Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

giáo án bài PHOTPHO thep phương pháp phát huy tính tích cực của HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.93 KB, 7 trang )

Chủ đề PHOTPHO
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
• Nêu được các dạng thù hình của P: cấu tạo và tính chất, sự chuyển đổi giữa 2 dạng thù
hình; Trạng thái tự nhiên của P; Các ứng dụng của P trong đời sống và sản xuất.
• Trình bày phương pháp sản xuất P trong công nghiệp.
• Làm bài tập liên quan đến tính chất và sản xuất P.
b. Kĩ năng
• Dựa vào cấu tạo, suy luận tính chất của 2 dạng thù hình
• Viết các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hoá học của P
• Quan sát thí nghiệm, nhận xét, kết luận và viết phương trình giải thích
c. Thái độ
• Say mê, hứng thú học tập bộ môn.
• Gắn hiểu biết lí thuyết với thực tiễn: các ứng dụng của P, hiện tượng ma trơi.
2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực tự học, hợp tác.
- Năng lực thực hành hoá học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Các phiếu học tập (nếu cần), video, máy tính, máy chiếu,…
- Dụng cụ, hoá chất của thí nghiệm đốt P trong Oxi: P, Oxi điều chế sẵn, dd CuSO4 để
huỷ P dư.
2. Học sinh
- Kiến thức cũ: cấu hình electron, phản ứng oxi hoá khử, dạng thù hình
- Học bài cũ: kiến thức liên quan: Tính chất của Nito, nguyên tố cùng nhóm VA với
Photpho và chuẩn bị bài mới theo SGK.
III. Thiết kế, tổ chức hoạt động học
1. Giới thiệu chung:


- Tình huống xuất phát: khai thác kiến thức đã học ở THCS, bài nitơ và kiến thức thực tế
về photpho, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các câu hỏi liên quan đến
thực tiễn cuộc sống.
- Hoạt động hình thành kiến thức: dung phương pháp sử dụng thí nghiệm, phương pháp
dạy học hợp tác theo nhóm. Thông qua các hoạt động học sinh rút ra được tính chất hoá


học của photpho.
- Hoạt động luyện tập: gồm các câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm
trong bài.
- Hoạt động vận dụng, tìm tòi được thiết kế cho HS tìm hiểu tại nhà giúp cho HS phát
triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và tạo sự
kết nối với bài học tiếp theo.
2. Tổ chức các hoạt dộng cho HS:
Hoạt động 1: tình huống xuất phát
a. Mục đích hoạt động
Huy động các kiến thức đã học, kiến thức thực tế của HS về photpho và tạo nhu cầu tiếp
tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
b. Nội dung hoạt động
Trước khi học bài Photpho, GV đưa 2 câu hỏi và yêu cầu HS về tìm hiểu và giải thích 2
hiện tượng sau:
1. Thành phần chính của thuốc diệt chuột? Tại sao người ta thường tìm thấy chuột chết ở
gần nguồn nước?
2. Giải thích hiện tượng ma trơi
HS xem video, nêu những điều mình đã biết và những điều mình muốn tìm hiểu thêm về
nguyên tố hoá học được nhắc đến trong video.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
GV cho HS hoạt động nhóm: - Tổng hợp các thông tin đã tìm hiểu trước để trả lời 2 câu
hỏi tiết trước GV đã đưa ra.
- Xem video và trả lời câu hỏi ( trước khi xem, GV yêu cầu HS sẽ phải trả lời các câu hỏi

sau):
1. Đoạn video nói đến nguyên tố hoá học nào?
2. Hãy cho biết những điều em đã biết (cột K) và những điều em muốn tìm hiểu về
nguyên tố đó (cột W), theo bảng sau:
K (điều đã biết)

W (điều muốn biết)

L (điều học được)

H (học bằng cách
nào)

d. Dự kiến sản phẩm của HS
HS tìm hiểu và trả lời được:
1. Thành phần thuốc chuột là kẽm photphua Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2 bị thủy phân rất
mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước:


Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3↑ . Chính PH3 (photphin) đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH3 thoát ra nhiều → chuột càng nhanh chết.
2. Hiện tượng “ma trơi” thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa… Đó là hiện
tượng xuất hiện những đốm lửa cháy sáng bay trong không khí. Bản chất của hiện tượng
này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin(PH3) và
diphotphin(P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra
nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150oC sau đó PH3 tiếp tục cháy và kết
quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”. PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động
thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành
PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều
kiện thuận lợi thì bốc cháy.

Bảng KWLH
K: Nguyên tố được nói đến trong đoạn video là nguyên tố photpho. Photpho là nguyên tố
phi kim, TCVL, dạng thù hình; một số ứng dụng của photpho.
W: Vị trí của photpho trong BHTTH, cấu hình e, độ hoạt động, tính chất hoá học, tại sao
có tính chất đó, tác dụng với những chất nào, số oxh trong các hợp chất…
Dự kiến một số khó khan vướng mắc của HS và phương pháp hỗ trợ: Hs có thể không
nêu hết những điều muốn tìm hiểu về cacbon, GV gợi ý cho HS.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát, GV biết được mức độ hoạt động tích cực của các nhóm và của các
HS.
- Thông qua cột K và cột W trong bảng KWLH của các nhóm, GV biết được HS đã biết
những gì về nguyên tố photpho và HS muốn biết thêm gì về photpho. Từ đó, GV có thể
nhận xét, đánh giá sơ bộ giữa các nhóm
2. Hoạt động 2: hình thành kiến thức
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được: Vị trí của cacbon trong BTH, cấu hình electron nguyên tử, 2 dạng thù hình
của photpho, tính chất vật lý, ứng dụng của photpho
- Giải thích được: photpho vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá; các số oxh của photpho
trong hợp chất: +3, +5, -3.
b. Nội dụng hoạt động:
- ND1: Tìm hiểu Vị trí của cacbon trong BTH, cấu hình electron nguyên tử, 2 dạng thù
hình của photpho, tính chất vật lý.
- ND2: Tìm hiểu TCHH, trạng thái tự nhiên của photpho.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
* ND1: Tìm hiểu Vị trí của cacbon trong BTH, cấu hình electron nguyên tử, 2 dạng thù
hình của photpho, điều kiện chuyển hoá giữa 2 dạng thù hình (xem video), tính chất vật


lý.
- GV cho HS hoạt động nhóm, nghiên cứu SGK để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu

học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Cho biết vị trí của photpho trong BTH, viết CH e của phopho, số electron lớp ngoài
cùng, các số oxh thường gặp của photpho (cho ví dụ cụ thể trong từng trường hợp)
Câu 2: Nêu các dạng thù hình của của photpho, tính chất vật lý của các dạng thù hình đó
(trình bày ở dạng kẻ bảng so sánh), điều kiện chuyển hoá giữa chúng.
* ND2: Tìm hiểu TCHH, trạng thái tự nhiên của photpho.
- GV tiến cho các nhóm làm thí nghiệm photpho tác dụng với khí oxi, ghi PTPU
- GV cho HS tiến hành các thí nghiệm, xem đoạn phim thí nghiệm và hoàn thành phiếu
học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1:Thực hiện phản ứng photpho tác dụng với khí oxi. Viết PTPU xảy ra và cho biết vai
trò của photpho trong phản ứng.
Câu 2: Xem video thí nghiệm và hoàn thành bảng sau:
Thí nghiệm
Photpho tác dụng với

PTPU

Vai trò của photpho

magie
Photpho tác dụng với khí
clo
Câu 3: Tiến hành thí nghiệm quẹt que diêm (P đỏ) vào mặt giấy, mặt bàn, nền gạch và
phần viền ngoài của hộp diêm đi kèm(KClO3). Quan sát hiện tượng và giải thích.
- GV cho HS hoạt động nhóm, nêu các ứng dụng và trạng thái tự nhiên của photpho.
d. Dự kiến sản phẩm của HS
* ND1: HS trả lời các nội dung của PHIẾU HỌC TẬP SÓ 1
I. VỊ trí, TCVL

- Vị trí: Ô: 15, nhóm VA, chu kì 3
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3, có 5e lớp ngoài cùng
Số oxh trong hợp chất : -3 (Ca3P2); +3 (P2O3); +5 (H3PO4)
-TCVL:
Photpho có 2 dạng thù hình: P trắng và P đỏ.
P trắng
-Chất rắn màu trắng hoặc hơi vàng giống
sáp.
-Cấu trúc mạng tinh thể phân tử.
-Mềm, dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
-Không tan trong nước, tan trong
benzene.
-Rất độc, dễ gây bỏng.
-Tự bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ
thường, phát quang màu lục nhạt.

P Đỏ
-Chất bột màu đỏ, dễ hút ẩm và chảy
rửa.
-Cấu trúc polime.
-Khó nóng chảy.
-Không tan trong mọi dung môi.
-Không độc
-Không bị oxi hóa trong không khí,
không phát quang.


Điều kiện chuyển hoá giữa 2 dạng thù hình:
250-3000c
P trắng

P đỏ
Ngưng tụ

t0c,pc thăng hoa
P đỏ(hơi)

* ND 2: Hs trả lời các nội dụng ở PHIẾU HỌC TẬP SÓ 2
P trắng hoạt động hóa học mạnh hơn P đỏ. Trong hợp chất P có số oxi hóa -3,+3,+5. P
thể hiện tính oxi hóa và tính khử. So với Nito tính oxi hó của P thể hiện kém hơn.
II. TCHH:
1/Tính oxi hóa:
0
-3
2P + 3Ca
Ca3P2
Canxi photphua
2/Tính khử:
-P cháy trong không khí khi đốt.
+ Thiếu Oxi:
4P + 3O2

2P2 O3
(Điphotpho trioxit)

+ Dư Oxi:
4P + 5O2

2P2 O5
( Điphotphopentaoxit)


-P tác dụng với khí Clo khi đun nóng
+ Thiếu Clo:
2P + 3Cl2

2PCl3
(photpho triclorua)

+ Dư Clo:
2P + 5Cl2

2PCl5
(photpho pentaclorua)

III. Ứng dụng:
-P đỏ làm diêm, điều chế H3PO4
P
P2 O5

H3PO4

IV. Trạng thái thiên nhiên và điều chế:
-Không gặp P ở trạng thái tự do.
-P có trong quặng Apatit và Photphorit.
-P có trong Protein thực vật: xương, răng, bắp thịt, tế bào não của người và động vật.
-Trong CN P đỏ sản xuất bằng cách nung hỗn hợp gồm Ca3(PO4)2, SiO2 và than trong là điện.

Dự kiến khó khan, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
- ND 1: HS có thể không hiểu được các số oxi hoá của photpho, GV có thể gợi ý HS dựa
vào cấu hình electron lớp ngoài cùng để giải thích.



-ND2: HS gặp khó khan về tho tác thí nghiệm, GV cần hướng dẫn HS thật kĩ về thao tác
thí nghiệm an toàn, cách thực hiện thí nghiệm và chú ý quan sát để kịp thời nhắc nhở.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
- Thông qua quan sát Gv đánh giá mức đọ hoạt động của các nhóm, từng HS
- Thông qua báo cáo, thảo luận, chia sẻ GV đánh giá khả năng diễn đạt của HS, cách góp
ý, chia sẻ của Hs với nhau, đồng thời phát triển năng lực hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm.
- Thông qua các nhóm đánh giá lẫn nhau giúp HS khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng
đánh giá và tự đánh giá.
Kết thúc HĐ hình thành kiến thức, GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành bảng KWLH ở tình
huống xuất phát. Mục đích để HS tự đánh giá xem mình đã học được gì?chưa học được
gì? so với kế hoạch đặt ra ban đầu.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu hoạt động
Củng cố kiến thức về TCVL, TCHH và trạng thái tự nhiên của photpho.
b. Nội dung hoạt động
HS giải quyết các câu hỏi ở dạng trò chơi ô chữ sau, sau đó trả lời từ khoá trong ô chữ:
1. 6 chữ cái: đây là một trong các nguyên liệu để sản xuất photpho trong công nghiệp
2. 7 chữ cái: hiện tượng xảy ra khi đun photpho đỏ đến nhiệt độ 250 0C
3. 8 chữ cái: điều kiện phản ứng khi photpho tác dụng với oxi tạo điphotpho trioxit
4. 7 chữ cái: một trong những TCHH của photpho
5. 6 chữ cái: từ còn thiếu trong phát biểu sau: “ đi từ nito đến bitmut, tính……………..của
các nguyên tố giảm dần”
6. 8 chữ cái: từ còn thiếu trong phát biểu sau: “ ở 44,1 0C photpho trắng………..”
7. 5 chữ cái: điều kiện phản ứng khi photpho tác dụng với clo tạo PCl5.
 ô chìa khoá………………………….

TỪ KHOÁ:………………………………………….
c. Phương thức tổ chức hoạt động:
GV lần lượt cho các nhóm chọn một hàng ngang trong ô chữ, trả lời câu hỏi của trong



hàng ngang đó. Các nhóm ghi câu trả lời vào bảng nhóm. Trả lời đúng được +1, trả lời sai
không có điểm. Kết thúc trò chơi các nhóm tìm ra từ khoá đúng +2.
d. Dự kiến sản phẩm của HS
Các nhóm trả lời các từ trong ô chữ như sau:

T

N

B
H

O
D

O
I

N
U

C
E

G
C

A

C
U

C
L

p
H
O

A
A
X

T
Y
I

I

T

T

I

N

H


K

H

P
H
O

H
A

I
Y

K

I

M

U

TỪ KHOÁ: PHOTPHO
e. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
Tương tự ở HĐ hình thành kiến thức, GV đánh giá HĐ của HS thông qua quan sát HS làm
việc nhóm
D. Hoạt động : Vận dụng, tìm tòi mở rộng
a. Mục tiêu HĐ
Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đồng
thời chuẩn bị cho bài học tiếp theo “Axit photphoric và muối photphat”

b. Phương thức tổ chức HĐ:
-GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu qua thực tế hoặc tài liệu tham
khảo để biết về quá trình sản xuất photpho từ quặng apatit ở Lào Cai. (gợi ý Cty photpho
Apatit Việt Nam)
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: bài viết của các nhóm bằng powerpoint
- Kiểm tra, đánh giá: HS báo cáo vào đầu giờ buổi học sau.



×