Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Luận văn thạc sỹ - Tổ chức thực thi chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.33 KB, 114 trang )

Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


vừ a tiến
Tổ chức thực thi chính sách của nhà nớc về
hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng
trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Hà nội - 2013
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


vừ a tiến
Tổ chức thực thi chính sách của nhà nớc về
hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng
trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Ngời hớng dẫn khoa học:
pgs. TS. đoàn thị thu hà
Hà nội - 2013
LI CAM OAN
Tụi xin cam oan õy l cụng trỡnh nghiờn cu ca riờng tụi. Cỏc s liu, kt qu
nờu trong lun vn l trung thc v cha tng c cụng b trong bt kỡ cụng trỡnh
nghiờn cu no. Cỏc thụng tin trớch dn trong lun vn u cú ngun gc rừ rng./.
Tỏc gi lun vn
V A Tin
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tôi đã được
truyền đạt và tiếp thu nhiều kiến thức từ các thầy, cô giáo trong trường. Để có được
kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong Khoa khoa học quản lý, Viện
đào tạo sau Đại học. Đặc biệt là sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS. TS. Đoàn


Thị Thu Hà là cô giáo hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và
viết luận văn.
Bên cạnh, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo
cơ quan, bạn bè đồng nghiệp và sự động viên của gia đình đã tạo mọi điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn này.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo
cùng toàn thể mọi người đã dành cho tôi những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu trong thời
gian qua./.
Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2013
Vừ A Tiến

MỤC LỤC
Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2013 3
MỞ ĐẦU i
1. Lí do chọn đề tài: i
2. Mục tiêu nghiên cứu: ii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ii
4. Kết cấu của Luận văn: ii
CHƯƠNG 1 iii
CHƯƠNG 2 iv
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của ba dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống iv
Trong phần này luận văn nghiên cứu vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên,
môi trường nơi ba dân tộc sinh sống và tình hình kinh tế xã hội của ba
dân tộc Mảng, La Hủ, Cống
2.3. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu v
Điểm mạnh về tổ chức thực thi chính sách
3.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào
Mảng, La Hủ, Cống trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020 viii

Kiến nghị với Chính phủ: Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ
Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm hoàn thiện các
văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ về đời
sống, đào tạo nghề, giáo dục, y tế, phát triển sản xuất và bảo đảm an sinh
xã hội theo mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách
KẾT LUẬN x
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài: 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài có liên quan: 2
3. Mục tiêu nghiên cứu: 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Kết cấu của Luận văn: 6
CHƯƠNG 1 7
1.1. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 7
1.1.1. Đồng bào dân tộc thiểu số trong nhóm đặc biệt khó khăn
1.1.2. Khái niệm chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn
1.1.4. Các bộ phận cấu thành của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc
thiểu số đặc biệt khó khăn
1.2.2. Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc
thiểu số đặc biệt khó khăn
1.2.3. Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu
số đặc biệt khó khăn
1.2.4. Các điều kiện để tổ chức thực thi chính sách thành công
CHƯƠNG 2 25
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của ba dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống 25
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, môi trường nơi ba dân tộc sinh

sống
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của ba dân tộc Mảng, La Hủ, Cống
2.2. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống được triển khai
trên địa bàn tỉnh Lai Châu 34
2.2.1. Mục tiêu chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống
được triển khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu
2.2.2. Các bộ phận cấu thành của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc
Mảng, La Hủ, Cống trược triển khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu
2.3. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu 38
2.3.1. Chuẩn bị triển khai chính sách
2.3.2. Thực trạng chỉ đạo triển khai chính sách hỗ trợ dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống
2.3.3. Kiểm soát sự thực hiện chính sách
2.4. Đánh giá tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu 68
2.4.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu chính sách
2.4.2. Điểm mạnh về tổ chức thực thi chính sách
2.4.4. Nguyên nhân của điểm yếu
CHƯƠNG 3 75
3.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào
Mảng, La Hủ, Cống trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020 75
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào
dân tộc Mảng, La Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu 76
3.2.1. Hoàn thiện chuẩn bị triển khai chính sách
3.2.2. Hoàn thiện chỉ đạo thực hiện chính sách
3.2.3. Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện chính sách
3.3. Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp 87
3.3.1. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban dân tộc

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSHT : Cơ sở hạ tầng
ĐBKK : Đặc biệt khó khăn
HĐND : Hội đồng nhân dân
NSNN : Ngân sách nhà nước
NSTW : Ngân sách trung ương
THCS : Trung học cơ sở
UBDT : Uỷ ban dân tộc
UBND : Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2013 3
Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2013 3
MỞ ĐẦU i
1. Lí do chọn đề tài: i
2. Mục tiêu nghiên cứu: ii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ii
4. Kết cấu của Luận văn: ii
CHƯƠNG 1 iii
CHƯƠNG 2 iv
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của ba dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống iv
Trong phần này luận văn nghiên cứu vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên,
môi trường nơi ba dân tộc sinh sống và tình hình kinh tế xã hội của ba
dân tộc Mảng, La Hủ, Cống
2.3. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu v
Điểm mạnh về tổ chức thực thi chính sách

3.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào
Mảng, La Hủ, Cống trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020 viii
Kiến nghị với Chính phủ: Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ
Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm hoàn thiện các
văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ về đời
sống, đào tạo nghề, giáo dục, y tế, phát triển sản xuất và bảo đảm an sinh
xã hội theo mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách
KẾT LUẬN x
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài: 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài có liên quan: 2
3. Mục tiêu nghiên cứu: 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Kết cấu của Luận văn: 6
CHƯƠNG 1 7
1.1. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 7
1.1.1. Đồng bào dân tộc thiểu số trong nhóm đặc biệt khó khăn
1.1.2. Khái niệm chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn
1.1.4. Các bộ phận cấu thành của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc
thiểu số đặc biệt khó khăn
1.2.2. Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc
thiểu số đặc biệt khó khăn
1.2.3. Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu
số đặc biệt khó khăn
1.2.4. Các điều kiện để tổ chức thực thi chính sách thành công
CHƯƠNG 2 25
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của ba dân tộc Mảng, La

Hủ, Cống 25
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, môi trường nơi ba dân tộc sinh
sống
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của ba dân tộc Mảng, La Hủ, Cống
2.2. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống được triển khai
trên địa bàn tỉnh Lai Châu 34
2.2.1. Mục tiêu chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống
được triển khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu
2.2.2. Các bộ phận cấu thành của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc
Mảng, La Hủ, Cống trược triển khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu
2.3. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu 38
2.3.1. Chuẩn bị triển khai chính sách
2.3.2. Thực trạng chỉ đạo triển khai chính sách hỗ trợ dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống
2.3.3. Kiểm soát sự thực hiện chính sách
2.4. Đánh giá tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu 68
2.4.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu chính sách
2.4.2. Điểm mạnh về tổ chức thực thi chính sách
2.4.4. Nguyên nhân của điểm yếu
CHƯƠNG 3 75
3.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào
Mảng, La Hủ, Cống trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020 75
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào
dân tộc Mảng, La Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu 76
3.2.1. Hoàn thiện chuẩn bị triển khai chính sách
3.2.2. Hoàn thiện chỉ đạo thực hiện chính sách
3.2.3. Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện chính sách
3.3. Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp 87

3.3.1. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban dân tộc
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


vừ a tiến
Tổ chức thực thi chính sách của nhà nớc về
hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng
trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Hà nội - 2013
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Lai Châu là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của tổ quốc tiếp giáp tỉnh Vân
Nam- Trung Quốc với 265 km đường biên giới, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý
và an ninh quốc phòng. Dân số toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, gồm 20 dân tộc
cùng sinh sống trong đó dân tộc La Hủ 9.731 người, chiếm 2,41%; dân tộc Mảng
3.801 người, chiếm 0,94%; dân tộc Cống 1.140 người, chiếm 0,28%. Trong những
năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án được triển
khai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo vùng miền núi
và đồng bào dân tộc ở những vùng đặc biệt khó khăn, như chương trình 134, 135,
167, các chương trình hỗ trợ về giáo dục, y tế v v Việc tổ chức triển khai thực
hiện các chính sách trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng góp
phần làm cho diện mạo nông thôn miền núi nơi đây có nhiều đổi thay đáng kể, kinh
tế đã có bước phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bước
được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên, công tác xóa đói giảm nghèo, giải
quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân đạt được nhiều tiến bộ, giúp các dân

tộc thiểu số hoà nhập nhanh chóng vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tuy nhiên việc tổ chức thực thi chính sách của các cấp chính quyền địa
phương còn nhiều hạn chế. Tiếp tục thực hiện chủ trương chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước, từ điều kiện thực tế của tỉnh Lai Châu, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt đề án “Phát triển kinh tế-xã hội vùng các dân tộc La Hủ, Cống, Mảng”
trên địa bàn Tỉnh với mục tiêu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ
trợ và tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống phát triển sản xuất,
giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; bảo tồn và phát triển giúp đồng
bào hòa nhập và rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền trong cả nước.
Từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số của tỉnh trong thời gian vừa qua, tác giả quyết định chọn đề tài “Tổ
chức thực thi chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống,
Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu” làm luận văn Thạc sỹ của mình, với mong
i
muốn đóng góp một phần nhỏ vào hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với 3
dân tộc La Hủ, Cống, Mảng của tỉnh Lai Châu đạt kết quả cao hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
• Xác định khung lý thuyết để nghiên cứu tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ
đồng bào dân tộc thiểu số trong nhóm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
• Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc La
Hủ, Cống, Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Đánh giá kết quả thực hiện, điểm
mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong thực hiện chính sách đó.
• Đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ
trợ đồng bào các dân tộc La Hủ, Cống, Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng: Tổ chức thực thi chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số La Hủ, Cống, Mảng.
• Phạm vi:
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ
trợ đồng bào dân tộc thiểu số trong nhóm đặc biệt khó khăn, trong đó cấp ban hành

chính sách là Trung ương, chủ thể thực thi chính sách là chính quyền tỉnh Lai Châu.
Đề tài không đi vào nghiên cứu chính sách giữ gìn bản sắc văn hóa và phát triển nòi
giống đối với đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Lai Châu, tập trung vào hai huyện Mường Tè
và Sìn Hồ nơi đồng bào La Hủ, Cống, Mảng sinh sống.
4. Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
ii
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT
KHÓ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH
1.1. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
Trong phần này luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau: (1) Đồng
bào dân tộc thiểu số trong nhóm đặc biệt khó khăn; (2) Khái niệm chính sách hỗ trợ
đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; (3) Mục tiêu của chính sách hỗ trợ
đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; (4) Các bộ phận cấu thành của chính
sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là hệ thống
các chủ trương, giải pháp lớn của Đảng và Nhà nước được cụ thể bằng các chương
trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số cư trú ở những vùng sâu,
vùng xa có trình độ phát triển còn thấp kém, lạc hậu, nhằm nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của đồng bào và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc,
giữa các vùng miền, góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
1.2. Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn
Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó
khăn là quá trình biến chính sách chính sách của Đảng, Nhà nước thành hành động
và kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước

từ trung ương, đến tỉnh, huyện và cơ sở nhằm hiện thực hoá những mục tiêu của
chính sách đã đề ra.
Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc
biệt khó khăn bao gồm 3 giai đoạn (1) Chuẩn bị triển khai chính sách; (2) Chỉ đạo
iii
thực thi chính sách hỗ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; (3) Kiểm soát
sự thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
Các điều kiện để tổ chức thực thi chính sách thành công là phải có chính sách
hợp lý – điều kiện để thực hiện chính sách thành công; phải có nền hành chính công đủ
mạnh, có khả năng thích ứng cao và trong sạch; phải có sự cam kết của các nhà lãnh
đạo cấp cao; phải tạo được niềm tin và sự ủng hộ của đa số quần chúng nhân dân.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MẢNG,
LA HỦ, CỐNG CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH LAI CHÂU
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của ba dân tộc Mảng,
La Hủ, Cống
Trong phần này luận văn nghiên cứu vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, môi
trường nơi ba dân tộc sinh sống và tình hình kinh tế xã hội của ba dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống.
Tính đến thời điểm 31/12/2012, trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 2.874 hộ với
14.672 nhân khẩu là người thuộc ba dân tộc La Hủ, Mảng, Cống. Trong đó, dân tộc
La Hủ 1.919 hộ với 9.731 khẩu, dân tộc Mảng 731 khẩu với 3.801 khẩu, dân tộc Cống
224 hộ với 1.140 khẩu. Theo cơ cấu nam, nữ của 3 dân tộc này không đồng đều.
Theo số liệu năm 2012, tổng số nam giới là 7.188 người chiếm 48,9%, nữ giới
7.484 người chiếm 51,1%.
2.2. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống được triển
khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Mục tiêu chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống được triển
khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2015:

iv
• Giảm tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc La Hủ, Cống Mảng xuống khoảng
60%, giảm bình quân 3 - 4%/năm;
• Hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho người dân;
• 90% số người dân tộc La Hủ, Cống, Mảng biết chữ;
• Số phòng học tạm còn 34%;
• 50% số hộ người dân tộc La Hủ, Cống, Mảng được sử dụng điện sinh hoạt;
• 80% số thôn bản được đầu tư công trình nước sinh hoạt;
• 100% thôn bản có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm;
• 50% trạm y tế xã có bác sỹ, y sỹ sản nhi;
• Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 30%.
Các bộ phận cấu thành của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc
biệt khó khăn bao gồm: (1) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển
cộng đồng; (2) Hỗ trợ các hộ gia đình đảm bảo các điều kiện và nhu cầu thiết yếu
của đời sống; (3) Hỗ trợ người dân đảm bảo các điều kiện để phát triển sản xuất; (4)
Hỗ trợ giáo dục; (5) Hỗ trợ về y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
2.3. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc
Mảng, La Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu
Luận văn nghiên cứu thực trạng quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ
đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn bao gồm 3 giai đoạn:
• Thực trạng chuẩn bị triển khai chính sách với các hoạt động (1) Xây dựng bộ
máy tổ chức thực thi chính sách; (2) Lập kế hoạch triển khai; (3) Xây dựng các văn
bản hướng dẫn; (4) Tổ chức tập huấn cho các cơ quan, cán bộ thực thi và đối tượng
chính sách.
• Thực trạng chỉ đạo thực thi chính sách hỗ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn bao gồm các hoạt động (1) Truyền thông và tư vấn; (2) Phân bổ các
nguồn lực để thực hiện kế hoạch; (3) Vận hành các ngân sách; (4) Phối hợp các bên
có liên quan; (5) Giải quyết xung đột; (6) Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ
hỗ trợ.
v

• Thực trạng kiểm soát sự thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu
số đặc biệt khó khăn bao gồm các hoạt động (1) Xây dựng hệ thống thông tin phản
hồi; (2) Giám sát và đánh giá việc thực hiện chính sách; (3) Điều chỉnh chính sách;
(4) Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới.
2.4. Đánh giá tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng,
La Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu
Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 -2013, Chính quyền tỉnh Lai Châu chưa
triển khai thành công chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn. Hầu hết các mục
tiêu kế hoạch đề ra trong giai đoạn này đều chưa thực hiện được, thậm chí triển khai
với kết quả rất thấp.
Điểm mạnh về tổ chức thực thi chính sách
• Chính sách hỗ trợ dân tộc được triển khai thông qua sự vận hành của Ban chỉ
đạo triển khai chính sách dân tộc.
• Việc tập huấn cho các cán bộ triển khai chính sách đã bắt đầu được Chính
quyền Tỉnh quan tâm.
• Truyền thông chính sách đã tới hầu hết các thôn bản có người dân tộc La Hủ,
Mảng, Cống sinh sống, nội dung truyền thống chủ yếu là phổ biến đầy đủ các chính
sách đối với 3 nhóm dân tộc này.
• Công tác báo cáo tình hình triển khai Chính sách đã được thực hiện theo định kỳ.
• Công tác giám sát đã được triển khai theo đúng kế hoạch đề ra.
Điểm yếu về tổ chức thực thi chính sách
• Trách nhiệm, quyền hạn của các Ủy viên các Sở, Ban ngành trong Ban chỉ đạo
triển khai Chính sách còn chung chung, chưa cụ thể hóa trách nhiệm cụ thể là gì.
• Các Huyện Sìn Hồ và Mường Tè chưa thành lập được Ban chỉ đạo cấp Huyện.
• Đối tượng tập huấn còn bị hạn chế về thành phần và số lượng, nội dung tập
huấn còn chung chung chưa cụ thể cho từng chính sách hỗ trợ. Các lớp tập huấn chủ
yếu tổ chức tại Tỉnh, chưa tổ chức tại địa phương.
vi
• Các kế hoạch đầu tư xây dựng CSHT các bản dân tộc La Hủ, Máng, Cống
còn ít được quan tâm, đặc biệt là các bản mới chia tách.

• Truyền thông chủ yếu thông qua ngôn ngữ phổ thông mà chưa chú ý truyền
thông bằng ngôn ngữ dân tộc, trong khi trình độ dân trí của người dân còn thấp vì
vậy một bộ phận dân tộc La Hủ, Máng, Cống sau khi được tuyền truyền vẫn chưa
nhận thức được mục tiêu và nội dung của chính sách
• Chính quyền chưa huy động được sự tham gia của các trưởng thôn, trưởng bản,
các đảng viên và người dân vào công tác truyền thông chính sách đối với dân tộc.
• Nhiều kế hoạch triển khai chính sách đang thực hiện với tiến độ chậm chạp
như kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển cộng đồng khu
vực đồng bào Mảng, La Hủ, các kế hoạch hỗ trợ các điều kiện và nhu cầu thiết yếu
cho đời sống, kế hoạch đảm bảo các điều kiện phát triển sản xuất.
• Giải ngân các nguồn vốn cho quá trình triển khai các kế hoach giai đạn 2011
- 2013 còn rất chậm.
• Việc lấy ý kiến của các hộ dân tộc thiểu số, các trưởng thôn, trưởng bản làm
cơ sở cho những đánh giá và điều chỉnh thực hiện Chính sách, và kiến nghị hoàn
thiện Chính sách chưa được triển khai.
• Tỉnh Lai Châu đã có một số kiến nghị đổi mới chính sách tuy nhiên các kiến
nghị chính sách này còn thiếu hụt như hỗ trợ xây dựng các trung tâm y tế xã nhằm
thoát khỏi tình trạng tạm nhờ sang tình trạng bán kiến cố hoặc kiên cố; hay kiến
nghị hỗ trợ xây dựng thêm các tuyến giao thông đến thôn bản.
Nguyên nhân của điểm yếu là (1) Chính sách còn nhiều điểm chưa sát với
thực tế; (2) Trình độ cán bộ thực thi chính sách còn non kém về nghiệp vụ; (3) Do
trình độ dân trí còn thấp; (4) Do tập quán canh tác; (5) Do địa bàn rộng lớn, điều
kiện tự nhiên không thuận lợi.
vii
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MẢNG,
LA HỦ, CỐNG CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH LAI CHÂU
3.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng
bào Mảng, La Hủ, Cống trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020

Một là, tăng cường phân cấp cho Ban chỉ đạo thực hiện Chính sách cấp tỉnh
để Ban chỉ đạo có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các khâu từ xây dựng kế
hoạch cho từng giai đoạn cũng như khâu tuyên truyền, tổ chức triển khai các chính
sách hỗ trợ.
Hai là, kiện toàn bộ máy ban chỉ đạo thực hiện Chính sách cấp tỉnh, theo đó
hình thành một cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giúp việc và giải quyết các
công việc thường xuyên cho ban chỉ đạo.
Ba là, Xây dựng hệ thống thông tin thường xuyên, liên tục giữa lãnh đạo
tỉnh, ban chỉ đạo đến các ban của huyện và cán bộ xã, bản chuyên trách thực thi
chương trình hỗ trợ đồng bào.
Bốn là, xây dựng quy trình, tiêu chí đánh giá kết quả của chính sách hỗ trợ
theo nhiều tiêu chí khác nhau.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng
bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu
Luận văn đưa ra các giải pháp hoàn thiện ở cả 3 giai đoạn của quá trình tổ
chức thực thi chính sách là (1) Hoàn thiện chuẩn bị triển khai chính sách; (2) Hoàn
thiện chỉ đạo chính sách; (3) Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện chính sách.
• Cần có những quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của Ủy viên là giám
đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Lao
động và Thương binh Xã hội, Sở Y tế trong triển khai chính sách theo các lĩnh vực
viii
ngành được phân công từ trách nhiệm xây dựng các kế hoạch, tư vấn, đôn đốc triển
khai và kiểm soát triển khai các giải pháp hỗ trợ thuộc ngành quản lý.
• Cần quy định cụ thể sự phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng Tỉnh với các sở
ngành khác có liên quan để triển khai chính sách trên địa bàn các xã biên giới, vì
đây là những địa bàn có dân tộc La Hủ, Cống, Mảng sống rải rác và khó có thể huy
động đủ nhân lực nếu không có lực lượng Biên phòng.
• Đôn đốc UBND các Huyện Sìn Hồ và Mường Tè thành lập Ban chỉ đạo cấp
Huyện để đẩy nhanh tiến độ và đạt được kết quả khả quan hơn trong triển khai
Chính sách.

• Cần tăng cường phân cấp quyền hạn và trách nhiệm trong triển khai Chính
sách cho Chính quyền cấp Huyện Sìn Hồ và Mường Tè để tăng cường tính tự chủ
và linh hoạt trong triển khai Chính sách.
• Lập kế hoạch triển khai Chính sách theo từng giai đoạn và hàng năm cần
bám sát thực tế tình hình địa phương.
• Tăng cường ban hành các văn chỉ đạo triển khai Chính sách, văn bản về kiểm
tra theo dõi, đánh giá thực hiện Chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện Chính
sách theo từng nội dung chính sách hỗ trợ.
• Đẩy mạnh công tác tập huấn triển khai Chính sách về đối tượng, nội dung.
Ban dân tộc Tỉnh là cơ quan thường trực cần mở rộng đối tượng tập huấn bao gồm
cả các trưởng thôn, bản và các cán bộ Đảng viên.
• Đa dạng hóa nhiều hình thức truyền thông ngoài các hình thức truyền thống
là đài, báo, truyền hình. Truyền thông cần sử dụng chủ yếu ngôn ngữ dân tộc do
trình độ dân trí của người dân còn thấp nhằm đảm bảo chuyển tải được nội dung cần
truyền thông.
• Đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục
vụ phát triển cộng đồng khu vực đồng bào Mảng, La Hủ.
• Xây dựng và triển khai hệ thống lấy ý kiến của các hộ dân tộc thiểu số, các
trưởng thôn, trưởng bản làm cơ sở cho những đánh giá và điều chỉnh thực hiện
Chính sách, và kiến nghị hoàn thiện Chính sách.
3.3. Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp
• Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu: Phải bố trí cán bộ chuyên
trách, có đủ năng lực và tâm huyết, trong đó ưu tiên sử dụng cán bộ là người dân tộc
ix
La Hủ, Cống, Mảng để tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với
đồng bào ba dân tộc này.
• Kiến nghị với Ủy ban dân tộc: Ủy ban Dân tộc cần xây dựng các quy trình để
hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện chính
sách.
• Kiến nghị với Chính phủ: Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn địa phương
thực hiện các chính sách hỗ trợ về đời sống, đào tạo nghề, giáo dục, y tế, phát triển
sản xuất và bảo đảm an sinh xã hội theo mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách.
KẾT LUẬN
Chính sách hỗ trợ dân tộc Mảng, La Hủ, Cống đã ban hành được gần 3 năm
nhưng Chính sách chưa đi vào thực tiễn cuộc sống, chưa đạt được các mục tiêu cải
thiện các điều kiện KT-XH các dân tộc La Hủ, Cống, Mảng tại các Huyện Mường
Tè và Sìn Hồ Tỉnh Lai Châu. Nguyên nhân chủ yếu là do những hạn chế của quá
trình tổ chức thực thi chính sách. Nghiên cứu của luận văn cho thấy tổ chức thực thi
chính sách hỗ trợ dân tộc La Hủ, Cống, Mảng của Chính quyền Tỉnh Lai Châu còn
khá nhiều vấn đề bất cập trong quá trình chuẩn bị triển khai chính sách, trong chỉ
đạo triển khai chính sách cũng như trong kiểm soát sự thực hiện chính sách.
Để giải quyết các vấn đề tổ chức thực thi chính sách đã nêu ở trên, tác giả
dựa vào cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm đã đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn
thiện tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ dân tộc La Hủ, Cống, Mảng của Chính
quyền Tỉnh Lai Châu bao gồm 3 nhóm giải pháp theo quy trình tổ chức thực thi
chính sách.
x
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


vừ a tiến
Tổ chức thực thi chính sách của nhà nớc về
hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng
trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Ngời hớng dẫn khoa học:
pgs. TS. đoàn thị thu hà
Hà nội - 2013

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Lai Châu là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của tổ quốc tiếp giáp tỉnh Vân
Nam- Trung Quốc với 265 km đường biên giới, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa
chính trị và an ninh quốc phòng. Dân số toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, gồm 20
dân tộc cùng sinh sống; trong đó dân tộc La Hủ 9.731 người, chiếm 2,41%; dân tộc
Mảng 3.801 người, chiếm 0,94%; dân tộc Cống 1.140 người, chiếm 0,28%. Đây là
một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước với điều kiện kinh tế xã hội phát
triển chậm, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, tỷ lệ hộ đói nghèo cao 32,3%. Trong những
năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án được triển
khai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo vùng miền núi
và đồng bào dân tộc ở những vùng đặc biệt khó khăn, như chương trình 134, 135,
167, các chương trình hỗ trợ về giáo dục, y tế v v Việc tổ chức triển khai thực
hiện các chính sách trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng góp
phần làm cho diện mạo nông thôn miền núi nơi đây có nhiều đổi thay đáng kể, kinh
tế đã có bước phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bước
được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên, công tác xóa đói giảm nghèo, giải
quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân đạt được nhiều tiến bộ, giúp các dân
tộc thiểu số hoà nhập nhanh chóng vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều nơi, nhất là vùng
sâu, vùng xa và biên giới, do những yếu tố về lịch sử, địa lý tự nhiên khắc nghiệt và
phong tục tập quán lạc hậu, cuộc sống du canh - du cư, săn bắt, hái lượm, phụ thuộc
vào tự nhiên, nên tình hình sản xuất và đời sống của một số đồng bào dân tộc còn
rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, điển hình là các dân tộc La Hủ, Mảng,
Cống. Những năm qua, mặc dù được thụ hưởng các chính sách đầu tư và các dịch
vụ hỗ trợ của Nhà nước nhưng do khó khăn cách trở về giao thông đi lại, do nguồn
lực đầu tư còn thiếu, bên cạnh đó việc tổ chức thực thi chính sách của các cấp chính
quyền địa phương còn bộc lộ một số hạn chế như sử dụng các nguồn lực đầu tư của
1
Chính phủ chưa hiệu quả, chính quyền tỉnh còn chưa phân công, phân cấp mạnh cho

cấp huyện và cơ sở, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, công tác
tuyên truyền đến người dân còn chưa được chú trọng, các đối tượng được hưởng
chính sách không nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình dẫn đến nhân
dân chưa nhiệt tình tham gia vào quá trình thực hiện chính sách, còn tư tưởng trông
chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nên hiêu lực và hiệu quả từ các chính sách
mang lại chưa cao, chưa xứng với sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước.
Tiếp tục thực hiện chủ trương chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, từ
điều kiện thực tế của tỉnh Lai Châu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Phát
triển kinh tế-xã hội vùng các dân tộc La Hủ, Cống, Mảng” trên địa bàn Tỉnh với
mục tiêu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ và tạo điều kiện
cho đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống phát triển sản xuất, giảm nghèo, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần; bảo tồn và phát triển giúp đồng bào hòa nhập và rút
ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền trong cả nước.
Từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số của tỉnh trong thời gian vừa qua, tác giả quyết định chọn đề tài “Tổ
chức thực thi chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống,
Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu” làm luận văn Thạc sỹ của mình, với mong
muốn đóng góp một phần nhỏ vào hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với 3
dân tộc La Hủ, Cống, Mảng của tỉnh Lai Châu đạt kết quả cao hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài có liên quan:
Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là một trong những nội dung
có ý nghĩa thực tiễn lớn đòi hỏi phải giải quyết một cách khoa học, đúng đắn và
thận trọng. Vì thế, trong những năm vừa qua vấn đề dân tộc luôn được Đảng và Nhà
nước đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, qua các
chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước.
Trên tinh thần đó, các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều công trình khoa học,
những đề tài khoa học tập trung vào vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta như:
2
• Sách, báo:

- Bài viết của tác giả Đặng Vũ Liêm trong Tạp chí Quốc phòng toàn dân,
số 2/1999 về “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi,
cải thiện đời sống nhân dân”. Trên cơ sở phân tích các chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước ta, tác giả nêu ra những giải pháp về thực hiện chính sách của Đảng và
Nhà nước ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nguyễn Thị Hoa (2007), “Hiệu quả sự tham gia của người nghèo trong
các dự án xóa đói giảm nghèo”, Sách tham khảo: Đổi mới công tác kế hoạch trong
quá trình hội nhập, NXB Lao động- Xã hội.
• Một số luận án, luận văn có nghiên cứu đến đề tài luận văn này:
- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc
thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay của tác giả Ngô Kim Y (2001).
- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc) của tác giả:
Nguyễn Thị Phương Thủy (2001).
- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay, tác giả
Lâm Thị Bích Nguyệt (2005).
- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên trong giai đoạn
hiện nay, tác giả Vũ Quang Trọng (2006).
- Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Thúy (2012)
Các công trình, luận án, luận văn nêu trên đã tập trung làm rõ thực trạng
chính sách và quá trình tổ chức thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc
miền núi ở một số tỉnh, vùng miền khác nhau, đồng thời các tác giả đã đề xuất nhiều
giải pháp để thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Tuy nhiên, chưa thấy có đề tài nào đề cập và nghiên cứu sâu về quá trình tổ chức
thực thi chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên cả nước nói
chung và đối với đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng nói riêng. Chính vì vậy, tác giả
lựa chọn đề tài với mong muốn tiếp tục làm rõ thực trạng, đánh giá việc thực hiện, đồng
3

×