Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông hồng lãnh đạo cải cách tư giai đoạn hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.41 KB, 28 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

TRN TH BèNH

CáC TỉNH ủY ở ĐồNG BằNG SÔNG HồNG
LãNH ĐạO CảI CáCH TƯ PHáP GIAI ĐOạN HIệN NAY

TểM TT LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: XY DNG NG V CHNH QUYN NH NC
Mó s: 62 31 02 03

H NI - 2019


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Trần Khắc Việt
TS. Cao Thanh Vân

Phản biện 1: ...........................................................
...........................................................

Phản biện 2: ...........................................................
...........................................................

Phản biện 3: ...........................................................
...........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 201…

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách tư pháp (CCTP) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước, là một trong những vấn đề trọng tâm trong tiến trình xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân ở nước ta, tạo thuận lợi căn bản và điều kiện tiên
quyết để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc. Trong thời kỳ đổi mới Đảng luôn quan tâm đến vấn
đề này, đã đề ra những quan điểm, chủ trương, giải pháp về CCTP. Đặc
biệt, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đây là một trong những
nhiệm vụ cấp bách của hệ thống chính trị (HTCT) được Đảng, các cấp ủy
lãnh đạo tổ chức thực hiện đạt kết quả quan trọng, góp phần phần giữ gìn
an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH), bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân, xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Tuy nhiên, việc CCTP vẫn còn chậm
chưa đáp ứng tốt công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền và
hội nhập quốc tế ở nước ta.
Trong những năm qua, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã lãnh đạo thực hiện các
nghị quyết của Đảng về CCTP có tiến bộ và đạt kết quả bước đầu. Tuy
nhiên, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với CCTP vẫn còn những khuyết
điểm, hạn chế, nổi lên là nhiều tỉnh ủy chưa xác định thật chính xác những
điểm trọng tâm, khâu đột phá; còn lúng túng trong phương thức lãnh đạo

(PTLĐ)... Nghiên cứu một cách cơ bản, tìm các giải pháp đồng bộ, khả thi
phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế, tăng cường sự lãnh
đạo của các tỉnh ủy đối với CCTP những năm tới là vấn đề rất cấp thiết.
Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và
thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: "Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng
lãnh đạo cải cách tư pháp giai đoạn hiện nay".


2
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở
ĐBSH lãnh đạo CCTP, luận án đề xuất các giải pháp khả thi tăng cường sự
lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với CCTP đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Tổng quan kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan
đến đề tài luận án; Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tỉnh ủy ở
ĐBSH lãnh đạo CCTP giai đoạn niện nay; Khảo sát, đánh giá thực trạng
CCTP và các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CCTP từ năm 2006 đến nay, chỉ ra
ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm; Dự báo thuận lợi,
khó khăn, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường
sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với CCTP đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CCTP giai đoạn
hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về CCTP ở 09 tỉnh ĐBSH, gồm: Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam,
Ninh Bình và các tỉnh ủy ở 09 tỉnh lãnh đạo CCTP từ năm 2006 đến nay;

phương hướng và các giải pháp luận án đề xuất có giá trị đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan
điểm của Đảng ta về phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là lĩnh
vực tư pháp, CCTP; Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội và về
công tác xây dựng Đảng.


3
4.2. Cơ sở thực tiễn
Thực trạng CCTP và thực trạng các tỉnh ủy ở 09 tỉnh ĐBSH lãnh đạo
CCTP từ năm 2006 đến nay.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
các phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phân tích kết hợp với tổng hợp;
tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
Khái niệm các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CCTP; Kinh nghiệm: các
tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động của
các cơ quan tư pháp (CQTP) với ban nội chính tỉnh ủy, ban chỉ đạo CCTP
tỉnh trong CCTP; Một số giải pháp mang tính đột phá: một là, nâng cao
chất lượng tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy (BTVTU) đáp ứng yêu cầu
CCTP; hai là, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy các CQTP tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ các CQTP đủ phẩm chất,
năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về tỉnh ủy ở ĐBSH
lãnh đạo CCTP; Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài
liệu tham khảo trong lãnh đạo CCTP của các tỉnh ủy ở ĐBSH những năm

tới; Kết quả đó, còn có thể được dùng tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng
dạy, học tập môn Xây dựng Đảng ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, các Học viện Chính trị khu vực của Học viện, các trường chính trị
tỉnh, thành phố ở ĐBSH.
7. Kết cấu của luận án
Gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã
công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
và 4 chương, 9 tiết.


4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI

Luận án đã tổng quan kết quả nghiên cứu một số công trình của các
nhà khoa học Trung Quốc, Lào và ở một số nước khác về các hoạt động tư
pháp và các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tư pháp, chỉ ra kết quả và
những điểm có giá trị tham khảo.
1.2. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

Luận án tổng quan các công trình khoa học, gồm: các công trình
nghiên cứu về CCTP; Đảng lãnh đạo Nhà nước và các lĩnh vực đời sống
xã hội, chỉ ra kết quả và những nội dung luận án cần tham khảo.
1.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU LÀM SÁNG TỎ

1.3.1. Kết quả đạt được
Một là, các công trình khoa học nêu trên đã làm rõ những điểm chủ

yếu về hệ thống tư pháp và CCTP. Hai là, làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ba là, một số công trình
đã đề cập đến nội dung, PTLĐ của tỉnh ủy đối với một số lĩnh vực đời
sống xã hội.
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ
Một là, khái niệm, nội dung, đặc điểm CCTP ở các tỉnh ở ĐBSH;
khái niệm, nội dung, PTLĐ của tỉnh ủy ở ĐBSH đối với CCTP. Hai là,
đánh giá đúng thực trạng CCTP và các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CCTP
những năm qua, xác định nguyên nhân, kinh nghiệm. Ba là, xác định
những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo
của các tỉnh ủy ở ĐBSH đối với CCTP đến năm 2030.


5
Chương 2
CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LÃNH ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CÁC TỈNH, TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CẢI
CÁCH TƯ PHÁP Ở CÁC TỈNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, quốc phòng, an ninh các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Luận án khái quát đặc điểm nêu trên của các tỉnh ở ĐBSH.
2.1.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng - chức năng, nhiệm vụ,
vai trò và đặc điểm
2.1.2.1. Chức năng
Một là, tỉnh ủy lãnh đạo HTCT và các lĩnh vực đời sống xã hội trên
địa bàn tỉnh. Hai là, tỉnh ủy lãnh đạo các tổ chức đảng, nhất là các tổ chức

đảng trực thuộc, tiến hành công tác xây dựng Đảng và xây dựng đảng bộ
tỉnh. Ba là, tỉnh ủy tham gia xây dựng đường lối, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Một là, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, nghị quyết của đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh các nhiệm
kỳ, xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của tỉnh ủy,
BTVTU và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Hai là, lãnh đạo hội đồng nhân dân
(HĐND), ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh cụ thể hóa nghị quyết của đại hội
đảng bộ tỉnh các nhiệm kỳ và nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU
về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), QPAN để thực hiện. Ba là, lãnh
đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng. Bốn là, phê duyệt quy


6
hoạch cán bộ của cấp dưới theo phân cấp quản lý cán bộ. Năm là, tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sáu là, kiểm tra, giám sát hoạt động
của các tổ chức đảng, đảng viên, trước hết là tổ chức đảng trực thuộc và
những đảng viên là cán bộ thuộc diện BTVTU quản lý. Bảy là, chuẩn bị
báo cáo chính trị, nhân sự và tổ chức đại hội đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ tới.
2.1.2.3. Vai trò của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, sự lãnh đạo đúng đắn của các tỉnh ủy ở ĐBSH là nhân tố
quan trọng hàng đầu đảm bảo cho đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước được thực hiện ở từng địa phương, KT-XH phát triển,
QPAN được giữ vững, đời sống nhân dân được nâng lên. Thứ hai, các tỉnh
ủy ở ĐBSH có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi các
nghị quyết của Đảng, của tỉnh ủy về xây dựng đảng bộ tỉnh trong sạch,
vững mạnh. Thứ ba, sự lãnh đạo đúng đắn của các tỉnh ủy là nhân tố rất
quan trọng để các tổ chức trong HTCT tỉnh được xây dựng vững mạnh,

hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao. Thứ tư, các tỉnh ủy góp phần xây
dựng, hoàn thiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về phát triển KT-XH, bảo đảm QPAN.
2.1.2.4. Đặc điểm của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng
Một là, tuyệt đại đa số ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh các nhiệm
kỳ là người địa phương. Hai là, đội ngũ tỉnh ủy viên đã được trẻ hóa một
bước khá lớn, cơ cấu giới tính đảm bảo theo yêu cầu và chỉ đạo của Trung
ương. Ba là, trình độ mọi mặt của đội ngũ tỉnh ủy viên vào loại cao so với
các vùng khác ở nước ta. Bốn là, các tỉnh ủy hoạt động trên địa bàn có
kinh tế thị trường phát triển khá mạnh, trình độ dân trí vào loại cao, đời
sống nhân dân đã được nâng lên một bước, song nhiều vấn đề đang nổi lên
cần giải quyết: tạo việc làm; tệ nạn xã hội; việc chữa bệnh của người dân;


7
ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước... Năm là, cách nghĩ, tầm nhìn,
phong cách, lề lối làm việc của thời kỳ thực hiện cơ chế hành chính, tập
trung, bao cấp và một số mặt tiêu cực của truyền thống văn hóa làng, xã,
quan hệ huyết thống còn tác động, chi phối hoạt động của khá nhiều tỉnh
ủy viên.
2.1.3. Tư pháp, quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp và cơ
quan tư pháp ở nước ta hiện nay
2.1.3.1. Khái niệm "tư pháp", "quyền tư pháp
Khái niệm: “tư pháp” là một dạng của quyền lực nhà nước, hoạt
động nhân danh công lý của tòa án để giải quyết các tranh chấp trong xã
hội theo đúng pháp luật, hợp lẽ công bằng và được coi là quyền xét xử của
tòa án. Luận án đưa ra các khái niệm "quyền tư pháp".
2.1.3.2. Khái niệm "cơ quan tư pháp"
Luận án luận giải và đưa ra khái niệm "cơ quan tư pháp", chỉ ra các
CQTP ở nước ta hiện nay, gồm: TAND; VKSND; cơ quan điều tra; các tổ

chức bổ trợ tư pháp (công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, lý
lịch tư pháp, luật sư, tư vấn pháp luật...); cơ quan thi hành án. Trong đó,
TAND là khâu trung tâm, thể hiện tập trung nhất của các CQTP.
2.1.3.3. Thực hiện quyền tư pháp - khái niệm, nội dung và những
yếu tố bảo đảm
Khái niệm: thực hiện quyền tư pháp là việc các cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền áp dụng pháp luật vào việc phát hiện, xem xét, đánh giá một
cách khách quan, chính xác, công bằng về tính đúng đắn, hợp pháp của
hành vi hay sự kiện, tranh chấp, đưa ra các phán quyết có hiệu lực bắt
buộc thi hành và cả các cưỡng chế cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức
có liên quan để các nội dung của quyền tư pháp thành hiện thực, góp phần


8
bảo vệ pháp luật, duy trì công lý, đảm bảo sự an toàn pháp lý cho công
dân, sự ổn định và phát triển xã hội.
Nội dung của thực hiện quyền tư pháp: Một là, hoạt động áp dụng
pháp luật của các cơ quan có chức năng bảo vệ pháp luật để đưa ra các
phán quyết về các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp
của các cá nhân, tổ chức. Hai là, quyền tư pháp được thực hiện bằng nhiều
hoạt động độc lập với các chức năng riêng, diễn ra liên tục theo quy trình
chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục dựa trên phương thức đặc thù là
tài phán, phục vụ hoạt động trung tâm là xét xử của tòa án.
Những yếu tố chủ yếu bảo đảm thực hiện quyền tư pháp: thứ nhất,
pháp luật với tư cách là các quy định điều chỉnh hành vi, tạo ổn định trật tự
xã hội vừa là cơ sở, là công cụ, vừa là nội dung và mục tiêu bảo vệ của các
hoạt động thực hiện quyền tư pháp. Thứ hai, các thiết chế và con người
tham gia thực hiện quyền tư pháp. Thứ ba, các thủ tục thực hiện quyền tư
pháp mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình này phải
tuân thủ.

2.1.4. Cải cách tư pháp ở nước ta và ở các tỉnh đồng bằng sông
Hồng - khái niệm, nội dung
2.1.4.1. Khái niệm, nội dung cải cách tư pháp ở nước ta
Luận án đưa ra khái niệm "CCTP ở nước ta” và nêu tám nội dung
CCTP trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị
“về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020".
2.1.4.2. Khái niệm, nội dung cải cách tư pháp ở các tỉnh đồng bằng
sông Hồng
Khái niệm: CCTP ở các tỉnh ĐBSH là toàn bộ công việc phải tiến
hành đối với các CQTP ở các tỉnh, gồm: TAND, viện kiểm sát nhân dân
(VKSND), cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án, các cơ quan, tổ chức bổ


9
trợ tư pháp (công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư
pháp, luật sư, tư vấn pháp luật…) tỉnh, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh ở ĐBSH về đổi mới, điều chỉnh, cải tiến một số điểm về tổ chức bộ
máy, cán bộ và hoạt động của các cơ quan này, nhằm thực hiện đúng đắn,
đầy đủ quyền tư pháp theo quy định, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ công
cuộc đổi mới ở địa phương, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN ở nước ta.
* Nội dung: Một là: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và
hoàn thiện tổ chức, bộ máy các CQTP tỉnh, cấp huyện, trọng tâm là xây
dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TAND tỉnh, TAND cấp huyện.
Hai là: xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp tỉnh, cấp huyện
trong sạch, vững mạnh. Ba là: hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan
dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với các CQTP. Bốn
là: bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh. Năm
là: hoàn thiện cơ chế về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với CTTP.
2.2. CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO CẢI

CÁCH TƯ PHÁP - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC VÀ VAI TRÒ

2.2.1. Khái niệm
Các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CCTP là toàn bộ hoạt động của tỉnh
ủy, BTVTU, với sự tham gia của các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh
iury, các tổ chức trong HTCT, các tổ chức khác và nhân dân ở các tỉnh để
xây dựng, ban hành các nghị quyết, quyết định về đổi mới, điều chỉnh, cải
tiến tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động của các CQTP; tổ chức thực
hiện; kiểm tra, giám sát để các nghị quyết, quyết định ấy, thành hiện thực,
các CQTP thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền tư pháp theo luật định, đáp
ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ công cuộc đổi mới của địa phương, góp phần
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.


10
2.2.2. Nội dung lãnh đạo cải cách tư pháp của các tỉnh ủy ở đồng
bằng sông Hồng
Một là, các tỉnh ủy xây dựng và ban hành các nghị quyết, quyết định
cụ thể hóa Chiến lược CCTP và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Hai là, các
tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo các CQTP của tỉnh cụ thể hóa nghị quyết, quyết
định của tỉnh ủy về CCTP thành chương trình, kế hoạch hành động và lãnh
đạo các CQTP thực hiện. Ba là, tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, sắp
xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các
CQTP của tỉnh. Bốn là, lãnh đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan
chính quyền tỉnh, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội
(CT-XH), các tổ chức xã hội ở tỉnh với các CQTP trong thực hiện nghị
quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước và của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP.
2.2.3. Phương thức lãnh đạo cải cách tư pháp của các tỉnh ủy ở
đồng bằng sông Hồng
Một là, tỉnh ủy lãnh đạo bằng các nghị quyết, quyết định và định

hướng của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP. Hai là, lãnh đạo bằng công tác
tuyên truyền, thuyết phục, vận động cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, các
CQTP và các tổ chức trong HTCT thực hiện nghị quyết, quyết định của
tỉnh ủy BTVTU về CCTP. Ba là, lãnh đạo thông qua Đảng đoàn HĐND
tỉnh trong lãnh đạo HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các nghị quyết,
quyết định về cụ thể hóa, thể chế hóa các nghị quyết, quyết định của tỉnh
ủy, BTVTU về CCTP, xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện;
lãnh đạo, chỉ đạo HĐND tỉnh tiến hành kiểm tra, giám sát UBND tỉnh về
thực hiện nghị quyết, quyết định của HĐND tỉnh về CCTP. Bốn là, lãnh
đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ trong các CQTP. Năm là, lãnh đạo
thông qua các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các CQTP của
tỉnh. Sáu là, lãnh đạo bằng việc phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức


11
chính trị - xã hội (CT-XH), tổ chức xã hội và nhân dân tham gia thực hiện
các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP. Bảy là, lãnh đạo
bằng công tác kiểm tra, giám sát.
2.2.4. Vai trò sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng
đối với cải cách tư pháp
Một là, sự lãnh đạo đúng đắn của các tỉnh ủy ở ĐBSH đối với CCTP
bảo đảm thực hiện thắng lợi nội dung CCTP ở các tỉnh, góp phần quan
trọng thực hiện thắng lợi Chiến lược CCTP của Đảng. Hai là, các tỉnh ủy ở
ĐBSH lãnh đạo CCTP là nhân tố rất quan trọng bảo đảm sự phối hợp chặt
chẽ các tổ chức, lực lượng và động viên nhân dân ở địa phương thành sức
mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CCTP ở địa phương. Ba là,
các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CCTP bảo đảm việc tranh thủ, tận dụng
nguồn lực ở ngoài tỉnh và ở các cơ quan Trung ương trong thực hiện
nhiệm vụ CCTP của tỉnh. Bốn là, các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CCTP bảo
đảm cho việc tăng cường hợp tác quốc tế của các tỉnh về tư pháp theo

đúng dường lối đối ngoại của Đảng và đạt hiệu quả.


12
Chương 3
CCTP VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LÃNH ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP - THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.1. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG

3.1.1. Ưu điểm
Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ
chức bộ máy các CQTP tỉnh, cấp huyện; Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư
pháp và bổ trợ tư pháp tỉnh, cấp huyện trong sạch, vững mạnh đạt kết quả
quan trọng; Hoàn thiện một bước cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động của các CQTP;
trên địa bàn tỉnh được Coi trọng việc bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động
tư pháp; Cơ chế về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với CTTP được xây
dựng và ngày càng hoàn thiện hơn
3.1.2. Những hạn chế, yếu kém
Việc xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền các CQTP tỉnh,
cấp huyện còn những hạn chế, tổ chức bộ máy chậm được sắp xếp,
kiện toàn, nhất là TAND; Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ
trợ tư pháp t trong sạch, vững mạnh còn hạn chế ở một số khâu trong
công tác cán bộ; Việc hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân
cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động của một
số CQTP còn chậm; Cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp chưa đầy
đủ; Một số điểm trong cơ chế về sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với CCTP

còn chung chung.


13
3.2. CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO CẢI
CÁCH TƯ PHÁP - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.2.1. Thực trạng sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông
Hồng đối với cải cách tư pháp
3.2.1.1. Ưu điểm
* Về thực hiện nội dung lãnh đạo
Một là, đã coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành kịp
thời các nghị quyết, quyết định về cụ thể hóa Chiến lược CCTP và lãnh
đạo tổ chức thực hiện. Hai là, đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các CQTP
tỉnh cụ thể hóa nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy về CCTP và lãnh đạo tổ
chức thực hiện. Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo đạt kết quả việc đổi mới, sắp xếp,
kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các CQTP.
Bốn là, lãnh đạo đạt kết quả sự phối hợp hoạt động giữa MTTQ, các tổ chức
CT-XH, các tổ chức xã hội với các CQTP trong thực hiện chủ trương của
Đảng, Nhà nước, nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP.
* Về thực hiện PTLĐ
Một là, đã lãnh đạo đạt kết quả CCTP bằng việc xây dựng và ban
hành các nghị quyết, quyết định và định hướng của tỉnh ủy, BTVTU về
CCTP. Hai là, đã coi trọng lãnh đạo bằng việc tuyên truyền, thuyết phục,
vận động. Ba là, đã lãnh đạo CCTP thông qua Đảng đoàn HĐND tỉnh đạt kết
quả. Bốn là, lãnh đạo đạt kết quả việc CCTP thông qua công tác tổ chức, cán
bộ trong các CQTP. Năm là, vai trò của các tổ chức đảng và đảng viên hoạt
động trong các CQTP được phát huy. Sáu là, luôn coi trọng lãnh đạo việc
phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức CT-XH, tổ chức xã hội và nhân dân
trong thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP.

Bảy là, chú trọng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát.
3.2.1.2. Khuyết điểm, hạn chế
* Về thực hiện nội dung lãnh đạo
Một là, việc xây dựng và ban hành nghị quyết, quyết định của một số
tỉnh ủy cụ thể hóa những nội dung CCTP trong Chiến lược CCTP có lúc


14
chậm, có điểm chưa cụ thể rõ ràng, kết quả thực hiện chưa cao. Hai là,
một số tỉnh ủy chậm trễ và có lúc có biểu hiện lúng túng trong lãnh đạo,
chỉ đạo các CQTP cụ thể hóa các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy về
CCTP, chất lượng và kết quả thực hiện hạn chế. Ba là, còn những hạn chế,
yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức
bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các CQTP. Bốn là, lãnh đạo
phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chính quyền tỉnh, MTTQ, các đoàn
thể CT-XH với các CQTP trong thực hiện nghị quyết, quyết định của
Đảng, Nhà nước và của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP có lúc chưa chặt chẽ,
thường xuyên.
*Về thực hiện PTLĐ
Một là, lãnh đạo bằng các nghị quyết, quyết định, định hướng của
tỉnh ủy, BTVTU về CCTP có lúc chưa được coi trọng, nhất là về nâng cao
chất lượng các nghị quyết và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Hai là, việc
tuyên truyền, thuyết phục, vận động thực hiện các nghị quyết, quyết
định của tỉnh ủy BTVTU về CCTP, có lúc, có nơi chưa đổi mới mạnh
mẽ về nội dung và phương pháp. Ba là, một số tỉnh ủy có lúc chưa chỉ
đạo Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo kịp thời HĐND tỉnh xây dựng và
ban hành các nghị quyết, quyết định thực hiện các nghị quyết, quyết
định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP; chưa thường xuyên lãnh đạo, chỉ
đạo công tác kiểm tra, giám sát của HĐND tỉnh. Bốn là, công tác tổ
chức, cán bộ trong các CQTP còn những hạn chế yếu kém. Năm là, có

lúc, một số tỉnh ủy chưa thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò
của các cấp ủy, tổ chức đảng trong các CQTP trong thực hiện nhiệm vụ
CCTP. Sáu là, có lúc một số tỉnh ủy chưa phát huy mạnh mẽ vai trò của
MTTQ, các tổ chức CT-XH, tổ chức xã hội và nhân dân trong thực hiện
nhiệm vụ CCTP. Bảy là, công tác kiểm tra, giám sát của các tỉnh ủy, nhìn
chung còn yếu, chất lượng chưa cao.


15
3.2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm
Luận án đã chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm tập trung vào việc chỉ ra
và phân tích nguyên nhân của khuyết điểm, hạn chế: Một là, một số tỉnh
ủy viên và khá nhiều cấp ủy viên cấp huyện chưa nhận thức đầy đủ và sâu
sắc về sự cần thiết, nội dung CCTP hiện nay nên chưa quan tâm đúng mức
đến công việc này. Hai là, trình độ, năng lực và kinh nghiệm lãnh đạo
CCTP trong điều kiện hiện nay của các tỉnh ủy và cán bộ chủ chốt các cơ
quan chính quyền tỉnh, cấp huyện còn nhiều hạn chế Ba là, năng lực tham
mưu, đề xuất của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy
còn hạn chế; các ban chỉ đạo CCTP tỉnh mới được thành lập, thời gian hoạt
động chưa nhiều, năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế. Bốn là, chưa có sự
chuẩn bị cơ bản, đồng bộ về cán bộ các CQTP đáp ứng tốt yêu cầu thực
hiện Chiến lược CCTP. Năm là, một số tỉnh ủy, cấp ủy cấp huyện chưa tập
trung thỏa đáng vào việc lãnh đạo đổi mới tổ chức bộ máy, cán bộ và nâng
cao chất lượng hoạt động của MTTQ, các tổ chức CT-XH đáp ứng yêu cầu
tham gia có hiệu quả CCTP. Sáu là, lãnh đạo CCTP trong điều kiện hiện
nay là vấn đề mới, khó, rất phức tạp, nhạy cảm và sẽ gặp những cản trở
nhất định. Luận án đã tổng kết những kinh nghiệm: Một là, các tỉnh ủy
quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng về CCTP, nắm vững đặc điểm
của địa phương để xây dựng, ban hành các nghị quyết, quyết định đúng
đắn, phù hợp về CCTP; đề cao trách nhiệm của các tỉnh ủy viên, cấp ủy

cấp huyện và cấp ủy trong các CQTP trong lãnh đạo thực hiện. Hai là, coi
trọng lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán
bộ, nhất là cán bộ chủ chốt của ban chỉ đạo CCTP tỉnh. Ba là, tỉnh ủy lãnh
đạo xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động của các CQTP
với ban nội chính tỉnh ủy, ban Chỉ đạo CCTP tỉnh trong lãnh đạo CCTP.
Bốn là, tăng cường bồi dưỡng kiến thức tư pháp cho cán bộ chủ chốt
MTTQ, các tổ chức CT-XH, người đứng đầu các tổ chức xã hội và tạo
thuận lợi cho các tổ chức này tham gia thực hiện các nhiệm vụ CCTP.


16
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI CẢI CÁCH TƯ PHÁP ĐẾN NĂM 2030

4.1. DỰ BÁO THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
ĐỐI VỚI CẢI CÁCH TƯ PHÁP ĐẾN NĂM 2030

4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động đến hoạt động lãnh đạo
của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng đối với cải cách tư pháp đến
năm 2030
Luận án đã chỉ ra và phân tích những thuận lợi, tập trung vào phân
tích những khó khăn: Một là, trình độ và năng lực lãnh đạo CCTP của các
tỉnh ủy còn những hạn chế. Hai là, trình độ mọi mặt của nhiều cấp ủy cấp
huyện, xã, đội ngũ cán bộ trong các CQTP còn nhiều hạn chế. Ba là, các
tỉnh ủy lãnh đạo CCTP trong điều kiện Nhà nước ta đang thực hiện các
nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ngoài những thuận lợi,
cũng gặp không ít khó khăn. Bốn là, tác động tiêu cực của văn hóa truyền

thống làng xã, quan hệ huyết thống; cách nghĩ, tầm nhìn của người nông
dân sản xuất nhỏ trồng lúa nước; PTLĐ trong thời kỳ thực hiện cơ chế
hành chính tập trung quan liêu, bao cấp. Năm là, lãnh đạo CCTP trong
điều kiện hiện nay liên quan trực tiếp đến những vấn đề lý luận chưa được
làm sáng tỏ thấu đáo.
4.1.2. Phương hướng tăng cường lãnh đạo cải cách tư pháp của
các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng đến năm 2030
Thứ nhất, tiếp tục tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong đảng
bộ tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược CCTP vào


17
năm 2020; tiếp nhận và thực hiện thắng lợi phương hướng, nhiệm vụ tiếp
tục CCTP do Đại hội XIII của Đảng đề ra. Thứ hai, tạo chuyển biến mạnh
mẽ về trình độ mọi mặt, nhất là trình độ về xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN và về lĩnh vực tư pháp của cấp ủy cấp huyện, cấp ủy trong các
CQTP, đội ngũ cán bộ, các CQTP. Thứ ba, kết hợp chặt chẽ việc lãnh đạo
CCTP với lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước và thực hiện các nghị
quyết của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiện toàn tổ chức, nâng cao
chất lượng hoạt động của cả HTCT; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức
và phong cách Hồ Chí Minh. Thứ tư, tập trung vào việc nâng cao năng lực
tham mưu, đề xuất của ban chỉ đạo CCTP tỉnh và ban nội chính tỉnh ủy;
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. Thứ năm, nâng cao
một bước tri thức về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta và
về lĩnh vực tư pháp của cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu MTTQ,
các tổ chức CT-XH, các tổ chức xã hội.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI CẢI CÁCH TƯ
PHÁP ĐẾN NĂM 2030


4.2.1. Tạo nhận thức đúng đắn, thống nhất; trách nhiệm và quyết
tâm chính trị cao của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ trong Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và trong
nghị hội XIII của Đảng
Một là, rà soát lại nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ CCTP đã được
các tỉnh ủy xác định, chỉ rõ những điểm nhận thức chưa đầy đủ, tiếp tục
quán triệt trong các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên để nâng cao
nhận thức trách nhiệm, dồn sức thực hiện thắng lợi vào năm 2020. Hai là,
chủ động lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là cấp ủy cấp
huyện, cấp ủy trong các CQTP ttừng bước tổng kết việc thực hiện CCTP,


18
qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện những nội dung
chưa đạt được. Ba là, tổ chức tốt việc trao đổi, thảo luận trong các tổ chức
đảng, HTCT từ cơ sở đến tỉnh và nhân dân về Dự thảo Văn kiện Đại hội
XIII của Đảng và Văn kiện đại hội đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, coi
trọng thảo luận đóng góp úy kiến về những vấn đề CCTP. Bốn là, tổ chức
quán triệt sâu sắc, tạo nhận thức thống nhất và đề cao trách nhiệm của tỉnh
ủy, các cấp ủy, cán bộ, đảng viên thực hiện quan điểm, phương hướng,
nhiệm vụ tiếp tục CCTP trong Văn kiện Đại hội XIII và các nghị quyết của
Đảng về CCTP trong nhiệm kỳ tới. Năm là, đổi mới hình thức, phương
pháp quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với những vấn đề về
CCTP trong Văn kiện Đại hội XIII và các nghị quyết của Đảng và của tỉnh
ủy về những vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp trong nhiệm kỳ. Sáu là, tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng đổi mới nội
dung, phương pháp tuyền truyền về những vấn sđề CCTP.
4.2.2. Nâng cao chất lượng tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh uỷ đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong những năm tới
Một là, bảo đảm sự hợp lý về số lượng và cơ cấu tỉnh ủy đáp ứng yêu

cầu lãnh đạo CCTP những năm tới. Hai là, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ trong quy hoạch tỉnh ủy và các tỉnh
ủy viên đương chức, coi trọng nâng cao trình độ về các chuyên ngành tư
pháp. Ba là, nâng cao năng lực của các tỉnh ủy viên về tham gia xây dựng
các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy về CTTP. Bốn là, tăng cường bồi
dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn, trong đó có năng lực lãnh đạo,
chỉ đạo CCTP, cho các tỉnh ủy viên và cán bộ trong quy hoạch tỉnh ủy.
Năm là, từng tỉnh ủy viên tự giác tự học, tự rèn nâng cao trình độ, năng lực
thực tiễn về những vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp. Sáu là, từng ủy viên


19
BTVTU thật sự là tấm gương tự học tập, tự rèn luyện nâng cao trình độ
mọi mặt và năng lực tổ chức thực tiễn.
4.2.3. Nâng cao chất lượng và tăng cường phối hợp hoạt động
của ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh và các cơ quan chuyên trách
tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, tạo thuận lợi cho tỉnh ủy lãnh đạo cải
cách tư pháp hiệu quả
4.2.3.1. Nâng cao chất lượng ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh
Một là, lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết hoạt động của ban chỉ đạo CCTP
tỉnh, chỉ ra ưu điểm, kết quả và những hạn chế, bất cập, đúc rút kinh
nghiệm. Hai là, trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo CCTP
Trung ương nhiệm kỳ 2021-2025, tiến hành xác định và hoàn chỉnh nhiệm
vụ, quyền hạn của ban chỉ đạo CCTP tỉnh nhiệm kỳ mới. Ba là, kiện toàn
tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là
cán bộ chủ chốt ban chỉ đạo CCTP tỉnh. Bốn là, tăng cường lãnh đạo ban
chỉ đạo CCTP tỉnh xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế làm việc;
khắc phục những điểm trùng lặp với chức năng, nhiệm vụ của ban nội
chính tỉnh ủy. Năm là, BTVTU, thường xuyên chỉ đạo hoạt động của ban
chỉ đạo CCTP tỉnh, nâng cao chất lượng các cuộc họp, hội nghị và tăng

cường kiểm tra, giám sát.
4.2.3.2. Nâng cao năng lực tham mưu về cải cách tư pháp của các
cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy; phối hợp chặt chẽ
với ban ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh phục vụ đắc lực các tỉnh ủy
trong lãnh đạo cải cách tư pháp
Một là, nhận thức sâu sắc chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế của các cơ quan này. Hai là, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng
cao chất lượng cán bộ, công chức, nhất là cán bộ chủ chốt. Ba là, xây dựng


20
và thực hiện nghiêm quy chế làm việc của các cơ quan chuyên trách tham
mưu, giúp việc tỉnh ủy; tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động nâng
cao năng lực tham mưu về CCTP của cán bộ, công chức. Bốn là, rà soát và
khắc phục những điểm trùng lặp trong tham mưu những vấn đề CCTP của
từng cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc với nhiệm vụ, quyền hạn
của ban chỉ đạo CCTP tỉnh; xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế phối
hợp hoạt động của các tổ chức này trong tham mưu về CCTP.
4.2.4. Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ
quan tư pháp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
4.2.4.1. Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp tinh,
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Một là, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh chức năng, nhiệm vụ
các CQTP của tỉnh. Hai là, quán triệt và từng bước thực hiện phù hợp các
nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa
phương theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, chú ý đến các CQTP. Ba
là, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của của từng bộ phận trong các CQTP,
tiến hành xác định chính xác vị trí việc làm và số lượng cán bộ, công chức
cần thiết. Bốn là, tăng cường lãnh đạo các CQTP xây dựng và thực hiện

nghiêm quy chế làm việc và quy chế phối hợp hoạt động giữa các CQTP
với các cơ quan, tổ chức có liên quan.
4.2.4.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp đủ phẩm
chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
Một là, cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ và chức danh cán bộ các CQTP.
Hai là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
các CQTP. Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lãnh đạo, quản lý các CQTP trong quy hoạch, cán bộ đương chức và


21
cán bộ, công chức; thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ các CQTP và coi
trọng tự đào tạo, tự bồi dưỡng của cán bộ, công chức. Bốn là, thực hiện
nghiêm quy trình bổ nhiệm và tuyển dụng cán bộ, công chức các CQTP.
Năm là, tăng cường quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát và thực hiện
chính sách cán bộ đối với cán bộ, công chức các CQTP.
4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đổi mới việc phát
huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và
nhân dân tham gia cải cách tư pháp
4.2.5.1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy đối với
các cấp ủy, cán bộ, đảng viên về thực hiện các nghị quyết, quyết định
của tỉnh ủy về cải cách tư pháp
Một là, nhận thức sâu sắc, đầy đủ vai trò, tác dụng của công tác kiểm
tra, giám trong các CQTP. Hai là, đổi mới nội dung và phương pháp kiểm
tra. Ba là, tập trung lãnh đạo ủy ban kiểm tra tỉnh ủy về kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm và công tác giám sát. Bốn là, xử lý kịp thời, nghiêm
minh tổ chức đảng, cán bộ đảng viên có sai phạm đến mức phải xử lý sau
kiểm tra.
4.2.5.2. Đổi mới việc phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và nhân dân tham gia cải cách tư pháp

Một là, đổi mới nhận thức của các tỉnh ủy, cấp ủy, cán bộ, đảng viên
về vai trò của MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân, trong tham gia
CCTP. Hai là, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của MTTQ, các
tổ chức CT-XH tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ba là, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo MTTQ, các tổ chức
CT-XH, coi trong bồi dưỡng các chuyên ngành thuộc lĩnh vực tư pháp.
Bốn là, tạo thuận lợi để các tổ chức này thực hiện tốt việc giám sát và


22
phản biện xã hội đối với hoạt động CCTP và tham gia có hiệu quả vào
công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy. Năm là, lãnh đạo việc xây
dựng và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa MTTQ, các tổ chức
CT-XH với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, ban chỉ đạo
CCTP tỉnh và các CQTP.
4.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự hỗ trợ
của các cơ quan Trung ương đối với các tỉnh ủy ở đồng bằng sông
Hồng trong lãnh đạo cải cách tư pháp và tạo thuận lợi cho chính
quyền tỉnh tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp
Một là, Bộ Chính trị. Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc tổng
kết thực hiện Chiến lược CCTP, xác định nhiệm vụ, giải pháp tổng quát
giai đoạn tiếp theo tạo cơ sở để các tỉnh ủy tiếp tục lãnh đạo CCTP đạt kết
quả. Hai là, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tăng cường theo dõi sát sao và kiểm
tra, giám sát hoạt động của các tỉnh ủy về lãnh đạo CCTP. Ba là, các cơ
quan ở Trung ương tăng cường sự quan tâm và tạo thuận lợi để các tỉnh ủy
lãnh đạo CCTP đạt kết quả. Bốn là, phối hợp chặt chẽ hoạt động của Ban
Chỉ đạo CCTP Trung ương với hoạt động lãnh đạo CCTP của các tỉnh ủy
và tạo thuận lợi cho các tỉnh ủy lãnh đạo CCTP đạt kết quả.



23
KẾT LUẬN

Cải cách tư pháp ở các tỉnh ĐBSH là một bộ phận rất quan trọng,
được thực hiện cùng với nhiệm vụ chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta. Thực hiện tốt công việc này, sẽ tạo
thuận lợi cho việc bảo đảm ANCT, TTATXH và sự phát triển vững chắc
KT-XH, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, nâng cao đời sống của nhân
dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở
nước ta. Để CCTP đạt kết quả cần có sự lãnh đạo đúng đắn của các tỉnh ủy.
Các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CCTP là toàn bộ hoạt động của tỉnh
ủy, BTVTU với sự tham gia của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức khác
và nhân dân ở các tỉnh để xây dựng, ban hành các nghị quyết, quyết định
về đổi mới, điều chỉnh, cải tiến tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động của
các CQTP; tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát để các nghị quyết, quyết
định ấy, thành hiện thực, các CQTP thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền tư
pháp theo luật định, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ công cuộc đổi mới của
địa phương, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
Trong những năm qua, nhất là từ khi Bộ Chính trị ban hành Chiến
lược CCTP, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã tích cực, chủ động cụ thể hóa và lãnh
đạo tổ chức thực hiện đạt kết quả quan trọng. Tuy nhiên, việc lãnh đạo
CCTP của các tỉnh ủy còn những khuyết điểm, hạn chế, bất cập. Các tỉnh
ủy đã nhận rõ điều này, đã và đang tìm các giải pháp khắc phục. Qua quá
trình lãnh đạo CCTP của các tỉnh ủy, có thể rút ra những kinh nghiệm bổ
ích: Một là, các tỉnh ủy quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng về
CCTP, nắm vững đặc điểm của địa phương để xây dựng, ban hành các
nghị quyết, quyết định đúng đắn, phù hợp về CCTP; đề cao trách nhiệm



×