Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Nhóm 1 ô nhiễm nước và biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Bài báo cáo

Ô nhiễm môi trường nước và
biện pháp khắc phục
GV : Lê Quốc Tuấn
THÀNH VIÊN NHÓM :
Nguyễn Sỹ Trường (13149458)
Phan Minh Tâm (13149343)
Lâm Quang Bình (13149020)
Nguyễn Văn Vũ (13149501)
Trần Thụy Thúy An (13115491)
Nguyễn Hương Giang (13121036)


I.Nước



Là một hợp chất hóa học của H và O.



CTPT : H2O



Là thành phần thiết yếu của sự sống và là môi trường quyết định sự tồn tại và phát


triển bền vững của đất nước (tài nguyên nước đặc biệt quan trọng).



Chiếm 70% diện tích Trái Đất nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên trái đất nằm
trong các nguồn để khai thác dùng làm nước sinh hoạt.

II. Ô nhiễm nguồn nước
1. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước

Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính
chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình
thường của con người và sinh vật.


Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước,làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho người,cho công nghiệp,nông nghiệp,cho
động vật nuôi và các loài hoang dã.”

2. Phân loại ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải
sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...

Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ

Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận
chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu.


Ô nhiễm vật lý
Theo vị trí không gian có thể chia ra:
 ô nhiễm hồ
 ô nhiễm biển
 ô nhiễm nước mặt
 ô nhiễm nước ngầm.


III. Hiện trạng và nguyên nhân
1. Hiện trạng

Việt Nam:
Hiện tại đã xuất hiện nhiều điểm ô nhiễm nước. ở phía Nam, nước sông Đồng Nai
thường có pH 10 mg/l.
Sông Hồng có lượng phù sa lớn tại Sơn Tây là 6.980 g/m3, hàng năm đổ ra biển
120 triệu tấn. Cứ 1000 m3 nước cho một lượng các chất màu mỡ tương đương 1
tấn phân chuồng.


Nước ở Hà Nội phần trên mặt còn rất bẩn do lượng chất thải sinh hoạt của thành
phố quá lớn (300.000m3/ngày đêm). Cả Hà Nội có 236 xí nghiệp, nhà máy quốc
doanh và 12.223 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh hoạt động liên tục và thải chất
thải nước kênh Tham Luông (TP.HCM) màu đen sẫm, thối, chất hữu cơ cao, có
khi COD = 596mg/l, BOD5 = 184,5 mg/l, BO = 0.
Nước sông Sài Gòn có lượng ôxy giảm, NH+4 tăng sau khi nhận được nước kênh
Tham Luông và rạch Thị Nghè, kênh Bến Nghé.
Các cơ sở sản xuất ở Việt Trì mỗi năm thải vào sông Hồng 3,9 triệu m3 và 2,8 triệu
m3 nước sinh hoạt. Khu vực Bãi Bằng,
Supephosphat mỗi ngày thải ra sông Hồng 100.000 m3 nước với chất lượng pH< 4,
hàm lượng Fe, chất hữu cơ, NH+4 , NO-2 tăng.

Đặc biệt ô nhiễm nguồn nước nhà máy Supephotphat Lâm Thao làm đã gây bệnh
ung thư ở người.
Khu công nghiệp Thái Nguyên đã biến nước sông Cầu thành màu đen, mặt nước
nổi bọt kéo dài hàng chục km. Trâu, bò uống nước ao, hồ chết hàng loạt, lúa bị khô
vàng cả một vùng.
Một số nơi như Châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, vùng ven
biển Quảng Ninh, miền Trung,... do khai thác.
Thế giới:
Hàng năm có khoảng 700.000 người mắc bệnh do nước uống không đảm bảo.


Hiện nay đường thuỷ và sông ngòi Châu Âu đều đã bị ô nhiễm do hợp chất hữu cơ
có chứa Clo từ các nhà máy công nghiệp, nông nghiệp và nước sinh hoạt.
Mĩ hàng năm sử dụng đến 400.000 kg thuỷ ngân để chế thuốc trừ sâu và diệt cỏ.
Ấn Độ có tới 70% nước bề mặt bị nhiễm bẩn.
Sông Phin của Cộng hoà Liên bang Đức hàng năm nhận vào 7 tấn muối, 4000 tấn
Nitrat, 2.200 tấn Sunphat ...
Sự ô nhiễm cả đại dương đáng lo ngại: Dầu mỏ, kim loại nặng,
thuốc trừ sâu, nước thải, .... 1 tấn dầu tạo 500ha váng, dù có váng mỏng cũng làm
ngạt các sinh vật thuỷ sinh. Cá con chỉ cần một nồng độ 0,2 mg/l, cá lớn
16 mg/l thì sẽ bị chết ngạt.

2.Nguyên nhân


Các tác nhân gây ô nhiễm nước:
Tất cả các tác nhân gây ô nhiễm nước có thể xếp vào 3 loại:
- ô nhiễm nước về mặt sinh học.
- ô nhiễm nước về mặt lí học.
- ô nhiễm nước về mặt hoá học.

Để dễ sử dụng và kiểm soát, 3 loại trên được chia thành 8 nhóm:
+ Các tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, vi rút, ĐVNS, kí sinh trùng.
+ Các chất thải cần ôxy: phân gia súc, các chất hữu cơ phân huỷ...
+ Các hoá chất hoà tan: axit, muối, các kim loại độc, ...
+ Các chất vô cơ: Muối Nitrat, Phosphat hoà tan.
+ Các chất hữu cơ có thể hoà tan và không hoà tan: dầu, mỡ, nhựa, các
dung môi,...
+ Phù sa hoặc các chất lơ lửng: các hạt đất, bùn không hoà tan
+ Các chất phóng xạ.
+ Độ sạch: Mức độ về độ sạch của nước là tuỳ thuộc vào mục tiêu sử
dụng: nước sinh họat.
Biểu hiện :

* Màu sắc: Màu nước chỉ thị cho ô nhiễm nước, nước tự nhiên sạch không màu,
nếu nhìn vào bề dày của nước ta có cảm giác nước có màu xanh nhẹ do hấp thụ


chọn lọc các bước sóng của ánh sáng mặt trời.... cường độ màu thường được đo
trên máy so màu.
* Mùi vị: Nước cất không có mùi, còn vị quyết định bởi lượng chất hoà tan với
lượng nhỏ. Mỗi khi mùi vị trở nên khó chịu cũng có nghĩa là nước bị ô nhiễm.
* Độ đục: Nước bị đục do những hạt keo lơ lửng, chúng có thể là hạt sét, mùn, vi
sinh vật. Độ đục ảnh hưởng tới ánh sáng chiếu vào nước và khả năng sử dụng
nước. Độ đục được đo bằng máy so độ đục với thang chuẩn.
* Nhiệt độ: Ô nhiễm nhiệt phần lớn là nước làm nguội từ các nhà máy sản xuất
công, nông nghiệp. Nước ít O2, sinh vật phù du phát triển. Nước nóng có thể làm
thay đổi thành phần các quần thể động, thực vật.

* Độ cứng của nước: Nước tự nhiên thường chia ra nước cứng và nước mềm.
Nước cứng thường ít tạo bọt với xà phòng vì nó giàu Cacbonat hoặc

Hydrocacbonát của Ca, Mg có trong nước. Độ cứng của nước không được xem là
ô nhiễm vì không gây hại cho sức khoẻ con người. Nhưng cản trở cho hoạt động
kinh tế và công nghiệp.
Các tác nhân gây ô nhiễm:
a

Ô nhiễm do tự nhiên

Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm
dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do sự
phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất, hoặc
do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự


hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư
như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng.

b


Ô nhiễm nhân tạo
Sinh hoạt của con người
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ
gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải
trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người.



Hoạt động công nghiệp



 Nước thải công nghiệp xả ra ngoài môi trường chưa qua xử lý hoặc

xử lý chưa đạt chuẩn.

 Do các hiện tượng khai thác dầu mỏ,vận chuyển ở biển và các chất

thải bị nhiễm xăng dầu.
 Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các

cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.
Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công
nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào
ngành sản xuất công nghiệp cụ thể.


Hoạt động nông nghiệp
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa
không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp


khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các
chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) gấp ba lần liều khuyến cáo.





IV.

Các hoạt động khác
Phát triển dịch vụ, phát triển du lịch biển,các sự cố vận chuyển trên biển,sự
cố khi khai thác dầu trên biển…cũng gây ô nhiễm nước vô cùng nghiêm
trọng.

Biện pháp khắc phục
 Xây dựng và tăng cường kiểm tra các hệ thống xử lí nước thải.


 Tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ sở trên lưu vực sông, nếu phát

hiện vi phạm sẽ xử lý thật nghiêm theo quy định của pháp luật
 Cần xử lí nước thải công nghiệp,từ các làng nghề, nước thải sinh
hoạt,trước khi thải ra môi trường.
 Phát triển công nghệ, kỹ thuật môi trường: các giải pháp
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, sử dụng vật liệu sạch,
công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ xử lý cuối
đường ống,...


 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ

môi trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia ...


 Có chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích...

Xây dựng các kế hoạch dài hạn phòng ngừa và xử lý sự cố

ô nhiễm môi trường.
 Áp dụng mô hình VAC trong sản xuất nông nghiệp.

 Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực môi

trường. Tổ chức các buổi hội thảo, các cuộc diễu hành nhằm tuyên
truyền,nâng cao ý thức cho người dân.


Vì tương lai quê hương đất nước, hãy giữ lấy
màu xanh và làm sạch môi trường!!!
________________HẾT________________



×