Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI CHO
HỌC SINH LỚP 3 QUA PHÂN MÔN
TẬP LÀM VĂN
SVTH

: Lê Thị Phƣơng Thảo

GVHD

: Ths. Nguyễn Thị Thuý Nga

Lớp

: 14 STH

Đà Nẵng, tháng 01/2018


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Tiểu học
cùng các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy em trong suốt bốn năm qua, giúp em có


được nền tảng vững chắc để có thể thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn cô Th.S Nguyễn Thị Thúy Nga – người đã hết
lòng động viên khuyến khích và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành tốt đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô cùng các em
học sinh trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ và trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã
tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình khảo sát. Cảm ơn gia đình, bạn bè –
những người đã luôn cổ vũ, động viên, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm
cũng như năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô góp ý để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 8
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 8
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 9
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................. 10
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................. 10
4.1

Khách thể nghiên cứu..................................................................................... 10

4.2

Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 10


5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................................ 10
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 10
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 11
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 11
9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ............................................................................................. 12
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 13
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................... 13
1.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI THOẠI ............................................. 13

1.1.1.

Khái niệm hội thoại ................................................................................... 13

1.1.2.

Hội thoại và độc thoại ............................................................................... 14

1.1.3. Vị trí, vai trò của hội thoại trong đời sống, trong văn chương và trong
nhà trường ............................................................................................................... 15
1.1.4.

Bản chất của hội thoại ............................................................................... 17

1.1.5.

Các nhân tố giao tiếp và hội thoại............................................................. 17


1.1.5.1. Ngữ cảnh ................................................................................................ 17
1.1.5.2. Ngôn ngữ ................................................................................................ 20
1.1.6.

Các quy tắc hội thoại ................................................................................. 22

1.1.6.1. Quy tắc luân phiên lượt lời ..................................................................... 22
1.1.6.2. Quy tắc các phương châm hội thoại ....................................................... 22
1.1.6.3. Quy tắc liên kết hội thoại ....................................................................... 23
1.1.6.4. Phép lịch sự ............................................................................................ 23
1.1.6.5. Các biểu thức rào đón ............................................................................. 23
1.1.7.
1.2.

Các đơn vị hội thoại................................................................................... 24

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC ....................... 25

1.2.1.

Đặc điểm nhận thức ................................................................................... 25


1.2.1.1. Tư duy .................................................................................................... 25
1.2.1.2. Tưởng tượng ........................................................................................... 25
1.2.1.3. Cảm giác, tri giác.................................................................................... 25
1.2.1.4. Trí nhớ .................................................................................................... 26
1.2.1.5. Ngôn ngữ ................................................................................................ 26
1.2.1.6. Chú ý ...................................................................................................... 26
1.2.2.


Đặc điểm nhân cách .................................................................................. 26

1.2.2.1. Tính cách ................................................................................................ 26
1.2.2.2. Tình cảm ................................................................................................. 27
1.3. VAI TRÒ CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC................................................................................................................. 27
1.3.1.

Rèn kĩ năng hội thoại trong việc hình thành và phát triển nhân cách ...... 27

1.3.2.

Thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống ................................... 28

1.4.

PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 3 ... 28

1.4.1.

Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn ở Tiểu học. ........................... 28

1.4.1.1. Vị trí........................................................................................................ 28
1.4.1.2. Nhiệm vụ ................................................................................................ 28
1.4.2.

Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn ở lớp 3 ............................ 29

1.4.3.


Nội dung dạy hội thoại qua phân môn Tập làm văn lớp 3 ........................ 30

Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 32
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI CHO HỌC
SINH LỚP 3 .................................................................................................................. 33
2.1. TIÊU CHÍ KHẢO SÁT ..................................................................................... 33
2.2.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT .................................................................................. 33

2.2.1

Kết quả khảo sát giáo viên......................................................................... 33

2.2.2.

Kết quả khảo sát học sinh .......................................................................... 43

Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 50
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI CHO
HỌC SINH LỚP 3 ........................................................................................................ 51
3.1.

NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ............................................ 51

3.1.1.

Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức của học sinh ........................................ 51


3.1.2.

Nguyên tắc đảm bảo nội dung và mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt......... 51

3.1.3.

Nguyên tắc đề cao sự sáng tạo, tích cực của học sinh .............................. 52


3.1.4.

Nguyên tắc chú trọng các quy tắc hội thoại .............................................. 52

3.2. CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI CHO HỌC SINH
LỚP 3 ......................................................................................................................... 52
3.2.1.

Xây dựng hệ thống bài tập dạy hội thoại ................................................... 52

3.2.1.1. Bài tập dạy đoạn thoại ............................................................................ 53
3.2.1.2. Bài tập dạy cuộc thoại ............................................................................ 56
3.2.2. Thiết kế và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn kĩ năng hội
thoại cho học sinh lớp 3 .......................................................................................... 60
3.2.2.1. Mục đích ................................................................................................. 60
3.2.2.2. Nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp .............................................. 61
3.2.3. Xây dựng Câu lạc bộ Văn học ....................................................................... 64
3.2.3.1. Mục đích hoạt động của Câu lạc bộ Văn học ......................................... 64
3.2.3.2. Kế hoạch hoạt động ................................................................................ 65
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 70
C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 73
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 74


DANH MỤC VIẾT TẮT

TLV

:

Tập làm văn

SGK

:

Sách giáo khoa

NGLL

:

Ngoài giờ lên lớp

CLB

:

Câu lạc bộ


CLBVH

:

Câu lạc bộ Văn học

SL

:

Số lượng

TL

:

Tỉ lệ


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1. Nhận thức của giáo viên về khái niệm hội thoại ........................................... 33
Bảng 1.2. Ý nghĩa của việc rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 3. .......................... 34
Bảng 1.3. Mục đích của việc rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 3 ......................... 35
Bảng 1.4. Các phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng khi rèn kĩ năng hội
thoại cho học sinh lớp 3 qua phân môn TLV .................................................................. 36
Bảng 1.5 Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức trong tiết dạy TLV rèn kĩ năng
hội thoại cho học sinh lớp 3 ............................................................................................. 38
Bảng 1.6. Các hình thức hoạt động nhà trường tiểu học có thể rèn kĩ năng hội
thoại cho học sinh lớp 3 ................................................................................................... 39

Bảng 1.7 Đánh giá của giáo viên về năng lực hội thoại của học sinh lớp 3 ................. 39
Bảng 1.8. Những hạn chế của học sinh khi tham gia hội thoại. ................................... 41
Bảng 1.9 Những khó khăn của giáo viên trong quá trình rèn kĩ năng hội thoại cho
học sinh lớp 3 qua phân môn TLV .................................................................................. 42
Bảng 1.10 Đánh giá của giáo viên về khả năng áp dụng vào thực tế của học sinh
sau khi được rèn luyện kĩ năng hội thoại........................................................................ 43
Bảng 2.1. Thái độ học phân môn TLV của học sinh lớp 3............................................. 43
Bảng 2.2. Các kiểu bài tập học sinh yêu thích khi học phân môn TLV ....................... 44
Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc luyện nói trong phân
môn TLV ........................................................................................................................... 45
Bảng 2.4. Mức độ phát biểu ý kiến trước lớp của học sinh trong giờ học TLV ............ 45
Bảng 2.5. Những khó khăn học sinh thường gặp khi nói hoặc phát biểu trước lớp .... 46
Bảng 2.6. Thái độ của học sinh khi học đóng vai trong phân môn TLV ...................... 47
Bảng 2.7. Nội dung cần thực hiện của học sinh khi tổ chức một cuộc họp theo tổ ..... 47
Bảng 2.8. Thái độ của học sinh sau khi thực hành đóng vai trước lớp ........................ 48
Bảng 2.9. Đánh giá của học sinh về lời nói của mình khi làm việc theo nhóm trong
tiết học TLV....................................................................................................................... 49
Bảng 2.10. Cách thức để học tốt kiểu bài tập luyện nói trong phân môn TLV ............. 49
Biểu đồ 1. Biểu đồ về ý nghĩa của việc rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 3 ......... 34
Biểu đồ 2. Biểu đồ đánh giá năng lực hội thoại của học sinh lớp 3 .............................. 39
Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện các kiểu bài tập học sinh yêu thích .................................... 44
Biểu đồ 4. Biểu đồ mức độ phát biểu ý kiến của học sinh trong giờ TLV .................. 45


A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người.”
Không có ngôn ngữ, xã hội không thể tồn tại. Ra đời với tư cách là một hệ thống
kí hiệu có chức năng là một phương tiện để giao tiếp, một công cụ của tư duy,
ngôn ngữ âm thanh trải qua bao biến thiên của lịch sử ngày càng hoàn thiện và

khẳng định vai trò của mình trong hệ thống ngôn ngữ nói chung. Ngôn ngữ âm
thanh (lời nói) không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các
môn học khác mà còn góp phần rèn luyện kĩ năng hàng đầu của việc học môn
Tiếng Việt trong trường tiểu học, kỹ năng nghe - nói. Do đó, muốn nâng cao
chất lượng giáo dục nước nhà, việc cấp thiết là phải rèn kĩ năng hội thoại cho
học sinh tiểu học.
Trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển, sự đổi mới của
xã hội dẫn tới yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng dạy học trong nhà
trường, đối với việc đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Bên
cạnh đó, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự phát triển của Ngôn ngữ học nói
chung và Việt ngữ nói riêng đòi hỏi trong dạy học tiếng mẹ đẻ phải có những
bước tiến mới hướng đến hoàn thiện bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học
sinh. Dạy và học tiếng Việt là nhằm sử dụng ngày một tốt hơn tiếng mẹ đẻ của
mình vào những hoạt động giao tiếp đa dạng trong xã hội. Với ý nghĩa đó, dạy
tiếng theo quan điểm giao tiếp trở thành một nguyên tắc chủ đạo trong việc đổi
mới phương pháp dạy học tiếng Việt. Nhấn mạnh quan điểm này, M.R. Lơvốp
viết: “Nếu ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp thì lời nói là bản thân sự giao tiếp,
giao tiếp ngôn ngữ.”
Ở tiểu học, Tiếng Việt là môn học trọng tâm có nhiệm vụ hình thành
năng lực ngôn ngữ cho học sinh thể hiện ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Trong đó, phân môn Tập làm văn chiếm một vị trí quan trọng trong việc hoàn
thiện và nâng cao bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là kĩ năng sản sinh
ngôn bản cho học sinh tiểu học – kĩ năng hội thoại. Do đó, việc rèn luyện kĩ
năng hội thoại cho học sinh tiểu học qua phân môn Tập làm văn là một trong
những nhiệm vụ quan trọng.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Rèn kĩ năng hội
thoại cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn” để nghiên cứu.

8



2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại là mảng đề tài lớn được nhiều nhà
ngôn ngữ học, giáo dục học và các ngành khoa học khác quan tâm. Sau đây,
chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả đi
trước để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài của mình.
Trong chương III của cuốn sách Đại cương Ngôn ngữ học (2007), tác giả
Đỗ Hữu Châu đề cập đến các nhân tố giao tiếp và những điều kiện sử dụng hành
vi ở lời. Bên cạnh đó, những vấn đề về Lí thuyết hội thoại (bao gồm vận động
hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời, các quy tắc hội thoại, thương lượng hội
thoại, cấu trúc hội thoại, ngữ pháp hội thoại, tính thống nhất của cuộc thoại)
cũng được tác giả nhắc đến trong chương V của cuốn sách.
Trong cuốn sách Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (2007) –
NXB GD, NXB ĐHSP – tác giả Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga đã đề cập đến
hai dạng cơ bản của lời nói là lời nói miệng (khẩu ngữ) và lời viết (bút ngữ),
trong đó khẩu ngữ gồm hai dạng: hội thoại và độc thoại. Đồng thời, các tác giả
cũng đi sâu tìm hiểu chương trình dạy học Tập làm văn từ lớp 2 – 5.
Cuốn sách Hoạt động giao tiếp với dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (2011)
của tác giả Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga đã đề cập đến quá trình sản sinh
và quá trình tiếp nhận lời nói trong hoạt động giao tiếp. Trong đó, các tác giả
cho biết: “Về bản chất, nói năng cũng là một hoạt động: hoạt động lời nói. Các
hành vi nói năng có biểu hiện rất đa dạng nhưng lại có một cấu trúc chung. Cấu
trúc này bao gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: định hướng, lập chương trình, hiện
thực hóa chương trình và kiểm tra kết quả.”
Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã tạo được nền tảng lí luận cơ
bản cho việc nghiên cứu sâu về hội thoại đồng thời mở ra một hướng mới trong
dạy và học tiếng Việt ở trường tiểu học.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu liên quan đến lí thuyết hội thoại, vấn
đề dạy học hội thoại cho học sinh tiểu học cũng nhận được sự quan tâm của rất
nhiều nhà nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là:

Trong cuốn Tiếng Việt (Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên Tiểu học – Xuất bản
năm 2007), các tác giả Lê A, Phan Phương Dung, Đặng Thị Kim Nga, Vũ Thị
Kim Hoa, Đỗ Xuân Thảo đã đề cập đến mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Tập
làm văn (TLV) và nguyên tắc, nội dung tổ chức dạy học TLV ở Tiểu học. Trong
phần nội dung tổ chức dạy học, các tác giả đã phân tích quá trình dạy học phân
môn TLV đồng thời chỉ ra cấu trúc và các dạng bài tập TLV ở Tiểu học.
9


Cuốn sách Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở
Tiểu học (NXB Giáo dục Việt Nam – 2009) của tác giả Nguyễn Trí đã chú trọng
đến việc hình thành bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Trong cuốn
sách này, tác giả nhấn mạnh đến vấn đề dạy cho học sinh cả hai kĩ năng độc
thoại và hội thoại trong giờ TLV; đồng thời đi sâu nghiên cứu phương pháp dạy
hội thoại cho học sinh tiểu học theo quan điểm giao tiếp.
Tóm lại, vấn đề ứng dụng Lí thuyết hội thoại trong dạy học tiếng Việt ở
tiểu học đã có nhiều tác giả đề cập đến nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách có hệ thống và toàn diện cả về nội dung và phương pháp rèn kĩ năng
hội thoại cho học sinh lớp 3 thông qua một phân môn cụ thể là TLV. Tuy vậy,
những tài liệu trên đã mở ra một hướng nghiên cứu mới. Đó là việc ứng dụng lí
thuyết hội thoại vào dạy học tiếng Việt tiểu học nhằm phát triển kĩ năng hội
thoại cho học sinh và là tài liệu bổ ích cho chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về việc rèn kĩ năng hội thoại cho học
sinh lớp 3 tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng, chúng tôi đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng hội thoại cho học
sinh lớp 3 nhằm nâng cao kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 3.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình rèn luyện kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 3.

4.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đề xuất được các biện pháp dạy học hội thoại phù hợp với đặc
điểm tâm lí – ngôn ngữ của học sinh lớp 3 và đặc trưng của phân môn
TLV thì có thể phát triển tốt kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 3 và sẽ là
tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên và giáo viên tiểu học.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng về việc rèn kĩ năng hội thoại của học sinh lớp 3
thông qua phân môn TLV.
10


- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 3.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Giáo viên giảng dạy môn Tiếng Việt 3 và học sinh lớp 3 ở trường Tiểu
học Huỳnh Ngọc Huệ và trường Tiểu học Bế Văn Đàn trên địa bàn Quận
Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.
- Phân môn Tập làm văn lớp 3 và giờ học phân môn TLV.
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, bài
viết có liên quan về hội thoại và vấn đề rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh
tiểu học nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê và phân loại các nội dung rèn
kĩ năng hội thoại trong phân môn TLV của sách giáo khoa Tiếng Việt.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các công thức toán học tính tổng, tỉ lệ %,…
khi thống kê.
- Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với

học sinh vào các giờ ra chơi để tìm hiểu kĩ năng hội thoại của các em khi
học xong các bài TLV.
- Phương pháp quan sát: Chúng tôi dự giờ các tiết dạy TLV để tìm hiểu các
phương pháp dạy học và hình thức tổ chức được giáo viên sử dụng khi rèn
kĩ năng hội thoại cho học sinh; tìm hiểu kĩ năng hội thoại của các em.
- Phương pháp điều tra bằng Anket: Chúng tôi sử dụng các phiếu điều tra
được thể hiện dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở đối với các học sinh
lớp 3 và giáo viên giảng dạy môn Tiếng Việt 3 của trường Tiểu học Huỳnh
Ngọc Huệ và trường Tiểu học Bế Văn Đàn trên địa bàn quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng nhằm tìm hiểu và đánh giá:
+ Nhận thức của giáo viên về việc rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 3.
+ Tìm hiểu các phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng ứng với từng
nội dung dạy hội thoại trong phân môn TLV lớp 3.
+ Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức trong quá trình rèn kĩ năng hội
thoại cho học sinh lớp 3 trong giờ TLV.
11


+ Đánh giá của giáo viên về kĩ năng hội thoại của học sinh lớp mình đang
giảng dạy.
+ Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình rèn kĩ năng hội thoại
cho học sinh và những khó khăn của học sinh khi phát biểu trước lớp.
+ Tìm hiểu sự yêu thích và hứng thú của học sinh khi tham gia đóng vai nói
riêng và khi học phân môn TLV nói chung.
- Phương pháp toán học: Chúng tôi tiến hành xử lí thống kê thông tin từ các
phiếu khảo sát học sinh và giáo viên qua đó nhận xét về thực trạng rèn kĩ
năng hội thoại cho học sinh lớp 3 qua phân môn TLV.
9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 3 phần:
- Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu,

khách thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài.
- Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Thực trạng rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 3 thông qua
phân môn Tập làm văn.
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp
3.
- Phần kết luận

12


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI THOẠI
1.1.1. Khái niệm hội thoại
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường
xuyên, phổ biến của ngôn ngữ. Nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động
ngôn ngữ khác”. [2, 201]
Khi bàn về vấn đề hội thoại, tác giả Phan Phương Dung và Đặng Kim
Nga đã khẳng định: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời miệng giữa các
nhân vật giao tiếp, nhằm trao đổi thông tin hoặc trao đổi tư tưởng, tình cảm,…
theo một mục đích xác định.” [3, 13]
Ví dụ: Tiếng Việt 5 – Tập 1 – Trang 135 – Bài “Chuỗi ngọc lam”
Cửa lại mở, một thiếu nữ bước vào. Cô lấy trong túi xách ra chuỗi ngọc
lam:
- Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không ạ?
- Phải.
- Thưa… Có phải ngọc thật không?

- Không phải thứ ngọc quý nhất, nhưng là ngọc thật.
- Ông có nhớ đã bán cho ai không?
- Một cô bé tên là Gioan mua tặng chị của mình.
- Giá bao nhiêu ạ?
- Tôi không khi nào nói giá tiền của quà tặng.
- Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt. Làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này?
Pi-e gói lại chuỗi ngọc và đáp:
- Em đã trả giá rất cao. Bằng toàn bộ số tiền em có.
PHUN-TƠN O-XLƠ
(Nguyễn Hiến Lê dịch)
Ví dụ trên là đoạn hội thoại giữa một thiếu nữ và Pi-e. Cô thiếu nữ tìm
gặp Pi-e để trao đổi những thông tin về chuỗi ngọc được tặng. Đoạn thoại diễn
ra nhằm làm sáng tỏ những thắc mắc của cô:
+ Liệu Gioan có mua chuỗi ngọc lam ở cửa hàng này không?
13


+ Chuỗi ngọc này có phải là ngọc thật không?
+ Pi-e đã bán chuỗi ngọc thật này cho cô bé với giá bao nhiêu tiền?
+ Làm thế nào Gioan đã mua được chuỗi ngọc đắt tiền như vậy?
Trong ví dụ trên, cuộc trao đổi diễn ra trực tiếp giữa hai nhân vật (Pi-e và
thiếu nữ) có sự luân phiên lượt lời, người này nói thì người kia nghe và ngược
lại người kia nói thì người này nghe. Vai người nói và người nghe luôn có sự
thay đổi với nhau.
Như vậy, hội thoại chính là một hoạt động giao tiếp phổ biến, diễn ra
trực tiếp giữa các nhân vật giao tiếp, nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình
cảm,… theo mục đích giao tiếp nhất định.
1.1.2. Hội thoại và độc thoại
- Điểm giống nhau:
Cả hội thoại và độc thoại đều có vấn đề đặt ra để giao tiếp, đích giao tiếp,

không gian, thời gian và ngôn ngữ để giao tiếp.
- Điểm khác nhau:
Độc thoại

Hội thoại

Khái
niệm

Là lời một người nói với một hay
nhiều người nghe không cần lời đáp
lại. Độc thoại cũng có thể là lời một
người tự nói với mình. Độc thoại
thường xuất hiện trong những hoàn
cảnh như thuyết trình, báo cáo, phát
biểu ý kiến.

Là cuộc trò chuyện tối thiểu
giữa hai người trong đó
người nói và người nghe
luôn có sự luân phiên lượt
lời, lúc người này nói thì
người kia nghe và ngược lại.

Số lƣợng
lƣợt lời

Chỉ gồm một lượt lời

Từ hai lượt lời trở lên


Cách
Triển khai theo đích mà người nói Triển khai dựa vào hoàn
triển khai
đã vạch sẵn
cảnh giao tiếp cụ thể
nội dung

Tuy nhiên, theo tác giả Đỗ Hữu Châu, sự phân biệt độc thoại và hội thoại
chỉ mang tính tương đối. Trong một cuộc độc thoại cũng có thể xen vào những
cuộc thoại ngắn hoặc nếu cô lập lời nói của một người trong cuộc thoại thì ta
được lời độc thoại ngắn.

14


Ví dụ: Tiếng Việt 3 – Tập 2 – Trang 106 – Bài “Bác sĩ Y-éc-xanh”
Bà khách thổ lộ nỗi băn khoăn của mình:
- Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư? Ông định ở đây suốt
đời sao?
Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu
gối.
- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào
sống mà không có Tổ quốc.
Ngừng một chút, ông tiếp:
- Tuy nhiên, tôi với bà, chúng ta đang sống chung trong một ngôi nhà: trái
đất. Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải
thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang
này để sống ở nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở, bình
yên.

Hai người cùng im lặng. Họ nghe rõ tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con
sóng thủy tinh vỡ vụn lên bờ cát.
Theo CAO LINH QUÂN
Ví dụ trên đây là cuộc trò chuyện diễn ra giữa hai người: bác sĩ Y-éc-xanh
và một bà khách. Y-éc-xanh lắng nghe câu hỏi của bà khách và đáp lại. Câu trả
lời của Y-éc-xanh nhằm làm rõ nỗi băn khoăn của bà: Liệu Y-éc-xanh đã quên
nước Pháp hay chưa? Liệu ông có định ở Nha Trang suốt đời hay không?
Đây là một cuộc hội thoại ngắn. Tuy nhiên, nếu cô lập lời nói của bác sĩ
Y-éc-xanh trong cuộc thoại này thì ta được một đoạn độc thoại.
1.1.3. Vị trí, vai trò của hội thoại trong đời sống, trong văn chương và trong
nhà trường
Trong đời sống, giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi cá nhân
và toàn xã hội. Trên thực tế, con người có thể giao tiếp bằng nhiều cách, nhiều
phương tiện khác nhau như ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ kí hiệu, tín hiệu,… Tuy
nhiên, hội thoại vẫn là cách giao tiếp thường xuyên và quan trọng nhất, đảm
nhiệm chức năng thông tin, chức năng tạo lập các quan hệ, chức năng giải trí và
chức năng tự biểu hiện.
+ Chức năng thông tin còn gọi là chức năng thông báo. Thông báo có
nghĩa là trao đổi cho nhau những tin tức dưới dạng nhận thức, những tư tưởng
có được từ hiện thực. Đây là chức năng thường gặp nhất của giao tiếp.
15


Ví dụ: Tiếng Việt 3 – Tập 2 – Trang 96 – Bài “Xếp thứ ba”
Chinh khoe với Tín:
- Bạn Vinh lớp mình là một vận động viên điền kinh. Tháng trước có cuộc
thi, bạn ấy về thứ ba đấy. Cậu có tin không?
Tín hỏi:
- Có bao nhiêu người thi mà bạn ấy đứng thứ ba?
- À, à. Đấy là một cuộc thi ở nhóm học tập. Có ba học sinh tham gia thôi.

Truyện vui
+ Chức năng tạo lập các quan hệ: Khi các nhân vật nói với nhau nghĩa là
tiếp tục xây dựng quan hệ thân hữu với nhau.
+ Chức năng giải trí: Nghỉ ngơi, giải trí là một nhu cầu của con người.
Sau những buổi làm việc căng thẳng, mọi người thường trò chuyện, tâm sự cùng
bạn bè. Những câu chuyện phiếm trong lúc tán gẫu có ý nghĩa tích cực đối với
con người.
+ Chức năng tự biểu hiện: Qua giao tiếp, con người tự biểu hiện mình.
Người nói thể hiện tình cảm, sở thích, khuynh hướng, trạng thái tâm hồn trong
lời nói của mình.
- Trong văn chương, hội thoại cũng chiếm vị trí quan trọng. Các nhân vật
trò chuyện, trao đổi với nhau tạo nên nhiều cuộc hội thoại khác nhau trong dòng
diễn biến của cốt truyện. Các cuộc hội thoại góp phần bộc lộ tính cách nhân vật,
bộc lộ mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển của tình tiết truyện, của các tính cách
nhân vật.
Ví dụ: Tiếng Việt 3 – Tập 2 – Trang 14 – Bài “Ở lại với chiến khu”
Lượm bước tới gần đống lửa. Giọng em rung lên:
- Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn
với tụi Tây, tụi Việt gian…
Cả đội nhao nhao:
- Chúng em xin ở lại.
Mừng nói như van lơn:
- Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng
em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ…
Theo PHÙNG QUÁN
16


Qua cuộc hội thoại giữa trung đoàn trưởng và các chiến sĩ nhỏ tuổi, các
anh đã thể hiện sự quyết tâm, tinh thần anh dũng chiến đấu, quyết hi sinh vì độc

lập, tự do của dân tộc.
- Trong nhà trường, hội thoại đóng vai trò là công cụ thiết yếu để giáo
viên truyền đạt kiến thức đến học sinh, cũng như các học sinh trao đổi, thảo luận
với nhau về bài học. Việc đưa hội thoại vào nhà trường đã tạo ra những thay đổi
quan trọng trong nội dung cũng như phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ và dạy ngoại
ngữ.
1.1.4. Bản chất của hội thoại
Hội thoại vừa là một hiện tượng giao tiếp bằng ngôn ngữ, vừa là một hiện
tượng xã hội. Cả hai bản chất đó đều bộc lộ và chi phối các hoạt động xã hội.
+ Hội thoại là một hiện tượng giao tiếp bằng ngôn ngữ vì khi có hội thoại,
ngôn ngữ mới thực hiện được chức năng quan trọng của nó: chức năng giao tiếp.
Chính trong hội thoại ngôn ngữ mới phát huy đầy đủ đặc điểm, sức mạnh, vẻ
đẹp,… của nó. Bản chất ngôn ngữ của hội thoại, về mặt sư phạm là nói đến mối
quan hệ giữa kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, hội thoại của cá nhân
học sinh và yêu cầu dạy hội thoại của nhà trường. Bản chất ngôn ngữ của hội
thoại chính là tính chất giao tiếp của nó, tức là phải quan tâm đến các nhân tố
tham gia vào cuộc hội thoại như ngữ cảnh, ngôn ngữ và văn bản.
+ Hội thoại là một hiện tượng xã hội vì nó nảy sinh và tồn tại chỉ trong
các cộng đồng người, trong xã hội loài người. Con người sử dụng hội thoại như
là một công cụ đắc lực để trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm, gắn kết các cá
thể với nhau tạo thành một cộng đồng. Bản chất xã hội của hội thoại là đề cập
đến mục đích, nội dung hội thoại, là gắn hội thoại với các hoạt động xã hội.
Hoạt động xã hội là hoạt động giao tiếp gắn chặt với các quy tắc ứng xử trong xã
hội, thể hiện trình độ văn minh của con người. Học các quy tắc hội thoại, người
học thực ra đã tiếp nhận nhiều quy tắc đạo đức, nhiều phép ứng xử văn mnh,…
Vì thế, dạy hội thoại cho học sinh tiểu học đồng thời cũng là dạy đạo đức, dạy
văn hóa ứng xử cho các em.
1.1.5. Các nhân tố giao tiếp và hội thoại
Các nhân tố giao tiếp và hội thoại là những nhân tố có mặt trong hoạt
động giao tiếp và hội thoại, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp, hội thoại

bao gồm nhân tố ngữ cảnh và ngôn ngữ.
1.1.5.1. Ngữ cảnh
a. Nhân vật hội thoại

17


Nhân vật hội thoại là những người tham gia vào quá trình hội thoại,
bao gồm hai vai hội thoại là vai người nói và vai người nghe. Trong một cuộc
hội thoại, vai nói – nghe luôn có sự thay đổi.
Trong một cuộc hội thoại, để ý thức được cái sẽ nói trong giao tiếp,
người nói và người nghe phải tính đến những nhân tố có liên quan đến
khoảng cách xã hội và mức gắn bó giữa những người giao tiếp. Căn cứ vào
những nhân tố này, người ta khái quát thành hai quan hệ giao tiếp là: Quan
hệ vị thế và quan hệ thân hữu.
Quan hệ vị thế của những người tham gia hội thoại phụ thuộc vào
chức quyền, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, địa vị trong gia đình,… của
họ. Các yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc hội thoại và không có sự thay
đổi nào trong suốt cuộc hội thoại. Các nhà ngôn ngữ học đã dùng thuật ngữ
vai giao tiếp (hội thoại) để biểu hiện vị thế xã hội của các nhân vật giao tiếp,
trong đó có: Quan hệ ngang vai (quan hệ giữa những người có tuổi tác, vị thế
bình đẳng, ví dụ: bạn bè cùng lớp, bạn đồng nghiệp,…); quan hệ không
ngang vai (người nói có tuổi tác, vị thế thấp hơn hoặc cao hơn người nghe, ví
dụ: quan hệ thầy – trò).
Ví dụ: Tiếng Việt 3 – Tập 1 – Trang 62 – Bài “Các em nhỏ và cụ già”
- Chắc là cụ bị ốm?
- Hay cụ đánh mất cái gì?
- Chúng mình thử hỏi xem đi.

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

Trong ví dụ trên, ở 3 lượt lời đầu, các nhân vật giao tiếp có quan hệ
ngang vai (bạn bè), nhưng ở lượt lời sau, giữa người nói và người nghe là
quan hệ không ngang vai (các em nhỏ có tuổi tác nhỏ hơn cụ già).
Quan hệ thân hữu là quan hệ thiên về tình cảm giữa những người
tham gia hội thoại. Quan hệ thân hữu biểu hiện trên các mức độ thân / sơ,
thân thiết / xa lạ,... Mối quan hệ này có thể có sự biến đổi trong và sau cuộc
thoại.
b. Đề tài hội thoại
Đề tài hội thoại bao gồm những sự kiện, hiện tượng, sự vật trong thực
tế khách quan và cả những tình cảm, tâm trạng của con người. Đó là những
hiện thực được đề cập trong ngôn bản hoặc những điều người nói muốn gửi
gắm tới người nghe.
18


Khi thực hiện một cuộc giao tiếp, để xác định hiện thực được nói tới,
người nói phải trả lời câu hỏi: Mình sẽ nói về vấn đề gì? Mình sẽ gửi gắm
điều gì (thông điệp nào) tới người nghe?
c. Hoàn cảnh giao tiếp
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như các hoạt động khác của
con người luôn diễn ra trong những hoàn cảnh nhất định. Hoàn cảnh giao tiếp
là nơi chốn, thời gian trong đó cuộc giao tiếp diễn ra; được hiểu ở nghĩa rộng
và nghĩa hẹp. Nhân tố hoàn cảnh giao tiếp trả lời cho câu hỏi: Nói trong hoàn
cảnh nào?
Hoàn cảnh giao tiếp rộng: Bao gồm toàn bộ hoàn cảnh địa lí, xã hội,
lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa,… mà các nhân vật giao tiếp là những
thành viên trong cộng đồng lịch sử đó. Giáo sư Đỗ Hữu Châu cho rằng:
“Hoàn cảnh giao tiếp rộng không tham gia trực tiếp vào giao tiếp mà tham
gia dưới dạng những hiểu biết, kinh nghiệm về chúng có trước hoạt động
giao tiếp trong tư duy người phát, người nhận.”

Hoàn cảnh giao tiếp hẹp: Là hoàn cảnh chỉ nơi chốn cụ thể với những
đặc trưng riêng, ở đó diễn ra hoạt động giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp
còn được gọi là “môi trường giao tiếp”. Những môi trường giao tiếp khác
nhau có những cách thức diễn đạt khác nhau để biểu thị một nội dung giao
tiếp cụ thể nào đó.
Ví dụ: Tiếng Việt 3 – Tập 1 – Trang 77 – Bài “Giọng quê hương”
Lúc đứng lên trả tiền, Thuyên mới biết mình quên chiếc ví ở nhà. Hỏi
Đồng, Đồng cũng không mang tiền theo. Hai người đang lúng túng, chợt một
trong ba thanh niên bước lại gần, hỏi:
- Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền.
Thuyên ngạc nhiên nhìn anh thanh niên. Trên gương mặt đôn hậu,
cặp mắt anh ánh lên vẻ thành thực, dễ mến. Thuyên bối rối:
- Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là…
Người thanh niên không để Thuyên kịp dứt lời:
- Dạ, không! Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen…
Theo THANH TỊNH
Trong ví dụ trên, hoàn cảnh giao tiếp hẹp là thời điểm giữa trưa, trong
một quán ăn, có ba thanh niên cùng ăn trong quán. Hoàn cảnh giao tiếp rộng
là hai nhân vật Thuyên, Đồng rời quê đi làm xa nhiều năm. Vì bị lạc, hai anh
19


vào quán hỏi đường, nhân tiện ăn để đỡ đói nhưng lỡ quên ví. Một thanh niên
nghe được giọng quê hương của mình nên xin trả bữa ăn.
d. Mục đích giao tiếp
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn nhằm vào một mục đích nào
đó. Mục đích giao tiếp cũng chi phối các phương diện của hoạt động giao
tiếp. Giao tiếp có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau, có thể có mục đích
chính, mục đích phụ. Mục đích giao tiếp có liên quan đến chức năng của giao
tiếp; thông báo, tạo lập quan hệ, biểu hiện, giải trí, hành động. Giao tiếp có

thể nhằm mục đích làm quen, bày tỏ nỗi vui mừng, lo sợ, thông báo cho
người nghe một tư tưởng, một nhận thức nào đó của mình, đưa ra một lời
mời, hay một yêu cầu đòi hỏi người nghe phải thực hiện, đặt ra một câu hỏi
về một vấn đề mà mình chưa rõ để người nghe giải đáp,…
Khi đạt được mục đích đã đặt ra thì hoạt động hội thoại cũng đạt
được hiệu quả. Nhân tố mục đích hội thoại trả lời cho câu hỏi: Nói để làm gì?
1.1.5.2. Ngôn ngữ
a. Đặc điểm của ngôn ngữ nói:
- Có thể sử dụng tất cả các lớp từ (từ toàn dân, từ địa phương, từ vay
mượn,…) trong vốn từ của một ngôn ngữ.
Ví dụ: Tiếng Việt 5 – Tập 1 – Trang 24 – Bài “Lòng dân”
Cai:

- Anh chị kia

Dì Năm:

- Dạ, cậu kêu chi?

Cai:

- Có thấy một người mới chạy vô đây không?

Dì Năm:

- Dạ, hổng thấy.

Cán bộ:

- Lâu mau rồi cậu?


Cai:

- Mới tức thời đây.

Cai:

- Thiệt không thấy chớ? Rõ ràng nó quẹo vô đây. Anh nầy
là…

Dì Năm:

- Chồng tui. Thằng nầy là con.

Theo NGUYỄN VĂN XE
Trong trích đoạn kịch trên, các nhân vật đã sử dụng từ ngữ địa phương
vùng Nam Bộ như: Hổng thấy (không thấy); thiệt (thật), quẹo vô (rẽ vào).
- Thường sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đơn giản, giản lược, các cách diễn
đạt không theo quy tắc ngữ pháp chuẩn mực, nói tắt,…
20


Ví dụ cũng trong bài “Lòng dân”:
Dì Năm:

- Ba nó để chỗ nào?

Cán bộ:

- Thì coi đâu đó.



Cán bộ:

- Có không, má thằng An?

Dì Năm:

- Chưa thấy.

Trong ví dụ trên, dì Năm và cán bộ đã dùng những lời đáp ngắn gọn, giản
lược, nói tắt và dùng những câu nói khuyết chủ ngữ (diễn đạt không đúng quy
tắc ngữ pháp chuẩn mực).
- Chú trọng sử dụng ngữ điệu để diễn đạt một số nội dung thông tin và nội
dung liên quan đến tình cảm, cảm xúc, biểu đạt thái độ,… của người nói.
- Được sự phụ trợ có hiệu quả của các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu
bộ, nét mặt… của người tham gia hội thoại.
b. Ngữ vực
Bên cạnh ngôn ngữ chuẩn mực, lại có các phương ngữ địa lí, các loại biệt
ngữ xã hội,… Sự phân chia này dựa theo đối tượng sử dụng ngôn ngữ.
M. Haliday bàn đến ba loại ngữ vực:
- Ngữ vực quy thức: Dùng để nói với người quen biết ít hoặc chưa quen
biết.
- Ngữ vực thân tình: Dùng để giao tiếp giữa những người có quan hệ thân
thiết với nhau.
- Ngữ vực phi quy thức: Dùng để giao tiếp giữa những người tuy có biết
nhau nhưng không thân thiết.
c. Ngôn ngữ cá nhân
Ngôn ngữ mỗi cá nhân dung khi hội thoại đều có dấu ấn của ngôn ngữ
chuẩn mực, của phương ngữ, của ngữ vực, biệt ngữ xã hội, đồng thời kèm theo

là sự sáng tạo của riêng cá nhân.
Tóm lại, trên đây là các nhân tố cơ bản của hoạt động giao tiếp. Các nhân tố
này có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau và chịu sự chi phối của đích
giao tiếp.

21


1.1.6. Các quy tắc hội thoại
Quy tắc hội thoại là những quy tắc bất thành văn nhưng được xã hội chấp
nhận và những người tham gia hội thoại phải tuân theo khi thực hiện các vận
động hội thoại để cho cuộc thoại vận động như mong muốn.
1.1.6.1. Quy tắc luân phiên lượt lời
Quy tắc này đảm bảo cho các lượt lời kế tiếp nhau liên tục để cuộc thoại
không bị ngắt quãng, các lượt lời không chen nhau. Bên cạnh đó, cuộc thoại còn
cần có sự thay đổi luân phiên hài hòa vai trao lời và đáp lời của những người
tham gia hội thoại. Quy tắc này yêu cầu:
- Mỗi lần một người nói trong hội thoại gọi là một lượt lời.
- Vai người nói thường xuyên thay đổi trong một cuộc hội thoại.
- Mỗi lần chỉ có một người nói.
- Lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài. Dấu hiệu kết thúc
lượt lời: sự diễn đạt trọn vẹn về ý nghĩa, cú pháp, ngữ điệu, các dấu hỏi hoặc
các hư từ (nhé, nghe, à, ạ,…)
- Các lượt lời có thể được một người điều khiển phân phối hoặc do các
nhân vật hội thoại tự thương lượng một cách không tường minh với nhau.
1.1.6.2. Quy tắc các phương châm hội thoại
a. Nguyên tắc cộng tác hội thoại
Nguyên tắc này được Grice phát biểu một cách tổng quát như sau: Hãy
làm cho phần đóng góp của anh vào cuộc hội thoại đúng như nó được đòi hỏi ở
giai đoạn mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội

thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào. Nghĩa là:
- Nói đúng đề tài đã thống nhất, phù hợp với đích của cuộc hội thoại.
- Không nói những điều không đúng hoặc chưa có sức thuyết phục.
- Nói rõ rang, ngắn gọn, tránh nói tối nghĩa và nói mập mờ.
b. Nguyên tắc tôn trọng thể diện
Các nhân vật hội thoại phải tôn trọng nhau. Điều đó được thể hiện:
- Tôn trọng lượt lời, không cướp lời, không cắt ngang lời người khác.
- Không có hành động hoặc lời nói làm ảnh hưởng tới thể diện của người
đối thoại, tránh những hành vi ngôn ngữ xúc phạm đến thể hiện của nhau như
vạch tội, chửi bới, nhiếc móc,...
22


- Biết chú ý lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người đối thoại, không trả lời
thay, không nói hớt, cướp lời.
Để tôn trọng thể diện của nhau, người Việt đã sử dụng các biện pháp tu từ
như: nói giảm, nói vòng, các công thức xã giao, những lời nói dối vì lịch sự,…
c. Nguyên tắc khiêm tốn
Người tham gia hội thoại phải thực sự khiêm tốn.
+ Không khoe khoang, không nói về mình nhiều quá.
+ Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ khiêm tốn, lịch sự.
1.1.6.3. Quy tắc liên kết hội thoại
- Trong một cuộc hội thoại, các lượt lời kế tiếp nhau cùng hướng về một
chủ đề, một đích giao tiếp, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của nhau, liên kết chặt chẽ
với nhau.
- Tính liên kết hội thoại thể hiện trong lòng một phát ngôn, giữa các phát
ngôn, giữa các hành vi ngôn ngữ, giữa các đơn vị hội thoại.
1.1.6.4. Phép lịch sự
Theo C.K.Orecchioni, phép lịch sự bao trùm tất cả các phương diện của
diễn ngôn, bị chi phối bởi các quy tắc có chức năng giữ gìn tính chất hài hòa của

quan hệ liên cá nhân, được chia thành hai loại: Lịch sự quy ước và lịch sự chiến
lược.
- Lịch sự quy ước: Đặc tính của lịch sự quy ước là có những phương tiện
ít nhiều quy ước, bắt buộc khiến cho bất kì ai tham gia vào hoạt động giao tiếp
cũng phải sử dụng, nếu không sẽ bị xem là bất lịch sự hoặc vô lễ, lạnh lùng, vô
tình, khách sáo,…
- Lịch sự chiến lược: Là lịch sự liên quan tới việc sử dụng các hành động
ở lời và những đề tài được đưa vào hội thoại.
1.1.6.5. Các biểu thức rào đón
Các biểu thức rào đón là những biểu thức không thêm gì vào giá trị đúng
sai của một nội dung phát ngôn, chúng chỉ có chức năng vạch ra phạm vi và
hướng dẫn cách hiểu, cách lí giải phát ngôn theo các quy tắc hội thoại, theo các
điều kiện sử dụng của các hành động ở lời tạo ra các phát ngôn đó.
Những biểu thức rào đón thường là các quán ngữ. Có thể chia các biểu
thức rào đón theo các phạm vi tác động của chúng như sau:
- Các biểu thức rào đón phương châm cộng tác của Grice:
23


+ Các biểu thức rào đón liên quan đến phương châm về lượng: như chúng
ta đã biết, như đã nói, tất cả những gì tôi biết là,…
+ Các biểu thức rào đón liên quan đến phương châm về chất: nghe đâu,
nghe đồn, có lẽ, hình như, nếu tôi không lầm thì,…
+ Các biểu thức rào đón liên quan đến phương châm về quan hệ: à này,
tiện đây, có lẽ đã đến lúc phải nói điều này,…
+ Các biểu thức rào đón liên quan đến phương châm cách thức: nói rõ là,
nói gọn lại, cụ thể là, nói khí dài dòng,…
- Các biểu thức rào đón liên quan đến các điều kiện sử dụng hay hiệu quả
của hành động ở lời:
+ Các biểu thức rào đón liên quan đến điều kiện sử dụng của hành động ở

lời: chân thành (cảm ơn), tôi bảo thật,…
+ Các biểu thức rào đón giảm thiểu tác động xấu của hành động ở lời: phỉ
phui, nói trộm vía,…
+ Các biểu thức thực hiện phép lịch sự: nói khí vô phép, nói chị bỏ ngoài
tai, tôi hỏi thật,…
1.1.7. Các đơn vị hội thoại
- Cuộc thoại
Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất tính từ khi các nhân vật
gặp nhau, khởi đầu nói cho đến lúc chấm dứt.
Cuộc thoại được xác định bởi các tiêu chí: Nhân vật cuộc thoại, tiêu chí
thống nhất về thời gian và địa điểm, tiêu chí thống nhất về chủ đề, tiêu chí về
các dấu hiệu định ranh giới cuộc thoại.
Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại là:
+ Đoạn thoại mở đầu
+ Thân cuộc thoại
+ Đoạn thoại kết thúc
- Đoạn thoại
Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt
chẽ với nhau về ngữ nghĩa (sự liên kết chủ đề) hoặc về ngữ dụng (tính duy nhất
về mục đích).
- Tham thoại
24


Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp
thoại nhất định. Một tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên.
Một tham thoại có hành vi chủ hướng và có thể có một hoặc một số hành vi phụ
thuộc.
- Cặp thoại
Cặp thoại là hành vi lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham

thoại tạo nên.
Cấu trúc nội tại của cặp thoại gồm: cặp thoại một tham thoại, cặp thoại hai
tham thoại và cặp thoại ba tham thoại.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC
1.2.1. Đặc điểm nhận thức
1.2.1.1. Tư duy
Ở giai đoạn các lớp đầu tiểu học, tư duy trực quan vẫn chiếm ưu thế. Việc
học tập của học sinh chủ yếu dựa trên việc phân tích, đối chiếu các đối tượng và
hình ảnh trực quan cụ thể. Tư duy của học sinh ở lứa tuổi này vẫn bị chi phối bởi
tổng thể. Tư duy phân tích bắt đầu hình thành nhưng còn yếu nên các biểu tượng
được hình thành ở học sinh chưa thật chính xác và vững chắc. Học sinh có thể bị
nhầm lẫn, sai sót trong khi lĩnh hội các âm, vần, các quy tắc ngữ pháp đơn giản.
Nhờ ảnh hưởng của việc học tập, học sinh lớp 3, 4 dần dần chuyển từ mặt
nhận thức các mặt bên ngoài của sự vật, hiện tượng đến nhận thức các thuộc tính
bên trong và dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng. Trên cơ sở đó, học sinh
dần dần học tập được các khái niệm khoa học, phân loại, phân hạng trong nhận
thức.
1.2.1.2. Tưởng tượng
Hoạt động học tập có tính hệ thống là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
tưởng tượng của học sinh Tiểu học. Tưởng tượng của học sinh tiểu học được
hình thành và phát triển qua hoạt động học và các hoạt động khác.
Ở học sinh các lớp cuối bậc học, nhờ vào kinh nghiệm học tập, nhờ vào tri
thức khoa học các em lĩnh hội ở nhà trường đã trở nên phong phú nên tưởng
tượng của các em càng gần hiện thực hơn. Học sinh biết dựa vào ngôn ngữ để
xây dựng hình ảnh có tính khái quát và trừu tượng hơn.
Tưởng tượng tái tạo từng bước được hoàn thiện, gắn liền với những hình
tượng đã tri giác trước hoặc tạo ra những hình tượng phù hợp với những điều
mô tả, hình vẽ, sơ đồ,… Biểu tượng của sự tưởng tượng dần trở nên hiện thực
hơn, phản ánh đúng đắn nội dung của các môn học, nội dung câu chuyện đã đọc.
1.2.1.3. Cảm giác, tri giác

25


×