Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Phân tích các nhân tố của chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ spa trị liệu tại công ty đông phương cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CỦA CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SPA TRỊ
LIỆU TẠI CÔNG TY ĐÔNG PHƢƠNG CỔ TRUYỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HCM, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CỦA CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH
VỤ SPA TRỊ LIỆU TẠI CÔNG TY ĐÔNG PHƢƠNG CỔ TRUYỀN

Chuyên ngành: Kinh Tế Phát triển (KT&QTLVSK)
Mã ngành: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THANH PHƢƠNG

TP.HCM, năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn “Phân tích các nhân tố của chất lƣợng dịch vụ
ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Spa Trị Liệu tại
Công Ty Đông Phƣơng Cổ Truyền” là đề tài đƣợc do tôi thực hiện và đƣợc hoàn
thành dƣới sự hƣớng dẫn của Cô Trần Thị Thanh Phƣơng. Nội dung và số liệu nêu
trong đề tài là hoàn toàn tự sƣu tầm nghiên cứu và thực hiện. Những kiến nghị khoa
học của đề tài chƣa đƣợc phổ biến trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Ngọc Yến


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Tóm tắt
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4
1.4 Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................4
Tóm tắt chƣơng 1
CHƢƠNG 2

HỌC THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ CỦA


CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ SPA TRỊ LIỆU ........................................................................................7
2.1 Tổng quan thị trƣờng Spa và Spa Trị Liệu ........................................................7
2.1.1 Khái niệm Spa Trị Liệu ..............................................................................7
2.1.2 Phân loại các loại hình Spa.........................................................................7
2.1.3

Tổng quan thị trƣờng Spa Trị Liệu ở trên thế giới và tại Việt Nam…...11

2.1.4 Tổng quan thị trƣờng Spa Trị Liệu TP.HCM ...........................................12
2.1.5 Những vấn đề thƣờng gặp phải của kinh doanh spa trị liệu .....................14
2.2 Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Spa Trị Liệu.
...............................................................................................................................15
2.2.1

Khái niệm về sự hài lòng ........................................................................16

2.2.2

Phân loại về sự hài lòng của khách hàng ...............................................16

2.2.3

Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất

lƣợng dịch vụ ......................................................................................................14


2.3 Tổng kết các mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đến chất lƣợng
dịch vụ....................................................................................................................18

2.3.1 Mô hình chất lƣợng kỹ thuật chức năng của Gronroos (1984) ..............223
2.3.2 Mô hình chất lƣợng khoảng cách của Parasuraman, Zeithaml và Berry
(1985:1988) ........................................................................................................23
2.3.3 Mô hình SERVPERF của Cronin and Taylor (1992) ...............................24
2.3.4 Mô hình đa thành phần và thứ bậc của Brady và Cronin (2001)………25
2.4 Tổng kết các nghiên cứu liên quan sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực
spa và dịch vụ chăm sóc sức khỏe .........................................................................25
2.4.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài .......................................................................25
2.4.2 Các nghiên cứu trong nƣớc .......................................................................28
2.5 Tổng kết các nghiên cứu trƣớc đây rút ra đƣợc giả thuyết của bài luận và đề
xuất mô hình nghiên cứu .......................................................................................30
2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................30
2.5.2 Các nhân tố chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ của Spa trị liệu….32
Tóm tắt chƣơng 2
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................36
... 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................37
3.1.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu ..................................................................40
3.1.2 Cơ sở lý thuyết .........................................................................................39
3.1.3 Mẫu nghiên cứu ........................................................................................45
3.1.4 Xử lý và phân tích dữ liệu ........................................................................46
Tóm tắt chƣơng 3
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHÊN CỨU ........................................50
4.1 Sơ lƣợc về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Đông Phƣơng Cổ
Truyền ....................................................................................................................50
4.2 Mô tả mẫu ........................................................................................................53
4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach‟ Alpha) ........................58
4.4 Kết quả đánh giá độ giá trị của thang đo EFA.................................................60


4.4.1 Phân tích các nhân tố chất lƣợng dịch vụ tác động đến sự hài lòng của

khách hàng đối với dịch vụ spa trị liệu tại công ty.............................................60
4.4.2 Phân tích nhân tố hài lòng khách hàng đối với chất lƣợng dịch vụ spa trị
liệu tại công ty ....................................................................................................64
4.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu..................................................64
4.5.1 Phân tích tƣơng quan .................................................................................64
4.5.2 Phân tích hồi quy .......................................................................................65
4.6 Bàn luận kết quả khảo sát ................................................................................69
Tóm tắt chƣơng 4
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ NHẰM CÁC NHÂN TỐ
CỦA CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA
KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SPA TRỊ LIỆU CỦA CÔNG TY ĐÔNG
PHƢƠNG CỔ TRUYỀN ........................................................................................72
5.1 Định hƣớng phát triển của Công Ty Đông Phƣơng Cổ Truyền đến năm 2024
...............................................................................................................................72
5.2 Kết luận ............................................................................................................73
5.3 Các hàm ý quản trị nhằm nâng cao các nhân tố của chất lƣợng dịch vụ ảnh
hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Spa Trị Liệu của Công Ty
Đông Phƣơng Cổ Truyền .......................................................................................74
5.3.1 Các hàm ý quản trị nhằm nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng về
nhân tố “Sự tin cậy” ...........................................................................................74
5.3.2 Các hàm ý quản trị nhằm nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng về
nhân tố “Khả năng đáp ứng” ..............................................................................75
5.3.3 Các hàm ý quản trị nhằm nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng về
nhân tố “Năng lực phục vụ” ...............................................................................76
5.3.4 Các hàm ý quản trị nhằm nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng về
nhân tố “Phƣơng tiện hữu hình” .........................................................................77
5.3.5 Các hàm ý quản trị nhằm nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng về
nhân tố “Sự đồng cảm”.......................................................................................78
5.4 Đóng góp của đề tài nghiên cứu ......................................................................79



5.5 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................80
Tóm tắt chƣơng 5
PHỤ LỤC 01: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƢỢC PHONG VẤN
PHỤ LỤC 02: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 03A: PHIẾU ĐÁNH GIÁ THANG ĐO
PHỤ LỤC 03B: DANH SÁCH 20 NHÂN VIÊN ĐƢỢC PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 04: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 05: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết
tắt

Nghĩa Tiếng Việt

Nghĩa Tiếng Anh

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

Exploratory Factor Analysis

KMO

Hệ số kiểm định sự phù hợp của

Kaiser – Meyer - Olkin


mô hình
SPSS

Phần mềm thống kê dùng trong

Statistical Package for the

công tác nghiên cứu khoa học xã

Social Sciences

hội
Sig (p-value)

Mức ý nghĩa của phép kiểm định

Significance of Testing

ANOVA

Phân tích phƣơng sai

Analysis of variance

VIF

Hệ số phóng đại phƣơng sai

Variance inflation factor


Fitness

Tình trạng cơ thể cân đối, nhờ

Fitness

tập luyện thể dục thể thao
Yoga

Phƣơng pháp tập luyện bắt

Yoga

nguồn từ Ấn Độ nhằm hƣớng
đến sức khỏe về tinh thần và thể
chất
YHCT

Y học cổ truyền

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Traditional Medicine


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công Ty Đông Phƣơng Cổ Truyền…

.................................................................................................................................. 51
Bảng 4.2 Thống kê mẫu mô tả các đặc điểm của ngƣời khảo sát ............................ 54
Bảng 4.3 Giá trị trung bình của các thành phần chất lƣợng dịch vụ Spa Trị Liệu
.................................................................................................................................. 57
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach‟s Alpha ...................... 58
Bảng 4.5 Ma trận xoay nhân tố lần 3 có điều chỉnh................................................. 63
Bảng 4.6 Kết quả phân tích thang đo hài lòng của khách hàng đối với chất lƣợng
dịch vụ spa trị liệu của công ty................................................................................. 64
Bảng 4.7 Ma trận tƣơng quan giữa các biến ............................................................ 65
Bảng 4.8 Thống kê mô tả các biến phân tích hồi quy .............................................. 66
Bảng 4.9 Bảng kết quả phân tích hồi quy ................................................................ 67
Bảng 4.10 Phân tích phƣơng sai (hồi quy) ............................................................... 67
Bảng 4.11 Kết quả trọng số hồi quy......................................................................... 68


TÓM TẮT
Phần tiếng Việt:
1. Tiêu đề
Phân tích các nhân tố của chất lƣợng dịch vụ ảnh hƣởng đến sự hài lòng của
khách hàng đối với dịch vụ Spa Trị Liệu tại Công Ty Đông Phƣơng Cổ Truyền.
2. Tóm tắt
Chất lƣợng dịch vụ mà thấp sẽ làm giảm sự hài lòng của khách hàng, giảm số
lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ – nguyên nhân chính làm giảm khả năng cạnh
tranh của công ty. Chính vì thế, việc làm cần thiết là nâng cao chất lƣợng dịch vụ để
tăng sự hài lòng của khách hàng.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện với các mục tiêu: Thứ nhất, đo lƣờng mức độ các
nhân tố của chất lƣợng dịch vụ có ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng đối
với dịch vụ Spa Trị Liệu; Thứ hai, xác định nhân tố chính của chất lƣợng dịch vụ
ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố;
Thứ ba, dựa trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý về quản trị nhằm nâng cao sự hàng

lòng của khách hàng đối với dịch vụ Spa Trị Liệu của Công Ty Đông Phƣơng Cổ
Truyền.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, tiến hành thông qua việc
khảo sát 177 những khách sử dụng dịch vụ Spa trị liệu chăm sóc sức khỏe của công
ty Đông Phƣơng Cổ Truyền. Dữ liệu thu thập đƣợc nhập và phân tích bằng cách sử
dụng phần mềm SPSS, mức ý nghĩa thống kê 5%.
Nghiên cứu đã cho thấy cả 5 nhân tố của chất lƣợng dịch vụ đều ảnh hƣởng
đến sự hài lòng của khách hàng: sự tin cậy, năng lực phục vụ, sự đồng cảm, khả
năng đáp ứng, phƣơng tiện hữu hình; và từ đó, cũng chỉ ra đƣợc phƣơng pháp khắc
phục đối với từng nhân tố của chất lƣợng dịch vụ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố cả 5 nhân tố của chất lƣợng dịch vụ đều
ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, nhân tố sự tin cậy có tác


động cùng chiều mạnh nhất đến sự hài lòng. Nhu cầu cấp thiết của công ty cần nâng
cao trình độ chuyên môn của nhân viên; Và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
việc quản lý khách hàng.
3. Từ khóa
Chất lƣợng dịch vụ, sự hài lòng, spa chăm sóc sức khỏe.
English:
1. Title
Analyzing the factors of service quality affecting customer satisfaction for Spa
Therapy services at Traditional Dong Phuong Company.
2. Abstract
The low quality of service will reduce customer satisfaction, reduce the
number of customers using the service - the main reason for reducing the
competitiveness of the company. Therefore, the necessary job is to improve service
quality to increase customer satisfaction.
Problem: Firstly, measure the level of factors of service quality affecting
customer satisfaction with Spa Therapy services; Secondly, identify the main factor

of service quality affecting customer satisfaction and the impact of each factor;
Third, based on that, propose solutions to improve the customer satisfaction for Spa
Therapy Services of Traditional Dong Phuong Company.
Methods: The author used quantitative research methods, conducted through
surveying 177 guests using the Traditional Therapeutic Spa treatment service of
Traditional Dong Phuong Company. Data collected were entered and analyzed
using SPSS software, 5% statistically significant.
Results: Research has shown that all five factors of service quality affect
customer satisfaction: reliability, service capacity, empathy, responsiveness,
tangible means; and from there, also pointed out the remedy for each element of
service quality.


Conclusion: Research results show that the factors of all 5 factors of service
quality affect customer satisfaction. However, the trust factor has the strongest
impact on satisfaction. The urgent need of the company needs to improve the
professional qualifications of employees; And apply information technology into
customer management.
3. Keywords
Quality service, satisfaction, health care spa.


1

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, spa không còn là một loại hình giải trí, hay dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ đơn thuần, mà đã trở thành cả một ngành công nghệ. Spa là một trong những
ngành “công nghiệp không khói” mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các nƣớc trên

thế giới. Theo thống kê năm 2006, spa đứng thứ 4 trong số những ngành kinh doanh
hái ra tiền nhất tại Mỹ với 9.4 tỉ đô la lợi nhuận mỗi năm, chỉ sau golf, du thuyền và
câu lạc bộ quần vợt - sức khoẻ (Chrish McBeath, 2007). Theo ƣớc tính của Boston
Consulting (2014) tính đến năm 2020, 1/3 dân số của Việt Nam sẽ thuộc tầng lớp
trung lƣu hoặc cao hơn, điều đó có nghĩa là mức thu nhập bình quân của một ngƣời
trong nhóm này tối thiểu là 714 USD/tháng. Khi thu nhập của mọi ngƣời đƣợc gia
tăng thì những tiêu dùng tại các thành phố lớn chính luôn muốn đƣợc trải nghiệm
những loại hình sản phẩm/dịch vụ mới, thƣơng hiệu mới và xu hƣớng hiện nay đối
với các dịch vụ spa là làm đẹp nhƣng hiện nay mọi ngƣời chú ý nhiều hơn về vấn đề
sức khỏe và trị liệu (Chuyên gia Lý Quý Vĩnh, 2019). Theo nghiên cứu của Nielsen
(06/2018), ông nghiên cứu đƣợc rằng 2/3 ngƣời tiêu dùng Việt khoảng 65% họ đều
cho rằng nghề nghiệp sẽ tốt trong năm tới, trong 12 tháng tới thì 77% tình trạng tài
chính của họ sẽ tốt và 64% cho rằng là thời điểm tuyệt vời để tiêu dùng những sản
phẩm, dịch vụ mà họ mong muốn và đƣợc cho là rất cần thiết. Sau khi đã chi trả các
chi phí sinh hoạt cần thiết, ngƣời tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi cho các khoản
mục khác nhằm mục đích cải thiện chất lƣợng về mặt cuộc sống. Khoảng hai trong
số năm ngƣời tiêu dùng (43%) sử dụng tiền nhàn rỗi để chi tiêu cho giải trí. Trong
báo cáo này, cho thấy top 5 mối đứng thứ hai và thứ ba lần lƣợt là sức khỏe chiếm
đến (41%) và sự cân bằng giữa quan tâm hàng đầu của ngƣời tiêu dùng đƣợc tiết lộ,
kết quả cho thấy đứng thứ hai và thứ ba lần lƣợt là sức khỏe chiếm đến (41%) và sự
cân bằng giữa công việc và cuộc sống chiếm (23%). Từ những thực tế cho thấy
đƣợc các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần ngày càng nhận
đƣợc nhiều đầu tƣ và chú trọng vì xu hƣớng hiện nay là đẹp nhƣng phải khỏe


2

(Chuyên gia Lý Quý Vĩnh, 2019) nên việc chú trọng đến loại hình sức khỏe hiện
nay là hết sức cần thiết.
Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trƣởng về mặt Spa cao thuộc khu vực

Châu Á Thái Bình Dƣơng (vnba.vn, 2016) dự báo về tốc độ phát triển dự kiến từ
năm 2014 đến 2018 là 16% mỗi năm (Global Wellness Institute, 2018). Sự tăng
nhanh về mặt số lƣợng của các spa và salon làm đẹp, khiến cho sự cạnh tranh trong
lĩnh vực này ngày càng khốc liệt hơn về cả quy mô lẫn dịch vụ cụ thể là khu vực
miền nam nhƣ TP.HCM, miền bắc nhƣ Hà Nội và một số địa điểm biển của miền
Miền Trung (vnba.vn, 2016)…
Theo PGS-TS Tăng Chí Thƣợng

Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM

(hochiminhcity.gov.vn, 2019) trên cơ sở đánh giá những thế mạnh của y tế TP, thời
gian tới ngành y tế sẽ phối hợp với ngành du lịch triển khai 5 loại hình du lịch y tế,
gồm: nha khoa, y học cổ truyền, thẩm mỹ, khám sức khỏe và tầm soát bệnh, các
dịch vụ chuyên sâu. Lĩnh vực Spa trị liệu ở Thành Phố đang phát triển, bối cảnh nhu
cầu sức khỏe của ngƣời dân tăng cao, bối cảnh du lịch trở thành ngành mũi nhọn,
Spa trị liệu là mô hình spa phục vụ chăm sóc sức khỏe cho du khách bằng kỹ thuật y
học. Thêm vào đó, do môi trƣờng văn hoá khác nhau, khách hàng tại mỗi quốc gia
khác nhau có thể cảm nhận khác nhau về cùng một dịch vụ, và cảm nhận về mỗi
loại hình dịch vụ khác nhau cũng khác biệt (Malhotra & ctg, 2005 - trích từ Nguyễn
Thị Mai Trang, 2006). Ở một số quốc gia, kỹ thuật y học đƣợc chọn lọc và chuẩn
hóa thành những thao tác riêng, đặc trƣng phục vụ cho chăm sóc trị liệu của sức
khỏe ngắn hạn gọi là trƣờng phái kỹ thuật…
Hiện nay, ở TP.HCM có nhiều spa cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tức
là spa trị liệu. Tuy nhiên, hầu hết các spa trị liệu hiện nay đều sử dụng kỹ thuật nƣớc
ngoài nhƣ Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Châu Âu, …
Có thể nói dù ngành du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây đã phát triển
khá ấn tƣợng, thu hút không ít du khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2017, du lịch
Việt Nam tiếp tục đà tăng trƣởng ấn tƣợng từ năm 2016, riêng tháng 11/2017, khách



3

quốc tế đến nƣớc ta đạt 1,2 triệu lƣợt ngƣời, tăng 14,4% so với tháng 10
(phancaobinh, 2017). Đây cũng là tháng thứ tám trong năm, khách quốc tế đạt hơn
một triệu lƣợst... Nhƣng cho đến hiện nay việc thiếu vắng trƣờng phái Việt Nam
trong dịch vụ chăm sóc trị liệu của sức khỏe ngắn hạn, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến
chất lƣợng của ngành du lịch.
Trƣớc bối cảnh hiện tại của lĩnh vực Y học cổ truyền, Công ty Đông Phƣơng
Cổ Truyền đã tham gia trong lĩnh vực này 30 năm, đã xây dựng Mô hình Spa trị liệu
với mục tiêu đƣa ra liệu pháp trị liệu toàn diện hơn trong ngành Y học cổ truyền.
Mô hình Spa trị liệu kết hợp vừa trị liệu vừa nâng cao sức khỏe cho khách hàng đẩy
nhanh tiến trình hồi phục và hiệu quả trị liệu, đồng thời có thể tìm lại đƣợc trạng
thái sức khỏe tốt. Sức khỏe mới chính là mục tiêu cốt lõi của Y học cổ truyền, và
cũng là điều mà bệnh nhân thực sự trông đợi (phancaobinh, 2017).
Và theo khuynh hƣớng, hƣớng về khách hàng nên chất lƣợng dịch vụ của spa
trị liệu cũng rất đƣợc mọi ngƣời chú trọng, cũng giống nhƣ việc đáp ứng sự trông
chờ của khách hàng, cung cấp các nhu cầu của khách hàng, mới tạo ra đƣợc sự thỏa
mãn của khách hàng. Do vậy, những dịch vụ spa trị liệu của công ty Đông Phƣơng
cổ truyền luôn đƣợc tạo bởi do khách hàng, theo ý muốn khách hàng và những
khách hàng sẽ hài lòng. Hiện nay, sự đòi hỏi của khách hàng ngày càng phong phú
hơn, nhiều đối tƣợng khách hàng hơn và theo hiện nay thì xu hƣớng chú trọng về
mặt yếu tố sức khỏe đang là nhu cầu rất thiết yếu cho mọi ngƣời. Cho nên chất
lƣợng sản phẩm và dịch vụ của công ty đông phƣơng cổ truyền cung cấp các gói
khác nhau theo từng ngƣời khách hàng vì sự quyết định của chất lƣợng về các gói
dịch vụ là ở khách hàng. Do đó, với sự gia tăng mạnh mẽ nhƣ vậy của nhu cầu thị
trƣờng, sự ra đời ngày càng nhiều cơ sở Spa trị liệu. Công Ty Đông Phƣơng Cổ
Truyền cần nỗ lực nhƣ thế nào để cung cấp làm sao đƣợc các nhu cầu khách hàng
và chất lƣợng lƣợng dịch vụ ra sao, mới có thể hài lòng đƣợc khách hàng. Vì thế, để
đáp ứng đƣợc sự hài lòng của khách hàng, tác giả nghiên cứu đề tài: “Phân tích các
nhân tố của chất lƣợng dịch vụ ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng đối

với dịch vụ Spa Trị Liệu tại Công Ty Đông Phƣơng Cổ Truyền” với mong


4

muốn tìm kiếm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ, cải thiện nó và
nâng cao chất lƣợng dịch vụ để phục vụ nhu cầu và thỏa mãn khách hàng mới thấy
sự hài lòng của nhiều khách hàng hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm mục đích mang đến cho cơ sở kinh doanh spa về mảng
chăm sóc sức khỏe có đƣợc những cơ sở lý thuyết và thực tiễn để phát huy mạnh
mẽ những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu trong vấn đề nâng cao nhu cầu
hài lòng của khách hàng. Tóm lại, đề tài này có ba mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, đo lƣờng mức độ các nhân tố của chất lƣợng dịch vụ có ảnh
hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Spa Trị Liệu của công ty
Đông Phƣơng Cổ Truyền
Thứ hai, xác định nhân tố chính của chất lƣợng dịch vụ ảnh hƣởng đến sự
hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Spa Trị Liệu của công ty Đông Phƣơng Cổ
Truyền và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố.
Thứ ba, đề xuất một số hàm ý về mặt quản trị nhằm nâng cao sự hàng lòng
của khách hàng đối với dịch vụ Spa Trị Liệu của Công Ty Đông Phƣơng Cổ Truyền
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: những khách sử dụng dịch vụ Spa trị liệu chăm sóc
sức khỏe của công ty Đông Phƣơng Cổ Truyền và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu:
(1) Không gian: tại cơ sở dịch vụ Spa trị liệu của công ty Đông Phƣơng Cổ
Truyền.
(2) Thời gian nghiên cứu: dữ liệu nghiên cứu từ 2016 đến 2018 lấy từ báo
cáo tại công ty Đông Phƣơng Cổ Truyền, riêng các số liệu về định lƣợng thu
thập từ ngày 01/01/2019 đến 31/01/2019. Để thu thập dữ liệu phục vụ cho

nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp quen thuộc chọn mẫu thuận


5

tiện. Với công cụ hệ số Cronbach Alpha, hệ thống thang đo của nghiên cứu
đƣợc đánh giá và chấp nhận về độ tin cậy. Ngoài ra, tác giả cũng lựa chọn sử
dụng công cụ phân tích khám phá nhân tố EFA nhằm mục đích đánh giá giá
trị của thang đo về độ tin cậy. Và nhờ sự hỗ trợ của phầm mềm xử lý dữ liệu
thống kê SPSS, dữ liệu này đƣợc thu thập trong toàn bộ quá trình thực hiện
nghiên cứu đã đƣợc xử lý và cho ra đƣợc kết quả đáng tin cậy.
1.4 Ý nghĩa khoa học
Ý nghĩa nghiên cứu:
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng về chất lƣợng dịch
vụ. Nhƣng hầu hết chƣa thấy đƣợc nhiều về nghiên cứu dịch vụ Spa Trị Liệu sức
khỏe, và phần lớn đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu ở tại Công Ty Đông Phƣơng
Cổ Truyền chƣa nhân rộng ra các công ty tƣ nhân ở khu vực TP.HCM. Với bài đề
tài này tác giả muốn cho thấy sơ lƣợc về thực trạng dịch vụ mà Công Ty Đông
Phƣơng Cổ Truyền đang cung cấp và những nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của
khách hàng đối với chất lƣợng dịch vụ. Từ đó, để có những giải pháp phù hợp nhằm
mục đích mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất các dịch vụ.
Ý nghĩa xã hội, công ty:
Và những giải pháp đó nhằm góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối
với dịch vụ Spa Trị Liệu cho sức khỏe để có thể xây dựng một quy trình chuẩn để
áp dụng cho công ty, để tạo thƣơng hiệu, hình ảnh. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh của công ty, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng những khách hàng
tiềm năng lâu dài.
Kết quả nghiên cứu còn có thể tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng
trong việc đƣa ra những tiêu chí, chính sách trong việc cấp phép, kiểm tra hoạt động
của các cơ sở kinh doanh về lĩnh vực spa trị liệu chăm sóc sức khỏe nhằm bảo vệ

mọi mặt cho khách hàng.


6

Ngoài ra, tác giả còn hi vọng đề tài này sẽ có thể sử dụng cho các nghiên cứu
sau này, trong nhiều lĩnh vực khác nhƣ yoga, bệnh viện, thẫm mĩ viện…Mặt khác,
cùng với kết quả của đề tài này cũng có những nghiên cứu đã, đang và sẽ thực hiện,
tác giả cũng hi vọng rằng ngành spa chăm sóc sức khỏe hiện nay sẽ có những phát
triển bền vững trong tƣơng lai vì xu hƣớng hiện nay mọi ngƣời sẽ nghiêng về mặt
sức khỏe qua đó nó có sự hỗ trợ cho sự phát triển của ngành du lịch về mặt chăm
sóc sức khỏe và làm đẹp.
Tóm tắt chƣơng 1
Trong chƣơng 1 tác giả trình bày đƣợc tổng quan về đề tài nghiên cứu, cách
đặt vấn đề cho đề tài lựa chọn, xác định rõ đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu về
những đối tƣợng và phạm vi đƣợc nghiên cứu trong đề tài. Bên cạnh đó, tác giả còn
đƣa ra ý nghĩa cho nghiên cứu và ý nghĩa cho xã hội và công ty


7

CHƢƠNG 2
HỌC THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ CỦA CHẤT LƢỢNG
DỊCH VỤ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SPA TRỊ
LIỆU
2.1 Tổng quan thị trƣờng Spa và Spa Trị Liệu
2.1.1

Khái niệm Spa Trị Liệu
Thuộc bài đề tài này thì từ ngữ đƣợc nhắc đến nhiều nhất là “Spa”, “Spa Trị


Liệu”, chúng ta sẽ đƣợc hiểu nhƣ sau:
Nguyên gốc khái niệm Spa bắt nguồn từ La Mã, trong thành ngữ Latin
Sanum Per Aqua, mang một ý nghĩa rất văn chƣơng là: Sức khoẻ qua làn nƣớc.
Trong kinh nghiệm của ngƣời Việt, nƣớc luôn là tâm điểm trong cách thức giữ gìn
sức khoẻ, tuổi trẻ, sắc đẹp. Nƣớc là yếu tố cơ bản ban đầu đƣợc sử dụng trong
những cách thức làm cho con ngƣời khoẻ lại (Hà Bích Liên, 2007). Theo (Puczko &
Bachvarov, Spafinder, 2006) “spa” có nguồn gốc từ cụm từ tiếng Latin, có nghĩa là
“khỏe mạnh thông qua nƣớc”. Thuật ngữ “Spa” còn đƣợc cho rằng băt nguồn từ
suối nƣớc khoáng đƣợc tìm thấy ở một thị trấn gần Bỉ vào thế kỉ 14 (Croutier,1992).
Hiệp hội Spa Quốc Tế (ISPA) vào những năm 1990 có đƣa ra một định nghĩa về
“Spa” và đƣợc mọi ngƣời sử dụng đến ngày nay là: “Spa là nơi co việc tăng cƣờng
hạnh phúc tổng thể thông qua một loạt các dịch vụ chuyên nghiệp khuyến khích sự
đổi mới của tâm trí, cơ thể và tinh thần mọi ngƣời” (ISPA, 2007). Cho thấy rằng
dựa vào kinh nghiệm của ngƣời Việt Nam, nƣớc là một thành phần chính trong
cách thức bảo vệ sức khỏe, tuổi trẻ và sắc đẹp, nƣớc là một yếu tố cơ bản sử dụng
đầu tiên trong cách thức làm cho con ngƣời chúng ta khỏe lại (Hà Bích Liên & cộng
sự, 2007). Và Spa là “doanh nghiệp cung cấp phƣơng pháp điều trị dựa trên nƣớc
đƣợc thực hiện bởi nhân viên có trình độ trong môi trƣờng chuyên nghiệp, thƣ giãn
và chữa bệnh” (ISPA, 2007), nó đƣợc dành để cải thiện hạnh phúc tổng thể của các
cá nhân thông qua một loạt các dịch vụ cá nhân khuyến khích đổi mới tâm trí, cơ
thể và tinh thần (ISPA, 2007). Điều quan trọng là một spa có thể đáp ứng đƣợc lai.
Nên việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ spa rất là quan trọng, làm tăng cƣờng sự đạt


8

những vấn đề của khách hàng để đạt đƣợc những cảm xúc tích cực, vì điều này sẽ
khuyến khích khách hàng tìm kiếm những trải nghiệm tích cực tƣơng tự trong tƣơng
lai. Nên việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ spa rất là quan trọng, làm tăng cƣờng sự

đạt đƣợc những cảm xúc tích cực của khách hàng sử dụng dịch vụ spa. Quy trình
dịch vụ đƣợc thiết kế tốt, đƣợc chuẩn hóa và đào tạo giúp nâng cao các dịch vụ spa,
tạo cảm xúc tích cực và cuối cùng tạo trải nghiệm spa tốt hơn cho khách hàng.
“Spa trị liệu” là dạng “Spa” hội tụ tƣơng đối đầy đủ những liệu pháp trị liệu
của nền y học cổ truyền để mang đến cho khách hàng khả năng hồi phục tốt nhất
bao gồm những liệu pháp sau: liệu pháp dùng thuốc, châm cứu, vật lý trị liệu,
massage, day ấn huyệt, tập khí công và thực dƣỡng (phan, 2018). Điểm đặc biệt của
spa trị liệu là đẩy mạnh những liệu pháp không dùng thuốc để khách hàng bớt đi
tâm lý tiêu cực khi cơ thể mệt mỏi, đồng thời nâng cao khả năng tự hồi phục tích
cực của khách hàng lên, sự thỏa mãn của khách hàng (phan, 2018). Sự kết hợp yếu
tố spa vào trị liệu vừa nhấn mạnh mục tiêu sức khỏe, vừa đề cao các liệu pháp
không dùng thuốc. Đồng thời yếu tố spa sẽ giúp mô hình trị liệu theo trƣờng phái
của nền YHCT nhƣng mang tính quốc tế cao, sẵn sàng để tiếp nhận đối tƣợng trị
liệu là ngƣời nƣớc ngoài.
2.1.2 Phân loại các loại hình Spa
Ngày xƣa, spa đƣợc coi là nhu cầu giải trí của các đối tƣợng vƣơng gia, quý
tộc. Nhƣng ngày nay nó đã trở thành xu hƣớng, thành nhu cầu thiết yếu và có thể
nói nó dần trở thành thói quen của mọi ngƣời. Spa không còn xa lạ, đƣợc nhiều
ngƣời tìm, rỉ tai nhau đến đơn thuần để thƣ giãn, cân bằng sức khỏe, chăm sóc sức
khỏe và đƣơng nhiên có cả việc tu bổ lại nhan sắc với nhiều dịch vụ, giá cả hợp theo
túi tiền của mỗi ngƣời.
Theo (ISPA) tổ chức hiệp hội Spa quốc tế: trên thế giới hiện nay Spa đƣợc
chia làm 6 loại, gồm: “day/club/salon spas (spa trong ngày), destination spa and
health resorts (spa điểm đến), hotel/resort spa (spa ở khách sạn), medical spa (spa y
tế), mineral spring spa (spa suối khoáng) và một số loại spa khác.


9

Hiện nay, công ty Đông Phƣơng Cổ Truyền là một công ty kinh doanh về

lĩnh vực y học cổ truyền cùng với nền tảng YHCT và phục hồi sức khỏe bằng các
kỹ thuật trị liệu, thì công ty đã sử dụng những kỹ thuật truyền thống của nền y học
để cho ra đời những dịch vụ chăm sóc sức khỏe ứng dụng vào spa để có thể phục vụ
cho những khách hàng những lúc mệt mỏi về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Theo
(ISPA) tổ chức hiệp hội Spa quốc tế thì spa hiện nay chia ra rất nhiều loại, tuy
nhiên công ty Đông Phƣơng Cổ Truyền thuộc loại hình medical spa (spa y tế) hay
còn gọi là spa trị liệu chăm sóc sức khỏe. Dƣới đây là bảng phân loại các loại hình
spa:
Bảng 2.1: Phân loại các loại hình Spa
LOẠI HÌNH

ĐẶC ĐIỂM

KHÁI NIỆM

Day/club/salon - Phục vụ với nhiều gói dịch vụ khác - Loại hình này phổ
spas

(spa nhau về vấn đề làm đẹp, chăm sóc sức biến nhất.

trong ngày)

khỏe và đƣợc thực hiện bởi nhân viên - Giá cả tƣơng đối rẻ
chuyên nghiệp.

hơn

- Loại hình này có thêm club spa và - Khách hàng cũng đa
salon spa là một hình thức khác để dạng
phục vụ thêm nhu cầu cho mọi ngƣời - Làm dịch vụ trong 1

về làm đẹp…

ngày

Estination spa

- Đây là một loại hình Spa mang nhiều - Giới hạn về đổ tuổi,

and health

trải nghiệm mới mẻ cho ngƣời sử dụng đa số thiết kế phục vụ

resorts (spa

các gói dịch vụ, chƣơng trình của Spa cho khách hàng cá

điểm đến)

(chăm sóc sức khỏe, thƣ giãn, cách nhân
làm đẹp……)

- Thời gian kéo dài
dịch vụ thƣờng thì 2-3
đêm


10

Hotel/resort


- Những Spa thuộc của khách sạn hay - Thƣờng thì chi phí

spa (spa ở

những khu nghỉ dƣỡng nhằm phục vụ của các loại này thƣờng

khách sạn)

các khách hàng tại chỗ, lƣu trú tại khá cao. Kèm theo các
khách hàng

dịch vụ cộng thêm nhƣ:
hồ bơi, golf, phòng
tập….

Medical spa

- Loại hình Spa này là một sự kết hợp - Loại hình này đang

(spa trị liệu/y

giữa spa với các phƣơng pháp truyền đƣợc chú trọng đầu tƣ

tế)

thống của YHCT với sự kết hợp với và chi phí tƣơng đối
phòng khám y tế nhằm để phục vụ cho cao
khách hàng những lúc mệt mỏi về vấn - Thời gian của loại này
đề chăm sóc sức khỏe.


là toàn thời gian và

- Đây là một loại hình spa mà đƣợc đƣợc giám sát bởi y tế
công ty Đông Phƣơng cổ truyền kết
hợp giữa YHCT truyền thống với spa
để cho ra những kỹ thuật đặc sắc để
chăm sóc sức khỏe phục vụ cho khách
hàng.
Mineral

- Là sự kết hợp giữa hai loại Spa trong - Loại này xuất hiện

spring spa

ngày và Spa điểm đến

đầu tiên trong lịch sử

(spa suối

Spa

khoáng)

- Thƣờng thấy ở những
nơi



suối


nƣớc

khoáng hoặc nƣớc nóng
Các loại hình - Tất cả các loại hình của Spa khác
Spa khác

không này ở trong tiêu chí ở trên
(Nguồn: Tác giả tự tồng hợp, 2019)


11

2.1.3

Tổng quan thị trƣờng Spa Trị Liệu ở trên thế giới và tại Việt Nam
Việt Nam có đang là nƣớc có tiềm năng về du lịch và trong khu vực Châu Á

Thái Bình Dƣơng nên có một lợi thế rất mạnh về ngành Spa. Hiện nay, đƣợc đánh
giá có tốc độ phát triển Spa về chăm sóc sức khỏe, làm đẹp khá mạnh trên thế giới
với con số 38,819 cơ sở spa vào thời điểm năm 2015 (Global Wellness Institute,
2018). Số lƣợng các cơ sở Spa về chăm sóc về trị liệu sức khỏe đƣợc mở rộng và
nâng lên khá nhiều kèm theo về mặt chất lƣợng và số lƣợng. Hầu hết các cơ sở kinh
doanh về mô hình dịch vụ Spa chăm sóc sức khỏe đều thuộc chủ yếu ở các khu vực
thành phố lớn có nhiều dân cƣ và một số tỉnh lớn. Nhƣng theo báo cáo trong
(Global Wellness Institute, 2018) nếu chúng ta so sánh với một số nƣớc có thế
mạnh phát triển và đón đầu thì Việt Nam vẫn chƣa đƣợc trong top 10 vì còn nhiều
vấn đề về mạnh đầu tƣ, còn mang tính tự phát hộ gia đình, chất lƣợng dịch vụ
không đƣợc cao, việc thu hút cho nƣớc ngoài đầu tƣ vào tại Việt Nam còn kém…
Bảng 2.2: Top 10 thị trƣờng Spa khu vực Châu Á năm 2015


Quốc gia

Số lƣợng Spa

Lợi nhuận

Số lƣợng nhân

(triệu USD)

viên

Trung Quốc

12,595

$7,094.3

288,368

Nhật Bản

7,069

$5,079.8

115,515

Hàn Quốc


2,966

$1,482.7

38,971

Ấn Độ

4,734

$1,461.8

55,862

Thái Lan

2,304

$1,007.0

70,897

Indonesia

2,070

$922.9

60,682


Úc

1,162

$791.5

12,208

Hồng Kông

739

$677.0

12,431

Đài Loan

886

$499.7

11,789

Singapore

740

$452.4


8,287


12

(Nguồn: Global Wellness Institute, 2018)
Tuy ở Việt Nam thu hút đầu tƣ về ngành spa chăm sóc sức khỏe còn kém
hơn so với thị trƣờng của nƣớc bạn. Nhƣng hầu nhƣ, hiện nay mọi ngƣời đều chú
trọng đến vấn đề sức khỏe và đi đôi với sắc đẹp nên đây sẽ là một ngành dịch vụ
hứa hẹn mang lại doanh thu cao trong thế kỷ 21 và sẽ phát triển rất nở rộ và sôi
động.
Theo một thống kê tại Mỹ, số lƣợng spa tại nƣớc này lên đến 9.600 đơn vị
với 862.700 nhân viên (số liệu của ISPA 2002 Spa Industry Study, Pricewaterhouse
Coopers) và tổng doanh thu đạt 10,7 tỉ USD trong năm 2001. Còn tại Canada, số
lƣợng 1.300 spa mang về 610 triệu USD doanh thu. Tại các khách sạn có cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, ngƣời ta nhận thấy tỷ lệ lao động gắn trực tiếp với lĩnh
vực này có thể chiếm đến 20% nhân sự của khách sạn (Quang Thái, 2005). Một tin
rất đáng mừng là ngành dịch vụ này dƣờng nhƣ không chịu tác động bởi cuộc
khủng hoảng kinh tế của thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Spa Quốc
tế, có hơn 160 triệu lƣợt ngƣời ghé thăm các spa tại Mỹ trong năm 2008, tăng gần
16% so với năm trƣớc đó; doanh thu của ngành này vì thế cũng tăng 18% , đạt tới
12,8 tỉ USD, và số spa mới tăng 19% lên 21.300 cơ sở. Báo cáo về tình hình của cải
thế giới từ Merrill Lynch/Capgemini đƣợc công bố tháng trƣớc cho thấy trong lúc
40% số ngƣời có tài sản trên 1 triệu USD cắt giảm tiền mua đồ dùng xa hoa và du
lịch cao cấp, hơn 50% lại đang chi nhiều hơn cho việc chăm sóc sức khoẻ nhƣ các
chuyến thăm spa (Hải Ninh, 2009).
2.1.4 Tổng quan thị trƣờng Spa Trị Liệu TP.HCM
Tại khu vực TP.HCM hiện có không dƣới 400 điểm spa về làm đẹp và chăm
sóc trị liệu vấn đề về sức khỏe từ bình dân đến cao cấp, thuộc chủ yếu ở các khách

sạn cao cấp 4-5 sao với đủ trƣờng phái nhƣ Thái, Zen (Nhật), Bali (Indonesia), Hàn
Quốc, Ấn Độ, v.v. Đối tƣợng đến spa chủ yếu là nữ du khách, doanh nhân, văn
nghệ sĩ và những ngƣời có thu nhập cao. Trong khi các nƣớc trên Thế giới đều có
Hiệp hội spa, và tham gia vào Hiệp hội Spa Thế giới để xem xét lại tình hình về
ngành spa, chất lƣợng dịch vụ và định hƣớng kinh doanh trong những năm tới, thì


13

tại Việt Nam vấn đề này vẫn còn bỏ ngõ. Hiện nay, không có bất cứ hiệp hội hoặc
cơ quan nào đứng ra kiểm định chất lƣợng của các spa tại Việt Nam. Việc cấp giấy
phép cho kinh doanh về dịch vụ spa về mảng làm đẹp hiện nay đƣợc thực hiện rất
dễ dàng, thậm chí có những tiệm uốn, cắt tóc cũng trƣng biển spa để cho sang trọng,
phù hợp với trào lƣu (Nguyễn Sa, 2006). Theo một cuộc khảo sát mới đƣợc thực
hiện, số lƣợng spa có chất lƣợng tạm gọi là tốt và dịch vụ hoàn hảo hiện không
nhiều. Trong khi đó, số lƣợng về spa có chất lƣợng và các gói dịch vụ nhàng nhàng
và một số sản phẩm không rõ nguồn gốc lại nhan nhản (Quỳnh Châu, 2009). Sắp tới
TP.HCM đang phát triển và mở rộng những cơ sở về Spa Trị Liệu, đây là mô hình
đáp ứng tốt yêu cầu chăm sóc trị liệu sức khỏe, phục hồi chức năng cho mọi ngƣời.
Nhƣng việc cung cấp giấy phép chức năng về trị liệu sức khỏe còn gặp nhiều khó
khăn. Nên các cơ sở kinh doanh về mảng spa trị liệu chăm sóc sức khỏe cũng gặp
không ít khó khăn. Bên cạnh đó,mảng spa trị liệu chăm sóc sức khỏe còn mang đặc
tính quốc tế một yếu tố quan trọng trong thời đại hội nhập nhất là đối với ngành du
lịch. Thông thƣờng mô hình spa ngoài việc chăm sóc sức khỏe còn cung cấp các
dịch vụ thẩm mĩ. Có một số cơ sở chỉ làm về dịch vụ thẩm mĩ không cung cấp dịch
vụ sức khỏe do đó để tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe ngắn hạn cho mọi đối
tƣợng, mô hình này sẽ đem lại các lợi ích lớn trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngắn
hạn nhƣ sau: Chăm sóc tốt cho du khách về sức khỏe trong thời gian du lịch và lƣu
trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện đƣợc bản sắc Việt để quảng bá du lịch Việt
và các kỹ thuật về YHCT Việt Nam trong spa trị liệu cụ thể là kỹ thuật chăm sóc

sức khỏe ngắn hạn bằng phƣơng pháp YHCT, hình thành đƣợc chuẩn kỹ thuật
chung theo tiêu chuẩn của Việt Nam trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dễ dàng đào
tạo và cung ứng nhân lực cho các cơ sở về dịch vụ này ngắn hạn theo chuẩn kỹ
thuật YHCT Việt Nam, trên mô hình Spa trị liệu, việc mở rộng và phát triển loại
hình chăm sóc cho vấn đề về sức khỏe ngắn hạn trở nên dễ dàng.


×