Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.36 KB, 15 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những lĩnh vực được công chúng đặc biệt quan tâm trong những
năm đổi mới và cải cách ở Việt Nam là lĩnh vực hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Như một phản ứng tự nhiên, ban đầu người ta quan tâm đến năng lực của Nhà
nước, của xã hội trong việc ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm, vì đó là một trong
những điều kiện quan trọng cho việc bảo vệ các thành quả cách mạng, bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân, các lợi ích của quốc
gia và xã hội và là điều kiện bảo đảm ổn định và sự phát triển của đất nước.
Một trong những vấn đề xã hội quan tâm là trong lĩnh vực tố tụng hình sự đặc
biệt là khi có sai phạm của các cơ quan tham gia tố tụng thì việc giải quyết đó như
thế nào. Vì vậy em xin chọn đề tài: “Trình bày hoạt động giải quyết khiếu nại, tố
cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo Viện kiểm sát nhân dân trong tố
tụng hình sự”. Để có cái nhìn rõ hơn và hiểu hơn thẩm quyền của Viện kiểm sát
nhân dân đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo này và cũng nêu lên vai trò
của ngành Kiểm sát. Bài của em được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung
Chương 2: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự
Chương 3: Bất cập và giải pháp trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và
kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân


B. NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát chung
1.Khái niệm:
Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền công dân được quy định
trong Hiến pháp 2013. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, người bị thiệt hại có quyền dược bồi thường về vật chất, tinh thần, và phục
hồi danh dự theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại,


tố cáo hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo và làm hại người
khác.1
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ
tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét
lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,
của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.2
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan,
tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: tố cáo
hành vi viphạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.3
1

Điều 30 Hiến pháp 2013

2

Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011

3

Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018


"Khiếu nại trong tố tụng hình sự" là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây
gọi chung là người khiếu nại), theo thủ tục quy định tại Chương XXXIII của Bộ
luật Tố tụng hình sự, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định,

hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.4
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động tư pháp là một trong những chức năng của Viện kiểm sát nhân
dân - chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được Hiến pháp 2013 và Luật Tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của
Viện kiểm sát nhân dân là việc Viện kiểm sát tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ
nội dung khiếu nại, tố cáo và áp dụng các biện pháp pháp lý theo quy định của pháp
luật để khôi phục tính hợp pháp của việc làm bị khiếu nại, tố cáo. Kiểm sát việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo là việc Viện kiểm sát xem xét việc tuân theo pháp
luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự,
tố tụng hành chính, thi hành án của Cơ quan điều tra, Tòa án, Cơ quan thi hành
án và cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Như vậy, đây là
một trong những chức năng cơ bản của Viện kiểm sát đối với việc giải quyết
cũng như kiểm sát hoạt động tư pháp của mình.
2.Đối tượng của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyết
khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự:
Thứ nhất, đối tượng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền của Viện kiểm sát nhân dân.
Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát có
thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo sau: Khiếu nại hành vi, quyết định tố
tụng của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Khiếu nại hành vi, quyết định tố
4

Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2018


tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra; kết quả giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng
Cơ quan điều tra đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó thủ

trưởng Cơ quan điều tra; Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm
quyền thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
Khiếu nại trong hoạt động tạm giữ, tạm giam; Khiếu nại hành vi, quyết định quản
lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân và các
khiếu nại khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Viện kiểm sát có quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong tố
tụng hình sự như sau: Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm
quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự (khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử); kết quả giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan điều tra
đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan điều
tra; Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền thuộc cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Thứ hai, đối tượng kiểm sát trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của
Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự.
Khi cho rằng các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc của những người trong các cơ quan nhà nước đó trái pháp luật,
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền khiếu nại, tố cáo để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo
quy định của pháp luật. Đặc biệt, ở lĩnh vực tố tụng hình sự có 2 cơ quan chính giải
quyết đó là cơ quan điều tra và Tòa án còn có thể có cơ quan được giao một số hoạt
động điều tra. Kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động của Viện kiểm sát
kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan điều tra, cơ quan Tòa án, cơ
quan thi hành án, đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan này
nhanh chóng, kịp thời và đúng căn cứ pháp luật.


Như vậy, đối tượng của công tác kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố
tụng hình sự là việc tuân theo pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền trong đó có
cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số hoạt động điều tra, Tòa án để giải quyết
khiếu nại trong tố tụng hình sự, đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy

định của pháp luật.
3.Phạm vi giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của
Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự:
Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân được chia
thành hai loại: khiếu nại trong quản lý hành chính và khiếu nại trong hoạt động tư
pháp. Tuy nhiên, trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyết
khiếu nại, tố cáo chỉ giới hạn trong hoạt động tư pháp.
Cho nên, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự thực hiện các hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý
và quản lý đơn; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm
quyền của Viện kiểm sát; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền. Còn đối với việc tiếp nhận, xử lý và giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; giải quyết khiếu nại, tố cáo
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Viện kiểm sát; giải quyết đề
nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu được giải quyết theo các trình tự, thủ tục tương
ứng.
Chương 2: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự
1.

Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng
hình sự:
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được quy định
chung trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Điều 29 Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân quy định thẩm quyền chung của Viện kiểm sát nhân dân về


giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, trong đó có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự như

sau:
Thứ nhất, về khiếu nại
Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền
hạn: giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát. Ngoại trừ việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định của chính mình. (Điều 41)
Đối với khiếu nại cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyết định áp dụng thủ
tục rút gọn không được giải quyết theo chương XXXIII cho nên khi giải quyết
không phải ban hành quyết định giải quyết, mà chỉ ban hành văn bản trả lời dạng
công văn. Tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng đang thực hiện để xem xét trả lời và
hướng dẫn người khiếu nại; nếu vụ án đã xét xử thì Viện kiểm sát hướng dẫn người
khiếu nại làm đơn kháng cáo (bản án chưa có hiệu lực pháp luật) hoặc làm đơn đề
nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm (bản án đã có hiệu lực pháp luật); việc trả
lời và hướng dẫn chỉ thực hiện một lần. Đơn vị thụ lý giải quyết vụ án có trách
nhiệm chủ trì phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
hoạt động tư pháp tham mưu tới lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết khiếu nại trên
(Điều 469).
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 vẫn quy định thẩm quyền giải quyết của
Viện kiểm sát đối với khiếu nại việc bắt, tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên, Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015 đã chỉ rõ việc giải quyết các khiếu nại trên chỉ trong giai
đoạn điều tra, truy tố (Điều 474). Ngoài việc các lệnh, quyết định trong tạm giữ,
tạm giam có thể bị khiếu nại thì các hành vi thực hiện các lệnh, quyết định đó cũng
có thể bị khiếu nại; đồng thời pháp luật cũng quy định cơ quan, người có thẩm
quyền trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam phải


chuyển ngay cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án,
vụ việc khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt, người bị tạm giữ trong trường hợp
khẩn cấp, người bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại để
đảm bảo quyền lợi cho người khiếu nại và thời hạn giải quyết của Viện kiểm sát tối

đa là 3 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại (Điều 474).
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không quy định cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quyền giải quyết khiếu nại quyết định,
hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Bộ luật tố trụng hình sự năm 2015 đã quy định cấp trưởng cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra của cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trừ việc giữ người trong trường
hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của cấp
trưởng thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu
nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát thực hành quyền công tố
và kiểm sát điều tra. (Điều 475)
Quy định Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối
với quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng
Viện kiểm sát cùng cấp. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại đối với kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới
và giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện
kiểm sát cấp dưới. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.


Trong các trường hợp khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát
điều tra, truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết. Quyết định
giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Cùng với việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, pháp luật tố tụng
hình sự năm 2015 quy định thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao đối với quyết định, hành vi tố tụng; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát xét
xử. (điểm b, khoản 3, Điều 476).

Thứ hai, về tố cáo
Theo quy định tại Điều 481 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, tố cáo hành vi
vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có thẩm quyền
giải quyết. Trường hợp người bị tố cáo là Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện
trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra do Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm
quyền xem xét, giải quyết.
Tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm
giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sát
cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết.


2.

Hoạt động kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo Viện kiểm sát nhân trong tố
tụng hình sự:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo như sau:
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan điều
tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng
cấp và cấp dưới.
2. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Viện kiểm sát có những
nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra ra quyết định giải quyết khiếu nại, ra văn bản giải quyết
tố cáo theo quy định tại Chương này;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình

và cấp dưới; thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát;
c) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát;
d) Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và
cấp dưới;
đ) Ban hành kết luận kiểm sát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu
Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra khắc phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.5
Thứ nhất, thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân

5

Điều 483 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015


Theo quy định, Viện kiểm sát nhân dân có quyền hạn kiểm sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự đối với các cơ quan gồm: Cơ quan điều tra,
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp
và cấp dưới.
Trong hệ thống Cơ quan điều tra: Viện kiểm sát nhân dân được quyền kiểm sát
các Cơ quan cảnh sát điều tra, các Cơ quan an ninh điều tra. Trong cơ quan điều tra,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm: Thủ trưởng Cơ quan
điều tra và Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra được Thủ trưởng phân công tiến hành
tố tụng. Các chủ thể này là đối tượng cụ thể của hoạt động kiểm sát.
Trong hệ thống Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra: Viện kiểm sát nhân dân chỉ được quyền kiểm sát việc giải quyết khiếu nại của
Thủ trưởng Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Vì, Thủ trưởng
Cơ quan này không có thẩm quyền giải quyết tố cáo và Phó thủ trưởng Cơ quan

này không có thẩm quyền giải quyết giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong hệ thống Tòa án: Viện kiểm sát nhân dân được quyền kiểm sát đối với
Chánh án Tòa án và Phó chánh án khi được Chánh án phân công tiến hành tố tụng.
Đây là những đối tượng cụ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố
tụng hình sự.
Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, mỗi Viện kiểm sát nhân dân có quyền
hạn kiểm sát đối với cơ quan có thẩm quyền ngang cấp và cấp dưới; kiểm sát cấp
dưới cần được hiểu là kiểm sát đối với cơ quan có thẩm quyền cấp dưới trực tiếp và
cấp dưới một cấp; tuy nhiên, các Viện kiểm sát nhân dân nên tập trung kiểm sát
ngang cấp, chỉ kiểm sát cấp dưới khi cần thiết.
Trường hợp đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chỉ có quyền hạn kiểm sát
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Tòa án cùng cấp và cấp dưới.
Thứ hai, Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân


Việc thực hiện nhiệm vụ của ngành mình, Viện kiểm sát nhân dân có 2 cách để
áp dụng: áp dụng các biện pháp trực tiếp kiểm sát hoặc áp dụng các biện pháp gián
tiếp kiểm sát.
Khi thực hiện thẩm quyền của mình đối với các cơ quan và chủ thể có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân có những
nhiệm vụ sau:
Áp dụng các biện pháp yêu cầu, bao gồm: yêu cầu ra văn bản giải quyết khiếu
nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; yêu cầu tự kiểm tra việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo của cấp mình và cấp dưới và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm
sát; yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Các biện pháp yêu cầu này còn được gọi là “biện pháp gián tiếp kiểm sát”.
Áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Ban hành các văn bản kết thúc hoạt động kiểm sát, bao gồm: kết luận, kiến
nghị, kháng nghị để yêu cầu khắc phục và phòng ngừa vi phạm trong việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo.

Chương 3: Bất cập và giải pháp trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và
kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân
Hiện nay, trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải
quyết khiếu nại tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân tồn tại những bất cập sau:
Thứ nhất, theo quy định như sau: Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng
của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trừ khiếu nại
về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng
Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được
khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan
điều tra thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết
khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cùng
cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện


kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng
Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.6
Như vậy, Viện kiểm sát thường gặp khó khăn trong việc giải quyết, đặc biệt là
đối với trường hợp Viện kiểm sát cấp trên giải quyết khiếu nại lần 2, bởi lẽ quy
định 07 ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp), 15 ngày (đối với Viện kiểm sát cấp
trên) là kể cả thứ bảy, chủ nhật, đồng thời để có cơ sở xem xét tính đúng đắn của
quyết định cần có hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát cấp trên phải rút hồ sơ từ cấp dưới lên
nghiên cứu nên việc giải quyết dễ dẫn đến quá hạn.
Thứ hai, hoạt động tiếp công dân, phân loại, xử lý đơn của các cơ quan tư
pháp không phải là hoạt động thuộc quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, do đó
không thuộc phạm vi kiểm sát. Tuy nhiên, để tránh việc các cơ quan tư pháp bỏ lọt
không thụ lý những đơn thuộc thẩm quyền, cần phải kiểm tra việc phân loại, xử lý
và việc tiếp công dân.
Thứ ba, một số Viện kiểm sát còn lúng túng trong việc xác định phạm vi kiểm
sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp đặc biệt trong lĩnh vực
tố tụng hình sự, chưa xác định được đầy đủ những hoạt động nào trong quá trình

giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp là đối tượng phải xem xét, kết
luận.
Từ những bất cập cũng như hạn chế ở trên, em xin đưa ra một số giải pháp
như sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về công tác
kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để nâng cao hiệu quả
công tác này.
Thứ hai, cán bộ được phân công thực hiện công tác kiểm sát giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cần tập trung nghiên cứu các quy định của pháp
6

Khoản 1 Điều 475 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015


luật, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn để phát huy tối đa năng lực nghiệp
vụ, bảo đảm chất lượng công tác kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp.
Thứ ba, cần thêm nhiều thông tư liên tịch như thông tư phối hợp giữa các ban
ngành như Tòa Án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra để từ đó có sự phối hợp nhuần
nhuyễn hơn. Tạo ra được sự khách quan trong giải quyết khiếu nại tố cáo cũng như
việc kiểm sát khiếu nại, tố cáo được đảm bảo hơn trong tố tụng hình sự nói riêng và
trong tất cả các lĩnh khác.


C. KẾT LUẬN
Từ những phân tích ở trên vai trò của Viện kiểm sát trong việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo cũng như kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong tố tụng
hình sự là vô cùng quan trọng. Vì vậy, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để góp một
phần công sức trong việc bảo vệ pháp luật.
Dưới góc nhìn của sinh viên ngành luật năm thứ tư về vấn đề còn nhiều khá

bàn luận này thì khó có thể tránh được thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong được
nhận sự đánh giá và góp ý của quý thầy cô sau khi đọc qua bài tiểu luận này. Em
xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Hiến pháp
Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Luật khiếu nại 2011
Luật tố cáo 2018
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
Thông tư liên tịch 02/2018
Giáo trình khiếu nại, tố cáo – Trường đại hoc Kiểm sát Hà Nội.
Cùng một số trang web khác: tks.edu.vn; vksquangtri.gov.vn;
vksvinhphuc.gov.vn;…



×