất.
- Định luật bảo toàn cơ năng chỉ được áp dụng đối với
trọng lực hoặc lực đàn hồi ( lực thế).
Hs Thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ.
GV theo dõi, phát hiện, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn, đặc biệt

quan tâm đến các em có lực học yếu hướng dẫn chỉ bảo cụ thể để
các em có thể tham gia vào quá trình làm các bài tập.
- GV hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả, hướng dẫn các
nhóm đưa ra ý kiến thảo luận, nhận xét đánh giá kết quả của
nhóm khác.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
- Giáo viên tổng kết lại và chỉ rõ cách áp dụng từng phương
pháp cụ thể của từng dạng để giải từng bài tập.
Phiếu học tập:
Giải bài 1 :
Chọn hệ tọa độ Oxy như hình vẽ.
Vì: P1x  P2 nên vật B chuyển động đi xuống, vật
A chuyển động đi lên. Khi vật A đi dược quãng
đường l = 1 m thì vật B cũng đi xuống được một
đoạn h = l = 1 m. uur
Công của trọng lực P2 bằng: A2  P2 .h  m2 gl  40 J
Gọi h1 , h2 là độ cao của A lúc đầu và lúc sau, công của trọng
ur
lực P1 là:
A1  P1  h1  h2   m1 g  h1  h2  .
Vì vật A đi lên nên ta có:  h2  h1   l sin  .
16


Do đó: A1  m1 gl sin   20 J
Vậy công của trọng lực của hệ là : A  A1  A2  40   20   20 J .
Giải bài 2:
Hướng dẫn:
a) Xác định AP ; Ams trên AB.
Ta có: Ap  mgh  2.10.1  20 J Ams    mgs.cos

h
3
s
2
1
3
Thay vào ta được: Ams   .2.10.  20 J .
2
3
b) Tìm vB  ? Theo định lí động năng:
1
m v 2B  vA2  AF  Ams  0 � vB  v A  2ms 1
2

Trong đó sin    0,5 � cos 





c) Xét trên đoạn đường BC:
Theo đề ta có vC  0
Theo định lí động năng:
1
1
m  vC2  vB2   mvB2
2
2
1
 -’mgsBC = - m v 2B

2
2
v
'
   B  0,1 .
2 gsBC
Ams 

Giải bài 3:
Hướng dẫn:
Chọn gốc thế năng tại mặt đất
a) Tìm hmax
1
2

Cơ năng tại vị trí ném A: WA = mvA2  mghA
Gọi B là vị trí cao nhất mà vật đạt được : vB  0
� Cơ năng của vật tại B : WB  WtB  mghmax
Theo định luật bảo toàn cơ năng :
1
WB  WA � mghmax  vA2  mghA
2
2
v
� hmax  A  hA  1, 25  10  11, 25m
2g

b) Tính vận tốc của vật tại thời điểm vật có động năng bằng thế
năng
WđC = WtC => WC = WđC + WtC = 2WđC

Theo định luật bảo toàn cơ năng:
1
WC  WB � 2. mvC2  mghmax � vC  ghmax  7,5 2m / s
2

c) Tìm cơ năng toàn phần của vật, biết khối lượng của vật là m
17


= 200 g
Giao
nhiệm
vụ và
bài tập
về nhà.

6

W  WB  mghmax  0, 2.10.11, 25  22,5 J

- GV giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh: giao bài tập về nhà,
giao nhiệm vụ chuẩn bị cho bài mới
Câu 1. Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo đều lên cao 5
m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g = 10 m/s2 .
Công suất trung bình của lực kéo là:
A. 5 W
B. 4 W
C. 6 W
D. 7 W
Câu2. Người ta ném một hòn bi theo phương ngang với vận tốc

đầu 15 m/s và nó rơi xuống đất sau 4 s. Bỏ qua sức cản của
không khí. Lấy g = 10 m/s2. Hòn bi được ném từ độ cao nào?
Tầm bay xa của nó là bao nhiêu?
A. 80 m và 80 m
B. 80 m và 60 m
C. 60 m và 80 m
D. 60 m và 60 m
Câu 3. Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m,
góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt ngang là 300. Bỏ qua ma sát.
Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là :
A. 10 2m / s
B.10m/s
C. 5 2m / s
D. 5m / s
Bài 4. Quả cầu nhỏ khối lượng 500 g treo ở đầu một sợi dây
dài 1 m, đầu trên của dây cố định. Kéo quả cầu ra khỏi vị trí
cân bằng sao cho dây hợp với phương thẳng ứng góc 450 rồi thả
tự do. Tìm:
a. Vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng.
b. Tính lực căng của dây tại vị trí cân bằng.
Đáp số : 2,42m/s và 7,93N
- GV kiểm tra, nhận xét, đánh giá chung.

2.4. Hiệu quả của đề tài
Ưu điểm của đề tài là từ kiến thức bài học cơ bản trong sách giáo khoa
giáo viên hướng học sinh tự học tự nghiên cứu trước bài mới khi ở nhà, lên
lớp giảng bài tạo các tiết học thoải mái, giảng chi tiết, tỉ mỉ chỉ rõ các đại
lượng trong từng công thức, mỗi bài học xây dựng thành một chủ đề cùng các
em xây dựng kiến thức nền tảng và bổ sung kiến thức toán học sau đó cho học
sinh làm bài tập đơn giản hướng dẫn cách làm, giúp học sinh nắm được bài học

một cách đơn giản, dễ nhớ. Khi học phụ đạo thì phát triển nâng dần lên các
mức độ khó hơn, giúp học sinh tiếp cận một cách đơn giản, dễ hiểu để từ đó
các em tự tin vận dụng để giải các loại bài tập liên quan, thậm chí các em đã có
thể giải những bài tập khó và phức tạp hơn, khả năng tư duy định hướng của
các em cũng phát triển rất nhanh khi tăng dần mức độ cho các bài tập ở mức
cao hơn, các em rất hứng thú với cách dẫn dắt và đưa ra của giáo viên, vì vậy
các em chủ động tư duy, suy nghĩ đưa ra cách giải và chủ động giải các bài tập
mở rộng.
18


Sau khi đưa ra áp dụng đề tài trên, kết quả khảo sát và thống kê ở 4 lớp
10 trường THCS&THPT Bá Thước năm học 2018-2019:
Lớp
10A1
10A2
10A3
10A4

SL -% HS khá, giỏi
18- 47,37%
9-22%
26-65%
21- 53,5%

SL-% HS TB
17-44,74%
27-66%
14-35%
20 - 46,5%


SL-% HS yếu, kém
3-7,89%
5-12%
0-0,0%
0-0,0%

Kết quả thu được từ đề tài là rất khả quan, các em học sinh từ chỗ không
biết làm, hay còn lúng túng khó khăn khi giải bài tập phần Các định luật Bảo
Toàn lớp 10 dẫn đến các em ngại học, lười học, không chú ý học bài và không
chịu làm bài tập, thì sau khi áp dụng đề tài các em đã chủ động làm bài tập tích
cực tư duy, suy nghĩ, và làm rất tốt các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, khả
năng tư duy của các em tăng lên rất nhiều, kỹ năng, kỹ xảo hình thành và phát
triển, đa số các em đã biết vận dụng và chủ động tìm tòi, tư duy sáng tạo khi giải
các bài tập ở những chương sau.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận:
Thông qua tìm hiểu và phân tích kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh
nghiệm “ Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém môn Vật lý 10
phần các định luật bảo toàn tại trường THCS&THPT Bá Thước” trong một
số năm, đặc biệt là trên phạm vi rộng năm học 2018-2019 tôi tự nhận thấy.
- Đối với giáo viên, sáng kiến kinh nghiệm này là một tài liệu quan trọng
trong công tác giảng dạy góp phần giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn tại
của học sinh(lười học, nhác học, ngại làm bài tập, ỷ lại, ngại tư duy, suy nghĩ,..)
tại trường THCS&THPT Bá Thước trong phần các định luật bảo toàn. Đồng thời
nó cũng là một hướng mở giúp cho các thầy cô trong nhóm Vật Lý, cũng như
các môn học khác có thể áp dụng mở rộng, tìm biện pháp giảng dạy phù hợp,
xây dựng những chuyên đề bài tập mở rộng từ kiến thức cơ bản giúp học sinh
tiếp cận một cách dễ dàng và đồng thời có thể phát triển tư duy cho các em, giúp
các em hình thành thói quen chủ động, tích cực tư duy, suy nghĩ làm bài tập và

lĩnh hội kiến thức từ đó góp phần giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém của môn học.
- Đối với học sinh, sáng kiến kinh nghiệm giúp cho các em nắm chắc kiến
thức cơ bản, có ý thức chủ động, tự giác học tập hình thành dần các kỹ năng tư
duy, suy luận lôgíc để chủ động, tự tin vào bản thân trong việc giải quyết các bài
tập và các hiện tượng vật lý khác mà các em sẽ gặp trong cuộc sống.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm đề cao tính tự giác, chủ động, tích cực
học tập của học sinh góp phần phát huy khả năng sáng tạo, khả năng tìm tòi và
tính tích cực, tự lực của học sinh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy, do thời
gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, rất mong
nhận được sự góp ý và trao đổi của bạn bè đồng nghiệp.
19


3.2. Kiến nghị.
* Đối với nhà trường
Nhà trường trang bị thêm các sách tài liệu cho thư viện để giáo viên và
học sinh tham khảo.
Tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận về phương pháp dạy học.
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức các chuyên đề, hội thảo để giáo viên có điều kiện trao đổi và học
tập chuyên môn - nghiệp vụ.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 05 năm2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác

Người viết sáng kiến này

Ngân Duy Tiền

20



×