Tải bản đầy đủ (.doc) (235 trang)

vai trò nguồn nhân lực ngành lao động thương binh và xã hội của thành phố hà nội trong thực hiện chính sách an sinh xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 235 trang )

B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

NGUYN TH THU

VAI TRò NGUồN NHÂN LựC NGàNH LAO Động
- THƯƠNG BINH Và Xã HộI CủA THàNH PHố Hà
NộI
TRONG THựC HIệN CHíNH SáCH AN SINH Xã HộI
HIệN NAY

LUN N TIN S TRIT HC


HÀ NỘI - 2019


B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

NGUYN TH THU

VAI TRò NGUồN NHÂN LựC NGàNH LAO Động
- THƯƠNG BINH Và Xã HộI CủA THàNH PHố Hà
NộI
TRONG THựC HIệN CHíNH SáCH AN SINH Xã HộI
HIệN NAY

Chuyờn ngnh: Ch ngha duy vt bin chng
v ch ngha duy vt lch s
Mó s



: 922 90 02

LUN N TIN S TRIT HC

NGI HNG DN KHOA HC:
PGS, TS Nguyn Vn Th


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, tư liệu, kết quả trong luận án đều
được khai thác từ các tài liệu là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy đinh.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Chương 1
1.1.
1.2.


Chương 2

2.1.

2.2.

Chương 3

3.1

3.2.

3.3.

Chương 4

4.1.

4.2.

5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Những công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án
Khái quát kết quả nghiên cứu của một số công trình
khoa học liên quan và những vấn đề luận án cần tập
trung nghiên cứu, giải quyết
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NGUỒN
NHÂN LỰC NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

Những khái niệm cơ bản liên quan đến vai trò nguồn nhân
lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành
phố Hà Nội trong thực hiện chính sách an sinh xã hội
Những yếu tố cơ bản tác động đến phát huy vai trò
nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội của Thành phố Hà Nội trong thực hiện các chính
sách an sinh xã hội

VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LAO
ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH AN SINH XÃ HỘI - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Đặc điểm nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội trong thực hiện
chính sách an sinh xã hội
Thực trạng thực hiện vai trò nguồn nhân lực ngành Lao
động – Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội trong
thực hiện chính sách an sinh xã hội từ năm 2008 đến nay
Một số vấn đề đặt ra về vai trò nguồn nhân lực ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà
Nội trong thực hiện chính sách an sinh xã hội hiện nay
GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI THỜI GIAN TỚI

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo của hệ thống chính trị và Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội ở thành phố Hà Nội về phát huy vai trò của nguồn
nhân lực trong thực hiện chính sách an sinh xã hội

Đổi mới công tác tuyển dụng, tổ chức nguồn nhân lực
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành

10
10

29

34

34

62

82

82

93

126

134

134

137


4.3.

4.4.

4.5.

phố Hà Nội trong thực hiện chính sách an sinh xã hội
Thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ về mọi mặt cho nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Xây dựng và thực hiện chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với
nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
của Thành phố Hà Nội; đồng thời, xây dựng môi trường,
điều kiện làm việc chuyên nghiệp trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội ở các cấp của Thành phố
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nguồn nhân lực
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong thực
hiện chính sách an sinh xã hội ở các cấp của Thành phố
Hà Nội thời gian tới

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

144

149


156
162
164
165
179


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

Chữ viết đầy đủ
An sinh xã hội
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Trợ giúp xã hội
Ủy ban nhân dân
Xóa đói giảm nghèo

Chữ viết tắt
ASXH
BHXH
BHYT
TGXH

UBND
XĐGN


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Trang

Bảng 3.1

Năng lực của đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh
vực Lao động - Thương binh và Xã hội của thành phố

Hà Nội
Biểu đồ 3.1 Số Lượng nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và

88

Xã hội của Thành phố Hà Nội.
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã

83

hội của Thành phố Hà Nội.
Biểu đồ 3.3 Chất lượng nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và

84

Xã hội của Thành phố Hà Nội.
Biểu đồ 3.4 Nhận thức của nguồn nhân lực ngành và người dân về tầm


86

quan trọng của việc đảm bảo ASXH đối với việc ổn định
Hình 4.1

chính trị - xã hội tại Thành phố Hà Nội
Tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao

90

động ngành lao động - thương binh và xã hội

140


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có vai trò
to lớn, trực tiếp thực hiện chính sách ASXH trong cả nước nói chung, ở
Thành phố Hà Nội nói riêng. Song, việc nhận thức vai trò và tìm giải pháp
phát huy vai trò này luôn là vấn đề có tính thời sự, nhất là trong điều kiện
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay.
Một quốc gia có nền kinh tế phát triển cần phải có một xã hội ổn định,
trong đó mọi người dân phải được thụ hưởng thành quả mà kinh tế mang lại.
Có nghĩa quốc gia đó phải có một hệ thống an sinh xã hội hoàn thiện để mọi
người dân sống trong xã hội được an toàn, được nâng đỡ, bảo vệ, chở che và
hạnh phúc. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam không đơn giản
chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế, mà chính là quá trình biến đổi sâu sắc, toàn

diện mọi mặt đời sống xã hội, nhằm đưa xã hội phát triển lên một trạng thái mới
về chất. Để đáp ứng yêu cầu đó, phải có nguồn nhân lực mạnh về số lượng, phát
triển cao về chất lượng, thật sự là động lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước theo con đường rút ngắn, đi tắt, đón đầu.
Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc xây
dựng, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ngành Lao động Thương binh và Xã hội trong quá trình thực hiện an sinh xã hội là cơ sở, nền
tảng để các địa phương trong cả nước vận dụng, triển khai phù hợp với điều
kiện cụ thể nhằm phát triển hiệu quả, bền vững trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.


6
Sau khi sát nhập tỉnh Hà Tây cũ vào Hà Nội (2008) đến nay, Thành phố
Hà Nội luôn giữ vững là trung tâm kinh tế - xã hội, là “điểm sáng” trong việc
thực hiện chính sách ASXH cho người dân. Số lượng người thụ hưởng chính
sách ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên. Các lĩnh vực xã hội đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi
người có công, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, công tác gia đình được quan tâm. Một trong những nguyên
nhân để đạt được thành tựu quan trọng đó là Đảng bộ, chính quyền Thành
phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có những chủ trương,
giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực ngành lao động - thương binh và
xã hội của Thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện chính sách ASXH
cho người dân. Đội ngũ nguồn nhân lực ngành lao động - thương binh và xã
hội của Thành phố Hà Nội ngày càng được chú trọng, phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc phát huy vai trò
nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà
Nội chưa thực sự phát huy hết vai trò của nó, còn nhiều hạn chế trong thực
tiễn: nguồn nhân lực là các cán bộ công chức, viên chức và người lao động
thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội của Thành phố Hà Nội còn

chưa được sử dụng hết trong công tác chuyên môn khi thực thi 05 lĩnh vực
cơ bản của chính sách ASXH;...
Để khắc phục những hạn chế và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
quá trình thực hiện chính sách ASXH cho người dân trên địa bàn Thành phố
Hà Nội, đòi hỏi Thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thành phố cần có những chủ trương, giải pháp cụ thể mới có thể phát huy
hơn nữa vai trò tích cực nguồn nhân lực trong ngành.


7
Vì vậy, nghiên cứu vai trò nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội trong thực hiện chính sách ASXH hiện
nay, là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết, góp phần phát huy tốt
vai trò của nguồn nhân lực ngành lao động - thương binh và xã hội trong thực
hiện nhiệm vụ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng
thực hiện với một số vấn đề đặt ra qua đó đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai
trò nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà
Nội trong thực hiện chính sách ASXH hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vai trò nguồn nhân lực
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội trong thực
hiện chính sách an sinh xã hội.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và một số yếu tố cơ bản quy định vai
trò nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành phố
Hà Nội trong thực hiện chính sách ASXH.
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và một số vấn đề
đặt ra về vai trò nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội của

Thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện chính sách ASXH hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản phát huy vai trò nguồn nhân lực ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội trong thực hiện
chính sách ASXH trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu


8
Nghiên cứu về vai trò nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội của Thành phố Hà Nội trong thực hiện chính sách ASXH.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Vai trò nguồn nhân lực (đội ngũ cán bộ
công chức, viên chức) ngành Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành
phố Hà Nội trong thực hiện chính sách ASXH (05 lĩnh vực).
- Về địa bàn nghiên cứu, khảo sát: Quá trình thực hiện chính sách ASXH
trên địa bàn Thành phố của nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội của Thành phố Hà Nội.
- Về thời gian nghiên cứu, khảo sát: Vai trò nguồn nhân lực ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội trong thực hiện chính sách

ASXH từ năm 2008 đến 2018.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận của luận án
Luận án được thực hiện trên cơ sở hệ thống các quan điểm, nguyên tắc
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng
sản, Nhà nước Việt Nam về nguồn nhân lực, về chính sách ASXH, về vai trò
nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà
Nội trong thực hiện chính sách ASXH.
Cơ sở thực tiễn của luận án

Luận án dựa trên thực tiễn biểu hiện vai trò nguồn nhân lực ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện
chính sách ASXH trên địa bàn Thành phố, qua các kết quả tổng hợp, điều tra,
khảo sát của tác giả và những số liệu tổng kết của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội Thành phố Hà Nội, các Phòng, Ban Lao động - Thương binh và Xã hội
của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô trong thời gian vừa qua.
Phương pháp nghiên cứu


9
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp cụ thể
như: phân tích và tổng hợp, hệ thống và cấu trúc, trừu tượng hoá và khái quát
hoá, lịch sử và lôgíc, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Làm rõ thêm nhận thức về vai trò và chỉ ra một số yếu tố quy định vai
trò của nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành
phố Hà Nội trong thực hiện chính sách ASXH hiện nay.
- Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò nguồn nhân lực ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội trong thực hiện chính sách an
sinh xã hội hiện nay. Đồng thời làm rõ những vấn đề đặt ra trong thực hiện vai
trò nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nguồn nhân
lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội trong
thực hiện chính sách ASXH trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm căn cứ
khoa học cho việc xây dựng, quy hoạch, phát triển nhân lực của ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội.
Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài

liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, các địa phương trong công tác nghiên
cứu, phát huy vai trò nguồn nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội trong thực hiện chính sách ASXH hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: phần mở đầu; kết luận; danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 04 chương với 12 tiết.


10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến an sinh xã
hội, chính sách an sinh xã hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội
Nhóm tác giả Ehtisham Ahmad, Jean Drèze, John Hills, Senv với công
trình nghiên cứu: “An sinh xã hội ở các nước đang phát triển” (Social security
in Developing Cuntries) [158] đã đề cập đến thuật ngữ “An sinh xã hội” và sự
khác biệt về ASXH ở các nước đang phát triển. Với tư cách một bộ phận không
thể tách rời trong quốc gia, các địa phương vừa là đơn vị phải thực thi các chính
sách an sinh chung, vừa chủ động đề xuất các chính sách, biện pháp của riêng
mình, không mâu thuẫn với chính sách an sinh chung, nhưng vẫn đảm bảo mục
tiêu đề ra. Theo các tác giả: Ở một số nước châu Âu và Hoa Kỳ,… có những quy
định về an sinh và cách thức thực hiện riêng biệt, sáng tạo, tùy thuộc vào Hội
đồng của vùng, địa phương và lựa chọn của các nghị sĩ của mỗi vùng, mỗi địa
phương đó. Việc nghiên cứu công trình này có giá trị lý luận và thực tiễn giúp
cho tác giả so sánh, đánh giá và đưa ra phương hướng phù hợp cho việc đảm bảo
ASXH cho người dân và phát huy vai trò nguồn nhân lực ngành Lao động Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội.
Với kiến thức lý luận và khả năng thực tiễn sâu sắc, tác giả Jonathan
Bradshaw đã giành tâm huyết của mình trong công trình “Trẻ em và an sinh

xã hội” (Children and Social Security) [162] đã chỉ ra hậu quả sự thay đổi
của kinh tế - xã hội ở các nước công nghiệp đã tác động đến trẻ em như thế
nào? Trách nhiệm của Liên đoàn nghiên cứu quốc tế về ASXH dành cho trẻ
em thực tiễn và triển vọng ra sao. Từ đó, tác giả chỉ ra rằng, Liên đoàn
nghiên cứu quốc tế tiếp tục tập trung nghiên cứu về các vấn đề: so sánh quốc
tế về trẻ em nghèo, các gói lợi ích cho trẻ em, các khía cạnh của quy định
ASXH cho các gia đình có trẻ em.


11
Trong công trình “Tiết kiệm an sinh xã hội: Một cách tiếp cận cân
bằng” (Saving Social Security: A Balanced Approach) [164] của hai tác giả
Peter A.Diamond và Peter R.Orszag không chỉ đề xuất một kế hoạch cải cách
sẽ giải cứu các chương trình từ vấn đề tài chính và từ những người sẽ phá hủy
các chương trình để lưu nó. Hai tác giả phân tích đề xuất của chính quyền đối
với tài khoản cá nhân và thảo luận về cái gọi là “giá chỉ mục” đề xuất để khôi
phục khả năng thanh toán dài hạn thông qua việc thay đổi các lợi ích ban đầu
sẽ được tính toán. Đây là công trình đầu tiên đề cập đến việc tiết kiệm ASXH,
được trình bày độc đáo và có cách tiếp cận mới. Công trình cũng chính là
“cánh cửa” để chúng ta tiếp tục nghiên cứu việc tiết kiệm nguồn lực cho đảm
bảo ASXH ở một quốc gia còn nhiều khó khăn, đặc biệt như Việt Nam.
Thông qua việc bàn luận sâu về vấn đề: có đúng là hệ thống an sinh
xã hội đang gặp khó khăn nghiêm trọng và phải được sửa chữa? như bùng
nổ dân số bắt đầu nghỉ hưu, họ sẽ chắc chắn, tính bằng số lượng tuyệt đối
của họ, cắt đứt hệ thống? ASXH một kế hoạch lớn mà sẽ để lại cho các thế
hệ tương lai và cuộc đời của họ đóng góp? là cách duy nhất để giải quyết
cuộc khủng hoảng ASXH thông qua thay đổi cơ bản như tư nhân hoặc củng
cố nó với các loại thuế mới lớn?… Công trình nghiên cứu của hai tác giả
Dean Baker và Mark Weisbrot “An sinh xã hội: Cuộc khủng hoảng giả
mạo” (Social Security: The Phony Crisis) (Nxb University Of Chicago

Press, tháng 9 - 2005) lần lượt lý giải những câu hỏi đó một cách thấu đáo
trên cơ sở kiến thức và khả năng thực tiễn ở một số địa phương và lĩnh vực
mà tác gải đề cập trong cuốn sách.


12
Trong công trình “An sinh xã hội, Kinh tế và phát triển”, (Social
Securiy, the Economy and development) [159], tác giả James Midgley đã chỉ
ra rằng: hiện nay, nhiều chính phủ đã tiến hành tư nhân hóa các chương trình
ASXH, chủ yếu là các chương trình tốn kém và có hại cho sự phát triển kinh
tế. Với cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế học và xã hội học, tác giả đã phân
tích có hệ thống đầu tiên của mối quan hệ giữa an sinh xã hội với phát triển
kinh tế, giải quyết các mâu thuẫn đó ASXH có thể gây tổn hại theo hai chiều
của sự phát triển. Ngoài ra, công trình còn làm sáng tỏ cuộc tranh luận giữa
góc độ ASXH với phát triển kinh tế cũng như tính tích cực, sự đóng góp của
ASXH với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Là nhà khoa học dành nhiều tâm huyết và thời gian cho nghiên cứu
ASXH và nước Mỹ, tác giả Charles Blahous trong công trình: “An sinh xã
hội: Các công việc dở dang” (Social Security: The Unfinished Work) [157],
đã chỉ ra rằng: nước Mỹ nhận thức được ASXH phải đối mặt với những
thách thức đáng kể trong những thập kỷ tới và tổ chức một loạt các mâu
thuẫn, xem say mê làm thế nào để làm cho chương trình mạnh mẽ đồng thời
có lợi trong tương lai. Trong phần nghiên cứu về ASXH, tác giả cũng chỉ ra
công việc dở dang (một số vấn đề nảy sinh trong trong thực tiễn an sinh xã
hội). Từ đó, tác giả đã nêu ra câu hỏi để thảo luận: vấn đề đó ảnh hưởng như
thế nào đến người tham gia chương trình và giải thích từ các yếu tố nhân
khẩu học, kinh tế và chính trị thực sự đe dọa tương lai của nó. Đây có thể coi
là công trình khoa học tạo ra “vấn đề nguyên thủy” để các nhà khoa học tiếp
tục nghiên cứu, lý giải vấn đề này.



13
Tác giả James Midgley trong công trình “Cơ sở an sinh xã hội ở châu Á:
Viện trợ lẫn nhau, bảo hiểm vi mô và an sinh xã hội” (Basis of social security in
Asia: mutual aid, micro-insurance and social security) [160], đã đưa ra những khái
niệm ASXH, viện trợ, viện trợ lẫn nhau, BHXH, bảo hiểm vi mô. Với cách tiếp cận
đa chiều, dựa trên sự nghiên cứu thực tiễn ở nhiều quốc gia, tác giả không chỉ cung
cấp một số nghiên cứu quan trọng như thông tin chi tiết về các hiệp hội tác động lẫn
nhau trong các phần khác nhau của khu vực, bao gồm: Sri Lanka, Thái Lan,
Indonesia và Philippines... mà còn chứng minh rằng cơ sở của an sinh châu Á bao
gồm ba yếu tố (sự viện trợ lẫn nhau giữa các tổ chức trong phạm vi quốc gia, sự
viện trợ lẫn nhau giữa các tổ chức, các hiệp hội trong phạm vi châu Á và thế giới;
mô hình bảo hiểm vi mô và việc phát huy hiệu quả của mô hình bảo hiểm này; xây
dựng chiến lược ASXH toàn diện và cơ sở hiệu quả trong thế giới đang phát triển
đóng góp rõ rệt cho mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống.)
Tập thể tác giả Joseph Matthews Attorney, Dorothy Matthews Berman
trong công trình “An sinh xã hội, chăm sóc y tế và nhà ở xã hội” (Social
Security, Medicare & Government Pensions) [163], đã đưa ra và lý giải nội
hàm khái niệm ASXH, chăm sóc, chăm sóc y tế, nhà ở, nhà ở xã hội. Trong
từng nội dung của cuốn sách, các tác giả đã chỉ ra một trong những yếu tố
quan trọng để thực hiện tốt chính sách ASXH là công tác chăm sóc y tế và
vấn đề đảm bảo nhà ở xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động, các
tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu về lợi ích và hệ thống chăm sóc y tế, nhà ở
xã hội, tiền lương hưu, chính sách cho những người có công với đất nước và
cách thức để đảm bảo BHYT cho người dân trong xã hội.


14
Trong công trình nghiên cứu “An sinh xã hội ở Bắc Âu trong cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam” [135] của hai tác giả

Đinh Công Tuấn và Đinh Công Hoàng, đã nghiên cứu về ASXH của các nước
Bắc Âu trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế; Thông qua cách lập luận sắc bén
có giá trị thuyết phục cao, hai tác giả đã chỉ ra một số cải cách trong hệ thống
chính sách trong đó có chính sách ASXH ở các nước Bắc Âu từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm của Việt Nam trong vấn đề xây dựng và điều chỉnh hệ thống
ASXH cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thực tiễn đất nước.
Trong công trình “Bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn
thành phố Hà Nội” [59] của tác giả Đông Thị Hồng đã làm rõ những nội
dung cơ bản của bảo đảm an sinh xã hội, nguồn tài chính bảo đảm an sinh
xã hội cho người dân. Tác giả đã đi sâu phân tích nguồn nhân lực (đội ngũ
cán bộ) tham gia vào quá trình thực hiện chính sách ASXH cho người dân
trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bằng những
phương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế
và khiếm khuyết trong việc phát triển nguồn nhân lực trong thực hiện chính
sách ASXH cho người dân. Công trình là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với người nghiên cứu hiện nay.
Tác giả Nguyễn Văn Tuân trong công trình “Quá trình thực hiện chính
sách ASXH ở tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2010” [132] đã nghiên
cứu và đưa ra khái niệm về thực hiện chính sách ASXH, trên cơ sở chỉ ra đặc
điểm, các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Hải
Dương, tác giả đã đánh giá thực trạng, rút ra bài học kinh nghiệm nhằm khắc
phục những hạn chế, khiếm khuyết và đẩy mạnh phát triển ASXH trở thành
động lực cho sự phát triển bền vững ở một địa phương trong thời gian tới.


15
Trong công trình “Bảo đảm an sinh xã hội cho người dân theo tư tưởng Hồ
Chí Minh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [131]
của các tác giả Nguyễn Văn Tuân, Nguyễn Thị Thu, Đông Thị Hồng đã đề cập đến
một nội dung quan trọng đó là nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội hiện nay.

Các tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng nguồn nhân lực ngành Lao động - Xã
hội (số lượng, chất lượng). Tuy chỉ là một trong những nội dung của cuốn sách,
nhưng các tác giả đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng quyết định trong việc bảo đảm
an sinh xã hội cho người dân, đó là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực.
Trong công trình “Chính sách ASXH thực trạng và giải pháp” [75] của
tác giả Lê Quốc Lý đã làm rõ khái niệm về “an sinh xã hội là sự bảo đảm thu
nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội trong trường hợp họ gặp
phải các rủi ro hay khó khăn trong cuộc sống, với phương thức hoạt động là
thông qua các biện pháp công cộng, nhằm tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành
viên trong xã hội”. Theo đó, an sinh xã hội là quá trình Nhà nước bảo đảm
cho các thành viên trong xã hội khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống
mà cách hoạt động là thông qua các chính sách xã hội. Như vậy, những chính
sách này đến được với những đối tượng thụ hưởng phải qua một khâu trung
gian là đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách xã hội.
Tiếp đến, công trình đi sâu làm rõ hệ thống chính sách ASXH ở nước ta
đó là chính sách về thị trường lao động; chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế; chính sách về trợ giúp xã hội; chính sách ưu đãi xã hội. Trên cơ sở
làm rõ những vấn đề lý luận công trình đi sâu làm rõ những trở ngại trong việc
thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm thực thi hiệu
quả chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2020.


16
Trong công trình “Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện
nay” [7] của tác giả Hoàng Chí Bảo đã đề cập đến các vấn đề: Lý luận chung
về chính sách xã hội; cấu trúc chính sách xã hội, quan hệ của chính sách xã
hội với các chính sách khác; quan hệ của chính sách xã hội với các tầng lớp,
giai cấp xã hội; đổi mới chính sách xã hội trong tình hình hiện nay, v.v.
Trong công trình “Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo đảm
xã hội ở nước ta hiện nay” [27] của các tác giả Đỗ Minh Cương, Mạc Văn

Tiến đã làm rõ một số nội dung của chính sách ASXH qua việc phân tích: Cơ
sở lý luận của bảo đảm xã hội; những quy định của công ước quốc tế về bảo
đảm xã hội và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thực hiện chính
sách bảo đảm xã hội; lịch sử hình thành chính sách bảo đảm xã hội ở Việt
Nam; vấn đề đổi mới chính sách bảo đảm xã hội nói chung và chính sách
ASXH nói riêng trên các lĩnh vực như bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi
xã hội. Mặc dù vẫn chưa phân định rõ ràng giữa bảo đảm xã hội với an sinh
xã hội song có thể nói, công trình đó đã đưa ra nhiều luận cứ quan trọng cho
việc đổi mới và hoàn thiện chính sách ASXH nói riêng và chính sách xã hội
nói chung ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Trong công trình “Khung chính sách xã hội trong quá trình chuyển đổi
sang kinh tế thị trường (Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam)” [30] của
các tác giả Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú đã khẳng định: những thành
quả xã hội đã đạt được trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung là cơ sở tốt giúp
Việt Nam chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, để giữ gìn và phát huy được thành tựu đó, tạo sự phát triển
bền vững của xã hội, các tác giả cho rằng Nhà nước cần phải hình thành
khung chính sách xã hội phù hợp, đặc biệt là hệ thống chính sách bảo hiểm một trụ cột của hệ thống chính sách ASXH hiện đại.


17
Trong công trình “Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề lý luận cấp bách” [22]
do tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên, từ góc độ triết học đã chỉ ra một số
vấn đề có liên quan đến chính sách xã hội nói chung như: quy luật vận động,
phát triển và tiến bộ mang tính khách quan của xã hội; những quan niệm tiến
bộ xã hội trước Mác và quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí
Minh về tiến bộ xã hội; một số quan điểm hiện đại về tiến bộ xã hội; những vấn
đề đạo đức và văn hoá của tiến bộ xã hội,.... Những lý luận cơ bản về tiến bộ
xã hội đã được công trình làm sáng tỏ sẽ góp phần định hướng cho tác giả
trong việc xây dựng giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước trong đảm bảo an

sinh xã hội, qua đó góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Trong công trình "Hiện đại hoá xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn" [53] của tác giả Lương Việt Hải với góc nhìn hiện đại hóa xã hội đã chỉ rõ
"sự phát triển xã hội, sự giàu mạnh và thịnh vượng của quốc gia, là con người
được thoả mãn đầy đủ các nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần". Xét từ góc độ này,
đảm bảo an sinh xã hội vừa là tiêu chuẩn, vừa có chung mục tiêu với hiện đại
hoá xã hội. Trong quá trình ấy, nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Trong công trình "Công bằng xã hội, trách nhiệm và đoàn kết xã hội"
[48] của tập thể tác giả Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần Văn Đoàn và
Ulrich Dornberg (chủ biên) là công trình gồm tập hợp một số bài viết về
những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện công bằng xã hội, trách nhiệm xã
hội và đoàn kết xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.


18
Nhìn nhận vấn đề đảm bảo an sinh xã hội là một vấn đề dân sinh quan
trọng và chủ yếu, trong công trình "Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà" [49] do tác
giả Phạm Văn Đức chủ biên đã nêu bật quan niệm dân sinh trong tư tưởng của
Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả đã khái quát thực tiễn vấn đề
dân sinh trong quá trình xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và chiến lược
phát triển bền vững của Việt Nam. Trong bài "Vấn đề dân sinh trong chủ trương
xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của
Việt Nam" tác giả Phạm Văn Đức nhấn mạnh "vấn đề dân sinh và phát triển bền
vững, hài hoà có mối quan hệ biện chứng, việc giải quyết tốt vấn đề dân sinh là
cơ sở cho sự phát triển hài hoà, bền vững và ngược lại, phát triển hài hoà, bền
vững là tiền đề quan trọng cho việc giải quyết vấn đề dân sinh".
Trong công trình "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở
Việt Nam hiện nay" [28] do tác giả Mai Ngọc Cường làm chủ biên trong khuôn
khổ đề tài "Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách
ASXH ở nước ta giai đoạn 2006 - 2015" là công trình nghiên cứu có hệ thống về

chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay. Công trình này đã khái quát, phân tích
và đánh giá thực trạng chính sách ASXH ở Việt Nam trong những năm gần đây
và đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH, tiến tới
xây dựng mô hình an sinh xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.


19
Trong công trình "An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020" [103] do
tác giả Vũ Văn Phúc chủ biên là tập hợp các bài viết trình bày về: 1) Những
vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm thế giới về an sinh xã hội; 2) Những vấn
đề về thực tiễn an sinh xã hội ở nước ta. Trong bài "an sinh xã hội ở nước ta:
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" tác giả Vũ Văn Phúc nhấn mạnh "bảo
đảm an sinh xã hội trở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển đất
nước, bởi việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam". Để thực hiện mục tiêu đó, một số tác giả cho rằng Nhà nước cần
phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau như: tiếp tục quán triệt sâu sắc và
vận dụng tốt hơn quan điểm kết hợp hài hoà giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với bảo đảm an sinh xã hội ngay trong
từng bước và từng chính sách phát triển; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
an sinh xã hội một cách đồng bộ, đồng thời quyết liệt đưa các văn bản vào
cuộc sống; phát triển mạnh và đa dạng hoá hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
phát huy vai trò của hệ thống chính trị,... Có thể nói, mỗi bài viết dù có cách
tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung mục đích là đưa ra giải pháp nhằm
không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân,
bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Liên quan đến nội dung đảm bảo an sinh xã hội cho người già có công
trình "Người cao tuổi và ASXH" [67] của tác giả Tương Lai đã có những

nghiên cứu chung nhất về người cao tuổi và hệ thống đảm bảo an sinh xã hội
cho người cao tuổi qua các mặt: Thực trạng và giải pháp; xã hội - nhân khẩu
của nhóm người cao tuổi; sức khoẻ và chăm sóc; kinh tế và đời sống; tâm
trạng và nguyện vọng; giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người già và
một số nhóm người cao tuổi chọn lọc.


×