Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Áp dụng một số giải pháp để nâng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.23 KB, 12 trang )

ÁP DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KĨ NĂNG CHUYỀN
BÓNG CAO TAY CHO HỌC SINH NỮ LỚP 10
------------------------1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Là giáo viên trực tiếp làm công tác Giáo dục thể chất ở bậc trung học.
Trong quá trình nhiều năm giảng dạy các môn thể dục cũng như huấn luyện các
đội tuyển thi đấu. Tôi đánh giá môn Bóng chuyền là môn học đòi hỏi phát triển
các tố chất toàn diện, vận động đòi hỏi sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm
dẻo, khéo léo. Nhằm phát triển toàn diện thể chất, trí tuệ của học sinh ở lứa tuổi
này. Đối với học sinh ở lứa tuổi này cơ thể đang trong giai đoạn phát triển mạnh
về mọi mặt, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế nên các em hiếu động ham chơi,
nhưng nhanh nhàm chán, làm ảnh hưởng đến thành tích của môn học.
Hiện nay trong quá trình giảng dạy hầu hết các giáo viên cũng đều giới
thiệu tất cả các kỹ thuật cơ bản cho học sinh theo quy định của phân phối
chương trình nhưng đến khi tập luyện thì học sinh lại chủ yếu tập và chơi tự do
theo phản xạ tự nhiên với những động tác dễ như chuyền, đệm, phát qua lại, rất
ít tập và sử dụng các kỹ thuật .
Qua thực tế quan sát cũng như là trực tiếp giảng dạy nội dung Bóng chuyền
ở các lớp tôi đều nhận thấy trong quá trình học đối với nhiều em khi chơi đánh
vài lần mà không tốt là dễ gây nhàm chán. Một số học sinh nữ khi đánh điểm
tiếp xúc giữa Bóng với tay không đúng dẫn đến đau tay nên có cảm giác sợ
Bóng.
Vậy để phát triển được các tố chất của các em cũng như giúp các em tự tin
sử dụng các kỹ thuật một cách chính xác và hiệu quả hơn để từ đó phát hiện
những em có triển vọng năng khiếu thể thao đưa vào huấn luyện bổ sung lực
lượng vận động viên kế cận, tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài: “Áp dụng một số

1


giải pháp để nâng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh Nữ lớp 10


”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài
người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao, hay nói
cách khác nó là cơ sở sinh tồn cho mọi hoạt động. Mặt khác, thể dục thể thao
chỉ sự ra đời khi con người ý thức về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc
sống tương lai, đặc biệt là cho thế hệ trẻ.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa thì con
người là yếu tố quyết định, mà sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Để có
con người hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo
dục cần phải đáp ứng hai yêu cầu: trí lực và thể lực. Vì thế trong công tác giáo
dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho con người về mặt tri thức thì việc giáo dục
thể chất trong nhà cũng đóng góp một vai trò quan trọng.
Môn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em về
mọi mặt trí - thể - mĩ. Nếu tiết dạy thể dục có chất lượng sẽ tạo được những giờ
học vui vẻ bổ ích cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy cần phải đầu tư ở môn Bóng chuyền nhiều
hơn ở các mặt để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường. Đặc
biệt là đối với học sinh Nữ lớp 10 là học sinh ở đầu cấp cần nắm vững những kĩ
thuật cơ bản về môn thể thao này là một điều hết sức cần thiết để thuận lợi cho
việc phát triển của học sinh về môn Bóng chuyền. Vì vậy, việc tìm ra phương
pháp để truyền đạt cho học sinh là một vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng
dạy và học môn Bóng chuyền.
Chính vì thế, tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu “Một số giải pháp nâng
cao kỹ năng chuyền bóng cao tay của học sinh Nữ lớp 10” để có thể giảng
dạy môn Bóng chuyền tốt hơn. Giúp học sinh học tập tiến bộ và yêu thích môn
Bóng chuyền nhằm góp phần làm tốt hơn nữa công tác giáo dục sức khoẻ cho
2



học sinh. Giúp người chơi luôn có hứng thú tham gia các hoạt động vui tươi
lành mạnh bổ ích tránh xa các tai tệ nạn xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi cấp trường và được áp dụng
đối với học sinh nữ khối 10 ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên thì lúc này các em đã chơi Bóng
được tốt hơn, khi thi đấu thì hiệu quả và hấp dẫn hơn chính vì thế mà sẽ tạo cho
các em có hứng thú thích tập và thích chơi môn này từ đó các em sẽ chơi
thường xuyên hơn ở mọi lúc mọi nơi có thể và lôi kéo được nhiều người cùng
tham gia tập luyện và chơi môn này tạo nên phong trào rộng khắp, từ đó thúc
đẩy sự phát triển của môn Bóng chuyền ở khắp mọi nơi. Giúp người chơi luôn
có hứng thú tham gia các hoạt động vui tươi lành mạnh bổ ích tránh xa các tai tệ
nạn xã hội.
Khi các em làm tốt những động tác kỹ thuật đặc biệt là kỹ thuật chuyền
bóng cao tay thì sẽ đỡ mất sức hơn, sẽ không còn cảm giác đau tay, nên có thể
chơi được nhiều hơn, lâu hơn tạo ra sự hứng thú trong quá trình chơi.
Để thực hiện có hiệu quả 2 nhiệm vụ của đề tài không đòi hỏi phải chi phí
nhiều kinh phí mà chủ yếu vẫn dựa trên nền tảng những điều kiện cơ sở vật chất
có sẵn như những giờ học bình thường. Ở đây chỉ đòi hỏi giáo viên dành nhiều
thời gian hơn cho việc sửa chữa những động tác và kỹ thuật sai của học sinh
cũng như áp dụng nhiều các bài tập bổ trợ, còn đối với học sinh phải tập bổ trợ
nhiều các động tác cho thuần thục, thành kỹ năng, kỹ xảo thì đến khi tiếp xúc
với Bóng thì mới tránh bị sai kỹ thuật và đạt hiệu quả cao hơn. Để giải quyết hai
nhiệm vụ trên trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng những phương pháp
sau:
1. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
2. Phương pháp quan sát sư phạm
3



3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4. Phương pháp đối chứng
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Trước tiên tôi tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh, phân nhóm theo
trình độ và sức khỏe của học sinh
Nêu một số kỹ thuật cơ bản và phương pháp giảng dạy kỹ thuật ngắn gọn,
then chốt yêu cầu học sinh dành thời gia tìm hiểu nghiên cứu qua tranh ảnh, các
tư liệu trên sách báo và trên mạng.
Một số bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh, bổ trợ kỹ thuật, kết hợp chơi trò
chơi và thi đấu nhằm khích lệ tinh thần học tập của học sinh đặc biệt là các em
học sinh trong nhóm thực nghiệm…
* Ưu điểm:
- Khi tìm hiểu thực trạng, giáo viên đưa ra các bài tập nhằm khắc phục những
tồn tại, đồng thời phát huy tinh thần tích cực, tự giác học tập của học sinh
- Thông qua các bài tập, trò chơi và thi đấu giúp học sinh yêu thích môn học
hơn. Từ đó có quyết tâm vượt khó để khẳng định mình.
- Giờ học sôi nổi, giải tỏa căng thẳng cho các em, có thể tận dụng địa điểm
tập ở nhiều nơi khác nhau.
- Phân loại được trình độ học sinh tạo điều kiện cho việc lựa chọn đội tuyển
TDTT của trường.
* Nhược điểm:
- Các bài tập, hình thức tổ chức tập luyện mang tính chất ganh đua, thường có
những em cổ vũ cho bạn mình nên phần nào làm ảnh hưởng đến các lớp học
xung quanh.
- Kết hợp nhiều bài tập nên hầu như các em tập luyện thường xuyên, thời gian
nghỉ ít hơn.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy cần phải đầu tư ở môn Bóng chuyền nhiều
hơn ở các mặt để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường. Đặc
biệt là đối với học sinh Nữ lớp 10 là học sinh ở đầu cấp cần nắm vững những kĩ

4


thuật cơ bản về môn thể thao này là một điều hết sức cần thiết để thuận lợi cho
việc phát triển của học sinh về môn Bóng chuyền.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường
nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo “Nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục và đào tạo thế hệ
trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất
cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng
một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh. Có nghĩa là dạy
thể dục để giúp cho con người khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng lao
động trí óc, lao động chân tay, sáng tạo trong sản xuất, học tập và mưu trí dũng
cảm trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng,
thực hiện tốt cuộc cách mạng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy,
muốn đạt được mục đích của giáo dục thể chất thì cần làm cho môn thể dục trở
thành môn yêu thích của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy đa phần học
sinh còn xem nhẹ môn thể dục và coi thể dục chỉ là môn phụ, còn e ngại và lười
biếng trong luyện tập. Chính vì thế, chất lượng giáo dục thể chất vẫn chưa cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước khi thực hiện đề tài, năng lực học sinh Nữ thực hiện kĩ thuật Bóng
chuyền còn rất yếu. đặc biệt là kỹ thuật chuyền bước 2, nên trong quá trình học
kĩ thuật các em thường mất tự tin dẫn đến những sai lầm như: Phối hợp các
động tác còn gò bó, chưa phán đoán được điểm tiếp xúc giữa tay với bóng, phối
hợp để phát lực chưa hợp lý, … Lý do đó dẫn đến học sinh không thích học
hoặc chơi kém. Vì điều kiện tập luyện của học sinh còn quá ít, không có người
hướng dẫn thường xuyên.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết

vấn đề
Giải pháp cũ thường làm.
5


- Giáo viên phân tích giảng giải kỹ thuật sau đó hướng dẫn cho học sinh
tập luyện chung theo các bài tập của phân phối chương trình.
- Cho học sinh tập luyện tập trung cả lớp nên số lượng hơi đông khó bao
quát học sinh. Chủ yếu học sinh tập một cách tự phát, chưa có những phương
páp và bài tập để rèn kỹ năng.
- Ít có các hoạt động trò chơi vào tiết học.
- Tập luyện theo yêu cầu lần lượt. Dẫn đến học sinh chỉ tập cho xong
lượt của mình.
* Ưu điểm:
- Bước đầu học sinh nắm được lý thuyết cơ bản của môn học, các bài tập
đơn giản học sinh dễ thực hiện.
- Giáo viên dạy nhàn, tổ chức lớp dễ quản lý học sinh hơn, học sinh tập
một cách tự do.
* Nhược điểm:
- Các bài tập đơn giản không tạo được hứng thú cho học sinh trong quá
trình tập luyện.
- Không phát huy được năng lực thể thao của học sinh.
- Nội dung giờ học đơn điệu, không khí giờ học căng thẳng…
- Giáo viên khó xác định được phản ứng vận động thông qua việc tập
luyện của học sinh..
- Học sinh chỉ cần thực hiện được mức Đạt.
2.3.1. Giải quyết các nhiệm vụ
Tìm hiểu những thực trạng hiện nay của học sinh nữ khi chơi môn thể
thao Bóng chuyền. Qua quá trình giảng dạy môn Bóng chuyền nhiều năm tôi có
thể kết luận kỹ năng chuyền bóng cao tay của các học sinh Nữ nói chung và học

sinh Nữ lớp 10 nói riêng là rất yếu.
Để kiểm định lại những quan điểm và suy nghĩ của bản thân tôi đã tiến
hành trao đổi phỏng vấn những đồng nghiệp cùng dạy môn thể dục ở trong và
ngoài trường. Kết quả hầu hết mọi người đều có chung đánh giá như tôi. Áp
6


dụng một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học
sinh Nữ lớp 10
Bước đầu các em có một số kiến thức cơ bản đơn giản thiết thực về các
bài thể dục, các động tác. Tên gọi và các thành phần và kết quả của các bài tập.
Mối quan hệ của các bài tập và các môn tự chọn liên quan với nhau.
Hình thành và vận dụng các kĩ năng về các động tác cơ bản. Thực hiện
một số động tác cơ bản, biết cách Thực hiện chuyền bóng cao tay, thể lực. Các
em tự phát hiện, tự tìm tòi và tự chiếm lĩnh kĩ thuật mới chăm chỉ luyện tập
hứng thú với giờ học, bài học.
2.3.2. Nghiên cứu về chương trình.
- Chương trình thể thao tự chọn môn bóng chuyền trong trường Trung
học phổ thông là bộ phận của chưong trình Thể dục. Chương trình này kế thừa
và phát triển thành tựu về dạy học. Thể thao tự chọn thực hiện những đổi mới về
cấu trúc nội dụng để tăng cường hình thành và ứng dụng kiến thức mới quan
tâm đúng mức đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó giúp học sinh hoạt
động học tập tích cực, linh hoạt sáng tạo theo năng lực của học sinh.
* Thời lượng chương trình dạy thể thao tự chọn môn bóng chuyền
-Lớp 10 : Học kỳ I 16 tiÕt
Học kỳ II 16 tiÕt
- Mỗi tiết học 45 phút.
- Tổng số thời lượng môn tự chọn cả năm là: 32 tiết
- Mỗi tuần 2 tiết => Tổng thời gian là 16 tuần
* Kiến thức: Gồm các mạch kiến thức là.

- Trò chơi phát triển thể lực.
- Các yếu tố thể lực cũng rất quan trọng cho các em khi tập môn thể thao
này vì thể thao rèn cho các em một thể lực dồi dào và sung mãn, giúp cho các
em phát triển về sức khỏe.
2.3.3. Nghiên cứu về phương pháp dạy môn tự chọn
2.3.3.1. Phương pháp dạy học bài mới
7


- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các kĩ thuật và chiến thuật cho
phù hợp với bộ môn và nêu được cách thực hiện.
- Sau khi học sinh tìm ra được kĩ thuật, giáo viên tổ chức cho học sinh
thực hiện kĩ thuật đó để từ đó học sinh rèn luyện thành kĩ năng, kĩ xảo.
- Từ đó giáo viên tập cho học sinh tái hiện các kiến thức đó bằng cách
vừa hấp dẫn vừa khích lệ học sinh thi đua học tập. Các em thường xuyên thực
hành luyện tập kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề trong học tập trong
đời sống.
- Áp dụng phương pháp dạy học mới giúp học sinh biết phát hiện chiếm
lĩnh kiến thức mới và cách giải quyết các vấn đề gần gũi đời sống.
- Mỗi giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và nhận biết
được những ý định của phân phối trường trình thì có thể có nhiều điều kiện ôn
tập củng cố kiến thức đã học, giúp học sinh huy động chúng để phát hiện, chiếm
lĩnh, vận dụng kiến thức mới tìm ra những nội dung còn tiềm ẩn trong bài học.
2.3.3.2. Phương pháp dạy học và các nội dung luyện tập
Nhiệm vụ chủ yếu là củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản của
chương trình. Rèn luyện các năng lực giúp học sinh hiểu ra rằng học không để
biết mà học còn để rèn luyện và vận dụng kĩ năng đó vào thực tiễn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Nói chung các phương pháp giáo viên đưa ra phải phù hợp với tiết học từng

nội dung cụ thể, từ đó mới thu hút học sinh mới phát huy được tính tích cực
trong học tập, nâng cao chất lượng.
Sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những giải pháp cụ
thể trong các giờ học để năng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho các em.
Kết quả như sau :

Đối tượng
Mức độ
Giỏi
Khá

Nhóm Đối chứng
n= 35

Tỷ lệ
%

Nhóm Thực Nghiệm
n= 32

Tỷ lệ
%

7
11

20
31.4

8

10

25
31.3

8


TB
Yếu

12
34.3
9
28.1
5
14.3
5
15.6
Qua số liệu ta thấy tỉ lệ khá, giỏi đã có sự nâng lên rõ rệt so với kết quả

trước thực nghiệm. Trước thực nghệm tỷ lệ giỏi chỉ là 9.4% nhưng sau thực
nghiệm đã lên tới 25%.
Với bảng kết quả này, so với thực trạng nhiều năm trước của trường thì
đã có sự tiến bộ. Điều này cho thấy : việc đưa các bài tập mà chúng tôi đẫ lựa
chọn vào áp dụng trong quá trình giảng dạy môn bóng chuyền trong trường
trung học phổ thông sẽ đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao kỹ
năng chuyền bóng cao tay cho các em cũng như nâng cao kỹ năng chơi bóng
của các em.
3. Kết luận, kiến nghị

3.1. Kết luận
Khi giáo viên dạy bất cứ môn tự chọn nào trong chương trình Thể dục
giáo viên rất cần đến phương pháp dạy. Tuy nhiên, không phải bất cứ giáo viên
nào khi sử dụng cũng đều sử dụng tốt các phương pháp, đạt hiệu quả như mong
muốn. Qua dạy thực nghiệm, dự giờ thao giảng trao đổi với giáo viên và học
sinh, tôi thấy vấn đề sử dụng phương pháp áp dụng cho môn bóng chuyền cho
học sinh trong giờ Thể dục, đặc biệt là học sinh Nữ Trung phổ thông là vấn đề
hết sức quan trọng. Nó góp phần rất lớn trong sự thành công của mỗi tiết dạy
khi giáo viên lên lớp. Vì vậy, để đảm bảo việc sử dụng tốt, có chất lượng thì
giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp giảng dạy này. Ngoài
việc cần nắm chắc phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, đúng lúc, đúng
chỗ, đúng nội dung bài dạy thì người giáo viên còn cần phải có sự chuẩn bị đồ
dùng dạy học trước khi lên lớp sao cho thu hút được sự chú ý của học sinh. Mặt
khác, khi sử dụng phương pháp này phải có sự kết hợp hài hòa, khéo léo giữa
các phương pháp giảng dạy môn Thể dục để tạo sự lô gíc cho bài giảng. Thông
qua việc đưa phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền trong

9


trường Trung học phổ thông giúp cho học sinh phải nắm bắt được kiến thức
giáo vên chuyền đạt.
3.2. Kiến nghị
Là giáo viên dạy Thể dục, tôi luôn mong muốn học sinh của mình nói
riêng và tất cả các em học sinh nói chung sẽ học tốt mọi môn học. Việc đưa
phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền trong trường trung học
phổ thông giúp các em tiếp thu tốt kiến thức ở lớp cũng như ở trường đặc biệt là
đối với những em học sinh nữ.
Để đạt được chất lượng giáo dục như mong muốn, theo tôi người giáo
viên phải tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy, trao đổi

với đồng nghiệp những kinh nghiệm để giảng dạy ngày một tốt hơn. Các tổ khối
nhà trường, phòng giáo dục cần thường xuyên tổ chức xây dựng chuyên đề, dạy
thực nghiệm tìm ra những hướng đi đúng giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụ
giảng dạy của mình. Bên cạnh những kiến thức, kinh nghiệm, người giáo viên
cần phải có tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh, thương yêu học sinh như
chính con em mình, kiên trì không nôn nóng, nhẹ nhàng, gần gũi để động viên
học sinh học tập tốt hơn.
Về phía nhà trường cần đảm bảo đủ về cơ sở vật chất như sân bãi, cột
lưới, bóng và những điều kiện khác để các em có đầy đủ điều kiện tôt nhất
trong quá trình học tập và luyện tập.
Về phía học sinh : Các em cần phải được chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, ý
thức, khả năng ngôn ngữ sẵn sàng cho việc vào học môn thể dục.
Về phía cha mẹ học sinh : Cần tạo cho con em mình những điều kiện tốt
về thời gian và môi trường học tập. Dành thời gian gần gũi, quan tâm, động viên
con em mình đồng thời thường xuyên gặp gỡ thầy cô giáo để nắm bắt rõ khả
năng cũng như kết quả học tập của các em.
Với những điều kiện như thế, tôi tin chắc các em học sinh sẽ tiếp thu tốt
tất cả các môn học.

10


Trên đây là một số công việc mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện
trong quá trình giảng dạy với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo những lớp người mới, những chủ nhân của đất
nước mai sau.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đông Sơn ngày 06 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình,

không sao chép nội dung của người khác
Người viết

Nguyễn Thị Li Na

11


Tài Liệu Tham Khảo
STT

Tên tài liệu

Tác giả

Năm XB

1

Bước đầu đổi mới kiểm tra đấnh giá.

Lê Văn Lẫm
Trần Đồng Tâm

2004

3

Đảng và nhà nước với thể dục thể
thao.

Đại cương tâm lý học

Đặng Đức Thao
NXBGD

1984
2001

4

Hồ Chí Minh toàn tập

NXBGD

1999

5

Một số vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học ở trường THPT
Sách giáo viên thÓ dôc 10,11,12

Nhóm tác giả
NXBGD
Vò §øc Thu
Trư¬ng Anh TuÊn
Vũ Đào Hùng
Trần Đồng Lâm
Đặng Đức Thao
Vũ Đào Hùng

Trần Đồng Lâm
Đặng Đức Thao
Vũ Đào Hùng
Trần Đồng Lâm
Đặng Đức Thao

2

6
7

8

9

Thể dục và phương pháp dạy học tập
1
Thể dục và phương pháp dạy học tập
2
Thể dục và phương pháp dạy học tập
2

12

2004
2005
1995

1997


1997



×