Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

MỘT vài KINH NGHIỆM tổ CHỨC THAM QUAN học tập tại QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH sử CÁCH MẠNG xã XUÂN MINH, HUYỆN THỌ XUÂN TRONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.18 KB, 23 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa
cao, dần hình thành thị trường toàn thế giới. Khoa học- kỹ thuật phát triển như
vũ bão không chỉ cuốn mọi người vào guồng quay hối hả của nó, tạo ra những
khả năng to lớn để con người có thể phát triển những năng lực sáng tạo của
mình mà còn làm cho sự giao lưu và trao đổi văn hóa - xã hội giữa các quốc gia,
dân tộc ngày càng phát triển. Tất cả những nhân tố thúc đẩy đời sống vật chất và
tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những
nhân tố tiến bộ, những dòng văn hóa độc hại cũng tràn vào, làm xói mòn, đầu
độc tư tưởng của con người nhất là tầng lớp thanh niên. Thế nên, phải “bồi
dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc,
lý tưởng XHCN, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí
tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Phải đào tạo được những lớp
người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm
hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học công
nghệ…” [1]
Muốn thúc đẩy sự nghiệp giáo dục trong việc đào tạo con người Việt Nam
mới xã hội chủ nghĩa phù hợp với yêu cầu của thời đại thì nội dung giáo dục
phải toàn diện: không chỉ có kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin,
khoa học tự nhiên… mà còn phải hiểu biết cả về văn học, nghệ thuật nhất là về
lịch sử dân tộc. Bởi vì, bất kỳ dân tộc nào dù phát triển đến đâu, một con người
dù rất thành đạt mà không am hiểu lịch sử dân tộc mình, không mang trong
mình những giá trị văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất thì con người đó không
được giáo dục ý thức dân tộc, ý thức công dân…
Như vậy, trong các môn học ở trường THPT thì môn Lịch sử có ưu thế và ý
nghĩa rất quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục
của Đảng. Mặc dù bộ môn Lịch sử có vị trí quan trọng như thế, nhưng thực tiễn
dạy học lịch sử ở trường phổ thông vẫn còn nhiều điều bất cập. Một vấn đề lớn
còn tồn tại hiện nay trong giáo dục là chậm đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn, chưa biết chọn lọc kiến thức cơ bản, thiết thực và giàu tính thuyết phục,


chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, còn lúng túng trong việc xử lý
mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp dạy học bộ môn. Vì vậy, nhìn
chung, kết quả dạy học chưa cao. Nhiều học sinh, do tác động, ảnh hưởng khách
quan và suy nghĩ chủ quan nên quan niệm rằng môn Lịch sử chỉ là môn phụ, các
em chưa có hứng thú học tập; còn miễn cưỡng, đối phó.
Để nâng cao chất lượng bộ môn, khắc phục tình trạng trên, việc cải tiến,
đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bộ môn trở thành vấn đề cấp thiết.
Quá trình đổi mới dạy học phải tiến hành thường xuyên, đồng bộ trong đó việc
tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan có vai trò quan trọng, nhất là khi
những phương tiện này đang rất thiếu thốn và lạc hậu. Một trong những loại
phương tiện dạy học có thể sử dụng tốt là các di tích lịch sử ở địa phương. Di
1


tích lịch sử không chỉ là một loại tài liệu vật chất quý hiếm, một bằng chứng
khoa học, trung thực về sự tồn tại của quá khứ mà còn là phương tiện dạy học có
hiệu quả sư phạm cao. Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông sẽ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, thực hiện mục tiêu giáo
dục của Đảng, Nhà nước.
Thọ Xuân là một trong những địa phương có số lượng di tích lịch sử - cách
mạng phong phú và đa dạng; đặc biệt là cụm di tích lịch sử - cách mạng xã Xuân
Minh là những di tích về giai đoạn lịch sử 1930- 1945 chiếm một số lượng lớn.
Đây là nguồn tư liệu rất phong phú, là phương tiện trực quan rất có giá trị để cụ
thể hóa, minh chứng cho những sự kiện, những chiến công oanh liệt của nhân
dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Sử dụng cụm di tích lịch
sử - cách mạng xã Xuân Minh để dạy học lịch sử địa phương thời kỳ 1930 1945 không chỉ giúp học sinh có được những biểu tượng cụ thể, sinh động về
cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng không kém phần hào hùng của dân
tộc ta mà còn bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của
quê hương Thọ Xuân, giúp các em nhận thức đúng đắn những đóng góp to lớn
của Thọ Xuân trong tiến trình lịch sử dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Pháp cứu

nước đã đi qua, nhưng những di tích cách mạng và kháng chiến ở Thọ Xuân vẫn
còn in đậm và sáng ngời mãi những chiến công của dân tộc. Hiểu rõ các di tích
này, học sinh sẽ hiểu hơn tiến trình lịch sử đang học, càng thêm yêu Thọ Xuân,
tự hào quê hương của mình.
Tuy nhiên thực tế thì trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay cũng chỉ có
một vài tài liệu viết về các di sản lịch sử - cách mạng Thọ Xuân, giáo viên trên
địa bàn cũng chưa có sáng kiến kinh nghiệm nào biết tận dụng những di tích lịch
sử - cách mạng của xã Xuân Minh trong việc dạy học môn lịch sử.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “ MỘT VÀI
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THAM QUAN HỌC TẬP TẠI QUẦN THỂ DI
TÍCH LỊCH SỬ - CÁCH MẠNG XÃ XUÂN MINH, HUYỆN THỌ XUÂN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 1930 -1945 LỚP
12 THPT LAM KINH”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Khẳng định vai trò và ý nghĩa của hoạt động tham quan học tập, từ đó đưa
ra một vài biện pháp tổ chức hoạt động tham quan học tập tại cụm di tích lịch sử
- cách mạng xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa cho học sinh lớp 12
trường THPT Lam Kinh sau khi học xong phần Lịch sử địa phương giai đoạn
1930 -1945.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là một vài cách thức tổ chức hoạt
động tham quan học tập tại cụm di tích lịch sử - cách mạng xã Xuân Minh,
huyện Thọ Xuân trong dạy học Lịch sử địa phương giai đoạn 1930 -1945 cho
học sinh lớp 12 ở trường THPT Lam Kinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2


+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu tài liệu: đọc, sưu tầm và
phân tích những tài liệu từ sách báo, tạp chí, Internet… về lý luận phương pháp

dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là lý luận về phương pháp sử
dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử trong đó có sử dụng di tích lịch sử
- cách mạng .
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tiến hành quan sát, điều tra bằng
phiếu đối với giáo viên và học sinh, trải nghiệm thực tế tại địa bàn, đối chiếu với
kết quả điều tra. Tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử sử dụng di tích lịch sửcách mạng trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông nói chung và
Lịch sử địa phương nói riêng, về thái độ của học sinh với môn học và nguyên
nhân ảnh hưởng đến thái độ học tập môn Lịch sử.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Quan niệm về di tích và di tích lịch sử- cách mạng.
Về tên gọi chung, hiểu theo ý nghĩa ban đầu thì di tích là những “dấu vết,
mảnh vụn” còn sót lại của các thời đại trước gắn liền với những nhân vật, sự
kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử. Ta cũng dễ dàng nhận thấy, từ xa xưa nhiều
nước trên thế giới đã đặt tên chung cho di tích lịch sử là dấu tích, dấu vết còn lại.
Tiếng Pháp viết vestiges, tiếng Anh cũng viết vestiges,tiếng Nga viết pomiatnik,
tiếng Trung Quốc viết cổ tích. Quá trình nghiên cứu di tích đã được các nhà sử
học quan tâm từ rất lâu và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau:
Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (Xuất bản
năm 2006 thì: “Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc
trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”.
Còn theo luật di sản văn hóa của nước ta, Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa X thông qua ngày 29/
6/ 2001 quy định “ di tích là công trình được xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học” . Gọi chung là di tích lịch sử-văn hóa vì chúng do con người
(tập thể hoặc cá nhân ) hoạt động sáng tạo lịch sử,con người hoạt động văn hóa
mà hình thành nên. Văn hóa ở đây bao gồm cả văn hóa vật chất, văn hóa xã hội
và văn hóa tinh thần .
Di tích cách mạng là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng

như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến
trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên
phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự
kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất
đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ
bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời
gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu
không được quan tâm đặc biệt.
3


2.1.2. Cơ sở xuất phát điểm của vấn đề sử dụng di tích lịch sử- cách
mạng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
2.1.2.1. Mục tiêu giáo dục của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông.
Mục tiêu giáo dục của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông được xây dựng
trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thể hiện tập trung ở việc quán triệt mục tiêu
chung của giáo dục phổ thông, thông qua chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng, nội
dung của môn học và tình hình, nhiệm vụ cụ thể của đất nước trong những điều
kiện cụ thể.
Mục tiêu giáo dục trường phổ thông quán triệt đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về giáo dục, yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước đối với giáo dục.
Luật giáo dục được Quốc hội thông qua năm 2005 đã nêu: “Mục tiêu của
giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân,
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,tham gia
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
2.1.2.2. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
Lịch sử mang tính quá khứ, bao gồm những sự kiện, hiện tượng đã xảy
ra, nó tuân thủ theo tiến trình thời gian. Chúng ta phải tiếp nhận lịch sử một

cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại. Việc nhận thức lịch sử đối
với học sinh có những nét đặc trưng, học sinh tiếp thu kiến thức lịch sử thông
qua việc cung cấp các sự kiện tạo biểu tượng lịch sử của giáo viên trong mỗi
giờ giảng mà không thể cho học sinh “trực quan sinh động” những sự kiện
xảy ra.
Bên cạnh đó, lịch sử mang tính không lặp lại về không gian và thời
gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra trong một không gian và thời
gian nhất định, chỉ xảy ra một lần duy nhất. Không có một sự kiện, hiện tượng
lịch sử nào hoàn toàn giống nhau, dù có điểm giống nhau, lặp lại mà là sự kế
thừa “lặp lại trên cơ sở không lặp lại”. Chính điều đó đã gây nên những trở ngại
trong việc giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh nhớ sự kiện lịch sử.
Lịch sử có tính cụ thể, nên khi trình bày các sự kiện lịch sử rất cần phải cụ
thể, sinh động.
Để thực hiện được yêu cầu này, người giáo viên lịch sử phải vận dụng
nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học, trong đó đồ dùng trực quan nhất là
các đồ dùng trực quan hiện vật (các di tích lịch sử-cách mạng) góp một phần
không nhỏ quyết định thành bại việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Nó
giúp các em không chỉ “biết” mà còn hiểu lịch sử đã diễn ra nhƣ thế nào một
cách chân thực nhất, sống động nhất.
2.1.2.3. Đặc điểm tâm lý và nhận thức lịch sử của học sinh THPT (lớp 12)
- Đặc điểm nhận thức lịch sử của học sinh

4


Đặc trưng của bộ môn lịch sử không cho phép học sinh được quan sát trực
tiếp các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà chủ yếu là nhận thức gián tiếp thông qua
quan sát, tri giác các tài liệu, hiện vật được lưu lại. Vậy, trong “trực quan sinh
động” thì tài liệu đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự quan sát, tri giác của
học sinh.

Thông thường, ở trường phổ thông, “tài liệu” giúp học sinh tri giác sự kiện,
hiện tượng lịch sử là lời giảng của thày, đồ dùng trực quan và sách giáo khoa.
Đây là các “tài liệu” có tính chất nền tảng cho tri giác của học sinh. Di tích lịch
sử- cách mạng là một trong những bộ phận của nguồn sử liệu vật chất chân xác
nhất. Nó là một loại phương tiện trực quan có giá trị góp phần tạo biểu tượng cụ
thể, chân thực cho học sinh.
Hơn nữa, việc sử dụng các di tích lịch sử-cách mạng trong học tập lịch sử
sẽ rèn luyện khả năng quan sát, trí tưởng tượng, phát triển tư duy và ngôn ngữ
cho học sinh. Để có thể hiểu được nội dung của những địa điểm đã xảy ra các sự
kiện lịch sử, học sinh phải quan sát các sự vật, hiện tượng, rồi giải thích, đánh
giá… đi đến rút ra những nét khái quát về bẩn chất các sự vật và hiện tượng
đó… Công việc làm thường xuyên như vậy làm cho các thao tác tư duy của học
sinh được phát triển.
- Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 12 THPT trong học tập lịch sử
Theo tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm thì học sinh ở cấp
THPT(vào độ tuổi 16- 18) đang trong thời kỳ phát triển hết sức sôi động và
toàn diện về mặt tâm sinh lý và hoạt động xã hội. Học sinh có sự phát triển
nhanh về thể lực, trong đó hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu
trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển nên các
em có trình độ hiểu biết hơn hẳn lứa tuổi học sinh THCS, có khả năng tư duy
lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sang tạo. Tư duy của các em chặt
chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời, tính phê phán của tư duy
cũng phát triển. [9]
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 12 THPT cho phép người viết
có thể sử dụng những biện pháp thích hợp hướng dẫn học sinh sử dụng các di
tích lịch sử cách mạng và tưliệu về di tích lịch sử cách mạng tốt nhất để đạt
được mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của bộ môn.
2.1.2.4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử
Việc đổi mới chương trình SGK hiện nay đặt ra yêu cầu bức thiết là phải
đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Qua tìm hiểu, so với một số nước trong

khu vực và trên thế giới, mặt bằng kiến thức ở trường phổ thông của chúng ta
không thua kém gì họ, thậm chí còn hơi nặng và học sinh ta khi đua tài chất xám
trong các kỳ thi quốc tế cũng khẳng định được thứ hạng cao. Nhưng chúng ta lại
thua họ ở kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức khoa học và năng lực hoạt
động độc lập.
Đặc biệt nhiều giáo viên lịch sử chƣa hiểu hết nội dung kênh hình, nên bỏ
qua hoặc hiệu quả sử dụng chƣa cao… Những hạn chế đó không thể đáp ứng
5


đƣợc yêu cầu đổi mới về phƣơng pháp dạy học hiện nay, cũng nhƣ không hoàn
thành mục tiêu giáo dục đã đề ra. Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu bức thiết
phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng việc đổi mới về nội dung và mục
tiêu giáo dục đặt ra.
2.2. Một số di tích lịch sử- cách mạng ở xã Xuân Minh, huyện Thọ
Xuân cần khai thác, sử dụng trong dạy học Lịch sử địa phương từ 1930
đến 1945 lớp 12 THPT.
- Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Xuân Thúy.
- Di tích lịch sử đồn Phong Cốc.
- Di tích lịch sử nhà ông Đỗ Huy Trinh.
- Di tích lịch sử đồng Mã Nung.
- Di tích lịch sử đình làng Xá Lê.
- Di tích lịch sử đình làng Phong Cốc.
- Di tích lịch sử nhà thờ Cố Thủy.
- Di tích lịch sử nhà ông Đỗ Huy Trai.
- Di tích lịch sử địa điểm Vườn Trầu.
- Di tích lịch sử nhà ông Trịnh Văn Phan.
- Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Văn Hồ.
- Di tích lịch sử nhà ông Đỗ Huy Kính.
- Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Xuân Oanh.

2.3. Thực trạng vấn đề.
2.3.1. Thực trạng về di tích lịch sử Thọ Xuân nói chung và di tích lịch
sử- cách mạng thời kỳ 1930- 1945 nói riêng ở Xuân Minh.
Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hiến, núi sông
cẩm tú, con người cần cù, giản dị, giàu lòng yêu nước. Thọ Xuân là đất thang
mộc của hai vương triều hiển hách (Tiền Lê và Hậu Lê ) để lại những dấu son
sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Đất Thọ Xuân đã sinh ra những vị anh hùng
mở nước, giải phóng dân tộc.Từ Lê Đại Hành hoàng đế (Lê Hoàn) đến Thái tổ
cao hoàng đế (Lê Lợi), Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) - nhân vật của mọi thời
đại đã làm cho Thọ Xuân trở thành vùng đất được mọi người dân Việt Nam và
thế giới hướng về với tấm lòng ngưỡng mộ.
Huyện Thọ Xuân khá phong phú về tiềm năng du lịch cả về cảnh quan, văn
hóa, di tích lịch sử, là một huyện có bề dày lịch sử, văn hóa cách mạng với 56 di
tích được xếp hạng, trong đó có 1 Di tích Quốc gia đặc biệt, 12 Di tích Quốc gia
và 43 Di tích cấp tỉnh.
Xuân Minh là một xã thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Nằm ở phía
Bắc, Đông Bắc huyện Thị trấn Thọ Xuân. Phía Bắc giáp huyện Yên Định(có con
sông cầu chày làm giới hạn). Cách trung tâm huyện Thọ Xuân 4 km. Xuân Minh
là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng bậc nhất của tỉnh Thanh Hóa, là
cái nôi cách mạng của Tỉnh, là địa chỉ tin cậy của cách mạng Tỉnh mà đỉnh cao
là thời kỳ 1930- 1945. Xã Xuân Minh được Đảng, nhà nước trao tặng danh hiệu
6


xã Anh hùng cách mạng thời kỳ chống Pháp, xã đạt chuẩn nông thôn mới năm
2015.
Về mặt di tích: Quần thể di tích lịch sử cách mạng xã Xuân Minh
huyện Thọ Xuân đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2010.
Những di tích cách mạng ở Thọ Xuân nói chung, Xuân Minh nói riêng mãi
mãi là những tượng đài trong trái tim của người Thọ Xuân và đồng bào cả nước,

là sức mạnh truyền thống để thế hệ sau luôn cảm thấy tự hào về những thành
quả mà cha ông ta đã gây dựng lên. Đồng thời với khối lượng di tích cách mạng
như vậy sẽ là điều kiện thuận lợi cho các giáo viên không chỉ riêng ở Thọ Xuân
mà giáo viên các tỉnh khác cũng có thể khai thác và sử dụng trong dạy học lịch
sử ở trường THPT.
Nhưng cũng giống như nhiều nước ở trên thế giới, các di tích lịch sử cách mạng ở Thọ Xuân đã và đang trải qua nhiều hiểm họa, bị phá hủy do thời
gian ngày càng lùi xa, thiên nhiên khắc nghiệt và bản thân con người. Một số di
tích cách mạng đã được tỉnh đầu tư kinh phí ngân sách để tu bổ, nâng cấp, phục
hồi, tu bổ, tôn tạo và đặt bia di tích tại khu di tích lịch sử quốc gia.
Nhưng nhìn chung, công tác bảo vệ và sử dụng các di tích cách mạng ở
Thọ Xuâ nói chung và di tích phản ánh giai đoạn 1930 – 1945 ở Xuân Minh nói
riêng đã và đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Điều đó có những tác
động không tốt đến việc giáo dục học sinh THPTnhư học sinh ít có cơ hội tiếp
xúc, khai thác những nội dung lịch sử khoa học đƣợc phản ánh trong di tích.
Nhiều lúc lại bị “hiện đại hóa” các di tích lịch sử-cách mạng do việc tôn tạo di
tích không đúng nguyên trạng. Từ đó, ý nghĩa giáo dục truyền thống đạo đức ít
được phát huy trong các dịp tham quan.
2.3.2. Thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng địa phương
trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT Thọ Xuân.
Để hiểu đƣợc thực tiễn việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy
học bộ môn lịch sử ở trƣờng THPT huyện Thọ Xuân, tôi đã tiến hành phát
phiếu điều tra 15 giáo viên của 6 trường THPT trong huyện. Kết quả thu được
như sau:
Bảng 1.1: Kết quả xin ý kiến giáo viên
Câu hỏi
Số GV
Kết quả trả lời
được
hỏi
Nội dung câu

Số GV
%
trả lời
trả lời
Câu 1: Theo các thầy(cô) có cần
15
Rất cần thiết
8
53,3
thiết phải sử dụng di tích lịch
sử- cách mạng trong dạy học
Cần thiết
5
33,4
lịch sử dân tộc ở trƣờng THPT
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
không?
Không cần thiết
2
13,3

7


Câu 2: Thầy (cô) đã sử dụng tài
liệu lịch sử địa phƣơng trong đó
có di tích lịch sử cách mạng ở
Tuyên Quang trong các bài lịch
sử dân tộc có liên quan chƣa?
Câu 3: Thầy (cô) đã sử dụng di

tích lịch sử- cách mạng trong
dạy học lịch sử Việt Nam từ
1945 đến 1954 theo hình thức
dạy học nào dƣới đây?

Câu 4: Sử dụng di tích lịch sửcách mạng trong dạy học lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1945- 1954.
Thầy (cô) gặp những trở ngại
nào?

Câu 5: Việc sử dụng di tích lịch
sử- cách mạng ở địa phƣơng
trong dạy học lịch sử Việt Nam,
theo thầy (cô) có tác dụng?

15

15

15

15

Ý kiến khác
Thƣờng xuyên
sử dụng
Chƣa sử dụng
Sử dụng một vài
lần
Không để ý

Trong bài lịch sử
nội khóa
Trong hoạt động
ngoại khóa lịch
sử
Hƣớng dẫn học
sinh tự học ở
nhà
Thời gian tiết
học ít, học sinh
không hứng thú
học tập

0
0

0
0

8
5

53,3
33,4

2
10

13,3
66,7


2

13,3

3

20

6

40

Tài liệu tham
khảo thiếu, lâu
nay chƣa đƣợc
sử dụng

2

13,3

Lúng túng trong
việc vận dụng
phƣơng pháp
dạy
học
Tất cả các ý kiến
trên
Tạo đƣợc hứng

thú cho học sinh

0

0

7

46,7

0

0

Hiệu quả bài học
đạt
đƣợc cao hơn
Có thể sử dụng
linh hoạt với các
phƣơng pháp
dạy học khác

0

0

0

0


8


Tất cả các ý kiến
15
100
trên
Câu 6: Hình thức sử dụng di
15
Tổ chức cho học
5
33,4
tích lịch sử - cách mạng nào
sinh học ngay tại
dƣới đây theo thầy/cô
di tích
là có hiệu quả ở trƣờng THPT?
Khai thác di tích
3
20
để dạy học trong
những bài nội
khóa.
Tổ chức học
5
33,4
sinh thăm quan
ngoại khóa lịch
sử.
Hƣớng dẫn học

2
13,2
sinh tự khai thác
di tích trong học
tập Lịch sử.
Thông qua việc điều tra giáo viên bộ môn Lịch sử ở trƣờng THPT trên địa
bàn huyện Thọ Xuân về việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học
Lịch sử dân tộc chúng tôi nhận thấy: Đa phần giáo viên khi đƣợc hỏi đều nhận
thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong việc
dạy học trong đó có đến 86,7 % ý kiến khẳng định trong tình hình hiện nay
chúng ta có thể và cần thiết phải sử dụng di tích lịch sử- cách mạng ở trƣờng
THPT để nâng cao chất lƣợng môn học. Tuy nhiên, hơn một nửa trong số các
giáo viên đƣợc hỏi (53,3%), cho biết chƣa từng từng tổ chức cho học sinh học
tập ngoại khóa môn Lịch sử hoặc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng dƣới mọi
hình thức trong dạy học Lịch sử dân tộc.
Bảng 1.2: Kết quả xin ý kiến học sinh
Câu hỏi
Số HS
Kết quả trả lời
được
hỏi
Nội dung câu Số HS %
trả lời
trả lời
Câu 1: Em có thích học
150 Rất thích
10
6,7
môn Lịch sử ở trƣờng
Thích

30
20
THPT không?
Bình thƣờng
90
60
Không thích
20
13,3
Câu 2: Kể tên các di tích lịch sử- cách
150 Kể đƣợc tên và
2
1,3
mạng ở Thọ Xuân liên quan đến nội
hiểu rõ nội
dung lịch sử địa phương Thọ Xuân từ
dung mà di tích
1930 đến 1945 mà em biết?
phản ánh
Kể đƣợc tên
15
10
nhưng không
9


Câu 3: Em có thích đến tham quan và
học tập tại di tích lịch sử- cách mạng
không?


150

Câu 4: Em có hay đọc các tài liệu viết
về di tích lịch sử- cách mạng của
Tuyên
Quang không? Nó có tác dụng gì với
em trong học tập không?

150

Câu 5: Theo em có nên tổ chức các
hoạt động ngoại khóa Lịch sử ở
trƣờng THPT không? Vì sao?

150

Câu 6: Em đã đƣợc đi tham quan các
di tích lịch sử- cách mạng tiêu biểu
của Tuyên Quang liên quan đến nội
dung lịch sử dân tộc giai đoạn 19451954 chƣa?

150

hiểu rõ nội
dung mà di tích
phản ánh
Không biết di
tích
nào
Không quan

tâm
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích

Không bao giờ
Một vài lần
Chưa có điều
kiện đọc

Không

118

78,7

15

10

27
78
33
12
2
0
18
130


18
52
22
8
1,3
0
12
86,7

150

100

0

0

Thường xuyên
0
0
Thỉnh thoảng
15
10
Chƣa lần nào
120
80
120 80
Hướng dẫn học
2
13,2

sinh tự hai thác
di tích trong
học tập Lịch sử.
Còn thông qua việc tìm hiểu học sinh THPT, chúng tôi nhận thấy rằng phần
lớn các em đều rất hứng thú với những giờ học sử dụng đồ dùng trực quan, các
giờ học tại thực địa, tham quan ngoại khóa. Tuy nhiên lại có đến 78,7 % học
sinh học sinh không kể được hoặc không kể đƣợc đầy đủ các di tích lịch sửcách mạng giai đoạn 1945- 1954, 10 % học sinh kể được nhưng không hiểu
được nội dung mà các di tích phản ánh,và có đến 86,7 % học sinh khi được hỏi
chưa có điều kiện để đọc các tài liệu viết về di tích lịch sử- cách mạng của Thọ
Xuân, 80% học sinh chƣa từng đƣợc đi tham quan di tích lịch sử- cách mạng
trong quá trình học lịch sử dân tộc giai đoạn 1945- 1954.
Kết quả xin điều tra giáo viên và học sinh đã phần nào phản ảnh đúng
thực trạng của viêc dạy và học môn Lịch sử hiện nay trên địa bàn tỉnh Thọ Xuân
là việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng mặc dù đã được đưa vào một số bài
10


học nhưng hiệu quả chưa cao, giáo viên chưa được hỗ trợ nhiều về kinh phí và
dường như lung túng trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa lịch sử.
Những vấn đề trên là cơ sở giúp đề tài xây dựng các hình thức và biện pháp
sử dụng di tích lịch sử trong bài học lịch sử.
2.3.3. Qui trình thực hiện hoạt động tham quan học tập tại quần thể di
tích lịch sử - cách mạng cho học sinh trong dạy học Lịch sử.
Tham quan có một vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông. Những dấu vết của quá khứ không chỉ cụ thể hóa kiến thức mà còn để lại
một ấn tượng mạnh mẽ nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện khả năng quan
sát, phân tích của học sinh.
Trong thực tế có thể tổ chức hai loại tham quan lịch sử chủ yếu phù hợp với
yêu cầu học tập và điều kiện tổ chức:
- Thứ nhất, những cuộc tham quan phục vụ trực tiếp nội dung bài học nội

khóa và có thể là bài giảng trong nhà bảo tàng hoặc trên thực địa ở địa phương
trường đóng.
- Thứ hai, những cuộc tham quan có tính chất một hoạt động ngoại khóa ở
nhà bảo tang hoặc di tích lịch sử xa trường. Công việc này đòi hỏi nhiều điều
kiện khó khăn, phức tạp để tổ chức nên không thể tiến hành thường xuyên. Việc
tham quan lịch sử mang tính chất một hoạt động ngoại khóa đòi hởi phải bỏ
nhiều công sức chuẩn bị và tiến hành. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay đây là
hình thức được các trường sử dụng nhiều nhất.
Để cho buổi tham quan đạt hiệu quả, tránh các sự cố xảy ra, cần phải có kế
hoạch và phương pháp tiến hành tốt hay nói cách khác công việc chuẩn bị có ý
nghĩa quan trọng:
- Vào đầu năm học, giáo viên lịch sử đề xuất với nhà trường kế hoạch đi
tham quan di tích lịch sử - cách mạng.
- Tiếp đó, giáo viên liên hệ với Ban quản lý di tích, gặp gỡ, trao đổi với cán
bộ hướng dẫn, phụ trách di tích, trình bày rõ mục đích, yêu cầu của buổi tham
quan để cùng có kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện cho hoạt động đạt kết quả.
- Để thu được kết quả cao, giáo viên đã phổ biến cho học sinh rõ mục đích,
yêu cầu của buổi tham quan. Đây là một trong các yếu tố đưa đến sự thành công
của hình thức hoạt động này. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với học
sinh trong khi tham quan là các em cần ghi chép những số liệu, tài liệu do người
thuyết minh cung cấp hoặc những ghi chú ở các tư liệu được trình bày.
- Khi vạch kế hoạch tham quan, cần phải ấn định thời gian bắt đầu và kết thúc.
Thông thường, đối với các di tích gần trường chỉ nên tiến hành trong khoảng 2h
để phù hợp với sức khỏe, trình độ cũng như khả năng nhận thức của học sinh.
Nếu thời gian kéo dài hứng thú của học sinh sẽ giảm.
- Kết quả của buổi tham quan được đánh giá thông qua việc giáo viên cho
học sinh thảo luận hoặc viết các bài thu hoạch.

11



2.4. Tổ chức hiệu quả hoạt động tham quan học tập tại di tích lịch sử cách mạng
Buổi tham quan học tập được tổ chức theo kế hoạch cụ thể sau: Sau khi học
xong phần Lịch sử địa phương Thọ xuân giai đoạn 1930 – 1945, tổ chức cho học
sinh lớp 12B6 đi tham quan học tập tại quần thể di tích lịch sử - cách mạng xã
Xuân Minh.
2.4.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đầu năm học, giáo viên lên kế hoạch về buổi tham quan học tập tại di
tích và đề xuất với Ban giám hiệu nhà trƣờng, tổ bộ môn.
- Dự trù kinh phí cho buổi tham quan:
+ Dự trù kinh phí từ hội phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu nhà trường
+ Chi phí các khoản: mua vé vào tham quan di tích, mua nƣớc….
- Trước buổi tham quan 2 tuần:
+ Giáo viên liên hệ trƣớc với Ban quản lý di tích, gặp gỡ, trao đổi và thảo
luận với ngƣời quản lý di tích; trình bày rõ mục đích, yêu cầu của buổi tham
quan học tập tại quần thể di tích lịch sử - cách mạng xã Xuân Minh để có kế
hoạch phối hợp tạo điều kiện cho buổi tham quan đạt kết quả tốt nhất.
+ Tìm hiểu những tranh ảnh, tƣ liệu, hiện vật có liên quan đến nội dung bài
học sẽ hướng dẫn học sinh tham quan học tập.
+ Chuẩn bị bài tập cho học sinh làm sau buổi tham quan học tập.
- Trước buổi tham quan 1 ngày:
+ Phổ biến mục đích, yêu cầu của tham quan, những công việc của các em
phải làm khi tham quan, thời gian, địa điểm cụ thể.
+ Giao bài tập cho học sinh làm sau buổi tham quan:
Câu 1: “ Theo em, khu di tích quần thể di tích lịch sử - cách mạng xã Xuân
Minh đã có vai trò nhƣ thế nào đối với thời kỳ cách mạng 1930 – 1945 ở Thanh
Hóa?
Câu 2: Cảm nghĩ về buổi đi tham quan này? Những đề xuất, góp ý.
Hình thức làm bài tập: học sinh nộp bài dưới dạng một bài thu hoạch cá nhân
(yêu cầu trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản, có tranh ảnh minh họa, bố cục

bài mạch lạc, rõ ràng, hợp lý, văn phong diễn giải trong sáng…)
2.4.2. Tiến trình tham quan:
Khi đến nơi, giáo viên tập trung học sinh trƣớc cổng Ủy ban nhân dân xã
Xuân Minh, liên hệ với những người chịu trách nhiệm về di tích, ổn định lớp,
kiểm tra sĩ số, phổ biến mục đích, yêu cầu cho học sinh, dặn dò các em chấp
hành nghiêm chỉnh nội quy của khu di tích. Nội dung chủ yếu của buổi tham
quan là nhằm củng cố kiến thức đã học về giai đoạn 1930 – 1945 lịch sử địa
phương Thọ Xuân.
Do đặc thù của quần thể di tích lịch sử - cách mạng xã Xuân Minh bao gồm
13 điểm, nằm trong bán kính 5km của xã nên buổi tham quan sẽ phải di chuyển

12


nhiều, tiến hành khoảng 2,5 giờ đồng hồ, vừa kết hợp tham quan dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, vừa kết hợp tham quan tự do học sinh tại mỗi di tích.
Trong quá trình học sinh tìm hiểu, giáo viên chú ý theo dõi, đôn đốc nhắc
nhở các em làm việc, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn các em những vấn đề chưa
rõ. Sau khoảng thời gian đã định giáo viên tập trung học sinh trƣớc cổng di tích,
nhận xét chung về buổi tham quan, dặn dò học sinh làm bài thu hoạch (đã
giao nhiệm vụ từ trước).
Giáo viên lần lượt dẫn học sinh đi tham quan các di tích trong quần thể di
tích lịch sử - cách mạng xã Xuân Minh trước đây đã từng chứng kiến những sự
kiện quan trọng của Đảng bộ Thanh Hóa trong những năm kháng chiến chống
Pháp thời kỳ 1930 - 1945.
2.4.2.1. Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Xuân Thúy.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ quang cảnh ngôi nhà, sau
đó giới thiệu khái quát: “Nhà ông Nguyễn Xuân Thúy đã chứng kiến nhiều sự
kiện lịch sử liên quan đến thành lập tổ chức Tân Việt. Sự chuyển hóa của Đảng
Tân Việt sang hoạt động Đảng Cộng sản. Tại đây là nơi cất dấu tài liệu bí mật

của Đảng, nơi đi lại, gặp gỡ của nhiều cán bộ cách mạng thời kì 1930 – 1945.
Ông Nguyễn Xuân Thúy – Bí thư Đảng bộ Tân Việt tỉnh năm 1928, là một
trong những người có công thành lập Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa thời kì
1930- 1931, là một chiến sĩ cách mạng trung kiên, hoạt động liên tục và giữ
nhiều chức vụ trong Đảng, chính quyền tỉnh Ông từng bị thực dân Pháp bắt và
cầm tù nhiều lần”.
Giáo viên kết hợp sử dụng phương pháp trao đổi đàm thoại về sự thành lập
Đảng Tân Việt trong giai đoạn trước 1930 trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
2.4.2.2. Di tích lịch sử đồn Phong Cốc.
Đối với di tích này, học sinh được trực tiếp nghe người phụ trách di tích
giới thiệu về đồn: “Từ tháng 7 năm 1941 đến tháng 10 năm 1941 thực dân Pháp
đã xây dựng đồn Phong Cốc nhằm đối phó với phong trào cách mạng ở Xuân
Minh và đàn áp phong trào cách mạng của ba huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa và
Yên Định; chúng huy động hàng trăm lính tinh nhuệ cùng phu phen mật thám,
chỉ điểm về đóng ở đình làng.
Đây là đồn lớn xây dựng khá qui mô gồm 3 tầng, đứng trên tầng 3 có thể
quan sát được quan sát được cả tổng Thử Cốc, một phần Phú Hà và làng Ngọc
Vực, Phúc Tỉnh, Yên Định. Ở mỗi tầng đều có lỗ châu mai, xung quanh đồn có
giao thông hào, rào bằng dây thép gai và trông chà kiên cố. Hai bên đồn là nhà ở
của binh lính, kho vũ khí, lương thực, thực phẩm.
Dựa vào việc làm đồn, đề đốc Nguyễn Văn Quảng cùng Đội Thiệu, Cai
Thịnh đã cho lính tháo dỡ 16 ngôi nhà, bắt hàng trăm con trâu bò, lợn gà, cươp
bóc hàng chục tấn thóc gạo của nhân dân đem về làm đồn.
Thực hiện âm mưu khủng bố trắng, hàng ngày binh lính, tuần phủ từ đồn
đến các làng Ngọc Trung, Thuần Hậu, Xá Lê, Phong Cốc chặt các lũy tre, cây
cối, bờ rào, bụi rậm … làm cho làng xóm trở nên hoang vắng trơ trụi. Tất cả các
13


con đường đều có lính canh gác, bốt gác, ngày lùng sục, bắt bớ, đêm thực hiện

giới nghiêm. Đối với gia đình có người hoạt động cách mạng, chúng thẳng tay
cướp bóc tài sản trâu bò, thóc gạo, đóng cọc tre vào mồ mả, đập bài vị cha mẹ tổ
tiên….
Mặc dù vậy, kẻ thù vẫn không dập tắt được phong trào cách mạng ở Xuân
Minh – cái nối cách mạng của Thanh Hóa. Hiện tại đồn Phong Cốc chỉ còn lại
đấu vết là nền móng – chứng tích thất bại thảm hại của kẻ thù”.
2.4.2.3. Di tích lịch sử nhà ông Đỗ Huy Trinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ quang cảnh ngôi nhà, sau
đó giới thiệu khái quát: “Ông Đỗ Huy Trinh là đảng viên Tân Việt, tham gia
Đảng Cộng sản từ năm 1930 – 1931, tích cực tuyên truyền, xây dựng cơ sở
Đảng; là chiến sĩ cộng sản trung kiên có công trong thời kì củng cố Đảng bộ tỉnh
năm 1934; là chiến sĩ du kích Ngọc Trạo từng bị đế quôc Pháp bắt cầm tù.
Tại ngôi nhà này đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng:
Tháng 4 năm 1925, một lớp huấn luyện cho cán bộ tân Việt ba huyện Thọ
Xuân, Thiệu Hóa và Yên Định trong thời gian ba tháng.
Ngày 17-3-1934, Hội nghị đại biểu cơ sở Đảng trong tỉnh họp. Tại đây
dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Tạo và Lê Chủ. Sự kiện quan trọng này ghi
nhận sức sống trường tồn của Đảng bộ Thanh Hóa sau nhiều năm bị địch khủng
bố.
Tháng 6 năm 1940, tại đây diễn ra Hội nghị của ban vận động Mặt trận
phản đế cứu quốc tỉnh, bầu ban chấp hành do đồng chí Nhuần làm Bí thư.
Là nơi đặt cơ quan in của Tỉnh ủy phản đế, nơi đi về, gặp gỡ của cán bộ xứ ủy,
tỉnh ủy, các huyện tổ chức chắp nối đưa phong trào cách mạng trong tỉnh đi lên”.
2.4.2.4. Di tích lịch sử đồng Mã Nung.
Đối với di tích này, học sinh được trực tiếp nghe người phụ trách di tích
giới thiệu về đồn: “Tại đây ngày 7 tháng 7 năm 1937, thực hiện chủ trương của
Đảng bộ lâm thời tỉnh Thanh hóa , cơ sở Đảng tổng Thử Cốc đã tổ chức một
cuộc mít tinh kỉ niệm Quảng Châu công xã và kêu gọi nhân dân ửng hộ Trung
Hoa kháng Nhật. Tổ chức phân công ông Đỗ Đông Uyên diễn thuyết. Cuộc mít
tinh có gần 300 người tham dự, những người tham dự mít tinh đều tình nguyện

đóng góp từ 5 xu đến 1 hào để ủng hộ nhân dân Trung Hoa.
Cuộc mít tinh đã nâng cao được tinh thần quốc tế và làm cho quần chúng
nhân dân thấy rõ được nguy cơ của chủ nghĩa phát xít”.
2.4.2.5. Di tích lịch sử đình làng Xá Lê.
Đối với di tích này, giáo viên đã giao nhiệm vụ trước cho nhóm học sinh
tìm hiểu. em Nguyễn Linh Nga giới thiệu khái quát: “Đình Xá Lê là nơi cán bộ
tập hợp quần chúng để tuyên truyền vận động cách mạng. Ngày 12 tháng 4 năm
1938, tri phủ Thiệu Hóa Phan Thanh Kỷ (tay sai của thực dân Pháp) đi hành hạt
tổng Thử Cốc để phủ dụ và trấn an dân chúng.

14


Từ sáng sớm đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng các
làng: Phong Cốc, Thuần Hậu, Ngọc Trung, Xá Lê, Trung Lập, Phú Tình, Yên
Thọ, Thiên Lọc … kéo đến, hàng ngàn nười xếp hàng nghiêm chỉnh từ đình Xá
Lê đến Mả ăn mày dài hơn 500m, hai phụ nữ dương tấm biểu ngữ:
“ Đón chào quan tri phủ Phan Thanh Kỷ”
“Thực hiện quyền tự do dân chủ”
Khi tri phủ vào đình, ông Đỗ Huy Trinh được tổ chức phân tiến lên đề nghị được
đọc yêu sách, Phan Thanh Kỷ buộc phải đồng ý. Ông Đỗ Viết Chừng đọc yêu sách:
- Đòi ban bố và thực hiện quyền tự do dân chủ.
- Đòi cải cách hương tục.
- Đòi thanh toán tiền hưng công đại chẩn (tiền công đắp đường từ phủ
Thiệu Hóa lên đến Cống Quanh từ năm 1937 .
- Đòi khất thuế lưu động.
Bản yêu sách được quần chúng nhất loạt hò reo hoan hô vang dội. trước khí
thế đấu tranh của quần chúng nhân dân, Tri phủ Thiệu Hóa hứa sẽ giải quyết yêu
cầu của nhân dân.
Kết quả của cuộc đấu tranh là sau vài ngày tổng Thử Cốc được trả lại tiền

hưng công đại chẩn và cho cac làng dự thảo đìu lệ cải lương hương tục”.
Sau khi nghe phần trình bày, giáo viên bổ sung, học sinh trả lời câu hỏi:
“Em cảm nhận như thế nào về phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân xã
Xuân Minh?”
2.4.2.6. Di tích lịch sử nhà thờ Cố Thủy.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ quang cảnh nhà thờ, sau đó
giới thiệu khái quát: Cố Thủy thủy tức Trịnh Khắc Chủy, có con trai là Trịnh
Khắc Chủng tham gia hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm
1945.
Tại nhà thờ, vào cuối tháng 6 năm 1941, hơn 60 đại biểu cách mạng trong
tỉnh về dự Đại hội mặt trận phản đê cứu quôc Thanh Hóa. Đại hội đã kiểm điểm
việc thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh (tháng 2 năm 1941 ở Phong Cốc) và
nhất trí chủ trương, xúc tiến nhanh chóng việc xây dựng vành đai căn cứ địa
cách mạng, đồng thời phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh.
Đây còn là nơi nuôi dấu, bảo vệ các cán bộ cách mạng cốt cán của tỉnh về
đây chỉ đạo phong trào.
Giáo viên kết hợp sử dụng phương pháp trao đổi đàm thoại về chủ trương
thành lập mặt trận giai đoạn 1941 trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
2.4.2.7. Di tích lịch sử đình làng Phong Cốc.
Đối với di tích này, giáo viên đã giao nhiệm vụ trước cho nhóm học sinh
tìm hiểu. Em Đỗ Thùy Dương đóng vai trò là hướng dẫn viên du lịch giới thiệu
về ngôi đình: “ Thưa quí khách! Ngôi đình Phong Cốc là nơi chứng kiến nhiều
sự kiện đâu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc thời kì 1930 – 1945:

15


Đêm 4 tháng 5 năm 1930, mười đồng chí chuyển hóa từ hoạt động Tân Việt
sang hoạt động Cộng sản.
Tháng 6 năm 1931, binh lính Pháp đọc lệnh bắt đồng chí Nguyễn Xuân

Thúy và Nguyễn Văn Hồ - cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Thanh Hóa.
Đình là nơi vận động, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng thời kì vận động
dân chủ 1936 – 1939. Đặc biệt là cuộc đấu tranh chống Tây Đoan bắn chết
người trong làng. Đây là cuộc đấu tranh tiêu biểu gây tiếng vang lớn trên báo chí
cả nước và mở đầu thời kì vận động dân chủ ở Thanh Hóa.
Đầu năm 1938, cuộc họp kết nạp 4 đồng chí (Việt, Phép, Tuân, Tảo) vào Đảng.
Đầu năm 1941, diễn ra cuộc họp bàn cách đánh tháo cho hai cán bộ cách
mạng bị địch bắt là đồng chí Vượng và Thống.
Tháng 7 năm 1941, họp thành lập ban cán sự lực lượng vũ trang. Từ tháng
7 đến tháng 10 năm 1941, Pháp đã đưa lính về đóng tại Đình, đàn áp khủng bố
trắng phong trào cách mạng địa phương.
Trong hai năm 1944 – 1945, Đình là nơi diễn ra nhiều sự kiện như thành
lập Mặt trận Việt Minh tổng Thử Cốc, hội nghị bàn công tác chuẩn bị cho khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền. Sau khởi nghĩa đình là trụ sở của Ủy ban
nhân dân lâm thời xã Minh Nghĩa.
Năm 1946, đình là nơi đặt máy in tiền tài chính của Chinh phủ.
Từ năm 1947 đến năm 1952, Đình là xưởng quân nhu của bộ đội”
Ngày nay, đình làng là nơi diến ra các lễ hội, là nơi hội tụ nét văn hóa đặc
trưng của làng”.
Kết thúc phần giới thiệu, bạn hát một đoạn trong bài “Mái đình làng biển”
với ca từ sâu lắng.
2.4.2.8. Di tích lịch sử nhà ông Đỗ Huy Trai.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ quang cảnh ngôi nhà, sau
đó giới thiệu khái quát: “Tại ngôi nhà này đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng
của tổng Thử Cốc và của tỉnh được tổ chức và bảo vệ an toàn. Cơ quan in của
Đảng đã về đóng tại đây. Đây cũng là cơ sở nuôi dấu cán bộ cốt cán của tỉnh,
của xứ ủy.
Ông Đỗ Huy Trai được kêt nạp vào Đảng cộng sản năm 1938, từng bị đế
quốc Pháp bắt cầm từ. Ông là một chiến sĩ cách mạng hoạt động kiên cường”.
2.3.5.9. Di tích lịch sử địa điểm Vườn Trầu.

Trước đây vườn trầu là do các đảng viên Tân Việt Xuân Minh trồng để gây
quĩ cho tổ chưc. Cuối tháng 3 năm 1931, được sự bảo vệ của cac hội viên nông
hội đỏ làng Phong Cốc, các ông Ngô Đức Mậu, Nguyễn Xuân Thúy, Nguyễn
Văn Hồ đã họp kiểm điểm đánh giá tình hình phong trào cách mạng trong tỉnh
và cử đồng chí Nguyễn Xuân Thúy đi Vinh báo cáo tình hình và xin Chỉ thị của
xứ ủy Trung Kì để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh ủng hộ Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
Vườn trầu cũng là địa điểm bắt nối liên lạc của nhiều cán bộ cách mạng
trong huyện, trong tỉnh.
16


2.4.2.10. Di tích lịch sử nhà ông Trịnh Văn Phan.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ quang cảnh ngôi nhà, sau
đó giới thiệu khái quát: “Nơi chúng ta đang đứng đây vào ngày 28 tháng 4 năm
1931, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Xuân Thúy, cán bộ chủ chốt của Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa, bàn việc triển khai Chỉ thị của xứ ủy Trung Kì về việc phát động
đấu tranh, giải truyền đơn nhân dịp 1/5 để ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
Sau hội nghị này, truyền đơn của Đảng được giải nhiều nơi trong tỉnh và cờ
Đảng cũng được treo ở nhà ga thị xã Thanh Hóa và nhà máy diem Hàm Rồng.
Ông Trịnh Văn Phan là đảng viên Tân Việt được chuyển sang tổ chức và
hoạt động Đảng Cộng sản từ năm 1930 – 1931, một chiến sĩ hoạt động cách
mạng kiên cường, bị đế quốc cầm từ. Ông là người đóng góp tích cực chủa Đảng
cho phong trào cách mạng ở địa phương. Nhà ông là cơ sở nuôi dâu bảo vệ cán
bộ của Đảng đến hoạt động.
2.4.2.11. Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Văn Hồ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ quang cảnh ngôi nhà, sau
đó giới thiệu khái quát: “Nơi chúng ta đang đứng đây là nhà ông Nguyễn Văn
Hồ, nơi đây đã chứng kiến nhiều cuộc gặp gỡ, hội nghị của của cán bộ Đảng Tân
Việt và vận động chuyển hóa sang tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng
sản.Cũng tại đây, nhiều cán bộ của Đảng đến để bắt liên lạc và nhận tài liệu cách

mạng.
Thời kì 1930 – 1931, cơ quan in ấn của tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa đặt tại đây.
Ông Nguyễn Văn Hồ là một cán bộ lãnh đạo của Đảng Tân Việt, Thanh
Hóa, kiên định theo lập trường của chủ nghĩa Mác Lê – nin, tích cực vận động tổ
chức Tân Việt chuyển hóa sang hoạt động Đảng Cộng sản, là người có công
thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
Ông Nguyễn Văn Hồ bị đế quốc Pháp bắt tuyên án 10 năm tù khổ sai, giam
ở nhà tù Lao Bảo. Ra tù ông lại tiếp tục hoạt động cách mạng”.
2.4.2.12. Di tích lịch sử nhà ông Đỗ Huy Kính
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ quang cảnh ngôi nhà, sau
đó giới thiệu khái quát: “Nơi chúng ta đang đứng đây là nhà ông Đỗ Huy Kính,
đã từng là cơ sở cách mạng tin cậy của Đảng.Tại đây đã diễn ra Hội nghị đại
biểu cơ sở Đảng trong tỉnh dươi sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Bùi San – xứ
ủy viên Trung Kì để thống nhất về mặt tổ chức và lãnh đạo phong trào cách
mạng theo Nghị quyết Hội nghị trung ương 6. Tại Hội nghị này, đồng chí Trần
Hoạt được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy”.
2.4.2.13. Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Xuân Oanh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ quang cảnh ngôi nhà, sau
đó giới thiệu khái quát: “Nơi chúng ta đang đứng đây là nhà ông Nguyễn Xuân
Oanh. Tại đây vào tháng 2 năm 1941 là nơi Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa diễn ra để hưởng ứng khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và quyết định
thành lập vành đai căn cứ địa cách mạng. Đây là đại hội cực kì quan trọng, quyết

17


định sự phat triển phong trào cách mạng trong tỉnh. Chiến khu Ngọc Trạo ra đời
là đỉnh cao của phong trào phản đê cứu quốc của Thanh Hóa. Nhiều cán bộ,
đảng viên đã được nuôi dấu, bảo vệ an toàn trong ngôi nhà này.
Ông Nguyễn Xuân Oanh được chuyển hóa thành đảng viên Đảng Cộng sản

năm 1930, là người hoạt động năng nổ tích cực, là cán bộ cốt cán của phong trào
cách mạng tổng Thử Cốc năm 1932, được cử vào Nghệ An liên lạc với Xú Ủy
Trung Kì. Từng bị địch bắt, cầm tù, Nguyễn Xuân Oanh là người chắp nối liên
lạc với can bộ, đảng viên chưa bị địch bắt để thống nhất thành lập và củng cố
Đảng bộ Thanh Hóa vào năm 1934”.
Thông qua việc tham quan di tích kết hợp với cách dẫn dắt, gợi mở như vậy
của giáo viên, sẽ tạo biểu tượng cụ thể, sinh động, khắc sâu những kiến thức học
sinh đã được học trên lớp.
Kết thúc buổi tham quan học tập tại di tích lịch sử cách mạng, giáo viên
cần tiến hành kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh.
Bằng cách trao đổi, thảo luận với nhau để tìm ra được câu trả lời thì học
sinh lĩnh hội kiến thức được sâu sắc hơn, khâm phục sự dũng cảm, mưu trí của
Pháo binh Việt Nam, qua đó, giáo dục cho học sinh lòng tự hào về truyền thống
đấu tranh anh hùng của nhân dân Thủ đô.
Việc tham quan này giúp cho học sinh hiểu rõ hơn tội ác của thực dân Pháp
đã gây ra cho nhân dân ta, giáo dục cho học sinh lòng căm thù giặc xâm lược
đồng thời cảm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm, không ngại hy sinh xuơng
máu cho độc lập của nhân dân ta.
Tóm lại: Sử dụng di tích lịch sử - cách mạng dưới hình thức khác nhau (nội
khóa và hoạt động ngoại khóa) đều nhằm mục đích giúp học sinh củng cố, vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Qua đó phát triển ở các em tính tự
giác, rèn luyện phương pháp tự học, làm việc có kế hoạch, tập dượt nghiên cứu
khoa học.
2.4.3. Kết quả đối chứng.
Cũng với 150 học sinh đã được điều tra, tôi lại tiếp tục phát phiếu điều tra
sau khi các em được học tập trải nghiệm sáng tạo qua hai buổi (câu hỏi điều tra
về cơ bản như câu hỏi ban đầu).
Kết quả thu được là đa số học sinh đều có một câu trả lời chung: rất hứng
thú với học tập trải nghiệm và rất mong muốn được tiếp tục học tập bộ môn Lịch
sử dưới hình thức tham quan học tập. Vì hình thức học tập này làm cho bài học

trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn, các em được làm việc, được thiết kế tự tìm ra cách
tiếp cận riêng để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ngoài ra những kiến thức thực tế
giúp ích rất nhiều cho các em trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
Cụ thể:
+ Kết quả cho thấy phần lớn học sinh được điều tra đều yêu thích môn Lịch
sử. Số học sinh tỏ ra chưa thực sự yêu thích môn học này chỉ chiếm khoảng 10%).

18


+ Đa số học sinh đều đánh giá được tầm quan trọng của môn học. Có tới
92% số học sinh được khảo sát cho rằng Lịch sử là môn học quan trọng, không
có ý kiến nào cho rằng đây là môn học không quan trọng.
+ Về mức độ cần thiết khi tổ chức hoạt động tham quan học tập trong học
tập lịch sử thì kết quả thu được là 95% học sinh đồng ý cần thiết và chỉ có 5%
học sinh cho rằng không cần thiết.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục:
Tham quan học tập trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông đơn thuần
được tổ chức dưới hình thức ngoại khóa hay ngoài giờ lên lớp theo chủ đề mà
nhà trường xây dựng từ đầu năm học còn nghèo nàn và đơn điệu. Bởi vậy khi
làm quen với cách học này các em học sinh trường THPT Lam Kinh đều rất hào
hứng, nhiệt tình tham gia và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thông qua hoạt động tham quan học tập, học sinh đã nhận thấy những kiến
thức lịch sử không còn nặng nề, hàn lâm mà rất gần gũi, thiết thực với chính các
em; nhiều năng khiếu của học sinh đã được bộc lộ.
Phần lớn học sinh đều có mong muốn được học lịch sử dưới hình thức
tham quan học tập
2.4.2. Đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân:
Bản thân tôi nhận thấy rằng: cách thức tổ chức hoạt động tham quan học

tập rất đa dạng, phong phú. Giáo viên cần tùy thuôc ̣ vào những đặc trưng về
văn hóa, khí hậu, đặc điểm vùng miền, điều kiệṇ kinh tế – xã hội của mỗi địa
phương mà lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức sao cho việc thực hiện được
linh hoạt, sáng tạo và sử dụng có hiệu quả thời gian, các yếu tố nhân, vật lực ở
điạ phương mình.
Các em không thể tự tham gia các hoạt động mà hình thành các kỹ năng
sống, rèn luyện nhân cách, kỹ năng được mà phải có sự định hướng của giáo
viên. Thế nên, nếu giáo viên không thực sự tâm huyết, không dung hòa được
giữa nhu cầu của người học và định hướng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
không đủ bản lĩnh và kiến thức để giải đáp những thắc mắc của học sinh thì
không thể có hiệu quả như mong muốn được.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
Qua đề tài này, mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường đều nhận thấy ưu
điểm rất lớn của hoạt động tham quan học tập. Đều có nhận thức đúng về bản
chất của hoạt động tham quan học tập. Với nội dung và phương thức tổ chức
như trên, mọi người đều hiểu là không cần phải có giáo viên chuyên "dạy" ngoại
khóa Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện, đánh
giá kết quả thực hiện của học sinh.
Như vậy có thể hình dung với cơ cấu giáo viên như hiện nay, việc thực hiện
các hoạt động tham quan học tập đã có thể được thực hiện tốt. Trong đó giáo
viên các bộ môn tham gia xây dựng các chủ đề hoạt động, chịu trách nhiệm đưa

19


ra mục tiêu, nội dung, phương thức và sản phẩm hoạt động; tham gia đánh giá
kết quả hoạt động của học sinh.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Do đặc thù của chương trình sách giáo khoa ở bậc THPT không thể đề cập

đến nhiều các di tích lịch sử- cách mạng ở từng địa phương trên toàn quốc, đặc
biệt là di tích lịch sử- cách mạng của Thọ Xuân được đề cập rất ít trong sách
giáo khoa. Hơn nữa tiết học lịch sử chỉ quy định rất ít đối với mỗi khối lớp cho
cả một năm học… Do đó để có thể khắc phục tình trạng học sinh ít biết, hiểu về
di tích lịch sử - cách mạng trong quá trình dạy học giáo viên cần triệt để khai
thác tài liệu lịch sử địa phƣơng để sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc. Muốn
thực hiện được việc này cần sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo
(BGH, Sở giáo dục), các ban nghành địa phương có liên quan (Sở văn hóa thông
tin, phòng ban văn hóa huyện, xã, bảo tàng tỉnh, nhà trường hay nhà lưu
niệm…). Song yếu tố quyết định của việc sử dụng tài liệu về di tích lịch sửcách mạng có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào trình độ, trách nhiệm và tâm
huyết của giáo viên.
Muốn thực hiện tốt việc sử dụng tài liệu di tích lịch sử - cách mạng trong
dạy học lịch sử dân tộc, giáo viên bộ môn lịch sử ở các trường THPT huyện Thọ
Xuân cần không ngừng rèn luyện, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và nghiên cứu
tìm hiểu, nắm vững nội dung di tích lịch sử- cách mạng để đưa vào sử dụng
trong các bài giảng lịch sử dân tộc có hiệu quả. Đặc biệt giáo viên cần phải nắm
vững phương pháp dạy học bộ môn nói chung và biện pháp sử dụng tài liệu về
di tích lịch sử - cách mạng nói riêng để việc sử dụng đạt hiệu quả cao.
Kiến nghị.
Cần tăng cường những tiết dạy thực hành cho học sinh để học sinh có thể
tham gia những hoạt động trải nghiệm một cách chủ động, sáng tạo.
Hoạt động tham quan học tập đòi hỏi tốn kém, cần kinh phí nhưng nhà
trường không thể đáp ứng tất cả nên rất cần công tác xã hội hóa, đặc biệt với các
huyện còn nghèo.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi viết,
hoàn toàn không sao chép của bất kì ai

( Kí và ghi rõ họ tên)

Đoàn Thị Hương

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, Đảng Cộng sản Việt Nam (2013).
2. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng,1999, Phát huy tính tích cực của học
sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. “Luật Giáo dục”, Bộ giáo dục và Đào tạo (2005), NXB Giáo dục, Hà
Nội.
5. “Thiết kế các bài học lịch sử địa phương ở trường THPT bằng phương
pháp DHDA”, báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp
trường, ĐHSPHN, Phạm Thị Kim Anh (2012).
6. Lịch sử xã Xuân Minh, NXB Thanh Hóa, 2009.
7. Nguồn internet.
8. Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường
phổ thông, Nguyễn Thị Côi (2006), NXB Giáo dục.
9. Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học Sư phạm. Lê Văn Hồng (Chủ biên),
1995.
PTS Lê Ngọc Lan, Lê Văn Thăng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đoàn Thị Hương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường THPT Lam Kinh – Thọ Xuân.
Cấp đánh
Kết quả đánh
giá xếp
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
loại
đánh giá
(A, B, hoặc
(Phòng,
xếp loại
C)
Sở, Tỉnh...)
1. Một vài biện pháp giáo dục đạo Cấp tỉnh
C
2011 – 2012
đức cho học sinh lớp 12A8
trường THPT Lam Kinh.
2. Một vài biện pháp sử dụng di Cấp tỉnh
C
2012 – 2013
tích lịch sử trên địa bàn huyện
Thọ Xuân trong dạy học Lịch
sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ
X đến thế kỉ XV, lớp 10.

3. Một số biện pháp giáo dục lòng Cấp tỉnh
C
2015 – 2016
yêu quê hương thông qua tiết
dạy Lịch sử địa phương “Vị thế
của thần phi Trịnh Thị Ngọc
Lữ trong lịch sử dân tộc” cho
học sinh Trường THPT Lam
Kinh.
4. Một vài biện pháp học tập trải Cấp tỉnh
B
2016 - 2017
nghiệm sáng tạo qua dạy học
Lịch sử địa phương cho học
sinh trường THPT Lam Kinh.

22


23



×