Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

tiểu luận cơ sở lý luận báo chí truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 46 trang )

Mục lục


Câu 1: Phân tích khái niệm về truyền thông và các lý thuyết về truyền thông.
Cho ví dụ chứng minh?
Trả lời
1. Phân tích khái niệm truyền thông
Truyền thông là từ tiếng anh: Communication có nghĩa là sự truyền đạt thông
tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, lien lạc, giao thông,…
Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có nghĩa là
chung hay cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung hay các thức , con đường,
phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với
cộng đồng, xã hội. Nhờ truyền thông giao tiếp mà con người tự nhiên trở thành con
người xã hội.

Truyền thông là hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Những
thành viên trong một bộ lạc sử dụng truyền thông để thông báo cho nhau nơi săn
bắt, cách thức săn bắt. Đó là điều kiện để tạo nên những mói quan hệ xã hội giữ
người với người. thiếu truyền thông- giao tiếp, con người và xã hội lòai người khó
hình thành và phát triển. Con người từ xa xưa cho đến nay khi sống chung trong 1


cộn đồng cần phải hiểu nhau và thông cảm cho nhau. Khi con người biết sống
chung với nhau và có tổ chức thì họ cần phải có truyền thông để hiểu và bảo vệ
nhau. Từ lâu người ta đã biết tổ chức các chạm ngựa để phục vụ thông tin, quy
trình việc đốt lửa trên đỉnh núi để báo hiệu quân giặc xâm lấn bơ cõi. Những người
đi rừng bẻ lá, băm vỏ cây để đánh dấu đường đi và những địa điểm nguy hiểm.
Bắt đầu từ tín hiệu đơn giản người ta thông báo cho nhau mục đích, phương pháp,
cách thức hành động, tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc. Trong quá
trình lao động sản xuất chinh phục thiên nhiên, làm ra của cải vật chất nuôi sống
mình, con người đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu, phát hiện được


những hiện tượng lặp đi lặp lại của thiên nhiên. Đồng thời trong xã hội cũng hình
thành những nhu cầu truyền thông, truyền bá kinh nghiệm, phương pháp lao động
có hiệu quả, thông báo cho đồng loại những chi thức mới về thế giố xung quanh.
Chính sự ra đời của tiếng nói là nấc thang đàu tiên và quan trọng nhẩ của quá trình
phát triển, tăng cường truyền thông – giao tiếp trong xã hội loài người.
Từ những hình thức truyền thông đơn giản, người ta đi đến những hình thức
hiện đại và phức tạp của truyền thông như truyền hình, vệ tinh nhân tạo, internet,…
những phương tiện thông tin lien lạc trở thành cái không thể thiếu được để đảm
bảo sự hoạt động ổn động của nền kinh tế cũng như mỗi chế độ xã hội.
Mặt khác, truyền thông còn nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người.
Mỗi cá nhân trong xã hội đều có sự bộc lộ những khía cạnh khác nhau của đời
sống tinh thần, cần hiểu biết tâm tư, tình cảm, thái độ của mọi người trước mỗi sự
kiện để tự điều chỉnh hành động của mình sao cho hợp lý. Chính quá trình truyền
thông đã giúp con người hiểu mình đầy đủ hơn, nắm bắt được những gì lien quan
giữa mình và cuộc sống phong phú xung quanh, đánh giá được khả năng, xác định
đúng cách thức, phương hướng cho những hành vi hoạt động tiếp theo.
Truyền thông hiệu quả sẽ làm cho con người hiểu nhau, những mệnh lệnh, chỉ
thị, thông tin được truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác, lấp được khoảng
cách giữa con người với con người, khảng cách giữa kinh tế kỹ thuật và cơ chế
quản lý xã hội.
Thực tiễn truyền tông đã có từ lâu. Ngay từ thời cổ Hy Lạp, A-rít-xtốt đã đề
xuất một số mô hình truyền thông rất gần gũi với mo hình tuyến tính mà sau này
Cờ- lốt San-nông, cha đẻ của lý thuyết truyền thông đã nêu. Kinh nghiệm phát


triển của khoa học cho thấy lý thuyết nảy sinh khi con gnuowfi muốn tìm hiểu mối
quan hệ giữa các dữ kiện, và lý thuyết là sự kết nối một cách khách quan giữa các
dữ liệu đó.
Theo định nghĩa của một số nhà khoa học thì lý thuyết truyền thông thể hiện
mối quan hệ giữa các dữ kiện truyền thông trong hành vi của con người bao giờ

cũng có khỏang cách. Truyền thông là nhằm mục đích tạo nên sự đồng nhất hoặc ít
ra cũng rút ngắn khoảng cách ấy.

Hiện nay trên thế giới tùy theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu người ta đã đưa
ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông. Chẳng hạn: Frank Dance năm
1970 trong công trình nghiên cứu của mình về “ Khái niệm cơ bản về truyên
thông” đã nêu ra 15 định nghĩa truyền thông của các tác giả trên nhiều góc độ khác
nhau:
1. Góc độ kí hiệu lời: Truyền thông là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng
bằng lời (Giôn Hô-bơ – John R. Hober, 1954).
2. Góc độ sự hiểu biết của con người: Truyền thông là quá trình qua đó chúng
ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là


một quá trình liên tục, luôn thay đổi và biến chuyển để ứng phó với tình
huống (Mác-tin An-đen – Martin P.Andelsm).
3. Góc độ tương tác: Sự tương tác nagy cả ở mức sinh vật, là một dạng truyền
thông, bằng không sẽ không thể hành động chung (G.H Mít – G.H Mead,
1963).
4. Góc độ quá trình truyền tải: Truyền thông là sự truyền tải thông tin ý tưởng,
tình cả, kỹ năng, v.v... bản thân hành động của quá trình truyền tải được gọi
là truyền thông, (Bê-ren-sơn – Berenlson và Sờ ten – Steines, 1964).
5. Góc độ giảm độ không rõ ràng: Truyền thông nảy sinh từ nhu cầu giảm độ
không rõ ràng để có thể thành động có hiệu quả, để bảo vệ hoặc tăng cường
(Đin C. Bác-lun – Dean C.Barnlund, 1964).
6. Góc độ chuyển giao, truyền tải, trao đổi: Chúng ta sử dụng từ “truyền thông”
đôi khi đẻ chỉ cái gì được truyền tải, đôi khi lại là toàn bộ quá trình. Trong
nhiều trường hợp, cái đã được truyền tải bằng cách này vẫn tiếp tục được
chia sẻ. Nếu tôi chuyển một thông tion cho người khác, thông tin đó vẫn à
thông tin của tôi mặc dù được chuyển đi. Như vậy, Từ truyền thông đòi hỏi

phải có sự tham gia. Với ý nghĩa này, có thể nói ngay cả trong tôn giá, các
con chiên cũng tham gia vào quá trình truyền thông (A.H Hai-ơ – A.H hyer,
1955).
7. Góc độ ghép nối, kết nối: Truyền thông là quá trình kết nối các phần rowdi
rạc của thế giới với nhau. (Ru-ét – Ruesch, 1957).
8. Góc độ tính công cộng: truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là
độc quyền của một hoặc nhiều người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều
người (Phờ-ranh Đan-xơ – Frank Dance, 1970).
9. Góc độ kênh, phương tiện, lộ trình: Là các phương tiện để chuyển các nội
dung quân sự, mệnh lệnh,... như bằng điện thoại, điện tín, giao thông. (Từ
điển cao học Hoa Kỳ).
10.Góc độ dẫn dắt: Truyền thông là quá trình dẫn dắt sự chú ý của người khác
nhằm mục đích trả lời sự mong mỏi (Cartier và Hannov, 1950).
11.Góc độ phản ứng: Truyền thông là sự phản ứng của cơ thể đối với một nhân
tố kích thích (Stevens, 1950).
12.Góc độ khuyến khích: Mỗi hành động truyền thông được coi là sự truyền tải
thông tin chứa đựng yếu tố khuyến khích từ nguồn thông tin đến người tiếp
nhận (Dore New-comb, 1960).


13.Góc độ chủ định: Về cơ bản truyền thông quan tâm nhất đến tình huống
hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền một nội dung đến người nhận với
chủ đích tác động tới hành vi của họ. (Gerald Miler, 1966).
14.Góc độ thời gian, tình huống: Quá trình truyền thông là quá trình chuyển đổi
từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác theo
một thiết kế được ưu ái hơn (Bes Sondel, 1956).
15.Góc độ quyền lực: Truyền thông là cơ chế qua đó quyền lực được thực hiện
(S.Schaehter, 1951).
Lý thuyết truyền thông tổng quát có 3 loại: loại thứ nhất xác định bản chất và
nội dung của quá trình truyền thông. Loại thứ 2 đề cập đến quá trình cho tất cả các

loại truyền thông của con người. Loại thứ 3 đề xxaajp đến bối cảnh mà quá trình
truyền thồn xảy ra.
Từ những phân tích trên có thể hình thành khái niệm chung về truyền thông:
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ
năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm tạo sự liên kết lẫn
nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi nhận thức.
Từ định nghĩa trên cần lưu ý những khía cạnh:
Thứ nhất, Truyền thông là một khía cạnh, có nghĩa nó không phải là một việc
làm nhất thời hay xảy ra trong mọt khuôn khổ thời gian hẹp mà là việc diễn ra
trong một khoảng thời gian lớn.
Quá trình này mang tính liên tục vì nó không thể kết thúc ngay sau khi chúng ta
chuyển tải nội dung cần thiết mà còn tiếp diễn sau đó. Đấy là quá trình trao đổi
hoặc chia sẻ, có nghĩa là ít nhất phải có hai thực thể và không chỉ có một bên cho
và một bên nhận mà cả hai bên đều cho và nhận.
Thứ hai, Truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳ
quan trọng đối với mục đích và hiệu quả truyền thông. Và cuối cùng, truyền thông
phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu khong mỗi việc làm sẽ trở
nên vô nghĩa.
 Các yếu tố của quá trình truyền thông
- Nguồn (source) – ký hiệu là S


- Thông điệp (message) – ký hiệu là M
- Mạch truyền/ kênh (chanel) – kỹ hiệu là C
- Người tiếp nhận/nơi tiếp nhận (receiver) – ký hiệu là R
*Hiện tượng Nhiễu ảnh hưởng đến quá trình truyền thông. Có 3 hiện tượng Nhiễu:
- Nhiễu về mặt xã hội: Do bất đồng ngôn ngữ, chênh lệch về trình độ, khác nhau về
đạo đức, phong tục, tập quán.
=> Hướng khắc phục: Khắc phục những thiếu sót, hiểu đối tượng, ngôn ngữ, hiểu
phong tục tập quán, đạo đức, lối sống.

-Nhiễu về mặt tự nhiên: Là các hiện tượng thiên nhiên xảy ra theo quy luật khách
quan, không phụ thuộc vào ý chủ quan của con người (bão lụt, động đất, thiên tai,
núi lửa, sấm chớp).
=> Hướng khắc phục: Con người phải hiểu biết, khám phá và nắm được quy luật tự
nhiên để lợi dụng nó, thân thiện với nó và vận dụng một cách hợp lý.
-Nhiễu về mặt kỹ thuật công nghệ: Máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu, hư
hỏng, không tương thích.
=> Hướng khắc phục: Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, đổi mới công
nghệ
2. Phân tích các lý thuyết về truyền thông
 Lý thuyết:
Là những vấn đề chung nhất, khái quát nhất được đúc kết từ thực tiễn và có vai
trò hướng dẫn hoạt động thực tiễn, từ nhận thức, thái độ đến hành vi của con
người. Hiểu được lý thuyết căn bản là hiểu được những lý luận chung nhất đi từ
quy luật ý nghĩa logic đến việc áp dụng thực tế trong hoạt động truyền thông.
 Lý thuyết truyền thông:

-

Là hệ thống lý thuyết ra đời từ lâu và được hình thành, phát triển như một
khoa học liên ngành.


-

Nó được tiếp cận nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khoa học như: xã hội học,
tâm lý học, ngôn ngữ học, chính trị học, điều khiển học và lý thuyết thông
tin...

- Là cơ sở lý luận trực tiếp cho hoạt động báo chí - truyền thông.


Truyền thông trực tiếp là hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

xúc mặt đối mặt giữa chủ thể và đối tượng truyền thông
Các lý thuyết truyền thông
Lý thuyết thâm nhập xã hội
Lý thuyết học tập xã hội
Lý thuyết xét đoán xã hội
Lý thuyết giảm bớt sự không chắc chắn
Lý thuyết truyền bá cái mới
Lý thuyết hành động lý tính
Lý thuyết truyền thông nhằm vào sự thuyết phục
Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tượng

Phân tích
2.1 Lý thuyết thâm nhập xã hội
2.1.1 Khái niệm


Giao tiếp, tìm hiểu để nâng cao hiểu biết lẫn nhau là 1 trong những nhu cầu cơ
bản nhất để con người có thể tồn tại và phát triển, với tư cách là một thực thể xã

hội.
Lý thuyết “Thâm nhập xã hội” cho rằng: Mỗi cá nhân và mỗi nhóm xã hội bao
giờ cũng có nhu cầu thâm nhập vào người khác, vào các nhóm xã hội khác. Đó là 1
trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy nhu cầu truyền thông giữa các cá
nhân, nhóm và cộng đồng.
Cách tiếp cận :
 Lý thuyết “Thâm nhập xã hội” này có thể tham chiếu với quan điểm “ xã
hội hóa” của nhà xã hội học người Mĩ FICHTER : Xã hội hóa là quá trình
tương tác giữa người này với người khác, kết quả là một sự chấp nhận
những khuôn mẫu hành động và sự thích nghi với các khuôn mẫu.”
 Quan điểm xã hội học của nhà khoa học người Nga G.Andreeva : “ Xã hội
hóa có 2 mặt :
 Một mặt cá nhân tiếp cận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã
hội.
 Mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách thụ động bằng các mối quan hệ
thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan hệ
xã hội.”
 Thâm nhập xã hội ở đây là một yếu tố quan trọng của quá trình xã hội hóa
hay cụ thể hơn là trong đời sống truyền thông.
2.1.2 Các giai đoạn:
Thâm nhập các cá thể, các nhóm xã hội là 1 quá trình, theo 1 quy trình và
thường trải qua các giai đoạn:





Lịch sự giao tiếp.
Thông báo mục đích làm quen, xảy ra xung đột.
Tìm hiểu sở thích, nguyện vọng.

Tìm hiểu sâu hơn về niềm tin, tôn giáo, lý tưởng…

Cụ thể:
 Lịch sự giao tiếp:
Con người luôn sống trong nhiều mối quan hệ đa dạng, phức tạp. Các mối
quan hệ tạo ra môi trường của mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến họ. Vì vậy lịch
sự trong giao tiếp là cách cư xử đúng đắn, hợp tình hợp lí giữa mình với


người khác. Đó là những câu hỏi khởi động, nhằm tìm hiểu thái độ thích hay
không thích làm quen, tìm kiếm những tương đồng, tạo ấn tượng ban đầu
trong giao tiếp.
Ví dụ: Cách chào hỏi, sử dụng từ ngữ khi giao tiếp, câu hỏi khởi động,….
 Thông báo mục đích làm quen, xảy ra xung đột:
Chúng ta phải nói rõ mục đích làm quen tiếp cận, tạo được niềm tin cho phía
đối phương, từ đó tránh những hiểu nhầm xảy ra xung đột, sự lựa chọn
trong tâm lí đối tượng. Lúc này, kỹ năng truyền thông đóng vai trò rất quan
trọng trong việc thuyết phục đối tượng theo mục đich truyền thống.
 Tìm hiểu sở thích, nguyện vọng:
Đây là một bước giúp chúng ta tiếp cận người khác dễ dàng hơn, vì nếu
hiểu được sở thích và nguyện vọng thì khi giao tiếp trao đổi gần như chúng
ta hiểu họ nhanh hơn, mục đích giao tiếp thuận lợi hơn rất nhiều.
Ví dụ: Khi chuẩn bị gặp gỡ anh Nguyễn Văn A, nếu biết anh ta có sở
thích về âm nhạc hay có nguyện vọng muốn mua nhà thì ta sẽ dùng những
điều này để tiếp cận đối tượng.

 Tìm hiểu sâu hơn về niềm tin, tôn giáo, lý tưởng:
Đây là những phạm trù có ảnh hưởng rất nhiều đến đối tượng ta giao tiếp,
ảnh hưởng đến ý thức hệ cá nhận họ, cách sống và cách giao tiếp. Nên khi
muốn tiếp cận ta cũng nên tìm hiểu.

Ví dụ : Vị khách A đến nhà, anh ta theo Đạo Phật, thì ta không thể mời
anh ta ăn thịt chó hay nói những câu chuyện trái với những giáo lý nhà Phật.
Larry King từng nói: “Bất kỳ ai cũng đều có ít nhất một chủ đề mà họ muốn nói
đến” hay “Bạn nên tỏ ra cởi mở và chân thành với mọi đối tượng giao tiếp nếu
muốn họ ở lại với bạn”. Những câu nói này có thể định hình cho ta biết nhiều lời
khuyên cho việc tạo lập mối quan hệ, giữ thái độ chân thành cho việc bắt đầu và
tiếp diễn một cuộc giao tiếp.
Qúa trình thâm nhập đòi hỏi sự thông hiểu, chia sẻ lẫn nhau. Kỹ năng truyền
thông của những người tham gia truyền thông là yếu tố quan trọng giúp rút ngắn
thời gian thâm nhập để tạo sự tương đồng, cộng tác đạt hiệu quả.
2.1.3 Nội dung
Trong việc hình thành các mối quan hệ, kỹ năng đặt câu hỏi có vai trò quan
trọng trong giai đoạn giao tiếp làm quen lần đầu tiên giữa người này và người
khác. Tương tự như vậy, để nhanh chóng hình thành nên các “mối quan hệ” mỗi
người đều cần đến kỹ năng phân tích câu hỏi để trả lời và đưa ra các cau hỏi tiếp
theo với đối tượng. Phân tích những câu hỏi và phân loại câu hỏi sẽ giúp chúng ta


xây dựng mô hình, cấu trúc câu chuyện. Những cuộc tiếp xúc, làm quen luôn chịu
tác động bởi môi trường và hoàn cảnh giao tiếp, văn hóa cộng đồng…

Quá trình thâm nhập này đòi hỏi sự thông hiểu, chia sẻ lẫn nhau. Kỹ năng
truyền thông của người tham gia là yếu tố quan trọng giúp giúp ngắn thời gian
thâm nhập để tạo sự tương đồng, cộng tác đạt hiệu quả.
2.1.4 Hệ quả
Hệ quả 1: Muốn tạo ra hiệu ứng tính tích cực từ đối tượng truyền thông (mong
muốn được tham gia vào hoạt động truyền thông ở vị trí nguồn phát hay người
nhận thông điệp), cần phải khơi dậy nhu cầu thâm nhập xã hội, mong muốn khám
phá của mỗi người, mỗi nhóm người.
 Tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, ai cũng có nhu cầu được giao tiếp, được chia sẻ

và hòa mình vào cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, ví dụ đặc điểm tính cách hay
hoàn cảnh nào đó mà họ không dễ dàng tiếp cận lần đầu tiên. Thì nhiệm vụ
của người làm truyền thông là cần có biện pháp khơi dậy nhu cầu thâm nhập
xã hội thông qua nhiều cách như đồng cảm trong câu chuyện, hiểu rõ sở
thích,…
Hệ quả 2: Cần chú ý đến mối liên hệ giữa nhu cầu và khả năng, điềukiện của cá
nhân khi họ có ý định hoặc bắt đầu, đang, đã tham gia vào các quá trình truyền
thông.
 Điều này càng có ý nghĩa khi truyền thông với các nhóm đối tượng chuyên
biệt.


 Truyền thông là quá trình xuyên suốt. Để quá trình truyền thông trọn vẹn thì
người làm truyền thông phải lien tục làm sao cho đáp ứng nhu cầu công
chúng và khơi dậy niềm hứng thú từ họ. Cần chú ý lien tục những tình cảm,
thái độ, hành vi,… để có biện pháp kịp khắc phục sai xót.
Hệ quả 3: với tư cách là nhà truyền thông, cần chú ý rèn luyện các kỹ năng cơ
bản: hỏi và lắng nghe, trao đổi và chia sẻ, rút ngắn khoảng cách tiếp xúc, nhanh
chóng hòa nhập trong giao tiếp.
 Đây là những kỹ năng quan trọng cần có của người làm truyền thông để thực
hiện công việc được tốt, bước đệm cho quá trình truyền thông thành công.
Muốn thế, họ phải liên tục rèn giũa kỹ năng và áp dụng thực tế ngay trong
những chiến dịch truyền thông họ thực hiện. Thành công của một chiến dịch
phụ thuộc vào khả năng của họ.
 Tính ứng dụng của học thuyết “Thâm nhập xã hội” trong đời sống

truyền thông hiện nay:
Ứng dụng của học thuyết “ Thâm nhập xã hội” vào đời sống truyền thông được
coi là một ứng dụng quan trọng. Học thuyết này sẽ chỉ cho những người tham gia
hoạt động truyền thông : Cách thức để thâm nhập xã hội như thế nào? Vấn đề giao

tiếp ảnh hưởng trực tiếp thế nào đến mục đích truyền thông?
Thực tế, trong nhiều chiến dịch truyền thông của những người nổi tiếng hay
các doanh nghiệp cho thấy họ có khả năng truyền thông tốt, thấu hiểu tâm lý công
chúng và thâm nhập xã hội rất tốt để thực hiện được mục tiêu của mình về tạo
dựng hình ảnh, thương hiệu hay mục đích kinh doanh.
Rất nhiều cuộc thi, nhiều chiến dịch truyền thông, quảng cáo, sự kiện các
doanh nghiệp đưa ra thu hút khách hàng đều phải hiểu tâm lý công chúng để đánh
đúng tệp đối tượng mà mình mong muốn.
Có một điều đặc biệt rằng, những người nổi tiếng đáng ngưỡng mộ đều có
những chuyên gia truyền thông giỏi. Và để đạt được những thành công, họ đã ứng
dụng lý thuyết Thâm nhập xã hội qua những ký năng rất quan trọng như:
 Kỹ năng giao tiếp: là một ứng dụng cụ thể từ học thuyết này, chúng ta sử
dụng kỹ năng giao tiếp hàng ngày, là một kĩ năng mềm cực kì quan trọng
trong thế kỉ 21. Đó là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử,
đối đáp được rút qua kinh nghiệm thực tế hàng ngày giúp mọi người giao
tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp.


 Kỹ năng đặt câu hỏi : Sử dụng câu hỏi mở “ như thế nào, suy nghĩ gì về ….
Tại sao…” Tránh sử dụng câu hỏi đóng, câu hỏi dẫn dắt “ có / không?”; “ có
phải không/ đúng không?”.
 Kỹ năng thuyết trình : Có dàn ý cụ thể cho phần trình bày, chuẩn bị cách ví
dụ, câu chuyện, tình huống để minh họa. Trình bày lần lượt từng vấn đề,
tránh trình bày lặp đi lặp lại. Tốc độ nói phải vừa phải, dễ nghe. Quan sát
thái độ người nghe, nếu người nghe có thái độ chán nản, mệt mỏi thì phải
thay đôi cách trình bày vấn đề. Đặt câu hỏi để người nghe tập trung và
hưởng ứng hơn.
 Kỹ năng phán đoán tâm lý : Học được cách nghe từ đôi mắt mà không cần
đến đôi tai. Đó là những phản ứng cảm xúc do tiềm thức hệ hé lộ. Phán đoán
tâm lí sẽ cảnh báo cho ta về ý đồ của người khác, tránh những rủi ro không

đáng có, ứng phó linh hoạt hơn.
 Kỹ năng phản ứng nhanh : điều chỉnh được về mặt tinh thần và thể chất để
thích nghi hoàn cảnh hay môi trường, không để bản thân bị động
Ví dụ: Đệ nhất phu nhân Michelle Obama được cho là người đã thống lĩnh trên
social media.
“Có 1 điều mà mọi người thường nghĩ sai, đó là social media rất đơn giản, vì
bất cứ ai cũng có thể lên Twitter hay Facebook. Nhưng ẩn đằng sau đó là cả lượng
khổng lồ những chiến lược, đòi hỏi đầu tư thực sự. Rõ ràng là Phu nhân Obama
hiểu rõ lợi ích của những platform và social media và tận dụng chúng tốt nhất có
thể để tiếp cận với công chúng của mình.” – bà Barna Stern của Agency 360i phát
biểu.


Ảnh: Michelle Obama- Phu nhân tổng thống Barack Obama

Nhiệm kỳ của tổng thống Obama vào đúng giai đoạn social media bùng nổ: vào
thời Tổng thống Obama, Twitter đã phát triển từ một ngôi sao mới nổi trở thành
một mạng lưới toàn cầu; Facebook hiện giờ có hơn 1.5 tỷ người dùng; kế đến là
Instagram, Snapchat – những platform mà 1 thập kỷ trước hoàn toàn không tồn tại–
thì bây giờ đang thống lĩnh nền văn hóa.
Do đó, chỉ với một click trên iPhone, Phu nhân Obama có thể tiếp cận đến một
số lượng khổng lồ dân chúng mà Phu nhân Tổng thống Johnson và Tổng thống
Bush chỉ có thể mơ đến.
 Rõ ràng việc tìm hiểu rõ những xu hướng kênh tiếp cận thông tin của công
chúng, cùng với sự vượt trội của bản thân đã khiến đệ nhất phu nhân trở
thành người phụ nữ quyền lực đáng ngưỡng mộ trên toàn thế giới.
 Đây cũng là một ví dụ điển hình quan trọng của thuyết thâm nhập xã hội áp
dụng vào chiến dịch truyền thông hình ảnh cá nhân của phu nhân Tổng
thống Obama.
2.2 Lý thuyết học tập xã hội

2.2.1 Khái niệm


Lý thuyết này cho rằng học tập diễn ra bằng cách quan sát những người khác từ
đó trở thành mô hình hành vi của mỗi cá nhân. Các hành vi này giúp cá nhân làm
việc đạt được kết quả ngày một tốt hơn đồng thời tránh những hành vi không phù
hợp. Để xây dựng mô hình này, quá trình học tập cần xây dựng theo 4 bước:
-

Quá trình chú ý – quan sát mô hình mẫu
Quá trình tái hiện – nhớ lại những gì mình quan sát được
Quá trình thực tập – làm lại những gì mình quan sát và nhớ được
Quá trình củng cố - động viên để hành vi này thường xuyên lặp lại

Ứng dụng của thuyết học tập vào tổ chức:
Thuyết học tập xã hội định hình hành vi của cá nhân trong tổ chức thông qua
các hình thức:
- Củng cố một cách tích cực: khen ngợi những hành vi tốt như làm việc tích
cực, đi làm đúng giờ,...
- Củng cố một cách tiêu cực: Khi nhân viên né tránh một những đề khó khăn
cho mình mà nhà quản lý lại bỏ qua thì nó được coi là cách củng cố tiêu cực.
Ví dụ: Trong lớp học mà thầy giáo đặt câu hỏi mà sinh viên không có câu trả lời
họ sẽ nhìn vào tập vở và né tránh. Tại sao sinh viên có hành vi này? Có lẽ họ cho
rằng thầy giáo sẽ không bao giờ gọi họ nếu họ nhìn xuống. Nếu thầy giáo củng cố
một cách tiêu cực là không gọi những sinh viên nhìn xuống tập vở khi thầy giáo
đặt câu hỏi thì hành vi này sẽ tiếp tục lặp lại trong những lần đặt câu hỏi tiếp theo.
- Phạt – bỏ những hành vi không mong đợi trong điều kiện không mất thiện
chí
- Dập tắt – dẹp bỏ hoàn toàn những điều kiện có thể xảy ra nhwuxng hành vi
mà tổ chức không mong muốn.

 Mô hình học tập xã hội (Social Learning Theories):
Đây là tập hợp nhiều lý thuyết của nhiều tác giả khác nhau trong đó nổi bật
nhất là Albert Bandura. Các lý thuyết này giải thích hành vi của con người như là
kết quả của một quá trình học tập của các cá nhân thông qua bắt chước, tự tiếp
nhận, chọn lọc thông tin và thực hiện theo nhu cầu, khả năng riêng của mỗi người.


Một trong những lý thuyết này là Học tập thông qua quan sát (Observational
Learning) trong đó Bandura phân biệt 4 giai đoạn:
1. Chú ý: Giai đoạn cá nhân chú ý và nhận ra hành vi trong môi trường.
2. Lưu giữ trong trí nhớ: Giai đoạn cá nhân lưu giữ thông tin về hành vi trong
trí nhớ.
3. Thực hiện: Giai đoạn cá nhân lập lại hành vi qua hành động.
4. Động cơ (Nhu cầu bắt gặp đối tượng): Giai đoạn cá nhân thu nhận kết quả từ
hành vi đã thực hiện hoặc hình dung đang thực hiện trong đó có kết quả tốt hoặc
xấu, từ đó sẽ thúc đẩy tiếp tục hoặc ngăn trở thực hiện hành vi.
Kết quả có thể ở 3 dạng:
- Trực tiếp: Lợi ích hoặc tổn thất vật chất (tiền…), cảm giác trực tiếp, phản ứng
của người xung quanh,...
- Nhận thức gián tiếp: Xuất hiện khi tưởng tượng mình đang thực hiện hành vi.
- Nhận thức do tự suy nghĩ: Những ý nghĩ mà cá nhân tự suy nghĩ và nhận thức.
Ví dụ: Có thể hành vi gây ra những khó chịu nhưng cá nhân nghĩ rằng đó là một
chứng tích của sự can trường.
 Một số nguyên tắc cần chú trọng trong quá trình vận dụng thuyết học tập
vào thực tế là:
Thứ nhất, hiệu quả sẽ đạt được ở mức cao nhất của học tập quan sát là thông
qua việc tái tổ chức và tập diễn lại hành vi được làm mẫu một cách tượng trưng,
sau đó thực hiện lại nó một cách cụ thể.



Thứ hai, mã hóa hành vi được làm mẫu đó bằng lời nói, đặt tên hoặc hình
tượng hóa hết quả, và cách này còn tốt hơn việc chỉ quan sát. Các cá nhân rất có
thể sẽ bắt chước hành vi được làm mẫu đó nếu như mô hình đó thích hợp với họ và
họ thấy ngưỡng mộ, và nếu như nó mang lại kết quả mà họ coi là có giá trị.

 Ứng dụng của thuyết học tập xã hội trong công tác xã hội.
Thuyết học tập được ứng dụng vào công tác xã hội từ những năm 80 của thế
kỷ XX.
Thuyết được sử dụng để giải thích cho hành vi tội phạm liên quan đến việc
đột nhập và phá hoại hệ thống máy tính tại các trường đại học.
Thuyết học tập xã hội còn có thể được sử dụng để điều chỉnh hành vi.
Ví dụ: việc bố trí, sắp xếp một học sinh có hành vi lệch lạc ngồi cạnh học sinh có
hành vi tốt. Như vậy, cách cư xử của học sinh tốt sẽ giúp cho học sinh kia nhận
thấy hành vi chưa đúng của mình và chỉnh sửa. Tuy nhiên , học sinh có hành vi tốt
có thể sẽ bị nhiễm hành vi lệch lạc của học sinh kia, đây chính là kết quả trái
ngược không mong đợi.


Trong công tác xã hội nhóm, thuyết được nghiên cứu và phân tích để đưa ra
những giải thích hành vi của các thành viên trong nhóm. Theo cách tiếp cận cổ
điển của thuyết học tập, hành vi của thành viên nhóm có thể xuất hiện khi nó được
kích thích.
Theo thuyết này một phương pháp học tập khá phổ biến ứng dụng trong
công tác xã hội là tạo ra môi trường có điều kiện.
Thuyết học tập xã hội giúp nhân viên xã hội tìm ra những cách thức trợ
giúp phù hợp trong việc hỗ trợ cho các đối tượng thông qua việc hiểu về nguyên
nhân dẫn đến vấn đề của đối tượng, đặc biệt trong lĩnh vực làm việc can thiệp với
trẻ bị tự kỷ.
Thuyết học tập xã hội cũng là nền tảng cơ bản cho hình thức trị liệu gia
đình, áp dụng được thuyết này sẽ giúp nhân viên xã hội đạt được hiệu quả tốt trong

lĩnh vực làm việc với nhóm đối tượng là gia đình.
 Ví dụ:
Em An năm nay 10 tuổi, hiện đang học tại trường tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà
Nội. Bố mẹ em làm nghề kinh doanh buôn bán, những lúc công việc không thuận
lợi, bố mẹ em thường xuyên mâu thuẫn, đánh cãi nhau về tiền ngay cả khi có mặt
em ở đó. Những lúc như thế em rất lo sợ, nhưng sau một thời gian dài em dần quen
với cảnh đó. Từ đó, tính cách của em thay đổi rất nhiều, em trở nên lầm lì, ít nói
không giống với tính cách vốn có của em. Trong thời gian này em cũng hay thường
xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ gần nhà, được chứng kiến cảnh đứa trẻ lớp lớn
bắt nạt đứa trẻ bé hơn, em nhận thấy đó như một điều bình thường vì bố mẹ em
bận quá không có thời gian chú ý đến em.Khi đến trường bạn nào trêu trọc em em
sẵn sàng đánh trả. Thậm chí gần đây em hay cãi nhau và bắt nạt các bạn cùng lớp,
khi cô giáo nhắc nhở thì em thường xuyên tỏ thái độ chống đối và cãi lại cô giáo.


Giáo viên của em rất buồn và lo lắng với những gì đang diễn ra với em, cô đã liên
lạc với bố mẹ em và đồng thời cũng tìm đến nhân viên xã hội để được sự giúp đỡ.
2.3 Lý thuyết xét đoán xã hội
 Khái niệm
Lý thuyết xét đoán xã hội: Khi chuẩn bị thiết kế thông điệp cho nhóm công
chúng đối tượng, nhà truyền thông phải phân tích, chia nhỏ nhóm công chúng,
đối tượng ra thành những nhóm nhỏ với thái độ và nhận thức khác nhau. Nhóm
đối tượng thường được chia ra làm 3 loại là đồng tinh, trung lập và phản đối. Từ
việc phân chia nhóm đối tượng truyền thông, chủ thể truyền thông có thể lựa
chọn việc tập trung truyền thông vào nhóm đối tượng nào để đạt được hiệu quả
truyền thông cao nhất.
Trong ba nhóm đối tượng đồng tình, trung lập và phản đối, mỗi nhóm có
những đặc điểm, thế mạnh và hạn chế riêng. Tuy nhiên, trong hoạt động truyền
thông, thông thường chủ thể truyền thông thường chuẩn bị thông điệp ưu tiên
nhằm vào nhóm đối tượng trung lập trước để vừa bảo đảm tính khách quan vừa

có thể truyền thông thay đổi nhận thức của nhóm trung lập sang đồng tình.
Trong truyền thông để vận dụng lý thuyết này đạt hiệu quả cần phân loại các
vấn đề và nội dung cần đạt được sau hoạt động truyền thông. Nên đưa ra các
vấn đề có tính chất trung lập trước. Những vấn đề dễ gây phản cảm phản đối
nên để lại sau. Có tiến hành như vậy thì hoạt động truyền thông mới đạt được
hiệu quả cao.


Hệ quả quan trọng nhất có thể rút ra từ lý thuyết này là nguyên lý thuyết
phục trong vận động gây ảnh hưởng. Theo nguyên lý này muốn tạo ra sức
thuyết phục trong hoạt động truyền thông, đặc biệt là trong vận động gây ảnh
hưởng cần chú trọng các điểm sau:
- Phải tiến hành chia nhóm đối tượng, phân loại mức độ nhận thức, thái độ hành
vi của đối tượng, nhóm đối tượng.
- Trên cơ sở phân chia và phân tích đối tượng, chủ thể truyền thông tiến hành
lựa chọn thông điệp, tìm thời điểm, thời gian và kênh truyền thông thích hợp.
2.4 Lý thuyết giảm bớt sự không chắc chắn
Biện pháp để truyền thông đạt hiệu quả cao:
- Quá trình truyền thông tạo ra vốn hiểu biết chung với tốc độ cao, chất lượng
cao.
- Không nên lý tưởng hóa, thần tượng hóa 1 cá nhân, nhóm, đối tượng hay
vấn đề nào đó.
- Cần có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề mà đối tượng truyền thông thì các hoạt
động truyền thông điệp mới đạt hiệu quả.
- Chú ý đến kỹ năng nhận biết tính cách và tâm lý con người trong quá trình
truyền thông.


+ Quan sát trực quan, tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cần truyền thông
+ Quan sát tích cực thông qua công việc của đối tượng

+ Truyền thông tương tác
2.5 Lý thuyết truyền bá cái mới
 Khái niệm
- Là hoạt động hết sức quan trọng nhằm phát hiện, ủng hộ, bảo vệ, nhân rộng cái
mới
 Khó khăn
- Cái cũ xuất hiện còn non yếu, bị cái cũ bao vậy, chèn ép thậm chí triệt tiêu
- Cái mới thường chưa được nhận thức đúng đắn, đầy đủ, thường va chạm,
mẫu thuẫn với lợi ích trước mắt của không ít người
 Yêu cầu
- Cần phải nhận diện giá trị cái mới đối với cộng đồng và lợi ích xã hội, tìm
hiểu kỹ môi trường văn hóa, những rào cản về tâm lý, lợi ích,...của nhóm đối
tượng tác động.
- Cần tìm hiểu thái độ, hành vi của nhóm đối tượng trước yêu cầu triển khai
phổ biến và áp dụng cái mới. Hiểu rõ tâm lí xã hội, động cơ, mong đợi của
cá nhân, nhóm xã hội
- Cần nắm rõ ý nghĩa, lợi ích, khó khăn khi triển khai cái mới; lựa chọn nhóm
đối tượng nòng cốt hưởng ứng cả về thái độ, nhận thức, hành động
- Cần hiểu rõ thể chế xã hội, môi trường văn hóa, đạo đức, pháp luật trong đó
có cái mới để nhân rộng.
 Các câu hỏi cần được trả lời khi truyền bá
- Liệu người tiếp nhận có lấy đó là có lợi?
- Đối tượng sẽ hiểu và chấp nhận cái mới này dễ dàng hay khó khăn, thuận
lợi và khó khăn là gì?
- Liệu học có thể thử hành vi? ( có tổ chức, cá nhân thử nghiệm để thuyết
phực bằng thực tế không?
- Liệu kết quả của phép thử hay sự tiếp nhận của họ được những người xung
quanh đánh giá tích cực?
- Môi trường kinh tế- xã hội, đạo đức và pháp luật của việc triển khai nhân
rộng cái mới? ( địa phương khác nhau có cách tiếp nhận khác nhau)



- Quy trình, cơ chế nào là phù hợp nhất để nhân rộng cái mới?
 Truyền thông có hiệu quả là:
- Giảm thiểu sự thiếu chắc chắn
- Lấy đối tượng truyền thông làm xuất phát điểm
- Học lắng nghe và lắng nghe để học
- Chú ý bối cảnh xã hội cụ thể
- Phối hợp các kênh truyền thông trong từng giai đoạn
2.6 Lý thuyết hành động lý tính:
Tập trung vào từng cá nhân nhưng nó nhấn mạnh ảnh hưởng của những tác
động xã hội với hành vi con người hơn lý thuyết thuyết phục.Muốn thiết lập và duy
trì hành vi như mong đợi , nhà truyền thông cần thuyết phục đối tượng cả về lý trí
và cảm xúc.
Hai thành tố quan trọng của lý thuyết hành động lý tính là:
- Niềm tin về kết quả của hành vi
- Những quy tắc xã hội được tiếp nhận liên quan đến hành vi đó
 Lý thuyết truyền thông nhằm vào sự thuyết phục
- Tiếp cận thông điệp.
- Chú ý tới thông điệp.
- Có mối quan tâm hoặc mối liên hệ của
cá nhân với thông điệp.
- Hiểu thông điệp.
- Cá nhân hóa điều chỉnh hành vi phù hợp
với đời sống.
- Chấp nhận thay đổi.
- Ghi nhớ thông điệp và không ngừng ủng hộ
thông điệp.
- Có khả năng tư duy về thông điệp.
- Ra quyết định trên cơ sở tiếp thụ thông điệp

- Tích cực củng cố hành vi và chấp nhận hành vi trong đời sống.
* Những yếu tố có thể đảm bảo chuyển tải thông điệp thành công và hiệu
quả:
- Độ tin cậy của nguồn phát


- Dạng thức thông điệp.
- Kênh chuyển tải.
- Đối tượng tiếp nhận

2.8Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tượng:
 5 giai đoạn của thông điệp:
- Làm cho nhóm đối tượng nhận biết thông điệp
- Nhóm đối tượng nhận thức, hiểu biết thông điệp
- Nhóm đối tượng chấp nhận thông điệp
- Làm nhóm đối tượng tin tưởng thông điệp
- Đối tượng hành động theo mục đích, yêu cầu của thông điệp

 Thiết kế thông điệp nhằm chủ yếu vào tình cảm cần chú ý:
- Chú trọng đến tình huống, hoàn cảnh và ngoại cảnh truyền thông, tình cảm
thường được hình thành do tình huống và hoàn cảnh xác định
- Chú ý sự kế thừa, “có đi có lại” nhằm gợi mở khả năm tiếp nhận, tăng tính
thuyết phục.
- Lời lẽ,ngôn từ, cách thức diễn đạt gần gũi,thân thuộc với nhóm đối tượng
 Thiết kế thông điệp nhằm vào nhận thức lý trí cần một số yêu cầu sau:
- Tính logic của lập,luận, những luận điểm, luận chứng,luận cứ phải rõ rang


- Lời lẽ, ngôn từ, các phạm trù, khái niệm phải chuẩn xác, các số liệu chứng
minh phải thuyết phục cao.

- Bố cục thông điệp phải rành mạch, khoáng đạt. nên chia cắt các ý thành
những đoạn ngắn để làm bài viết nhẹ nhàng và dễ tiếp thu.
3. Ví dụ
Một tổ chức chuyên cung cấp hạt giống biến đổi Gen cho nông dân, muốn tham gia
vào thị trường lớn về nông nghiệp như Việt Nam. Nhưng vấn đề họ gặp phải là
người tiêu dùng vẫn chưa thực sự đồng ý sử dụng những thực phẩm biến đổi Gen.
Như vậy càng truyền thông sẽ càng thất bại nếu không sử dụng PR.

Một kế hoạch PR được tạo ra, những chuyên gia đầu ngành về thực phẩm, sản xuất
tại Việt Nam được mời tham gia một buổi giao lưu trực tuyến trực tiếp trên sóng
truyền hình bàn về thực phẩm biến đổi Gen trên thế giới. Và kết luận rằng những
sản phẩm này an toàn cho người sử dụng và không có những yếu tố về sức khỏe.
Với sự khẳng định từ những chuyên gia có uy tín được công chúng tin tưởng.
Thương hiệu cung cấp hạt giống được dọn đường sẵn để bước vào thị trường Việt
Nam và có rào chắn bảo vệ không lo ngại vấn để phản kháng từ phía nhà nông.

Câu 2: Phân tích vai trò của báo chí trong đời sống xã hội. Lấy ví dụ thực tiễn
chứng minh
Trả lời


Ở thời đại chúng ta ai cũng phải khẳng định rằng báo chí là một phần của
cuộc sống, là cơm ăn, thức uống, môi trường trí thức của con người. Nhìn vào đời
sống của báo chí, người ta có thể đoán được mức sống của người dân và sự tiến bộ
của xã hội. Báo chí thực sự là sức mạnh trí thức, thông tin muôn mặt đời sống đến
mọi người dân. Báo chí phản ánh mọi hoạt động của xã hội ngày càng đầy đủ, cập
nhật toàn diện, phong phú, đa dạng, nhiều chiều. Báo chí trở thành cầu nối giữa
Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, kết nối Trung ương và địa phương, giữa
trong nước và quốc tế.
Những năm vừa qua, báo chí Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền

quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát hiện và
phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, những vấn đề bức xúc trong
đời sống xã hội, tích cực tham gia và kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham
nhũng, quan liêu, lãng phí và sự suy thoái đạo đức, lối sống... góp phần và việc bổ
sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật; nâng cao vai trò của
Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, giữ
vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.Thông tin trên báo chí nước
ta đã góp phần quan trọng vào mọi mặt của đời sống xã hội.Trong khuôn khổ bài
tiểu luận, em xin phân tích vai trò chính của báo chí trong xã hội hiện đại trong
các lĩnh vực:
 Về chính trị
 Về kinh tế
 Về văn hóa


×