Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) để đo lường hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần hàng không vietjet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN THU HƯƠNG

VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED
SCORECARD) ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN THU HƯƠNG

VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED
SCORECARD) ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN (HƯỚNG ỨNG DỤNG)
MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG CẨM TRANG


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Vận dụng Thẻ điểm cân bằng (Balanced
Scorecard) để đo lường hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Hàng Không Vietjet ”
là công trình nghiên cứu của tôi. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình
thức nào
Tác giả

Đoàn Thu Hương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
TÓM TẮT
ABSTRACT
Contents
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Lý do lựa chọn vấn đề cần giải quyết ............................................................1

1.

2.


1.1

Mục tiêu chung ...........................................................................................3

1.2

Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................3

1.3

Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3

1.4

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................4
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4

3. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu ...................................5
4. Kết cấu của luận văn ............................................................................................5
CHƯƠNG 1. PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ....................................6


1.1

Tổng quan về Công ty Cổ phần Hàng Không Vietjet ...................................6

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty ........................................................................6
1.1.2


Quá trình hình thành và phát triển ..........................................................7

1.1.3

Hoạt động kinh doanh của công ty .........................................................8

1.2

Bối cảnh của ngành và doanh nghiệp ..........................................................12

1.2.1 Bối cảnh toàn ngành: ...................................................................................12
1.2.1.1 Tổng quan kinh tế và thị trường hàng không của Việt Nam .....................12
1.2.1.2 Triển vọng phát triển ngành ................................................................14
1.2.2

Bối cảnh của doanh nghiệp ...................................................................16

1.2.2.1 Tình tình Thương mại .........................................................................16
1.2.2.2 Sự gia tăng của tài sản vô hình tại Vietjet ..........................................17
1.2.2.3 Thách thức khi triển khai chiến lược tăng trưởng tại Vietjet ..............19
1.3

Lý do vấn đề chưa được giải quyết tại đơn vị .............................................21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................24
2.1

Giới thiệu về Thẻ điểm cân bằng.................................................................24


2.2

Tổng quan nghiên cứu trên thế giới .............................................................28

2.3

Tổng quan nghiên cứu trong nước...............................................................40

2.4.

Nhận xét về các nghiên cứu trước ..................................................................43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................44
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN
NGUYÊN NHÂN -KẾT QUẢ ................................................................................45


3.1

Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết ..............................................................45

3.1.1

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng ...............................................45

3.1.2

Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................45

3.2


Dự đoán nguyên nhân – Tác động ...............................................................54

3.2.1

Dự đoán nguyên nhân ...........................................................................55

3.2.2

Tác động của vấn đề đến doanh nghiệp ................................................59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................63
CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN .................................................64
4.1

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng ......................................................64

4.2

Phân tích kết quả nghiên cứu .......................................................................64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................71
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG .72
5.1

Sự cần thiết của BSC đối với doanh nghiệp ................................................72

5.2

Khảo sát điều kiện áp dụng BSC tại doanh nghiệp .....................................74


5.3

Xây dựng lộ trình thực hiện ........................................................................75

5.4

Tiêu chuẩn lựa chọn thước đo .....................................................................78

5.5

Số lượng thước đo trên BSC.......................................................................79

5.6

Khảo sát các mục tiêu cụ thể trên 4 phương diện của Vietjet. ....................80

5.7

Xây dựng bản đồ chiến lược cho Vietjet .....................................................83

5.8

Khảo sát các thang đo, chỉ tiêu và kế hoạch hành động của Vietjet ...........85

5.9

Xây dựng thẻ điểm cân bằng cho Vietjet ....................................................87

5.10 Nhận xét về những kế hoạch hành động của Vietjet đối với BSC ..............95



KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BSC

: Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng)

CP

: Cổ phần

DN

: Doanh nghiệp

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HK

: Hàng không

HVHK


: Học viện Hàng không

IATA

: International Air Transport Association (Hiệp hội Vận tải Hàng
không Quốc tế)

ICAO

: International Civil Aviation Organization (Tổ chức Hàng không
Dân dụng Quốc tế)

IOSA

: IATA Operational Safety Audit (Chứng nhận an toàn vận hành
IATA)

KTQT

: Kế toán quản trị

LCC

: Low-cost Carrier (Mô hình hàng không chi phí)

LNST

: Lợi nhuận sau thuế

SAP


: Công ty tư vấn S-A-P (The S-A-P Group)

SLB

: Sales and Lease back (Chuyển giao sở hữu và thuê lại)

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TSVH

: Tài sản vô hình

Vietjet

: Công ty Cổ phần Hàng Không Vietjet


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân tích điểm mạnh và yếu của Vietjet ....................................................7
Bảng 1.2: Thông tin tài chính cơ bản của Vietjet năm 2015-2018 ...........................10
Bảng 1.3: Kết quả tài chính năm 2017 và 2018 của Vietjet ....................................11
Bảng 1.4: Chỉ tiêu kế hoạch 2019 của Vietjet..........................................................12
Bảng 1.5: Thời gian đi lại theo hình thức vận chuyển .............................................15
Bảng 1.6: Giá vé trung bình của các phương tiện vận chuyển ................................15
Bảng 1.7: Tỷ trọng (%) vé bán ra theo kênh phân phối ...........................................17
Bảng 2.1: Phân biệt hệ thống đo lường truyền thống và phí truyền thống ...............32
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Phương diện Tài chính ...........45

Bảng 3.2: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của báo cáo nội bộ ........................46
Bảng 3.3: Yếu tố bên ngoài DN ảnh hưởng đến hệ thống đo lường hiệu quả. ........55
Bảng 3.4: Yếu tố bên trong DN ảnh hưởng đến hệ thống đo lường hiệu quả .........55
Bảng 3.5: Yếu tố về giai đoạn thực hiện ảnh hưởng đến hệ thống đo lường...........57
Bảng 3.6: So sánh đánh giá yếu tố tài chính và phi tài chính ..................................60
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hệ thống đo
lường hiệu quả hoạt động tại công ty Vietjet ............................................................65
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát giai đoạn thực hiện ảnh hưởng đến hệ thống đo lường hiệu
quả hoạt động của công ty Vietjet .............................................................................66
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát nhận định của các cấp quản lý về khó khăn khi triển khai
KPI tại Vietjet ...........................................................................................................66
Bảng 5.1: Kết quả khảo sát điều kiện có thể thực hiện BSC tại Vietjet ..................75
Bảng 5.2: Tóm tắt các nghiên cứu trên thế giới về thang đo của ngành hàng không khi
áp dụng thẻ điểm cân bằng BSC ...............................................................................79
Bảng 5.3: Tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi và mục tiêu chung của Vietjet ...........81
Bảng 5.5: Mục tiêu cụ thể của Vietjet khi triển khai chiến lược ..............................82
Bảng 5.6: THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG CỦA VIETJET ..............................................88


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy hoạt động của công ty .........................................................8
Hình 1.2: Biểu đồ các chuyến bay nội địa và quốc tế của Vietjet 2016-2018 ...........9
Hình 2.1: Mô hình thẻ điểm cân bằng - BSC ............................................................25
Hình 2.2: Mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh của BSC .................................27
Hình 2.3: Bản đồ chiến lược mô tả cách thức công ty tạo ra giá trị cho cổ đông .....28
Hình 3.1: Sơ đồ về nhân tố tác động đến hệ thống đo lường hiệu quả ....................58
Hình 3.2: Sơ đồ Tác động của việc không đánh giá được các chỉ số phi tài chính .61
Hình 4.1: Sơ đồ nguyên nhân tác động của vấn đề tại Vietjet ..................................69
Hình 5.1: Bản đồ chiến lược của Vietjet ...................................................................84



DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục số 1: Bảng cân đối kế toán của công ty CP HK Vietjet năm 2017-2018
Phụ lục số 2: Báo cáo KQHĐ kinh doanh của Công ty CP HK Vietjet năm 2017- 2018
Phụ lục số 3: Danh sách HĐQT, Ban điều hành và các cấp quản lý được phỏng vấn và
gửi câu hỏi kháo sát của công ty CP HK Vietjet
Phụ lục số 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc về thực trạng đo lường hiệu quả hoạt
động tại Công ty CP HK Vietjet
Phụ lục số 5: Phiếu khảo sát đối với các nhà quản trị về nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống
đo lường hiệu quả hoạt động của Công ty CP HK Vietjet
Phụ lục số 6: Phiếu khảo sát nhận định của các cấp quản lý về những khó khăn khi triển
khai KPIs
Phụ lục số 7: Phiếu khảo sát điều kiện có thể thực hiện BSC tại Vietjet
Phụ lục số 8: Bảng khảo sát tiêu chuẩn mà khách hàng mục tiêu mong muốn từ hãng
hàng không Vietjet
Phụ lục số 9: Bảng khảo sát yếu tố mang lại sự hài lòng cho khách hàng đối với dịch vụ
của hàng hàng không Vietjet
Phụ lục số 10: Phiếu khảo sát mục tiêu của từng phương diện trên BSC
Phụ lục số 11: Phiếu khảo sát mục tiêu, thang đo, chỉ tiêu và hành động của phương diện
Tài chính trên BSC
Phụ lục số 12: Phiếu khảo sát mục tiêu, thang đo, chỉ tiêu và hành động của phương diện
Khách hàng trên BSC


Phụ lục số 13: Phiếu khảo sát mục tiêu, thang đo, chỉ tiêu và hành động của phương diện
Qui trình nội bộ trên BSC
Phụ lục số 14: Phiếu khảo sát mục tiêu, thang đo, chỉ tiêu và hành động của phương diện
Học hỏi và phát triển trên BSC
Phụ lục số 15: Phiếu khảo sát sự hài lòng của nhân viên
Phụ lục số 16: Kết quả khảo sát sự hài lòng của nhân viên

Phụ lục số 17: Kết quả khảo sát mục tiêu cụ thể của từng phương diện trên thẻ điểm cân
bằng của Vietjet
Phụ lục số 18: Danh sách cá nhân được phỏng vấn trực tiếp


TÓM TẮT
Công ty Cổ phần Hàng Không Vietjet là hãng hàng không tư nhân hiện đang dẫn đầu tại
thị trường nội địa. Để duy trì vị thế của mình cũng như tiếp tục mở rộng thị phần quốc
tế, Vietjet phải có chiến lược kinh doanh và đánh giá hiệu quả hoạt động trên cả phương
diện tài chính và phi tài chính. Hiện nay, thông tin kế toán quản trị chưa đánh giá được
giá trị của tài sản vô hình đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Báo cáo KTQT mới
chỉ dừng lại ở phân tích kết quả tài chính đơn thuần dựa trên báo cáo tài chính định kỳ.
Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động chưa kết nối các chỉ số KPI của các bộ phận để
có bức tranh tổng quan chân thực và đầy đủ nhất về hiệu quả hoạt động và quản lý chiến
lược. Bằng phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong kế toán thông qua tìm hiểu các
nghiên cứu trên thế giới kết hợp khảo sát và phỏng vấn trực tiếp tại đơn vị, tác giả đã tìm
hiểu nguyên nhân ảnh hưởng tới hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động của Vietjet cũng
như đưa ra tác động của vấn đề. Từ đó, tác giả đề xuất Vietjet nên vận dụng thẻ điểm
cân bằng (Balanced Scorecard) để đánh giá hiệu quả hoạt động tại công ty. Mục tiêu
của nghiên cứu là xây dựng kế hoạch thực hiện thẻ điểm cân bằng tại công ty Vietjet,
xây dựng mục tiêu, thang đo, chỉ tiêu và hành động cụ thể trên bốn phương diện của thẻ
điểm cân bằng dựa trên chiến lược mà Vietjet đã đưa ra.


ABSTRACT
Vietjet Aviation Joint Stock Company is a private airline currently leading in the
domestic market. In order to maintain its position as well as continue to expand its
international flight market share, Vietjet must have a business strategy and performance
evaluation in both financial and non-financial aspects. Currently, management
accounting information has not assessed the increase of intangible fixed assets for the

company's performance. Management accounting report is only analyzing financial
results purely based on periodic financial statements. The operational efficiency
measurement system has not connected KPI indicators of the departments to have the
most complete and realistic overview of operational efficiency and strategic
management. By applying research methods in accounting through understanding the
researches in the world and combining surveys and direct interview, the author has found
the cause affecting Vietjet's performance measurement system as well as the impact of
the problem. Since then, the author proposed Vietjet to use the Balanced Scorecard to
evaluate performance at the company. The goal of the study is to develop a plan to
implement a balanced scorecard at Vietjet, build specific goals, scales, targets and
actions on four aspects of the balanced scorecard based on stragegy of company.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn vấn đề cần giải quyết
Sau 8 năm kể từ khi thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên, Công ty CP Hàng Không
Vietjet (Vietjet) đã vươn lên trở thành hãng hàng không có thị phần nội địa lớn nhất tại
Việt Nam. Nhiều hãng bay cùng tung ra các chiêu thức khuyến mãi, giảm giá khiến cho
thị trường ngành hàng không ngày càng có thêm nhiều cạnh tranh khốc liệt. Khi thị
trường du lịch phát triển, các chính sách hàng không mở cửa cùng với sự gia tăng của
hãng mới tham gia thị trường nội địa như Bamboo Airlines cũng như các hãng hàng
không quốc tế mở rộng mạng bay đến Việt Nam, Vietjet nhận thức rõ ràng các rủi ro
cạnh tranh và tập trung xây dựng chiến lược riêng của mình. Năm 2018 là năm thị trường
hàng không Việt Nam phát triển mạnh mẽ, sôi động. Theo báo cáo ngày 11/12/2018 của
Cục hàng không Việt Nam –CAA, đến cuối năm 2018 có tổng cộng 68 hãng hàng không
quốc tế và 4 hãng hàng không nội địa hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tăng trưởng
hàng không tăng 15% so với năm 2017. Sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng không
Việt Nam, đặc biệt là hàng không giá rẻ đã tạo cơ hội cho những người có thu nhập thấp

cũng có điều kiện tiếp cận với dịch vụ hàng không. Do môi trường cạnh tranh cao như
vậy, hầu hết các hãng hàng không hoạt động đều cảm thấy bị áp lực phải nhanh chóng
đáp ứng nhu cầu để tồn tại. Do đó, quản lý hiệu quả hoạt động đã trở thành một vấn đề
quan trọng đối với các doanh nghiệp hàng không (Francis, Humphreys, & Ison, 2004).
Để đánh giá sự thành công, các doanh nghiệp không chỉ hài lòng bởi kết quả tốt về chi
phí-doanh thu, mà còn cố gắng để hiển thị kết quả tốt trên các tiêu chí phi tài chính khác,
chẳng hạn như chất lượng, tính linh hoạt, tạo ra giá trị và sự hài lòng của khách hàng.
Do đó, các phép đo thành quả hoạt động chỉ dựa trên các tiêu chí tài chính là không đủ
để đánh giá hiệu quả kinh doanh và không đủ trong các yếu tố đo lường quan trọng đối
với một doanh nghiệp (Neely, 1999). Việc đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của
Vietjet thông qua kế toán quản trị là rất quan trọng và cần thiết đối với Vietjet hiện nay.


2

Kế toán quản trị góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua giám sát và kiểm
soát chi phí. Từ góc độ chiến lược và tài chính, KTQT cung cấp mối liên kết giữa ngân
sách và kế hoạch chiến lược để đảm bảo rằng các nguồn tài chính có liên quan và định
hướng đến việc đạt được các mục tiêu cuối cùng của tổ chức (Ward, 2012).
Hiện nay, mức độ gia tăng tài sản vô hình tại Vietjet được đánh giá ngày càng cao. Nguồn
lực con người là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của Vietjet. Tính đến cuối năm
2018, Vietjet đã có 3.850 nhân viên đến từ hơn 30 quốc gia. Các tài sản vô hình khác
như thương hiệu, giấy phép bay, quyền cất hạ cánh tại các quốc gia, thỏa thuận khu vực,
hợp đồng với các hãng hàng không…chưa được xem xét và đánh giá trong các báo cáo
kế toán quản trị. Thông tin của kế toán quản trị chưa đánh giá được giá trị của tài sản vô
hình đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Báo cáo KTQT mới chỉ dừng lại ở phân
tích kết quả tài chính đơn thuần dựa trên báo cáo tài chính định kỳ. Hệ thống đo lường
chưa kết nối các chỉ số KPI của các bộ phận để có bức tranh tổng quan chân thực và đầy
đủ nhất về hiệu quả hoạt động và quản lý chiến lược của Vietjet. Từ góc độ này có thể
thấy báo cáo KTQT chưa thực sự giúp ban lãnh đạo Vietjet đánh giá và kiểm soát dữ

liệu trong và ngoài doanh nghiệp. Nguyên nhân của vấn đề này là do Vietjet có hệ thống
đo lường còn chưa được cải tiến. Hệ thống đo lường hiện tại không còn phù hợp trong
bối cảnh doanh nghiệp phát triển ngày càng nhanh. Những hạn chế của thước đo tài chính
truyền thống, sự gia tăng của tài sản vô hình tại Vietjet dẫn đến không đo lường được
mức độ thực thi chiến lược và việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thiếu
tính chính xác.
Vietjet hiện nay cần một hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động có thể cân bằng chỉ số
tài chính và phi tài chính. Hệ thống này có thể xác định hiệu quả trong tương lại và hỗ
trợ cho việc thực thi chiến lược. Trong số tất cả các đề xuất cải tiến hệ thống đo lường
hiệu quả hoạt động của các công ty, hệ thống kế toán quản trị dựa trên Thẻ điểm cân
bằng (Balanced Scorecard) đã trở thành ứng dụng được áp dụng rộng rãi nhất trên toàn
thế giới. BSC là một hệ thống đo lường giúp chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức


3

thành những mục tiêu cụ thể được thực hiện thông qua các phép đo và những chỉ tiêu rõ
ràng. Những phép đo của BSC thể hiện sự cân bằng trên bốn phương diện là phương
diện Tài chính, phương diện Khách hàng, phương diện Qui trình nội bộ, phương diện
Học hỏi và Phát triển. Các phép đo được lựa chọn sử dụng cho thẻ điểm là công cụ dành
cho người lãnh đạo sử dụng để truyền đạt tới người lao động và các bên liên quan những
định hướng về kết quả và hiệu quả hoạt động mà qua đó tổ chức sẽ đạt được những mục
tiêu chiến lược. Về cơ bản BSC được coi là công cụ của ba hệ thống: Hệ thống đo lường,
hệ thống quản lý chiến lược và công cụ trao đổi thông tin.
R. Kaplan và D. Norton cho rằng “Đo lường như thế nào thì nhận được như thế” và “Hệ
thống đo lường hiệu quả có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của các nhà quản trị và
người lao động (Kaplan & Norton, 1992). Hai ông cũng chỉ ra hạn chế của hệ thống đo
lường và đánh giá hiệu quả chỉ dựa trên các thước đo với các số liệu tài chính có thể dẫn
đến những quyết định sai lầm.
Vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Vận dụng thẻ điểm cân bằng để đo

lường hiệu quả hoạt động tại công ty Cổ phần Hàng Không Vietjet”.
1.1

Mục tiêu chung
Xây dựng và áp dụng hệ thống thẻ cân bằng điểm để đánh giá hiệu quả hoạt động
tại công ty Cổ phần Hàng Không Vietjet.

1.2

Mục tiêu cụ thể
-

Xây dựng kế hoạch thực hiện Thẻ điểm cân bằng tại công ty từ năm 2019.

-

Xây dựng mục tiêu, thang đo, chỉ tiêu và hành động cụ thể của Thẻ điểm cân
bằng cấp công ty dựa trên chiến lược đã đưa ra.

1.3

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc vận dụng thẻ điểm cân bằng để đo
lường hiệu quả hoạt động tại công ty Cổ phần Hàng Không Vietjet.


4

1.4


Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian, nghiên cứu này giới hạn ở việc xây dựng mục tiêu,
bản đồ chiến lược và các thang đo, chỉ tiêu và kế hoạch hành động ở cấp công ty,
nghiên cứu chưa đi sâu vào cấp độ phòng ban và các đơn vị thành viên.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp của
công ty CP Hàng Không Vietjet
Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua các bảng khảo sát và phỏng vấn trực tiếp.
Dữ liệu thứ cấp bao gồm:
✓ Chiến lược và định hướng kinh doanh của Vietjet từ năm 2018.
✓ Các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên năm 2017, 2018
✓ Các báo cáo đánh giá và quản trị nội bộ từ năm 2016, 2017,2018
✓ Một số khảo sát đã thực hiện của công ty về sự hài lòng của khách
hàng năm 2018

2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong
kế toán. Trước tiên, tác giả sẽ phân tích lý thuyết về các nghiên cứu trên thế giới
và trong nước liên quan đến vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp. Tác giả phân
tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tại công ty Vietjet đồng thời khảo sát và phỏng
vấn HĐQT, ban điều hành cùng các cấp quản lý tại Công ty CP HK Vietjet.
Qui trình thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thu thập dữ liệu dựa trên dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để nhận ra vấn đề
trung tâm từ các triệu chứng có thể quan sát được cũng như kết hợp phỏng vấn
sâu. Từ những dữ liệu đã có kết hợp khảo sát lý thuyết, chứng minh vấn đề của
công ty thực sự tồn tại.
Bước 2: Dự đoán nguyên nhân và tác động của vấn đề nếu không được giải quyết.
Bước 3: Khảo sát lý thuyết để liệt kê các nguyên nhân có thể dẫn đến vấn đề trọng


5


tâm của doanh nghiệp.
Bước 4: Kiểm định nguyên nhân thực sự của vấn đề dựa vào kết quả nghiên cứu
khảo sát và phỏng vấn tại công ty cũng như phân tích dữ liệu của doanh nghiệp.
Bước 5: Đề xuất xây dựng thiết kế giải pháp cho công ty dựa trên điều kiện thực
tế có thể áp dụng được. Giải pháp được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu từ lý
thuyết kết hợp phỏng vấn và khảo sát điều kiện thực tế có thể áp dụng tại đơn vị.
3. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu
Xây dựng bản đồ chiến lược cho công ty.
Xây dựng được các mục tiêu, thang đo, chỉ tiêu và kế hoạch hành động của bốn
phương diện: Tài chính, Khách hàng, Qui trình nội bộ, Học Hỏi và Phát triển
trong thẻ điểm cân bằng ở cấp công ty.
Công ty có thể áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng đánh giá hiệu quả hoạt động
từ năm 2019.
4. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm Phần Mở đầu, Kết Luận và 5 chương.
Chương 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết và dự đoán nguyên nhân-kết quả
Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân
Chương 5: Đề xuất giải pháp xây dựng Thẻ điểm cân bằng


6

CHƯƠNG 1. PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1.1

Tổng quan về Công ty Cổ phần Hàng Không Vietjet


1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet) có trụ sở chính tại TP Hà Nội và chi
nhánh tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất TP.HCM.
Mô hình hoạt động:
Vietjet hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ (Low Cost Carrier). Công ty cung
cấp sản phẩm cốt lõi là giá vé thấp và cạnh tranh hơn so với các hãng hàng không
truyền thống. Công ty chú trọng tới chất lượng dịch vụ, tập trung vào nhu cầu của các
nhóm khách hàng khác nhau và đảm bảo đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh của các
cơ quan quản lý như: ICAO, IATA, Cục Hàng không Việt Nam…. Với tiêu chí này,
Vietjet chỉ phục vụ các dịch vụ theo yêu cầu của khách, giảm thời gian quay vòng
máy bay, nâng cao năng suất lao động của từng nhân viên nhằm tối ưu hóa chi phí
vận hành và chuyển giá trị gia tăng trở lại cho khách hàng.
Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp khu
vực và thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn là nhà cung cấp hàng
tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử. Là thương hiệu được khách hàng yêu
thích và tin dùng.
Sứ mệnh: Không ngừng mở rộng và phát triển mạng đường bay rộng khắp toàn cầu,
mang đến ngày một nhiều cơ hội bay cho mọi người dân và du khách.Mang đến sự
đột phá trong dịch vụ hàng không trên nền tảng thương mại điện tử . Biến vận chuyển
hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam và quốc tế cho mọi
người dân. Mang lại niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội và
những nụ cười thân thiện. Tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng, cổ đông và người lao
động.
Giá trị cốt lõi: An toàn, Vui vẻ, Giá rẻ, Đúng giờ
Chiến lược: Trở thành hãng hàng không chi phí thấp quốc tế trên nền tảng công nghệ


7

số và thương mại điện tử. Vietjet không chỉ là một hãng hàng không mà hơn thế nữa

là một Tập đoàn cung cấp nhu cầu tiêu dùng cho hành khách.
Trung tâm Hàng không Châu Á-Thái Bình Dương (CAPA) đã phân tích điểm mạnh
và yếu của Vietjet như sau:
Bảng 1.1: Phân tích điểm mạnh và yếu của Vietjet
Điểm mạnh
Điểm yếu
• Thương hiệu và mạng lưới phân phối • Chiến lược liên doanh với đối tác nước
mạnh

ngoài chưa đem lại hiệu quả.

• Nhanh chóng chiếm được thị phần • Doanh thu của việc bán thuê lại máy
đáng kể

bay vẫn chiếm phần lớn tổng doanh thu.

• Đội bay mới và phát triển nhanh.

• Thương hiệu và hệ thống phân phối ở

• Duy trì được tỷ lệ chi phí thấp, doanh nước ngoài vẫn còn hạn chế.
thu phụ trợ tăng nhanh

• Giá vé thấp

Cơ hội

Thách thức

• Thị trường tiềm năng và khả năng phát • Cạnh tranh của ngành tăng cao trong

triển cao.

bối cảnh thị trường mở cửa, xuất hiện

• Chính phủ có chính sách hỗ trợ các nhiều hãng HK giá rẻ từ các nước khác
doanh nghiệp ngàng HK.

và đối thủ cạnh tranh trong nước.

• Công nghệ cải tiến và có nhiều ứng • Giá nhiên liệu biến động.
dụng vượt trội

• Yêu cầu của khách hàng đối với dịch

• Chất lượng máy bay tốt hơn, hiện đại vụ ngày càng cao
hơn, tiêu tốn ít nhiên liệu hơn và chi phí • Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
phù hợp hơn.
(Nguồn: Trung tâm Hàng không Châu Á-Thái Bình Dương (CAPA) -2017)
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet) được thành lập vào ngày 23 tháng 7
năm 2007. Vietjet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được cấp giấy
phép khai thác và chứng chỉ nhà khai thác cho mạng bay nội địa và quốc tế. Với mục


8

đích mang lại những chuyến bay an toàn và chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế,
Vietjet đã đầu tư 4 năm cho công tác chuẩn bị về nguồn lực, hệ thống và tài chính
đảm bảo phát triển doanh nghiệp bền vững, đóng góp vào sự phát triển của ngành
hàng không, ngành du lịch cũng như phát triển kinh tế trong khu vực. Ngày

24/12/2011, Vietjet thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên. Trải qua hơn 8 năm,
thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên, đến nay Vietjet đã trở thành hãng hàng
không có thị phần nội địa lớn nhất tại Việt Nam. Ngày 06/02/2016, Vietjet niêm yết
cổ phiếu trên sàn HOSE. Ngày 28/02/2017, Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Hàng
không Vietjet chính thức giao dịch với mã chứng khoán là VJC.
1.1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy hoạt động của công ty

Tình hình khai thác:
Trong năm 2018, Vietjet khai thác thêm 01 đường bay nội địa và 23 đường bay quốc
tế, nâng tổng số lên 105 đường bay bao gồm 39 đường bay nội địa và 66 đường bay
quốc tế, thực hiện 118.923 chuyến bay với 261 nghìn giờ khai thác an toàn và duy trì
hệ số sử dụng ghế trên 88,06%, vận chuyển hơn 23.06 triệu lượt khách


9

Hệ số sử dụng ghế đạt 88,06%, độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,64%, và các chỉ số an toàn
khai thác bay, khai thác mặt đất như tỷ lệ đúng giờ (OTP) đạt 84,2% so với chỉ số
OTP bình quân 78,69%, thuộc nhóm các hàng không dẫn đầu khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương.
Nhằm tối ưu hoá về doanh thu và chi phí, Vietjet đón nhận thêm và đưa vào khai thác
16 tàu bay mới, bao gồm Airbus A321, với độ tuổi trung bình chỉ 2,82 năm, tăng
trưởng 23,08% so với năm 2017. Năm 2018 cũng là năm đầu tiên Vietjet bắt đầu đưa
vào khai thác tàu bay thế hệ mới A321 có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tới 16%, góp
phần giúp Vietjet tiết giảm chi phí vận hành.

Hình 1.2: Biểu đồ các chuyến bay nội địa và quốc tế của Vietjet 2016-2018
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018 của Vietjet)


Kết quả tài chính:
Năm 2018, Vietjet ghi nhận 53.577 tỷ đồng tổng doanh thu và 5.816 tỷ đồng lợi nhuận
trước thế, tương ứng với mức tăng lần lượt 26,7% và 9,7% so với năm 2017 và đạt
105,1% và 100,2% so với kế hoạch 2018, vượt kế hoạch được Đại Hội đồng cổ đông
giao phó. Doanh thu vận tải hàng không đạt 33.779 tỷ đồng, tăng 49,8% so với năm


10

trước và đạt 112,2% so với kế hoạch.
Năm 2018, lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao và chi phí thuê (EBITDAR) đạt
14.630 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ; trong dó lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu
hao và chi phí thuê điều chinh (tính riêng cho hoạt động vận tải hàng không) đạt
11.860 tỷ dồng, tăng 51,6% so với cùng kỳ do mở rộng đội tàu bay từ 50 tàu lên 64
tàu, mở rộng mạng đường bay và tăng hiệu suất khai thác tàu bay. Biên lợi nhuận
trước lãi vay, thuế, khấu hao, chi phí thuê điều chinh có sự tăng nhẹ 0,4% so với cùng
kỳ, đạt 35,1%.
Tương ứng, lợi nhuận trước lãi vay, thuế (EBIT) đạt 6.073 tỷ dồng, tăng 9,6% so với
cùng kỳ, trong đó lợi nhuận trước lãi vay, thuế điều chinh (tính riêng cho hoạt động
vận tải hàng không) đạt 3.303 tỷ đồng, tăng 44,7% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận
trước lãi vay, thuế điều chinh đạt 10%, tương đương so với cùng kỳ. Năm 2018 tỷ lệ
Biên lợi nhuận trước lãi vay, thuế của ngành hàng không thế giới đạt bình quân là
8,7%, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2017. Vietjet tiếp tục duy trì dược chi số vượt
trội so với bình quân ngành và ổn định trong 2 năm qua.
Với sự tăng trưởng của doanh thu, bù trừ với chi phí tăng do ảnh hưởng giá dầu, lợi
nhuận trước thuế hợp nhất của Vietjet đạt 5.816 tỷ dồng, tăng trưởng tương ứng 9,7%
so với cùng kỳ năm trước trong đó lợi nhuận trước thuế cho hoạt động vận tải hàng
không đạt 3.045 tỷ đồng. Theo dó, biên lợi nhuận của hoạt động vận tải hàng không
vẫn duy trì ở mức 9,0%, tương đương so với cùng kỳ năm trước.

Tổng chi phí hoạt động cho mảng vận tải hàng không là 30.911 tỷ đồng, bao gồm chi
phí kỹ thuật, khai thác bay và mặt đất (27.061 tỷ đồng), chi phí khấu hao và phân bổ
(2.160 tỷ đồng), chi phí tài chính và lãi/lỗ từ công ty liên kết (675 tỷ đồng), chi phí
bán hàng (713 tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác (302 tỷ đồng).
Bảng 1.2: Thông tin tài chính cơ bản của Vietjet năm 2015-2018
ĐVT:tỷ đồng
2015
2016
2017
2018
Tổng Tài sản

12.045

20.063

31.658

39.086

Vốn chủ sở hữu

2.147

4.734

10.594

14.038


Vốn điều lệ

1.450

3.000

4.513

5.416


11

ĐVT:tỷ đồng

2015

Tổng nợ

2016

2017

2018

9.898

15.329

21.064


25.047

19.845

27.499

42.303

53.577

Lợi nhuận từ HĐKD

1.160

2.671

5.298

5.808

Lợi nhuận trước thuế

1.168

2.703

5.303

5.815


Lợi nhuận sau thuế

1.117

2.496

5.074

5.335

Lãi cơ bản /CP (đồng)

8.076

8.320

9.464

9.850

Tổng Doanh thu

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Vietjet năm 2015-2018)
Bảng 1.3: Kết quả tài chính năm 2017 và 2018 của Vietjet
Chỉ tiêu
Thực hiện Thực hiện % Thực
Kế hoạch
2017
2018

hiện 2018
2018
với 2017
Đội tàu khai thác
đến cuối năm

52

64

% Thực
hiện/KH
2018

123,10%

66,00 %

97,00%

120,40%

123.194

96,50%

Chuyến bay khai
thác toàn mạng
98.805


118.923

Lượng
hành
khách toàn mạng 17.110.207

23.061.936 134,80%

24.100.000

95,70%

Ghế cung ứng

26.188.889 134,80%

27.327.361

95,80%

19.432.376

Hệ số sử dụng
ghế bình quân

88,05%

88,06%

100%


88,19%

99,90%

Doanh thu vận tải
hàng không (tỷ
đồng)

22.549

33.779

149,80%

30.100

112,20%

Doanh thu hợp
nhất (tỷ đồng)

42.303

53.577

126,70%

50.970


105,10%

Lợi nhuận hợp
nhất trước thuế
(tỷ đồng)

5.303

5.816

109.70%

5.806

100.20%


×