Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề án luân chuyển cán bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.24 KB, 8 trang )

[ĐƠN VỊ]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2019

1


ĐỀ ÁN LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
CỦA VĂN PHÒNG, CÁC BAN CHỨC NĂNG VÀ CÁC ĐƠN VỊ
THÀNH VIÊN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC [ĐƠN VỊ]
I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT
Trong những năm qua, trên cơ sở kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong [ĐƠN VỊ] , Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc đã lựa chọn một số cán
bộ trong diện quy hoạch, có trình độ, năng lực lãnh đạo và triển vọng phát triển để
điều động, luân chuyển, bổ nhiệm giữ vị trí chủ chốt của một số đơn vị trực thuộc;
các cán bộ được điều động, luân chuyển đã phát huy năng lực lãnh đạo, tổ chức
quản lý và điều hành bộ phận, đơn vị, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các cương vị
mới được phân công, góp phần tăng cường và củng cố đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở
một số đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong
giai đoạn hiện nay của [ĐƠN VỊ].
Tuy nhiên, công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của [ĐƠN VỊ]
hiện nay còn có những mặt hạn chế, do chưa có kế hoạch và những hướng dẫn cụ
thể, nên công tác luân chuyển cán bộ mới thực hiện ở một số vị trí, chưa trở thành
nền nếp thường xuyên hàng năm. Mặt khác, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa
có nhận thức đúng về công tác luân chuyển cán bộ, vẫn còn tồn tại tâm lý “ngại
khó, ngại khổ” mà chưa nhận thức đúng về sự cần thiết và ý nghĩa của việc luân


chuyển cán bộ.
Để chủ động tạo nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vừa có
kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, được rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng
đáp ứng yêu cầu về công tác cán bộ, việc xây dựng quy định cụ thể về công tác
luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong [ĐƠN VỊ] là vấn đề cấp thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về công tác
luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Hướng dẫn số 06-HD/CTW ngày 02/4/2002 của Ban Tổ chức Trung ương
hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị
về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Nghị quyết số 291/NQ-ĐU của Đảng ủy [ĐƠN VỊ] ngày 29/5/2008 về công
tác điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong [ĐƠN VỊ].
Kết luận số 24-KL/TW ngày 06/6/2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công
tác về quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những
năm tiếp theo.
Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 của Chính phủ về Đại học
Quốc gia.

2


Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định ban hành quy chế Tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ
sở giáo dục thành viên.
Quyết định số 3668/QĐ-[ĐƠN VỊ] ngày 15/10/2014 của [ĐƠN VỊ] Quyết
định về ban hành Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ
chức, miễn nhiệm và chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm đối
với công chức, viên chức quản lý trong [ĐƠN VỊ].

Quy định số 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương
Quy định về luân chuyển cán bộ.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC LUÂN CHUYỂN CÁN
BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
1. Mục đích, yêu cầu
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng về
công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý [ĐƠN VỊ] ngang tầm nhiệm vụ trong từng giai đoạn.
- Tạo điều kiện để bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển
vọng, giúp cán bộ trưởng thành nhanh hơn và toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu cán
bộ trước mắt và lâu dài của [ĐƠN VỊ].
- Từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý hơn, tăng cường được cán
bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là các đơn vị có khó khăn về công tác
cán bộ.
- Góp phần đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Đưa luân chuyển cán bộ dần trở thành việc làm bình thường, thành nền nếp thường
xuyên, phá bỏ những quan điểm và thói quen lạc hậu trong công tác cán bộ, hiện
nay, như: khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị; tâm lý thoả mãn, trì
trệ của nhiều cán bộ chỉ muốn chọn nơi công tác dễ dàng, muốn ổn định chức vụ
hoặc lên chức nhưng không chịu nỗ lực học tập, phấn đấu nâng cao trình độ và
hiệu quả công tác, công việc trì trệ, kém hiệu quả; cán bộ uy tín thấp nhưng rất khó
thay bằng những cán bộ có uy tín và khả năng hơn.
- Chủ động tạo nguồn cán bộ, thực hiện chuẩn hoá cán bộ lãnh đạo các cấp,
đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực trong những năm tiếp theo
của [ĐƠN VỊ].
- Tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp chặt chẽ với bố
trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị thành viên, đơn vị trực
thuộc, đặc biệt là các đơn vị có “quy mô lớn” và cán bộ không giữ chức vụ quá hai
nhiệm kỳ liên tiếp.
2. Quan điểm, nguyên tắc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý

- Công tác luân chuyển cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo thường xuyên, trực
tiếp, toàn diện của cấp uỷ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò,
trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu.
3


- Việc luân chuyển cán bộ phải giải quyết tốt quan hệ giữa luân chuyển với
ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ công tác, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn
bị đội ngũ cán bộ kế cận.
- Luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường
xuyên, liên tục, có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các đơn vị thành viên,
đơn vị trực thuộc có chuyên môn gần nhau trong [ĐƠN VỊ]; đồng thời phải gắn kết
chặt chẽ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán
bộ.
- Coi trọng công tác tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên thông suốt về tư
tưởng, thống nhất nhận thức để tự giác, quyết tâm thực hiện; vừa làm tốt công tác
động viên, khuyến khích tính tự giác của cán bộ, vừa yêu cầu cán bộ, đảng viên
nghiêm túc chấp hành quyết định luân chuyển.
- Chống tư tưởng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị, không muốn nhận
người từ các đơn vị khác luân chuyển đến; ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh với
những biểu hiện không lành mạnh như cô lập, gây khó khăn, làm giảm uy tín
người được luân chuyển tới, hoặc lợi dụng việc luân chuyển cán bộ để đẩy người
trung thực, thẳng thắn, người có năng lực, nhưng không hợp với mình đi nơi khác.
- Chỉ thực hiện luân chuyển đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công
chức nằm trong diện quy hoạch có triển vọng phát triển. Không thực hiện luân
chuyển đối với cán bộ có trình độ năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển
vọng phát triển.
- Cán bộ luân chuyển phải là cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát
triển; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác tốt; quan tâm

lựa chọn, phát hiện cán bộ trẻ có năng lực nổi trội.
- Việc luân chuyển cán bộ phải có kế hoạch cụ thể và có lộ trình từng bước
thực hiện; có cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất để tạo môi trường, điều kiện
cho cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường, chuyên môn, rèn luyện, tích
luỹ kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời, có quy định quản lý, giám sát đối với cán bộ
luân chuyển.
- Việc xem xét, bố trí cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm
vụ, tình hình thực tiễn; kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị
gắn với trách nhiệm cá nhân của cán bộ được luân chuyển và nhận xét, đánh giá
cán bộ.
IV. TRÁCH NHIỆM VÀ THẨM QUYỀN
1. Thẩm quyền
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quyết định luân chuyển của Giám
đốc [ĐƠN VỊ] gồm: Chánh, Phó chánh văn phòng, Trưởng, Phó ban chức năng của
[ĐƠN VỊ]; thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc và những
đối tượng trong diện quy hoạch các chức danh trên.
4


Các chức vụ trưởng, phó phòng và tương đương thuộc Văn phòng do Chánh
Văn phòng ký quyết định luân chuyển sau khi được sự đồng ý về chủ trương của
Giám đốc [ĐƠN VỊ].
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quyết định luân chuyển của thủ
trưởng đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc gồm: trưởng, phó phòng, khoa, viện,
bộ môn, trung tâm, phòng thí nghiệm, doanh nghiệp và đơn vị tương đương trực
thuộc đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc và những đối tượng trong diện quy
hoạch các chức danh trên.
- Đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc và các cá nhân liên quan có trách
nhiệm tham gia thực hiện quy trình nhân sự và chấp hành quyết định luân chuyển
của Giám đốc và các cơ quan quản lý nhà nước.

2. Trách nhiệm
- Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển cán bộ: Lãnh đạo xây dựng kế
hoạch luân chuyển cán bộ; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công
khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố
trí, phân công công tác đối với cán bộ sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác
luân chuyển cán bộ.
- Cơ quan nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất cán bộ luân chuyển; phối hợp
với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường
xuyên với cán bộ luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí
công tác đối với cán bộ sau luân chuyển...
- Cơ quan nơi đến: Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển cán bộ của
cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện
thuận lợi để cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá
cán bộ; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng cán bộ
sau luân chuyển...
- Cán bộ luân chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công
của cấp có thẩm quyền, cơ quan nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố
gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự
kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản
lý; giữ mối liên hệ với cơ quan nơi đi.
- Ban Tổ chức Cán bộ (TCCB) và bộ phận tổ chức cán bộ của các đơn vị
thành viên, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng kế hoạch luân chuyển, nhận xét, đánh giá, đề
xuất bố trí, sắp xếp cán bộ trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết,...
về công tác luân chuyển cán bộ.
V. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, ĐỊA BÀN, THỜI HẠN, ĐỘ TUỔI, KẾ
HOẠCH VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH DÀNH CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO,
QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN
1. Đối tượng luân chuyển
5



- Cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng, khoa và
tương đương trở lên, nằm trong diện quy hoạch (đã được phê duyệt) các chức danh
lãnh đạo, quản lý của Văn phòng, các ban chức năng và thủ trưởng, phó thủ trưởng
các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc của [ĐƠN VỊ].
- Cán bộ luân chuyển là cán bộ trong độ tuổi luân chuyển, có triển vọng phát
triển, có khả năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, được điều chuyển đến vị
trí công tác mới để vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa đào tạo, rèn luyện theo quy hoạch
cán bộ.
- Với trường hợp đặc thù, Giám đốc xem xét, quyết định hoặc báo cáo Ban
Thường vụ Đảng ủy [ĐƠN VỊ] xem xét, quyết định.
2. Địa bàn luân chuyển
- Căn cứ nhu cầu cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị thành viên, đơn vị
trực thuộc và Văn phòng, các ban chức năng của [ĐƠN VỊ], Ban Thường vụ Đảng
ủy, Ban Giám đốc [ĐƠN VỊ] thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị thành
viên, đơn vị trực thuộc để bảo đảm mục đích, yêu cầu trong công tác luân chuyển
cán bộ.
- Lựa chọn một số đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc làm đơn vị trọng
điểm để rèn luyện, thử thách, bồi dưỡng cán bộ nằm trong diện quy hoạch, đảm
bảo có chuyên môn phù hợp với cán bộ được luân chuyển, đó là: các đơn vị thành
viên, đơn vị trực thuộc có “quy mô lớn”/…./….., Văn phòng và các ban chức năng
còn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý.
3. Hình thức luân chuyển
- Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý tới các đơn vị thành viên, đơn vị
trực thuộc có chuyên môn phù hợp với cán bộ được luân chuyển.
- Đối với cán bộ đã giữ chức vụ cấp trưởng 2 nhiệm kỳ liên tục và những
cán bộ luân chuyển để thực hiện chủ trương, khi luân chuyển chủ yếu bố trí làm
cấp trưởng.
- Đối với cán bộ trẻ luân chuyển để đào tạo, rèn luyện chủ yếu bố trí làm cấp

phó.
- Với trường hợp đặc thù, Giám đốc xem xét, quyết định hoặc báo cáo Ban
Thường vụ Đảng ủy [ĐƠN VỊ] xem xét, quyết định.
4. Thời hạn luân chuyển
- Ít nhất là 3 năm (36 tháng) đối với một chức danh (trừ chức danh kiêm
nhiệm).
- Trường hợp cần thiết, do nhu cầu của việc sắp xếp, bố trí cán bộ, Giám đốc
xem xét, quyết định hoặc báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy [ĐƠN VỊ] xem xét,
quyết định việc luân chuyển sớm hơn thời hạn trên.
5. Độ tuổi luân chuyển

6


- Đối với thủ trưởng các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc [ĐƠN VỊ],
Chánh Văn phòng, trưởng các ban chức năng hoặc trong diện quy hoạch các chức
danh trên độ tuổi không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.
- Đối với phó thủ trưởng các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc [ĐƠN VỊ],
Phó chánh Văn phòng, phó trưởng các ban chức năng hoặc trong diện quy hoạch
các chức danh trên độ tuổi không quá 50 tuổi.
- Đối với lãnh đạo cấp trưởng phòng, trưởng khoa và tương đương hoặc
trong diện quy hoạch các chức danh trên độ tuổi không quá 45 tuổi, cấp phó trưởng
phòng, trưởng khoa và tương đương hoặc trong diện quy hoạch chức danh trên
không quá 40 tuổi.
- Với trường hợp đặc thù, Giám đốc xem xét, quyết định hoặc báo cáo Ban
Thường vụ Đảng ủy [ĐƠN VỊ] xem xét, quyết định.
6. Xây dựng kế hoạch luân chuyển
Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán
bộ, cấp có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản
lý. Kế hoạch phải làm rõ các nội dung cơ bản: Nhu cầu, vị trí luân chuyển; hình

thức luân chuyển; đơn vị luân chuyển; thời hạn luân chuyển; cơ chế, chính sách
cần thiết bảo đảm thực hiện; dự kiến phương án bố trí cán bộ sau luân chuyển...
Trên cơ sở kế hoạch, lập danh sách cán bộ luân chuyển và nêu biện pháp
thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.
7. Chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển
- Cán bộ luân chuyển được lãnh đạo đơn vị chuyển đi và đơn vị đến nhận
công tác tạo điều kiện về thời gian, sắp xếp công việc giao, nhận và các điều kiện
về cơ sở vật chất phục vụ công tác, sinh hoạt theo quy định.
- Được giữ nguyên mức lương, phụ cấp chức vụ, các quyền lợi khác theo
quy định của Nhà nước và của [ĐƠN VỊ].
8. Trách nhiệm của người được luân chuyển
- Nghiêm chỉnh chấp hành quyết định luân chuyển cán bộ.
- Bàn giao công việc và tiếp nhận công việc mới theo đúng thời gian quy định.
- Trường hợp không chấp hành quyết định luân chuyển cán bộ, gây cản trở,
khó khăn cho công tác luân chuyển cán bộ của đơn vị, của [ĐƠN VỊ] sẽ bị xem xét
kỷ luật theo quy định của pháp luật và quy định của [ĐƠN VỊ].
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc
các đơn vị cần phản ảnh kịp thời về Ban TCCB để tổng hợp, báo cáo Giám đốc
[ĐƠN VỊ] xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
VI. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

7


- Hoàn thiện dự thảo Đề án luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong
[ĐƠN VỊ] báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám đốc [ĐƠN VỊ] trước
ngày 25/7/2019.
- Trên cơ sở Kết luận của Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám đốc [ĐƠN
VỊ], Ban TCCB xây dựng Quy định về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong
[ĐƠN VỊ], lấy ý kiến Văn phòng, các ban chức năng và các đơn vị thành viên, đơn

vị trực thuộc để hoàn thiện trước ngày 20/8/2019.
- Hoàn thiện Quy định về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong
[ĐƠN VỊ], trình Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám đốc [ĐƠN VỊ] thông
qua và trình Giám đốc ký Quyết định ban hành, xong trước ngày 31/8/2019
- Quyết định ban hành Quy định về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong [ĐƠN VỊ] có hiệu lực từ ngày 01/9/2019.
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên đây là Đề án luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong [ĐƠN VỊ].
Kính đề nghị Giám đốc [ĐƠN VỊ] xem xét, phê duyệt Đề án luân chuyển cán
bộ lãnh đạo, quản lý trong [ĐƠN VỊ]; trình Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám
đốc [ĐƠN VỊ] xem xét, quyết định việc ban hành Quy định về luân chuyển cán bộ
lãnh đạo, quản lý trong [ĐƠN VỊ].
Trân trọng./.

8



×