Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ảnh hưởng của đạo đức nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông hồng hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.89 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THÚY CHINH

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO
ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS Nguyễn Thị Ngân
2. TS Phạm Thị Hoàng Hà

Phản biện 1: ...........................................................
...........................................................

Phản biện 2: ...........................................................
...........................................................

Phản biện 3: ...........................................................
...........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện


họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình và đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong Nghị quyết số 03NQ/TW ngày 16/7/1998 tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII, Đảng ta đã xác định: Coi trọng công tác xây dựng gia
đình văn hóa, xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường
và xã hội. Trong chặng đường gần 20 năm xây dựng gia đình văn hóa
(GĐVH), bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, thì còn tồn tại
nhiều hạn chế, bất cập, mà một trong những nguyên nhân đó là sự tác động
của các yếu tố văn hóa truyền thống, trong đó có đạo đức Nho giáo.
Nội dung đạo đức Nho giáo đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, bên
cạnh nội dung chủ yếu về “luân thường” thì còn có tư tưởng “hiếu đễ”, tư
tưởng “tứ đức”... Du nhập vào Việt Nam, Nho giáo được dung hợp và hòa
đồng vào cuộc sống người Việt, tạo thành một bộ phận của văn hóa truyền
thống Việt Nam, được “Việt Nam hóa” thành Nho giáo bản địa. Tồn tại lâu
dài trong lòng xã hội Việt Nam, Nho giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói
riêng đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của xã hội,
đặc biệt trong văn hóa, đạo đức của các gia đình.
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là cái nôi của nền văn minh lúa nước,
là địa bàn duy trì sự tồn tại, phát triển lâu dài của nhiều triều đại phong
kiến trong lịch sử, vì thế Nho giáo và đạo đức Nho giáo được dung dưỡng

và ảnh hưởng sâu sắc đến vùng đất này. Trong quá trình xây dựng GĐVH,
vùng ĐBSH đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố đạo đức Nho giáo
trên tất cả các mặt của đời sống gia đình, đặc biệt trong các mối quan hệ
đạo đức gia đình. Một mặt, đạo đức Nho giáo đề cao sự tôn ti, trận tự, nền
nếp gia đình; đề cao tình yêu thương và trách nhiệm giữa các thành viên
trong gia đình; đề cao sự hiếu kính; đề cao lối sống tình nghĩa giữa gia
đình đối với cộng đồng... Mặt khác, chủ nghĩa gia đình trị, bè phái dòng
họ; tính gia trưởng cực đoan, tư tưởng trọng nam khinh nữ… trong quan


2

niệm của đạo đức Nho giáo lại ảnh hưởng tiêu cực, trở thành lực cản lớn
trong quá trình xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn vấn
đề: “Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn
hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của
mình, với mong muốn đánh giá một cách khách quan ảnh hưởng của đạo
đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay; đồng thời
tìm ra các giải pháp phù hợp để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo, góp phần xây dựng GĐVH ở
vùng ĐBSH phát triển bền vững.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với
xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy
những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho
giáo trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, ngoài phần tổng quan tình

hình nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo
đối với xây dựng GĐVH.
Thứ hai, làm rõ thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với
xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
hiện nay.
Thứ ba, xác định quan điểm cơ bản và đề xuất các giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo
đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho
giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu một số nội
dung chủ yếu của đạo đức Nho giáo có ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất
tới xây dựng GĐVH, đó là: Tư tưởng “tam cương”, tư tưởng “ngũ thường”,
tư tưởng “hiếu” và tư tưởng “tứ đức”. Về xây dựng GĐVH, luận án tập
trung nghiên cứu các mối quan hệ đạo đức trong gia đình, đó là mối quan
hệ giữa: cha mẹ và con cái, chồng và vợ, giữa anh - chị - em, và mối quan
hệ giữa gia đình với cộng đồng.
Không gian nghiên cứu: Luận án giới hạn và tập trung nghiên cứu
một số tỉnh, thành phố, đó là: Thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái
Bình, tỉnh Ninh Bình.
Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức
Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay (từ năm 1998,

triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đến nay).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước về vấn đề gia đình, xây dựng GĐVH; Tiếp thu, kế thừa có
chọn lọc và phát triển những giá trị khoa học của một số công trình nghiên
cứu đã công bố liên quan đến nội dung của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể như: Phương pháp logic - lịch sử; so sánh, phân tích, tổng hợp,
thống kê… Đặc biệt, trong luận án, tác giả có sử dụng những phương pháp
nghiên cứu cụ thể cơ bản, đó là: phương pháp phân tích tài liệu, phương
pháp quan sát thực tế, phương pháp khảo sát xã hội học (điều tra bằng
bảng hỏi).


4

5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo
ảnh hưởng đối với các mối quan hệ gia đình trong xây dựng GĐVH.
Thứ hai, góp phần làm rõ thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho
giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng
tích cực và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc
xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Về mặt khoa học

Thành công của luận án góp phần cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học
cho việc đề xuất, thực thi chính sách liên quan đến công tác gia đình, đến
việc phát huy ảnh hưởng tích cực và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của
đạo đức Nho giáo trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
về đạo đức Nho giáo, về xây dựng GĐVH. Các tỉnh, thành phố vùng
ĐBSH có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này vận dụng vào việc xây dựng
GĐVH ở địa phương.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình của tác giả đã được
công bố và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.


5

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

1.1.1. Những nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo và sự ảnh
hưởng của nó trong xã hội Việt Nam
Những công trình này tập trung luận giải về nguồn gốc ra đời của Nho
giáo, nội dung của Nho giáo, quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam, các
chuẩn mực đạo đức Nho giáo và sự ảnh hưởng các chuẩn mực đạo đức Nho
giáo trong đời sống xã hội Việt Nam. Tuy có nhiều ý kiến khác nhau khi
đánh giá vai trò của Nho giáo nhưng nhìn chung, đa phần các tác giả đều
khẳng định ở Việt Nam, Nho giáo có ảnh tích cực đến các lĩnh vực khác

nhau. Đồng thời, họ đặt ra yêu cầu cần phải kế thừa và phát triển Nho giáo
một cách khoa học. Được thể hiện tiểu biểu trong các công trình: Quang
Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn học, Hà Nội; Nguyễn Tài Thư
(1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn),
Nxb Hà Nội; Phan Đại Doãn (1998), Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với
văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Khắc Viện (1998), Bàn về
đạo Nho, Nxb Trẻ, Hà Nội; Trần Trọng Kim (2001), Nho giáo, Nxb Văn hóa
- Thông tin, Hà Nội; Lê Văn Thăng (2011), Ảnh hưởng của tư tưởng “ngũ
thường” đối với văn hóa Việt Nam, Tạp chí Hàm Ninh học, Đại học Tây
Nam, Trung Quốc; Hoàng Thị Thu Trang (2017), Ảnh hưởng của đạo đức
Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay, Luận án
Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội…
1.1.2. Những nghiên cứu về gia đình, xây dựng gia đình văn hóa ở
Việt Nam
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về vấn đề
này. Các công trình đã tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến gia đình và gia đình văn hóa. Trong đó, đặc biệt chú ý là
những nghiên cứu về thực trạng biến đổi của gia đình trước sự tác động của
nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa; sự giao thoa giữa
các giá trị truyền thống và hiện đại ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình và


6

gia đình văn hóa; những nghiên cứu mang tính tổng kết thực tiễn công tác
xây dựng gia đình văn hóa trong cả nước. Được thể hiện tiểu biểu trong các
công trình: Phạm Xuân Nam (2001), Gia đình Việt Nam - các giá trị truyền
thống, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Đặng Cảnh Khanh (2003), Gia đình,
trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống, Nxb Lao động xã hội; Viện Xã

hội học (2011), Đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược gia đình Việt Nam
giai đoạn 2005- 2010 tại 8 tỉnh phía Bắc, Hà Nội; Nguyễn Thị Thọ (2011),
Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Bùi Thị Ngọc Lan (2011), “Mấy vấn đề đặt ra trong xây dựng gia đình
văn hóa thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Tuyên giáo, số 12; Trần Thị Thái Hà
(2016), Giáo dục các hộ gia đình nông thôn hiện nay - thực trạng và giải
pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội…
1.1.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo, đạo đức Nho
giáo đối với xây dựng gia đình
Những công trình nghiên cứu này đã làm sáng tỏ sự tác động tự nhiên
của Nho giáo, đạo đức Nho giáo đến gia đình Việt Nam từ truyền thống cho
đến hiện đại, đặc biệt là ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình như
mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa anh - chị - em
trong gia đình. Nhìn chung, các tác giả đã lược đi những mặt hạn chế, khai
thác những luận điểm tích cực của Nho giáo và vận dụng nó vào xây dựng
gia đình. Những tư tưởng Nho giáo được các tác giả khai thác nhiều như tư
tưởng về “ngũ thường”, tư tưởng “hiếu đễ”, tư tưởng “nhân nghĩa… Được
thể hiện tiểu biểu trong các công trình: Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia
đình, Nxb Khoa học xã hội; Minh Anh (2005), “Tư tưởng Nho giáo về gia
đình và việc xây dựng gia đình gia đình mới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí
Triết học, số 4; Lê Văn Phục (2015), “Vận dụng những giá trị truyền thống
của Nho giáo trong việc xây dựng gia đình văn hóa”, Tạp chí Sinh hoạt lý
luận, số 2; Lê Văn Phục (2018), Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo - Lịch
sử và sự tác động ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật…
1.1.4. Những nghiên cứu về xây dựng gia đình, gia đình văn hóa, và
ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến việc xây dựng gia đình, gia đình
văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng
Có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng gia đình và gia đình văn
hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là những nghiên cứu dưới góc



7

độ Gia đình học, những nghiên cứu về sự biến đổi chức năng, vai trò của
gia đình đồng bằng sông Hồng trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nghiên
cứu trực tiếp về ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến việc xây dựng gia
đình, gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng thì chưa nhiều. Một
số công trình nghiên cứu có đề cập và khẳng định sự tồn tại của Nho giáo
và đạo đức Nho giáo trong xây dựng gia đình, gia đình văn hóa ở vùng
đồng bằng sông Hồng với tư cách là một đối tượng tác động, một yếu tố
thuộc văn hóa truyền thống chứ không phải là đối tượng nghiên cứu cơ bản.
Đặc biệt, nghiên cứu trực tiếp vấn đề này dưới góc độ chính trị - xã hội thì
chưa có công trình nào.
1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.2.1. Đánh giá chung các công trình tổng quan
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, có thể
thấy: Các công trình trên đã luận giải một cách sâu sắc, toàn diện nội dung
của Nho giáo và đạo đức Nho giáo, sự du nhập và ảnh hưởng của đạo đức
Nho giáo đối với xã hội Việt Nam; làm sáng tỏ các nội dung, tiêu chí xây
dựng gia đình văn hóa; đặc điểm của gia đình vùng ĐBSH và thực trạng ảnh
hưởng của đạo đức Nho giáo vớ tư cách là yếu tố truyền thống đến đạo đức
gia đình vùng ĐBSH; những quan điểm chỉ đạo và các chiến lược phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng ĐBSH trong giai đoàn hiện nay.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Mặc dù, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo, về đạo đức
Nho giáo và ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình,
GĐVH. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng của đạo
đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH dưới góc độ chính trị xã hội, thông qua các mối quan hệ cụ thể trong gia đình như: mối quan hệ

giữa cha mẹ và con cái; giữa chồng và vợ; giữa anh, chị, em trong gia đình
và giữa gia đình đối với cộng đồng. Do đó, để giải quyết vấn đề này trên cơ
sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả luận án tiếp tục
triển khai nghiên cứu làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống về nội dung đạo đức Nho
giáo, đặc biệt, tập trung nghiên cứu nội dung ảnh hưởng của đạo đức Nho
giáo đối với xây dựng GĐVH và các phương thức ảnh hưởng của nó.


8

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối
với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH, từ đó xác định những vấn đề bất cập đặt
ra cần giải quyết.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở
vùng ĐBSH trong thời gian tới.
Tiểu kết chương 1
Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở
các chiều cạnh: Nho giáo, đạo đức Nho giáo; gia đình, gia đình văn hóa; ảnh
hưởng của Nho giáo đến xây dựng gia đình, gia đình văn hóa... Tổng quan
các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy rõ hơn lý
luận và thực tiễn về Nho giáo, gia đình; ảnh hưởng của Nho giáo đến xây
dựng gia đình, gia đình văn hóa trên nhiều góc độ khác nhau. Đó là những cơ
sở để tác giả luận án có cái nhìn toàn diện hơn về các vấn đề này, từ đó xác
định được những nội dung mới cần bổ sung nghiên cứu để giải quyết mục
đích và nhiệm vụ đặt ra của luận án.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC
NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

2.1. ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO

2.1.1. Nội dung chủ yếu của đạo đức Nho giáo
2.1.1.1. Tư tưởng Tam cương
Thuật ngữ “tam cương” xuất hiện trong tư tưởng của Đổng Trọng Thư
vào thời Hán Vũ Đế, tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ của nó thì có từ thời
Khổng - Mạnh. Trong tư tưởng Khổng Tử thì gọi là “nhân luân”, trong tư
tưởng của Mạnh Tử thì gọi là “ngũ luân”, bao gồm: vua - tôi, cha - con,
chồng - vợ, anh - em, bạn bè. Trong đó, nhấn mạnh đến ba mối quan hệ: vua
- tôi, cha - con, chồng - vợ được xem là cơ bản nhất. Trong mối quan hệ vua
- tôi (quân - thần), Nho giáo đưa ra hai chuẩn mực đạo đức để ràng buộc
trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vua và thần dân. Trong mối quan hệ cha - con
(phu - tử), Nho giáo đưa ra hai chuẩn mực đạo đức là “từ” và “hiếu”. Trong
mối quan hệ chồng - vợ (phu - phụ), Nho giáo đưa ra phạm trù “nghĩa” - là
chuẩn mực đạo đức nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa vợ và chồng.


9

2.1.1.2. Tư tưởng Ngũ thường
Tư tưởng “ngũ thường” là một nội dung cốt lõi trong học thuyết đạo
đức của Nho gia, có lịch sử hình thành từ rất sớm, nằm rải trong các kinh
điển thời kỳ Tiên Tần, sau đó được các nhà tư tưởng của Nho gia bổ sung và
phát triển, tạo nên hệ thống chỉnh thể đầy đủ. Được bắt đầu Khổng Tử, sau
đó được Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư khẳng định, bổ sung và hoàn chỉnh.
Lúc ban đầu, theo Khổng Tử, muốn hợp “lễ” thì con người cần phải có các
đức “nhân”, “trí”, “dũng”. Đến Mạnh Tử bỏ “dũng” và nói nhiều về “lễ
nghĩa” do vậy thành bốn đức: “nhân”, “nghĩa”, “lễ”, “trí”. Sau đó Đổng
Trọng Thư thêm “tín”, thành năm đức như ngày nay - “nhân”, “nghĩa”, “lễ”,
“trí”, “tín”. Về sau, “ngũ thường” trở thành quan niệm đạo đức cơ bản của

xã hội tông pháp phong kiến Trung Quốc, là quy tắc đạo đức cơ bản trong
việc xử lý mối quan hệ giữa người với người trong xã hội phong kiến, có
ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của nền văn minh đạo đức Trung Hoa và
nhiều nước khác.
2.1.1.3. Tư tưởng Hiếu
Trong quan điểm về đạo đức gia đình, Nho giáo đặc biệt nhấn mạnh sự
hiếu thuận của con cái đối với cha mẹ, xem đó là một phẩm chất đạo đức cao
đẹp của con người, là “nết đầu trong trăm nết” con người cần phải có. Theo
Nho giáo: Hiếu kính cha mẹ tức là phải tôn trọng, kính yêu, vâng lời cha mẹ;
phụng dưỡng, thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của người con đối với cha
mẹ; luôn giữ gìn bản thân để cha mẹ không phải phiền lòng. Đặc biệt, “hiếu”
với cha mẹ là phải xuất phát từ “tâm”.
2.1.1.4. Tư tưởng Tứ đức
"Tứ đức" là học thuyết tiêu biểu của Nho giáo đề cập đến các đức hạnh
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời. Qua mỗi thời đại khác
nhau, Nho giáo nói chung, phạm trù "tứ đức" nói riêng có những biến đổi về
nội dung và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng, hành động của người phụ nữ.
Nội dung của “tứ đức” là 5 đức tính của người phụ nữ: “công, dung, ngôn,
hạnh”. "Công": Chỉ nữ công gia chánh, tề gia nội trợ, may vá thêu thùa, dạy
bảo con cái, quán xuyến các việc gia đình; "dung": Chỉ vẻ đẹp hình thức, thể
hiện qua dáng vẻ tự nhiên kết hợp với trang phục, trang điểm tạo nên sự đoan
trang của người phụ nữ; "ngôn": Chỉ lời ăn tiếng nói, sự lựa chọn từ ngữ tế
nhị, kín đáo, nữ tính; "hạnh": Chỉ hạnh kiểm, đức hạnh, là lòng nhân ái, là sự
tuân theo lễ nghĩa và hiếu đễ.


10

2.1.2. Đạo đức Nho giáo ở Việt Nam
2.1.2.1. Quá trình du nhập, phát triển của đạo đức Nho giáo ở

Việt Nam
Nho giáo được du nhập vào Việt Nam khá sớm (111 TCN) bằng nhiều
con đường và cách thức khác nhau. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ thứ XI, Nho
giáo mới thực sự ăn sâu, bám rễ vào trong đời sống xã hội, tác động và chi
phối mạnh mẽ đến đời sống xã hội Việt Nam. Trong một thời gian dài, Nho
giáo chiếm địa vị độc tôn - là hệ tư tưởng chính của các triều đại phong kiến
Việt Nam. Trải qua các thời kỳ phát triển, Nho giáo ở Việt Nam có sự tiếp
nhận, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử của đất
nước. Chính vì vậy Nho giáo ở Việt Nam có những nét riêng biệt.
2.1.2.2. Những nét riêng của đạo đức Nho giáo ở Việt Nam
Đạo đức Nho giáo ở Việt Nam bên cạnh những điểm tương đồng thì
cũng có những nét riêng biệt so với đạo đức Nho giáo Trung Quốc, cụ thể là:
đạo đức Nho giáo ở Việt Nam cũng rất mực đề cao “luân thường” nhưng gắn
vào thực tiễn, điều kiện cụ thể đất nước để vận dụng một cách linh hoạt, sáng
tạo; chữ “hiếu” mang sắc thái riêng của người Việt - không chỉ bó hẹp trong
gia đình mà còn vươn ra ngoài xã hội; trong Nho giáo Việt Nam, địa vị của
người phụ nữ được xem trọng hơn so với Nho giáo Trung Quốc.
2.2. GIA ĐÌNH VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

2.2.1. Quan niệm và vai trò của gia đình văn hóa
2.2.1.1. Quan niệm về gia đình văn hóa
Dựa trên những tiêu chí xác định GĐVH, đặt trong đối tượng, phạm vị
nghiên cứu của luận án, tác giả xác định khái niệm GĐVH như sau: Gia
đình văn hóa là một hình thức gia đình kiểu mới; được hình thành, phát
triển dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình
truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiến bộ của nhân
loại trong thời đại mới; là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan
trọng trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành, phát triển nhân cách con
người toàn diện.
Từ khái niệm trên, có thể rút ra đặc trưng của GĐVH, đó là: Thứ nhất,

GĐVH là gia đình kiểu mới. Thứ hai, GĐVH là gia đình kết hợp hài hòa
giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Thứ ba, GĐVH là gia đình “no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, văn minh”.
2.2.1.2. Vai trò của gia đình văn hóa
Gia đình văn hóa có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của con
người và xã hội trên nhiều phương diện của đời sống. Ở đây, luận án tập


11

trung trình bày một số vai trò cơ bản: Thứ nhất, GĐVH là nền tảng cho sự ổn
định và phát triển xã hội. Thứ hai, GĐVH là “chiếc nôi” hình thành và hoàn
thiện nhân cách con người Thứ ba, GĐVH góp phần bảo tồn các giá trị văn
hóa của gia đình truyền thống và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại.
2.2.2. Quan niệm và nội dung xây dựng gia đình văn hóa
2.2.2.1. Quan niệm về xây dựng gia đình văn hóa
Dựa trên việc nghiên cứu các quan điểm về GĐVH và xây dựng
GĐVH, tác giả đưa ra quan niệm về xây dựng GĐVH như sau: Xây dựng
GĐVH là quá trình chủ thể sử dụng các cách thức, biện pháp để kế thừa,
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam,
đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại,
nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc, văn minh, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là
tổ ấm của mỗi người.
2.2.2.2. Nội dung chủ yếu trong xây dựng gia đình văn hóa
Để đạt được mục tiêu đề ra, trong xây dựng GĐVH cần chú ý xây dựng
một cách tổng thể trên các mặt. Về mặt chính trị: Các thành viên trong gia
đình gương mẫu chấp hành đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
thực hiện nghiêm quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, mỗi gia đình; Về mặt
kinh tế: Tích cực tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt

năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; Về mặt văn hóa, đạo đức: Xây dựng gia
đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thể hiện trong các mối quan hệ gia đình:
giữa cha mẹ và con cái, giữa chồng và vợ, giữa anh, chị, em trong gia đình,
giữa gia đình và xã hội.
Nội dung cơ bản của xây dựng GĐVH thể hiện trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, đặt trong đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ nghiên
cứu xây dựng GĐVH trên lĩnh vực văn hóa, đạo đức.
2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY
DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

2.3.1. Quan niệm về ảnh hưởng của đạo đức nho giáo đối với xây
dựng gia đình văn hóa
Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa
theo cả hai xu hướng: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực. Ảnh hưởng
tích cực là nhân tố thúc đẩy quá trình xây dựng gia đình văn hóa, ảnh hưởng
tiêu cực là nhân tố kìm hãm, cản trở quá trình xây dựng gia đình văn hóa. Do
vậy, có thể nói: Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến xây dựng gia đình văn
hóa là sự tác động các nội dung của đạo đức Nho giáo đến quá trình xây


12

dựng gia đình văn hóa trên hai phương diện tích cực và tiêu cực, có thể thúc
đẩy và kìm hãm qúa trình xây dựng gia đình văn hóa.
2.3.2. Nội dung ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng
gia đình văn hóa
2.3.2.1. Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Chuẩn mực đạo đức Nho giáo có ảnh hưởng tích cực đến việc điều
chỉnh quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái, đó là hai chuẩn mực căn bản:
Từ và Hiếu. Từ thể hiện tình thương cũng như trách nhiệm của cha mẹ đối

với con cái. Ngược lại, làm con cái thì nhất thiết phải có lòng Hiếu với cha
mẹ, đây là phẩm chất đạo đức trung tâm và quan trọng nhất của đạo làm
người. Những chuẩn mực đạo đức Nho giáo này đã điều chỉnh hành vi ứng
xử giữa cha mẹ và con cái trong gia đình theo hướng tích cực, góp phần xây
dựng GĐVH hòa thuận, hạnh phúc. Bên cạnh đó, đạo đức Nho giáo cũng có
những tư tưởng lạc hậu tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái trong gia đình, biểu hiện rõ nhất là tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi
trọng con trai hơn con gái; tư tưởng gia trưởng, áp đặt đối với con cái... dẫn
đến tình trạng mất dân chủ, thiếu bình đẳng trong gia đình, đi ngược với mục
tiêu xây dựng GĐVH.
2.3.2.2. Trong quan hệ giữa vợ và chồng
Các mối quan hệ gia đình Việt Nam, trong đó có quan hệ vợ chồng,
chịu tác động của nhiều yếu tố như: văn hóa bản địa, Phật giáo, Thiên Chúa
giáo, Nho giáo… Trong đó có thể nói Nho giáo tác động nhiều nhất, thông
qua tư tưởng “tam cương”, “tam tòng”, “tứ đức”. Những chuẩn mực đạo đức
này đã tác động lớn đến hành vi ứng xử trong quan hệ vợ chồng, hình thành
nên lối sống tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng
tiêu cực của tư tưởng “tam cương”, “tam tòng”, “tứ đức” dẫn đến sự tuyệt
đối hóa vai trò của người chồng trong gia đình, tạo nên sự gia trưởng, bất
bình đẳng giữa vợ và chồng: Chồng là người có quyền quyết định mọi việc
trong gia đình; người vợ phải tuân thủ các yêu cầu của người chồng. Điều
này dẫn đến sự mất dân chủ và bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, tác
động tiêu cực đến quá trình xây dựng GĐVH hiện nay.
2.3.2.3. Trong quan hệ giữa anh, chị, em
Xuất phát từ chữ “đễ” của Nho giáo đã tạo nên sự tôn trọng, giúp đỡ
lẫn nhau giữa anh em trong gia đình. Theo Nho giáo, người anh (đặc biệt anh
cả) phải yêu thương và có trách nhiệm đối với các em, ngược lại người em
phải kính trọng, yêu thương, vâng lời người anh trong gia đình. Đễ là yêu cầu
và chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi ứng xử của cả anh lẫn em. Đây là



13

những giá trị mang tính trường tồn của đạo đức Nho giáo, có ảnh hưởng tích
cực đến việc giữ gìn hòa thuận trong gia đình hiện nay, góp phần thực hiện
thành công một trong những tiêu chí cơ bản của việc xây dựng GĐVH. Bên
cạnh đó, do tư tưởng trọng nam khinh nữ, “quyền huynh, thế phụ” của Nho
giáo dẫn đến sự bất bình đẳng, thiếu dân chủ trong quan hệ giữa anh em trai
với chị em gái, giữa anh cả với các em trong gia đình. Điều này tác động tiêu
cực và đi ngược với mục tiêu xây dựng GĐVH.
2.3.2.4. Trong quan hệ giữa gia đình và xã hội
Nho giáo đề cao mối quan hệ gắn bó giữa gia đình và xã hội. Trong đó,
con đường phát triển của mỗi con người luôn bắt đầu từ “nhà” rồi mới đến
“nước” (“Tu thân - Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ”). Do vậy, Nho giáo rất
mực coi trọng quan hệ huyết thống và đề cao danh dự gia đình, dòng họ. Đây
là cơ sở để phát huy sức mạnh và tinh thần đoàn kết của các gia đình, dòng
họ trong mọi hoạt động của cộng đồng. Tuy nhiên, do quá đề cao các mối
quan hệ trong gia đình, dòng họ (tư tưởng “thân tộc”) dẫn tới tình trạng tuyệt
đối hóa vai trò của gia đình, dòng họ trong cộng đồng. Điều này dẫn đến sự
mất đoàn kết và bất công nhất định giữa các dòng họ, nhóm người trong
cộng đồng, tạo nên sự phân tầng đẳng cấp “xã hội - gia đình”. Đây là rào cản
lớn trong việc xây dựng GĐVH gắn với xây dựng xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh.
2.3.3. Phương thức ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến xây dựng
gia đình văn hóa
Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến xây dựng GĐVH thông qua
nhiều con đường, phương thức khác nhau. Trong đó, có thể kể đến các
phương thức cơ bản, đó là: Thứ nhất, thông qua con đường giáo dục đạo đức
trong gia đình; Thứ hai, thông qua phong tục, tập quán, tín ngưỡng của địa
phương, gia đình; Thứ ba, thông qua hệ thống hương ước làng xã.

Tiểu kết chương 2
Thông qua nghiên cứu những nội dung chủ yếu về đạo đức Nho giáo,
về gia đình văn hóa và ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng
GĐVH, có thể khẳng định: Đạo đức Nho giáo ảnh hưởng đến quá trình xây
dựng GĐVH trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh, trong đó biểu hiện rõ nhất là
trên khía cạnh văn hóa - đạo đức. Đạo đức Nho giáo ảnh hưởng tích cực đến
xây dựng GĐVH hòa thuận, hạnh phúc; cha mẹ mẫu mực con cái hiếu thảo,
vợ chồng yêu thương, thủy chung, gắn bó; anh em hòa thuận, đoàn kết, giúp
đỡ nhau; có quan hệ tình nghĩa, giữ gìn ổn định xóm giềng... Bên cạnh đó,


14

đạo đức Nho giáo cũng có sự tác động tiêu cực đến việc thực hiện quyền dân
chủ, bình đẳng trong các mối quan hệ gia đình và giữa các gia đình, dòng họ
trong cộng đồng.
Chương 3
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO
ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

3.1.1. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa,
giáo dục
3.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Đồng bằng sông Hồng là vùng đồng bằng rộng lớn, có vị trí địa lý là
trung tâm của miền Bắc, là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung
Bộ, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với các khu vực

trong nước. Đặc biệt, ĐBSH còn là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế
theo hai trục chính từ Tây sang Đông, từ Bắc đến Nam, thuận lợi trong việc
giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, vùng đất này
sớm chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa các nước lân cận, đặc biệt là văn hóa
Nho giáo từ phương Bắc (Trung Quốc).
3.1.1.2. Về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục
Đồng bằng sông Hồng là trung tâm kinh tế lớn, quan trọng của cả nước.
Kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao là cơ sở thực tiễn quan
trọng góp phần duy trì các giá trị đạo đức truyền thống (“phú quý sinh lễ
nghĩa”). Do đó, nhiều giá trị đạo đức Nho giáo không những được các gia
đình lưu giữ mà còn phát huy, nhân rộng trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện
nay. Bên cạnh đó, do sự phát triển mạnh mẽ của nền KTTT nhiều chuẩn mực
đạo đức mới ra đời và được coi trọng, cùng với đó là sự tác động mặt trái của
nền KTTT đã dẫn đến sự xung đột và xu hướng phá vỡ những chuẩn mực đạo
đức truyền thống tác động lớn đến quá trình xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH.
Với lịch sử gần một nghìn năm (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX), dưới sự
tồn tại của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam trên vùng ĐBSH, Nho giáo
được bảo trợ bởi chính trị đã tiến những bước dài. Từ góc độ chính trị - xã
hội, đạo đức Nho giáo đi vào đời sống của các gia đình ĐBSH xưa với tư


15

cách là một thiết chế ràng buộc, quy định hành vi ứng xử của các mối quan
hệ trong gia đình. Đây là yếu tố quan trọng tác động đến sự tồn tại, hiện diện
của Nho giáo ở vùng ĐBSH hiện nay.
Do chính sách đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến Trung
Quốc dưới thời bắc thuộc, cộng với một nghìn năm dưới sự cai quản của các
triều đại phong kiến Việt Nam, văn hóa Nho giáo đã thẩm thấu một cách tự
nhiên, trở thành phong tục tập quán của cư dân ĐBSH. Bên cạnh đó, ĐBSH

cũng là vùng đất có nền giáo dục khoa cử phát triển sớm trong lịch sử, đã tạo
ra cho vùng này một đội ngũ trí thức, những nhà Nho đông đảo. Đây là một
khía cạnh văn hóa - lịch sử có tác động lớn đến ảnh hưởng của đạo đức Nho
giáo trong đời sống xã hội của vùng nói chung và trong gia đình nói riêng.
3.1.2. Đặc điểm gia đình vùng đồng bằng sông Hồng - yếu tố tác
động trực tiếp đến sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với xây dựng gia đình
văn hóa
Gia đình ĐBSH được hình thành và phát triển gắn liền với sự hình
thành và phát triển gia đình Việt Nam, cho nên gia đình ĐBSH cũng mang
những nét chung của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, gia đình vùng ĐBSH
còn có nhiều nét riêng biệt, mang tính đặc trưng của Vùng, tác động trực tiếp
đến ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở
nơi đây. Trong đó, có thể kể đến một số đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, về
kinh tế gia đình và phương thức tổ chức sản xuất. Thứ hai, gia đình vùng
ĐBSH gắn bó khăng khít với văn hóa làng xã; Thứ ba, gia đình vùng ĐBSH
có đời sống văn hóa gắn liền với văn hóa truyền thống.
3.1.3. Tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng
công nghiệp 4.0
Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng 4.0 đã tác
động tích cực và tiêu cực đến việc phát phát huy mặt tích cực và hạn chế
mặt tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH.
Đặc biệt, những mặt trái của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng
4.0 đã trở thành lực cản trong việc phát huy mặt tích cực cũng như hạn chế
mặt tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH.
Do vậy, các cấp chính quyền vùng ĐBSH cần chú trọng nghiên cứu, căn cứ
vào thực tiễn đang diễn ra của Vùng mà đề ra các giải pháp phù hợp để tiếp
thu cái mới tiến bộ, loại bỏ những cái không hợp lý vào việc xây dựng
GĐVH, từ đó giúp cho việc giữ gìn, phát huy mặt tích cực cũng như hạn
chế mặt tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xây dựng GĐVH ở vùng
ĐBSH đạt hiệu quả tốt nhất.



16
3.2. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI
VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG HIỆN NAY- MỘT SỐ BIỂU HIỆN CHỦ YẾU

Từ nghiên cứu thực tế ở vùng ĐBSH tác giả thấy, đạo đức Nho giáo
ảnh hưởng rất đậm nét đến việc xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay,
thông qua những biểu hiện chủ yếu sau:
3.2.1. Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái
3.2.1.1. Ảnh hưởng tích cực
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình ĐBSH hiện nay vẫn
chịu sự tác động sâu sắc bởi chuẩn mực đạo đức “Từ” và “Hiếu” của Nho
giáo. Điều này biểu hiện rõ thông qua tình yêu thương và trách nhiệm của
cha mẹ đối với con cái trong gia đình người dân ĐBSH. Đồng thời, thông
qua sự hiếu kính của con cái đối với cha mẹ, tình yêu thương và trách nhiệm
của con cái đối với cha mẹ lúc già yếu, ốm đau trên cả phương diện vật chất
lẫn tinh thần. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy
công tác xây dựng GĐVH, là nền tảng ổn định và phát triển xã hội.
3.2.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Do ảnh hưởng tiêu cực bởi một số tư tưởng trong đạo đức Nho giáo,
đặc biệt là ảnh hưởng của “tam cương”, đã dẫn đến tuyệt đối hóa quyền lực
của cha mẹ đối với con cái mà hiện nay các gia đình người dân vùng ĐBSH
vẫn chịu ảnh hưởng. Điều này biểu hiện thông qua tình trạng: Cha mẹ coi
trọng con trai hơn con gái, “trọng nam khinh nữ”, cha mẹ áp đặt ý kiến, dạy
con bằng đòn roi; con cái thiếu chính kiến, lệ thuộc vào cha mẹ; quá nặng nề
về lễ nghi, phép tắc trên dưới trong gia đình, dòng họ... Tác động tiêu cực
đến việc xây dựng GĐVH bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
3.2.2. Trong quan hệ giữa vợ và chồng

3.2.2.1. Ảnh hưởng tích cực
Trong quan hệ giữa vợ và chồng người dân vùng ĐBSH hiện nay vẫn
còn ảnh hưởng sâu đậm bởi tư tưởng “tam cương”, “tứ đức” của Nho giáo.
Điều này thể hiện thông qua suy nghĩ, hành động, ứng xử hàng ngày của họ
với nhau. Trong đó, có thể kể đến các biểu hiện cơ bản sau: Thứ nhất, thể
hiện thông qua sự gắn bó, thủy chung giữa vợ và chồng; Thứ hai, thể hiện
thông qua sự quan tâm, chia sẻ; Thứ ba, thể hiện thông qua sự hòa thuận, giữ
gìn yên ấm gia đình. Những biểu hiện này có tác động tích cực, góp phần
thực hiện thành công mục tiêu xây dựng gia đình “hòa thuận, hạnh phúc”
trong xây dựng GĐVH.


17

3.2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Xuất phát từ tư tưởng vợ phải “tòng” chồng, người phụ nữ phải giữ
gìn “tứ đức” theo quan điểm của Nho giáo, mà hiện nay, trong nhiều gia
đình người dân vùng ĐBSH vẫn còn tồn tại tư tưởng “vợ phải phục tùng
chồng”, “chồng nói vợ phải nghe”; người vợ bị ràng buộc trong những
khuôn mẫu định sẵn của “tứ đức” xưa… Điều này dẫn tới hạn chế quyền
bình đẳng, dân chủ trong quan hệ vợ chồng, hạn chế vai trò của người phụ
nữ trong việc tham gia các hoạt động xã hội, gây cản trở quá trình xây dựng
GĐVH ở địa phương.
3.2.3. Trong quan hệ giữa anh, chị, em
3.2.3.1. Ảnh hưởng tích cực
Do ảnh hưởng bởi phạm trù “đễ” của Nho giáo mà ngay từ rất sớm, các
gia đình vùng ĐBSH đã thường dạy cho con cái về cách ứng xử giữa anh, chị,
em trong gia đình cần tuân theo chữ “đễ”. Vì thế, mặc dù hiện nay, vùng
ĐBSH là vùng chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhưng giá
trị về tình anh em trong gia đình vẫn rất được đề cao. Điều này được minh

chứng thông qua những biểu hiện cụ thể: Thứ nhất, thể hiện trong sự hòa
thuận, thương yêu, đoàn kết; Thứ hai, thể hiện trong sự giúp đỡ, tương trợ lẫn
nhau; Thứ ba, thể hiện trong sự bao dung và lễ phép giữa anh, chị, em trong
gia đình. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình văn hóa “hòa thuận,
hạnh phúc”.
3.2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Do ảnh hưởng bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và tư tưởng “quyền
huynh thế phụ” của Nho giáo, đã dẫn tới tình trạng bất bình đẳng giữa anh,
chị, em trong gia đình, giữa anh em trai với chị em gái; giữa anh cả với các
em. Thực tế này vẫn còn tồn tại ở một bộ phận gia đình vùng ĐBSH hiện nay.
3.2.4. Trong quan hệ giữa gia đình và xã hội
3.2.4.1. Ảnh hưởng tích cực
Do ảnh hưởng tư tưởng đạo đức nhân nghĩa, nên cho đến nay, đa phần
các gia đình vùng ĐBSH vẫn giữ gìn truyền thống văn hóa và lối sống tình
nghĩa với cộng đồng, với mọi người xung quanh. Đồng thời, cũng xuất phát
từ quan điểm đạo đức Nho giáo coi trọng danh dự gia đình, dòng họ mà các
gia tộc vùng ĐBSH đã phát huy được tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia
các phong trào do cộng đồng phát động. Một số phong trào tiêu biểu như
phong trào: Gia đình, dòng họ hiếu học; gia đình, dòng họ làm kinh tế giỏi;
Gia đình, dòng họ không tệ nạn xã hội... Đây là cơ sở để thực hiện thành
công các tiêu chí trong xây dựng GĐVH.


18

3.2.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Do ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng “Thân tộc” của Nho giáo, nên ở
một số địa phương vùng ĐBSH đã xảy ra tình trạng cục bộ, bè phái, đề cao
lợi ích gia đình - dòng họ, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, ảnh hưởng tiêu
cực đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đi ngược

với mục tiêu xây dựng GĐVH.
3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC
NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

3.3.1. Bất cập giữa yêu cầu về nâng cao nhận thức về phát huy ảnh
hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo với
thực tế nhận thức còn hạn chế của một bộ phận không nhỏ người dân về
vấn đề này
Để phát huy được ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của đạo đức Nho giáo trong gia đình, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng
GĐVH ở vùng ĐBSH thì đòi hỏi bản thân các hộ gia đình cần thấy được mặt
tích cực và mặt tiêu cực của nó, cũng như tầm quan trọng của việc phát huy
mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực đó trong các mối quan hệ gia đình và
trong xây dựng GĐVH. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn ở vùng ĐBSH
cho thấy, nhận thức của một bộ phận người dân (trong đó có cả những cán bộ
làm công tác gia đình) còn hạn chế.
3.3.2. Bất cập giữa yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa làm tiền đề
cho việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
đạo đức Nho giáo với thực tế còn hạn chế của kinh tế, văn hóa, xã hội
trên địa bàn
Phát triển kinh tế, văn hóa là cơ sở quan trọng để thúc đẩy gia đình phát
triển. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tế ở vùng ĐBSH cho thấy: Cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì mặt trái của nó cũng
đang dẫn tới nhiều hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng
GĐVH. Bên cạnh đó, do đời sống kinh tế và văn hóa của một bộ phận người
dân vùng ĐBSH còn chưa cao cũng là nguyên nhân làm cho các giá trị đạo
đức Nho giáo chưa được phát huy, những tàn dư, tiêu cực của nó chưa được
khắc phục hiệu quả. Đây là một vấn đề đặt ra cần được quan tâm giải quyết
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH

hiện nay.


19

3.3.3. Bất cập giữa yêu cầu nâng cao quản lý nhà nước trong phát
huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho
giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng với
thực tế còn nhiều hạn chế của công tác này ở địa phương
Gia đình là tế bào của xã hội. Chính vì vậy, công tác gia đình (nói
chung) và công tác quản lý nhà nước về gia đình (nói riêng) cần phải được
quan tâm, chú trọng. Đặc biệt, khi tình trạng vi phạm pháp luật về gia đình
hiện nay vẫn diễn ra khá phổ biến, như tình trạng: bất bình đẳng giới, bạo lực
gia đình… đòi hỏi cần có sự nỗ lực tham gia của cả cộng đồng, nhất là vai trò
quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tế ở vùng ĐBSH cho
thấy, hoạt động quản lý đối với công tác gia đình và xây dựng GĐVH trong
thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập. Do vậy, đây là vấn đề cần quan tâm
giải quyết trong thời gian tới.
3.3.4. Bất cập giữa yêu cầu nâng cao giáo dục đạo đức gia đình gắn
với phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo
đức Nho giáo với thực tế coi nhẹ vấn đề này trong các gia đình vùng
đồng bằng sông Hồng hiện nay
Do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa
nhanh của vùng ĐBSH dẫn đến nhiều biến đổi tiêu cực trong đạo đức gia
đình. Một bộ phận gia đình mải mê với công việc kiếm tiền mà thờ ơ, thiếu
trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức con trẻ. Một bộ phận khác, do ảnh
hưởng của lối sống phương Tây hiện đại, đề cao thái quá quyền tự do cá
nhân trong gia đình, có xu hướng để con “phát triển tự nhiên” mà không
quan tâm tới việc uốn nắn, giáo dục đạo đức (đặc biệt đạo đức truyền thống)...
dẫn đến những lệch lạc trong sự phát triển nhân cách và hành động của một

bộ phận giới trẻ. Do đó, vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng GĐVH ở
vùng ĐBSH là cần phải coi trọng giáo dục đạo đức gia đình, kết hợp các giá
trị đạo đức truyền thống với hiện đại trong nội dung giáo dục đạo đức gia
đình hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Từ nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây
dựng GĐVH ở vùng ĐBSH cho thấy: Đạo đức Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc
đến việc xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH theo hai chiều, một mặt nó ảnh


20

hưởng tích cực đến các mối quan hệ ứng xử trong gia đình, thúc đẩy quá
trình xây dựng GĐVH, bởi đạo đức Nho giáo góp phần xây dựng tình yêu
thương, trách nhiệm, sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng,
giữa anh, chị, em trong gia đình. Mặt khác, tác động tiêu cực của nó, gây nên
tình trạng mất dân chủ, thiếu bình đẳng trong các mối quan hệ gia đình, đi
ngược với mục tiêu xây dựng GĐVH “tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”. Từ
thực trạng này, đặt ra những vấn đề bất cập cần phải giải quyết để phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu của đạo đức Nho giáo trong xây
dựng GĐVH ở vùng ĐBSH trên nhiều phương diện: từ nâng cao nhận thức;
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đến tăng cường công tác quản lý nhà nước;
đặc biệt là chú trọng công tác giáo dục đạo đức gia đình.
Chương 4
QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT
HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU
CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
4.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH
CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO

GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG HIỆN NAY

4.1.1. Xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng gắn
với Chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước và của
vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành
xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt
nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì
phải chú ý hạt nhân cho tốt” [29, tr.523]. Vì vậy, việc phát huy ảnh hưởng
tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xây dựng
GĐVH ở vùng ĐBSH cần gắn với chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của Vùng, từ đó hình thành các giải pháp đồng bộ, vừa góp phần xây
dựng gia đình, vừa thúc đẩy kinh tế, văn hóa xã hội phát triển.


21

4.1.2. Xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng
gắn với Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030
Thực chất của xây dựng gia đình văn hóa ở vùng ĐBSH hiện nay là
góp phần thực hiện các nội dung, tiêu chí của Chiến lược xây dựng gia đình
gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Do vậy, việc phát huy ảnh
hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong
xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH cần gắn với việc thực hiện các mục tiêu
trong Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
4.1.3. Xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng gắn
với trách nhiệm của hệ thống chính trị, của các gia đình và từng cá nhân
Phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức

Nho giáo đối với xây dựng ở vùng ĐBSH là một nhiệm vụ khó khăn, lâu dài
và phức tạp. Bởi vì, đạo đức Nho giáo với tư cách là một hệ thống chuẩn
mực đạo đức truyền thống đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt trong đời
sống gia đình và xã hội, hình thành tính cách, thói quen, tập tục của từng cá
nhân, gia đình và tâm lý xã hội...Vì thế, để thực hiện tốt nhiệm vụ phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong
xây dựng GĐVH thì đòi hỏi cần phải phát huy tinh thần trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị, của các gia đình và từng cá nhân.
4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH
CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO
GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG HIỆN NAY

4.2.1. Nâng cao nhận thức cho gia đình và cộng đồng về phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo
đối với xây dựng gia đình văn hóa
Để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ảnh hưởng tích cực, tiêu cực
của đạo đức Nho giáo và tầm quan trọng của việc phát huy ảnh hưởng tích
cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với xây dựng GĐVH ở vùng
ĐBSH hiện nay thì cần chú trọng: Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho các
thành viên trong gia đình, để hướng đến sự thay đổi về thái độ và hành vi của
họ đối với vấn đề này. Thứ hai, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ (đặc
biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác gia đình), góp phần tạo ra sự
thay đổi tích cực trong việc đề xuất hoặc triển khai có hiệu quả các chính
sách trong công tác gia đình.


22

4.2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa tạo điều kiện phát huy

ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo
đối với xây dựng gia đình văn hóa
Kinh tế, văn hóa là nền tảng quan trọng góp phần phát huy ảnh hưởng
tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng
GĐVH ở vùng ĐBSH. Do đó, để làm tốt vấn đề này thì bản thân các gia đình
và chính quyền địa phương cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Một là, đẩy
mạnh phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất cho các hộ gia đình;
Hai là, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh gắn với
việc phát huy các giá trị văn hóa đạo đức truyền thống, đồng thời xóa bỏ
những tập tục lạc hậu, phản tiến bộ; Ba là, xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
4.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về gia đình gắn với phát
huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho
giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa
Quản lý nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy những giá
trị tích cực, hạn chế những tàn dư tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây
dựng GĐVH ở vùng ĐBSH. Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về vấn đề này thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường quản lý nhà nước trong việc giải quyết hài hòa các mối
quan hệ gia đình; Thứ hai, tăng cường quản lý nhà nước đối với việc đảm
bảo công bằng, bình đẳng trong gia đình; Thứ ba, tăng cường quản lý nhà
nước trong việc xây dựng gia đình tiến bộ, văn minh.
4.2.4. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức gia đình gắn với phát huy ảnh
hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối
với xây dựng gia đình văn hóa
Giáo dục đạo đức gia đình là môi trường tốt nhất để tiếp thu có chọn
lọc những tinh hoa và đào thải những “độc tố” văn hóa từ bên ngoài tác động
vào gia đình. Vì thế, để phát huy có hiệu quả những tác động tích cực và hạn
chế tác động tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng
ĐBSH hiện nay thì cần thực hiện hiệu quả các giải pháp cụ thể sau: Thứ

nhất, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và gia đình về tầm quan trọng của
giáo dục đạo đức gia đình; Thứ hai, đẩy mạnh giáo dục hệ chuẩn mực đạo


23

đức gia đình văn hóa trên cơ sở kết thừa có chọn lọc giá trị đạo đức gia đình
truyền thống; Thứ ba, phát huy vai trò chủ thể của gia đình trong việc giáo
dục đạo đức cho các thành viên.
Tiểu kết chương 4
Để phát huy được ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay thì
đòi hỏi cần phải dựa trên những quan điểm cơ bản, đó là: Xây dựng gia đình
văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng gắn với Chiến lược phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của cả nước và của vùng; gắn với Chiến lược xây dựng gia
đình gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; đặc biệt, gắn với trách
nhiệm của hệ thống chính trị, các gia đình và từng cá nhân. Đồng thời, dựa
trên những quan điểm này, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp chủ yếu
trên các mặt của đời sống xã hội từ nâng cao nhận thức cho cộng đồng; đẩy
mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, đến nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước;
đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong gia đình. Để thực hiện tốt các giải pháp này
thì không chỉ là công việc của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã
hội mà đặc biệt đòi hỏi vai trò chủ thể của các gia đình, các thành viên cần
tích cực chủ động tham gia thực hiện.
KẾT LUẬN
1. Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm. Trải qua quá trình
tồn tại lâu dài, Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng dần dần ăn
sâu bám rễ, trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của người Việt Nam, đặc biệt từ khi Nho giáo được các triều đại phong kiến
Việt Nam trọng dụng trở thành quốc giáo. Ngày nay, trong xã hội Việt Nam,

cho dù Nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng chỉ đạo sự
phát triển của xã hội, nhưng nó vẫn tồn tại với tư cách là một bộ phận của giá
trị văn hóa đạo đức truyền thống, tác động đến nhiều lĩnh vực của xã hội, đặc
biệt là trong đời sống và các mối quan hệ ứng xử gia đình.
2. Trong quá trình xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH đã chịu sự ảnh
hưởng mạnh mẽ của đạo đức Nho giáo. Một mặt, đạo đức Nho giáo ảnh


×