Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Luận văn thạc sỹ - Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.52 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


BÙI MINH HẢI

TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH ĐIỆN BIÊN

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


BÙI MINH HẢI

TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH ĐIỆN BIÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ & CHÍNH SÁCH

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HOÀNG VĂN CƯỜNG

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội,

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Minh Hải


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hoàn thành luận văn này tôi xin
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Văn Cường, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân.
Các thầy, cô giáo Khoa Khoa học quản lý, Viện Đào tạo Sau đại học
và toàn thể các thầy, cô giáo trong trường Đại học kinh tế quốc dân đã chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Sự giúp đỡ của Lãnh đạo và các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động
viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện. Do về mặt kiến thức và
thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm khuyết. Tôi mong được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô và mọi người để luận văn hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Bùi Minh Hải

năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HỘP
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ
NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG.......................................................8
1.1. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp từ
nguồn ngân sách địa phương..................................................................8
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu chính sách.....................................................8
1.1.2. Chủ thể và đối tượng của chính sách.................................................9
1.1.3. Các chính sách bộ phận.....................................................................9
1.2. Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp
từ ngân sách địa phương...............................................................................11
1.2.1. Khái niệm tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

nông nghiệp từ ngân sách địa phương.......................................................11
1.2.2. Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương.....................................11
1.2.3. Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương.....................................12
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực thi chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp......................................................17
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực thi chính sách hỗ
trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương và
bài học kinh nghiệm cho tỉnh Điện Biên..................................................18
1.3.1. Kinh nghiệm từ tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
cho hộ nông dân ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương..................................18
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Điện Biên...............................21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐIỆN BIÊN...............23
2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển
sản xuất nông nghiệp tỉnh Điện Biên.................................................23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................23
2.1.2. Đặc điểm xã hội - kinh tế................................................................24
2.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2014-2016........................................................................26
2.3. Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp từ
nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên.......................................27


2.3.1. Mục tiêu chính sách.........................................................................27
2.3.2. Các chính sách bộ phận...................................................................28
2.4. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông nghiệp tỉnh Điện Biên...........................................................................41

2.4.1. Chuẩn bị triển khai chính sách........................................................41
2.4.2. Thực trạng chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách.........................45
2.4.3. Thực trạng kiểm soát sự thực hiện chính sách................................49
2.5. Đánh giá chung về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách
địa phương tỉnh Điện Biên...................................................................53
2.5.1. Kết quả thực hiện chính sách chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông nghiệp tỉnh Điện Biên 2014-2016....................................................53
2.5.2. Điểm mạnh trong tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển nông
nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên.....................54
2.5.3. Điểm yếu trong trong tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên............56
2.5.4. Nguyên nhân của những điểm yếu..................................................57
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA
PHƯƠNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020....................................59
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện tổ chức thực
thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp
từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên đến
năm 2020.........................................................................................................59
3.1.1. Mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Điện Biên đến năm 2020..59
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên
đến năm 2020............................................................................................61
3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên
đến năm 2020..................................................................................................61
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chuẩn bị thực thi chính sách..........................62
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chỉ đạo triển khai chính sách.........................63

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát thực hiện chính sách.....................64
3.2.4. Nhóm giải pháp khác...........................................................................64
3.3. Kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương......................................67
KẾT LUẬN.....................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH

Công nghiệp hóa

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTPT


Hỗ trợ phát triển

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, HỘP
BẢNG
Bảng 2.1:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ
cấu tổng sản phẩm GRDP tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014-2016
27

Bảng 2.2:


Kết quả hỗ trợ giống lúa trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn
2014-2016...................................................................................29

Bảng 2.3:

Kết quả hỗ trợ giống ngô trên địa bàn tỉnh Điện Biên................30

Bảng 2.4:

Kết quả hỗ trợ giống Đậu tương trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn
2014-2016...................................................................................31

Bảng 2.5.

Kết quả tổng hợp kinh phí hỗ trợ giống chè và cà phê trên địa bàn
tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014-2016...........................................32

Bảng 2.6:

Tổ chức bộ máy thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên

42

Bảng 2.7:

Tập huấn cho cán bộ thực thi chính sách

44


Bảng 2.8:

Kế hoạch vốn và vốn thực hiện chính sách HTPT sản xuất nông nghiệp
từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên giai đoạn
2014-2016 46

Bảng 2.9:

Các đơn vị tham gia triển khai chính sách hỗ trợ.......................47

HỘP
Hộp 2.1 :

Thực trạng phân bổ và sử dụng nguồn vốn chính sách

Hộp 2.2:

Thực trạng phối hợp giữa các cơ quan trong việc tổ chức thực thi
chính sách 48

Hộp 2.3:

Thực trạng giám sát, đánh giá chính sách

51

Hộp 2.4:

Một số sáng kiến điều chỉnh, hoàn thiện chính sách52


46


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


BÙI MINH HẢI

TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH ĐIỆN BIÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ & CHÍNH SÁCH

HÀ NỘI - 2017


i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Lý do và mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
quyết sách quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đặc biệt là miền
núi vùng cao và đã được cụ thể hóa bằng nhiều Chương trình mục tiêu quốc
gia như: Chương trình 135; Chương trình xóa đói giảm nghèo; Nghị quyết
30a,… Các chủ trương, chính sách được đưa vào thực tiễn đã góp phần tạo
động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội vùng
miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.
Điện Biên là tỉnh có tiềm năng về đất đai, điều kiện khí hậu để phát triển sản

xuất, nhất là sản xuất lâm nghiệp, cây công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi trang trại
có giá trị kinh tế cao, nhưng vẫn chưa phát huy được tiềm năng sẵn có, tỷ lệ hộ nghèo
còn cao. Người dân sản xuất tự cung tự cấp còn khá phổ biến, đầu tư thâm canh, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn chưa đồng đều, quy mô nhỏ, năng
suất, chất lượng và sức cạnh tranh thấp, sản phẩm hàng hóa chưa nhiều.
Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII xác định “tập trung lãnh
đạo phát triển nông nghiệp, nhằm thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu nông
nghiệp của tỉnh”. Vì vậy, để phát triến sản xuất, nâng cao giá trị hàng hóa trong
nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước xóa đói giảm
nghèo bền vững thì việc cần thiết phải thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách của tỉnh bố trí là hết sức cần thiết. Xuất
phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức thực thi chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách địa
phương tỉnh Điện Biên” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý Kinh
tế và chính sách của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn với đề tài: “Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên”
được nghiên cứu nhằm hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:


ii
- Xác định khung lý thuyết về tổ chức thực thi chính sách HTPT sản
xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương
- Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách HTPT sản xuất nông
nghiệp sử dụng nguồn ngân sách địa phương của tỉnh Điện Biên giai đoạn
2014-2016; chỉ ra những thành công, hạn chế và làm rõ các nguyên nhân của
hạn chế đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính
sách HTPT sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn ngân sách địa phương của

tỉnh Điện Biên đến năm 2020.
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu trình bày luận văn
2.1. Cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương
Dựa trên lý thuyết về tổ chức thực thi chính sách kinh tế xã hội (Nguyễn
Thị Lệ Thúy & Bùi Thị Hồng Việt, 2012) và đặc trưng chính sách hỗ trợ phát triển
sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương, tác giả đề xuất khung
nghiên cứu cho luận văn. Trong đó, tổ chức thực thi chính sách HTPT sản xuất
nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương được nghiên cứu theo quá trình
tổ chức thực thi chính sách gồm 3 bước: (i) chuẩn bị triển khai chính sách; (ii) chỉ
đạo triển khai chính sách; (iii) kiểm soát sự thực hiện chính sách.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Khung nghiên cứu

Yếu tố ảnh hưởng
đến tổ chức thực thi
chính sách HTPT sản
xuất nông nghiệp từ
nguồn vốn ngân sách
địa phương
- Yếu tố thuộc về bản
thân chính sách
- Sự quyết tâm của
lãnh đạo
- Đội ngũ cán bộ thực

thi chính sách
- Sự ủng hộ của đối
tượng chính sách


Tổ chức thực thi
chính sách HTPT
sản xuất nông
nghiệp từ nguồn
vốn ngân sách địa
phương
- Chuẩn bị triển
khai chính sách
- Chỉ đạo triển khai
chính sách
- Kiểm soát sự thực

hiện chính sách

Mục tiêu chính sách
HTPT sản xuất nông
nghiệp từ nguồn vốn
ngân sách địa phương
- Tạo điều kiện cho nông
dân tiếp cận cây, con
giống chất lượng cao, kỹ
thuật sản xuất nông
nghiệp tiên tiến
- Tạo việc làm, tăng thu
nhập, xóa đói giảm
nghèo, ổn định đời sống
và sản xuất
- Phát triển sản xuất nông
nghiệp của địa phương



iii
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo
cáo, văn bản pháp quy, số liệu thống kê của cơ quan thống kê; Số liệu sơ cấp được
thu thập qua phỏng vấn và điều tra bảng hỏi.
- Phương pháp xử lý số liệu: Dữ liệu thu thập sẽ được thống kê, tổng hợp, phân
tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồ, hộp để minh họa cho những nội
dung phân tích. Qua đó sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ những bản chất của các dữ
liệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy khoa học cho các kết quả nghiên cứu.
2.3. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương
Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tổ chức thực thi chích sách hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên đến năm 2020
3. Những kết quả đạt được và các giải pháp thực hiện của đề tài nghiên cứu
3.1. Kết quả từ việc nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chính sách HTPT sản xuất nông
nghiệp, luận văn phân tích thực trạng chính sách và tổ chức thực thi chính sách
HTPT sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Điện Biên giai đoạn
2014 – 2016 và rút ra các kết quả quan trọng sau đây:
- Tổ chức thực thi chính sách được các chủ thể chính sách tỉnh Điện Biên
tiến hành đồng bộ, nhịp nhàng, tạo được sự tin tưởng của người dân nên đã tạo ra
những thành công của chính sách như: (i) tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với
các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm
nghiệp; (ii) đem lại những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, xóa
đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu
số từ vùng I tới vùng III trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ngoài những thành công,

chính sách vẫn có những hạn chế về mức hỗ trợ thập, hiệu quả chưa cao, chưa đạt
được một số mục tiêu đề ra như tỷ lệ che phủ rừng còn xa mục tiêu đã đặt ra.


iv
- Quá trình tổ chức thực thi chính sách ở tỉnh Điện Biên có những điểm
mạnh về: (i) bộ máy thực thi được thành lập kịp thời, phân công cụ thể; (ii) hệ
thống văn bản hướng dẫn đảm bảo quy định pháp luật và phù hợp với tình hình;
(iii) tập huấn cán bộ thường xuyên; (iv) tuyên truyền chính sách rộng khắp; (v)
ngân sách được phân bổ gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; (vi) xung đột
trong tổ chức thực thi được giải quyết nhanh chóng và phù hợp; (vii) kiểm soát
thực thi được tiến hành thường xuyên.
- Những điểm yếu trong tổ chức thực thi chính sách của tỉnh Điện Biên: (i)
cán bộ thực thi chính sách ở một số cấp huyện và xã chưa đáp ứng được yêu cầu;
(ii) lập kế hoạch còn chưa sát với thực tế; (iii) phối hợp thực thi chưa tốt; (iv)
tuyên truyền còn chưa sâu; (v) tình chủ động trong thực thi chính sách chưa cao;
(vi) kết quả thực thi chính sách còn thấp; (vii) báo cáo còn chậm, kiểm soát thực
thi ở cơ sở yếu.
- Nguyên nhân của những điểm yếu xuất phát từ: (i) bản thân chính sách còn
nhiều vướng mắc; (ii) chủ thể thực thi chính sách trong công tác chỉ đạo, kiểm tra,
đôn đốc, giám sát, phối hợp còn nhiều hạn chế; (iii) đối tượng hưởng thụ chính sách
trình độ dân trí còn thấp, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp lạc hậu; (iv) điều kiện tự
nhiên của Điện Biên không được thuận lợi, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn.
3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách
địa phương tỉnh Điện Biên đến năm 2020
- Rà soát, điều chỉnh lại những bất cập trong chính sách.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền chính sách.
- Tập huấn sâu cho các cán bộ khuyến nông và phụ trách nông nghiệp ở
huyện, xã.

- Chuẩn bị tốt các nguồn lực cần thiết cho thực thi chính sách.
- Phân công nghiệp vụ rõ ràng, gắn với trách nhiệm giải trình cho các đơn
vị liên quan trong tổ chức thực thi chính sách.
- Văn bản hướng dẫn cần rõ ràng, dễ hiểu, tách biệt giữa văn bản chỉ đạo và
văn bản hướng dẫn.
- Tăng cường thanh, kiểm tra, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện chính sách.
- Rà soát lại các chính sách bộ phận để có hướng điều chỉnh, hoàn thiện


v
chính sách.
4. Kết luận
“Trên cơ sở xác định được khung nghiên cứu và thông qua quá trình nghiên
cứu viết luận văn, tác giả đã đánh giá được thực trạng tổ chức thực thi chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh
Điện Biên. Một số giải pháp đã được đề xuất nhằm mục tiêu hoàn thiện tổ chức
thực thi chính sách trong thời gian tới. Tuy nhiên đây mới chỉ là những ý kiến chủ
quan của bản thân tác giả và với giới hạn về khả năng nghiên cứu nên không tránh
khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo và các
đồng nghiệp để đề tài có thể hoàn thiện hơn./.”


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


BÙI MINH HẢI

TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH ĐIỆN BIÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ & CHÍNH SÁCH

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. HOÀNG VĂN CƯỜNG

HÀ NỘI - 2017


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
quyết sách quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đặc biệt là miền
núi vùng cao và đã được cụ thể hóa bằng nhiều Chương trình mục tiêu quốc
gia như: Chương trình 135; Chương trình xóa đói giảm nghèo; Nghị quyết
30a,… Các chủ trương, chính sách được đưa vào thực tiễn đã góp phần tạo
động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội vùng
miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, tiến trình phát triển sản xuất nông nghiệp khu vực miền núi
trong những năm qua vẫn chưa khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh của
vùng. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, năng suất thấp, giá thành
cao, năng lực cạnh tranh yếu. Liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ
còn mờ nhạt, định hướng phát triển nông nghiệp theo các chuỗi giá trị chưa rõ
nên phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong khâu sản xuất với khâu chế
biến, khâu thu gom và khâu thương mại nông sản còn chưa hợp lý.
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc có tổng diện

tích tự nhiên là 9.541,25 km2 với dân số hơn nửa triệu người. Mặc dù là một
tỉnh có tiềm năng về đất đai, điều kiện khí hậu để phát triển sản xuất, nhất là
sản xuất lâm nghiệp, cây công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi trang trại có
giá trị kinh tế cao, nhưng vẫn chưa phát huy được tiềm năng sẵn có, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao. Người dân sản xuất tự cung tự cấp còn khá phổ biến, đầu tư
thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn chưa đồng
đều, quy mô nhỏ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh thấp, sản phẩm
hàng hóa chưa nhiều; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP, nông nghiệp sạch, hữu cơ còn hạn chế, một số sản phẩm như
chè Shan tuyết, cà phê chưa xây dựng được chỉ dẫn địa lý, thương hiệu. Định


2
hướng phát triển, lựa chọn cơ cấu cây trồng, mô hình tổ chức sản xuất còn
nhiều lúng túng. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp chuyển dịch còn chậm. Một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch
đề ra, chất lượng hiệu quả chưa cao.
Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020
về nhiệm vụ phát triển kinh tế đã xác định: "Tập trung nguồn lực, khai thác
và phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
các ngành kinh tế". Trong đó: “về sản xuất nông nghiệp: Tập trung lãnh đạo
phát triển nông nghiệp, nhằm thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu nông
nghiệp của tỉnh”. Để thực hiện thành công nhiệm vụ sản xuất nông, lâm
nghiệp, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới, nhằm phát huy
những kết quả đã đạt được, khắc phục hạn chế, yếu kém trong giai đoạn qua,
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày
23/5/2016 về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng
đến năm 2025.
Vì vậy, để phát triến sản xuất, nâng cao giá trị hàng hóa trong nông
nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo bền

vững thì việc cần thiết phải thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp từ nguồn ngân sách của tỉnh bố trí là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực
tế trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh Điện
Biên” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý Kinh tế và chính sách
của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chính sách
nông nghiệp của Việt Nam như:
- Luận án Tiến sỹ kinh tế “Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền
núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững” (2014) của Nghiên cứu sinh


3
Nguyễn Thanh Hải - Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Luận
án tập trung hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển bền vững nói
chung, phát triển bền vững nông nghiệp nói riêng, trên cơ sở đó vận dụng để
phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền
núi phía Bắc theo hướng bền vững trong những năm đã qua và đề xuất giải
pháp thúc đẩy nông nghiệp của vùng phát triển nhanh theo hướng bền vững
giai đoạn từ nay đến năm 2020. Kết quả chính đạt được là đã đưa ra hệ thống
quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển theo
hướng bền vững của nông nghiệp khu vực trung du miền núi phía Bắc.
- Luận án tiến sỹ “Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá
trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới” (2013) của
Vũ Văn Hùng. Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về chính sách tiêu thụ
nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Phân tích thực trạng tiêu thụ nông sản và đánh giá chính sách
tiêu thụ nông sản Việt Nam trước và sau gia nhập WTO, chỉ ra thành tựu và
hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. Luận án phân tích những xu hướng mới

của thị trường nông sản thế giới để từ đó đưa ra một số quan điểm và giải
pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản của Việt Nam
trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO.
Trọng tâm của luận án là vấn đề tiêu thụ nông sản trong quá trình thực
hiện các cam kết của WTO nên luận án chủ yếu đề cập hoàn thiện chính sách
tiêu thụ nông sản, còn phát triển nông nghiệp chưa được đề cập.
- Cuốn sách “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong quá
trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại” (2010) của PGS. TS. Nguyễn
Danh Sơn, NXB Khoa học Xã hội. Tác giả hệ thống hoá các vấn đề lý luận
phổ biến của bước chuyển hoá từ một nước nông nghiệp thành một nước công
nghiệp hiện đại; kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại; thực


4
tiễn của Việt Nam trong giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
gắn với định hướng phát triển đất nước.
- Tác phẩm “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và
mai sau” (2008) của TS. Đặng Kim Sơn, NXB Chính trị Quốc gia đã phân
tích thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong hơn 20 năm
đổi mới. Công trình phân tích khá toàn diện và rất cụ thể những thành tựu và
hạn chế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nông dân. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một loạt chính
sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và đối với nông dân.
Từ những trình bày trên đây có thể thấy rằng, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chính sách liên quan
tới các lĩnh vực này. Tuy nhiên, những nghiên cứu về việc thực thi các chính
sách đó, đặc biệt là sử dụng ngân sách địa phương để thực thi chính sách trên
địa bàn tỉnh Điện Biên thì hầu như chưa có. Đó là vấn đề cần nghiên cứu và là
sự lựa chọn của đề tài luận văn này.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung lý thuyết về tổ chức thực thi chính sách HTPT sản
xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương
- Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách HTPT sản xuất nông
nghiệp sử dụng nguồn ngân sách địa phương của tỉnh Điện Biên giai đoạn
2014-2016; chỉ ra những thành công, hạn chế và làm rõ các nguyên nhân của
hạn chế đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính
sách HTPT sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn ngân sách địa phương của
tỉnh Điện Biên đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương.


5
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Điện
Biên theo quy trình thực thi chính sách gồm: (i) Chuẩn bị triển khai chính sách;
(ii) Chỉ đạo triển khai chính sách; (iii) Kiểm soát sự thực hiện chính sách.
4.2.1. Phạm vi không gian: Trên địa bản tỉnh Điện Biên.
4.2.2 Phạm vi thời gian: Luận văn thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2014 đến
hết năm 2016, số liệu sơ cấp thu thập từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017.
Đề xuất các giải pháp từ nay đến 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung lý thuyết
Yếu tố ảnh hưởng đến tổ

Tổ chức thực thi


Mục tiêu chính sách

chức thực thi chính sách

chính sách HTPT sản

HTPT sản xuất nông

HTPT sản xuất nông

xuất nông nghiệp từ

nghiệp từ nguồn vốn

nghiệp từ nguồn vốn ngân

nguồn vốn ngân sách

ngân sách địa phương

sách địa phương
- Yếu tố thuộc về bản thân

địa phương
- Chuẩn bị triển khai

- Tạo điều kiện cho nông
dân tiếp cận cây, con
chính sách
chính sách

giống chất lượng cao, kỹ
- Sự quyết tâm của lãnh đạo
- Chỉ đạo triển khai
thuật sản xuất nông
- Đội ngũ cán bộ thực thi
chính sách
nghiệp tiên tiến
- Tạo việc làm, tăng thu
chính sách
 - Kiểm soát sự thực 
nhập, xóa đói giảm
- Sự ủng hộ của đối tượng
hiện chính sách
nghèo, ổn định đời sống
chính sách
và sản xuất
- Phát triển sản xuất
nông nghiệp của địa
phương

5.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua các báo cáo kết quả
thực hiện các chương trình, dự án, đề án về phát triển phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp; kết quả thực hiện các chính sách hàng năm; số liệu từ cơ
quan thống kê...; thông qua các báo cáo thực thi chính sách của Trung ương;


6
sự phù hợp của chính sách; sự chuyển hướng của các tổ chức kinh tế, của các
hộ dân khi được thụ hưởng chính sách...

Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các văn bản khác như: Các Nghị
quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các văn bản pháp quy của Chính
phủ, của Bộ Nông nghiệp và PTNT; các thông tin trên các tạp chí chuyên
ngành, các báo cáo khoa học liên quan...
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng
vấn: (i) Cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT: (1) Giám đốc sở; (2) Trưởng phòng
Kế hoạch – Tài chính; (3) Trưởng phòng Trồng trọt; (4) Trưởng phòng Chăn
nuôi – Thủy sản; (5) Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp. Phỏng vấn được tiến
hành trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017, nhằm thu thập đánh giá
định tính của cán bộ thực thi chính sách về quá trình thực thi chính sách HTPT
sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Điện Biên.
Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành điều tra bằng bảng hỏi nhóm đối tượng
thụ hưởng chính sách thuộc: (i) xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, đại diện
cho các xã khu vực I; (ii) xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ, đại diện
cho các xã khu vực II; (iii) xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, đại diện cho các
xã khu vực II; (iv) 10 trang trại tập trung ở trung tâm của thành phố Điện Biên
Phủ, huyện Mường Ảng, thị xã Mường Lay. Nội dung điều tra về nhân khẩu
học, thu nhập, lĩnh vực sản xuất chủ yếu, tiếp cận thông tin chính sách HTPT
sản xuất nông nghiệp và kinh phí được hỗ trợ từ chính sách (phụ lục). Thời
gian tiến hành điều tra trong tháng 3 và tháng 4 năm 2017.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu thu thập sẽ được thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá, đồng
thời sử dụng các bảng, biểu đồ, hộp để minh họa cho những nội dung phân tích.
Qua đó sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ những bản chất của các dữ liệu thu
thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy khoa học cho các kết quả nghiên cứu.
6. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản


7

xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương
Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát
triển sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tổ chức thực thi chích sách hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh Điện Biên đến năm 2020


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ
NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân
sách địa phương
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu chính sách
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp là quá trình sử dụng cơ chế
chính sách, nguồn lực của nhà nước, của các tổ chức kinh tế - xã hội trong
và ngoài nước để hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thông qua việc
thực hiện các cơ chế chính sách, các giải pháp đầu tư công để tăng cường
năng lực vật chất và nhân lực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nông
nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp, dân cư nông thôn và những người hưởng
lợi có liên quan.
Chính sách HTPT sản xuất nông nghiệp từ ngân sách địa phương là
tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ mà chính quyền địa phương
sử dụng để tác động lên các chủ thể nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp nhằm tăng năng lực, hiệu quả sản xuất, bảo đảm đời sống, an ninh
lương thực, ổn định xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu của địa phương.
Mục tiêu của chính sách HTPT sản xuất nông nghiệp từ ngân sách địa
phương là phát triển sản xuất nông nghiệp theo mục tiêu định hướng đặt ra,

nhất là trong việc thiết lập sự an toàn cung ứng nông sản cho xã hội, vừa đảm
bảo lợi ích của người sản xuất, vừa đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
Đồng thời tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro của các yếu tố tự nhiên, thị trường
và góp phần giải quyết mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương.
Trong đó, các mục tiêu cụ thể bao gồm: (i) Tạo điều kiện cho nông dân tiếp
cận cây, con giống chất lượng cao, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến; (ii)


9
Tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống và sản
xuất cho người dân. Từ đó giữ vững ổn định xã hội và phát triển kinh tế bền
vững gắn với bảo vệ môi trường ở địa phương.
1.1.2. Chủ thể và đối tượng của chính sách
Chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước. Với đặc thù của Việt
Nam là Đảng lãnh đạo thông qua cương lĩnh, chiến lược, nghị quyết, chỉ thị,
các định hướng để nhà nước ban hành chính sách. Như vậy chủ thể định
hướng ban hành chính sách HTPT sản xuất nông nghiệp từ ngân sách địa
phương là tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh.
Chủ thể ban hành chính sách HTPT sản xuất nông nghiệp nói riêng là
HĐND cấp tỉnh. UBND cấp tỉnh cụ thể hóa chính sách và chủ trì tổ chức thực
hiện chính sách. Ngoài ra các cơ quan sở, UBND cấp huyện cũng được quy
định tham gia tổ chức thực thi chính sách HTPT sản xuất nông nghiệp.
Đối tượng của chính sách HTPT sản xuất nông nghiệp từ ngân sách địa
phương là những tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực thi chính sách và chịu
ảnh hưởng của chính sách, cụ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi chính
sách và đối tượng thụ hưởng chính sách. Trong đó đối tượng thụ hưởng chính
sách là các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) ở địa phương.
1.1.3. Các chính sách bộ phận
Chính sách HTPT sản xuất nông nghiệp từ ngân sách địa phương bao

gồm 04 chính sách bộ phận, thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn, cụ thể
như sau:
- Chính sách hỗ trợ phát triển trồng trọt, bao gồm đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng phát triển nông nghiệp (giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi…),
hỗ trợ đầu vào như giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; đầu tư tập
huấn khuyến nông, xây dựng, triển khai các mô hình sản xuất mới...
- Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, gồm các nội dung như: Hỗ trợ


10
cung cấp vốn, hỗ trợ lãi suất vốn vay; cung cấp và đưa vào sản xuất giống con
mới có năng suất, chất lượng cao; đầu tư hỗ trợ trong công tác thú y; đầu tư
thông qua các chương trình khuyến nông về giống, phương thức chăn nuôi…
- Chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp: Lâm nghiệp là một ngành
được nhận nhiều chính sách và ưu tiên đầu tư công của nhà nước thông qua
các chương trình bảo tồn và khôi phục rừng tự nhiên, tạo mới và trồng mới
các diện tích đất bỏ hoang, bỏ hóa, đất trống đồi núi trọc để phát triển rừng
sản xuất… Các chương trình trên tập trung vào công tác hỗ trợ dưới dạng tiền
hoặc giống cây cho phát triển rừng sản xuất, cho công tác khoanh nuôi bảo vệ
rừng; đi kèm với nó là các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các lâm trường,
trang trại nông, lâm nghiệp phát triển sản xuất…
- Chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản: Tương tự như ngành chăn nuôi,
các nội dung hỗ trợ cho ngành nuôi trồng thủy sản bao gồm đầu tư, trợ giá,
cung cấp giống, vốn; đầu tư cung cấp các dịch vụ công về khuyến nông như
phương thức chăn nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư chi phí
tham quan, học tập kinh nghiệm những mô hình sản xuất…
Các chính sách bộ phận được thực thi với 2 hình thức hỗ trợ:
- Hỗ trợ gián tiếp: Là hình thức hỗ trợ được thực hiện thông qua việc
ban hành và thực thi các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ
nông dân sản xuất nông nghiệp tiếp cận các dịch vụ công về khuyến nông, đất

sản xuất, thông tin về thị trường nông sản...
- Hỗ trợ trực tiếp: Là hình thức hỗ trợ thông qua đầu tư công cho sản
xuất nông nghiệp như phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi tín dụng, trợ
giá đầu vào, trợ giá đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đầu tư trang thiết bị
phục vụ sản xuất, xây dựng mô hình...


×