Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Lồng ghép bác hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10 vào một số bài đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.81 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim
nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân. Cả cuộc đời
Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam...Có thể nói trong suốt cuộc đời của mình,
Người đã dành trọn cuộc đời mình để đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, cho áo
ấm, cơm no của mọi người nhưng riêng mình thì sống vô cùng giản dị và
thanh đạm, bởi vì lẽ sống của Người là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.
Khi nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi chúng ta không ai không cảm thấy tự
hào, kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác là biểu tượng đẹp về lòng yêu
nước chân thành mãnh liệt và tình yêu thương con người vô hạn. Mặc dù là vị
lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng Người lại vô cùng giản dị, gần gũi với tất cả
mọi người.
Khi nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế
giới. Tác động tích cực là mặt trội nhưng những yếu tố tiêu cực, sự phức tạp
trong phân tầng xã hội đã tác động đến ý thức chính trị, đạo đức, lối sống của
thanh niên. Các thế lực thù địch tìm mọi cách làm cho tác động đó ngày càng
mạnh mẽ và sâu rộng hơn, khiến cho không ít thanh niên, học sinh chạy theo
lối sống thực dụng, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, coi đồng tiền là
trên hết, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tỷ lệ phạm tội, bạo lực
học đường có chiều hướng gia tăng.
Đánh giá về vai trò của thanh niên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:
“ Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Trước lúc đi xa Người
căn dặn: Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cho thanh niên, đào tạo họ trở
thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “
chuyên”. Nghị quyết Hội nghị lầ thứ 7, BCHTW khóa XI khẳng định: “
Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực
lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố
quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Thực hiện Chỉ thị số 05 – CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính


trị( khóa XII) về “ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh”. Một trong những nội dung chủ yếu đã được nêu trong
Chỉ thị, đó là biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh để giảng dạy ở các cấp học, bậc học thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân. Bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,lối sống” được
biên soạn và xuất bản. Bộ sách góp phần giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ
thanh niên học sinh thông qua những câu chuyện đặc sắc từ cuộc đời hoạt
động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đây là bộ sách dành cho học sinh nhưng cũng là tài liệu gợi ý về nội
dung và phương pháp cho giáo viên để tổ chức giờ dạy học. Nhờ có bộ tài
liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức,lối sống dành cho học sinh ” đã
hỗ trợ cho công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh được đẩy mạnh.
1


Đặc biệt ở môn Giáo dục công dân lớp 10 có một phần nội dung rất phù họp
để lồng ghép bộ tài liệu này đó là phần đạo đức. Vì vậy tôi chọn đề tài: Lồng
ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,lối sống dành cho học
sinh” vào một trong các bài đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10 để nghiên
cứu.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Với giải pháp này tôi mong muốn góp phần nâng cao nhận thức,bồi
dưỡng tình cảm của học sinh đối với Bác Hồ kính yêu. Đồng thời giáo dục
đạo đức, tình yêu quê hương đất nước,khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức
sống có trách nhiệm, hoài bão, tự hoàn thiện nhân cách của đối tượng học
sinh do tôi giảng dạy. Mong muốn cổ vũ tinh thần tự giác học tập, nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất
có thể của đồng nghiệp đồng môn. Đồng thời hưởng ứng tích cực Chỉ thị số
05 của Bộ chính trị ngày 15 tháng 5 năm 2016 về“ Đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Công văn số

4634/BDĐT – CTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sử
sụng bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức,lối sống dành cho học
sinh trong nhà trường”
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức,lối sống dành cho học
sinh trong nhà trường”
- Những nội dung bài học có thể lồng ghép những bài học về đạo đức,lối
sống của ở bộ môn giáo dục công dân lớp 10 cấp THPT.
- Các học sinh lớp 10 mà tôi đang giảng dạy ở trường THPT Tống Duy
Tân
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Quan sát bầu không khí học tập của học sinh để tìm
ra phương pháp dạy học đạt kết quả tốt nhất.
- Phương pháp điều tra giáo dục: Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức lối
sống của học sinh hiện nay.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những kinh nghiệm đã thực
hiện để đem lại kết quả trong dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thu thập những thông tin về sự thay
đổi số lượng, chất lượng trong nhận thức và hành vi của học sinh.
- Phương pháp thống kê để xử lí thông tin và phân tích kết quả .
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Mục đích Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống dành cho học sinh ”
- Trang bị cho học sinh các hiểu biết cần thiết, cơ bản về tư tưởng,đạo
đức và phong cách của Bác, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ
và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
2



- Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh;
- Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử trong việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Góp phần giáo dục học sinh trở thành công dân tốt, biết sống và làm
việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất
nước.
2.1.2. Nguyên tắc Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo
đức, lối sống dành cho học sinh ”
Việc thực hiện Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo
đức, lối sống dành cho học sinh ” vào môn học phải đảm bảo một số nguyên
tắc sau:
- Nội dung lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống dành cho học sinh ” phải trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình
của môn học.
- Học sinh nắm được vẻ đẹp của tư tưởng,đạo đức và phong cách của
Bác Hồ, đồng thời học sinh thực hành, ứng dụng được bài học về tư tưởng,
đạo đức, phong cách của Bác trong thực tiễn.
- Những bài học về đạo đức, lối sống của Bác phải được lồng ghép phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, phù hợp với đặc trưng của
môn học, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung môn học, bài học, đảm
bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo
nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống.
2.1.3. Chủ đề Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống dành cho học sinh ”
Thực hiện lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống dành cho học sinh” vào phần đạo đức lớp 10 môn GDCD được thực hiện
theo các chủ đề sau:
- Đạo đức và lối sống Hồ Chí Minh là tấm gương của con người cả đời

phấn đấu hy sinh vì dân, vì nước, vì hạnh phúc của con người.
- Đạo đức và lối sống về tinh thần, ý chí, nghị lực vượt khó, tự hoàn
thiện bản thân.
- Đạo đức và lối sống của Bác là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức
mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
- Đạo đức và lối sống của một con người nhân ái vị tha, khoan dung,
nhân hậu hết mực vì con người.
- Đạo đức và lối sống về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời
riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Đối với môn Giáo dục công dân lớp 10- THPT thực hiện trong một số
bài với chủ đề cụ thể phù hợp với nội dung của từng bài.
Cụ thể trong phạm vi nghiên cứu tôi thực hiện với các chủ đề như sau:
3


+ Bài 13 Công dân với cộng đồng tôi lồng ghép hai bài trong tài liệu
trong tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh
lớp 10 đó là Bài 8 Chiếc đồng hồ và Bài 9 Nhân cách Bác Hồ
+ Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tôi lồng
ghép Bài 7 Biển cả do cái gì tạo nên và Bài 6 Bác Hồ học ngoại ngữ
+ Bài 16 Tự hoàn thiện bản thân tôi lồng ghép Bài 1 Chỉ sót một dấu
phẩy,Bác Hồ xin lỗi bạn đọc.
2. 2.Thực tiễn Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống dành cho học sinh ” lớp 10
Giáo dục công dân là bộ môn có vai trò chủ chốt trong việc giáo dục tư
tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh, do đó có thể thực
hiện lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống của Bác là rất phù hợp. Phương
pháp lồng ghép cũng rất đa dạng, phong phú, mỗi kiểu bài có phương pháp
đặc thù. Việc lồng ghép có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào vốn
hiểu biết, khả năng sư phạm của người giáo viên.

Trong thực tế khi lồng ghép đạo đức, lối sống của Bác vào môn Giáo
dục công dân còn mắc phải một số hạn chế:
- Không đáp ứng được mục tiêu giáo dục đạo đức theo từng bài học.
- Phần lồng ghép chiếm thời lượng lớn, khai thác sa đà gây đến nhầm
lẫn là trọng tâm bài học đối với bài chỉ lồng ghép một phần hay lồng ghép liên
hệ.
- Phương pháp, hình thức lồng ghép đơn điệu, gượng ép, không phù
hợp với thực tế, tâm lí học sinh.
Những hạn chế nêu trên đã dẫn đến hệ quả không phát huy được tính
tích cực, sáng tạo chủ động của học sinh, hiệu quả giáo dục thấp.
Tuy nhiên bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
dành cho học sinh ” được xuất bản và thực hiện đã khắc phục được các hạn
chế nêu trên.
2.3. Một số giải pháp và cách thức Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và
những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh ” vào một số bài
đạo đức môn GDCD- THPT.
* Một số giải pháp
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nói trên, thực hiện chủ trương của Đảng và
Nhà nước vể sử dụng bộ tài liệu“Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống dành cho học sinh” với mong muốn giáo dục đạo đức, lối sống, phát
triển năng lực và phẩm chất của thanh niên học sinh. Đồng thời gắn những
câu chuyện sinh động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ với cuộc
sống, với công việc, sinh hoạt, vui chơi, gần gũi, quen thuộc của mỗi học sinh
ở trường, ở nhà hàng ngày. Nhờ cách tổ chức nội dung đó, các bài học sẽ trở
nên cuốn hút học sinh, khiến các em tự nhiên mà thấm nhuần, tiến bộ.
Trước khi thực hiện hoạt động dạy học về đạo đức trong môn GDCD
lớp 10 tôi đã thường xuyên sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để tích hợp
giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng những câu chuyện mà tôi
4



sử dụng chỉ như một công cụ, một phương tiện dạy học nên nó thực sự chưa
phát huy được vai trò truyền thụ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bộ tài
liệu“ Bác Hồ và nhưng bài học về đạo đức lối sống cho học sinh” về nội dung
đã tinh giản những nội dung khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiêt với học
sinh. Bộ sách đã sử dụng những câu chuyện về Bác, hướng học sinh nhận
thức các giá trị đạo đức, lối sống, đến thực hành và ứng dụng các giá trị đó.
Thời lượng cho mỗi tiết học đã được quy định mà nội dung lồng ghép
lại nhiều nên người giáo viên thực hiện hoạt động dạy học phải thật sự nhạy
bén và linh hoạt, không được quá tham trình bầy kiến thức mà bỏ qua hoặc sơ
sài bài học cần lồng ghép. Nội dung kiến thức của môn học đã rất cụ thể, rõ
ràng trong sách giáo khoa vì vậy giải pháp cho vấn đề này là tập chung làm rõ
bài học về đạo đức lối sống của Bác cần học tập, từ đó học sinh dễ dàng, chủ
động lĩnh hội kiến thức bộ môn.
* Cách thức thực hiện
Dưới đây tôi xin trình bầy cách thức lồng ghép tài liệu “ Bác Hồ và nhưng bài
học về đạo đức lối sống cho học sinh” vào nội dung từng bài.
Bài 13: Công đân với cộng đồng ( GDCD lớp 10) sẽ lồng ghép bài 8 và
bài 9 trong tài liệu “ Bác Hồ và nhưng bài học về đạo đức lối sống cho học
sinh” lớp 10. Bài 8. Chiếc đồng hồ sẽ được lồng ghép vào Hoạt động hình
thành kiến thức của mục: Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc
sống của con người. Bài 9: “Nhân cách Bác Hồ” được lồng ghép vào Hoạt
động mở rộng của Tiến trình dạy học.
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( GDCD 10)
Sẽ lồng ghép Bài 6 : Bác Hồ học ngoại ngữ vào hoạt động Hình thành kiến
thức để tìm hiểu khái niệm lòng yêu nước. Bài 7: Biển cả do cái gì tạo
nên? Được lồng ghép vào Hoạt động luyện tập trong Tiến trình dạy học.
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân ( GDCD 10) sẽ lồng ghép Bài 1: Chỉ sót
một dấu phẩy, Bác xin lỗi bạn đọc vào phần Mở rộng của Tiến trình dạy học.


Bài 13: Công dân với cộng đồng
( GDCD lớp 10)
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con
người
Mục này thực hiện lồng ghép “Bài 8: Chiếc đồng hồ” trong tài liệu Bác
Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10
Cách thực hiện:
Hoạt động khởi động: Cho học sinh nghe một bài hát về Bác
Hoạt động đọc hiểu: Giáo viên chiếu câu chuyện lên máy chiếu và
cho học sinh đọc

5


Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
Năm 1954, các cán bộ tham gia cải cách ruộng đất đang dự hội nghị
tổng kết ở Hiệp Hòa (Hà Bắc) để rút kinh nghiệm làm tốt đợt mới ở vùng giải
phóng, thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản thủ
đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm
xa nhà, nhớ Thủ Đô, nay được dịp về công tác, anh em bàn tán rất sôi nổi.
Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại
nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán… Ban lãnh đạo ít
nhiều thấy khó xử.
Giữa lúc đó thì Bác Hồ đến thăm hội nghị. Hôm đó giữa mùa thu,
nhưng trời vẫn còn nóng. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đầm hai bên vai
áo nâu của Bác…Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường
và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc
này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:
- Các chú có trông thấy cái gì đây không ?
Mọi người đồng thanh:

- Cái đồng hồ ạ.
- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì ?
- Có những chữ số ạ.
- Những cái kim ngắn, kim dài để làm gì ?
- Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.
- Cái máy bên trong dùng để làm gì ?
- Để điều khiển cái kim chạy ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
- Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng ?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
- Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không ?
- Thưa không được ạ.
6


Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và kết luận:
- Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ
quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ
của cách mạng thì đều là quan trọng, điều cần phải làm. Các chú thử nghĩ
xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại
đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn
là cái đồng hồ được không ?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến
cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những suy nghĩ riêng tư vô lý.
( In trong Bác Hồ kính yêu,
NXB Kim Đồng, 1980)
Sau khi học sinh đọc giáo viên đặt các câu hỏi hướng dẫn học sinh:
- Bác Hồ đã mang chiếc đồng hồ ra hỏi các đồng chí cán bộ trong bối
cảnh như thế nào?
- Các cán bộ tham gia hội nghị thuộc tổ chức nào?

- Họ có mối liên hệ gì với nhau ?
Học sinh trả lời, sau đó giáo viên kết luận: Các cán bộ đang sinh hoạt
trong tổ chức là Đảng bộ và họ có quan hệ gắn bó với nhau. Từ đó giáo viên
có thể giúp học sinh hiểu được khái niệm cộng đồng.
Hoạt động thực hành - ứng dụng
Khi học sinh hiểu được khái niệm cộng đồng giáo viên cho học sinh
liên hệ bằng câu hỏi : Em đang tham gia những cộng đồng nào?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên dẫn dắt học sinh sang nội dung tiếp
theo. Vậy cộng đồng mà em là thành viên có nhiệm vụ, vai trò gì?
Giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận để học nội dung tiếp của bài:
GV: chia lớp thành 4 nhóm và giao câu hỏi thảo luận
Nhóm 1 : Nếu trong câu chuyện trên không có sự xuất hiện của Bác thì
mọi việc sẽ diễn ra như thế nào?
Nhóm 2: Từ chuyện chiếc đồng hồ, Bác muốn các đồng chí cán bộ có
nhận thức gì về công việc của mình?
Nhóm 3: Cộng đồng có vai trò, trách nhiệm như thế nào đối với mỗi cá
nhân trong cộng đồng ?
Nhóm 4: Qua cách tuyên truyền thuyết phục của Bác, các em thấy
được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình như thế nào để góp phần làm cho cộng
đồng mà mình là thành viên luôn vững mạnh và phát triển?
Học sinh thảo luận và trình bày lần lượt các câu hỏi và cuối cùng giáo viên
chốt nội dung bài học
Giáo viên kết luận bài học rút ra qua câu chuyên: Đối với tập thể - cộng
đồng mà chúng ta là thành viên thì mỗi cá nhân cũng giống như một bộ phận
không thể thiếu được của chiếc đồng hồ vậy, tất cả đều có nhiệm vụ riêng, dù
lớn nhỏ, tốt xấu, giỏi hay kém đều là bộ phận quan trọng của tập thể, cộng
7


đồng, mỗi cá nhân như một mắt xích nối lại với nhau. Để tạo nên mối nối thật

sự vững chắc thì mỗi chúng ta – một mắt xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực,cố
gắng phát huy khả năng của mình hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của
mình.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng
Để lồng ghép tài liệu “ Bác Hồ và nhưng bài học về đạo đức lối sống
cho học sinh” trong phần này, giáo viên không sử dụng lồng ghép trực tiếp
vào nội dung phần học, mà lồng ghép vào Hoạt động mở rộng trong tiến
trình dạy học.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu những chuẩn mực đạo đức quan
trọng trong cộng đồng là nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác, giáo viên sẽ chiếu
câu chuyện ở Bài 9: “Nhân cách Bác Hồ” trong tài liệu Bác Hồ và những bài
học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10.
Hoạt động đọc hiểu
Nhà văn đức Eđuard Claudius (1911-1976) nguyên là Đại sứ đặc
mệnh toàn quyền nước CHDC Đức tại Việt Nam (1959-1961), từng tham gia
đội quân tình nguyện quốc tế thứ nhất chống phát xít Tây Ban Nha 1936, đã
viết nhiều tác phẩm về cuộc đấu tranh chống phát xít cuả nhân dân Tây Ban
Nha và nhân dân Đức. Ông cũng viết nhiều phóng sự về các truyền thuyết và
truyện cổ tích Việt Nam, Lào, Campuchia. Nhà văn Claudius từng ghi nhận
ảnh hưởng tích cực của Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với cuộc
đời sáng tác của ông. Sau đây là những suy nghĩ của nhà văn trong bài trả lời
phỏng vấn của nhà nghiên cứu văn học Đức Hoxtơ (Horst Haase).
"Mỗi khi tôi nghĩ về những nhân cách chính trị vĩ đại ở Hồ Chí Minh
và Phạm Văn Đồng thì tôi càng thấy rằng, đó chính là sự thống nhất giữa tư
tưởng và hành động, sự thống nhất giữa hoạt động và nhân cách chính trị với
thái độ rất giản dị, khiêm tốn, nhân hậu. Ở Hồ Chí Minh và ở Wilheim Pieck
tôi thường cảm nhận được nét tương đồng đó.
Tôi muốn miêu tả điều tôi thường nghĩ bằng một kỷ niệm. Hồ Chí
Minh thường đề nghị, khi đến thăm không tịnh trọng và hãy để mọi thủ tục
ngoại giao ở nhà. Người đích thân đứng đợi trước căn nhà nhỏ, nơi Người

sống.
Trong bộ y phục giản dị, Người tiếp đón và dẫn khách vào căn phòng
nhỏ của Người. Một lần nữa tôi được Người tiếp. Nhân dịp này, chúng tôi
định bớt chút thời gian để bàn về thơ của Người. Nhưng thật là thú vị, chúng
tôi không hề đề cập đến thơ của Người, mà tới nước Đức và những vấn đề
chính trị của nó. Người đặc biệt quan tâm tới các vấn đề dân tộc Đức. Sau khi
chúng tôi cạn những tách chè, Người hỏi thăm đến các con tôi. Người gửi cho
chúng nhiều kẹo đựng trong một cái âu gốm cổ tuyệt đẹp. Người tìm cách bỏ
kẹo vào túi cho tôi. Và tôi, lịch sự như tôi cần phải thế, cản lại chút ít, nhưng
chiếc kẹo này rơi xuống đất. Cả hai chúng tôi cùng ngồi xuống và gom những
chiếc kẹo này lại. Đoạn chúng tôi nhìn nhau. Người cười. Người có tiếng cười
tuyệt đẹp, sâu thẳm vang ra từ lồng ngực. Sau đó Người nói "Thế đấy, giả thử
8


khi người ta không có con cái, thì chúng ta phải làm mọi việc để làm gì".
Chính Người lại không có con cái, thế nhưng hàng tuần hai ba lần Người tiếp
các cháu thiếu nhi và danh cho chúng cả buổi tối. Đối tôi, đó chính là sự vĩ
đại. Ở Người tầm cao về chính trị được quy định bởi tầm cao nhân đạo chủ
nghĩa và tầm cao nhân đạo này lại được quy định bởi tầm cao về chính trị.
Hàng loạt những kỷ niệm nho nhỏ như vậy đã tỏa ra từ nhân cách của
Người và nhân cách Phạm Văn Đồng. Tôi luôn có cảm nhận họ không hiện ra
một cách xúng xính trong vai trò lãnh tụ chính trị của họ, mà họ tự thân vận
động và làm việc với tư cách một con người thuần phác, dẫu cho trong
khoảnh khắc nào đó, họ có ở hay không ở trong cương vị này. Bởi vì họ đến
với những con người thuần phác, và chính họ cũng là con người thuần phác.
Sự vĩ đại của những nhân cách này là ở chỗ, họ có gốc rễ trong đời
sống của nhân dân và sức mạnh của họ bắt nguồn từ đây.
Chắc chắn đây là những phong thái, những biểu hiện và sự kết tinh
nhân cách, mà trong đó hiện diện mọi lực lượng có thể quyết định thắng lợi

của cuộc đấu tranh lâu dài ở Việt Nam".
Nguyễn Tri Nguyên
( In trong Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ,
NXB Thanh niên, 2006, tr. 349 -351)

Giáo viên cho học sinh đọc và cùng tìm hiểu bài học từ câu chuyện.
1. Bác Hồ đã tỏ tình thân mật, xóa bỏ khoảng cách “ ngoại giao” bằng những
hành động, cử chỉ lời nói như thế nào?
2. Cùng với suy nghĩ về Bác Hồ, người kể chuyện còn thể hiện niềm cảm
phục với ai nữa?
3. Các em cùng thảo luận về bài học rút ra từ câu chuyện này.
Sau khi học sinh tìm hiểu giáo viên có thể rút ra kết luận: Qua câu
chuyện các em đã cảm nhận được vẻ đẹp về nhân cách Chủ tịch Hồ Chí Minh
qua lời nói, việc làm giản dị và sự quan tâm đến mọi người. Từ đó các em học
được cách sống giản dị, chân thành và quan tâm đến mọi người.
Hoạt động thực hành - ứng dụng
Để các em có thể thực hành và ứng dụng giáo viên giao cho các em về
nhà làm bài tập sau:
1. Hãy viết ra những tính từ về tính cách con người thể hiện một nhân
cách cao đẹp, đáng trân trọng
2. Em hãy chia sẻ với bạn bè về một người mà em tôn trọng ( họ có
những tính cách, phẩm chất gì đáng quý).
3. Hãy sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về sự chân thành ngay
thẳng.
Trên đây là cách lồng ghép tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống dành cho học sinh lớp 10 vào bài 13 Công dân với cộng đồng, không
phải là giáo án dạy bài này và cũng là cách dạy của cá nhân, nên rất mong
được các đồng nghiệp cùng nghiên cứu và đóng góp.
9



Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc
(GDCD lớp 10)
Để lồng ghép tài liệu “ Bác Hồ và nhưng bài học về đạo đức lối sống cho
học sinh” ở bài này giáo viên thực hiện lồng ghép vào Hoạt động hình thành
kiến thức trong hoạt động tìm hiểu khái niệm lòng yêu nước.
Cách tiến hành:
1. Lòng yêu nước
Hoạt động khởi động: là hoạt động đầu tiên đánh thức những suy nghĩ,
khái niệm,kinh nghiệm sống gần gũi với nội dung bài học. Vì thế để việc lồng
ghép tài liệu “ Bác Hồ và nhưng bài học về đạo đức lối sống cho học sinh”
vào bài học được hứng thú và hiệu quả, giáo viên cho học sinh nghe giai điệu
bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”
Hoạt động đọc hiểu:
Giáo viên chiếu lên màn hình Bài 6 : Bác Hồ học ngoại ngữ và cho
học sinh đọc hiểu để nắm bắt nội dung, ý nghĩa, thông điệp mà câu chuyện về
Bác Hồ mang lại.
Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7,
Bác đã viết: “Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga”. Trên
thực tế, trong những chuyến đi công tác nước ngoài, cũng như những lần đón
tiếp phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn
ngoại ngữ của Bác không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo
khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây
Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam…vốn
ngoại ngữ đó của Bác không phải do “thiên bẩm”, mà tất cả đều xuất phát từ
sự khổ công luyện tập:
“Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời
điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con
đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết

tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước,
cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho
kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong
hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên
Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng
chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển
sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết
bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về,
Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành
câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập
viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để
10


xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người
trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng,
nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi
lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn
của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài
viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao?
Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn
ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ
đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi
kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ
đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét
Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác
đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên

báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán,
tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên,
nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài
vở, tới khâu bán báo.
Tranh thủ mọi cơ hội để học, Người đã tiến bộ không ngừng, và như chúng ta
đã biết, Người có thể nói được rất nhiều thứ tiếng chính là do cách học tập
kiên trì như vậy. Tự học với một tinh thần cầu tiến, cộng với sự khắc khổ và
phương pháp đúng, Bác đã thành công!
( Theo Những mẩu chuyện về đời hoạt
động,
NXB
trẻ,2005)

Sau đó giáo viên đặt câu hỏi để tìm hiểu câu chuyện:
1. Bác Hồ có thể sử dụng được những ngoại ngữ nào? Vì sao mọi
người biết được Bác có thể sử dụng nhiều ngoại ngữ như vậy?
2. Khi Bác mới đến nước Pháp, việc học tiếng Pháp có ý nghĩa quan
trọng như thế nào đối với Bác?
3. Để trở thành một người thông thạo tiếng Pháp Bác Hồ đã học tiếng
Pháp như thế nào? Học một cách chăm chỉ khổ luyện hay đạt được
kết quả một cách dễ dàng?
4. Tại sao Bác phải chăm chỉ khổ luyện? Qua câu chuyện này em học
được điều gì?
Học sinh trả lời để hiểu rõ câu chuyện.
Hoạt động thực hành ứng dụng: Thông qua hoạt động này để lồng ghép
vào nội dung bài học của bộ môn.
Giáo viên đặt câu hỏi:
Lòng yêu nước của Bác Hồ được thể hiện như thế nào qua câu chuyện?
Việc khổ luyện để thông thạo nhiều ngoại ngữ đã giúp Bác Hồ tìm ra
con đường cứu nước, cứu dân tộc Việt Nam. Vậy em đã từng khổ luyện trong

11


việc gì chưa? Ước mơ trong tương lai của em là gì? Để đạt được ước mơ đó
em cần khổ luyện như thế nào?
Học sinh trả lời và giáo viên kết luận về lòng yêu nước đó là tinh thần
đem hết khả năng của mình để phục vụ lợi ích của Tổ quốc. Thông qua câu
chuyện học sinh thấy được tinh thần đem hết khả năng của mình để phục vụ
lợi ích Tổ quốc của Bác. Các em thấy được tấm gương tự học của Bác Hồ,
hiểu được vì sao Bác đã thành công trong việc học ngoại ngữ cũng như trong
nhiều việc khác. Từ đó các em biết cách tự học, khổ luyện để đạt được những
thành công lớn trong cuộc sống.
Sau đó giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh học các nội dung còn lại.
Kết thúc tiết học giáo viên có thể giao bài tập về nhà cho hoc sinh:
1.Em hãy tìm hiểu xem vận động viên Ánh Viên đã đạt được những
thành tích gì. Để đạt được những thành tích ấy, chị phải khổ luyện như thế
nào?
2. Em hãy sưu tầm những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ nói về sự khổ
luyện của con người để có những thành công?
Hai bài tập này sẽ giúp các em học tập và liên hệ bản thân về tinh thần
tự học, khổ luyện để thành công góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Trong tiết hai của bài 14 giáo viên cũng tiến hành tương tự và câu
chuyện lồng ghép đó là Bài 7 Biển cả do cái gì tạo nên và địa chỉ lồng ghép là
Hoạt động luyện tập
2. Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc
3. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
Giáo viên cũng cho học sinh đọc hiểu câu chuyện và trả lời các câu hỏi
tìm hiểu.
Hoạt động đọc hiểu
Bài 7 Biển cả do cái gì tạo nên?

Năm 1968, các ông Hà Huy Giáp, Lê Xuân Đồng, Phan Hiền được Bác
Hồ mời đến trao đổi về việc biên soạn lại sách “Người tốt - Việc tốt”.
Bác chỉ chồng tài liệu cao gần nửa mét trên bàn và cho biết đó là những
bài báo và báo cáo viết về hơn bốn nghìn người được Bác thưởng huy hiệu
trong mấy năm qua. Bác đã sắp xếp lại thành 18 tập. Nếu kể cả tập thứ 19
đang làm dở dang thì số người được Bác khen đã lên tới năm nghìn.
Những tập tài liệu đều đóng bìa vở học sinh, giấy nền bên trong là giấy
báo cũ. Những bài báo và báo cáo về Người tốt - Việc tốt được cắt dán cẩn
thận trên giấy báo. Bài nào cũng mang bút tích của Bác bằng mực đỏ hoặc bút
chì đỏ, ghi rõ tặng một hay mấy huy hiệu.
Bác nói đùa:
- Như thế là đã thành Bách khoa toàn thư rồi đấy. Từ đó, các chú chọn ra
những tấm gương nào cần viết lại trước và viết cho thật tốt, để mọi người có ý
thức làm theo, và làm hơn thế.
Bác trao cho ông Giáp mấy tờ giấy đánh máy ghi rõ mỗi ngành, mỗi giới, mỗi
địa phương có bao nhiêu người được khen thưởng. Bác phê bình một số cán
12


bộ lãnh đạo mải làm công tác sự vụ hơn là để tâm sức xây dựng con người
mới…, cho nên không chịu theo dõi việc làm hàng ngày của quần chúng nhân
dân… và hỏi:
- Hình như các chú cũng chưa coi trọng những việc nhỏ như thế?
Không đợi trả lời, Bác nói tiếp:
- Các chú có biết biển cả do cái gì tạo nên không? Từng giọt nước nhỏ thấm
vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, rồi thành
biển. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền mới đứng vững
được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến
cái nền. Như thế thì chỉ thấy ngọn mà quên mất cái gốc.
( In trong Mỗi câu chuyện nhỏ một bài học lớn,

NXB Chính trị Quốc gia, 2010, tr145)

Để hiểu rõ bài học từ câu chuyện học sinh cần trả lời các câu hỏi sau:
1. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện sự trân trọng của Bác Hồ với những
gương người tốt việc tốt?
2. Việc Bác Hồ không quên chăm chút, ghi nhớ từng người dân cụ thể nói
lên điều gì?
3. Cho học sinh thảo luận để hiểu rõ hơn ý nghĩa câu nói của Bác trong câu
chuyện: “ Các chú có biết biển cả do cái gì tạo nên không? Từng giọt
nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành
sông, rồi thành biển. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền
mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài
mà không chú ý đến cái nền. Như thế thì chỉ thấy ngọn mà quên mất cái
gốc”.
Sau khi học sinh hiểu được ý nghĩa của câu chuyện giáo viên cho các em
chuyển sang hoạt động tiếp theo
Hoạt động thực hành - ứng dụng. Các em cớ thể ứng dụng vào việc khai
thác kiến thức của bộ môn đó là trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của
mình.
Giáo viên đặt câu hỏi để hướng dẫn các em chủ động lĩnh hội tri thức:
- Theo em là thanh niên học sinh trong giai đoạn hiện nay sẽ làm gì để góp
phần xây dựng và bảo vệ đất nước?
- Sau khi tìm hiểu câu chuyện trên em rút ra bài học gì trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc?
- Em hãy kể một số việc làm của em thể hiện trách nhiệm của mình đối với
quê hương đất nước.
Học sinh trả lời câu hỏi và tự rút ra nội dung bài học
Để bài học được khắc sâu giáo viên cho học sinh về nhà làm các bài tập
sau:
1. Khi bước vào lớp, em thấy hai bạn trực nhật áo ướt đẫm mồ hôi. Lớp

học của mình đã sạch sẽ tinh tươm. Em sẽ nói gì và làm gì?
13


2. Khi chứng kiến những cầu thủ cùng đội ôm riết, công kênh một người
đồng đội vừa ghi được bàn thắng , em nghĩ gì?
3. Em nghĩ sao về lối sống của một số người hiện nay: “ Tranh công,chối
tội, thanh minh”
Giáo viên nhận xét và kết luận bài học về đạo đức, lối sống của Bác Hồ:
Qua câu chuyện các em thấy được tinh thần trân trọng công lao đóng góp
của nhân dân với công cuộc xây dựng đất nước của Bác. Từ đó các em rút ra
được bài học cho mình là phải luôn trân trọng công sức, sự đóng góp của mọi
người, cho dù sự đóng góp đó là lớn hay nhỏ.

Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
( GDCD lớp 10)
Ở bài này giáo viên chọn lồng ghép ở Hoạt động mở rộng trong hoạt
động dạy học.
Giáo viên chiếu câu chuyện trong tài liệu“ Bác Hồ và nhưng bài học về
đạo đức lối sống cho học sinh”
Hoạt động đọc hiểu
Bài 1: Chỉ sót một dấu phẩy, Bác xin lỗi bạn đọc
Ngày 14/3/1962, Bác viết bài đăng trên báo Nhân Dân: “Làm thế nào
cho lạc thêm vui”, ký tên T.L. Trong bài có chi tiết: “Mỗi tấn lạc bán ra nước
ngoài thì được 1,5 tấn gang”, nhưng Bác viết nhầm là 15 tấn gang. Ba ngày
sau đó Bác viết một bài, cũng ký tên là T.L: “Trồng người hoa nở”, kêu gọi
mọi đơn vị, địa phương, mọi ngành cần phải ra sức trồng người cho hoa nở
đẹp! Phía dưới bài này, Bác đề chữ “xin lỗi” (mà thông thường chúng ta hay
viết là “sửa lại” hoặc “đính chính”).
Nội dung Bác viết là: “Trong báo Nhân Dân 14/3/1962, dưới đầu đề:

“Làm thế nào cho lạc thêm vui” đúng là một tấn lạc đổi được 1,5 tấn gang,
nhưng vì sai sót một dấu phẩy mà viết sai, thành 15 tấn. Đó là một thái độ
không nghiêm túc, không cẩn thận. T.L xin thật thà tự phê bình và xin lỗi bạn
đọc”.
Đọc mấy lời của Bác Hồ, chúng ta thật là xúc động.
Những người làm báo chúng ta ở mỗi cơ quan, tòa soạn, mỗi khi người
này có một lỗi thường thường, thì cứ tìm ở người khác, người viết đổ tại đánh
máy, người đánh máy đổ tại người viết không rõ, phóng viên đổ cho biên tập,
ông này đổ tại ông kia, rồi cuối cùng cứ đổ vấy cho nhau. Khi cải chính lại,
thì chỉ đơn giản ở bài gì đấy, câu gì đấy, trang mấy, dòng mấy, xin đọc lại…
Ở đây chúng ta thấy cái mẫu mực, thái độ, trách nhiệm rất cao của Bác với
bạn đọc. Bác là lãnh tụ của Đảng, dân tộc, một ngày giải quyết hàng trăm
nghìn việc, đâu có phải làm báo chuyên nghiệp. Thế nhưng chỉ một dấu phẩy
như vậy, Bác viết cả một câu vừa tự phê bình, vừa xin lỗi thật nghiêm túc.
Bác Hồ thật là mẫu mực đối với chúng ta về công tác báo chí. Bác làm Chủ
tịch Đảng, Chủ tịch nước, thỉnh thoảng Bác mới viết báo, có một sai sót nhỏ
14


vậy, mà thái độ của Bác như thế, thật đáng trân trọng, đáng cho mọi người
viết báo chúng ta học tập.
( In trong “Bác Hồ nói chúng cháu ghi”,
NXB Đà Nẵng, 2004).

Giáo viên cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi để tìm hiểu nội dung và ý
nghĩa của câu chuyện.
1. Chi tiết bị nhầm lẫn trong bài báo khiến Bác Hồ xin lỗi bạn đọc là
chi tiết nào? Nội dung nhầm lẫn ra sao?
2. Thông thường, khi có những sai sót như thế này, người làm báo
thường sử dụng những từ nào để cải chính lại thông tin và làm giảm

nhẹ lỗi của họ? Theo em việc làm của họ đã đủ chưa?
3. Việc sử dụng từ “ xin lỗi” thể hiện tinh thần, thái độ gì với bản thân
của Bác Hồ?
4. Em có suy nghĩ gì khi Bác Hồ là một vị Chủ tịch nước nhưng khi
viết sai một chữ đã sẵn sàng xin lỗi bạn đọc?
Hoạt động thực hành - ứng dụng
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh bằng các câu hỏi sau:
1. Theo em, để trở thành người dám dũng cảm nhận lỗi khi mình làm
điều gì sai, người đó phải là người như thế nào?
2. Trong cuộc sống, em có gặp những tình huống ai đó mắc lỗi và họ
“tự bào chữa”, “ giảm nhẹ” lỗi của mình không và bằng những cách
nào?Điều đó có nên không?
3. Theo em, một người có tinh thần tự phê bình, dám chịu trách nhiệm
về lỗi của mình sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết luận về bài học về đạo đức, lối
sống của Bác thông qua câu chuyện. Các em học được tinh thần làm việc
nghiêm túc, khi sai dám nhận lỗi, dám chịu trách nhiệm của Bác Hồ.Biết tự
phê bình và phê bình giúp bạn bè và bản thân mình thêm tiến bộ. Đặc biệt khi
chúng ta vừa học xong bài tự hoàn thiện bản thân thì bài học từ câu chuyện
của Bác Hồ sẽ giúp các em tự nhận thức và hoàn thiện bản thân.
Trên đây là cách thức tiến hành cụ thể việc lồng ghép tài liệu “ Bác
Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh” trong ba bài cụ thể
của môn GDCD lớp 10, đây là một trải nghiệm mới nên còn nhiều sai sót rất
mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Lâu nay lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong môn giáo dục công dân ở cấp THPT đã được tiến hành. Tuy
nhiên việc lồng ghép còn đơn điệu về phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học, phương tiện dạy học cũng nghèo nàn, chủ đề không rõ ràng, còn khô
cứng, thực hiện lồng ghép không đồng bộ nên hiệu quả giáo dục không cao.

Ngay khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho xuất bản và sử dụng bộ tài liệu “ Bác
Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”, đổi mới
15


phương pháp dạy học thì bản thân tôi cũng đã thực hiện lồng ghép bài bản, kĩ
thuật hơn với phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học đa dạng,
phong phú. Hiệu quả giáo dục khả quan hơn.
Sau khi thực hiện lồng ghép trong tài liệu Bác Hồ và những bài học về
đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10 vào một số bài đạo đức trong môn
Giáo dục công dân lớp 10 tại trường Trung học phổ thông Tống Duy Tân kết
quả thu được biểu hiện sự tiến bộ rõ rệt ở thái độ, hành vi của các em học sinh
về lòng tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, niềm tự hào về người anh
hùng dân tộc- Hồ Chí Minh. Các em thể hiện rõ tình cảm, sự lạc quan, tin
tưởng vào một dân tộc có bề dày lịch sử chống giặc ngoại xâm, tin vào định
hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ, dân ta đã chọn.
Kết quả kiểm tra đánh giá bài viết của học sinh theo chủ đề lồng ghép
tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh” lớp 10
tương đối khả quan. Có nhiều bài viết về Bác thể hiện sự hiểu biết, những suy
nghĩ, tình yêu dành cho Bác làm xúc động lòng người. Nhiều bài viết tuy còn
vụng về về diễn đạt nhưng lại thể hiện quan điểm khá sâu sắc về truyền thống
tốt đẹp của dân tộc ta, về đạo đức tác phong Hồ Chí Minh, ý thức trách nhiệm
của công dân với Tổ quốc; bộc lộ sự phê phán thái độ, hành vi thiếu trách
nhiệm của bạn khác…
Kết quả cụ thể như sau:
Tổng
cộng
167
học
sinh


Bài kiểm tra trước tác động (bài kiểm tra 1 tiết)
Kém
Yếu
Trung bình Khá
Giỏi
SL
TL% SL
TL% SL
TL% SL
TL% SL
5
3
25
15
71
43
55
33
11
Dưới trung bình
Trên trung bình
30
18%
137
82%

TL%
6


Tổng
cộng
167
học
sinh

Bài kiểm tra sau tác động (bài kiểm tra 1 tiết)
Kém
Yếu
Trung bình Khá
Giỏi
SL
TL% SL
TL% SL
TL% SL
TL% SL
0
0
7
4
76
46
61
36
23
Dưới trung bình
Trên trung bình
7
4%
160

96%

TL%
14

Việc áp dụng kinh nghiệm lồng ghép tài liệu Bác Hồ và những bài học
về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10 vào một số bài đạo đức trong
môn GDCD lớp 10 là một trong những giải pháp hiệu quả nhất, góp phần thực
hiện Chỉ thị 05- CT/TW ngày 15/ 5/ 2016 về “ Tiếp tục đẩy mạnh học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và công văn số 4634/BGDĐTCTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo về sử dụng bộ tài liệu “
Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà
trường”. Bảng thống kê trên đã thể hiện được phần nào sự chuyển biến trong
16


nhận thức của học sinh về tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Giải pháp sẽ khơi dậy và trang bị cho các em học sinh những truyền
thống quí báu, lòng tự hào dân tộc qua tấm gương đạo đức của Bác.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Lồng ghép bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 12 là nội dung bắt buộc trong các cấp học
trường học. Việc áp dụng giải pháp này sẽ tác động thêm vào sự chuyển biến
trong nhận thức của thế hệ học sinh về tư tưởng đạo đức, lối sống, về những
truyền thống quí báu của dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc chính đáng.
Lồng ghép tốt bộ tài liệu“ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho
học sinh” lớp 10 nói riêng và cho học sinh các bậc học nói chung trong môn
Giáo dục công dân là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng xuống
cấp về đạo đức của một bộ phận học sinh mà xã hội đang đặt ra. Kinh nghiệm
không chỉ góp phần nâng cao chất lượng môn Giáo dục công dân mà còn thể

hiện sự hưởng ứng tích cực thực hiện cuộc vận động “ học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Bộ Chính trị đang phát động.
Việc lồng ghép “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho
học sinh” lớp 10 trong môn GDCD 10 đã được các em học sinh đón nhận và
tham gia tích cực, điều đó cho thấy kinh nghiệm này là khoa học, có thể vận
dụng trong các trường THPT. Tuy nhiên bộ sách “ Bác Hồ và những bài học
về đạo đức, lối sống cho học sinh” này mới và thời gian triển khai việc sử
dụng bộ tài liệu này chưa lâu nên việc áp dụng kinh nghiệm này có mang lại
hiệu quả cao hay không lại phụ thuộc phần lớn vào kĩ năng sư phạm của giáo
viên. Bởi lẽ mục tiêu của sáng kiến là tác động vào nhận thức, tình cảm, hành
vi của học sinh nên cần tới sự uyển chuyển trong ngôn ngữ sư phạm của giáo
viên, kĩ năng nắm bắt tâm lí học trò, sự am hiểu nhất định về cuộc đời và sự
nghiệp của Bác, về những truyền thống quí báu của dân tộc và cả sự sâu sắc
về kiến thức bài dạy, thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp. Trong mỗi bài thể
hiện phương pháp lồng ghép phù hợp với kiểu bài , mục tiêu bài học, phù hợp
với tâm lí lứa tuổi học sinh THPT. Bản thân giáo viên cũng phải là tấm gương
về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
3.2. Kiến nghị
Để áp dụng kinh nghiệm nói riêng, thực hiện nhiệm vụ môn học nói
chung tôi mạnh rạn đề xuất một số ý kiến sau:
- Các cấp quản lí cần có biện pháp quan tâm, động viên khích lệ hơn
đối với giáo viên dạy GDCD để họ thêm lạc quan tự tin. Có biện pháp về thi
đua, khen thưởng đối với giáo viên GDCD để họ hoàn thành tốt hai nhiệm vụ
vừa đánh giá cho điểm vừa giáo dục về kĩ năng, thái độ hành vi của học sinh.
- Tăng cường tổ chức tập huấn, giao lưu nghiệp vụ chuyên môn cho đội
ngũ giáo viên dạy GDCD để họ học hỏi trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến
thức để không bị lạc hậu .
17



- Tăng cường thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo cho bộ môn, đặc biệt
có thể xuất bản thêm bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống cho học sinh” để mỗi đối tượng học sinh được giáo dục đều có tài liệu để
công tác giáo dục thuận lợi hơn.
- Các đơn vị trường học tích cực thực hiện đồng bộ lồng ghép tài liệu
“ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh” trong môn
GDCD, các môn học, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh
hoạt lớp và các hoạt động đoàn thể.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Vĩnh lộc, ngày 17 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác

TRẦN THỊ HÀ

18



×