ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỖ KHÁNH LINH
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỜI SỐNG
CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC MỎ APATIT LÀO CAI
GIAI ĐOẠN 2012 - 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN - 2017
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỖ KHÁNH LINH
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỜI SỐNG
CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC MỎ APATIT LÀO CAI
GIAI ĐOẠN 2012 - 2016
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhuận
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày 21 tháng 09 năm 2017
Tác giả luận văn
Đỗ Khánh Linh
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận
dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường.
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi
trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tác động của việc khai thác khoáng sản đến môi trường và đời sống của
người dân khu vực mỏ Apatit Lào Cai giai đoạn 2012 - 2016”
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Môi trường, phòng Đào Tạo Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài báo
cáo này.
Xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Nhuận và các thầy cô đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do lần đầu làm đề tài nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế,
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 21 tháng 09 năm 2017
Sinh Viên
Đỗ Khánh Linh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...........................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................3
3. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học ...............................................................................................4
1.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................13
1.3. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................16
1.3.1. Tình hình khai thác khoáng sản trên thế giới .......................................16
1.3.2. Tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam......................................19
1.3.3. Khái quát mỏ Apatit Lào Cai. ..............................................................26
1.4. Một số kết quả nghiên cứu ...........................................................................32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...35
2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................35
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................35
2.2. Nội dung nghiên cứu. ...................................................................................35
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................35
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..................................................35
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...................................................36
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................37
iv
2.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu................................37
2.3.5. Phương pháp lấy mẫu, phân tích và chỉ tiêu nghiên cứu .....................37
2.3.6. Phương pháp so sánh ...........................................................................38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................39
3.1. Khái quát về mỏ Cóc ....................................................................................39
3.1.1. Lịch sử hoạt động của mỏ Cóc - Mỏ Apatit Lào Cai ...........................39
3.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................40
3.1.3. Thực trạng khai thác khoáng sản tại mỏ Cóc trong giai đoạn 2012 - 2016 .. 43
3.2. Ảnh hưởng của việc khai thác quặng Apatit tới môi trường và con người ..44
3.2.1. Ảnh hưởng của việc khai thác tới môi trường đất ...............................44
3.2.2. Ảnh hưởng của việc khai thác tới môi trường nước ............................45
3.2.3. Ảnh hưởng của việc khai thác tới môi trường không khí ....................56
3.2.4. Chất thải ...............................................................................................63
3.3. Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động
khai thác tại khu vực mỏ Cóc ..............................................................................65
3.3.1. Trong khai thác lộ thiên .......................................................................65
3.3.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cụ thể .........................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
1. Kết luận ............................................................................................................70
2. Kiến nghị .........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72
v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH
BTNMT
: Bộ Tài nguyên – Môi trường
BVMT
: Bảo vệ môi trường
BXD
: Bộ xây dựng
CNH – HDH
: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CTSH
: Chất thải sinh hoạt
KPH
: Không phát hiện
KTQG
: Kĩ thuật quốc gia
ND-CP
:Nghị định - chính phủ
ONMT
: Ô nhiễm môi trường
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
QT
: Quan trắc
TCMT
: Tiêu chuẩn môi trường
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TTg-CP
: Thủ tướng – Chính phủ
TT
: Thông tư
TTQT
: Trung tâm quan trắc
UBND
: Ủy ban nhân dân
VLXD
: Vật liệu xây dựng
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng khai thác và tuyển quặng dự kiến giai đoạn 2008-2020 ......... 29
Bảng 3.1: Trữ lượng quặng đã khai thác và còn lại .................................................. 43
Bảng 3.2: Kết quả phân tích mẫu đất ........................................................................ 44
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của việc khai thác quặng đến môi trường đất qua ý kiến
của người dân ........................................................................................... 45
Bảng 3.4: Kết quả phân tích mẫu nước (suối Cóc phía Bắc mỏ) .............................. 47
Bảng 3.5: Kết quả phân tích mẫu nước (suối Cóc phía Bắc mỏ) cuối năm 2016............. 48
Bảng 3.6: Kết quả phân tích mẫu nước ( suối Ngòi Đường phía Nam mỏ) ............. 49
Bảng 3.7: Kết quả phân tích mẫu nước (suối Ngòi Đường phía Nam mỏ) cuối
năm 2016 .................................................................................................. 50
Bảng 3.8: Kết quả phân tích mẫu nước thải cuối hồ lắng ......................................... 51
Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu nước thải cuối hồ lắng cuối năm 2016 ................ 52
Bảng 3.10: Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan hộ gia đình ........................... 53
Bảng 3.11: Ảnh hưởng đến nguồn nước suối qua đánh giá của người dân .............. 54
Bảng 3.12: Ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt qua đánh giá của người dân ...... 55
Bảng 3.13: Ảnh hưởng đến nguồn nước suối qua đánh giá của người dânError! Bookmark not
Bảng 3.14: Ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt qua đánh giá của người dânError! Bookmark
Bảng 3.15: Mức độ phát tán của bụi vào môi trường tại khu vực qua đánh giá
của người dân ........................................................................................... 57
Bảng 3.16: Kết quả phân tích mẫu bụi tại khai trường ............................................. 59
Bảng 3.17: Kết quả phân tích mẫu bụi khu vực dân cư gần khai trường (chỉ
tiêu bụi lơ lửng) ........................................................................................ 60
Bảng 3.18: Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực khai trường khai thác.......... 60
Bảng 3.19: Kết quả phân tích mẫu khí sau nổ mìn ................................................... 61
Bảng 3.20: Kết quả phân tích mẫu không khí cuối năm 2016 ( khu vực xưởng
sửa chữa) ................................................................................................... 62
Bảng 3.21: Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực khai trường khai thác
năm 2016 .................................................................................................. 63
Bảng 3.22: Kết quả quan trắc môi trường không khí tại đường ra bãi thải. ............. 64
Bảng 3.23: Hiểu biết của người dân về khu vực xả thải ........................................... 64
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh
khoáng lớn nhất Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát
triển mạnh, các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Qua 65
năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt
Nam cùng với các kết qủa nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng
tháng 8 đến nay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ
khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim
loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng.
Là nước có diện tích không lớn nhưng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa
dạng và phong phú với gần 40 chủng loại từ khoáng sản năng lượng (dầu khí, than,
urani, địa nhiệt), khoáng sản không kim loại, vật liêu xây dựng đến khoáng sản kim
loại. Tuy nhiên đất nước ta không phải là nước giầu về tài nguyên khoáng sản vì
hầu hết các khoáng sản ở Việt Nam có trữ lượng không lớn, lại phân bố không tập
trung. [39]
Thực tế cho thấy những tổn thất về tài nguyên thiên nhiên trong qúa trình khai
thác khoáng sản ở nước ta còn rất lớn, nhất là ở các hầm lò, các mỏ do địa phương
quản lý. Một số điều tra của CDOE cho biết tổn thất tài nguyên khi khai thác than từ
hầm lò là 40 -60%, khai thác apatit là 26 – 43%, quặng kim loại là 15 – 30 %, vật
liệu xây dựng là 15 – 20% và dầu khí là 5 – 60 % [33]
Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, là
tỉnh duy nhất của Việt Nam có khoáng sản apatit. Đây là một mỏ lớn đã được phát
hiện và khai thác từ lâu. Theo tài liệu điều tra, thăm dò về địa chất - khoáng sản trên
địa bàn Lào Cai đã phát hiện được trên 30 loại khoáng sản với trên 150 mỏ và điểm
mỏ khác nhau. Trong đó có nhiều mỏ khoáng sản quy mô lớn, quan trọng có ảnh
hưởng trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như cả nước. [42]
2
Những năm qua ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa
bàn tỉnh đã và đang phát triển mạnh, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, xã
hội của tỉnh và đất nước. Các loại khoáng sản đã và đang được khai thác, sử dụng
có hiệu quả gồm: apatít, đồng, sắt, chì, kẽm và các loại vật liệu xây dựng thông
thường khác,…
Apatit phân bố dọc bờ phải sông Hồng, từ biên giới Việt Trung ở phía Bắc
đến vùng Văn Bàn, dài trên 100 km, rộng trung bình 1 km, được đánh giá có tài
nguyên nằm ở độ sâu 100m là 2,5 tỷ tấn và trữ lượng đã được thăm dò đạt 900
triệu tấn. [35]
Mỏ cóc thuộc phân vùng Bát Xát – Ngòi Bo, một trong ba phân vùng
chính của mỏ apatit Lào Cai. Đây là khu vực được phát hiện sớm nhất trong
toàn bộ bể quặng apatit Lào Cai. Khu mỏ Cóc bắt đầu khai thác từ năm 1940,
song song với quá trình thăm dò thì công tác khai thác quặng cũng được tiến
hành đồng thời cho đến nay[5]. Cũng như các loại tài nguyên khoáng sản khác,
apatit là nguồn lực quan trọng của quốc gia để phát triển kinh tế xã hội, nhưng là
nguồn tài nguyên không tái tạo được nên chúng cần được bảo vệ và sử dụng hợp lý.
Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm và có trữ lượng lớn là
sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Lào Cai phát triển các
ngành công nghiệp như luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu xây dựng... Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động khai thác khoáng sản luôn có nguy
cơ gây tác động xấu, làm ảnh hưởng đến đất đai, môi trường và đặc biệt là gây ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản và trước thực tế còn nhiều khó khăn này, được sự đồng ý
của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Trường ĐHNL
Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động của việc khai thác
khoáng sản đến môi trường và đời sống của người dân khu vực mỏ Apatit Lào
Cai giai đoạn 2012 - 2016”
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động của việc khai thác khoáng sản đến môi trường và đời sống
của người dân khu vực mỏ Apatit Lào Cai giai đoạn 2012 - 2016, từ đó đề xuất ra
các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu nhằm giảm
thiểu tối đa ảnh hưởng tới môi trường và con người.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ Cóc ( thuộc chi
nhánh khai thác 1 của mỏ Apatit Lào Cai).
Xác định ảnh hưởng của hoạt động khai thác tới môi trường khu vực xung quanh.
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu
nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới con người và môi trường.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Áp dụng kiến thức đã học tại nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao kiến thức áp dụng trong thực tế.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Khái quát được toàn cảnh hiện trạng khai thác khoáng sản theo thời gian của
khu khai thác.
- Đưa ra các tác động của hoạt động khai thác tới môi trường để từ đó giúp
cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa các tác động xấu
tới môi trường, cảnh quan và con người.
- Làm cơ sở cho công tác qui hoạch, lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ
môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi
thành viên tham gia hoạt động khoáng sản.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật”. [18]
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực
vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản
cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho
ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên
Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.
+ Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” [20]
5
- Khái niệm Quan trắc môi trường:
Là quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý,
hoá học và sinh học của môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không
gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin
cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá đựơc diễn biến chất lựơng môi trường
nước [13].
- Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt năm 2014: “Quy chuẩn kỹ
thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật
và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt
buộc áp dụng để bảo vệ môi trường” [20].
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu
chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật
và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự
nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [20].
- Khái niệm về môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực
vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản
cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho
ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
6
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên
Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.
+ Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
Tiêu chuẩn môi trường"[19]
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải
rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt
độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người, sinh vật và vật liệu.
- Ô nhiễm môi trường đất
Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con
người... Đất đóng vai trò quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi
để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các
công trình khác. Đất cùng với con người đồng hành qua các thời kì công nghiệp
khác nhau từ nền nông nghiệp sơ khai đến nền nông nghiệp hiện đại như ngày nay.
Tuy nhiên con người lại có những tác động xấu đến môi trường như sử dụng phân
bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều. Tuy nhiên trong phân bón và thuốc
7
bảo vệ thực vật (BVTV) thường có sẵn kim loại nặng và chất khó phân hủy, khi tích
lũy đến một giới hạn nhất định, chúng sẽ thành chất ô nhiễm. [19]
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: Cùng với ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm môi trường đất cũng là vấn đề đáng báo
động hiện nay. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiêp
và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau, quả… ảnh hưởng gián
tiếp tới sức khỏe con người và động vật. Ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh ung
thư quái ác đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm. [31]
“ Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các chất ô nhiễm”. [49]
- Ô nhiễm môi trường nước
Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự sống, tồn tại và phát triển. Nước đã
được xác định là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con người. Thế nhưng,
tài nguyên quý giá này đang bị đe dọa nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý-hoá họcsinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất [1].
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu nước ngọt và
các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các
chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng
hóa được, kết quả là làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm đột ngột, các khí độc
tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương nguyên
nhân chính gây ô nhiễm môi trường đó là sự cố tràn dầu, ô nhiễm nước có nguyên
nhân từ các loại chất thải, nước thải công nghiệp được thải ra các con sông mà chưa
qua khâu xử lý đúng mức, các loại phân bón háo học và thuốc trừ sâu từ các khu
dân cư sống ven sông. [2]
- Ô nhiễm môi trường không khí
“Không khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít thở là không khí ẩm, bao gồm
hỗn hợp các chất ở dạng khí có thể tích gần như không đổi và có chứa một lượng hơi
nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển. Ở điều kiện bình thường,
8
không khí (chưa bị ô nhiễm) gồm các thành phần cơ bản là 78% Nitơ, 21% Ôxy, 1%
Argon, và một số khí khác như CO2, Neon, Helium. Xenon, Hydro, Ozôn, hơi nước...
Ô nhiễm không khí không phải vấn đề mới phát hiện ra, nó đã được nói đến cách
đây hàng thế kỷ. Hơn 300 năm trước đây, nhà khoa học Jonh Evalyn, chuyên bút
ký và ghi chép khoa học đã minh hoạ với độ chính xác cao về tác động của ô nhiễm
môi trường không khí do sự đốt cháy của nhiên liệu gây ra như làm đục bầu trời,
giảm bớt bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất, làm con người bị đau yếu và tử
vong, phiền muộn và lo âu vì hít thở phải bụi, khói, khí độc và nó còn gây ra han gỉ
vật liệu [6].
“Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi,
có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”. [49]
Ô nhiễm không khí có thể chia thành 2 nguồn : Nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo
- Nguồn tự nhiên
+ Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó
được phun lên rất cao.
+ Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra
do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường
lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
+ Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và
gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang
theo bụi muối lan truyền vào không khí.
+ Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
- Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.
Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
9
+ Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các
nhà máy vào không khí.
+ Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và
thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
+ Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện;
vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí
nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên
cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người
Hiện nay, ô nhiễm không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến
đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm, con người
khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời, cũng thải vào
môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại
khí độc hại tăng lên nhanh chóng. [26]
- Ô nhiễm chất thải rắn
Nếu tính bình quân mỗi ngày một, một người thải ra môi trường 0,5kg chất
thải sinh hoạt (rác thải), trên thế giới hơn 6 tỷ người sẽ thải ra 3 triệu tấn và 1 năm
xấp xỉ khoảng 6 tỷ tấn rác thải. Với số lượng chất thải hàng ngày lớn như vậy, việc
xử lý chất thải sinh hoạt đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút nhiều công ty
lớn mà phạm vi hoạt động của các công ty này có tầm cỡ quốc gia. Ví dụ, ở Mỹ có
công ty Waste Management Inc, đi đầu trong xử lý chất thải. Ở Anh có công ty
Attwood PLC, Biffa (BET). Ở Pháp có công ty Cie Lyonasedes Eaxux, Cie
Generaldes Eaux,…
Chât thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và
duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh
ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Chất thải rắn đô thị (gọi chung là
rác thải đô thị) được định nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ trong
khu vực đô thị mà không đòi hỏ được bồi thường cho sự vứt bỏ đó, chất thải được
10
coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận mà thành phố phải có
trách nhiệm thu gom và tiêu. [21]
- Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp
không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình
làm việc và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không đúng
lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu
đựng của con người. Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tuỳ thuộc từng
người mà có cảm nhậntiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng sẽ khác nhau. [26]
- Tác động của tiếng ồn, tai người có thể nghe được âm thanh từ 0 – 180dBA.
Ngưỡng chói tai khoảng 140dBA. Tiếng nói chuyện bình thường khoảng 30 –
60dBA. Tiêu chuẩn tiếng ồn trên các khu vực khác nhau thì khác nhau: bệnh viện,
nhà của người già (<35dB vào ban đêm và nhỏ hơn 45dB vào ban ngày), nhưng đối
với khu dân cư (<45dB vào ban đêm, <55dB vào ban ngày), khu thương mại (trung
bình 60dB)… Hậu quả của ô nhiễm tiếng ồn: quấy rầy giấc ngủ, ảnh hưởng tới
thính giác, tác động xấu tới tinh thần và hiệu quả làm việc của con người. [26]
Theo Viện Quốc gia sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa kỳ, công nhân tiếp
xúc với âm thanh cường độ 75dB trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở và
trong tương lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn vì căng
thẳng. Họ trở nên bẳn tính, khó chịu, hay gây gổ hơn người làm việc nơi yên tĩnh.
- Khoáng sản.
“ Là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ trái đất mà thành phần hóa học và các
tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và là nguyên - nhiên
liệu trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân.” [3]
“ Khoáng sản là những khoáng chất tự nhiên mà về chất cũng như về lượng
đều có lợi trong nền kinh tế quốc dân.”
“Khai thác khoáng sản” là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây
dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
“Chế biến khoáng sản” là hoạt động phân loại, tuyển hoặc làm giàu
khoáng sản.
11
“Cơ sở chế biến khoáng sản” là các nhà máy, phân xưởng, trạm thực hiện hoạt
động phân loại, tuyển hoặc làm giàu khoáng sản.
“Đất đá thải” là thành phần đất đá, quặng đuôi được loại bỏ từ khai thác
khoáng sản và chế biến khoáng sản.
“Bãi thải” là khu vực dùng để chứa đất đá thải và các tạp chất khác trong quá
trình khai thác, phân loại và làm giàu khoáng sản.
- Khái niệm quặng
Quặng là các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại hoặc đá quý, được
khai thác từ mỏ và chế biến để sử dụng.
- Tài nguyên khoáng sản.
"Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất
trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các
nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày".[49]
- Các dạng khoáng sản
Theo mục đích và công dụng người ta chia ra thành các dạng khoáng sản sau :
+ Khoáng sản năng lượng hay nhiên liệu hóa thạch bao gồm dầu mỏ, hơi
đốt, đá phiến dầu, than bùn, than ...
+ Khoáng sản phi kim loại: Bao gồm các dạng vật liệu xây dựng như đá
vôi, cát, đất… đá xây dựng như đá hoa cương... và các khoáng sản phi kim khác.
+ Khoáng sản kim loại hay quặng: Bao gồm các loại quặng kim loại đen, kim
loại màu và kim loại quý.
+ Nguyên liệu đá màu bao gồm ngọc thạch anh (jasper), rhodolit, đá mã não
(agat), onyx, canxedon, charoit, nefrit v.v và các loại đá quý như kim cương, ngọc
lục bảo, hồng ngọc, xa-phia.
+ Thủy khoáng: Bao gồm nước khoáng và nước ngọt ngầm dưới đất.
+ Nguyên liệu khoáng-hóa: Bao gồm apatit và các muối khoáng khác như
photphat, barit, borat ...
Dựa trên trạng thái vật lý phân ra:
+ Khoáng sản rắn: như quặng kim loại ...
12
+ Khoáng sản lỏng: như dầu mỏ, nước khoáng ...
+ Khoáng sản khí: khí đốt, khí trơ.
Phân loại khoáng sản theo diện tích:
+ Tỉnh khoáng sản là một phần lớn lớp vỏ Trái Đất, tương quan với nền địa
chất, các đới uốn nếp hay đáy đại dương.
+ Vùng (đới, bể/bồn) khoáng sản chiếm một phần của tỉnh và được đặc
trưng bằng một tập hợp các mỏ khoáng sản xác định về thành phần và nguồn
gốc, được xếp vào một và chỉ một nhóm thành phần kiến tạo bậc nhất (nếp lồi
ghép, nếp lõm v.v).
+ Khu khoáng sản tạo thành một phần của vùng và thường được đặc trưng
bằng sự tập trung cục bộ của các mỏ, và liên quan tới điều này, khu khoáng sản
không hiếm khi được gọi là đầu mối khoáng sản.
+ Bãi quặng là một nhóm các mỏ đồng nhất về nguồn gốc và thống nhất về
cấu trúc địa chất. Bãi khoáng sản cấu thành từ các mỏ, còn các mỏ cấu thành từ các
thân quặng.
+ Thân quặng hay vỉa quặng là sự tích tụ cục bộ của nguyên liệu khoáng vật
thiên nhiên, có thành phần cấu trúc-thạch học xác định hay tổ hợp của các thành
phần này.
- Khái niệm khai thác mỏ:
Khai thác mỏ là hoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật liệu địa chất từ
lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai thác
từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá
phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng
trọt hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ
mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên
không tái tạo (như dầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước).[42]
13
1.2. Cơ sở pháp lý
-Nghị định 15/2012/NĐ/CP ban hành ngày 09/05/2012 quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật khoáng sản.
- Luật Khoáng sản 2010 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010 và có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 07 năm 2011.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày
21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày
21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.
- Thông tư 04/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 13/02/2015 quy định về thăm
dò và phân cấp trữ lượng, cấp thài nguyên khoáng sản chì - kẽm.
- Thông tư 06/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/12/2014 quy định kỹ thuật
công tác điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại do
Bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường ban hành.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan
trắc môi trường;
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 hướng dẫn thi hành Nghị
định 29/2011/NĐ-CP về lập ĐMC, ĐTM, CKBVMT.Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 02 tháng 9 năm 2011.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung
quanh và tiếng ồn.
14
- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 6 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa.
- Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất.
- Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày14 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất.
- Thông tư 38/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/06/2015 về cải tạo, phục
hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
- Thông tư 47/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 05/11/2015 ban hành quy
trình và định mức kinh tế - kỹ thuật của 12 hạng mục công việc trong điều tra cơ
bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản.
- Thông tư 66/2016/TT-BTC ban hành ngày 29/04/2016 hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản.
- 1724/TB-TNMT-VP của Sở tài nguyên môi trường ban hành ngày
03/03/2016 Nội dung kết luận cuộc họp triển khai kế hoạch kiểm tra trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và khoáng sản năm 2016 của Sở tài
nguyên môi trường.
- Quyết định 166/QĐ-TTg ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
- Nghị định 12/2016/NĐ-CP ban hành ngày 19/02/2016 về phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản.
- Luật Bảo vệ môi trường, 2014 ban hành ngày 23/01/2014 có hiệu lực ngày
1/1/2015.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật của luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006.
15
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ Quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường.
- Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/08/2011 của chính phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với khai thác khoáng sản.
- Thông tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ tài chính hướng dẫn
thực hiện nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/08/2011 của chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
- Quyết định số 3733/2002/QD-BYT về việc ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh
lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng
trong đất QCVN 03-MT/2015/BTNMT.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN
05:2013/BTNMT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất
vô cơ QCVN 19: 2015/BTNMT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất
hữu cơ QCVN 20: 2009/BTNMT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:
2015/BTNMT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất QCVN 09MT:2015/BTNMT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, chất lượng nước thải
sản xuất QCVN 40:2011/BTNMT.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường Việt Nam hiện hành.
- Báo cáo tác động môi trường của dự án liên quan.
- Quyết định 10/2012/QĐ-UBND ban hành ngày 30/03/2012 Ban hành quy
định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Lào Cai.
16
- Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 25/02/2014 ban hành quyết định về
quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Công văn số 1188/CT-TTHT của cục thuế tỉnh Lào Cai ngày 10/05/2016 về
việc hướng dẫn chính sách thuế Tài nguyên, phí BVMT.
- Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành Nghị quyết phê duyệt về
quy hoạch quản lý và một số văn bản thỏa thuận điều chỉnh quy hoạch; UBND tỉnh
đã ban hành 03 Chỉ thị, 01 Quy chế, 07 Quyết định về quản lý, phê duyệt quy hoạch
khoáng sản và bản đồ cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tình hình khai thác khoáng sản trên thế giới
- Con người đã biết khai thác và sử dụng khoáng sản từ rất lâu nhưng tốc độ
phát triển ngày càng cao từ các mạng công nghiệp (từ giữa thế kỉ XVIII). Trong một
trăm năm trở lại đây loài người đã lấy đi từ lòng đất một lượng khoáng sản khổng lồ
( tính từ năm 1990) 130 tỷ tấn than, 34 tỷ tấn dầu. Vào giữa thập kỉ 70 mỗi năm loài
người khai thác khoảng 30 tỷ tấn quặng sắt, 500 triệu tấn quặng đồng, chì, 50 triệu
tấn thiếc và hàng trăm tấn quặng khác. [34]
- Cường độ khai thác các loại khoáng sản ngày một gia tăng do sự phát triển
của công nghiệp cũng như nhu cầu của con người và khả năng khai thác khoáng sản
tùy thuộc vào từng nước.
- Hiện nay các nước công nghiệp tuy dân số chỉ bằng 1/4 dân số thế giới
nhưng tiêu thụ hơn 3/4 khoáng sản phi nhiên liệu. Ví dụ/: Hoa kì dân số chỉ bằng
6% dân số thế giới nhưng tiêu thụ hơn 20% khoáng sản phi nhiên liệu của thế giới,
mức tiêu thụ khoáng sản phi nhiên liệu bình quân đầu người là 7 tấn/năm. Các nước
đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mĩ La Tinh dân số bằng 3/4 dân số thế giới,
chỉ sử dụng 7% tổng quặng bô xít, 9% tổng quặng đồng và 12% tổng quặng sắt của
thế giới. [34]
Xu hướng phát triển công nghệ khai thác quặng apatit trên thế giới:
Tùy theo điều kiện cấu trúc, thế nằm và đặc điểm địa chất của từng mỏ quặng
mà người ta đưa ra phương pháp khai thác, công nghệ khai thác và thiết bị khai thác
thích hợp.
17
Xu hướng chung là đi đến lựa chọn công nghệ và thiết bị khai thác mỏ tối ưu,
khai thác triệt để tài nguyên chính, tài nguyên đi kèm và tuyển chọn tách chúng ra
thành những sản phẩm có giá trị, các khâu công nghệ thường được cơ giới hóa và tự
động hóa rất cao.
Trên thế giới, quặng photphat - cacbonat là kiểu photphorit trầm tích khá
phổ biến. Tới nay công tác tuyển quặng photphat - cacbonat ở quy mô công nghiệp
mới chỉ được thực hiện ở hai nước là Nga (mỏ Karatau) và Hoa Kỳ (mỏ Conda,
Idaho). Kết quả tuyển quặng photphat - cacbonat của một số mỏ điển hình trên thế
giới có nhiều nét tương tự như tuyển quặng apatit - đôlômit (loại II) ở Lào Cai.
Quặng sắt:
- Đây là loại khoáng sản thường gặp và khá phổ biến trong vỏ trái đất, gồm
bốn loại quặng có tầm quan trọng trong thương mại là: Fe3O4 (magnetit), Fe2O3
(Hematit), FeO2 (limonit) và FeCO3 (Siderit). Các loại quặng này có chứa khá
nhiều tạp chất nên tỉ lệ kim loại trong quặng giảm. Vùng Siberia (Liên Xô cũ) là
vùng có trữ lượng sắt được xem như là lớn nhất thế giới. Công nghiệp sản xuất thép
trên thế giới ngày càng tăng theo sự phát triển của nền công nghiệp, năm 1965 sản
xuất trên toàn thế giới là 370 triệu tấn đến năm 1980 sản xuất được gần 1 tỉ tấn. [34]
Than đá:
- Sản lượng than khai thác trên toàn thế giới là 7 tỉ tấn/năm.
- Các khu vực và quốc gia khai thác nhiều than: Châu Á, Thái Bình Dương,
Bắc Mỹ, Nga và 1 số nước Đông Âu...
- Than đá được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, dùng làm nhiên
liệu trong các nhà máy nhiệt điện, nguyên liệu cho nhành luyện kim, sản xuất dược
phẩm chất dẻo, sợi nhân tạo...
- Khai thác: lộ thiên và hầm lò.
- Dự trữ: có thể khai thác được trong vòng 150 - 200 năm nữa.[34]
Quặng đồng:
- Hàng năm, thế giới khai thác được 15 triệu tấn đồng.
+ Được khai thác nhiều ở các nước Nam Mỹ, Hoa Kỳ...