Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Vấn đề hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay - 9.5 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.23 KB, 18 trang )

A. MỞ ĐẦU
Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật tồn tại song song với hệ thống
pháp luật của từng quốc gia. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển của thế giới hiện
nay. Trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế một cách đa dạng, quá trình hội
nhập của các quốc gia mang tính tất yếu. Nó tạo điều kiện để các quốc gia có thể
giao lưu trong các lĩnh vực khác nhau như: chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…
Cùng với sự phát triển với tất cả các mặt trong đời sống xã hội thì cũng sự gia
tăng về tội phạm ngày càng tinh vi hơn. Một trong số đó là tình hình tội phạm
quốc tế ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều. Trước tình
hình phát triển đáng lo ngại của tội phạm này, cộng đồng quốc tế đã đặt ra một
vấn đề có tính toàn cầu đó là hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế.
Với mong muốn tìm hiểu và trang bị kiến thức cho bản thân, em lựa chọn
nội dung “Vấn đề hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong
giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu, phân tích, đồng thời đưa ra những bình luận
cá nhân về vấn đề này. Đề tài của em được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội
phạm.
Chương 2: Hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính
chất quốc tế
Chương 3: Tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ

1


B. NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát chung về hợp tác quốc tế đấu tranh phòng,
chống tội phạm.
1.1.

Khái niệm hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội
phạm



Tội phạm trên thế giới đã tồn tại và phát triển từ rất lâu, tuy nhiên cùng
với sự phát triển của xã hội, tình hình tội phạm quốc tế và tội phạm xuyên quốc
gia ngày càng phát triển mạnh mẽ. Do đó hợp tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm là điều tất yếu của tất cả các nước. Hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống
tội phạm là sự thỏa thuận, trao đổi và thống nhất các kế hoạch, chương trình
chung giữa các quốc gia với nhau trên cơ sở hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt
được mục tiêu chung đó là đấu tranh và phòng ngừa tội phạm vì lợi ích của các
bên hữu quan cũng như phù hợp với pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Hoạt động hợp tác quốc tế thực hiện qua các hoạt động tư pháp, cụ thể:
Thứ nhất, thẩm quyền tài phán. Thẩm quyền tái phán của một quốc gia là
quyền lực riêng biệt của quốc gia trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư
pháp và đây là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Thẩm quyền tài phán hình sự quốc gia bao gồm các nhóm quyền: quyền cho
phép hoặc nghiêm cấm, quyền xét xử và quyền thi hành trong lĩnh vực hình sự
liên quan đến chủ thể, khách thể hoặc sự kiện pháp lý. Tuy nhiên, trên thực tế do
những nguyên nhân khách quan, chủ quan mà quốc gia không thể thực hiện
được quyền này hoăc có sự xung đột về thẩm quyền tài phán vì vậy đòi hỏi là
cần phải có sự hợp tác giữa các quốc gia. Hoạt động này thường phát sinh trong
trường hợp liên quan đến các tội phạm có tính chất quốc tế.

2


Thứ hai, thành lập Tòa án quốc tế. Tội phạm quốc tế là mối nguy hiểm lớn
nhất đối với tòan thể nhân loại vì chúng xâm hại tới hòa bình và an ninh quốc tế.
Do đó, để trừng trị loại tội phạm này, ngoài việc quốc gia có thể thực hiện quyền
tài phán, cộng đồng quốc tế đã nhất trí tiến hành thành lập cơ quan tài phán quốc
tế đưa ra những phán quyết căn cứ vào quy định của luật quốc tế. Thành lập Tòa
án quốc tế là một biện pháp cơ bản để phòng chống tội phạm quốc tế. Như ở Tòa

án hình sự quốc tế Lahay có thẩm quyền tài phán đối với các tội phạm diệt
chủng, tội phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược. Một số
cơ quan tài phán quốc tế như: Tòa án quân sự quốc tế Nurumbe và Tokyo, Tòa
hình sự quốc tế Lahay,…
Thứ ba, tương trợ tư pháp về hình sự. Trong hợp tác quốc tế đấu tranh
phòng chống tội phạm, tương trợ tư pháp là biện pháp duy nhất để thực hiện các
hành vi tố tụng cần thiết ở nước ngoài. Các vấn đề nằm trong nội dung tương trợ
tư pháp được điều ước quốc tế liên quan điều chỉnh, còn những vấn đề chuyên
biệt có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm có thể được ghi
nhận trong các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương về phòng chống
tội phạm. Nội dung cơ bản của tương trợ tư pháp về hình sự bao gồm các vấn đề
như: dẫn độ tội phạm, chuyển giao người bị kết án…
1.2.

Phân loại tội phạm trong luật quốc tế

Tội phạm trong luật quốc tế có đặc trưng cơ bản là tính xuyên quốc gia
nên khoa học luật quốc tế phân loại các tội phạm cụ thể như sau:
Thứ nhất, tội phạm quốc tế hay còn gọi là tội ác quốc tế. Tội phạm quốc tế
hay còn gọi là tội ác quốc tế là những tội ác đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tự
do của nhân dân thế giới, quyền và lợi ích của toàn thể nhân loại, được qui định
tại các văn bản pháp lý quốc tế. Theo qui chế Roma 1998, tội phạm quốc tế có
thể phân thành: tội phạm chiến tranh, tội chống loài người, tội diệt chủng, tội
xâm lược.
3


Thứ hai, tội phạm có tính chất quốc tế. Tội phạm có tính chất quốc tế hay
còn gọi là tội phạm theo công ước là tội phạm xâm hại tới trật tự pháp lý quốc
gia và xâm hại hòa bình, an ninh quốc tế. Tội phạm này tuy có tính chất ít nguy

hiểm hơn nhóm tội ác quốc tế nhưng hậu quả của nhóm tội này có thể gây thiệt
hại cho quan hệ quốc tế cũng như quan hệ giữa các quốc gia. Các quốc gia đều
thừa nhận nhiệm vụ ngăn ngừa, trừng trị nhóm tội phạm này là nhiệm vụ chung
của cộng đồng quốc tế chứ không của riêng bất cứ quốc gia nào.
Thứ ba, tội phạm hình sự chung. Tội phạm hình sự chung là nhóm tội
phạm không xâm phạm đến trật tự pháp lí quốc tế và không đụng chạm đến các
quốc lợi của cộng đồng quốc tế, nói cách khác, đây là nhóm tội xâm phạm đến
quyền và lợi ích của một quốc gia và chịu sự trừng trị của quốc gia đó. Tuy
nhiên, nhiều trường hợp tội phạm lần trốn sang nước khác nhằm trốn tránh sự
trừng phạt của luật pháp quốc gia. Do vậy cần có sự giúp sức, phối hợp giữa các
quốc gia để có thể thực thi công lí, trừng trị người có tội.
1.3.

Vai trò của luật quốc tế và hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu
tranh phòng chống tội phạm quốc tế

Tội phạm quốc tế là mối nguy hiểm nhất đối với toàn thể nhân loại vì
chúng xâm hại đến hòa bình và an ninh quốc tế. Việc phòng chống tội phạm này
không phải là quyền hay nghĩa vụ của bất kỳ một quốc gia nào mà nó đòi hỏi sự
hợp tác của tất cả các quốc gia. Việc hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm
quốc tế góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh của các quốc gia nói riêng và của
cộng đồng quốc tế nói chung.
Luật quốc tế và hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm có
vị trí và vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội ở mỗi quốc gia và đảm bảo hòa bình, an ninh trên phạm vi thế giới.
Chương 2: Hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính
chất quốc tế
4



2.1Khái niệm tội phạm có tính chất quốc tế
Tội phạm có tính chất quốc tế hay còn gọi là tội phạm theo công ước là tội
phạm xâm hại tới trật tự pháp lý quốc gia và an ninh, hòa bình quốc tế, gây ảnh
hưởng tiêu cực tới đời sống của cộng đồng quốc tế. Loại hình tội phạm này được
ghi nhận trong các điều ước quốc tế liên quan, nhưng chỉ ở mức độ định danh tội
phạm còn quyền qui định và xét xử cụ thể tội phạm đó vẫn căn cứ pháp luật
quốc gia.Tính chất quốc tế trong cấu thành của nhóm tội phạm này được thể
hiện:
Thứ nhất, tội phạm được thực hiện không phải ở một quốc gia mà có thể
đã được thực hiện ở một vài lãnh thổ quốc gia hoặc trên lãnh thổ không thuộc
thẩm quyền tài phán của quốc gia nào.
Thứ hai, tội phạm có dấu hiệu yếu tố nước ngoài vê chủ thể, khách thể
hoặc địa điểm thực hiện tội phạm.
Thứ ba, chỉ áp dụng mỗi pháp luật quốc gia sẽ không thể giải quyết triệt
để được loại tội phạm này, để đạt được kết quả cao trong cuộc đấy tranh phòng,
chống tội phạm có tính chất quốc tế cần phải sử dụng các công cụ pháp lý quốc
tế như các điều ước quốc tế song phương, đa phương.
2.2Phân loại tội phạm có tính chất quốc tế
Tội phạm có tính chất quốc tế không chỉ xâm hại an ninh, trật tự pháp lý
của một quốc gia mà còn đe dọa cả an ninh, hòa bình của cộng đồng quốc tế.
Việc phân loại tội phạm có tính chất quốc tế có vai trò quan trọng trong
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Thông qua việc phân loại sẽ xác định
được mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với cộng đồng quốc tế nói chung và
từng quốc gia nói riêng. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề phân
loại tội phạm có tính chất quốc tế, căn cứ vào tính chất cũng như hậu quả của
5


loại tội phạm. Trong phạm vi nghiên cứu, có thể thấy các loại tội phạm hình sự
quốc tế chủ yếu là tội cướp biển, tôi buôn bán người và buôn bán nô lệ, tội phạm

khủng bố quốc tế, tội bắt cóc con tin, tội phạm hàng không và hàng hải quốc tế,
tội buôn bán ma túy và các chất hướng thần, tội làm tiền giả.
Theo I.I Ka-rơ-pet3, tội phạm có tính quốc tế gồm bốn nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: Các tội xâm phạm tội hợp tác hữu nghị và sự tồn tại bình
thường của các quan hệ quốc tế, bao gồm tội khủng bố, tội cướp máy bay,
phương tiện giao thông khác…
Nhóm thứ hai: Các tội xâm hại môi trường sống của con người, di sản văn
hóa của dân tộc trên thế giới như buôn lậu, buôn bán trái phép chất ma túy, làm
và buôn bán tiền giả…
Nhóm thứ ba: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người, tội cướp
biển, tội tuyên truyền các xuất bản phẩm đồi trụy…
Nhóm thứ tư: Các tội phạm có tính quốc tế khác như phá hoại các công
trình ngầm dưới biển, các tội phạm được thực hiện trên máy bay, tàu thủy..
Sự phân loại này chỉ mang tính tương đối, khó có thể tập hợp tất cả các tội
phạm có tính chất quốc tế được. Vì tội phạm có tính chất quốc tế rất đa dạng.
2.3Nội dung chủ yếu các điều ước quốc tế về chống tội phạm có tính
chất quốc tế
Thứ nhất, tội phạm cướp biển
Theo Điều 1982 Công ước về Luật biển 1982: “Hành vi cướp biển là hành
động trái phép dùng hành động hay bắt giữ hoặc bất kì sự cướp phá nào do thủy
thủ hoặc hành khách trên một chiếc tàu hay một phương tiện bay tư nhân gây
nên, vì những mục đích riêng tư, và nhằm chống lại một chiếc tàu hay một
6


phương tiện bay khác, hay chống lại những người hay của cải ở trên con tàu
hoặc phương tiện bay đỗ ở biển cả; hoặc nhằm chống lại một chiếc tàu hay một
phương tiện bay, người hay của cải, ở một nơi không thuộc quyền tài phán của
một quốc gia nào”
Công ước cũng qui định, nghĩa vụ pháp lí của các quốc gia phải hợp tác

với nhau để trấn áp nạn cướp biển. Mọi quốc gia có thẩm quyền bắt giữ tàu
thuyền và phương tiện bay đang thực hiện hành vi cướp biển trên vùng biển
quốc tế hoặc khu vực không thuộc quyền lực của bắt kì quốc gia nào. Thẩm
quyền xét xử sẽ thuộc về quốc gia bắt giữ tàu thuyền và phương tiện bay phạm
tội cướp biển. Công ước qui định quyền lực cho các quốc gia trong công cuộc
phòng chống nạn cướp biển rất rộng, nhưng cũng qui định trách nhiệm cho quốc
gia trong trường hợp quốc gia bắt giữ tàu hay phương tiện bay bị tình nghi là
cướp biển mà không có lý do đầy đủ thì phải chịu trách nhiệm về bất kì tổn thất
hay thiệt hại nào do hành động đó gây ra đối với quốc gia mà tàu hay phương
tiện bay đó mang quốc tịch.
Hiện nay, cướp biển đã trở thành hoạt động có qui mô và có tổ chức, gây
thiệt hại cho nền kinh tế thế giới và an ninh hàng hải nghiêm trọng. Theo báo
cáo của Trung tâm Chia sẻ thông tin quốc tế (ISC), bên cạnh điểm nóng
Somalia, cướp biển và khủng bố xuất hiện nhiều hơn ở vùng biển Đông Nam Á,
trong đó có Biển Đông. Tại khu vực này nổi lên một số điểm nóng an ninh như
“tam giác Hải Nam” (vùng biển giữa Hồng Kông, đảo Luzon của Philippines và
đảo Hải Nam – Trung Quốc) và đặc biệt là eo biển nhộn nhịp Malacca. Cục
Hàng hải quốc tế (IMB) đặt tại Malaysia cho biết trong quý I/2015 trên thế giới
có 54 vụ cướp biển. Hơn một nửa số vụ này tập trung ở Đông Nam Á - nơi từng
chiếm 41% các vụ cướp biển tấn công trên toàn cầu trong giai đoạn 1995 – 2003
với thiệt hại trung bình 8,4 tỷ USD hàng năm.
Trước tình hình như vậy, năm 2004, Sáng kiến An ninh Eo biển Malacca
(MSSI) và các hoạt động tuần tra chung tại Malacca (MSSP) ra đời, bao gồm
7


Indonesia, Malaysia, Singapore. Năm 2008, Thái Lan gia nhập sáng kiến này.
Để dự án đi vào thực tế, từ tháng 7-9/2005, ba nước thành lập một nhóm chuyên
gia kỹ thuật về an ninh hàng hải và triển khai kế hoạch giám sát chung trên biển
và trên không ở eo biển Malacca. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực, các thành

viên của MSSI còn nhận được sự hỗ trợ của Mỹ, Australia, New Zealand.
Thứ hai tội buôn bán nô lệ và buôn bán người
Nạn buôn bán nô lệ bắt đầu hình thành vào khoảng thế kỷ XVI và bùng nổ
trong suốt thế kỷ XVII, phải đến tận thế kỷ XIX nạn buôn bán nô lệ và buôn bán
người mới được xoá bỏ. Từ thực tiễn trong cuộc đấu tranh chống nạn buôn bán
nô lệ, điều ước quốc tế đa phương đầu tiên thống nhất cuộc đấu tranh chống chế
độ nô lệ và buôn bán nô lệ đã ra đời, đó là Công ước Xanh Giecmanh năm 1919.
Sau công ước này đã có rất nhiều những văn kiện pháp lý quốc tế khác được
thông qua và đến Công ước 1950 đã tổng hợp và thống nhất các quy định trong
các điều ước quốc tế đã ban hành trước đó. Công ước đã quy định trừng trị cả
các hành vi khác có liên quan như các hình thức khai thác mại dâm; kể cả hành
vi nhượng lại nhà cửa, cơ sở cho người khác mà biết răng mục đích sử dụng để
kinh doanh mại dâm. Ngoài ra, công ước cũng quy định các trường hợp và điều
kiện dẫn độ tội phạm cho quốc gia khác.
Thứ ba điều ước quốc tế điều chỉnh tội phạm khủng bố quốc tế
Khủng bố là một trong những loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, trực tiếp
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người và đe dọa nghiêm trọng đến an
ninh quốc gia và hòa bình thế giới. Ngày 16 tháng 11 năm 1937, bản soạn thảo
Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt tội khủng bố được thông qua, ghi nhận sự
cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh phòng, chống khủng bố
đồng thời bước đầu tạo nề tảng phát triển cho hợp tác quốc tế trong đấu tranh
chống khủng bố. Về sau trong các Công ước New York năm 1977 về ngăn ngừa
và trừng trị khủng bố quốc tế bằng bom, Công ước New York năm 1999 về
8


trừng trị việc tài trợ khủng bố, Công ước New York năm 2005 về ngăn chặn các
hành vi khủng bố hạt nhân đã ghi nhận các nội dung về tội khủng bố quốc tế.
Thứ tư tội phạm bắt cóc con tin
Tội phạm bắt cóc con tin quy định tại điều 1, Công ước 1979. Công ước

đã quy định các hành vi bắt cóc và cầm giữ con tin cùng sự đe dọa giết hại con
tin, hành vi gây thương tích hoặc tiếp tục cầm giữ con tin nhằm mục đích đòi hỏi
bên thứ ba thực hiện hành vi nào đó như là điều kiện trưc tiếp hoặc gián tiếp để
phóng thích con tin đều bị coi là tội phạm. Ngoài ra Công ước cũng quy định về
nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong quá trình đấu tranh chống lại loại tội
phạm này.
Thứ năm tội đe dọa an ninh hàng không dân dụng
Với sự bùng bổ của khoa học công nghệ đã mở rộng sự phát triển của lĩnh
vực hàng không trong những năm 1920-1930 và bùng nổ từ những năm 19501960. Tuy nhiên, trong thời kỳ này số vụ chiếm hoạt bất hợp pháp các phương
tiện bay quốc tế ngày càng tăng. Trước tình hình đó, cộng đồng quốc tế đã thông
qua và cho ra đời Công ước điều chỉnh các vấn đề liên quan đến an ninh hàng
không quốc tế là Công ước Tokyo năm 1963 về tội phạm và các hành vi khác
thực hiện trên phương tiện bay. Sau Công ước này, cộng đồng quốc tế đã thông
qua và cho ra đời rất nhiều các công ước có liên quan đến tội an ninh hàng
không dân dụng như công ước Lahaye 197 về ngăn ngừa các hành vi chiếm đoạt
bất hợp pháp phương tiện bay, Công ước Montrean 1971 về ngăn chặn các hành
vi bất hợp pháp đe doạ an ninh hàng không dân dụng và nghị định thư năm 1988
bổ sung cho công ước này.
Thứ sáu tội đe dọa an ninh hàng hải
Tội phạm đe dọa an ninh hàng hải quốc tế được ghi nhận trong Công ước
Roma 1988 về đấu tranh chống các hành vi bất hợp pháp nhằm vào an ninh hàng
9


hải và Nghị định thư 1988 về ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an
ninh của cá dàn khoan dầu được xây dựng trên thềm lục địa. Cả hai văn bản
pháp luật quốc tế này đề quy định về hành vi tội phạm, thẩm quyền tài phán và
vấn đề dẫn độ tội phạm đe doạ an ninh hàng hải.
Thứ bảy tội buôn bán trái phép chất ma túy
Hiện nay tình hình các tội phạm về ma túy ngày càng gia tăng do ma túy

mang lại “siêu lợi nhuận” cho những kẻ phạm tội. Trước tình hình đó, cộng đồng
quốc tế đã họp bàn về các biện pháp chống tội phạm ma túy và các công ước
liên quan đến tội phạm này lần lượt ra đời: Công ước của Liên hợp quốc thống
nhất về các chất ma túy năm 1961; Công ước về các chất hướng thân năm 1971;
Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng
thần năm 1988. Năm 1990, tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
tuyên bố chính trị và chương trình hành động toàn thế giới về hợp tác đấu tranh
chống việc sản xuất, cất giữ, lưu thông và phổ biến bất hợp pháp các chất ma túy
và các chất hướng thần. Danh sách các chất hướng thần tự nhiên hoặc tổng hợp
hay khoáng vật thiên nhiên theo Công ước 1971 không phải là danh sách cố định
mà luôn được bổ sung. Đơn cử như một loại ma túy mới có tên “cần sa tổng
hợp” hay “cỏ Mỹ”, chỉ cần thay đổi 1 đến 2 liên kết hóa học là có thể sản xuất ra
1 loại hợp chất ma túy mới mà chưa từng xuất hiện cũng như nằm trong danh
mục các chất cấm của các quốc gia nói riêng cũng như cộng đồng quốc tế nói
chung. Để giải quyết vấn đề này, mới đây Mỹ đã công bố một dự luật cho phép
có thể cấm các chất hóa học bắt nguồn từ các gốc hóa học khác nhau. Cụ thể
thay vì cấm từng hợp chất hóa học như ngày trước, bây giờ nhờ vào dự luật này
mà chỉ cần cấm 3 gốc hóa học thì có thể cấm luôn hơn 1000 hợp chất hóa học có
thể sản xuất từ 3 gốc này.
Quá trình đấu tranh chống tội phạm về ma túy vẫn luôn là vấn đề quan
trọng hàng đầu trong mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Nhờ các qui định càng
ngày càng chặt chẽ cũng như sự hợp tác, phối hợp giữa các quốc gia, việc áp
10


dụng hiệu quả các công ước quốc tế về chống tội phạm ma túy nên quá trình đấu
tranh cũng ngày càng hiệu quả, các băng đảng, đường dây ma túy lớn trên thế
giới liên tục bị triệt phá, đặc biệt là trong giai đoạn từ đầu những năm 2000 đến
nay.
Thứ tám tội làm tiền giả

Cộng đồng quốc tế đã thống nhất và thông qua Công ước Gionevo 1929
về chống làm tiền giả. Công ước đã đưa ra khái niệm “đồng tiền” gồm các loại
tiền giấy, kể cả các loại phiếu do ngân hàng phát hành và tiền bằng kim loại đã
được lưu hành theo quy định của pháp luật. Như vậy tội làm tiền giả là tội làm
giả đồng tiền đã được đưa vào lưu thông tiền tệ. Điều 3 của Công ước đã quy
định các hành vi tội phạm hình sự cần phải trừng phạt, Công ước cũng yêu cầu
các quốc gia có nghĩa vụ trừng phạt tội phạm làm tiền giả ở mức như nhau đối
với hành vi làm tiền giả đồng tiền ở cả trong nước hay nước ngoài. Điều khoản
về dẫn độ cũng được quy định và các quốc gia thành vien phải tạo điều kiện
giúp đỡ vấn đề này.
Chương 3: Tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ
3.1Tương trợ tư pháp về hình sự
3.1.1 Khái niệm
Tương trợ tư pháp về hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền của các quốc
gia liên quan, căn cứ vào các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia thực hiện
một hoặc một số hoạt động về trao đổi thông tin; tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;
triệu tập nhân chứng; thu thập hoặc cung cấp chứng cứ; truy cứu trách nhiệm
hình sự và thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự nhằm hỗ trợ, giúp
đỡ lẫn nhau trong giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài.
3.1.2 Những nội dung cơ bản của hoạt động tương trợ tư pháp
về hình sự

11


Thứ nhất, phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự. Gồm các hoạt động cơ
bản sau: thu thập chứng cứ, lấy lời khai của người có liên quan; trợ giúp công
tác điều tra; giúp đỡ trong việc bắt giam, giữ, tạo điều kiện cho việc cung cấp
chứng cứ; tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu tư pháp; khám xét và thu giữ; thu thập
thông tin; cung cấp những tài liệu, hồ sơ liên quan; xác định, thu hồi tài sản do

phạm tội mà có; xác định, nhận dạng người làm chứng, người tình nghi, tung
tích nạn nhân và các hoạt động tương trợ tư pháp khác không trái với nguyên tắc
và luật pháp của nước được yêu cầu.
Thứ hai, từ chối tương trợ tư pháp về hình sự. Pháp luật quốc tế ghi nhận
những trường hợp có quyền từ chối tương trợ tư pháp hình sự: khi việc thực hiện
tương trợ tư pháp có thể gây phương hại đến vấn đề chủ quyền, an ninh, trật tự
xã hội, lợi ích công cộng cơ bản, yêu cầu tương trợ trái với nuyên tắc và cam kết
quốc tế của quốc gia được yêu cầu; có cơ sở tin rằng mục đích yêu cầu tương trợ
tư pháp là để truy tố một người về vấn đề chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc
tịch, quan điểm chính trị; việc truy tố tội phạm được yêu cầu trái với qui định
pháp luật của quốc gia được yêu cầu; nước được yêu cầu coi tương trợ đó liên
quan đến vấn đề chính trị.
3.2Dẫn độ trong luật quốc tế
Dẫn độ là hình thức tương trợ tư pháp giữa các quốc gia. Trong đó, quốc
gia được yêu cầu dẫn độ, dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia,
chuyển giao người có hành vi phạm tội hoặc người đã bị kết án bằng một bản án
có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia được yêu cầu để quốc
gia yêu cầu tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án đối với
người đó. Ở nước ta đã có kí kết các hiệp định như ngày 12/03/1984 giữa Bộ Tư
pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay
là Bộ Công an) và Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư liên bộ số 139/TT-LB
về việc thi hành hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia
đình và hình sự được ký kết giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và các nước các
12


nước XHCN như: Liên Xô cũ, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Ba Lan,
Ucraina, Lào, Mông Cổ. Hay ngày 15/09/2003 Nhà nước ta và Hàn Quốc đã ký
kết hiệp định về dẫn độ tại Seoul, hiệp định có hiệu lực từ ngày 19/04/2005, đây
là hiệp định song phương về dẫn độ đầu tiên mà Việt Nam ký kết với nước

ngoài. Dẫn độ bao gồm có 4 đặc điểm sau: dẫn độ là hình thức tương trợ tư pháp
giữa các quốc gia; dẫn độ là hình thức hợp tác được tiến hành giữa các quốc gia,
trong đó nước yêu cầu chuyển giao người có hành vi phạm tội hoặc đã bị kết án
bởi một bản án có hiệu lực pháp luật cho nước yêu; yêu cầu bên dẫn độ là cơ sở
để nước được yêu cầu chuyển giao người có hành vi phạm tội; mục đích của dẫn
độ nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp
luật đối với người đó.
3.2.1 Cơ sở pháp lý, trình tự, thủ thục dẫn độ
Cơ sở pháp lí
Cơ sở pháp lí của dẫn độ tội phạm là tổng hợp các qui phạm điều ước
quốc tế đa phương, điều ước quốc tế song phương, các qui định của pháp luật
quốc gia và các nguyên tắc được hình thành trong thực tiễn tư pháp hình sự quốc
tế mà trên cơ sở đó các quốc gia có thể yêu cầu dẫn độ, thực hiện yêu cầu dẫn
độ. Luật quốc tế thừa nhận dẫn độ tội phạm không phải là nghĩa vụ mà là quyền
của quốc gia: việc có thực hiện dẫn độ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết
định của quốc gia dựa trên cơ sở chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của mình về
mặt lãnh thổ để thực hiện thẩm quyền xét xử tư pháp.
Trình tự, thủ tục dẫn độ
Thứ nhất, chuyển giao, tiếp nhận, xử lí văn bản yêu cầu, hồ sơ tài liệu
Theo pháp luật và thông lệ quốc tế thì việc chuyển giao, tiếp nhận, xử lí
văn bản yêu cầu, hồ sơ tài liệu dẫn độ thuộc thẩm quyền của cơ quan trung ương
có thẩm quyền của các quốc gia.
13


Trường hợp yêu cầu dẫn độ, hồ sơ tài liệu chưa đầy đủ, cơ quan có thẩm
quyền của nước được yêu cầu có thể đề nghị nước yêu cầu dẫn độ bổ sung trong
thời hạn luật định. Trường hợp đồng ý với yêu cầu dẫn độ, nước được yêu cầu
phải thông báo cho nước yêu cầu và tiến hành xem xét quyết định dẫn độ.
Thứ hai, xem xét, quyết định dẫn độ; chuyển giao, tiếp nhận đối tượng bị

dẫn độ. Sau khi nhận đủ yêu cầu, hồ sơ tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ở
trung ương chuyển đến, trong thời hạn luật định, Tòa án phải mở phiên họp để
xem xét và ra quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ. Trường hợp ra quyết định
dẫn độ thì quyết định đó phải gửi đến các cơ quan hữu quan của các nước và
người bị yêu cầu dẫn độ. Quá trình chuyển giao, tiếp nhận đối tượng bị dẫn độ
từ nước được yêu cầu qua nước yêu cầu được tiến hành theo các qui định của
pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế, tập quán, thực tiễn tư pháp hình sự và
thông lệ quốc tế.
3.2.2 Các nguyên tắc pháp lý chủ yếu về dẫn độ
Thứ nhất, nguyên tắc có đi có lại. Đây là nguyên tắc pháp lý cần thiết để
đảm bảo việc dẫn độ tội phạm có hiệu quả. Nội dung của nguyên tắc này quy
định: nước được yêu cầu dẫn độ sẽ chấp nhận dẫn độ với sự đảm bảo rằng nước
có yêu cầu giúp đỡ cũng sẽ chấp nhận và thực hiện một yêu cầu như vậy của
nước được yêu cầu trong tương lai. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng quyền
bình đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia.Tuy nhiên, nguyên tắc này không
đồng nghĩa với sự trao đổi ngang bằng và ngay lập tức, mà tùy từng trường hợp
để quyết định có thực hiện yêu cầu hợp tác của bên đối tác hay không. Nguyên
tắc “có đi có lại” thể hiện sự bình đẳng giữa các quốc gia và chỉ khi các quốc gia
bình đẳng với nhau thì nguyên tắc này mới được tôn trọng.
Thứ hai, nguyên tắc tội phạm kép. Đây là nguyên tắc đặc thù trong dẫn độ
tội phạm được hầu hết các nước áp dụng. Đối tượng bị yêu cầu dẫn độ sẽ được
dẫn độ khi hành vi của họ được định danh là hành vi tội phạm theo luật quốc gia
14


của cá nước yêu cầu và nước nhận được yêu cầu dẫn độ. Không đáp ứng được
yêu cầu này, các quốc gia có quyền từ chối dẫn độ. Việc quyết định dẫn độ hay
từ chối dẫn độ đều phải được xem xét nghiêm túc, kĩ lưỡng dựa trên tinh thần
của nguyên tắc này.
Thứ ba, nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình. Nguyên tắc này

đã đươc ghi nhận trong hiệp định của Hội đồng châu âu 1957. Đối tượng bị dẫn
độ là các cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội và bị xét xử hành vi tội phạm
này hoặc người bị tình nghi thực hiện hành vi tội phạm đang lẩn trốn ở ngoài
lãnh thổ của quốc gia yêu cầu dẫn độ.Nguyên tắc này được hiểu là quốc gia
được yêu cầu có quyền từ chối không thực hiện yêu cầu dẫn độ của quốc gia
nước ngoài, nếu cá nhân bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước mình.Tuy nhiên để
ngăn chặn tình trạng người phạm tội lẫn tránh sự trừng phạt cảu pháp luật hoặc
sự xung đột lợi ích giữa các quốc gia trong hoạt động dẫn độ, một số điều ước
quốc tế đã có những quy định khá mềm dẻo để giải quyết tình trạng đó theo
nguyên tắc: “không dẫn độ thì truy tố”. Ví dụ: theo báo Đời sống pháp luật ngày
12/12/2016 Vụ việc Nguyễn Thành Dũng công dân Việt Nam bạo hành bé trai
Campuchia tại một nông trường ở Campuchia đã gây phẫn nộ trong dư luận
trong thời gian qua. Nguyễn Thành Dũng hiện đang bị cơ quan có thẩm quyền
Việt Nam xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không dẫn độ về
Campuchia.
Thứ tư, nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị. Nguyên tắc này được
ghi nhận trong một số điều ước quốc tế đa phương, song phương về tương trợ tư
pháp giữa các quốc gia và trong luật quốc gia của các nước. Tính chất chính trị
của tội phạm có được đề cập tới bằng phương thức xác định chế định dẫn độ tội
phạm là chế định đối lập với chế định cư trú chính trị.
Ví dụ: Việt Nam đề nghị Hàn Quốc dẫn độ Nguyễn Hữu Chánh. Nguyễn
Hữu Chánh (1952), sáng lập ra tổ chức “Chính phủ Việt Nam tự do” bị chính
phủ Việt Nam liệt vào diện tổ chức khủng bố sau khi tổ chức huấn luyện và thực
15


hiện hàng loạt các vụ đánh bom vào Đại sứ quán Việt Nam đặt tại Campuchia,
Thái Lan, Phillipines. Ngày 5 tháng 4 năm 2006, Nguyễn Hữu Chánh bị lực
lượng Interpol Hàn Quốc - theo lệnh của Bộ Tư pháp Hàn Quốc, bắt giữ thủ đô
Seoul với tội danh khủng bố và tàng trữ vũ khí. Hiệp ước dẫn độ ký giữa Chính

phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc có hiệu lực từ tháng 4/2005 và chỉ sau
hơn 1 năm, theo yêu cầu của Bộ Tư pháp Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam đã bắt
rồi trao cho phía Hàn Quốc hơn 10 tội phạm.
Chính phủ Việt Nam đã cung cấp cho Bộ Tư pháp Hàn Quốc tất cả những
bằng chứng về những vụ khủng bố do tổ chức của Nguyễn Hữu Chánh gây ra,
bao gồm hình ảnh, lời khai của các bị can, phán quyết của tòa án, tang chứng,
vật chứng là thuốc nổ, dây cháy chậm, bộ kích nổ từ xa... Các chứng cứ do
Chính phủ Việt Nam cung cấp, về những vụ khủng bố mà tổ chức Nguyễn Hữu
Chánh đã tiến hành - theo điều 7 của hiệp ước dẫn độ, hoàn toàn có giá trị pháp
lý đối với ngành Tư pháp Hàn Quốc.
Viện Công tố Hàn Quốc đã trình lên Bộ Tư pháp một tờ trình về hành vi
phạm tội của Nguyễn Hữu Chánh, và trong tờ trình sẽ đề nghị Bộ Tư pháp hoặc là cho phép dẫn độ Chánh về Việt Nam, hoặc chuyển hồ sơ lên Tòa
Thượng thẩm để nơi đây ra phán quyết. Ngày 27 tháng 7 năm 2006: Tòa
Thượng thẩm thủ đô Seoul đã bác bỏ yêu cầu của chính phủ Việt Nam là cho
dẫn độ Nguyễn Hữu Chánh, quyết định trả tự do cho ông Chánh vì những lí do:
Tuyên bố Nguyễn Hữu Chánh là tù nhân chính trị và cho rằng Việt Nam chưa
tham gia công ước quốc tế về trấn áp hành vi khủng bố bằng bom năm 1998.

16


C. KẾT LUẬN
Hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm có ý nghĩa quan
trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở mỗi
quốc gia và đảm bảo hòa bình, an ninh trên phạm vi thế giới. Vấn đề này không
chỉ là trách nhiệm của pháp luật từng quốc gia mà còn cần có sự hợp tác giữa
các quốc gia với nhau, trong đó luật quốc tế đóng vai trò quan trọng. Trong khi
nghiên cứu vấn đề này em có thể hiểu biết nhiều hơn cũng như hiểu rõ hơn tổng
quan chung, những qui định, công ước quốc tế về hợp tác đấu tranh phòng
chống tội phạm, tương trợ tư pháp về hình sự.

Dưới góc nhìn của một sinh viên ngành luật năm ba về vấn đề còn khá
nhiều bất cập này khó có thể tránh được thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong
được nhận sự đánh giá và góp ý của quý thầy cô để bài làm của em được đầy đủ
và hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật quốc tế trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
2. Giáo trình Luật quốc tế trường Đại học Luật Hà Nội.
3. Giáo trình Luật tương trợ tư pháp trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
4. Seri truyền hình “Thâm nhập thế giới ma túy tổng hợp”, trung tâm tin
tức VTV24
5. />ItemID=1789
6. />7. />8. />
18



×