Tải bản đầy đủ (.docx) (162 trang)

Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.52 KB, 162 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN LƢƠNG ĐỨC

QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 9.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Nhƣ
Phát 2. PGS.TS. Dƣơng Đức Chính

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng nội dung được trình bày trong luận án “Quản trị công
ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Như
Phát và PGS.TS. Dương Đức Chính. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học và luận điểm các tác giả khác trong luận án này đều được giữ nguyên
ý tưởng hoặc trích dẫn phù hợp theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................ 1


Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................................... 8
1.2 Cơ sở lý thuyết và câu hỏi, giả thiết nghiên cứu................................................................... 28
Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI
CHÚNG........................................................................................................................................................... 34
VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG................................................ 34
2.1 Những vấn đề lý luận về quản trị công ty đại chúng......................................................... 34
2.2 Những vấn đề lý luận pháp luật về quản trị công ty đại chúng.................................... 54
Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI
CHÚNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................................................. 72
3.1 Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam về quản trị công ty đại chúng.......72
3.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về quản trị công ty đại chúng................................. 104
Chƣơng 4 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM............................................................. 121
4.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty đại chúng............................. 121
4.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty đại chúng
........................................................................................................................................................................... 126
4.3 Các giải pháp hỗ trợ, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản trị công ty đại

chúng............................................................................................................................................................... 141
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................. 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC..................................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 152


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ban kiểm soát

: BKS


Công ty cổ phần

: CTCP

Công ty đại chúng

: CTĐC

Công bố thông tin

: CBTT

Đại hội đồng cổ đông

: ĐHĐCĐ

Điều lệ công ty

: ĐLCT

Giám đốc

: GĐ

Giao dịch có khả năng tư lợi

: GDCKNTL

Hội đồng quản trị


: HĐQT

Kiểm soát viên

: KSV

Luật Doanh nghiệp 2014

: LDN 2014

Luật Chứng khoán 2006 (sửa đổi, bổ sung 2010)

: LCK 2006

Nghị định 71/2017/NĐ-CP về quản trị công ty đối với công

: NĐ 71/2017/NĐ-CP

ty đại chúng

Quản trị công ty

: QTCT

Sở Giao dịch Chứng khoán

: SGDCK

Thông tư 95/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định


: TT 95/2017/TT-BTC

71/2017/NĐ-CP
Thông tư 155/2015/TT-BTC về công bố thông tin trên thị

: TT 155/2015/TT-BTC

trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán

: TTCK

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Tổng Giám đốc

:OECD

Trung tâm lưu ký chứng khoán

:TTLKCK

Ủy ban chứng khoán Nhà nước

: UBCKNN

: TGĐ


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quản trị công ty nói chung và quản trị công ty đại chúng nói riêng là vấn đề
thiết yếu để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Sự thành bại của một
công ty luôn lệ thuộc vào cách thức tổ chức, và quản lý nội bộ của công ty. Một bộ
máy công ty đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt với sự phân công rành mạch chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn, đồng thời phối hợp ăn khớp, đồng bộ hoạt động của các bộ
phận khác, thiết lập được cơ chế giám sát và giảm thiểu mâu thuẫn trong nội bộ là
một trong những đảm bảo quan trọng cho hiệu quả kinh doanh của công ty.

Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam,
việc tăng cường quản trị công ty có thể phục vụ cho rất nhiều mục đích chính
sách công quan trọng. Quản trị công ty tốt sẽ giảm thiểu khả năng tổn thương
trước các biến động không mong muốn, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí
giao dịch và chi phí vốn, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển.
Ngược lại, một khuôn khổ quản trị công ty yếu kém sẽ làm giảm độ tin
tưởng của các nhà đầu tư, không đón nhận được nguồn vốn từ bên ngoài, giảm giá
trị kinh tế của công ty và có thể dẫn tới các nguy cơ phá sản hoặc bị thôn tính, sáp
nhập, làm tăng rủi ro đối với hệ thống kinh tế quốc gia. Như vậy, việc hoàn thiện
và tăng cường hệ thống quản trị công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với
các nhà đầu tư, quản trị công ty sẽ góp phần củng cố quyền sở hữu, giảm thiểu các
chi phí giao dịch, chi phí vốn và đồng nghĩa với việc đầu tư có hiệu quả.
Ở Việt Nam, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản trị công ty đại chúng cơ bản đã được

đề cập trong Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Chứng khoán
2006, Luật sửa đổi bổ sung Luật chứng khoán năm 2012, các nghị định hướng dẫn thi
hành Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán…và các văn bản hướng dẫn thi hành, đã thể
hiện khá đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế các quy định pháp luật về quản trị công ty
đại chúng hiện nay ở nước ta phần nhiều còn những lỗ hổng, chưa thật sự bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông và hệ quả là sự phân hoá sâu sắc các nhóm cổ

đông trong công ty làm nguồn cho các cuộc thâu tóm, sáp nhập có nguy cơ diễn ra trên

1


diện rộng. Điều này do nhiều nguyên nhân mà một trong số những nguyên nhân chính lại
nằm trong các quy định pháp luật về quản trị của các công ty trong việc ngăn ngừa các
xung đột lợi ích một cách hiệu quả. Một số hạn chế nổi bật như: (1) Chưa đảm bảo mọi
quyền lợi của cổ đông nói chung, cổ đông thiểu số; (2) Mức độ công khai, minh bạch
thông tin chưa được tuân thủ; (3) Chưa kiểm soát được các giao dịch của công ty với các
bên có liên quan; (4) Kiểm soát nội bộ còn hình thức và kém hiệu quả

Với những phân tích nêu trên có thể thấy những hạn chế của chế định pháp lý
về quản trị công ty đại chúng khi triển khai thực hiện ở Việt Nam. Để khắc phục
những tồn tại hạn chế này cần nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về
quản trị công ty đối với các công ty đại chúng, tăng cường vai trò và năng lực của cơ
quan quản lý thị trường chứng khoán; tiếp tục hoàn thiện chế định pháp luật về quản
trị công ty đại chúng. Việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc chế định pháp lý
“Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” sẽ đóng góp những ý
kiến, những luận giải khoa học về quản trị công ty đại chúng, đồng thời đề xuất một
số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về quản trị công ty
đại chúng nói riêng và quản trị công ty nói chung tại Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa vào kết quả luận giải cơ sở lý luận và thực
tiễn chế định pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở nước ta, đồng thời trên cơ sở so
sánh, tham khảo cơ chế quản trị công ty đại chúng theo quy định pháp luật của một số
nước trên thế giới và thông lệ chung mà đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam hiện nay.


2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung của quản trị công ty và quản trị công
ty đại chúng. Phân tích, đánh giá sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật
quan hệ quản trị công ty, chế độ pháp lý về quản trị công ty đại chúng trong
văn bản luật, nguyên tắc quản trị, cơ cấu tổ chức nội bộ, những ưu nhược điểm
của hình thức tổ chức công ty đại chúng, nêu và phân tích về cơ cấu pháp luật
về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam trên cơ sở so sánh với các quy định
về quản trị công ty đại chúng theo thông lệ và pháp luật quốc tế.
2


-

Phân tích, đánh giá quy định pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt
Nam được quy định trong Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán và các văn bản
pháp luật khác có liên quan; thực trạng áp dụng và thực thi các quy định pháp
luật này của các công ty đại chúng, các cơ quan tổ chức có liên quan; xác định
những điểm mạnh, điểm yếu của những quy định pháp luật này.

-

Làm rõ sự cần thiết, khách quan phải hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty
đại chúng, đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản trị công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Phạm vi nghiên cứu


-

Về nội dung: Pháp luật về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty đại chúng nói
riêng là một lĩnh vực rộng, bao gồm nhiều quy định về nội dung. Tuy nhiên, trong phạm
vi nghiên cứu của luận án tiến sĩ, Đề tài giới hạn nội dung nghiên cứu ở việc phân tích,
đánh giá quy định pháp luật về quản trị công ty đại chúng được quy định trong Luật
doanh nghiệp, Luật chứng khoán, các luật và văn bản luật có liên quan về: quyền cổ đông
và bảo vệ quyền cổ đông; bộ máy quản lý và phân chia quyền lực trong công ty; pháp
luật ngăn ngừa giải quyết các xung đột lợi ích, giao dịch có tính chất tư lợi; minh bạch và
công bố thông tin; thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm.
- Về không gian và thời gian

Về không gian: Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trong và ngoài
nước về pháp luật quản trị công ty đại chúng. Bên cạnh đó, nghiên cứu kinh nghiệm
trong việc xây dựng và thi hành pháp luật quản trị công ty đại chúng của một số nước
trên thế giới và thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về
quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam. Đặc biệt luận án dựa vào nguyên tắc quản trị
công ty của OECD để làm căn cứ so sánh, đánh giá khuôn khổ pháp lý về quản trị công ty
đại chúng ở Việt Nam với một số nước là thành viên của OECD, đồng thời lựa chọn
nghiên cứu pháp luật về quản trị công ty ở một số nước có điểm tương đồng về thể chế
chính trị, thể chế kinh tế với Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Về thời gian: luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ ở giai đoạn từ khi
năm 2006 đến nay (thời điểm có hiệu lực của Luật Doanh nghiệp 2005)

3


3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các quan điểm, tư tưởng luật học,

mô hình về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty đại chúng nói riêng;
các văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về quản trị công ty đại chúng;
nguyên tắc quản trị công ty của OECD, pháp luật nước ngoài về quản trị công
ty đại chúng; thực tiễn xây dựng, áp dụng, thực thi pháp luật về quản trị công
ty đại chúng ở Việt Nam
Nhìn chung, pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam còn tương
đối đơn giản, đang trong quá trình hoàn thiện. Luận án tập trung nghiên cứu
những nội dung cơ bản về quản trị công ty đại chúng theo pháp luật, đặc biệt là
những nội dung có nhiều bất cập, đang gây cản trở, làm giảm hiệu quả của hoạt
động của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Pháp
luật về quản trị công ty đại chúng được tạo thành bởi nhiều quy định pháp luật
nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, vì vậy luận án tiếp chọn cách tiếp
cận để nghiên cứu pháp luật về quản trị công ty đại chúng dựa trên cơ sở Luật
doanh nghiệp, Luật chứng khoán và các văn bản luật có liên quan khác.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận án được hoàn thành trên cơ sở của
phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa Mác - Lê nin về duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và nhà nước về phát
triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp phân tích và tổng hợp;
phương pháp hệ thống, phương pháp luật học so sánh,..
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả
các chương của luận án. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm hiểu, trình bày
các hiện tượng, các quan điểm, nội dung, yếu tố của quản trị công ty và pháp luật
về quản trị công ty đại chúng; khái quát lại để phân tích, rút ra những quan điểm,
quy định và hoạt động thực tiễn của quản trị công ty và pháp luật Việt Nam về

quản trị công ty đại chúng; từ đó rút ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị, giải
pháp phù hợp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
4


quản trị công ty đại chúng.
-

Phương pháp hệ thống được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án nhằm trình
bày các vấn đề, các nội dung trong luận án theo một trình tự, một bố cục hợp
lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt
được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận án.

-

Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại Chương 2,
chương 3 của luận án. Cụ thể là được vận dụng trong việc tham khảo các nguyên tắc,
những thông lệ, hướng dẫn tốt về quản trị công ty và kinh nghiệm xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về quản trị công ty đại chúng của một số nước trên thế giới, các
nguyên tắc về quản trị công ty của OECD, từ đó rút ra những điểm chung, điểm khác
biệt. Ngoài ra, tại Chương 4 của luận án, tác giả cũng sử dụng phương pháp này để so
sánh và rút ra các bài học kinh nghiệm và kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về quản trị công ty đại chúng phù hợp với điều kiện lịch sử,
kinh tế, văn hóa, chính trị - pháp lý của Việt Nam cũng như các điều kiện thực tế của
nước ta trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.
- Về cách tiếp cận nghiên cứu đề tài:

Luận án kế thừa (có chọn lọc, phân tích và bình luận) các kết quả nghiên
cứu đã được công bố trước đề tài này, trên cơ sở tập hợp, hệ thống ở mức đầy
đủ nhất có thể, đối với các công trình khoa học có liên quan đến quản trị công

ty công ty, quản trị công ty đại chúng.
Bên cạnh việc nghiên cứu trực tiếp các quy định pháp luật về quản trị công ty
và quản trị công ty đại chúng, luận án tập trung nghiên cứu vào thực tiễn thực hiện
các quy định pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở nước ta từ trước đến nay, gắn
trong bối cảnh phát triển chung của xã hội; đánh giá những ưu điểm, hạn chế của
pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định về quản trị công ty đại chúng để đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các
quy định pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

5. Đóng góp của luận án
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu sâu, toàn diện và có hệ thống
những vấn đề về quản trị công ty đại chúng, các quy định của pháp luật hiện hành
về quản trị công ty đại chúng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, được thể
5


hiện ở những nội dung sau:
-

Luận án chứa đựng những nghiên cứu mang tính học thuật và quan điểm của
Nghiên cứu sinh về quản trị công ty đại chúng và pháp luật về quản trị công ty
đại chúng. Nghiên cứu một các có hệ thống và luận giải trên cơ sở lý luận và
thực tiễn các khái niệm, cơ sở pháp lý, nền tảng khoa học, các vấn đề có liên
quan đến quản trị công ty đại chúng làm cơ hở để xây dựng và hoàn thiện các
quy định về quản trị công ty đại chúng.

-

Việc nghiên cứu, đánh giá các yếu tố của đến pháp luật quản trị công ty đại chúng và
các và thông lệ tốt QTCT trên thế giới, đồng thời cũng nghiên cứu kinh nghiệm xây

dựng và hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty đại chúng của một số nước trên thế
giới.luận án đã góp phần làm sáng tỏ những cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc hoàn
thiện các quy định pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở nước ta.

-

Đánh giá đúng, chính xác thực trạng quy định pháp luật về quản trị công ty đại
chúng ở Việt Nam. Chỉ ra những tồn tại, những bất cập của các quy định pháp luật,
bất cập trong việc áp dụng, thực thi các quy định của pháp luật về quản trị công ty
đại chúng, đồng thời cũng nêu ra những hạn chế, những quy định còn thiếu trong hệ
thống các văn bản pháp luật liên quan đến quản trị công ty đại chúng.

-

Xác định những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị
công ty nói chung và quản trị công ty đại chúng nói riêng và đưa ra một số đề xuất và giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cơ chế quản trị công ty đại chúng.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung kiến thức vào kho tàng
lý luận về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty đại chúng nói riêng. Với
phương pháp nghiên cứu hiện đại và phù hợp, luận án đã lý giải nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn, phân tích và đánh gía sâu sắc những vấn đề lý luận, cơ sở và
hình thức của pháp luật về quản trị công ty đại chúng, từ đó rút ra một số kết
luận về nội dung pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam hiện nay.
Qua thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở nước ta trong
khoảng thời gian hơn 12 năm gần đây (2006 đến 2018), luận án đưa ra những nhận xét,
đánh giá khách quan, sát thực đưa ra những nguyên nhân, kết quả cũng như hạn chế của
quy định pháp luật về quản trị công ty đại chúng. Kết quả nghiên cứu của luận án


6


nhất là những nghiên cứu lý luận, nghiên cứu luật thực định trong việc so sánh với luật
nước ngoài, nghiên cứu thực tiễn áp dụng, sẽ góp phần đảm bảo cho việc áp dụng đúng
và xây dựng quy định pháp luật về công ty đại chúng phù hợp với các điều kiện kinh tế,
xã hội của Việt Nam. Những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
quản trị công ty đại chúng được đề xuất trong luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các
nhà lập pháp, các cơ quan quản lý có thẩm quyền trong việc hoàn thiện pháp luật về
quản trị công ty đại chúng tại Việt Nam. Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho việc học
tập, nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về quản trị công ty đại chúng.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án có kết cấu như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về quản trị công ty và pháp luật về
quản trị công ty đại chúng
Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt
Nam hiện nay
Chƣơng 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị
công ty đại chúng ở Việt Nam.

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu hiện nay, khi mà các công ty đã trở

thành nguồn sống, chỗ dựa, nơi sinh hoạt cho hàng triệu con người, là yếu tố cơ bản
cho nền tài chính, nền tảng của sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Sự thành công hay
thất bại của các công ty với tư cách là một bộ phận xã hội thu nhỏ đó, sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến vấn đề tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định xã hội của mỗi quốc gia
cũng như của toàn cầu. Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên
sự hài hòa các mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, ban giám đốc, các cổ đông và các
bên có quyền lợi liên quan trong doanh nghiệp, từ đó tạo nên định hướng và sự kiểm
soát quá trình phát triển của doanh nghiệp. Quản trị công ty tốt sẽ thúc đẩy hoạt
động và tăng cường khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các nguồn vốn bên ngoài,
góp phần tích cực vào việc tăng cường giá trị doanh nghiệp, tăng cường đầu tư và
phát triển bền vững cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

1.1.1 Các công trình nghiên cứu lý luận về quản trị công ty
Cuốn sách “Corporate Governance” của tác giả Christine A.Mallin [90] đã đánh
giá tổng quát các vấn đề về quản trị công ty. Phần 1 tác giả đánh giá phân tích về sự
phát triển của quản trị công ty. Theo đó quản trị công ty trong thời gian gần đây ngày
càng trở lên thông dụng trong hoạt động kinh doanh thế giới, tuy nhiên lý thuyết về
sự phát triển của quản trị công ty và các lĩnh vực liên quan thì xuất hiện khá sớm và
được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh tế, kế toán, luật pháp, quản
lý và quản trị tổ chức. Sự phát triển của quản trị công ty là yếu tố mang tính chất
toàn cầu và là một lĩnh vực phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực như pháp luật, văn
hóa, sở hữu và các cấu trúc khác nhau. Vì vậy, có thể có một vài lý thuyết tương thích
và phù hợp với quốc gia này hơn quốc gia khác. Tác giả đã tổng hợp, phân tích và
đánh giá một số lý thuyết cơ bản về quản trị công ty như: thuyết đại diện, lý thuyết
nhà quản lý, lý thuyết bên hữu quan, thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết nguồn tài
nguyên, lý thuyết chính trị. Trên cơ sở phân tích các lý thuyết đó, tác giả nhận định
hiện nay lý thuyết đại diện dường như được xem xét một cách rộng rãi, thông dụng
hơn, tuy nhiên lý thuyết bên liên quan cũng đang dần được quan tâm khi mà công ty
nhận thấy rằng họ không thể hoạt động một cách độc lập mà còn phải quan tâm tới
các bên liên quan của công ty. Tác giả đưa ra kết luận

8


“không có một cơ sở lý thuyết được chấp nhận rộng rãi cũng như một mô hình thường
được chấp nhận ... các lý thuyết này thiếu một khung khái niệm phản ánh đầy đủ thực
tế của quản trị doanh nghiệp” [90, tr.23]. Cũng tại phần 1 tác giả nghiên cứu sự phát
triển của đạo luật, thông lệ về quản trị công ty ở một số khu vực trên thế giới. Tác giả
cho rằng mặc dù có nhiều sự tương phản về nền tảng pháp lý, về văn hóa và chính trị,
các hình thức tổ chức kinh doanh hay cấu trúc sở hữu thì các đạo luật về quản trị
công ty của các nước đều hướng tới mục tiêu đó là đảm bảo hơn nữa sự minh bạch,
trách nhiệm giải trình và gia tăng niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán. Trong phần này tác giả tập trung phân tích, đánh giá và tìm hiểu sự phát triển
pháp luật về quản trị công ty ở Anh, Mỹ và EU với mục đích là làm làm rõ yếu tố cơ
bản ảnh hưởng đến sự phát triển pháp luật về quản trị công ty, nhận thức được
nguyên lý phát triển chính trong pháp luật về quản trị công ty, đánh giá các khía
cạnh, đặc tính và phương thức hoạt động của pháp luật về quản trị công ty. Phần 2
tác giả tập trung nghiên cứu về vai trò của cổ đông, bên liên quan đến quản trị công
ty, nghiên cứu về cấu trúc sở hữu của các loại hình công ty. Phần 3 tác giả phân tích
đánh giá về cấu trúc quản trị nội bộ của công ty như: vai trò, quyền hạn, trách nhiệm
của HĐQT, Giám đốc, Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, thư ký công ty. Với cách
tiếp cận tương tự trong cuốn sách “Theories of Corporate Governce. The
Philosophical Foundation of Corporate Governce” của tác giả Thomas Clarke [98], tác
giả cung cấp một cách nhìn toàn diện về vấn đề lý luận về quản trị công ty hiện nay,
mục đích của cuốn sách trả lời câu hỏi Làm thế nào để đảm bảo các công ty được điều
hành cho mục đích đã thỏa thuận? Ban giám đốc có thể đóng vai trò gì? Có phải các
CEO quá mạnh mẽ và không đủ trách nhiệm? Trước những vụ bê bối tài chính và
doanh nghiệp trong những năm gần đây, quản trị công ty ngày càng được công nhận
là cách thức và lý do tại sao các doanh nghiệp được điều hành như hiện tại. Nhưng
trong khi có những lý thuyết đa dạng và được thiết lập tốt về quản trị doanh nghiệp,
chúng hiếm khi được tập hợp theo một cách mạch lạc và so sánh. Trên cơ sở đó, cuốn

sách tập trung đi sâu phân tích sự phân tách quyền sở hữu và kiểm soát trong công
ty; cách thức hoạt động kinh tế được tổ chức thông qua các công ty, các lý thuyết đại
diện, lý thuyết người quản lý và lý thuyết bên liên quan của quản trị công ty.

Trong cuốn sách “Corporate Governance: Principles, Policies, and Practices”
của tác giả Bob Tricker [89], trong phần một tác giả đã giới thiệu về quá trình
phát triển của quản trị công ty qua giai đoạn 1970, 1980, 1990 và giai đoạn
9


đầu của thế kỷ 21. Trong đó tác giả có phân tích sự ra đời của công ty có chế độ trách
nhiệm hữu hạn và sự phân tách giữa quyền sở hữu ra khỏi hoạt động điều hành quản
lý của công ty. Trong phần này, tác giả đưa ra cách định nghĩa về quản trị công ty
dưới các khía cạnh khác nhau như: khía cạnh hoạt động, khía cạnh mối quan hệ, khía
cạnh bên liên quan, khía cạnh kinh tế tài chính, khía cạnh xã hội. Trên cơ sở định
nghĩa đó, tác giả đưa ra phạm vi của quản trị công ty. Tài liệu này cũng đề cập và
phân tích các lý thuyết về quản trị công ty: lý thuyết đại diện, thuyết chi phí giao dịch,
thuyết người quản lý, thuyến nguồn tài nguyên độc lập và một số lý thuyết khác làm
cơ sở cho các nghiên cứu về quản trị công ty sau này. Khung pháp về quản trị công ty
về quản trị công ty bao gồm pháp luật, quy tắc, quy định về quản trị công ty; quy tắc
của các tổ chức quốc tế, của các định chế đầu tư, luật công ty, các báo cáo về quản trị
công ty...Trong tài liệu này tác giả cũng tập trung phân tích các mô hình quản trị điển
hình đang tồn tại như mô hình quản trị một tầng, mô hình quản trị hai tầng và mô
hình hỗn hợp. Đặc biệt tác giả giành riêng một mục để nghiên cứu về quản trị công ty
đại chúng trên cơ sở xem xét các yếu tố: cấu trúc sở hữu, quyền cổ đông, quan hệ cổ
đông, vai trò của các định chế đầu tư, minh bạch và công bố thông tin, lợi ích của
người quản lý, tác giả nhận định những công ty đại chúng cần đáp ứng nhiều yêu cầu
về chuẩn mực quản trị công ty hơn là các loại hình công ty khác như các quy định của
pháp luật, các thông lệ về quản trị công ty và các quy tắc niêm yết của thị trường
chứng khoán [89, tr.244]

Cuốn sách “Corporate Governance: Theories, Principles, and Practices” của tác
giả John Farrar[91], trong phần những khái niệm cơ bản, tác giả nhận định rằng
thuật ngữ quản trị công ty bao gồm các quy định pháp lý trong luật công ty, án lệ của
tòa án và ở nghĩa rộng hơn bao gồm cả lĩnh vực pháp luật tài chính và lao động. Cấu
trúc của quản trị công ty bao gồm các quy định pháp luật, các quy tắc về niêm yết
chứng khoán, thông lệ về thực hành tốt, quy tắc đạo đức kinh doanh. Nếu hiểu trong
phạm vi các quy định của pháp luật thì quản trị công ty quan tâm đến vai trò của
HĐQT, ĐHĐCĐ, nghĩa vụ của người quản lý, cách hoạt động của ĐHĐCĐ; quyền cổ
đông và vai trò của kiểm toán viên và các cơ quan quản lý có liên quan. Cuốn sách đề
cập đến những vấn đề pháp lý trọng tâm của quản trị công ty như: sự phân chia
quyền lực giữa HĐQT và ĐHĐCĐ, địa vị pháp lý của HĐQT, nghĩa vụ của người
quản lý; quyền và nghĩa vụ cổ đông; minh bạch và vai trò của kiểm toán viên và ủy
ban kiểm toán trong quản trị công ty...Trên cơ sở vấn đề lý luận cơ bản về quản trị
công ty, tác giả đi sâu vào đánh giá, phân tích các quy định pháp luật của
10


Australian và New Zealand trên từng khía cạnh của quản trị công ty
Cuốn sách “Comparative Company Law: Text and Cases on the Laws
Governing Corporations in Germany, the UK and the USA” của tác giả Andreas
Cahn and David C. Donald [87] đưa ra một cách nhìn toàn cảnh về pháp luật
công ty của nước Đức, Anh và Mỹ. Cuốn sách được chia làm bốn phần:
(1)Những vấn đề cốt yếu của công ty, (2) Công ty và vấn đề về vốn, (3) Quản trị
công ty, (4) Nhóm công ty, tiếp nhận, mua bán và sáp nhập công ty. Tại mỗi
phần tác giả đã đánh giá, so sánh pháp luật công ty của ba nước nói trên về
từng vấn đề. Tương tự như vậy, trong cuốn “European Comparative Company
Law” của tác giả sách Mads Andenas and Frank Wooldridge [92] tiếp cận dưới
góc độ so sánh luật công ty của các nước EU dưới các khía cạnh về cách thức
thành lập; các loại hình công ty ở mỗi nước; vốn chủ sở hữu và vốn vay; quản
lý và điều hành của từng loại hình công ty; ảnh hưởng của pháp luật cộng đồng

đến từng loại hình; sự tham gia của người lao động vào quản trị công ty.
Cuốn sách “Các nguyên tắc về quản trị công ty của OECD” do IFC giữ bản
quyền (2004, 2015) [64][65]. Nội dung của tài liệu đưa ra các nguyên tắc về quản
trị công ty của OECD như quyền cổ đông, đảm bảo bình đẳng giữa các cổ đông,
vai trò của các bên liên quan đến quản trị công ty, công bố thông tin và minh
bạch, trách nhiệm của Hội đồng quản trị, đồng thời đưa ra các hướng dẫn thực
hiện các nguyên tắc này. Bộ nguyên tắc này nhằm giúp các nước thành viên và
không thành viên của OECD đánh giá và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức
và quản lý cho quản trị công ty ở quốc gia đó và cung cấp các hướng dẫn, khuyến
nghị cho thị trường chứng khoán, nhà đầu tư, công ty và các bên khác có vai trò
trong quá trình phát triển quản trị công ty tốt. Bộ nguyên tắc này tập trung vào
các công ty cổ phần đại chúng trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên,
trong phạm vi có thể Bộ nguyên tắc cũng có thể là công cụ hữu ích để nâng cao
quản trị công ty ở các công ty không phải là công ty cổ phần như doanh nghiệp tư
nhân và công ty nhà nước. Bộ nguyên tắc này đã được rà soát và chỉnh sửa vào
năm 2015 với sự tham gia cộng tác của các nước G20 không thuộc OECD.
Hướng dẫn của OECD về quản trị công ty trong doanh nghiệp nhà nước; do
IFC giữ bản quyền (2005). Bộ hướng dẫn này có thể được coi là phần bổ sung của bộ
nguyên tắc Quản trị công ty của OECD. Bộ hướng dẫn này được xây dựng dựa trên
bộ nguyên tắc Quản trị công ty của OECD và hoàn toàn phù hợp với bộ nguyên tắc
này. Bộ hướng dẫn hướng tới những vấn đề cụ thể của quản trị công ty trong các
11


doanh nghiệp nhà nước, coi nhà nước như là một chủ sở hữu, và tập trung vào chính
sách đảm bảo quản trị công ty tốt. Mục tiêu của bộ hướng dẫn này là cung cấp các
khuyến nghị chung giúp chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp
nhà nước, việc áp dụng Bộ hướng dẫn cần dựa vào các điều kiện cụ thể[66].
Ở Việt Nam, trong giai đoạn từ đầu những năm 2000 trở về trước, có sự thiếu


vắng của các công trình nghiên cứu về quản trị công ty, bởi lẽ thời gian đó Việt
Nam mới bắt đầu tiến trình hội nhập quốc tế, chưa chịu ảnh hưởng mạnh từ
những “sự kiện quản trị công ty” quốc tế, bản thân hệ thống công ty cổ phần
trong nước đang hình thành nên chưa trở thành mối quan trong của các nhà
nghiên cứu. Từ sau năm 2000, đã có một số công trình nghiên cứu về quản trị
công ty một cách quy mô, có chiều sâu, và đây chính là nguồn tài liệu tham
khảo quý báu giúp tác giả kế thừa và phát triển sâu sắc thêm về chế định quản
trị công ty đại chúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Sách “Quản trị công ty -nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn

trên thị trường toàn cầu” Ira M.Millstein, Michel Albert, Sir Adrrian Cadbury,
NXB Giao thông vận tải, 1998. Cuốn sách này là Báo cáo đệ trình lên OECD
của nhóm tư vấn kinh doanh về Quản trị Công ty do Ira M. Millstein làm
trưởng nhóm[48]. Trong khuôn khổ nghiên cứu của mình, nhóm tư vấn trình
bày các quan điểm mà nhóm tin rằng chúng sẽ giúp ích cho việc hoạch định các
chính sách công liên quan đến quản trị công ty, gợi ra các lĩnh vực nhằm
khuyến khích các hoạt động tự nguyện của khu vực tư nhân và kiến nghị
OECD có những nỗ lực hơn nữa để đưa ra một bộ những nguyên tắc chung
hướng dẫn việc đánh giá và cải cách chính sách quốc gia.
Sách “Chuyên khảo Luật Kinh tế”, Phạm Duy Nghĩa, NXB. ĐH Quốc gia Hà Nội,
2004. Cuốn sách đưa ra một cách nhìn tổng thể về pháp luật kinh tế của Việt Nam.
Bắt đầu bằng nguồn gốc lịch sử, giới hạn và những thách thức của pháp luật kinh tế
(phần 1), trật tự kinh tế và quyền tài sản (phần 2), tổ chức kinh doanh, hợp đồng và
giải quyết tranh chấp (phần 3-5), phần 6 nghiên cứu về chính sách cạnh tranh. Trong
phần 3 của cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề về lịch sử phát triển của mô hình tổ
chức kinh doanh ở Việt Nam, theo tác giả xuất phát từ tập quán kinh doanh, đặc
điểm về lịch sử văn hóa thì việc du nhập các mô hình công ty theo mô hình của các
nước phương Tây cũng không làm thay đổi cách nghĩ và quản lý kinh doanh theo kiểu
gia đình ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc du nhập mô hình công ty cổ phần với quy mô
lớn đặc trưng về tính chịu TNHH, tư cách pháp nhân, cổ phần

12


có thể tự do chuyển đổi, sự phân tách về sở hữu và điều hành là khá khó khăn và cần
nhiều thời gian để thích nghi. Đặc biệt tác giả đã đưa ra khái niệm, ý nghĩa về quản
trị công ty, theo tác giả quản trị công ty trước hết là các thiết chế điều chỉnh mối quan
hệ giữa các chủ sở hữu với nhau, và giữa họ với bộ máy điều hành trong doanh
nghiệp quy mô lớn mà sở hữu và điều hành đã tách rời, trong đó lợi ích giữa các nhà
quản lý và người sở hữu (cổ đông), công ty thường không đồng hành cùng nhau vì
vậy pháp luật phải có quy định cần thiết để phân chia quyền lực trong cơ cấu quản trị
phù hợp nhằm tạo ra cơ chế giám sát lẫn nhau, cùng với đó là cơ chế công bố và minh
bạch thông tin hợp lý. Cuốn sách cũng đưa ra cách thức quản trị truyền thống trong
các doanh nghiệp dân doanh, cách thức quản trị doanh nghiệp nhà nước, các doanh
nghiệp cổ phần hóa và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [54].
Cuốn sách “ Luật doanh nghiệp – Vốn và quản lý trong công ty cổ phần” LS
Nguyễn Ngọc Bích, (2004), NXB. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh[23][24]. Cuốn sách
trình bày những gì Luật doanh nghiệp quy định về vốn và quản lý công ty cổ phần,
sau đó làm rõ quy định ấy bằng cách nêu ra tập tục và luật pháp có liên quan; chú ý
tìm hiểu tại sao chúng đã xuất hiện để bây giờ ta du nhập vào. Các tập tục được nêu
ra cốt chỉ để cung cấp tài liệu tham khảo và chọn lựa như là một sự bổ túc cho những
quy định của luật pháp Việt Nam. Cuốn sách tham khảo những tập tục và luật pháp
về công ty của Mỹ và Anh để tìm xem học làm thế nào, tại sao họ làm, để chọn ra
những gì phù hợp với hoàn cảnh Việt nam để áp dụng. Nội dung chủ yếu đề cập đến
thuộc tính của công ty cổ phần, vốn của công ty; quản lý công ty; tính trách nhiệm
hữu hạn của công ty; Tại phần ba, Quản lý công ty tác giả phân tích mô hình quản trị
công ty của Nhật, Pháp và Mỹ, qua đó đưa ra sự khác biệt nhau về đặc điểm quản trị
công ty tại mỗi nước này. Tại phần này, tác giả giành riêng một chương để luận giải
vấn đề về quản trị công ty (tác giả sử dụng thuật ngữ “lèo lái công ty”). Quản trị công
ty là tập hợp cơ chế liên quan đến việc điều hành và kiểm soát công ty, nó đề ra cách
thức phân chia quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên của công ty bao gồm cổ

đông, HĐQT, BGĐ và những người liên quan khác. Trên cơ sở khái niệm về quản trị
công ty tác giả phân tích đánh giá các yếu tố có liên quan như: giao dịch dễ gây rủi ro,
các vấn đề về cổ đông và ĐHĐCĐ, tập tục về HĐQT và thành viên HĐQT trên thế
giới. Trên nền tảng của cuốn sách này năm 2009 tác giả Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn
Ngọc Bích cho xuất bản cuốn sách “Công ty – Vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật
doanh nghiệp năm 2005”, cuốn sách này được viết sau khi Luật Doanh nghiệp năm
2005 ra đời, trong lần tái bản
13


này tác giả đã cập nhật những nội dung mới, những quy định mới các vấn đề
về vốn, quản lý, và quản trị công đang hiện hành.
Sách “Quản trị công ty đại chúng, niêm yết dành cho doanh nghiệp và nhà đầu
tư”; Lê Minh Toàn, NXB Chính trị quốc gia, 2010. Nội dung cuốn sách đề cập một
cách tổng quan nhất về quản trị công ty đại chúng, niêm yết ở Việt Nam trên cơ sở
các quy định pháp luật hiện hành cũng như thực trạng của việc thực hiện các quy
định về quản trị công ty tại Việt Nam. Tại chương 1 tác giả trình bày những vấn
đề chung về quản trị công ty và quản trị công ty đại chúng niêm yết. Theo tác giả
quản trị công ty đã trở thành vấn đề cơ bản trong lĩnh vực luật công ty và luật
chứng khoán ở nhiều nước trên thế giới. Theo nghĩa hẹp, quản trị công ty quan
tâm đến cấu trúc quản lý công ty, lợi ích và mục tiêu của các nhóm trong công ty;
theo nghĩa rộng quản trị công ty thiết lập tổ hợp các mối quan hệ giữa các bên
tham gia vào công ty và các mục tiêu đầy đủ của quản trị công ty đó. Mục tiêu của
khung quản trị công ty phù hợp là: đảm bảo tính thích nghi của cơ cấu quản trị;
bảo vệ quyền lợi của cổ đông thông qua sự công bằng, giải trình được, sự minh
bạch; tính độc lập của HĐQT và cơ chế kiểm soát; bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu
số; điều hòa lợi ích cổ đông và người liên quan. Trong chương này tác giả cũng
phân tích khái niệm quản trị công ty, công ty đại chúng/niêm yết ở Việt Nam [71].
Sách “Quản trị công ty ở Đông Á sau khủng hoảng 1997”, Trương Thị Nam
Thắng, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân, 2010. Tác giả cho rằng quản trị công ty

theo nghĩa hẹp là mối quan hệ giữa cán bộ điều hành, thành viên HĐQT và các
bên cung cấp vốn cho doanh nghiệp, các bên hữu quan khác; nghĩa rộng hơn bao
gồm luật pháp, quy chế niêm yết, thông lệ tự nguyện của khu vực kinh tế tư nhân
giúp công ty có thể thu hút vốn, hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu của công
ty và đáp ứng được yêu cầu của pháp luật và mong đợi của xã hội. Bên cạnh đó,
tác giả đề cập, phân tích ba lý thuyết chính về quản trị công ty: thuyết người đại
diện, lý thuyết người quản lý, lý thuyết bên hữu quan; cũng như các mô hình quản
trị công ty của một số nước xây dựng theo các lý thuyết này. Tác giả cho rằng hiện
nay Bộ quy tắc QTCT của OECD trở thành nền tảng cho QTCT toàn cầu, mặc dù
có một số chỉ trích về tính hiệu quản của việc OECD áp đặt mô hình Anh – Mỹ lên
các thị trường còn lại tuy nhiên việc sử dụng 5 nội dung của bộ quy tắc QTCT của
OECD làm khuôn khổ phân tích cho nghiên cứu là phù hơp bởi Bộ quy tắc này
chỉ đưa ra những nguyên tắc cơ bản, chung, toàn cầu các quốc gia và công ty cần
phải có sự áp dụng và phát triển chi tiết theo từng môi trường kinh doanh[72].
14


Tóm lại, các công trình nghiên cứu lý luận về quản trị công ty nói trên mặc dù
không chuyên sâu về pháp luật quản trị công ty đại chúng nhưng đã cung cấp một
cách nhìn tổng quán về tình hình quản trị công ty trên thế giới và Việt Nam. Trong
các công trình nghiên cứu này các nội dung lý luận về quản trị công ty đã được trình
bày khá chi tiết, dưới các giác độ khác nhau như: lịch sử của quản trị công ty, các lý
thuyết về quản trị công ty, khái niệm quản trị công ty, các yếu tố của quản trị công ty,
các mô hình quản trị công ty, nội dung pháp luật về quản trị công. Các kết quả
nghiên cứu đó là nền tảng so sánh, phân tích, đánh giá của luận án để xây dựng hệ
thống cơ sở lý luận cũng như căn cứ để đánh giá hoạt động thực tiễn và kinh nghiệm
để hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam hiện nay.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu thực trạng về pháp luật quản trị công ty
Trên cơ sở lý luận về quản trị công ty, cuốn sách “Corporate Governance:

Theories, Principles, and Practices” của tác giả John Farrar [91] đi sâu vào nghiên cứu
các quy định pháp luật về quản trị công ty trên cơ sở các quy định pháp luật thực
định của Anh và của Mỹ về các vấn vai trò của cổ đông, bên liên quan đến quản trị
công ty, quyền và nghĩa vụ nghiên cứu về cấu trúc sở hữu của các loại hình công ty, về
cấu trúc quản trị nội bộ của công ty như: vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT,
Giám đốc, Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, trong đó có so sánh đối chiếu với quy
định pháp luật về quản trị công ty của một số nước có tính chất tương đồng. Đặc biệt
trong phần 4 tác giả đã phân tích và đưa ra một cách nhìn tổng thể về các quy định
pháp về luật quản trị công ty ở một số khu vực trên thế giới như: Châu Âu lục địa;
Trung và Đông Âu; Châu Á – Thái Bình Dương; Khu vực Đông Phi, Ai Cập, Ấn Độ,
Brazil. Trên cơ sở đó tác giả nhận định có nhiều quy định pháp luật và cấu trúc sở
hữu có liên quan và ảnh hưởng đến quản trị công ty. Trong khi hệ thống pháp luật
dựa trên thông luật (common law) có xu hướng đưa ra điều kiện đảm bảo quyền cổ
đông (bao gồm cả cổ đông thiểu số) thì hệ thống pháp luật dựa trên dân luật (civil
law) thì ít hơn các quy định này. Điều đó ảnh hưởng bởi cấu trúc sở hữu, với những
nước dựa trên cơ sở thông luật có xu hướng có nhiều công ty đại chúng với cấu trúc
sở hữu phân tán còn những nước dựa trên cơ sở dân luật thì cách thức sở hữu trong
công ty chủ yếu bởi các tổ chức, tập đoàn. Hiện nay, không có cách thức quản trị công
ty nào có thể áp dụng chung cho tất cả công ty ở các nước tuy nhiên hiện nay các
thông lệ quản trị công ty tốt của OECD, World Bank, ICNG đang có sự ảnh hưởng
đến hệ thống pháp luật quản trị công ty ở nhiều nước. Cũng với cách tiếp cận như
trên, cuốn sách “Corporate Governance: Principles, Policies,
15


and Practices” [89] của tác giả Bob Tricker tập trung nghiên cứu các quy định
pháp lý về quản trị công ty của Anh và Mỹ, hay cuốn sách “Corporate
Governance:

Theories, Principles, and Practices” của tác giả John Farrar trung nghiên cứu

các quy định pháp lý về quản trị công ty của Australian và New Zealand [91].
Nếu coi quản trị công ty là sự liên kết, thì nó bao gồm các hệ thống pháp luật và
các cơ chế đảm bảo rằng lợi ích của người quản lý, điều hành công ty luôn phù hợp,
đồng hành với lợi ích cổ đông. Hệ thống chế độ về quản trị công ty bao gồm các cơ
chế bên trong và cơ chế bên ngoài công ty. Cơ chế bên trong chính là các yếu tố trong
nội bộ công ty mà nền tảng quy định đó được xác định trong luật công ty, còn cơ chế
bên ngoài chính là môi trường pháp lý mà công ty hoạt động, các quy chế thị trường,
các tổ chức có liên quan (bao gồm cả các cơ quan quản lý nhà nước). Với cách tiếp
cận quản trị công ty là yếu tố trong nội bộ công ty trong cuốn sách “Comparative
Company Law: Text and Cases on the Laws Governing Corporations in Germany, the
UK and the USA” của tác giả Andreas Cahn and David C. Donald [87] đã cung cấp
một cách nhìn tổng quan về pháp luật công ty của Đức, Anh và

Mỹ trong đó có so sánh đối chiếu các quy định luật công ty của các nước này về
từng khía cạnh chuyên biệt. Trong đó nghiên cứu, luận giải về các vấn đề: công ty
và các vấn đề về vốn; các vấn đề liên quan đến quản lý điều hành ( Hội đồng quản
trị, nghĩa vụ người quản lý, quyết định quản lý); các vấn đề liên quan đến thành
viên/cổ đông (Đại hội đồng cổ đông, quyền bỏ phiếu, quyền thông tin, nghĩa vụ cổ
đông, thực thi quyền cổ đông). Ngoài ra, trên cơ sở các quy định pháp luật về công
ty tại mỗi phần tác giả có đưa ra một số phán quyết pháp lý của các cơ quan nhà
nước làm cơ sở thực tiễn cho những luận giải, phân tích trong tài liệu. Tương tự
với cách tiếp cận trên, trong cuốn sách “Company law” của Ben Pettet [88], trên
sau khi phân tích cơ sở lý luận về công ty, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề
pháp luật công ty của Anh bao gồm các nhóm vấn đề: các quy định pháp luật về
công ty; quản trị công ty, quản trị tài chính; quy định về chứng khoán.
Cuốn sách “European Comparative Company Law” của tác giả Mads Andenas
and Frank Wooldridge [92], theo tác giả, EU đang nỗ lực đưa ra các quy định nhằm
đảm bảo quyền tự do thành lập và di chuyển vốn trong công ty giữa các quốc gia
thành viên, vì vậy để đảm bảo sự hài hòa, phù hợp giữa pháp luật công ty của các
quốc gia thành viên và luật pháp của EU là điều cần thiết. Trong trường hợp có sự

xung đột pháp luật, thì các quy định chung pháp luật công ty của EU sẽ được áp
dụng. Chính vì vậy, trong cuốn sách này tác giả nghiên cứu luật công ty của các
16


quốc gia EU dưới góc độ luật so sánh. Trên cơ sở pháp luật công ty thực định
của các quốc gia trong EU tác giả phân tích đánh giá theo từng nhóm vấn đề:
thành lập công ty; các hình thức tổ chức kinh doanh; quản lý và điều hành
công ty; sự tham gia của người lao động vào công ty; vốn cổ phần và vốn vay;
nhóm công ty; vấn đề hợp nhất và mua lại công ty; bảo vệ nhà đầu tư.
Báo cáo “Public Enforcement and Corporate Governance in Asia: Guidance and
Good Practices”; OECD giữ bản quyền (2014). Bản báo cáo này được thực hiện vào năm
2013 thông qua các khảo sát được thực hiện ở các nước Bangladesh; Trung Quốc; Đài
Bắc Trung Quốc; Hồng Kông, Trung Quốc; Ấn Độ; Indonesia; Hàn Quốc; Malaysia;
Mông Cổ; Pakistan; Philippines; Singapore; Thái Lan và Việt Nam. Mục đích của bản
báo cáo để xác định những thách thức và trở ngại để tổ chức thực thi một cách có hiệu
quả các thông lệ quản trị công ty tốt ở các nước nói trên. Các thông lệ thực hành tốt và
khuyến nghị trong báo cáo này được đưa ra dựa trên những cuộc khảo sát, thảo luận và
phỏng vấn. Báo cáo này đưa ra các hướng dẫn và thực hành tốt để giúp các nhà hoạch
định chính sách và các nhà quản lý ở châu Á trong lĩnh vực thực thi quản trị công ty tại
nước mình. Báo cáo tập trung đánh giá lĩnh vực: khung pháp lý toàn diện và đầy đủ của
pháp luật, các giao dịch của các bên liên quan, vấn đề công bố thông tin về quyền sở hữu
và kiểm soát, và nhiệm vụ ủy thác của giám đốc; Tổ chức của các cơ quan thực thi pháp
luật; Cơ quan quản lý, giám sát, điều tra, thực thi và áp

đặt các biện pháp xử lý; Công bố các hành động thực thi; Vai trò của Tòa án
và các hệ thống tư pháp; Cơ chế thực thi liên quốc gia [97].
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về quản trị công ty nói chung, trong
thời gian gần đây có nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài về quản trị công
ty có liên quan đến Việt Nam, cụ thể:

Báo cáo về tình hình tuân thủ chuẩn mực và nguyên tắc (ROSC) quản trị công ty
– Đánh giá tình hình quản trị công ty ở Việt Nam (6/2006)[67]: Báo cáo này cung cấp
đánh giá về khuôn khổ quản trị công ty của Việt Nam – bao gồm các lĩnh vực luật
pháp và quy định, các cơ chế giám sát và cưỡng chế thực thi, thị trường và đặc biệt là
thị trường chứng khoán. Báo cáo nêu nên một số vấn đề chính, tóm tắt tình hình tuân
thủ các nguyên tắc quản trị công ty của OECD và đưa ra những khuyến nghị về
những điểm cần cải thiện. Các vấn đề chính như: khuôn khổ về quản trị công ty ở
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, các luật và quy định liên quan
đang được xây dựng, khu vực doanh nghiệp mang nhiều tính chất phi chính thức,
trong đó thị trường chứng khoán phi chính thức vẫn lớn hơn nhiều so
17


với thị trường chứng khoán chính thức, nhà nước vẫn nắm giữ một tỷ lệ đáng kể
trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Năng lực và nguồn lực của một số
cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý, cưỡng chế thực thi và phát triển thị
trường còn hạn chế. Một số vấn đề lớn: chưa có sự bảo vệ đầy đủ cho nhà đầu tư,
chưa tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán và còn hạn chế công bố những thông
tin có chất lượng. Tiếp theo, năm 2013 Worl Bank đưa ra bản báo cáo “Report on
the Observance of Standards and Codes (ROSC): Corporate governance country
assessement – Vietnam” Đây là bản cập nhật của ROSC quản trị doanh nghiệp năm
2006 cho Việt Nam [99]. Báo cáo này đánh giá khung chính sách quản trị doanh
nghiệp của Việt Nam. Nó nhấn mạnh những cải tiến gần đây trong quy định quản trị
doanh nghiệp, đưa ra khuyến nghị chính sách và cung cấp cho các nhà đầu tư một
chuẩn mực để đo lường quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam. Trên cơ sở phân tích,
đánh giá khung pháp luật về quản trị công ty ở Việt Nam, cơ chế thực thi, quyền cổ
đông, Hội đồng quản trị, Bên liên quan và giao dịch bất thường, minh bạch và công
bố thông tin, báo cáo đã đưa ra nhận định: từ năm 2006 khung pháp lý về quản trị
công ty dần được hoàn thiện và tiếp cận với thông lệ chung về quản trị công ty tốt;
các quy định trong Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản pháp lý có liên quan đã

cung cấp một nền tảng vững chắc để bảo vệ nhà đầu tư/cổ đông. Chế độ công bố
thông tin được thực hiện một cách tương đối đầy đủ, Nhiệm vụ của thành viên hội
đồng quản trị là hành động vì lợi ích của công ty, cư xử thận trọng và đối xử công
bằng với các cổ đông, được thiết lập tốt về luật pháp và quy định. Bên cạnh đó vấn
còn một số thách thức đặt ra cho quản trị công ty tại Việt Nam như: Nhìn chung,
quản trị công ty của nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn còn kém, với những điểm yếu
về tính minh bạch, tính chuyên nghiệp của hội đồng quản trị và cách nhà nước đóng
vai trò là chủ sở hữu; UBCK cũng phải đối mặt với những hạn chế về quyền hạn và
sự độc lập của mình. Đăng ký công ty được phân cấp, không có cơ quan đăng ký quốc
gia hoặc cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Luật doanh nghiệp và hạn
chế sử dụng tự động hóa; Sự không nhất quán giữa các luật và quy định khác nhau
liên quan đến quản trị công ty; Vấn đề quyền cổ đông và đối sử công bằng cổ đông
chưa được đảm bảo; ngưỡng phê duyệt giao dịch chính của bên liên quan còn cao và
ít khi được sử dụng; khái niệm bên liên quan còn hẹp, vấn đề công bố thông tin mang
tính hình thức, vấn đề kiểm soát gián tiếp và kiểm soát giao địch có tính tư lợi kém,
việc công bố minh bạch thông tin giao dịch các bên có liên quan có xu hướng không
đầy đủ, và các yếu tố rủi ro và xu hướng ảnh hưởng
18


đến công ty thường không được tiết lộ, khả năng thực hiện quyền cổ đông và khởi
kiện của cổ đông còn hạn chế; Hội đồng quản trị của các công ty đại chúng tụt hậu
so với các yêu cầu hiện tại về nhiệm vụ và trách nhiệm của hội đồng quản trị, và
đã không thành lập Ủy ban hội đồng quản trị hoặc để các thành viên HĐQT không
được đào tạo về nghiệp vụ, các thành viên độc lập vẫn không đóng một vai trò
quan trọng quản trị công ty. Các HĐQT không có ủy ban kiểm toán, nhưng thay
vào đó có các ủy ban kiểm tra riêng, trong thực tế thường không hiệu quả trong
việc giám sát kiểm toán, tuân thủ hoặc tài chính của công ty.
Cẩm nang về quản trị công ty do IFC giữ bản quyền (10/2010) [63]. Cuốn
sách này được viết nằm trong khuôn khổ dự án quản trị công ty ở Việt Nam được

thực hiện bởi tổ chức tài chính quốc tế (IFC). Cuốn cẩm nang này đã tập hợp và
phân tích một cách khá hệ thống và đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành về
quản trị công ty ở Việt Nam. Cuốn sách tập trung phân tích đánh giá các quy định
pháp luật Việt Nam trên từng lĩnh vực: bên cạnh phần lý luận về quản trị công ty,
cuốn sách đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề pháp lý về Hội đồng quản trị, Bộ máy
điều hành (GĐ/TGĐ), Thư ký công ty, Cổ đông và Đại hội đồng cổ đông, ý nghĩa
của chứng khoán trong Quản trị công ty, các giao dịch trọng yếu trong doanh
nghiệp, công bố thông tin, các quy trình kiểm toán và kiểm soát. Bên cạnh đó cuốn
sách đồng thời giới thiệu có chọn lọc các thực tiễn, thông lệ tốt trên thế giới về
quản trị công ty; phân tích thực tiễn nước ta với thực tiễn tại một số quốc gia có
hoàn cảnh tương tự. Bên cạnh đó, cuốn cẩm nang cũng giới thiệu những thông lệ,
những giải pháp có thể áp dụng để hoàn thiện công tác quản trị công ty trong điều
kiện và khuôn khổ pháp luật hiện nay ở nước ta [63].
Báo cáo thẻ điểm về quản trị công ty các năm (2011- 2012; 2013-2014; 20152016), Tổ chức IFC giữ bản quyền. Các báo cáo này là một phần của dự án Quản trị
công ty của IFC tại Việt Nam nhằm giúp các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và tổ
chức nâng cao nhận thức về quản trị công ty. Các báo cáo này là tài liệu rà soát và
báo cáo về tình hình quản trị công ty tại công ty niêm yết lớn nhất Việt Nam. Mục tiêu
của thẻ điểm: cung cấp một cơ sở mang tính chuẩn mực và hệ thống cho phép cơ
quan quản lý và nhà đầu tư có thể đánh giá hiện trạng quản trị công ty của doanh
nghiệp cũng như có cái nhìn tổng thể về tình hình quản trị công ty ở Việt Nam; cho
phép công ty tự đánh giá chất lượng quản trị công ty của công ty mình và thúc đẩy họ
cải thiện thực tiễn quản trị công ty; Xây dựng một hệ thống phân tích quản trị công
ty theo ngành nghề; Hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc xác định điểm
19


mạnh, điểm yếu của luật lệ và thực tiễn quản trị công ty để từ đó đề ra các cải
cách phù hợp; Đánh giá tiến triển của công tác quản trị công ty qua các năm và hỗ
trợ nâng cao nhận thức và hiểu biết về các thông lệ quản trị công ty tốt. Nội dung
của báo cáo: Phần 1 trình bày những nội dung thông tin cơ bản về thẻ điểm quản

trị công ty khu vực ASEAN (phương pháp đánh giá và quá trình đánh giá chéo);
Phần 2 là phần báo cáo ở Việt Nam (trong phần này cuốn sách cung cấp một nhìn
tổng thể về tình hình quản trị công ty và kết quả đạt được trong lĩnh vực quản trị
công ty); Phần 3, cuốn sách tóm tắt những điểm mạnh điểm yếu của khung pháp
lý về quản trị công ty trên từng lĩnh vực (quyền cổ đông và các chức năng sở hữu
cơ bản, đối xử bình đẳng với cổ đông, vai trò của các bên có quyền lợi liên quan
trong quản trị công ty, công bố thông tin và tính minh bạch, trách nhiệm của
HĐQT); Phần 4 đánh giá phần thực hành trong từng lĩnh vực ở phần 3 của các
công ty theo quy định pháp luật; Phần 5 đánh giá chi tiết theo từng tiêu chí.
Phương pháp được sử dụng trong đánh giá của các Thẻ điểm là căn cứ trên các
quy định của pháp luật Việt Nam, các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, các
thông lệ tốt trên thế giới; đồng thời cũng cập nhật những thay đổi về quản trị công
ty ở Việt Nam qua các năm thực hiện[68][69].
Sách “CEO & Hội đồng quản trị - Cẩm nang quản trị và điều hành công ty hiện
đại” Nguyễn Trí Hùng, Nguyễn Trung Thắng – NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2009
[73]. Cuốn sách cung cấp cái nhìn tổng quan về khái niệm, vai trò và những công việc
cụ thể của Giám đốc điều hành/ Tổng giám đốc (CEO) và Chủ tịch/ thành viên Hội
đồng quản trị (HĐQT) trong mô hình công ty hiện đại cũng như mô hình đặc thù của
các công ty châu Á và Việt Nam; đồng thời đưa ra hướng dẫn thực tế để hỗ trợ, cho
các chủ sở hữu và các nhà quản lý doanh nghiệp - Giám

đốc/Tổng giám đốc (CEO), Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT)
thực hiện quản trị và điều hành công ty một cách tốt nhất; đáp ứng được
những tiêu chuẩn toàn cầu, hiện đại về quản trị công ty. Cấu trúc của cuốn
sách này bao gồm các nội dung: (1)Tổng quan về CEO, những việc CEO cần
phải làm và tiêu chuẩn của CEO; (2) phân tích sâu về Chủ tịch HĐQT, (3) về
HĐQT; (4) về thành viên HĐQT; (5) giới thiệu về Đại hội đồng cổ đông
(ĐHĐCĐ) dưới góc độ đưa ra những việc Chủ tịch HĐQT và CEO phải làm để
tổ chức ĐHĐCĐ và để Ban Kiểm soát (BKS) hoạt động một cách tốt nhất; (6)
của cuốn sách nghiên cứu những vấn đề cấp bách của quản trị công ty như

kiểm soát xung đột nội bộ và xây dựng quy chế quản trị công ty.
20


“Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam – Quy định của pháp luật, hiệu lực thực
tế và vấn đề” Báo cáo nghiên cứu Viện quản lý kinh tế trung ương, năm 2008 [83].
Trong báo cáo này, tác giả tập trung giới thiệu và phân tích thực trạng quản trị
công ty mà chủ yếu là công ty cổ phần ở Việt Nam với ba phần chính sau. Phần 1
giới thiệu sơ lược về quá trình phát triển khung pháp lý về quản trị công ty ở Việt
Nam. Phần 2 sẽ tập hợp, giới thiệu và phân tích các quy định pháp luật có liên
quan tạo thành khung quản trị công ty cổ phần ở nước ta theo Luật doanh nghiệp
2005. Nội dung chủ yếu của phần 2 là giới thiệu các quy định pháp luật có liên
quan, tiếp đến là trình bày về bản chất, ý nghĩa, tác dụng của các bộ phận cấu
thành khung pháp lý về quản trị công ty và cuối cùng là phân tích, so sánh các
thông lệ tốt, kinh nghiệm và bài học rút ra từ Nhật Bản và Trung quốc, qua đó
phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu trong các quy định của pháp luật về khung
quản trị công ty ở nước ta. Phần 3 tác giả trình bày về sự vận hành thực tế và hiệu
lực của từng bộ phận hợp thành nói riêng và toàn bộ khung quản trị công ty cổ
phần ở nước ta nói chung; có so sánh với khung quản trị công ty theo quy

định của pháp luật ở phần 2 với thực tiễn vận hành quản trị công ty ở Nhật
Bản và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, những khác biệt giữa quy định của pháp
luật và thực thi các quy định đó trên thực tế cũng như những vấn đề còn tồn
tại của khung quản trị công ty cổ phần ở nước ta sẽ là cơ sở của những kiến
nghị của nghiên cứu.
Sách “Công ty – Vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp năm
2005”, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, NXB. Tri thức, 2009 [23][24].
Trên cơ sở lý luận đã trình bày về sự hình thành của công ty trong lịch sử và thực thế,
quá trình hình thành định chế công ty ở Việt Nam, vốn của công ty, quản trị công ty
tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá các quy định về quản trị công ty quy định

trong Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 và một số văn bản pháp lý có liên quan. Nội
dung phân tích, đánh giá bao gồm: cơ cấu quyền lực trong công ty cổ phần, cổ đông
và ĐHĐCĐ, Hội đồng quản trị, GĐ/TGĐ, Ban kiểm soát, giao dịch tư lợi, kiểm soát
hoạt động công ty. Để làm rõ nội dung nghiên cứu, bên cạnh việc đánh giá, xem xét
các quy định thực định của pháp luật Việt Nam về quản trị công ty tác giả có đối
chiếu, so sánh với thông lệ tốt, quy định pháp luật về quản trị công ty một số nước
trên thế giới, đồng thời có minh họa cụ thể bằng một số tình huống pháp luật thực thế
để luận giải cho phân tích, đánh giá trong cuốn sách.

Tiếp cận dưới góc độ luật so sánh, cuốn sách “Quản trị công ty ở Đông Á sau
21


×