Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Người Mông ở huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào (1986 2016) (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHETSAMONE PHOUTSADY

NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN PẸC, TỈNH XIÊNG KHOẢNG
NƯỚC CHDCND LÀO (1986 - 2016)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Nguyên - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHETSAMONE PHOUTSADY

NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN PẸC, TỈNH XIÊNG KHOẢNG
NƯỚC CHDCND LÀO (1986 - 2016)
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8 22 90 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ THỊ THU THỦY

Thái Nguyên - 2019


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019

TÁC GIẢ

Phetsamone PHOUTSADY

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lịch sử trường Đại học
Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hà Thị
Thu Thủy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn Thạc sĩ.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cùng các thầy cô trong
Trường Cao Đẳng Sư Phạm Khangkhay đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình

học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn tới Phòng Thông tin Văn hoá, Phòng
Kế hoạch và đầu tư huyện Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng, Hội đồng Cụm bản Nhot Ngừm,
Lat Buôc, Thông Háy, Phan, Lat Huông...đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
tìm hiểu tư liệu để hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân
thành cảm ơn.

TÁC GIẢ
Phetsamone PHOUTSADY

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... iv
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN ..................................... v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ....................................................................................... 2
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .......................................... 6
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 7
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN PẸC, TỈNH

XIÊNG KHOẢNG ...................................................................................................... 9
1.1. Vài nét về huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng ............................................................. 9
1.2. Khái quát về người Mông ở huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng .............................. 12
1.2.1. Nguồn gốc tộc người Mông .............................................................................. 12
1.2.2. Kinh tế - xã hội của người Mông ở huyên Pẹc trước năm 1986 ...................... 18
Chương 2.ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN PẸC,
TỈNH XIÊNG KHOẢNG (1986 - 2016) .................................................................. 22
2.1. Nông nghiệp ......................................................................................................... 22
2.1.1. Trồng trọt .......................................................................................................... 22
2.1.2. Chăn nuôi .......................................................................................................... 38
2.2. Khai thác nguồn lợi tự nhiên ............................................................................... 40
2.3. Thủ công nghiệp .................................................................................................. 42
2.3.1. Nghề rèn, đúc .................................................................................................... 42
2.3.2. Nghề mộc .......................................................................................................... 44
2.3.3. Nghề dệt ............................................................................................................ 45
2.3.4. Nghề nấu rượu ngô ........................................................................................... 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.3.5. Nghề bốc thuốc chữa bệnh................................................................................ 49
2.4. Trao đổi hàng hóa ................................................................................................ 50
Chương 3. VĂN HÓA CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN PẸC, TỈNH
XIÊNG KHOẢNG (1986 - 2016) ............................................................................. 53
3.1. Văn hóa vật chất .................................................................................................. 53
3.1.1. Nhà cửa ............................................................................................................. 54
3.1.2. Đời sống ẩm thực .............................................................................................. 55
3.1.3. Mặc (trang phục) ............................................................................................... 60
3.2. Đời sống tinh thần ................................................................................................ 62

3.2.1. Tín ngưỡng, tôn giáo......................................................................................... 62
3.2.2. Phong tục tập quán ............................................................................................ 69
3.4. Lễ hội ................................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 85
PHỤ LỤC................................................................................................................... 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.Thống kê dân số ở huyện Pẹc Tỉnh Xiêng Khoảng năm 2016 ..................... 16
Bảng 1.2.Thống kê về người Mông ở huyện Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (năm 2016) ... 17
Bảng 1.3. Số liệu điều tra nghề nghiệp trong số hộ gia đình của người Mông (2016) .... 17
Bảng 2.1.Phân loại đất nương của người Mông ở huyện Pẹc........................................ 24
Bảng 2.2.Nông lịch của người Mông ở huyện Pẹc. ........................................................ 31
Bảng 2.3.Sản lượng thu hoạch và tổng thu nhập từ trồng trọt của người Mông ở
huyện Pẹc, năm 2016 ....................................................................................... 32
Bảng 2.4.Thống kê chăn nuôi của người Mông ở Cụm bản Nhot Ngừm năm 2016 .. 33
Bảng 2.5.Sản lượng thu hoạch và tổng thu nhập từ trồng trọt của người Mông ở
Cụm bản Lat Buốc huyện Pẹc, năm 2016 ..................................................... 33
Bảng 2.6.Thống kê chăn nuôi của người Mông ở Cụm bản Lat Buốc năm 2016 ....... 33
Bảng 2.7.Sản lượng thu hoạch từ trồng trọt của người Mông ở Cụm bản Thông
Háy huyện Pẹc năm 2016 ................................................................................ 34
Bảng 2.8.Thống kê chăn nuôi của người Mông ở Cụm bản Thông Háy năm 2016 ... 34
Bảng 2.9.Sản lượng thu hoạch từ trồng trọt của người Mông ở Cụm bản Phan
huyện Pẹc, năm 2016 ....................................................................................... 34

Bảng 2.10.Thống kê chăn nuôi của người Mông ở Cụm bản Phan năm 2016 ............ 35
Bảng 2.11.Sản lượng thu hoạch từ trồng trọt của người Mông ở Cụm bản Lat
Huổng ở huyện Pẹc năm 2016. ....................................................................... 35
Bảng 2.12.Thống kê chăn nuôi của người Mông ở Cụm Bản Lat Huổng năm
2016.................................................................................................................... 35
Bảng 2.13. Thống kê chăn nuôi của người Mông ở Cụm Bản thuộc huyện Pẹc
năm 2016 ........................................................................................................... 36
Bảng 2.14. Thống kê chăn nuôi của người Mông ở Cụm Bản thuộc huyện Pẹc
năm 2016 ........................................................................................................... 36
Bảng: 2.15. Thống kê chăn nuôi theo số điều tra của người Mông ở huyện Pẹc
tỉnh Xiêng Khoảng năm 2016 ......................................................................... 39
Bảng: 2.16. Thu nhập từ chăn nuôi của người Mông ở huyện Pẹc tỉnh
Xiengkhhouang năm 2016. ............................................................................. 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN
STT

Họ và tên

Chỗ ở

Tuổi

1

Ông Vasoualee


62

Bản Viêng Khoan, xã Lat Buôc

2

Ông Vasayneng

73

Bản Lat Buôc, xã Lat Buôc

3

Ông Kayeng

54

Trưởng bản Tha Chôc, xã Nhot Ngừm

4

Chị Kalia

43

Bản Na SA La, xã Nhot Ngừm

5


Ông Leeseng

65

Bản Lat Ngon, xã Thông Hay

6

Ông Hervang

50

Bản Na Hoi, xã Thông Hay

7

Anh Valee

38

Bản Phôn Xay, xã Phăn

8

Ông Chamoua

71

Bản Nong, xã Phăn


9

Bà Jongher

60

Bản Lat Huông, xã Lat Huông,

10

Ông thorporxiong

63

Bản Năm Tôm, xã Lat Huông

11

Anh Choyang

41

Bản Khang Khay

12

Ông Beelor

54


Bản Phôn Savang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia đa dân tộc. Theo số
liệu thống kê năm 2015, nước Lào có 49 dân tộc cùng sinh sống và mỗi dân tộc lại có
một sắc thái riêng, độc đáo và được chia thành 04 nhóm ngôn ngữ: Nhóm ngôn ngữ
Lào - Thái (Tày), nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme, nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, nhóm
ngôn ngữ Hán - Tây Tạng. Qua chiều dài lịch sử, các dân tộc đã luôn kề vai sát cánh
cùng sinh sống, sản xuất và chống ngoại xâm. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào luôn coi vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng và xây
dựng chính sách dân tộc nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc để thực hiện sự nghiệp
đấu tranh chống thực dân đế quốc, phong kiến và tay sai, nhằm giành độc lập dân tộc,
xây dựng đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Trong cộng đồng các dân tộc ở Lào, người Mông có số dân đông chiếm vị trí
thứ 3. Họ cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh từ miền Bắc đến miền Trung của Lào
như Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bo Kéo, Luổng Năm Tha, Ụ Đôm Xay, Luổng Pha
Bang, Viêng Chăn, Bo Li Khăm Xay. Trong điều kiện lịch sử của nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND) Lào, người Mông có vai trò đặc biệt quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng và trong sản xuất. Trải qua quá trình dựng nước và giữ
nước, họ đã góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần, đã tích cực tham gia
các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, nhất là đấu tranh chống ngoại xâm, giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng chính mình. Bằng lao động sáng tạo
của mình, người Mông cũng đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát

triển kinh tế cho đất nước.
Ngày nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh,
quan hệ đối ngoại được mở rộng, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên.
Cơ chế kinh tế mới đã làm cho mọi hoạt động của người dân Lào nói chung, người
Mông nói riêng càng trở nên năng động, sáng tạo hơn. Tuy nhiên, trên bước đường
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế, sự phát triển
của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã tác động tiêu cực đến các tầng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




lớp xã hội, trong đó có người Mông. Bức tranh tổng thể vẫn là sự chênh lệch về trình
độ phát triển mọi mặt giữa các dân tộc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tập quán
canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng nhiều nơi còn yếu kém, điều kiện sống của nhân dân
còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ
đến việc kế thừa, giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống dân tộc.
Muốn phát triển một xã hội lành mạnh, bền vững và ổn định thì các dân tộc
nói chung và người Mông nói riêng phải được quan tâm đúng mức. Điều đó có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở Lào hiện
nay. Bởi lẽ, việc nghiên cứu về người Mông một mặt sẽ góp phần làm sáng tỏ quá
trình tộc người với các hình thức tiến triển của các loại hình kinh tế văn hóa mang
dấu ấn riêng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng
cung cấp thêm những luận cứ khoa học làm cơ sở vững chắc cho việc bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa của địa phương.
Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu về dân tộc Mông là vấn đề cần thiết
và cấp bách. Vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Người Mông ở huyện Pẹc, tỉnh
Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào (1986 - 2016)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Liên quan đến đề tài này có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau đây:
Tác giả Đuông Xay Đuông Pha Sỷ với cuốn Lịch sử Lào, đất nước và con
người Lào (1995) do nhà xuất bản Quốc gia Lào phát hành đã trình bày một cách
tổng thể về các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước Lào, những nét chính về đặc
điểm văn hóa xã hội của những tộc người chính trên đất nước Lào.
Công trình “Lịch sử Lào” (1998) do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Việt
Nam) hợp tác với các nhà nghiên cứu của Viện khoa học Xã hội Lào, đã nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển, văn hóa của các dân tộc
ở nước Lào từ thời tiền sử đến hiện nay. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu từ
những vấn đề quan trọng như: Di tích văn minh thời tiền sử và sơ sử đến sự hình
thành các bang, tiểu bang cổ đại trên đất Lào; Vương quốc Lào Lạn Xạng thời kỳ xây
dựng và bảo vệ đất nước; Nước Lào trong thời kỳ thuộc Pháp (1893-1954); Cuộc đấu
tranh của nhân dân Lào chống chủ nghĩa đế quốc mới của Mỹ dưới sự lãnh đạo của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Đảng NDCM Lào; Thắng lợi vĩ đại năm 1975 và sự lựa chọn con đường phát triển
của Lào trong 20 năm sau cách mạng giải phóng dân tộc Lào (1976 - 1995). Công
trình này là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc làm rõ những giá trị văn hóa truyền
thống của các dân tộc Lào nói chung và người Mông nói riêng.
Tác giả Văn Vinh với cuốn “Tập quán và lễ hội cổ truyền các dân tộc Lào”
(2000). Đây là cuốn sách viết về vùng dân tộc với đầy đủ nội hàm, khía cạnh như: đặc
điểm tự nhiên, văn hóa xã hội, đặc điểm dân tộc và phong tục tập quán của các dân tộc ở
Lào. Một luận điểm mới đã được tác giả đề cập và đi sâu vào phân tích: Giải quyết mối
quan hệ giữa văn hóa truyền thống của các dân tộc và văn hóa, văn minh hiện đại.
Năm 2005, tác giả Khampheng Thipmountaly công bố công trình “Quá trình
hình thành và phát triển các dân tộc ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” do
Viện Nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo Lào phát hành. Cuốn sách trình bày về nguồn

gốc và văn hóa của các dân tộc của Lào, trong đó có văn hóa của người Mông.
Cuốn “Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng dân tộc Lào” (2006)
của Ma Hà Bun My Thếp Sỹ Mương. Công trình này khái quát lịch sử hình thành và
phát triển trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc Lào; là tư liệu quan trọng trong việc
tìm hiểu về các dân tộc Lào; cung cấp số liệu dân tộc; lịch sử hình thành và phát triển
của các dân tộc Lào trong từng giai đoạn.
Năm 2007, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào phát hành giáo trình “Lào sức sá” và
đề tài “Văn hóa của các dân tộc Lào” cũng nói đến văn hóa của dân tộc Mông tại đất
nước Lào một cách khái quát.
Tác phẩm“Tìm hiểu các dân tộc ở Lào” của Viện Khoa học xã hội (2009)
được nhà xuất bản Quốc gia Lào phát hành. Nội dung chính của cuốn sách tổng hợp
về địa lý của nước Lào, lịch sử hình thành và phát triển của xã hội và các dân tộc: hệ
thống tổ chức quản lý của các dân tộc. Từ đó cuốn sách đưa ra một số quan điểm,
chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về vấn đề dân tộc ở Lào. Cuốn sách là một tài
liệu có giá trị trong việc tiếp cận nghiên cứu những vấn đề dân tộc nhất là những quan
điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Lào về vấn đề dân tộc.
“Tài liệu phổ biến tên gọi và chỉ số các dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào” của Ủy ban Dân tộc của Quốc hội Lào (2009). Tài liệu này được phát hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




và phổ biến theo Quyết định số 213/QH ngày 14/9/2008 về việc thừa nhận tên gọi và
chỉ số dân tộc ở CHDCND Lào. Với mục đích là: cho mọi người nhận thức đúng đắn
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thừa nhận tên gọi 49 dân tộc
ở Lào, cho phù hợp với những thực tiễn và khoa học; cùng với đó là kiềm chế, giải
quyết và tiến tới xóa dần tên gọi dân tộc không phù hợp dẫn đến sự chia rẽ (Ví dụ:
dân tộc Lào Lúm, Lào Thầng và Lào Sủng...); tài liệu này tạo sự tăng cường khối đại
đoàn kết, thống nhất của các dân tộc và bảo vệ, phát triển phong tục tập quán và văn

hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo môi trường để các dân tộc cùng nhau đoàn kết thực
hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tài liệu này cung cấp các tên gọi
của các dân tộc ở CHDCND Lào theo tình hình thực tiễn cuộc sống và văn hóa của
các dân tộc. Cuốn sách là tài liệu quan trọng, để tác giả luận văn tiếp thu những quan
điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và giải quyết những vấn đề dân
tộc ở nước CHDCND Lào để tiếp tục triển khai các nội dung vào luận văn.
Tác giả A Loun Boun Mi Xay với luận án “Những giá trị văn hóa chính trị
truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào hiện nay” (2013). Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về văn hóa.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tập trung nghiên cứu về tình hình chính trị qua
các giai đoạn, các thời kỳ lịch sử khác nhau của các quốc gia, các dân tộc, mối quan
hệ giữa truyền thống văn hóa và hoạt động chính trị, chủ yếu biểu hiện tập trung ở
các phương diện cơ bản là những giá trị: độc lập và tự chủ, tự lực và tự cường, cụ thể
làm sáng rõ những giá trị yêu nước và đoàn kết dân tộc, đề cao đạo lý, tôn trọng
chính nghĩa và bảo vệ công lý; tác giả còn đề xuất ý nghĩa lý luận và thực tiễn những
giá trị văn hóa truyền thống Lào với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
Công trình “Tăng cường bảo vệ quyền lợi của các dân tộc ở nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào” của Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước (2013).
Nội dung chính của cuốn sách là về đoàn kết dân tộc, truyền thống tinh thần yêu
nước, tổng quan những quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước về vấn
đề dân tộc, đoàn kết dân tộc. Cuốn sách là một tài liệu quan trọng giúp cho tác giả
luận văn tiếp cận các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và giải
quyết những vấn đề dân tộc tôn giáo ở Lào trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Tác phẩm“Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về công tác dân
tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” (2016) của Phu Thong Sỹ Văn Thong

Khăm. Tác giả đã khái quan những quan điểm cơ bản về dân tộc của Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào qua các kỳ Đại hội. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm tằng cường
công tác dân tộc có hiệu quả hơn trong thời gian tới như: Tăng cường việc xây dựng hoàn thiện hệ thống trị trị cơ sở vững mạnh theo hướng xây dựng tỉnh thành đơn vị
chiến lược, huyện thành đơn vị kế hoạch và bản thành đơn vị tổ chức thực hiện; Đẩy
mạnh sản xuất và mở rộng lưu thông hàng hóa nhằm thay đổi từ sản xuất dựa vào tự
nhiên sang sản xuất hàng hóa, phát huy tiềm năng của các địa phương miền núi vùng
cao và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nêu trên đã cung
cấp những thông tin dưới nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau: Thứ nhất, các công
trình nghiên cứu đã luận giải các vấn đề lý luận cơ bản về các tộc người ở Lào nói
chung dưới những góc độ khác nhau. Thứ hai, một số công trình đã phân tích thực
trạng, chuyển biến về kinh tế - xã hội và văn hóa của người Mông ở Lào trong những
giai đoạn khác nhau. Thứ ba, một số học giả đã xác định những vấn đề đang đặt ra
trong việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của người Mông trên một
số khía cạnh: về yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, về cần cù, sáng tạo trong lao động,
về ý thức đoàn kết cộng đồng.
Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu luận bàn
về người Mông ở huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng trong giai đoạn 1986 - 2016. Trong
quá trình đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhà nước Lào luôn chú trọng đến
vấn đề kế thừa và phát triển các giá trị đặc sắc của từng tộc người. Đáp ứng yêu cầu
đó, luận văn tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau: Thứ nhất, khái quát quá trình tộc
người và làm rõ tình hình kinh tế xã hội, văn hóa của người Mông ở huyện Pẹc, tỉnh
Xiêng Khoảng trước năm 1986 nhằm tạo cơ sở xác định những vấn đề kế thừa,
chuyển biến trên từng phương diện của người Mông sau năm 1986. Thứ hai, khôi
phục lại bức tranh toàn cảnh về đời sống kinh tế, văn hóa của người Mông huyện Pẹc,
tỉnh Xiêng Khoảng trong khoảng thời gian 30 năm (1986 - 2016). Thứ ba, luận văn
đánh giá thực trạng và lý giải một số vấn đề đặt ra trong đời sống kinh tế, văn hóa của
người Mông trong khoảng thời gian trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Tóm lại, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, với
công trình của mình, tác giả luận văn mong muốn sẽ góp phần không chỉ làm rõ hơn
một số vấn đề lý luận về tộc người Mông mà còn khôi phục một cách có hệ thống về
kinh tế văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Xiêng Khoảng trong khoảng thời gian 30 năm
sau đổi mới ở Lào (1986 - 2016).
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là người Mông tại huyện Pẹc, tỉnh Xiêng
Khoảng nước CHDCND Lào (1986 - 2016).
3.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ bức tranh toàn cảnh về đời sống kinh tế, văn hóa của người
Mông ở huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng trong thời kì năm 1986 - 2016, luận văn đánh
giá thực trạng và lý giải một số vấn đề đặt ra cho cộng đồng tộc người này trong
khoảng thời gian nêu trên, cung cấp một nghiên cứu trường hợp về sự thay đổi trong
mô hình sinh kế và những ứng xử văn hóa đi cùng của tộc người Mông ở Lào trong
xã hội đương đại.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về tỉnh Xiêng Khoảng: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, quá trình
lịch sử, dân cư, các thành phần dân tộc, nguồn gốc, địa bàn cư trú của người Mông ở
huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng.
- Nghiên cứu về người Mông ở huyện Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng thời kì từ năm
1986 đến năm 2016 và luận giải những giá trị của nó trong đời sống kinh tế văn hóa
của tộc người này hiện nay.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu các làng, bản người Mông ở huyện Pẹc,
tỉnh Xiêng Khoảng, trong đó tập trung ở những nhóm bản có đông người Mông cư trú
như: xã Nhot Ngừm, xã Lat Buôc, xã Thông Háy, xã Phan, xã Lat Huông.

Về thời gian: Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1986 đến năm 2016.
Mốc thời gian năm 1986 chính là sự kiện Đại hội IV của Đảng Nhân dân cách mạng
Lào đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó, khâu then chốt là thực hiện mở
cửa, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế, phát triển kinh tế theo hướng XHCN,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




từng bước đưa CHDCND Lào hội nhập với dòng chảy chung của khu vực và thế giới.
Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, sau hơn 30 năm, các dân tộc trên đất nước Lào
đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử về kinh tế, chính trị, đối ngoại, văn hóa, xã hội. Vì lẽ đó, mốc năm 2016 là
khoảng thời gian lý tưởng đề nhìn nhận lại những chuyển biến của lịch sử và rút ra
những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc
sống của người Mông nói riêng và xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc lập,
dân chủ, thống nhất, thịnh vượng theo định hướng XHCN nói chung.
Về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ những đặc điểm chính về vị trí địa lý,
diều kiện tự nhiên, dân cư của địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó, trình bày một cách
toàn diện về đời sống kinh tế, văn hóa của tộc người Mông ở huyện Pẹc, tỉnh Xiêng
Khoảng giai đoạn 1986 - 2016.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn từ liệu nghiên cứu chủ yếu của luận văn là tài liệu điền dã ở tỉnh Xiêng
Khoảng. Ngoài ra, tác giả còn chú ý khai thác nguồn tư liệu là các công trình nghiên
cứu, sách, báo, tạp chí của các tác giả người Việt và tác giả người Lào có liên quan
đến khía cạnh tiếp cận của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp lịch
sử kết hợp với phương pháp logic. Với phương pháp lịch sử, chúng tôi cố gắng trình

bày các sự kiện, hiện tượng theo trình tự thời gian và không gian từ quá khứ đến hiện
tại thông qua việc làm rõ quá trình hình thành, phát triển về đời sống kinh tế - văn
hóa của người Mông. Phương pháp logic được sử dụng nhằm đi sâu tìm hiểu bản
chất, nét đặc trưng trong hoạt động kinh tế và văn hóa của người Mông ở địa phương.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng vận dụng phương pháp điền dã dân tộc học, so sánh và
đối chiếu, thống kê nhằm giải quyết căn bản những vấn đề đặt ra.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện về dân tộc
Mông ở huyện Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Luận văn góp phần cung cấp những căn cứ lý luận trong việc đề xuất quan
điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào cho Đảng bộ tỉnh, chính quyền
các cấp trong việc hoạch định chính sách trên từng lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội. Cung cấp dữ liệu cụ thể ở cấp vi mô nhằm bổ sung vào những lý thuyết về sự
thích nghi, sự chủ động về sinh kế của người dân tộc.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những người
quan tâm về dân tộc học nói chung và người Mông nói riêng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục. Phần nội
dung của luân văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về người Mông
ở huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng. Chương 2: Đời sống kinh tế của người Mông ở
huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng (1986 - 2016). Chương 3: Văn hóa của người Mông ở
huyện Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (1986 - 2016).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MÔNG
Ở HUYỆN PẸC, TỈNH XIÊNG KHOẢNG
1.1. Vài nét về huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng
Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Huyện Pẹc nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Xiêng Khoảng, tiếp giáp với 4
huyện: phía Đông giáp với huyện Khăm, phía tây giáp với huyện Phạ Xay, phía Bắc
giáp với huyện Phu Kut và phía Nam giáp với huyện Khun. Nằm ở đường kinh tuyến
103°22’28, vĩ tuyến 19°23’26. Địa hình của huyện là đồng bằng xen lẫn các dãy núi
phức tạp, một số chỗ là vực thẳm dốc. Huyện có phong cảnh tự nhiên đẹp, không khí
trong lành, có các cánh đồng cỏ rộng lớn phù hợp cho việc chăn nuôi, có di tích lịch
sử Cánh Đồng Chum [22, tr.34].
Sự thuận lợi của yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự hình thành một đời sống
kinh tế, xã hội hài hòa, gần gũi với thiên nhiên của người Mông. Đây là một đặc điểm
văn hóa truyền thống, về sau ăn sâu vào những giá trị văn hóa truyền thống - người
Mông yêu cuộc sống thanh bình, yên ổn, hơn là thay đổi. Như vậy, khi lẽ sống cách
ứng xử đã trở thành thói quen, thành phong tục tập quán hoặc trở thành những yếu tố
quan trọng của đời sống tinh thần thì dù có biến đổi ít hoặc nhiều, chúng cũng thay
đổi chậm hơn so với sự thay đổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, v.v.. Do vậy, bên
cạnh mặt tích cực thì đặc điểm đó cũng có mặt hạn chế trong sự hình thành nên
những giá trị văn hóa mới, khi nó phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng, sự đòi
hỏi cao hơn của thời đại.
Lịch sử hình thành
Thời kỳ cổ xưa trong sử sách Lào đã ghi rằng: Có nhiều bộ tộc người chuyển
đến sinh sống tại mảnh đất này và trải qua nhiều đời đã xây dựng vùng đất này phát
triển phồn vinh như ta thấy rõ nhất hiện nay đó là chum đá của người dân Chương.
Bộ tộc sinh sống tại mảnh đất này trước đây là nhóm người thuộc dòng họ Ô Sạ Tô

Nê Xiên thuộc tộc người Mã lai - Chăm có màu da vàng mà sử sách Lào gọi là: Khá,
Khỏm hoặc Khơ Mú, tiếp đến là bộ tộc sử dụng ngôn ngữ Thái hoặc Thái Lào thuộc
dòng họ Khủn Bu Lôm đến từ Mường Thanh (Điện Biên Phủ) chuyển đến [26, tr.45].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Theo Sử kí của Trung Quốc, trong giai đoạn vương triều nhà Thanh thế kỷ
XVIII, ghi chép lại rằng: Phía bắc của vương quốc Tô Liêu có một vương quốc tên là
vương quốc Lào Mông, dân tộc cổ xưa sinh sống là Mã lai - Chăm, tiếp đấy mới có
Thái Lào -Thái Phuôn kế thừa từ vương triều Khủn Bu Lôm ở huyện Thẻn hay huyện
Thanh (Điện Biên Phủ) chuyển đến.
Trong sách lịch sử về huyện Phuôn của Ông Phumy VONGVICHIT có viết:
Về tổng thể, tỉnh Xiêng Khoảng là tỉnh có đông dân tộc Phuôn, sinh sống xen lẫn với
dân tộc Khơ Mú là dân bản địa của vùng đất này từ trước, và sau này mới có dân tộc
Mông chuyển đến vào cuối thế kỷ XIX. Theo sách cổ của Lào (lưu hành ở các chùa)
Khủn Bu Lôm - chuyện Chàng Hùng Chàng Chương: Trước kia huyện Pẹc có tên là
huyện Phạ Kăn hay huyện Pạ kăn, huyện Pẹc là nơi mà ông Chương (quan đại thần)
đã tạo chum đá thành di tích cổ xưa.
Cũng theo lịch sử của địa phương thì huyện Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng đã trải qua
sự cai trị của nhiều vị vua trong thời kì phong kiến. Theo lịch sử huyện Phuôn viết
rằng đã có 23 vị vua trị vì, đến thời kì vua Ngùm đã thống nhất vương quốc triệu voi
Lào thành một quốc gia trong thế kỉ XIV. Năm 1535, vua Ngùm đã đưa đạo Phật vào
phổ biến tại Lào, đạo Phật cũng đã rất phổ biến tại huyện Pẹc với hệ thống các chùa
chiền mọc lên. Cuối thế kỉ XVIII, Vương quốc Triệu voi bước vào giai đoạn suy
thoái. Đất nước bị chia thành nhiều vương quốc. Điều đó đã tạo cơ hội cho sự xâm
chiếm của người Xiêm năm 1778 và trở thành thuộc địa của Xiêm 115 năm (1778 1893). Trong thời kì đó, cư dân tại huyện Pẹc đã bị đuổi đi. Đặc biệt trong giai đoạn
vua Sản cai trị, tại Xiêng Khoảng, người Xiêm đã gây sức ép, xua đuổi gia đình bộ
tộc Phuôn đến Phăn Lăm với số lượng lên đến 6000 người. Ngoài ra, cư dân còn phải

chạy giặc Hó Cơ Đăm (Hó Cờ Đen) đến ở Luông Pha Bang và Viêng Chăn.
Đến cuối thế kỷ XIX, khi các nước tư bản bước vào giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa nên tăng cường xâm chiếm các nước châu Á. Tại bán đảo Đông Dương, thực
dân Pháp xâm chiếm Căm Pu Chia, Việt Nam, Lào. Ngày 3/10/1893, thực dân Pháp
và Xiêm đã ký hiệp ước quyết định chia nước Lào thành hai phần: Bên trái sông Mê
Kông thuộc Pháp, phần bên phải thuộc Xiêm mà không phân chia theo đường biên
giới của Vương quốc Triệu voi đã có từ trước [23, tr.56].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Sau khi quân Xiêm trả phần đất bên trái của sông Mê Kông cho người Pháp,
người Pháp đã đưa quân đội và quan chức người Pháp đến thay phiên làm tỉnh trưởng
ở Xiêng Khoảng. Năm 1916, Bac Tê Lê Mi trở thành tỉnh trưởng đã tập hợp 8 vùng lại
và chia thành 4 huyện và lấy tên là tỉnh Tạ Lăn Nin. Do huyện Pẹc có những cánh rừng
thông lớn mọc ở khắp mọi nơi. Do vậy, để phù hợp với đặc điểm trên, Bac Tê Lê Mi và
chủ tịch huyện đã quyết định lấy tên của loài cây xanh tươi mọc trên chính quê hương
này đặt tên cho huyện là huyện cây Thông (Pẹc) hay là huyện Pẹc. Qua khảo sát các
cánh đồng của huyện Pẹc, người Pháp nhận thấy đây là địa điểm thuận lợi cho việc cất
và hạ cánh máy bay và họ đã cho xây dựng các sân bay tại cánh đồng Lát Sẻn, cánh
đồng Bản Ngôi, cánh đồng Khăng Má Lèn (Cánh Đồng Chum). Cánh Đồng Chum có 4
sân bay đạt cấp độ 3 là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa cũng như đi
lại và cũng chính vì điều này mà Cánh Đồng Chum đã trở thành địa điểm chiến lược
quan trọng của quân đội tại miền Bắc Lào cũng như của cả nước Lào.
Do là vùng chiến lược trọng yếu, cánh đồng chum của huyện Pẹc trở thành nơi
tranh chấp của các lực lượng đế quốc với quan điểm: “Ai chiếm được đồng cỏ Cánh
Đồng Chum - Xiêng Khoảng người đó sẽ trở thành vua miền Bắc Lào và có sức ảnh
hưởng rất lớn cho toàn khu vực Đông Bắc châu Á”. Nếu như nước Lào được ví là
một con voi lớn thì cánh đồng chum được ví như cái đầu voi đó. Vì thế, nếu ai cưỡi

được lên con cổ con voi người đó sẽ cai trị đất nước Lào. Bỏi vậy thực dân Pháp và
sau này là đế quốc Mĩ luôn muốn chiếm cánh đồng chum. Nơi đây cũng là căn cứ địa
lớn nhất của Lào.
Sau khi nước Lào được giải phóng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
được thành lập, trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1986, huyện được chia
thành 4 xã: xã Thái, xã Khơng, xã Xểng, xã Sui và đặt tên là huyện Phu Kut. Kể từ
ngày đất nước được giải phóng huyện Pẹc trở thành trung tâm thị chính của tỉnh
Xiêng Khoảng.
Về đặc điểm dân cư
Đồng bào các dân tộc ở huyện Pẹc bao gồm nhiều tộc người khác nhau. Trong
thế kỉ XX, dân số là 29.640 người. Ngoài ra, ở huyện còn có người ngoại kiều sinh
sống như người Trung Quốc có 161 người, người Việt Nam có 218 người, chia thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2 thôn (Trung Quốc một thôn và Việt Nam một thôn). Đến năm 2000, dân số tăng lên
62.444 người, người ngoại kiều 103 người, mật độ trung bình là 15 người/km2.
Huyện Pẹc được chia thành 3 nhóm ngôn ngữ và 3 dân tộc: Nhóm ngôn ngữ Thái,
nhóm ngôn ngữ Mon-Khơme và nhóm ngôn ngữ H’mông, cụ thể như sau:
Nhóm ngôn ngữ Thái có khoảng 21.406 người, sinh sống ở 64 thôn, bao gồm
các dân tộc Phuôn, Thái đen, Thái đỏ. Phần lớn sinh sống ven sông suối và đồng
bằng. Họ chủ yếu kiếm sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và buôn bán. Từ thời
vua Phá Ngùm, ngài đã truyền bá đạo Phật khắp cả nước và đạo Phật trở thành tôn
giáo chính, nhân dân huyện Pẹc theo tín ngưỡng đạo Phật và đã xây dựng được 84
ngôi chùa. Chùa chiền đã trở thành trường học, nơi tập trung của sự đoàn kết, lời dạy
của Phật giáo trở thành phong tục tập quán tốt đẹp, khơi dậy lòng yêu hòa bình, biết
giúp đỡ, sống công bằng, siêng năng cần cù và đầy lòng nhân ái. Khi các nước đế
quốc xâm chiếm và thực hiện chính sách cai trị, bọn chúng cố gắng lợi dụng Phật

giáo để chia rẽ nhân dân, phá hoại tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân tộc.
Nhóm ngôn ngữ Mon-khơme: dân tộc Khơ-mú có 595 người, sinh sống ở 13
thôn. Họ thờ cúng tổ tiên, con cái gia đình được đặt theo họ của bố như: dòng họ Nốc
Suổn Hóc, Nốc Đet Đáu, Nốc Tắng Lo, Phăc kut, Nển Mong…ở huyện Pẹc, người
dân tộc Khơ Mú Chương Chương ở nhà sàn, sinh sống ở vùng ven núi làm nương
rẫy, chăn nuôi và săn bắn.
Nhóm ngôn ngữ H’mông: có 7.260 người. Thế kỉ 19 người Mông trắng, Mông
đen, Mông lai dân tộc H’mông đã di cư từ cao nguyên Tây Tạng, Siberia, Trung Quốc
di cư đến Việt Nam, Lào và Thái lan. Về tín ngưỡng, họ thờ tổ tiên của mình, về việc
nối dõi thì nối dõi theo dòng họ bố. Dân tộc Mông chia theo dòng họ gọi là Xỉng như:
Xỉng Lo, Xỉng Vàng, Xỉng Dàng, Xỉng Hơ… Họ chủ yếu là làm rẫy, trồng trọt chăn
nuôi và hiện nay phân lớn chuyển sang nghề làm ruộng.
1.2. Khái quát về người Mông ở huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng
1.2.1. Nguồn gốc tộc người Mông
Dân tộc Mông có các tên gọi (bao gồm cả tên tự nhận) là Mông, Mèo, Mẹo, cư
trú trên 8 tỉnh miền núi phía Bắc, chủ yếu ở các tỉnh: Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bo
Kéo, Luông Năm Tha, Ụ Đôm Xay, Luông Pha Bang, Viêng Chăn, Bo Li Khăm Xay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mông được coi là một thành viên quan
trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lào, có số lượng cư dân đứng hàng thứ
3 trong bảng danh sách các dân tộc Lào. Nhìn chung, ý kiến của các nhà dân tộc học
ở Lào về lịch sử hình thành dân tộc Mông là tương đối thống nhất khi cho rằng người
Mông di cư vào Lào sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm về trước.
Từ những thế kỷ trước khi di cư đến Lào, người Hán gọi người Mông là
“Mèo”. Tộc danh Mèo theo âm Hán Lào cũng là “Mèo” [3, tr.22]. Đây là tên gọi một
tộc người sớm biết nghề trồng lúa nước, lâu dần trờ thành tên gọi chính thức. Theo

truyền thuyết, tổ tiên của người Mông đã ở vùng hồ Bành Lãi (thuộc Giang Tây) và
hồ Động Đình (Thuộc Hồ Bắc), ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước công nguyên.
Trong suốt hàng chục thế kỷ, người Mông di cư theo hướng Bắc - Tây Nam, tập trung
đông ở Hồ Bắc, Nghệ An (Việt Nam) trước khi đến Lào.
Cũng theo truyền thuyết thì xưa kia, dân tộc Mông cũng có một số quốc gia
riêng với biểu tượng hình đôi sừng trâu và màu cờ đỏ. Ngày nay, tại một số vùng
người Mông ở huyện Pẹc vẫn ít nhiều còn duy trì những dấu ấn ấy qua các phong tục,
biểu hiện cụ thể ở tấm vải đỏ treo thước cửa nhà hay người chết không phân biệt già
trẻ đều có tấm vải đỏ che miệng. Họ cũng có bộ sừng trâu dùng làm chốt cửa trên hai
cánh cửa chính của mỗi nhà. Hay như đội khăn quấn đầu có hình hai sừng trâu của
người Mông ở một số vùng hiện nay của Trung Quốc.
Người Mông đến nước Lào có thể gồm nhiều đợt với quy mô lớn nhỏ khác
nhau: Từ Việt Nam sang, từ Lào, Quảng Tây sang cư trú ở các vùng núi phía Bắc.
Theo các nhà nghiên cứu, dựa trên kết quả điền dã dân tộc học ở tại một số vùng
người Mông ở phía Bắc và tây Bắc, cũng như việc nghiên cứu biến động của tộc
Miêu ở Trung Quốc, có thể người Mông thiên di đến Lào với ba đợt quy mô lớn.
Thời kỳ đầu tiên, cách đây 300 năm, người Mông đã từ Việt Nam sang Lào. Cuộc
thiên di này đã được dân ca Mông ghi lại:
Người Mông ở Việt Nam đến
Vì người Mông không biết chữ
Thua kiện người Lào mới đi...[31, tr.12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Đợt thiên di thứ hai, cách ngày nay khoảng 200 năm, sau thất bại của phong
trào khởi nghĩa của người Mông ở Việt Nam (1776 - 1820). Đợt thiên di thứ ba là
cuộc thiên di lớn nhất của người Mông đến Lào cách đây khoảng 100 -120 năm. Cuộc
khởi nghĩa Hàm Đồng (năm 1853) dưới sự lãnh đạo của Trương Tú Ni, xuất phát từ

Đông Nam Việt Nam, sau lan rộng sang Hồ Nam và Vân Nam, kéo dài 18 năm ròng
rã đã khiến vương triều nhà Thành tàn sát những người tham gia khởi nghĩa. Người
Mông đến huyện Pẹc cách đây khoảng 2 đến 3 đời, chủ yếu từ 2 tỉnh như: tỉnh Hủa
Phăn và tỉnh Luông Pha Bang. Năm 1980, một bộ phận nhỏ khác lại di cư từ Bo Li
Khăm Xay sang. Năm 1990-1991, lại tiếp tục một đợt di cư nữa của người Mông đến
với huyện Pẹc. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, có thể người Mông di cư
sang Lào sớm hơn, cách đây khoảng 400 năm, đời nhà Minh, hoặc xa hơn, những gia
đình người Mông đầu tiên đã đến vùng Hủa Phăn cách đây 600 năm. Người Mông
vốn có gốc gác là những cư dân trồng lúa nước. Tên gọi Mèo, Mông có nguồn cội cư
trú ở lưu vực các con sông với nghề trồng lúa.
Mặt khác, qua một số truyện cổ và đặc biệt là kho tàng ca dao, dân ca phong
phú của người Mông, ta cũng có thể tin rằng người Mông xưa kia vốn cũng sinh sống
ở những vùng đất đai có sông ngòi và làm nhiều ruộng. Văn học dân gian truyền
thông của người Mông luôn nhắc tới “sông nước”, “thuyền bè”, tới các “đường dài đường rộng”, “bãi bằng - bãi phẳng”, tới ruộng, tới trâu...như là sự phản ánh hiện
thực xa xưa với một niềm luyến tiếc, cũng như hàm chứa một sự so sánh trong nhận
thức và hiện tại.
Đến Lào, đến với một vùng đất mới, không có chiến tranh sắc tộc, chấm dứt
một gian đoạn đằng đẵng của lịch sử gắn liền với những cuộc thiên di đầy nước mắt
và máu, người Mông đã tìm thấy một quê hương mới và cuộc sống hứa hẹn những
ấm no và hạnh phúc. Những câu chuyện dân gian của người Mông vẫn còn ghi lại:
“Lào là nơi đất đai màn mỡ để làm ăn, nơi có quả bí to như cái vạc mà lợn rừng có
thể khoét lỗ chui vào đó đẻ; nó vừa là ổ, vừa là thức ăn cho lợn. Nơi trồng cây lương
thực gốc có củ, thân có bắp, ngọn trổ lúa” [29, tr.23]. Vì thế, cùng với quá trình lao
động sáng tạo, người Mông đã coi những địa danh như Bo Li Khăm Xay là quê
hương thứ hai của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Sau cách mạng tháng Tám, thể theo nguyện vọng của đồng bào, từ ‘Mèo’ được
thay thế bằng từ ‘Mông’. Đây là một âm tiết phát âm từ âm mũi. Bởi vì trong hệ
thống phụ âm tiếng Lào không có âm tố nào ghi âm chính xác được âm tiết đó, nên
các nhà ngôn ngữ học đã mượn phụ âm, trong hệ thống phụ âm tiếng Mông để ghi âm
từ ‘Mông’. Do sự phát âm khó khăn, từ năm 1992 đến nay. Nhà nước ta đã thống nhất
phiên âm tên gọi của đồng bào là ‘Mông’ và dùng cách viết ‘Mông’ thay cho Lào
Cao. Cách gọi và cách ghi danh này được người Mông không đồng ý. Người Lào,
người Mông còn cư trú ở một địa bàn khá rộng lớn thuộc phía Nam Trung Quốc, Việt
Nam, Thái Lan. Sau năm 1975, cộng đồng người Mông còn di cư sang sinh sống ở
các nước như: Trung Quốc, Việt Nam... con số lên tới hành trăm nghìn người, trong
đó lượng dân di cư từ Việt Nam chiếm nhiều nhất. Hiện nay, Trung Quốc có số lượng
người Mông đông đảo hơn cả với hơn 10 triệu người (số liệu thống hê năm 1990),
phân bố ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hải Nam,
Hồ Bắc. Thực tế cho thấy, các cư dân người Mông ở Lào vẫn có quan hệ với cư dân
đồng tộc ở các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Lào, Việt Nam
và Trung Quốc.
Ở Lào, dân tộc Mông thường cư trú ở độ cao từ 800m đến 1200 m so với mực
nước biển, dọc theo biên giới Trung - Việt và Việt - Lào.
Những xóm làng của người Mông, tiếng Mông gọi là “Giao”, nơi tập trung
đông cũng chỉ dăm chục nóc nhà, còn phần nhiều lẻ tẻ, thường ở trên các trền núi
hoặc cao nguyên. Khí hậu mát mẻ về khô nhưng cũng hết sức giá lạnh, khắc nghiệt về
mùa mưa. Điều kiện đi lại, giao lưu rất đỗi khó khăn. Nước phục vụ cho sinh hoạt
thiếu thốn, thậm chí khan hiếm. Cho nên người Mông giỏi canh tác nương rẫy hơn là
làm ruộng nước. Ở những nơi chỉ toàn núi cao, người dân đưa đất từ nơi khác tới, đổ
vào những hốc đá để tra ngô. Sống biền biệt trên các vùng cao quanh năm sương phủ,
sự hẻo lánh làm cho đời sống xã hội của người Mông kém phát triển. Kinh tế hoàn
toàn mang tính chất tự cấp, tự túc, lệ thuộc vào thiên nhiên. Vì hoàn cảnh sống vất và
khó khăn nên trước đây phần lớn đồng bào Mông sống du canh, du cư hoặc đã định
cư nhương còn du canh. Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cuộc
sống của người Mông đã có những bước cải thiện đáng kể lịch sử của cộng đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




người Mông ở Lào là lịch sử của những cuộc thiên di, là một bản trường ca đầy bi
tráng mà mỗi trang đều được viết lên bằng nước mắt và máu. Lịch sử đau thương và
hào hùng cùng với điều kiện sống hết sức khắc nghiệt đã góp phần hun đúc lên một
diện mạo tâm hồn Mông với bản lĩnh can trường, dũng cảm đến táo bạo.
Huyện Pẹc cũng là một trong 8 huyện ở tỉnh Xiêng Khoảng có nhiều dân tộc
làm ăn và sinh sống. Trong đó dân tộc Lào chiếm tỷ lệ đông nhất chiếm 58.3% của
dân số cả huyện, tiếp theo là dân tộc Mông chiếm 38.3% của dân số cả huyện, sau đó
là dân tộc Khơ Mú chiếm 2.3% dân tộc vẫn là chiếm 0.2% của dân số cả huyện người
nước ngoài 0.8%. Dưới đây là những thống kế dân số của các dân tộc ở huyện Pẹc
tỉnh Xiêng Khoảng. Theo thống kê năm 2016, huyện Pẹc bao gồm 6 xã với 103 bản,
có 14.816 hộ gia đình, toàn huyện có 80.327 người, trong đó có 39.935 nữ.
Bảng 1.1. Thống kê dân số ở huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng năm 2016
TT

Số lượng (người)

Dân tộc

Tổng

Nam

Nữ

Tỷ lệ/ dân số cả

huyện (%)

1

Lào

46973

23.388

23585

58.3

2

Khơ Mú

1872

965

907

2.3

3

Mông


30863

15.853

15010

38.3

4

Tày (Thái Đen, Kháo…)

181

75

106

0.2

5



3

1

2


0.003

6

Dân tộc khác

613

288

325

0.8

80.327

40.570

39.935

100

Tổng cộng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng)
Qua số liệu bảng trên cho thấy, chiếm đại đa số trong dân cư của huyện là dân
tộc Lào, Mông, Khơ Mú. Trong đó, Khơ Mú là cư dân cổ nhất, có mặt sớm nhất ở
vùng đất này. Tiếp đến là người Lào và người Thái. Họ là những cư dân nông nghiệp
trồng lúa, thường canh tác tại các vùng ven sông, ven suối, vùng chân núi.
Nhìn chung, trải qua quá trình sinh sống, di cư, lập bản, nhiều dân tộc đã đến

định cư ở vùng huyện Pẹc. Thông qua các hoạt động kinh tế, văn hóa, các dân tộc đã
có sự giao lưu về văn hóa, tạo nên một nền văn hóa đa dạng nhưng vẫn mang nhiều
đặc trưng riêng của từng dân tộc. Trong đó, nổi lên là dân tộc Mông mà tác giả sẽ
trình bày rõ ở phần sau của luận văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Bảng 1.2. Thống kê về người Mông ở huyện Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng
(năm 2016)
TT

Tên nhóm bản

Số

Số nhà

Số dân

Nữ

bản

người Mông

(người)

(người)


1

Cụm Bản Nhot Ngừm

19

862

5.513

2.646

2

Cụm Bản Lat Buôc

16

1

5

2

3

Cụm Bản Thông Háy

11


226

1.496

688

4

Cụm Bản Phan

11

217

1.461

707

5

Cụm Bản Lat Huổng

7

409

2.752

1.290


6

Cụm Bản lên với huyện Pẹc

39

2.943

19.636

9.677

103

4.658

30.858

15.010

Tổng cộng

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Dân tộc Mông là một trong 49 dân tộc anh em của Lào, họ đã cư trú tại đất
nước Lào từ lâu đời. Dân tộc Mông có nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển gắn
bó với nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển của dân tộc Lào và đất nước Lào.
Người Mông định cư ở các tỉnh miền Bắc của Lào từ tỉnh Bo Li Khăm Xay đến
thượng Lào. Tập trung ở tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Luông Nặm Thà, Luông Phạ
Bang… Người Mông ở huyện Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng có bản sắc văn hóa đặc trưng

riêng biệt của mình, góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú nền văn hóa của tỉnh.
Bảng 1.3. Số liệu điều tra nghề nghiệp trong số hộ gia đình
của người Mông (năm 2016)
Stt

Nghề nghiệp

Số hộ gia đình

Tỷ lệ (%)

1

Nông dân

1386

29,76

2

Cán bộ

1740

37,3

3

Buôn bán


1532

32,8

4658

100

Tổng cộng

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Nghề truyền thống của người Mông ở huyện Pẹc chủ yếu là làm nông nghiệp:
làm ruộng trồng lúa nước, làm nương rẫy, làm vườn và chăn nuôi. Bên cạnh đó, họ cũng
làm nghề thủ công như: dệt vải và chế tạo công cụ lao động…Những hoạt động kinh tế
của người Mông đã góp phần làm đa dạng thêm hàng hóa ở tỉnh Xiêng Khoảng. Hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×