Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ THÁI TRIỆU LUÂN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ THÁI TRIỆU LUÂN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
(NGÂN HÀNG)
MÃ SỐ : 80340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ THÁI TRIỆU LUÂN


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...................................................................................... 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU – CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................... 3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 4
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN ............................................................................................. 5
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 6
2.1. LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO THANH KHOẢN ........................................................... 6

2.1.1. Thanh khoản và rủi ro thanh khoản..................................................................... 6
2.1.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản .............................................................. 6
2.1.3. Đo lường khả năng thanh khoản ......................................................................... 9
2.1.4. Dự trữ thanh khoản ............................................................................................ 11
2.1.5. Những tác động của rủi ro thanh khoản ............................................................ 11
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng rủi ro thanh khoản ......................................................... 13
2.2. LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ........................................................ 21
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 29
3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 29
3.2. CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU, CÁCH THỨC ĐO LƯỜNG ....................................... 30
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 32
3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 33
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 35


4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU ............................................................................... 35
4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 37
4.2.1. Kết quả ước lượng ............................................................................................. 37
4.2.2. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy .................................................... 38
4.2.3. Khắc phục các vi phạm giả định hồi quy ........................................................... 43
4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 45
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ....................................................... 49
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................................... 49
5.2. GỢI Ý CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN CHO CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM............................................................................... 50
5.2.1. Chính sách về quy mô ngân hàng và vốn chủ sở hữu ........................................ 50
5.2.2. Chính sách về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh .................................. 51

5.2.3. Chính sách về các nguồn vốn huy động ............................................................. 51
5.2.4. Chính sách về nợ xấu ......................................................................................... 53
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI ... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Ý nghĩa

FEM

Fixed Effects Model (mô hình tác động cố định)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

NHTM

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

REM


Random Effects Model (mô hình tác động ngẫu nhiên)

TMCP

Thương mại cổ phần

FGLS

Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi

FGAFR

Khoảng cách tài chính


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Nội dung

Trang

2.1

Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi

21

ro thanh khoản
2.2


Tóm tắt nghiên cứu trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi

27

ro thanh khoản
3.1

Bảng tổng hợp các biến trong mô hinh nghiên cứu

30

4.1

Thống kế mô tả dữ liệu nghiên cứu của mô hình

35

4.2

Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu

37

4.3

Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu bằng phương pháp

44


FGLS


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Nội dung

Hình

Trang

4.1

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa mô hình nghiên cứu

42

4.2

Biểu đồ P – P Plot về phân phối chuẩn phần dư mô hình nghiên

43

cứu


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Rủi ro thanh khoản là rủi ro lớn nhất trong các rủi ro của ngân hàng, bởi nó
không chỉ đe dọa sự an toàn của bản thân từng ngân hàng mà còn liên quan đến sự
an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, hệ thống Ngân hàng thương mại
(NHTM) đóng vai trò rất quan trọng và là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của

nền kinh tế. Trong đó, rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro chính ảnh
hưởng đến khả năng hoạt động của các ngân hàng. Có nhiều nghiên cứu về vấn đề
rủi ro thanh khoản của các NHTM trong và ngoài nước, tuy nhiên vẫn còn nhiều
tranh luận xoay quanh các kết quả nghiên cứu. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.
Luận văn thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến đến rủi ro thanh
khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam từ đó gợi ý các chính sách hạn chế rủi ro
thanh khoản. Mẫu của nghiên cứu bao gồm 17 NHTMCP lớn nhất của Việt Nam
với dữ liệu được thu thập trong thời gian 8 năm từ 2010 đến 2017 và được xử lý
bằng phương pháp nghiên cứu định lượng . Qua phân tích thống kê, tương quan và
kiểm định các giả định hồi quy, tác giả phát hiện mô hình nghiên cứu vi phạm giả
định tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Do đó tác giả đã sử dụng phương
pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least
Square – FGLS) để khắc phục các vi phạm trên. Kết quả nghiên đã tìm thấy sự ảnh
hưởng của một số yếu tố đến khả năng thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam.
Cụ thể là, yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM và
có ý nghĩa thống kê từ 5% đó là tỷ lệ nợ xấu (NPL). Các yếu tố có ảnh hưởng ngược
chiều đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM và có ý nghĩa thống kê từ 1% đến 5%
bao gồm quy mô ngân hàng (LAGA), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA),
tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên VCSH (ROE), tỷ lệ các nguồn huy động trên tổng nợ
(EFL) và đầu tư nước ngoài (FDI). Bên cạnh đó, các yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh
tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) và tỷ lệ thất nghiệp (UNE) không có ảnh hưởng có ý
nghĩa thống kê đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM. Trên cơ sở kết quả nghiên


cứu, tác giả gợi ý một số chính sách cho các NHTM Việt Nam cũng như đề xuất
một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn nghiên cứu nhưng do
thời gian, kinh nghiệm thực tế và do năng lực có hạn nên nghiên cứu này còn một

số hạn chế : thời gian nghiên cứu hạn chế, chỉ tập trung đánh giá rủi ro thanh khoản
của các NHTM dựa trên tỷ lệ FGAPR và chỉ tập trung phân tích những yếu tố nội
tại của hệ thống NHTM và các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản.
Từ những hạn chế nêu trên, hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai có thể đưa
ra là tăng số lượng mẫu nghiên cứu thêm để tăng tính đại diện của mẫu nghiên cứu,
thể hiện được rõ nét hơn thực trạng rủi ro thanh khoản tại các NHTM. Bên cạnh đó,
có thể sử dụng các mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu khác để đánh
giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản một cách toàn diện
hơn.
Từ khóa: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, rủi ro thanh khoản, các
yếu tố ảnh hưởng.


ABSTRACT
Liquidity risk is the biggest risk in the bank's risks, because it not only
threatens the safety of each bank but also the safety of the whole banking system. In
Vietnam, the system of commercial banks plays a very important role and is the
main driving force to promote the development of the economy. In particular,
liquidity risk is one of the main risks affecting the operability of banks. There are
many studies on liquidity risk issues of domestic and foreign commercial banks, but
there are still many arguments around the research results. Therefore, the author has
chosen the topic: "FACTORS AFFECTING THE LIQUID RISKS OF VIETNAM
JOINT STOCK COMMERCIAL BANKS.
The study dissertation conducts research on the factors affecting the liquidity
risk of Vietnamese joint stock commercial banks, thereby suggesting policies to
limit liquidity risks. The sample of the study included 17 of the largest commercial
banks in Vietnam with data collected during 8 years from 2010 to 2017 and
processed by quantitative research methods. Through statistical analysis, correlation
and verification of regression assumptions, the author found that the research model
violates the assumption of autocorrelation and variance variance change. Therefore,

I used FGLS method to overcome the above violations. The research results have
found the influence of some factors on liquidity of commercial banks in Vietnam. In
particular, factors affecting the liquidity risk at commercial banks and having
statistical significance from 5% is the bad debt ratio (NPL). Factors that have
negative effects on liquidity risk at commercial banks and have statistical
significance from 1% to 5% including bank size (LAGA), equity ratio on total
assets (ETA ), after-tax profit ratio on equity (ROE), the ratio of mobilized
resources on total debt (EFL) and foreign investment (FDI). Besides, the factors of
economic growth (GDP), inflation rate (INF) and unemployment rate (UNE) do not
have a statistically significant effect on liquidity risk at commercial banks. Based on
the research results, the author suggests a number of policies for Vietnamese


commercial banks as well as proposing some recommendations to the Government
and the State Bank to limit liquidity risks.
Although there have been many attempts to complete the dissertation but due
to time, practical experience and limited capacity, this study has some limitations:
limited research time, only focus assessing liquidity risks of commercial banks
based on FGAPR ratio and focusing on analyzing the internal factors of the
commercial banking system and macro factors affecting liquidity risks. From the
above limitations, the next research direction in the future can be given as an
increase in the number of additional research samples to increase the
representativeness of the research sample, which is more evident than the liquidity
risk situation at commercial banks. Besides, it is possible to use other research
models and research methods to assess the influence of factors on liquidity risk in a
more comprehensive way.
Keywords: Vietnam Joint Stock Commercial Bank, liquidity risk, influencing
factors.



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Rủi ro thanh khoản là rủi ro lớn nhất trong các rủi ro của ngân hàng, bởi nó
không chỉ đe dọa sự an toàn của bản thân từng ngân hàng mà còn liên quan đến sự
an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Trên thế giới đã có nhiều bài học về việc các
ngân hàng bị phá sản do mất thanh khoản. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu ở Mỹ vào năm 2008, các ngân hàng lớn đã hoạt động
nhiều năm đã bị phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản do mất thanh khoản. Do
mức độ ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản là rất lớn nên vấn đề an toàn thanh khoản
luôn được các nhà quản trị ngân hàng ở các nước phát triển trên thế giới đặt lên
hàng đầu.
Tại Việt Nam, hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò rất quan
trọng và là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên do đặc
thù ngành nghề của mình, trong quá trình hoạt động, các ngân hàng phải đối mặt với
nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp,…. ảnh
hưởng đến hiệu quả và an toàn của ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng cũng
như nền kinh tế quốc gia nói chung. Trong đó, rủi ro thanh khoản là một trong
những rủi ro chính ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các ngân hàng.
Có nhiều nghiên cứu về vấn đề rủi ro thanh khoản của các NHTM trong và ngoài
nước, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh luận xoay quanh các kết quả nghiên cứu. Khởi
đầu bằng nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2003) cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về những yếu tố quyết định chính sách thanh khoản của các ngân hàng ở
Anh. Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu về mối quan hệ giữa những chính sách
kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách của Ngân hàng Trung ương và chu kỳ kinh tế
có tác động như thế nào đến một mức hỗ trợ thanh khoản. Tiếp đó, vào năm 2006,
Valla và Escorbiac cũng đưa ra kết quả nghiên cứu của họ tập trung vào một số yếu
tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng ở Anh
như nghiên cứu của các tác giả Aspachs & cộng sự (2003).



2

Trái lại với nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2003), nghiên cứu của Lucchetta
(2007) không đi sâu vào những hỗ trợ vốn từ ngân hàng trung ương hay những
chính sách kinh tế vĩ mô mà tập trung đánh giá mối quan hệ giữa các ngân hàng với
nhau trên thị trường liên ngân hàng. Nghiên cứu này đề cập đến quá trình cho vay
liên ngân hàng để đáp ứng với những thay đổi về lãi suất. Qua đó, cung cấp những
bằng chứng cho thấy lãi suất bình quân liên ngân hàng có ảnh hưởng đến những rủi
ro và khả năng thanh khoản của các ngân hàng.
Đặc biệt, năm 2011, Bonfim và Kim đã đưa ra kết quả nghiên cứu của mình
nhưng khác với các nghiên cứu trước là tập trung vào các ngân hàng ở châu Âu và
Bắc Mỹ. Đồng thời tác giả cũng chủ động chia thời kỳ nghiên cứu thành hai giai
đoạn trước khủng hoảng và trong khủng hoảng để thấy rõ được tầm ảnh hưởng của
các yếu tố nội tại cũng như vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các
ngân hàng này. Nghiên cứu này cho rằng để đảm bảo khả năng quản trị rủi ro thanh
khoản tốt nhất đa số các ngân hàng thường bỏ qua yếu tố bên ngoài, mà không biết
rằng đó là những yếu tố hỗ trợ quan trọng cho khả năng thanh khoản.
Cũng trong năm 2011, nghiên cứu của Vodová được đưa ra nhưng tác giả chỉ tập
trung vào một quốc gia duy nhất là Séc, chứ không quan tâm đến nhiều quốc gia
như Bonfim và Kim. Mục đích của nghiên cứu này là qua đó xác định các yếu tố
quyết định tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Séc. Các dữ liệu bao
gồm giai đoạn từ 2001 đến 2009. Các kết quả phân tích hồi quy dữ liệu cho thấy
rằng có mối quan hệ đồng biến giữa thanh khoản ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn, tỷ
lệ nợ xấu và lãi suất cho vay trên thị trường giao dịch liên ngân hàng. Đồng thời, tác
giả đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến của tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh doanh và
cuộc khủng hoảng tài chính với tính thanh khoản. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
phát hiện ra mối quan hệ giữa quy mô của các ngân hàng và tính thanh khoản không
rõ ràng lắm.

Bên cạnh các nghiên cứu tập trung ở châu Âu và Bắc Mỹ như trên, trong nước
cũng có một số nghiên cứu về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản
của ngân hàng. Tác giả Đặng Quốc Phong (2012) thực hiện nghiên cúu về các yếu
tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2012 đối


3

với 37 NHTM ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này tác giả đã đi sâu tìm hiểu mối
quan hệ giữa một số biến nội tại (quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi
nhuận, tỷ lệ nợ xấu…) và hai biến vĩ mô (Tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế)
với khả năng thanh khoản đồng thời nghiên cứu này sử dụng biến phụ thuộc để đo
lường khả năng thanh khoản là Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản. Tác giả Vũ Thị
Hồng (2015) cũng thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến
thanh khoản của các NHTM Việt Nam với dữ liệu bảng được thu thập từ 37 NHTM
Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011. Tuy nhiên tác giả chỉ tập trung vào các yếu
tố nội tại của ngân hàng, không quan tâm đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế. Lê
Thanh Tâm và Nguyễn Anh Tú (2017) thực hiện nghiên cứu xác định các yếu tố
quyết định quan trọng của thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam đồng thời kiểm
tra các giả thuyết về sự cân bằng giữa tính thanh khoản của ngân hàng và khả năng
sinh lời. Tuy nhiên, kết quả về chiều hướng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến
rủi ro thanh khoản là không giống nhau giữa các nghiên cứu. Chính vì vậy, còn khá
nhiều tranh luận về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các
NHTM tại Việt Nam. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình
nhằm góp phần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của NHTM cổ
phần Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro thanh khoản cho
các NHTM cổ phần Việt Nam.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU – CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của
các NHTM cổ phần Việt Nam từ đó gợi ý các chính sách hạn chế rủi ro thanh
khoản.
Mục tiêu cụ thể :
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản tại các
NHTM Việt Nam.


4

- Đề xuất những chính sách nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản trong quá trình hoạt
động cho các NHTM tại Việt Nam trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt
Nam như thế nào?
- Các chính sách nào nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản trong quá trình hoạt động
cho các NHTM Việt Nam?
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá dựa vào tài liệu và các nghiên
cứu trước về rủi ro thanh khoản nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
- Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích hồi
quy đa biến trên cơ sở dữ liệu bảng cân đối để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố trong mô hình nghiên cứu đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Để phân tích dữ liệu bảng, luận văn sử dụng ba phương pháp ước lượng khác nhau
bao gồm: mô hình bình phương bé nhất Pooled OLS, mô hình tác động cố định
FEM (Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects

Model). Tiếp đến, để đảm bảo sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu, tác
giả sẽ tiến hành thực hiện một số kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian để lựa chọn
giữa Pooled OLS và REM, kiểm định Hausman để lựa chọn giữa REM và FEM.
- Sau cùng, tác giả tiến hành kiểm định các giả định trong phân tích mô hình hồi
quy bao gồm: hiện tượng đa cộng tuyến; hiện tượng phương sai sai số thay đổi; hiện
tượng tự tương quan; Phần dư có phân phối chuẩn để khẳng định các kết quả hồi
quy là hiệu quả và đáng tin cậy.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản
của các NHTM cổ phần Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu : 17 NHTMCP lớn nhất của Việt Nam với dữ liệu được thu
thập trong thời gian 8 năm từ 2010 đến 2017 bao gồm: ACB, Eximbank, HD Bank,


5

Sacombank, Vietcombank, Vietinbank, Đông Á, MSB, Techcombank, VP Bank,
BIDV, Seabank, MB, AB Bank, VIB, SHB và OCB. Hiện số lượng ngân hàng tại
Việt nam đã hơn 30 ngân hàng, tuy nhiên do giới hạn về thời gian và dữ liệu có sẵn,
luận văn chỉ bao gồm 17 ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo tính đại diện vì các ngân
hàng được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu đều là những ngân hàng có tổng tài sản
lớn trong cả hệ thống, đồng thời có số lượng khách hàng rất lớn, chiếm thị phần lớn
về cả hoạt động huy động vốn và cho vay trên thị trường nên mẫu này có thể đại
diện cho cả hệ thống NHTM Việt Nam hiện tại. Bên cạnh đó, tác giả lựa chọn
khoảng thời gian từ 2010 đến 2017 để nghiên cứu là bởi vì giai đoạn này là giai
đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế các quốc gia, trong đó có Việt
Nam đang bắt đầu khôi phục lại do đó các điều kiện và bối cảnh kinh tế vĩ mô sau
khủng hoảng sẽ có tác động nhất định đến rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM
Việt Nam.
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

Luận văn có 5 chương chính như sau :
Chương 1 : Giới thiệu đề tài
Chương 2 : Cơ sở lý thuyết
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5 : Kết luận và gợi ý chính sách
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
thanh khoản của các NHTM. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực
nghiệm có liên quan, tác giả kế thừa và điều chỉnh mô hình nghiên cứu ảnh hưởng
của các yếu tố nội tại và các yếu tố vĩ mô đến rủi ro thanh khoản của các NHTM.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp
các NHTM có thể lựa chọn các giải pháp thích hợp để tác động đến các yếu tố ảnh
hưởng nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, đảm bảo sự an toàn thanh khoản và hiệu
quả trong quá trình hoạt động của các ngân hàng.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO THANH KHOẢN
2.1.1. Thanh khoản và rủi ro thanh khoản
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cho rằng: “Thanh khoản là một thuật ngữ
chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục
vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh
toán, giao dịch vốn...”
Theo Duttweiler (2008), có hai khía cạnh khác nhau về thanh khoản cần phải đặc
biệt quan tâm, đó là thanh khoản tự nhiên và thanh khoản nhân tạo. Trong đó, thanh
khoản tự nhiên nghĩa là các dòng lưu chuyển xuất phát từ tài sản hoặc nợ nhưng có
thời gian đáo hạn theo luật định. Trong lĩnh vực ngân hàng, khi một giao dịch với

khách hàng thường được tái tục, có thể với cùng số tiền hoặc với số tiền nhỏ
hơn/lớn hơn thì nhìn chung nhóm khách hàng này thường hành động gần như theo
cách có thể dự đoán được. Điều này không chỉ đúng với các tài sản mà còn đúng với
các khoản nợ. Còn thanh khoản nhân tạo lại được tạo ra thông qua khả năng chuyển
tài sản thành tiền mặt trước ngày đáo hạn. Hầu như lúc nào cũng có thể dễ dàng
chuyển một chứng khoán cụ thể thành tiền mặt, đặc biệt nếu vẫn còn công ty nào
muốn chuyển chứng khoán thành tiền mặt thì thị trường vẫn còn khả năng chấp
nhận các giao dịch.
Như vậy đã có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro thanh khoản, tuy nhiên một
cách tổng quát có thể hiểu rủi ro thanh khoản là rủi ro khi NHTM không có khả
năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với
chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác
làm mất khả năng thanh toán của NHTM, theo đó nó sẽ kéo theo những hậu quả
không mong muốn.
2.1.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản
Nhiều nghiên cứu đã tương đối thống nhất khi chỉ ra rằng rủi ro thanh khoản
có thể đến từ bên tài sản nợ hoặc tài sản có, hoặc từ hoạt động ngoại bảng của bảng
cân đối tài sản của NHTM (Valla và Escorbiac, 2006).


7

Bên cạnh đó, theo Nguyễn Văn Tiến (2010), có ba nguyên nhân tiền đề khiến
cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản thường xuyên là:
- Do ngân hàng huy động tiền gửi và vay vốn thời gian ngắn, sau đó lại sử
dụng để cho vay thời gian dài hơn. Do đó nhiều ngân hàng phải đối mặt với sự
không trùng khớp về kỳ hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.
- Sự nhạy cảm của tài sản tài chính với thay đổi lãi suất. Khi lãi suất tăng,
nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao hơn.
Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng

với lãi suất thấp đã thỏa thuận. Như vậy, thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời đến
luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân
hàng.
- Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo.
Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào ngân
hàng.
Ngoài ra, theo giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại của Trần Huy
Hoàng (2011), các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản ngân hàng có thể được
chia thành các nhóm sau:
 Nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại:
- Thiếu ngân quỹ để đáp ứng các nhu cầu chi trả của ngân hàng: nguyên
nhân này xuất phát từ cả hai phía nguồn vốn và tài sản của ngân hàng. Về phía
nguồn vốn của ngân hàng thể hiện ở việc không đủ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu
chi trả cho những người gửi tiền hoặc thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn mà
ngân hàng đã vay dẫn đên xảy ra rủi ro thanh khoản.. Về phía tài sản của ngân hàng
thể hiện ở việc thiếu ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các khoản tín
dụng đã cam kết. Khi khách hàng muốn rút vốn theo nhu cầu và theo lịch đã thỏa
thuận trước đó làm phát sinh nhu cầu thanh khoản. Khi đó, ngân hàng phải sử dụng
tiền mặt dự trữ, vay nợ bổ sung hoặc bán các tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh
khoản của khách hàng.
- Sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn: Ngân hàng sử dụng các khoản tiền
gửi ngắn hạn huy động được từ nhiều nguồn khác nhau để tài trợ cho việc đầu tư


8

hoặc cho vay trong dài hạn. Chính vì vậy đã xảy ra tình trạng mất cân xứng giữa
thời gian đáo hạn của các khoản đầu tư và cho vay và ngày đáo hạn của các nguồn
vốn huy động, mà thường gặp nhất là dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhỏ hơn
dòng tiền phải chi ra để thanh toán các khoản lãi của tiền gửi khi đến hạn cũng như

nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng.
- Sự thay đổi của lãi suất thị trường: Các khách hàng gửi tiền và vay vốn
ngân hàng rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị
trường tăng, những khách hàng gửi tiền có xu hướng rút tiền từ ngân hàng để đầu tư
vào những kênh có tỷ suất sinh lợi cao hơn; đồng thời khách hàng đi vay sẽ tìm đến
các tổ chức tín dụng có lãi suất cho vay thấp hơn. Ngược lại, khi lãi suất thị trường
giảm, những người có vốn nhàn rỗi sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và nhu cầu
vay vốn nhằm mục đích đầu tư của khách hàng sẽ giảm. Có thể thấy, sự thay đổi lãi
suất thị trường có tác động đến cả khách hàng gửi tiền và vay vốn, dẫn đến việc ảnh
hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng về sự thay
đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể
đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí
vay mượn trên thị trường tiền tệ.
- Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp: Ngân hàng có
chiến lược và phương pháp quản trị thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả
như các chứng khoán mà ngân hàng đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ
của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả... Trong danh mục tài sản của mình,
ngân hàng có phần đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, trong đó quan trọng nhất là
trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc. Trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc
mặc dù lãi suất không hấp dẫn nhưng nó lại là một nguồn cực kỳ quan trọng cho
ngân hàng để nhận chiết khấu từ ngân hàng Nhà nước một khi thanh khoản có vấn
đề. Các ngân hàng nhỏ với tiềm lực tài chính yếu kém thì khó có thể cạnh tranh với
các ngân hàng lớn hơn trong việc đấu thầu các loại tài sản trên. Vì vậy các ngân
hàng thường lựa chọn những danh mục rủi ro cao với tỷ suất sinh lợi cao để đầu tư,
khi rủi ro xảy ra ngân hàng không thể thu hồi các khoản nợ trong ngắn hạn dẫn đến
việc thiếu thanh khoản và tạo nên rủi ro thanh khoản.


9


 Nguyên nhân từ phía khách hàng:
- Khi nền kinh tế xảy ra các biến động lớn hoặc có những đồn đoán tiêu cực về
tình hình chính trị, xã hội hay những tin tức xấu xuất phát từ nội bộ các ngân hàng
sẽ xảy ra hiệu ứng rút tiền dây chuyền một cách ồ ạt từ phía khách hàng gửi tiền.
Khi đó, các ngân hàng không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu về tiền mặt dễ dẫn đến
mất khả năng thanh khoản và đối mặt với nguy cơ phá sản. Đây là nguyên nhân
quan trọng đến từ bên ngoài khiến các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị
trường để điều tiết có hiệu quả tình trạng thanh khoản.
- Chu kỳ kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp cũng là một nguyên
nhân quan trọng gây nên rủi ro thanh khoản cho các NHTM. Tùy vào từng ngành
nghề khác nhau, các doanh nghiệp sẽ có những thời gian cao điểm trong năm cần
nhu cầu về vốn lớn hơn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, hoặc
quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ
nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác, giải quyết hàng tồn kho,
nhập khẩu hàng hóa...tạo nên một chu kỳ căng thẳng về nguồn vốn giữa ngân hàng
và khách hàng vào những tháng cuối năm hoặc những giai đoạn cao điểm khi vào
thời vụ của từng ngành nghề khác nhau.
 Nguyên nhân do chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ:
Chính phủ thực hiện việc điều tiết kinh tế vĩ mô thông qua Ngân hàng Nhà
nước bằng các công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các loại lãi suất như lãi suất cơ
bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất thị trường mở… Tuy nhiên,
nếu các chính sách kinh tế vĩ mô thay đổi quá nhanh chóng sẽ dẫn đến nguy cơ
khủng hoảng thanh khoản cho các NHTM. Mặt khác, chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa nếu không được phối hợp chặt chẽ và hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả
điều hành chính sách, đồng thời gây ra những áp lực về thanh khoản cho hệ thống
NHTM.
2.1.3. Đo lường khả năng thanh khoản
Nghiên cứu về tính thanh khoản rất quan trọng đối với thị trường tài chính và các
ngân hàng, đặc biệt là từ sau khủng hoảng kinh tế 2008. Theo Aspachs (2005) và
Nikolau (2009), tính thanh khoản không đơn giản phụ thuộc vào các yếu tố khách



10

quan bên ngoài (chẳng hạn như thị trường hiệu quả, cơ sở hạ tầng, chi phí giao dịch
thấp, số lượng lớn người mua và người bán, đặc tính minh bạch của tài sản giao
dịch) mà điều quan trọng là nó ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong, đặc biệt là các phản
ứng của người tham gia thị trường khi đối mặt với sự không chắc chắn và thay đổi
giá trị tài sản. Cho tới nay nghiên cứu của một số tác giả như Aspachs & cộng sự
(2005), Rychtárik (2009), Praet và Herzberg (2008), Ferrouhi El Mehdi & Lehadiri
Abderrassoul (2014) đã tập trung vào các tỷ số thanh khoản như sau:
L1 = Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản
Tỷ số này cung cấp một thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân
hàng. Tức là trong tổng tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao
nhiêu. Tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng rất tốt.
L2 = Tài sản thanh khoản / (Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn)
Tỷ số thanh khoản L2 sử dụng tài sản thanh khoản để đo lường khả năng
thanh khoản là rất tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ này tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân
hàng khi lựa chọn các nguồn tài chính để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh (bao
gồm tiền gửi của các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác). Tỷ
số này cũng giống L1, tức là tỷ số này cao cũng thể hiện thanh khoản của ngân hàng
là tốt.
L3 = Khoản cho vay / Tổng tài sản
Tỷ số này thể hiện tỷ lệ của các khoản cho vay trên tổng tài sản ngân hàng.
Do đó tỷ lệ này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu.
L4 = Khoản cho vay/ (Tiền gửi + Nguồn vốn ngắn hạn)
Tỷ số này cũng giống L3, tức là nếu cao thì khả năng thanh khoản của ngân
hàng yếu.
L5 = (Dư nợ cho vay - tiền gửi của khách hàng)/Tổng tài sản
Tỷ số L5 (hay tỷ số FGAPR) càng cao cho thấy ngân hàng phải đối mặt với

rủi ro thanh khoản càng lớn. Tỷ số này sẽ phản ánh được một cách chính xác rủi ro
thanh khoản mà các ngân hàng đang đối mặt vì tỷ lệ này càng cao sẽ thể hiện sự
chênh lệch càng lớn giữa dư nợ cho vay và tiền gửi của khách hàng. Khi đó ngân


11

hàng phải dùng tiền mặt và tài sản thanh khoản để tài trợ cho việc thực hiện giải
ngân cho các khoản vay đó dẫn đến làm tăng rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng.
Các tỷ số này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác nhau, tùy vào mục
tiêu nghiên cứu và điều kiện thực tế sẽ sử dụng tỷ số phù hợp để làm biến phụ thuộc
nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM.
2.1.4. Dự trữ thanh khoản
Theo Duttweiler (2008), để duy trì khả năng thanh toán, một mặt ngân hàng
thương mại phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ ở mọi
thời điểm. Nếu trong kinh doanh vốn cho vay không có khả năng thu hồi và lỗ trong
nghiệp vụ chứng khoán sẽ làm cho giá trị tài sản có xuống thấp hơn tài sản nợ và
như vậy sẽ dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán, có thể phải đóng cửa hoặc
phải bán tài sản cho ngân hàng khác.Trong các nguồn dự trữ để đảm bảo khả năng
thanh khoản cho các ngân hàng có hai nguồn quan trọng mà các nhà quản lý trong
ngân hàng phải đặc biệt quan tâm, đó là: Nguồn dự trữ sơ cấp và nguồn dự trữ thứ
cấp.
Dự trữ sơ cấp là các khoản mục về ngân quỹ tiền mặt, tiền gửi ở Ngân hàng
Trung ương, tiền gửi các ngân hàng khác. Các khoản dự trữ này được sử dụng để dự
trữ theo quy định của Ngân hàng Trung ương và đáp ứng nhu cầu bất thường về tiền
mặt cho khách hàng hoặc để thực hiện các khoản thanh toán cho ngân hàng khác
trong việc thanh toán giữa các ngân hàng.
Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại chứng khoán có khả năng chuyển thành tiền dễ
dàng như: Trái phiếu kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền của ngân hàng...Dự trữ thứ
cấp được dùng để hỗ trợ cho dự trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán giữa

các ngân hàng và vay mượn của khách hàng đã được dự kiến trước.
2.1.5. Những tác động của rủi ro thanh khoản
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS 2004) chỉ ra rằng, một trong những
nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009 là vấn đề
thanh khoản, mà phần lớn bị các quốc gia nói chung và các tổ chức tín dụng nói
riêng bỏ qua trong quá khứ. Cuộc khủng hoảng cho thấy, những ngân hàng dựa
nhiều vào thị trường tiền tệ ngắn hạn tài trợ cho các tài sản hoạt động của họ có xu


12

hướng bị vấn đề thanh khoản rất lớn. Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng trên, đa
số các ngân hàng thương mại (NHTM) đã quan tâm đến vấn đề thanh khoản vì nó
chính là vấn đề sống còn của các ngân hàng.
- Đối với hệ thống tài chính quốc gia:
Hệ thống NHTM đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường tài chính nói chung.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các NHTM luôn đối diện với rất nhiều rủi ro
tiềm ẩn, trong đó quan trọng nhất là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Khi xảy
ra bất kì loại rủi ro nào cũng sẽ gây ra những tổn thất nhất định cho các ngân hàng,
khiến chi phí hoạt động của ngân hàng gia tăng dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân
hàng, thậm chí nghiêm trọng hơn ngân hàng có thể bị thua lỗ dẫn đến phá sản. Điều
này sẽ làm cho các cổ đông mất vốn đầu tư, những người gửi tiền mất đi những
khoản tiền tiết kiệm. Tình trạng tài chính xấu của một ngân hàng khiến niềm tin của
khách hàng gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh toán của cả hệ thống ngân
hàng suy giảm, gây tác động xấu đến tình hình tài chính của các ngân hàng khác,
kéo theo phản ứng dây chuyền và phá vỡ tính ổn định của thị trường tài chính nói
chung của quốc gia.
- Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Một trong những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong vấn đề
tài chính đó là thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Khi đó, uy tín

của ngân hàng trên thị trường sẽ suy giảm và dẫn đến hệ quả số lượng khách hàng
đến rút tiền ngày càng gia tăng, đồng thời ngân hàng cũng không thể thu hút thêm
các khoản tiền gửi mới do người dân đã mất tín nhiệm đối với ngân hàng. Ngoài ra,
các ngân hàng khác thì ở trong tình thế cho vay hỗ trợ một cách miễn cưỡng vì phải
huy động vốn với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay, càng làm suy giảm lợi nhuận của
ngân hàng. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản ngày càng nghiêm trọng sẽ dẫn đến
ngân hàng mất khả năng thanh khoản và đi đến phá sản. Một ngân hàng có thể bị
phá sản nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, mặc dù, về mặt kỹ thuật, ngân
hàng đó vẫn còn khả năng trả nợ.
- Đối với nền kinh tế, xã hội:


13

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đến
tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, đến toàn bộ các tầng lớp dân cư nên khi có
rủi ro thanh khoản xảy ra thì chẳng những ngân hàng bị thiệt hại mà quyền lợi của
người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản mà
biểu hiện là mất khả năng chi trả có thể làm phá sản một vài ngân hàng và có khả
năng phát sinh lây lan sang các ngân hàng khác, tạo cho dân chúng một tâm lý bất
an. Khi đó, dân chúng có xu hướng đổ xô đến ngân hàng rút tiền trước thời hạn,
điều đó có thể dẫn đến nguy cơ phá sản của hàng loạt các ngân hàng. Và như thế
toàn bộ hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng.
Một khi uy tín của ngân hàng bị giảm sút, hệ thống ngân hàng không còn thực
hiện được chức năng trung gian tài chính sẽ thiếu vốn cho doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh, dẫn đến suy thoái kinh tế, thất nghiệp tăng và xã hội mất ổn định.
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản hiện tại đang được rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân
hàng quan tâm. Để kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản, các nhà kinh tế học đã đưa ra
nhiều cơ sở lý thuyết cũng như thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố

ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản để tìm hiểu cơ chế ảnh hưởng cũng như lượng
hóa mức độ tác động của các yếu tố này đến rủi ro thanh khoản. Thông thường, các
nhà nghiên cứu chia các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM
thành hai nhóm cụ thể như sau:
- Nhóm yếu tố nội tại (các yếu tố thuộc về các NHTM) như: quy mô ngân hàng,
vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay
trên huy động, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, số năm hoạt động của các ngân
hàng…
- Nhóm các yếu tố vĩ mô như: tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất
nghiệp, đầu tư nước ngoài, cung tiền…
2.1.6.1. Các yếu tố nội tại của NHTM
- Quy mô ngân hàng:
Quy mô có sự liên quan chặt chẽ với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Nếu các ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao thì việc mở rộng


×