Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ngọc Sơn

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC
BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ngọc Sơn

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC
BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu tôi đúc kết được từ lý thuyết và thực
tiễn. Tôi xin cam đoan nội dung trong đề tài đáng tin cậy, trung thực, khách quan và
đúng với nguồn trích dẫn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 2019
Tác giả

Nguyễn Ngọc Sơn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................2
6. Kết cấu của Luận văn ..........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC VỐN BASEL .........................................4
1.1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng ..............................................................4
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.........................................5
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel ...................................................9
1.4. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước ....18
Kết luận Chương 1 ................................................................................................24
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ..............................25
2.1. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại hệ thống Ngân hàng thương
mại Việt Nam ......................................................................................................25


2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam ...................................................................................................28
Kết luận Chương 2 ................................................................................................51
CHƯƠNG 3: LỘ TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .............................................................................52
3.1. Những quy định hiện hành tại Việt Nam về tiêu chuẩn trong giám sát vốn ..53
3.2. Đề xuất lộ trình và giải pháp quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel III
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ....................................................55
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ...................................................................57
3.4. Kiến nghị giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước để hoàn thiện Quản trị rủi
ro tín dụng theo Hiệp ước Basel............................................................................59
Kết luận Chương 3 ................................................................................................65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

CBRC

Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng

DPRR

Dự phòng rủi ro

HĐQT

Hội đồng quản trị

NHTW

Ngân hàng Trung Ương

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại


NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước

NHLD, NHNNg

Ngân hàng liên doanh, ngân hàng có 100% vốn nước
ngoài

PBC

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

VAMC


Công ty quản lí tài sản của các TCTD Việt Nam

Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody's

9

Bảng 1.2: Trọng số rủi ro các khoản tín dụng

12

Bảng 1.3: Những quy định trong tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

15

Bảng 1.4 : Lộ trình triển khai Hiệp ước Basel III

17

Bảng 2.1. Tóm tắt các quy định về hệ số CAR tại các NHTM Việt Nam

25


Bảng 2.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

26

Bảng 2.3: Diễn biến dư nợ tín dụng

29

Bảng 2.4: Dư nợ theo thời hạn cho vay

30

Bảng 2.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp

31

Bảng 2.6: Dư nợ theo ngành

32

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn

34

Bảng 2.8: Vốn điều lệ, Lợi nhuận chưa phân phối

35

Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng phân theo chất lượng


36

Bảng 2.10: Chỉ tiêu định lượng về mức độ rủi ro tín dụng

37

Bảng 2.11: Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng

46

Bảng 3.1. Lộ trình áp dụng Hiệp ước Basel III tại Việt Nam

56


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang
Hình 2.1: Diễn biến dư nợ theo thời hạn cho vay

30

Hình 2.2: Diễn biến dư nợ theo loại hình doanh nghiệp

32


TÓM TẮT
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và các tổ chức tín dụng đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp
lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt
là năng lực quản trị rủi ro, tiến đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế mà nền tảng
là Hiệp ước Basel. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề ra lộ trình áp dụng
Hiệp ước Basel II thông qua ban hành Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày
17/03/2014 với 10 ngân hàng được lựa chọn áp dụng thí điểm. Xuất phát từ thực
tiễn, luận văn nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tập trung các nội dung: (i) Các yêu cầu
về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel; (ii) Đánh giá thực trạng quản trị rủi
ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam;
(iii) Lộ trình và giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II;
nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, thúc đẩy triển khai Hiệp ước Basel II trong toàn
hệ thống ngân hàng Việt Nam, hướng đến triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo
Hiệp ước Basel III trong thời gian sớm nhất.
Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, Hiệp ước Basel II, Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam


ABSTRACT

CREDIT RISK MANAGEMENT BASED ON BASEL COMMITTEE ON
BANKING SUPERVISION AT JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR
FOREIGN TRADE OF VIETNAM

In the context of international integration, the State Bank of Vietnam and
credit institutions have made great efforts in improving the legal system of currency
and banking operations, improving management capacity, especially risk
management capacity based on the Basel Accord. Accordingly, the State Bank of

Vietnam has proposed the process of applying Basel II through the issuance of
1601/NHNN-TTGSNH on March 17, 2014 with 10 banks selected for testing. From
the practice, the essay examined credit risk management based on Basel at Joint
Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam, focusing on the following
contents: (i) Requirements on credit risk management based on the Basel Accords;
(ii) Evaluate the situation of credit risk management in Vietnam Joint Stock
Commercial Bank for Foreign Trade based on Basel II; (iii) The process and
solutions to improve credit risk management based on the Basel Accords; In order
to giving experience, promote the implementation of Basel II in the whole banking
system of Vietnam, aiming to implement the credit risk management based on Basel
III in the future.

Key words: Credit risk management, Basel II, Bank for Foreign Trade of Vietnam



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc
một số nghiệp vụ: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài
khoản”. (Luật NHNN, 2010). Trong đó cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh chính
mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng, đồng nghĩa với việc ngân hàng luôn
luôn phải đối mặt với RRTD cao, nguy cơ thất thoát vốn.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, vấn đề được các NHTW
quan tâm nhất đó là QTRRTD, theo đó những chuẩn mực trong Hiệp ước Basel về
an toàn hoạt động đã được áp dụng. Hiện tại ở Việt Nam, NHNN đã bắt đầu hướng
dẫn triển khai Hiệp ước Basel II thí điểm tại 10 ngân hàng lớn.
So với thông lệ quốc tế, các quy định về quản lý thông tin, quản trị rủi ro, hệ

thống kiểm soát nội bộ của các TCTD vẫn còn khoảng cách cần phải tiếp tục hoàn
thiện. Chính vì vậy, việc áp dụng thống nhất các chuẩn mực và nguyên tắc chung về
quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế đang là vấn đề cấp thiết tại bất cứ ngân hàng
nào tại Việt Nam.
Vì vậy tôi chọn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – ngân hàng điển
hình trong việc ứng dụng, triển khai chuẩn mực an toàn hoạt động theo Hiệp ước
Basel để nghiên cứu thực hiện Luận văn Thạc sĩ với đề tài “QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng QTRRTD theo Hiệp ước Basel II trong QTRRTD
tại Vietcombank. Trong đó nêu rõ những chuẩn mực đã tiệm cận với thông lệ quốc
tế và những điều kiện cần phải tiếp tục hoàn thiện để hoàn tất việc áp dụng Basel II
theo đúng lộ trình của NHNN.
- Đề xuất lộ trình và giải pháp hướng đến QTRRTD theo Hiệp ước Basel III tại
Vietcombank.
- Câu hỏi nghiên cứu:


2

+ Thực trạng công tác QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại Vietcombank diễn ra như
thế nào? Những vấn đề nào cần được quan tâm cải thiện hơn nữa?
+ Để hoàn thiện công tác QTRRTD theo Hiệp ước Basel, Vietcombank cần triển
khai những giải pháp nào là cốt lõi?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại
Vietcombank, hiện tại là các nguyên tắc và chuẩn mực theo Hiệp ước Basel II, dần
hướng đến Hiệp ước Basel III.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về QTRRTD
dựa trên các yêu cầu của Hiệp ước Basel II và Hiệp ước Basel III.
+ Không gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu quá trình áp dụng Hiệp
ước Basel II vào QTRRTD tại Vietcombank, từ đó đề xuất lộ trình và giải pháp
hướng đến QTRRTD theo Hiệp ước Basel III .
+ Thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 – 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu. Trong đó hệ
thống cơ sở lý thuyết, phân tích và tổng hợp nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện
QTRRTD tại Vietcombank theo chuẩn mực quốc tế, hiện tại là Hiệp ước Basel II.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Qua quá trình nghiên cứu luận văn đã nêu lên được tầm quan trọng và sự cần
thiết phải áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel vào công tác quản trị rủi ro
tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Vietcombank cần được chú trọng và dần hoàn thiện hơn nữa với vai trò là ngân
hàng tiên phong, đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm từ thực tiễn khi triển khai
thành công Hiệp ước Basel II cho các NHTM khác tại Việt Nam, từ đó tiết kiệm
được nguồn lực về chi phí tài chính, thời gian và nhân lực, là bước khởi đầu cho
việc hoàn tất triển khai Hiệp ước Basel II trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.


3

6. Kết cấu của Luận văn
Nội dung Luận văn bao gồm 3 Chương:
- Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại và
Hiệp ước vốn Basel.
- Chương 2: Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam.
- Chương 3: Lộ trình và giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước

Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC VỐN BASEL
1.1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính mang lại phần lớn lợi
nhuận cho ngân hàng nên việc đối mặt với RRTD là điều tất yếu. Để dễ dàng nhận
biết, giảm thiểu RRTD trước hết cần xác định rõ khái niệm, phân loại và nguyên
nhân dẫn đến RRTD.
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo nghiên cứu của Joel Bessis: “Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất
trong ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ” (Quản trị rủi ro
trong ngân hàng).
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách
hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những
điều khoản đã thỏa thuận”.
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy
định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và
việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng
không thực hiện được hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo
cam kết”.
Như vậy có thể hiểu RRTD trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra
tổn thất, thiệt hại về kinh tế do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng

Theo nguồn gốc phát sinh, RRTD được phân loại thành hai nhóm chính:


5

Rủi ro tín dụng

Rủi ro danh mục

Rủi ro giao dịch
Rủi ro lựa chọn

Rủi ro nội tại

Rủi ro đảm bảo

Rủi ro tập trung

Rủi ro nghiệp vụ
(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro tài chính)
Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch (Transaction): là một hình thức của RRTD mà nguyên
nhân là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá
khách hàng, bao gồm ba bộ phận chính:
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro khi ngân hàng lựa chọn và đánh giá những phương án
vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro đảm bảo: là rủi ro xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như: chủ thể đảm
bảo, cách thức đảm bảo, loại tài sản bảo đảm, ...
+ Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng.
Rủi ro danh mục (Porfolio): là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân

là do những hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng, bao gồm:
+ Rủi ro nội tại: rủi ro tất yếu, thuộc về bản tính vốn có của đối tượng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: rủi ro do thiếu da dạng trong danh mục tín dụng.
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
“Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xem xét, xác định các nguy cơ tiềm ẩn
và khả năng xảy ra nguy cơ từ các hoạt động liên quan đến tín dụng, từ đó có những


6

hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro ở mức thấp nhất và tìm cách quản lý, hạn
chế các rủi ro đó” (Hồ Diệu, 2002. Quản trị ngân hàng).
Theo Bùi Diệu Anh (2013) thì “Quản trị rủi ro tín dụng là dự kiến, ngăn
ngừa và đề xuất biện pháp kiểm soát các rủi ro nhằm loại bỏ, giảm nhẹ hoặc chuyển
chúng sang một tác nhân khác tạo điều kiện sử dụng tối ưu nguồn lực của doanh
nghiệp”.
Nhìn chung, có thể diễn giải: QTRRTD là quá trình các ngân hàng xây dựng
các chiến lược, ban hành các chính sách, giám sát toàn bộ hoạt động cấp tín dụng,
nhằm nhận dạng, kiểm soát rủi ro, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
1.2.2. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng
Các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tục diễn ra với cường độ ngày càng cao,
mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng. Đối với
các nước đang phát triển như Việt Nam thì môi trường kinh tế chưa ổn định, thông
tin bất cân xứng, hệ thống pháp luật đang dần hoàn thiện thì hoạt động ngân hàng
càng trở nên rủi ro hơn, gây ra tổn thất, làm giảm lợi nhuận, có thể gây ra nguy cơ
phá sản ngân hàng
Do đó QTRRTD góp phần giảm thiểu rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt
động ngân hàng.

1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
Nội dung cơ bản của QTRRTD bao gồm: Xây dựng chiến lược và chính sách
QTRRTD; Xây dựng mô hình QTRRTD và Tổ chức thực hiện QTRRTD.
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tín dụng
- Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng: chiến lược QTRR được hoạch định
dựa trên khẩu vị rủi ro của ngân hàng thể hiện: Mức độ chấp nhận RRTD của ngân
hàng và Năng lực QTRRTD của ngân hàng.
- Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng: các chính sách QTRRTD được ban
hành để thực thi chiến lược QTRRTD trong từng thời kỳ, là cơ sở để hình thành nên


7

quy trình cấp tín dụng với những hướng dẫn chi tiết về: Mức phán quyết; Giới hạn
chấp nhận rủi ro; Quản trị danh mục tín dụng.
1.2.3.2. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình QTRRTD là cách thức tổ chức quản trị, đo lường, kiểm soát RRTD
nhằm hạn chế rủi ro trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi
nhuận của TCTD, được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên
tục trong hoạt động QTRRTD của ngân hàng. Mô hình QTRRTD phản ánh các vấn
đề sau:
(i) Các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt
động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ.
(ii) Các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro.
(iii) Các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới
phát sinh.
(iv) Các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó khi có rủi ro xảy ra.
Hiện nay đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng:
 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Hội sở chính nắm phần lớn quyền phán quyết tín dụng. Tách biệt ba chức

năng: Bộ phận quan hệ khách hàng đảm nhiệm chức năng kinh doanh, Bộ phận
quản lý tín dụng đảm nhiệm chức năng quản trị rủi ro, Bộ phận hỗ trợ thực hiện
chức năng tác nghiệp.
Để áp dụng mô hình QTRRTD tập trung, ngân hàng phải có năng lực tài
chính mạnh, mô hình tổ chức phân cấp rõ ràng. Hệ thống thông tin dữ liệu thống
nhất tại Hội sở chính và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về quản trị rủi
ro.
 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
Hội sở chính ủy quyền, giao mức phán quyết cho các chi nhánh được quyền
quyết định cấp tín dụng, đồng thời tự chịu trách nhiệm trong công tác quản trị rủi
ro.


8

Mô hình QTRRTD phân tán không yêu cầu cao về hệ thống thông tin quản lý
nên năng lực tài chính của ngân hàng chỉ cần vừa đủ, quy trình tín dụng khép kín tại
từng chi nhánh.
1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Dựa vào khái niệm, quy trình QTRRTD được xây dựng bao gồm: Nhận biết
RRTD; Đo lường RRTD; Kiểm soát RRTD.
1.2.4.1. Nhận biết rủi ro tín dụng
Trước khi RRTD xảy ra đều có các dấu hiệu cảnh báo để nhận biết, qua đó
đánh giá đúng bản chất và mức độ ảnh hưởng đến RRTD của ngân hàng. Một số
dấu hiệu nhận biết RRTD là:
- Phát sinh từ phía khách hàng: thiếu hợp tác trong quá trình kiểm tra theo định
kỳ/đột xuất của ngân hàng, các hệ số thanh toán thấp và giảm dần, thường xuyên
thay đổi cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành.
- Phát sinh từ phía ngân hàng: cơ cấu tín dụng quá tập trung, quy mô tăng trưởng
vượt khả năng QTRR, tỷ lệ nợ xấu tăng và vượt quá giới hạn an toàn hoạt động.

1.2.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng
 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C
- Character - Tư cách người vay: xác người vay có mục đích rõ ràng và có thái độ
nghiêm chỉnh, có thiện chí trả nợ.
- Capacity - Năng lực của người vay: người đi vay phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự, nếu là tổ chức thì phải là đại diện hợp pháp.
- Cashflow - Thu nhập trả nợ: xác định nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng
- Collateral – Tài sản bảo đảm : xác định rõ tài sản bảo đảm cho khoản vay, có thể
là tài sản vô hình hoặc tài sản hữu hình, được nhận theo quy định của ngân hàng.
- Conditions - Các điều kiện: ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách
tín dụng từng thời kỳ.
- Control - Kiểm soát: kiểm soát khoản vay sau khi giải ngân về mục đích sử dụng
vốn, giá trị tài sản bảo đảm, năng lực hoạt động của khách hàng vay.


9

 Đo lường rủi ro theo mô hình xếp hạng của Moody's
Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ
rủi ro hàng năm. Các doanh nghiệp được xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%.
Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody's
Xếp hạng

Tình trạng hoạt động
của doanh nghiệp

Tỷ lệ rủi ro hàng năm

Aaa


Chất lượng cao nhất

0,02%

Aa

Chất lượng cao

0,04%

A

Chất lượng khá

0,08%

Baa

Chất lượng vừa

0,2%

Ba

Nhiều yếu tố đầu cơ

1,8%

B


Đầu cơ

4,3%
(Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s)

1.2.4.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát RRTD bao gồm các công tác kiểm soát trong toàn bộ quá trình
cho vay, từ khâu thẩm định, đến giải ngân và kiểm soát quá trình thu hồi nợ.
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel
1.3.1. Sự cần thiết phải áp dụng Hiệp ước Basel trong Quản trị rủi ro tín dụng
Bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, việc
tăng cường năng lực quản trị rủi ro và khả năng tài chính là giải pháp tối ưu để các
NHTM trụ vững trước những biến động của thị trường tài chính.
Việc triển khai Hiệp ước Basel trong công tác QTRRTD giúp chuẩn hóa, cải
thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng. Áp dụng Hiệp ước Basel cho phép các
NHTM định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, từ đó lượng hóa được vốn cần
thiết để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, Hiệp ước Basel đã tạo nên các khung quản lý rủi ro theo thông lệ
chung, là bước chuyển hóa cơ bản đầu tiên để NHTM thay đổi phương thức điều
hành, đưa ra quyết định kinh doanh tiếp cận từ khía cạnh rủi ro.


10

1.3.2. Hiệp ước Basel I
Basel I là hệ thống đo lường vốn cung cấp khung đo lường RRTD được giới
thiệu vào năm 1988.
➢ Tiêu chuẩn:
(1) Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: ngân hàng phải duy trì mức vốn tối
thiểu là 8% của rổ tài sản, tùy thuộc vào độ rủi ro của chúng.

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro
gia quyền (RWA)
(2) Vốn của ngân hàng: bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
Vốn cấp 1: vốn chủ sở hữu và các quỹ được trích từ lợi nhuận trước thuế.
Vốn cấp 2: Lợi nhuận giữ lại chưa công bố (quỹ khác), vốn tăng do đánh giá
lại tài sản và các khoản góp vốn đầu tư dài hạn, một phần tỷ lệ dự phòng chung .
Theo đó quy định giới hạn: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2
(3) Tài sản tính theo rủi ro gia quyền:
RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro cho từng tài sản) + Tổng (Nợ tương đương
x Mức rủi ro ngoại bảng)
Mức độ đủ vốn được tính toán bằng phương pháp trọng số rủi ro, trong đó
vốn liên quan đến các nhóm Tài sản Có và cam kết ngoại bảng khác nhau nhân với
các hệ số rủi ro tương ứng.
Mức rủi ro cho từng loại tài sản từ 0%, 10%, 20%, 50% và 100% theo
phương pháp định lượng của ngân hàng tương ứng.
➢ Những điểm hạn chế:
- Basel I rất đơn giản khi triển khai thực hiện vì sử dụng các hệ số rủi ro được xác
định trước.
- Basel I chỉ chủ yếu tập trung đề cập đến RRTD mà không đề cập đến rủi ro hoạt
động.
- Các trọng số rủi ro không phản ánh được bản chất thật sự của rủi ro phía sau,
không phân biệt theo loại rủi ro mà trọng số rủi ro được quyết định bởi loại sản
phẩm hoặc loại hình khách hàng - không có sự khác biệt theo xếp hạng tín dụng.


11

Resti (2004) chỉ ra Basel I sử dụng các quy tắc đơn giản dựa vào thông tin lịch sử.
Trong một nghiên cứu khác của Ủy ban BCBS (1999), việc phân nhóm tài sản theo
rủi ro trong Basel I đã tạo một khoảng cách hay sự không đồng nhất giữa vốn kinh

tế và vốn tự có,…
1.3.3. Hiệp ước Basel II
Để hoàn thiện hơn về cơ chế, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng bắt đầu
lấy ý kiến góp ý về Basel II vào năm 1999 trong một tài liệu có tên “Thống nhất
quốc tế về chuẩn mực vốn và đo lường vốn” và đến tháng 06/2004 Hiệp ước Basel
II được ban hành thể hiện rõ quan điểm công tác quản trị rủi ro cần phải được xem
xét trên phương diện tổng thể các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, với 03 Trụ cột
cơ bản có tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau, cụ thể:
Trụ cột I – Yêu cầu về vốn tối thiểu;
Trụ cột II – Quy trình đánh giá nội bộ và giám sát mức độ đủ vốn;
Trụ cột III – Yêu cầu công bố thông tin để tăng cường kỷ luật thị trường.
Để đánh giá RRTD từ đó xác định các hệ số rủi ro tài sản, Basel II cho phép
thực hiện ba cách tiếp cận: cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa (SA), cách tiếp cận cơ bản
dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (FIRB) và cách tiếp cận nâng cao dựa trên xếp
hạng tín dụng nội bộ (AIRB)
➢ Nội dung:
(1) Trụ cột I
Tỷ lệ CAR vẫn duy trì ở mức không thấp hơn 8% . Tuy nhiên, tổng tài sản có
rủi ro lần này được xem xét không chỉ dựa trên RRTD, mà còn dựa trên rủi ro thị
trường và rủi ro hoạt động.
Tỷ lệ CAR thể hiện mối quan hệ giữa các quy định về vốn của ngân hàng và
tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro, tính toán khả năng gánh chịu rủi ro của
ngân hàng.
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro
gia quyền (RWA)
Vốn ngân hàng bao gồm: vốn cấp 1, vốn cấp 2 và vốn cấp 3.


12


Vốn cấp 1: Vốn chủ sở hữu, Lợi nhuận giữ lại, Lợi thế thương mại.
Vốn cấp 2: Lợi nhuận giữ lại không công bố, Dự phòng đánh giá lại tài sản,
Dự phòng chung.
Vốn cấp 3: Vay ngắn hạn.
Theo đó quy định giới hạn:
● Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2
● Nợ thứ cấp ≤ 50% Vốn cấp 1
● Dự phòng chung ≤ 1.25% Tài sản có rủi ro
● Dự phòng đánh giá lại tài sản được chiết khấu 55%.
● Thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm.
● Vốn chủ sở hữu không bao gồm vốn vô hình.
Các ngân hàng tùy vào đặc điểm kinh doanh được lựa chọn giữa hai phương
pháp chung để tính vốn yêu cầu cho RRTD là:
(i) Phương pháp tiêu chuẩn: đo lường RRTD dựa trên các đánh giá tín
dụng độc lập của các công ty xếp hạng tín nhiệm để xác định các trọng số rủi ro.
Bảng 1.2: Trọng số rủi ro các khoản tín dụng
Xếp hạng

AAA

A+ đến

BBB+ đến

BB+ đến

tín dụng

đến AA-


A-

BBB-

B-

0%

20%

50%

100%

150%

100%

20%

50%

100%

100%

150%

100%


20%

50%

100%

-

150%

100%

Dưới B-

Không
xếp hạng

Các khoản
tín dụng
Quốc gia
Các khoản
tín dụng
ngân hàng
Các khoản
tín dụng tổ
chức, cá
nhân
(Nguồn International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)



13

Việc lựa chọn nguồn đánh giá tín nhiệm độc lập phải được sự chấp thuận của
cơ quan quản lý nước sở tại chấp thuận. Một đổi mới quan trọng là yêu cầu những
khoản vay phải được coi là quá hạn nếu mức rủi ro của chúng là 150%, trừ trường
hợp ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản vay đó.
(ii) Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ: dựa trên các ước tính mô hình
về các yếu tố rủi ro để xác định mức vốn tối thiểu. Trong một số trường hợp ngân
hàng sẽ phải áp dụng các giá trị do Cơ quan giám sát đưa ra.
Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ không cho phép các ngân hàng tự
quyết định các thành phần cần thiết để tính toán yêu cầu vốn mà đó là sự kết hợp
các số liệu đầu vào do ngân hàng cung cấp với những công thức hoặc hàm trọng số
rủi ro do Ủy ban Basel quy định.
(2) Trụ cột II
Basel II cho phép Cơ quan giám sát ngân hàng quyền quyết định về mức vốn
yêu cầu phù hợp, đánh giá mô hình nội bộ về vốn cho từng ngân hàng và nhanh
chóng can thiệp nếu vốn ngân hàng giảm mạnh. Trong đó công tác giám sát phải
tuân thủ 04 nguyên tắc:
Thứ nhất, mức độ đủ vốn phải được đánh giá, giám sát thường xuyên bởi bộ
phận chuyên trách, quản lý cấp cao, từ đó có chiến lược về vốn trong tương lai
nhằm duy trì hoặc tăng vốn để đáp ứng các quy định.
Thứ hai, Cơ quan giám sát ngân hàng phải tính toán vốn, chiến lược vốn của
ngân hàng, đảm bảo tuân thủ yêu cầu tối thiểu và có biện pháp can thiệp kịp thời khi
cần thiết.
Thứ ba, Cơ quan giám sát ngân hàng có thể khuyến nghị hoặc yêu cầu các
ngân hàng bổ sung thêm vốn ngoài mức vốn yêu cầu tối thiểu nếu xét thấy cần thiết.
(3) Trụ cột III - Yêu cầu công bố thông tin để tăng cường kỷ luật thị
trường.
Mục đích của Trụ cột III là bổ sung cho Trụ cột I và II, cho phép các thành
viên tham gia thị trường hiểu được mối liên hệ giữa rủi ro và vốn của ngân hàng.



14

Các thành viên tham gia thị trường có thể đánh giá các thông tin chủ yếu về cơ cấu
vốn, quy trình đánh giá rủi ro và cuối cùng là mức độ đủ vốn của ngân hàng.
Trụ cột III khái quát sự cần thiết cho Cơ quan giám sát ngân hàng can thiệp
nhanh chóng nếu như vốn ngân hàng hoặc các mô hình sử dụng để tính vốn không
phù hợp. Trụ cột này cũng có thể không có hiệu quả vì những bên có liên quan mà
không có rủi ro sẽ không có hoặc có ít động cơ để giám sát hoặc ảnh hưởng đến các
ngân hàng của họ. Do đó ít có nhu cầu đối với các thông tin công khai minh bạch.
1.3.4. Hiệp ước Basel III
Để nâng cao hơn nữa chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng,
Hiệp ước Basel III đã được ký kết ngày 12/09/2010 áp dụng cho 27 ngân hàng
thành viên (bao gồm Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức,
Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan,
Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ
Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ), trong đó thể hiện các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban Basel về
giám sát ngân hàng để tăng cường các quy định về vốn và thanh khoản nhằm mục
đích hình thành một khu vực ngân hàng bền vững và lành mạnh hơn.
 Mục tiêu:
Khắc phục những hạn chế về quy định vốn tăng cường quản lý rủi ro thông
qua việc gia tăng tiêu chuẩn về an toàn vốn và đưa ra các tiêu chuẩn về thanh khoản
của hệ thống NHTM, từ đó tăng cường khả năng ứng phó, tự giải thoát của các ngân
hàng trước những khủng hoảng tài chính mà không cần phải nhờ đến gói cứu trợ.
Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu
cao hơn, cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch
sử trong quy định về hoạt động ngân hàng. Bộ tiêu chuẩn này được coi là khá khắt
khe đối với hệ thống ngân hàng trên thế giới nói chung và đối với một số nước mới
tham gia vào WTO nói riêng.



×