ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THỊ LAN
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO
ĐỨC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CNDVBC & CNDVLS
MÃ SỐ: 5.01.02
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN HỮU VUI
HÀ NỘI 2004
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU trang
Chương 1: Về vấn đề đạo đức tôn giáo
1.1. Đạo đức tôn giáo-khái niệm, đặc trưng
1.2. Những quan điểm khác nhau trong lịch sử về vai trò của đạo đức
tôn giáo đối với đạo đức xã hội
Chương 2: Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn
giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay
2.1. Những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội và tôn giáo quy
định ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức xã hội
2.2. Những ảnh hưởng tích cực của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức
trong xã hội Việt Nam hiện nay.
2.3. Những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức
trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích
cực hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây
dựng nền đạo đức xã hội mới
3.1. Xu hướng của đạo đức tôn giáo và yêu cầu của việc xây dựng nền đạo
đức xã hội mới ở Việt Nam
3.2. Một số giải pháp
KẾT KUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
10
10
22
51
53
68
102
122
122
141
159
162
165
166
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội là một hệ thống cấu trúc phức tạp với nhiều yếu tố hợp thành, tồn
tại trong sự tác động biện chứng. Tôn giáo với tính cách là một yếu tố của cấu
trúc đó đã có những ảnh hƣởng không nhỏ đến con ngƣời và xã hội, góp phần tạo
nên sắc thái đặc biệt cho đời sống nhân loại.
Trong lịch sử, tôn giáo đƣợc kiến giải, đánh giá hết sức khác nhau, thậm
chí đối lập nhau. Tuy nhiên, có thể rút ra những thống nhất nếu tạm gác qua
những dị biệt, đó là, tôn giáo vừa có khả năng cản trở sự phát triển của con ngƣời
và xã hội, đồng thời cũng có thể tạo nên những giá trị có tính tích cực. Vì vậy,
việc nghiên cứu phải hƣớng đến phát hiện những hợp lý và khiếm khuyết của
hiện tƣợng tôn giáo và những ảnh hƣởng của nó đã, đang và sẽ có đối với lịch sử
nhân loại. Và điều này, theo chúng tôi là thực sự cần thiết trong thời đại ngày
nay, khi mà cùng với sự phát triển của khoa học, của các trào lƣu hiện đại hoá,
các tôn giáo trên thế giới đang có xu hƣớng hội nhập với đời sống thế tục, đặc
biệt là trong lĩnh vực chính trị, đạo đức và văn hoá xã hội để nhằm tự điều chỉnh,
tự thích ứng cho phù hợp xu thế của thời đại, mong giữ đƣợc thánh địa thiêng
liêng của mình để tiếp tục tồn tại và tồn tại lâu dài.
Thực tế ở Việt Nam, trong quá trình lịch sử lâu dài, bên cạnh những hạn
chế nhất định, tôn giáo đã có những đóng góp tích cực trong việc điều chỉnh
hành vi của con ngƣời, duy trì đạo đức xã hội, giữ gìn sự thống nhất của dân tộc
và góp phần tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc Việt Nam.v.v
Ngày nay, trƣớc những biến đổi của tình hình thế giới và trong nƣớc, tôn
giáo ở Việt Nam đang có những biến động phức tạp theo nhiều chiều hƣớng.
Nhiều vấn đề đã đƣợc đặt ra xung quanh việc đánh giá ảnh hƣởng của tôn giáo
đến lĩnh vực tinh thần của xã hội Việt Nam trong thời hiện tại hiện tại và tƣơng
2
lai nhƣ vấn đề ảnh hƣởng của tôn giáo với chính trị hay rộng lớn hơn là ảnh
hƣởng của tôn giáo với văn hoáv.v
Riêng vấn đề xem xét ảnh hƣởng của tôn giáo đối với đạo đức xã hội cũng
đã đƣợc đặt ra và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Có tình hình đó
bởi lẽ, cơ chế kinh tế thị trƣờng hiện nay đã làm nảy sinh, tồn tại và phát triển
nhiều quy phạm đạo đức đi ngƣợc lại tiến bộ xã hội. Trên mức độ nào đó, những
quy phạm đạo đức ấy đang làm xói mòn nền đạo đức xã hội mà lịch sử dân tộc ta
đã phải mất hàng ngàn năm mới có thể hình thành đƣợc.
Có một thời kỳ dài, chúng ta chỉ chú ý và nhấn mạnh đến mặt tiêu cực của
tôn giáo và đạo đức tôn giáo, cho rằng tôn giáo sẽ mất đi cùng với quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Do vậy, ta thƣờng tìm cách phê phán và loại trừ ảnh
hƣởng của nó trong đời sống xã hội. Song, thực tế đã chứng minh rằng, tôn giáo
vẫn còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, và bên cạnh những hạn
chế nhất định, tôn giáo và đạo đức tôn giáo còn có những đóng góp tích cực
trong quá trình xây dựng xã hội mới. Nhận thức đƣợc vai trò của tôn giáo trong
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta từ khi thực hiện công
cuộc đổi mới đã có những quan điểm bổ sung, phát triển đối với tôn giáo và đạo
đức tôn giáo. Trong Nghị quyết 24- NQ/TW ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị
về công tác tôn giáo trong tình hình mới đã khẳng định rằng, “tín ngưỡng tôn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều
điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Tiếp tục quan điểm này, Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX(2001) của Đảng một lần nữa khẳng
định, “phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”.
Vì vậy, nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong
xã hội Việt Nam hiện nay nhằm tìm kiếm các giải pháp phù hợp để phát huy mặt
tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng
3
nền văn hoá, đạo đức mới xã hội chủ nghĩa là việc làm cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, từ xa xƣa nó đã là đối
tƣợng đƣợc quan tâm chú ý của nhiều nhà khoa học. Từ thời cổ đại (và trong
suốt quá trình lịch sử) các nhà triết học đã đề cập tới vấn đề tôn giáo dƣới những
hình thức và quan điểm khác nhau.
Một trong những thành tựu quan trọng mà chủ nghĩa duy vật vô thần trƣớc
Mác đã đạt đƣợc đó là việc bác bỏ quan niệm duy tâm thần học cho rằng tôn giáo
sáng tạo ra con ngƣời, đồng thời chỉ ra chính con ngƣời là lực lƣợng sáng tạo ra
tôn giáo. Tuy nhiên, do hạn chế lịch sử và giai cấp, chủ nghĩa duy vật vô thần
trƣớc Mác đã không vạch ra đƣợc bức tranh chân thực về tôn giáo và vai trò của
nó đối với xã hội.
Trong chủ nghĩa Mác- Lênin, vấn đề tôn giáo và đạo đức tôn giáo cũng
đƣợc các nhà kinh điển quan tâm nghiên cứu. Mác, Ăngghen, Lênin đã đề cập
đến vấn đề tôn giáo trong rất nhiều tác phẩm nhƣ: Phê phán triết học pháp quyền
của Hê ghen (Lời nói đầu), Gia đình thần thánh, Hệ tư tưởng Đức, Bản thảo
kinh tế- triết học 1844, Luận cương về Phoi ơ bắc, Chiến tranh nông dân ở Đức,
Chống Đuy rinh, Lút vích Phoi ơ bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức,
Bàn về lịch sử đạo Cơ đốc sơ kỳ, Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, Về thái độ của
đảng công nhân đối với tôn giáo. v.v…Sự tiếp cận khoa học toàn diện của chủ
nghĩa Mác đối với hiện tƣợng tôn giáo đã làm sáng tỏ không những nguồn gốc,
bản chất, mà cả tính chất, chức năng và vai trò xã hội của nó. Chủ nghĩa Mác-
Lênin cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh tồn tại
xã hội một cách hƣ ảo. Từ đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra
4
rằng, về cơ bản tôn giáo và đạo đức tôn giáo có vai trò tiêu cực trong đời sống xã
hội, đặc biệt khi nó tham gia vào hệ tƣ tƣởng của giai cấp thống trị phản động.
Cùng với việc chỉ ra những tiêu cực của tôn giáo và đạo đức tôn giáo, các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin cũng thừa nhận những tác dụng nhất định
của tôn giáo và những giá trị đạo đức tích cực của nó.
Do tiếp cận tôn giáo dƣới góc độ xã hội học, các học giả tƣ sản hiện đại
cũng đóng góp nhiều công trình về tôn giáo và vai trò của tôn giáo nhƣ
E.Durkheim với tác phẩm Định nghĩa về hiện tượng tôn giáo và tôn giáo, Yves
Lambert với Tháp Babel định nghĩa về tôn giáo. Max Weber với Đạo đức Tin
Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, Daisaku…Ngoài ra, còn một số nhà nghiên
cứu khác nhƣ A.Toynbee, F. Brondel, Will Duraut…cũng đều rất coi trọng yếu
tố tôn giáo và đạo đức tôn giáo trong tiến trình văn hoá, văn minh nhân loại
v.v… Nhìn chung các học giả tƣ sản hiện đại đã tiếp cận tôn giáo dƣới một góc
độ mới- góc độ xã hội học. Song, bên cạnh đó họ đã vấp phải những hạn chế
không nhỏ đó là đã bỏ qua việc nghiên cứu tôn giáo dƣới góc độ bản thể luận và
nhận thức luận, vì vậy vai trò của tôn giáo đã đƣợc thổi phồng trên thực tế.
Trong xã hội Phƣơng Đông hiện đại, vấn đề đạo đức tôn giáo và vai trò
của nó trong đời sống xã hội cũng đã đƣợc đƣợc quan tâm nhiên cứu. Các học
giả Nhật bản nhƣ Shinobu Koichi, Okamoto Koji cho rằng, mặc dù tôn giáo có
những hạn chế nhất định nhƣng trong nó có chứa đựng những nội dung nhân đạo
và những nội dung này cần thiết phải đƣợc giáo dục cho quần chúng nhân dân
trong xã hội để quần chúng học tập và định hƣớng vấn đề tâm linh cá nhân.
Các học giả Trung Quốc nhƣ Sun Zhenhua, Lin Zhaorong cũng rất chú ý
đến cái thiện, cái nhân bản trong đạo đức tôn giáo. Lin Zhaorong cho rằng, trong
xã hội hiện đại, với xu thế thế tục hoá, ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo sẽ vƣợt
ra xa ngoài quan hệ giữa các tín đồ và trở thành một bộ phận quan trọng của đạo
đức xã hội
5
Nhìn chung, ở Phƣơng Đông hiện đại, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra
những tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn giáo. Họ quan tâm nhiều đến những
đóng góp tích cực của tôn giáo và đạo đức tôn giáo trong đời sống tinh thần của
xã hội.
Ở trong nƣớc, một thời kỳ dài, chúng ta quan niệm tôn giáo sẽ chết đi
cùng với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó vấn đề tôn giáo ít đƣợc các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Những năm gần đây, trƣớc sự bùng nổ của
tôn giáo, trƣớc yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đổi mới đã xuất
hiện nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo, về đạo đức tôn giáo và ảnh hƣởng
của nó trong đời sống xã hội nhƣ: Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo
đối với con người Việt Nam hiện nay - Nxb CTQG 1997, Những vấn đề lý luận
và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, Nxb KHXH, HN1998, Phật giáo với văn hoá
Việt Nam, Nxb HN1999, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo Việt Nam hiện
nay, Nxb CTQG, HN2001, Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hoá Việt
Nam, Nxb KHXH, HN2001.v.v
Những công trình nói trên đã đề cập đến vấn đề tôn giáo và vai trò của nó
trong đời sống xã hội Việt Nam ở những khía cạnh khác nhau. Trong Ảnh hưởng
của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay do GS
Nguyễn Tài Thƣ chủ biên đã phân tích ảnh hƣởng của tôn giáo đối với con ngƣời
Việt Nam hiện nay trên một số phƣơng diện nhƣ ảnh hƣởng đối với hệ tƣ tƣởng,
ảnh hƣởng đối với sự hình thành nhân cách, ảnh hƣởng trong đời sống của thanh
thiếu niên.v.v…Qua đó các tác giả đã đề cập đến vấn đề đạo đức Phật giáo, đạo
đức Thiên chúa giáo và ảnh hƣởng hai mặt của nó trong đời sống đạo đức của
con ngƣời Vịêt Nam. GS Đặng Nghiêm Vạn trong Lý luận về tôn giáo và tình
hình tôn giáo Việt Nam hiện nay đã qua các số liệu khảo sát xã hội học để phân
tích làm nổi rõ đặc điểm, vai trò và các đặc trƣng cơ bản của tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay. TS Nguyễn Hồng Dƣơng qua Nghi lễ và lối sống Công giáo trong
6
văn hoá Việt Nam đã phân tích, chứng minh làm rõ sự hội nhập của văn hoá Kitô
giáo trong nền văn hoá của dân tộc. Hay Nguyễn Đăng Duy trong Phật giáo và
văn hoá Việt Nam cũng đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trong đời sống chính
trị, văn hoá, đạo đức của dân tộc Việt Nam.v.v Mặc dù trong những công trình
nói trên, vấn đề đạo đức tôn giáo và vai trò của nó không đƣợc các nhà nghiên
cứu đề cập đến một cách trực tiếp, song trong quá trình phân tích vai trò của tôn
giáo trong đời sống xã hội Việt Nam, vấn đề đạo đức tôn giáo và ảnh hƣởng của
nó đối với đạo đức xã hội cũng đã phần nào đƣợc đề cập đến.
Liên quan đến vấn đề đạo đức tôn giáo và ảnh hƣởng của nó đối với đạo
đức xã hội còn có một số luận án nhƣ: Vai trò xã hội của tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án PTS Triết học của Hồ
Trọng Hoài 1995, Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời
sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam - Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Hữu Tuấn
1999, Đạo Hoà hảo và ảnh hưởng của nó ở đồng bằng sông Cửu Long- Luận án
tiến sĩ Triết học của Nguyễn Hoàng Sa 1999, Góp phần tìm hiểu đạo đức trong
Kinh Thánh- Luận án tiến sĩ Triết học của Trƣơng Nhƣ Vƣơng v.v… Nghiên cứu
tôn giáo và đạo đức tôn giáo, chỉ ra vai trò của nó trong đời sống tinh thần của
dân tộc nói chung, trong đời sống đạo đức nói riêng với mục đích tìm kiếm các
giải pháp để phát huy những nhân tố tích cực của nó trong quá trình xây dựng
nền văn hoá, đạo đức của dân tộc, các tác giả nói trên đã có những đóng góp mới
cho việc nghiên cứu tôn giáo và đạo đức tôn giáo ở Vịêt Nam.
Bên cạnh đó còn có một số công trình trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo về
vai trò của đạo đức tôn giáo có giá trị nhƣ: Kỷ yếu hội thảo Đạo đức Phật giáo
trong thời hiện đại- TPHCM 1993, Một số vấn đề đạo Thiên Chúa giáo trong
lịch sử dân tộc Việt Nam- của Viện Khoa học xã hội và Ban tôn giáo TPHCM
1988. Một số bài viết trên các tạp chí nhƣ: Về vấn đề đánh giá vai trò của tôn
giáo (Tạp chí Triết học số 2/ 1992), Tôn giáo và đạo đức nhìn từ mặt triết học
7
(Tạp chí Triết học số 4/ 1993) của GS.TS Nguyễn Hữu Vui, Tín ngưỡng, tôn
giáo và đạo đức tôn giáo dưới cái nhìn đổi mới (Tạp chí Thông tin lý luận số 7/
1992) của TS Nguyễn Đức Lữ, Vai trò của các học thuyết tư tưởng và tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay (Tạp chí Cộng sản số 3/ 1995) và Phật giáo và sự hình thành
nhân cách con người Việt Nam hiện nay (Tạp chí Triết học số 2/ 1994) của PGS.
Nguyễn Tài Thƣ, Tôn giáo và khoan dung trường hợp Việt Nam (Tạp chí Triết
học số 5/1997) và Tôn giáo tín ngưỡng trong đời sống văn hoá hiện nay (Tạp chí
Cộng sản số 15/1999) của GS.TS Đỗ Quang Hƣng v.v… Những công trình khoa
học này ở những góc độ khác nhau đã đề cập đến vấn đề đạo đức tôn giáo nói
chung, đạo đức của từng tôn giáo nói riêng và vai trò của nó trong đời sống văn
hoá tinh thần của dân tộc.
Nhìn một cách tổng thể, những nghiên cứu trên đều thống nhất ở một điểm
là thừa nhận tôn giáo và đạo đức tôn giáo có nhiều tác động tiêu cực tới đời sống
xã hội Việt Nam, song bên cạnh đó nó còn có những giá trị tích cực nhất định
cần kế thừa, phát huy, nhất là trên phƣơng diện văn hoá, đạo đức. Tuy nhiên, do
tính phức tạp của đối tƣợng nghiên cứu, do yêu cầu của xã hội hiện nay nên việc
tiếp tục có những nghiên cứu ở dạng chuyên biệt về tôn giáo vẫn cần thiết. Theo
hƣớng nghiên cứu này, tác giả luận án chọn đề tài “ Ảnh hưởng của đạo đức tôn
giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trên
cơ sở kế thừa giá trị của các công trình đi trƣớc đã đạt đƣợc.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích: Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh, luận án phân tích ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức
trong xã hội Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt
tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng nền
đạo đức xã hội mới.
3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên luận án có nhiệm vụ:
8
- Phân tích khái niệm và những đặc trƣng cơ bản của đạo đức tôn giáo,
khái quát các quan điểm cơ bản trong lịch sử về vai trò của đạo đức tôn giáo đối
với đạo đức xã hội.
- Phân tích những ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong
xã hội Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu
cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng nền đạo đức xã hội mới.
4. Đối tượng và phạm vi của luận án
4.1. Đối tượng: Đối tƣợng của luận án là đạo đức tôn giáo trong sự tác
động đối với đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi: Ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã
hội Việt Nam hiện nay là một đề tài rất rộng lớn, trong khuôn khổ luận án, tác
giả đi vào phân tích những ảnh hƣởng chủ yếu của đạo đức tôn giáo nói chung
đối với đạo đức trong xã hội giới hạn qua một số tôn giáo lớn ở Việt Nam (Phật
giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Hồi giáo, Tin Lành) từ năm 1986
đến nay.
Ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam
hiện nay đƣợc thể hiện trên rất nhiều phƣơng diện, qua nhiều yếu tố cấu thành
tôn giáo. Vì vậy tác giả luận án mặc dù đã cố gắng đƣa ra định nghĩa về đạo đức
tôn giáo để xem xét sự tác động độc lập tƣơng đối của nó đối với đạo đức xã hội.
Nhƣng, xét trong tổng thể, đạo đức tôn giáo phát huy ảnh hƣởng của mình thông
qua nhiều yếu tố cấu thành tôn giáo nhƣ qua giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ
chức…Do đó, trong quá trình phân tích ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo đối với
đạo đức trong xã hội, có chỗ tác giả phân tích những giá trị đạo đức trong giáo
lý, giáo luật tôn giáo, có chỗ tác giả phân tích những yếu tố khác cấu thành tôn
giáo để làm rõ những ảnh hƣởng của nó.
Vấn đề đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay cũng là vấn đề rất rộng
lớn trong đó bao hàm đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Song, trong khuôn khổ
9
luận án chƣa bàn cụ thể ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức cá nhân
và đạo đức xã hội mà chỉ nghiên cứu những ảnh hƣởng chủ yếu của đạo đức tôn
giáo đối với đạo đức của xã hội nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng các phƣơng pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, trong đó chú trọng phƣơng pháp lôgíc và lịch sử, phƣơng pháp
so sánh phân tích- tổng hợp, cấu trúc hệ thống, điều tra xã hội học và sử dụng có
mức độ phƣơng pháp thống kê, biểu đồ
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án góp phần làm rõ những đặc trƣng cơ bản của đạo đức tôn giáo,
phân tích một số ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội
Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng nền đạo
đức xã hội mới.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
lý luận về tôn giáo và một số lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn khác, và có thể
góp phần vào cơ sở lý luận cho việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thực tiễn ở
nƣớc ta hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác
giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chƣơng, 7
tiết.
10
Chương 1
VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO
1.1. Đạo đức tôn giáo - khái niệm và đặc trưng
1.1.1. Về khái niệm “Đạo đức tôn giáo”
Tôn giáo là một hiện tƣợng đã xuất hiện từ rất sớm và còn tồn tại lâu dài
trong lịch sử xã hội loài ngƣời. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo đã có
tác động tới nhiều mặt của đời sống nhân loại và đạo đức là một trong những lĩnh
vực chịu nhiêù sự tác động đó. Để phân tích những tác động của đạo đức tôn giáo
đối với đạo đức xã hội trƣớc hết cần tìm hiểu khái niệm đạo đức tôn giáo.
Khi nghiên cứu về tôn giáo, đã từng có ý kiến cho rằng, tôn giáo không có
đạo đức riêng, đạo đức tôn giáo chỉ là sự vay mƣợn đạo đức chung của nhân loại.
Quan niệm này, theo chúng tôi, xuất phát từ chỗ cho rằng, đạo đức có trƣớc tôn
giáo, rằng khi con ngƣời chƣa có ý niệm gì về giáo lý nhƣng đã biết cách cƣ xử
theo đạo đức. Hơn nữa khi tiếp cận tôn giáo, ngƣời ta thấy căn bản các giá trị,
chuẩn mực trong tôn giáo là những giá trị, chuẩn mực của đạo đức thế tục đã đƣợc
thiêng hoá.
Ngƣợc lại, có ý kiến lại cho rằng, tôn giáo có đạo đức riêng, nhƣng đạo đức
tôn giáo là thứ đạo đức hoàn toàn đối lập với đạo đức trần thế và trong nó không
chứa đựng một yếu tố tiến bộ nào.
Cả hai ý kiến trên đều hiểu chƣa đầy đủ về tôn giáo. Chủ nghĩa Mác- Lênin
đã chỉ rõ, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, nó phản ánh tồn tại xã
11
hội bằng một thế giới quan lộn ngƣợc, hƣ ảo. Do vậy nếu ta lƣợc bỏ tính chất
hoang đƣờng, thần thánh trong các tôn giáo thì hiện thực xã hội sẽ đƣợc bộc lộ.
Là một hình thái ý thức xã hội, do vậy trong tôn giáo cũng có các trình độ
khác nhau nhƣ trình độ tâm lý, trình độ hệ tƣ tƣởng. Trong hệ tƣ tƣởng tôn giáo,
thần học bao giờ cũng chiếm vị trí quan trọng. Nhiệm vụ của bất kỳ hệ thống thần
học nào từ cổ đại đến hiện đại cũng đều chủ yếu là nhằm chứng minh sự tồn tại
thật của đấng siêu nhiên và lập luận cho tính đúng đắn của các các giáo lý tôn
giáo, đặc biệt là của những lời răn dạy về đạo đức của các đấng siêu nhiên.
Hơn nữa, là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, tôn giáo không chỉ có các
quan niệm đạo đức mà còn có cả những chức năng và tổ chức để điều chỉnh các
hành vi đạo đức của con ngƣời, cũng nhƣ hiện thực hoá các quan niệm đạo đức.
Các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức tôn giáo thông qua sinh hoạt tôn giáo,
thông qua tổ chức tôn giáo mà chuyển tải vào tín đồ và in dấu ấn của mình trong
đời sống xã hội.
Với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội, trong quá trình tồn tại và phát
triển của mình tôn giáo còn có sự tác động qua lại với các hình thái ý thức khác
nhƣ triết học, văn hoá nghệ thuật, đạo đức… Do vậy, trong tôn giáo có các quy
phạm, chuẩn mực của đạo đức nhân loại là điều không khó hiểu.
Vì vậy, không thể nói, tôn giáo không có đạo đức riêng, và đạo đức tôn giáo
chỉ là sự vay mƣợn của đạo đức nhân loại.
Nhƣng nếu cho rằng, đạo đức tôn giáo hoàn toàn đối lập với đạo đức trần thế
và trong nó không chứa đựng một yếu tố tiến bộ nào thì cũng là thiếu cơ sở. Theo
quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, mọi tôn giáo đều do con ngƣời dựa trên
những cơ tầng văn hoá nhất định của mình mà sáng tạo ra. Hơn nữa, trong quá
trình tồn tại và phát triển của mình, một mặt các tôn giáo tự sản sinh ra những giá
trị, mặt khác, nó chịu sự tác động và những ảnh hƣởng mang tính quy định của
văn hoá nhân loại. Chính sự tác động đó đã làm cho một số giá trị văn hoá của đời
12
sống thế tục đƣợc phản ánh vào trong tôn giáo. Bởi vậy, dù ít hay nhiều, các tôn
giáo đều chứa đựng những giá trị văn hoá nhất định. Chúng tôi hoàn toàn tán
thành ý kiến của Giáo sƣ, tiến sĩ Nguyễn Hữu Vui khi cho rằng : “Trong hệ thống
những giá trị chuẩn mực tôn giáo, ngoài những điều khuyên răn cấm đoán tạo
nên nội dung riêng của đạo đức tôn giáo, còn có những điều khuyên răn, cấm
đoán không hề có nội dung tôn giáo, mà là biểu hiện của các mối quan hệ thuần
tuý trần thế”[131, tr46].
Thực tế cho thấy, trong quan niệm đạo đức của hầu hết các tôn giáo, ngoài
những giá trị đặc thù để bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng còn có những chuẩn
mực cơ bản của đạo đức nhân loại nhƣ hƣớng thiện, tránh ác, kính trọng ngƣời
già, thƣơng yêu trẻ nhỏ, trung thực, nhân ái.v.v…Những giá trị cơ bản này của
đạo đức nhân loại đã đƣợc di chuyển, tiếp biến vào trong tôn giáo, đồng thời
thông qua các sinh hoạt tôn giáo, thông qua các tổ chức tôn giáo mà những giá trị
đó đƣợc chuyển tải vào trong tín đồ và in dấu ấn của mình trong đời sống xã hội.
Chúng ta đã từng chứng kiến trong lịch sử tôn giáo đã góp phần tạo nên những
nền văn minh khác nhau nhƣ văn minh Ki tô giáo, hay văn minh Hồi giáo mà ở
đó, những quy định, luật lệ, lễ nghi của Ki tô giáo và Hồi giáo đã trở thành một bộ
phận quan trọng của các phép ứng xử xã hội. Hay đạo đức bác ái của Ki tô giáo đã
để lại dấu ấn sâu đậm trong văn hoá đạo đức phƣơng Tây, đạo đức từ bi , hỉ xả của
Phật giáo đã in dấu ấn trong văn hoá đạo đức phƣơng Đông.v.v… Nhƣng cũng sẽ
là sai lầm nếu tuyệt đối hoá vai trò của đạo đức tôn giáo, đồng nhất nó với đạo
đức xã hội, bởi vì trong ý thức tôn giáo nói chung, ý thức đạo đức nói riêng, các
quan hệ xã hội hiện thực đã mang màu sắc của các mối quan hệ siêu nhiên.
Nhƣ vậy, trên cơ sở của chủ nghĩa Mác- Lênin và sự tồn tại lịch sử của các
tôn giáo, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, tôn giáo có đạo đức riêng,
đạo đức tôn giáo là những lời khuyên răn về đức tin vào thần thánh và những lời
khuyên răn về cách ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời. Những lời khuyên răn
13
này tạo thành hệ thống những quy phạm, chuẩn mực đạo đức mà tín đồ các tôn
giáo phải tuân thủ. Hay có thể nói, “đạo đức tôn giáo là hệ thống những quy tắc,
chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá sự giao tiếp và hành vi ứng xử của tín đồ
trong mối quan hệ giữa họ với đối tượng thờ phụng (Thượng đế, thần thánh,
Chúa, Phật), cũng như giữa họ với nhau, với cộng đồng xã hội và với tự nhiên
nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng tôn
giáo.”.
Trong hệ thống những quy phạm và chuẩn mực đạo đức tôn giáo thì những
quy phạm và chuẩn mực về đức tin thần thánh bao giờ cũng có tính bao trùm và
giữ vai trò chủ đạo, còn những quy phạm và chuẩn mực về cách ứng xử của con
ngƣời với con ngƣời, của con ngƣời với tự nhiên thƣờng chỉ đƣợc biểu hiện nhƣ là
sự cụ thể hoá của những quy phạm và chuẩn mực về đức tin thần thánh. Chẳng
hạn, điều răn lớn nhất đối với các tín đồ Ki tô giáo là phải tin vào Chúa. Tin vào
Chúa cũng có nghĩa là phải tin và thực hành các điều răn khác của Chúa nhƣ:
Thảo kính với cha mẹ, không giết ngƣời, không gian dâm, không tham của ngƣời,
không làm chứng dối, không đƣợc ham muốn vợ chồng ngƣời khác v.v…Với tín
đồ Phật giáo, tin vào Phật và tin vào những lời Phật dạy cũng có nghĩa là phải tin
và thực hiện một cách nghiêm túc những lời răn của Phật nhƣ: Không trộm cắp,
không tà dâm, không nói dối, không uống rƣợu say v.v…Giáo lý Hồi giáo cũng
quy định, tôn thờ thánh Alla và thánh Môhamét là nguyên tắc tối thƣợng. Ngoài ra
tín đồ Hồi giáo phải là ngƣời đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chống những sai trái, tìm
kiếm những gì đích thực và từ bỏ những gì gian dối, thân thƣơng với những gì cao
đẹp, lành mạnh và xa rời những gì không đúng đắn, coi chân lý và đạo hạnh là
mục tiêu của con ngƣời, phải quan tâm đến ngƣời già và trẻ nhỏ, chăm sóc ngƣời
ốm đau, yểm trợ ngƣời nghèo và thƣơng cảm ngƣời hoạn nạn v.v…Nhƣ vậy,
trong đạo đức tôn giáo có sự đan xen, hoà quyện giữa cái vô hình và cái hữu hình,
14
cái siêu nhiên và cái trần tục. Điều này tạo nên những nét đặc thù phức tạp rất
riêng của đạo đức tôn giáo.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của đạo đức tôn giáo
Mỗi tôn giáo khác nhau đều xây dựng đƣợc cho mình một hệ thống giá trị,
chuẩn mực đạo đức riêng. Không thể phủ nhận đƣợc rằng, trong hệ thống giá trị,
chuẩn mực của các tôn giáo có những điểm khác nhau căn bản tạo nên sắc thái
đặc biệt cho học thuyết đạo đức của từng tôn giáo. Tuy nhiên, bên cạnh đó đạo
đức của các tôn giáo không phải không có những điểm chung nhất định, tạo nên
các đặc trƣng cơ bản của đạo đức tôn giáo nói chung. Xin nêu lên một vài đặc
trƣng cơ bản của đạo đức tôn giáo nhƣ sau:
Thứ nhất: Đạo đức tôn giáo được hình thành trên cơ sở niềm tin vào cái
siêu nhiên: Cái siêu nhiên là lực lƣợng tự nhiên, xã hội đã đƣợc thiêng hoá,
đƣợc con ngƣời tƣởng tƣợng nhƣ là lực lƣợng sáng tạo, chi phối cuộc sống của
mình. Có thể nói, về cơ bản, các hệ thống đạo đức tôn giáo đều đƣợc đƣợc xuất
phát từ niềm tin siêu nhiên. Đạo đức Kitô đƣợc xây dựng từ niềm tin vào
Thƣợng đế, tin vào Chúa. Đạo đức Hồi giáo đƣợc xây dựng từ niềm tin vào
thánh Alla v.v…Tuy nhiên, cũng có một số trƣờng hợp đặc biệt nhƣ Phật giáo
thời kỳ đầu. Nhƣng về giai đoạn sau, Phật cũng đƣợc thiêng hoá trở thành đối
tƣợng thiêng. Từ niềm tin vào cái siêu nhiên mà có các nguyên tắc và chuẩn mực
trong ứng xử giữa ngƣời và ngƣời. Đồng thời, những nguyên tắc ứng xử giữa
ngƣời và ngƣời trong đạo đức tôn giáo, suy cho cùng cũng là để phục vụ cho
niềm tin siêu nhiên.
Cái siêu nhiên luôn luôn đƣợc coi là mẫu hình hoàn thiện. Do vậy, những
nguyên tắc, chuẩn mực mà đấng siêu nhiên đã tạo ra cũng là những nguyên tắc,
chuẩn mực hoàn thiện mà mỗi tín đồ bắt buộc phải chấp nhận và tuân thủ.
Những nguyên tắc này, suy cho cùng, là nhằm để xây dựng nên những mẫu
15
ngƣời phù hợp với ý chí của đấng siêu nhiên, phục vụ cho đấng siêu nhiên.
Niềm tin vào đấng siêu nhiên chi phối sâu sắc quá trình áp dụng các
nguyên tắc, quy phạm, chuẩn mực đạo đức tôn giáo vào cuộc sống của cá nhân
mỗi tín đồ. Từ niềm tin này, tín đồ các tôn giáo tự giác thực hiện nghiêm túc các
chuẩn mực, quy phạm mà đấng siêu nhiên đã đề ra để hoàn thiện bản thân và
cũng là nhằm mục đích hƣớng đến cái siêu nhiên. Bởi họ tin rằng, nếu không
thực hiện đúng các chuẩn mực, quy phạm mà đấng siêu nhiên đã vạch ra họ sẽ bị
trừng phạt, nếu làm đúng họ sẽ đƣợc phần thƣởng ở kiếp sống khác sau khi chết.
Tín đồ Phật giáo lo làm thiện, từ bi, thực hiện Ngũ giới (không sát sinh,
không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rƣợu), Thập thiện
(không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời
thêu dệt, không nói hai chiều, không ác khẩu, không tham lam, không thù hận,
không si mê) v.v… với mục đích hoàn thiện bản thân theo yêu cầu của Phật, để
đƣợc giải thoát về thế giới Niết bàn cực lạc. Tín đồ đạo Kitô thực hiện nghiêm
túc mƣời điều răn của Chúa (phải thờ kính Thiên Chúa trên hết mọi sự; không
đƣợc lấy danh Thiên Chúa để làm những việc phàm tục, tầm thƣờng; dành ngày
chủ nhật để thờ phụng Thiên Chúa; thảo kính cha mẹ; không đƣợc giết ngƣời;
không làm sự dâm dục; không đƣợc tham lam lấy của ngƣời khác; không làm
chứng dối, che dấu sự gian dối; không ham muốn vợ (hoặc chồng) ngƣời khác;
không đƣợc ham muốn của cải trái lẽ ), yêu ngƣời, làm việc thiện để mong đạt
đƣợc ân sủng của Chúa, đƣợc đến gần Chúa và đƣợc giải thoát ở nơi Thiên
đƣờng cùng Chúa.v.v…
Nhƣ vậy, từ niềm tin vào cái siêu nhiên, các tôn giáo xây dựng nên hệ
thống đạo đức của mình. Hệ thống đạo đức này chi phối, điều chỉnh hành vi của
tín đồ và hƣớng họ đến với những yêu cầu mà đấng siêu nhiên đã đặt ra.
Thứ hai: Coi trọng giá trị nhân bản: Nhân bản là hằng số muôn đời của
hệ đạo đức bất kể dù ở thời đại nào. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những
16
giá trị đƣợc đề cao trong hệ thống đạo đức của các tôn giáo. Giáo sƣ Trần Quốc
Vƣợng đã viết: “Ở trong mỗi tôn giáo lớn đều có hạt nhân triết học, đều có chủ
nghĩa nhân đạo là thành tựu văn hoá lớn nhất của loài người, cái từ bi của Phật,
cái bác ái của Khổng Nho là những hạt ngọc văn hoá đó”[88, tr23].
Thật vậy, đặc trƣng cơ bản và xuyên suốt trong tƣ tƣởng đạo đức Phật giáo
là lòng từ bi, hỉ xả, là sự hƣớng thiện và khuyến thiện. Từ bi của nhà Phật là tình
yêu thƣơng, vị tha rộng lớn. Tình yêu thƣơng này không chỉ giới hạn trong tình
yêu con ngƣời nói chung mà còn phải mở rộng cho muôn loài, đến cả cỏ cây, hoa
lá. Phật rất quan tâm và tôn trọng sự sống của muôn loài nói chung, sự sống của
con ngƣời nói riêng. Không phải ngẫu nhiên trong “Ngũ giới” của nhà Phật, điều
cấm kỵ trƣớc tiên, quan trọng nhất và cũng là đạo đức, là nếp sống mà Phật đòi
hỏi mỗi tín đồ của mình phải tuân theo là cấm sát sinh, mà trƣớc hết là cấm giết
ngƣời.
Tƣơng tự nhƣ vậy, trong đạo đức Kitô giáo, Tình thƣơng yêu cũng đƣợc
đề cập đến trên cả ba bình diện: yêu thƣơng bản thân mình, yêu tha nhân(yêu
thƣơng ngƣời khác) và yêu thiên nhiên. Kinh Thánh cho rằng, con ngƣời trƣớc
hết phải yêu mến Thiên Chúa rồi yêu thƣơng đến bản thân mình. Đây là cơ sở, là
tiền đề để thực hiện tình yêu tha nhân. Bên cạnh đó, thiên nhiên cũng nhƣ con
ngƣời- là tạo vật của Chúa, do vậy, yêu thiên nhiên, chăm sóc thiên nhiên cũng
là nghĩa vụ của con ngƣời.
Trong quan niệm của Kinh Thánh, yêu tha nhân là trọng tâm của quan
niệm đạo đức về tình yêu. Giới răn yêu thƣơng nhau đƣợc coi nhƣ là nền tảng
chung cho hết thảy mọi hành vi bắt chƣớc đức Kitô “Thày ban cho chúng con
một điều răn mới, là chúng con phải thương yêu nhau. Thày đã yêu chúng con
thế nào, chúng con phải yêu nhau như vậy” [58, 1977]. Tình yêu này đã bao hàm
trong nó tình yêu chồng vợ, cha mẹ con cái, anh em, làng xóm cộng đồng. Trong
mƣời điều răn của Chúa thì có đến bảy điều buộc con ngƣời phải tôn trọng ngƣời
17
khác: Hiếu thảo với cha mẹ, không giết ngƣời, không dâm ô, không lấy của
ngƣời, không nói sai sự thật, không ƣớc muốn ngoại tình, không tham lam.
Yêu ngƣời, thƣơng ngƣời đƣợc các tôn giáo đòi hỏi phải cụ thể hoá bằng
những hành động thiết thực nhằm cứu giúp con ngƣời. Cho kẻ đói ăn, cho kẻ
khát uống, cho kẻ rách rƣới mặc, vui với niềm vui của ngƣời khác, buồn với nỗi
buồn của ngƣời khác, chăm sóc ngƣời ốm đau, bệnh hoạn, đối xử tốt với ngƣời
dƣới, tha cho kẻ làm mất lòng, khuyên can ngƣời lẫm lỗi, bảo ban ngƣời dốt
nát….là yêu cầu mà hệ thống đạo đức của nhiều tôn giáo đặt ra để tín đồ tự hoàn
thiện mình trong tình yêu thƣơng đồng loại.
Phật giáo với phƣơng châm “cứu một mạng người còn hơn xây bảy tháp
phù đồ”, nên Đức Phật luôn kêu gọi tín đồ của mình “hãy du hành vì hạnh phúc
cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên
và cho loài người”(Tƣơng ƣng 1,128). Trong đạo đức Kitô giáo, đức ái nhất thiết
phải đƣợc thể hiện bằng những việc làm có hiệu quả trong khả năng có thể của
mỗi ngƣời. Chúa Giêsu luôn kêu gọi tín đồ của mình đừng chỉ yêu thƣơng bằng
đầu môi chót lƣỡi “Hỡi các con bé mọn, anh chị em đừng thương yêu nhau bằng
lời nói xuông, bằng miệng lưỡi bên ngoài, nhưng phải thương yêu một cách
thành thực và bằng việc làm”[58, tr2274-2275].
Cũng chính từ việc đề cao tình yêu thƣơng con ngƣời, các tôn giáo không
chấp nhận bất cứ điều gì làm phƣơng hại đến danh dự, sự sống của con ngƣời.
Chính vì vậy, nhiều tôn giáo đã lên tiếng bảo vệ hoà bình, lên án chiến tranh và
những gì làm tổn hại nhân cách, phẩm hạnh của con ngƣời.
Sự sống của con ngƣời, theo quan niệm của các tôn giáo, đƣợc bắt đầu
ngay từ phút đầu tiên hình thành mầm mống trong lòng mẹ. Việc phá thai, cấy
thai, hay việc chấm dứt sự sống sớm…là những hành động đƣợc coi là trái lẽ
phải, không hợp đạo đức. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chính giáo hội các
tôn giáo là những ngƣời lên án mạnh mẽ nhất chủ trƣơng toàn cầu hoá, chủ
18
trƣơng sinh sản vô tính trong xã hội hiện đại.
Nhƣng nếu yêu ngƣời, thƣơng ngƣời trong đạo đức xã hội đƣợc gắn với
giai cấp, dân tộc, quốc gia cụ thể thì yêu ngƣời, thƣơng ngƣời trong đạo đức tôn
giáo mới chỉ mang tính chất chung chung trừu tƣợng. Yêu ngƣời, thƣơng ngƣời
trong đạo đức xã hội là chuẩn mực nhằm hoàn thiện bản thân mỗi ngƣời và xã
hội hiện thực, còn trong đạo đức tôn giáo đây là chuẩn mực chủ yếu nhằm hoàn
thiện bản thân cá nhân mỗi ngƣời hƣớng đến mục đích siêu nhiên. Yêu ngƣời,
thƣơng ngƣời trong đạo đức tôn giáo đƣợc thể chế bằng những quy định cụ thể
rõ ràng, nó điều chỉnh hành vi của con ngƣời không chỉ qua dƣ luận xã hội mà
còn qua đức tin vào cái siêu nhiên, qua những quy định nghiêm ngặt của thần
quyền.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng, mặc dù có những hạn chế, song những giá trị
nhân bản của đạo đức tôn giáo còn có giá trị nhất định trong cuộc sống xã hội
hiện nay và những giá trị đó cần thiết phải đƣợc kế thừa, phát huy trong việc xây
dựng con ngƣời và nền đạo đức xã hội mới.
Thứ ba: Tính cam chịu, nhẫn nhục: Có thể nói, hầu hết hệ thống đạo
đức của các tôn giáo đều khuyên con ngƣời sống trung thực, đề cao đức tính hy
sinh, chịu đựng của con ngƣời. Nhƣng tính hy sinh, chịu đựng của con ngƣời
trong tôn giáo luôn đƣợc đẩy cao thành sự nhẫn nhục, cam chịu.
Tín đồ Phật giáo muốn thực hiện giải thoát phải thực hiện “Lục độ” trong
đó có “nhẫn”, tức là nhẫn nại, chịu khổ, chịu hại mà không kêu ca, oán giận.
Phật giáo xem đây là một biện pháp để giải quyết mâu thuẫn. Bồ Tát giới khuyên
“Phật tử thì không được đem sự giận giữ trả lại sự giận giữ, không được đem sự
đánh đập trả lại sự đánh đập…Tàn sát sự sống để trả thù sự sống là điều không
thuận với đạo hiếu” [82, tr135]. Tuy nhiên, trong quan niệm của Phật giáo, cam
chịu, nhẫn nhục không phải là một sự yếu hèn, khiếp nhƣợc, mà ngƣợc lại, nó
đƣợc coi là hành động dũng cảm, cao thƣợng. Đức Phật kêu gọi tín đồ của mình
19
phải luôn giữ cho tâm mình đƣợc lặng nhƣ đất, không tham lam, oán giận. Trƣớc
những tình huống khó khăn con ngƣời càng cần thiết phải giữ cho đƣợc chữ nhẫn
và giữ đƣợc chữ nhẫn là con ngƣời đã chiến thắng đƣợc bản thân mình. Ai thực
hành đƣợc chữ nhẫn, ngƣời đó đƣợc mệnh danh là bậc đại nhân có sức mạnh.
Phật kêu gọi tín đồ của mình hãy biết đón nhận những lời nhục mạ một cách
hoan hỷ nhƣ uống nƣớc cam lồ, ai không thể tiếp nhận những lời nhục mạ một
cách hoan hỷ nhƣ uống nƣớc cam lồ, ngƣời ấy không đƣợc ca ngợi là bậc
thƣợng nhân có trí [61].
Cam chịu, nhẫn nhịn trong Phật giáo còn đƣợc coi là một thứ vũ khí để
con ngƣời tự vệ, đối phó với cái ác. Bởi Phật giáo quan niệm, kẻ thù của con
ngƣời không phải là những con ngƣời bằng xƣơng, bằng thịt đang gây đau khổ
và chết chóc cho con ngƣời, mà suy đến cùng kẻ thù của con ngƣời chính là
tham, sân, si. Tham, sân, si đã thúc đẩy con ngƣời đến những hành vi ác độc. Vì
vậy, tiêu diệt cái ác không phải bằng hành động lấy ác báo ác, mà phải cam chịu,
nhẫn nhịn, mở rộng tấm lòng khoan dung, tha thứ để cảm hoá nó. Bởi vì Phật
giáo quan niệm “Lấy oán báo oán, oán sẽ chất chồng, lấy đức báo oán, oán sẽ
tiêu tan”
Sự cam chịu, nhẫn nhục trong hệ thống đạo đức tôn giáo đạt đến đỉnh
điểm trong đạo đức Kitô giáo. Kinh Thánh Tân ƣớc kêu gọi tín đồ “hãy thương
yêu kẻ thù địch của anh em, hãy làm ơn cho kẻ ghét anh em”[58, tr1903]. Ngay
cả khi cái ác xâm phạm thân thể con ngƣời, Kinh Thánh vẫn khuyên tín đồ của
mình hãy cam chịu, nhẫn nhục và không nên ngăn cản cái ác, không nên nói lời
nguyền rủa, thậm trí “ Ai vả má bên này, anh em hãy giơ má bên kia cho họ nữa.
Và ai cướp áo ngoài của anh em, thì đừng cản họ lấy áo trong nữa”[58, tr1903]
Hơn thế nữa, Kinh Thánh còn khuyên tín đồ của mình, hãy chúc phúc
cho kẻ hại mình và kiên nhẫn cầu nguyện Chúa “Hãy chúc phúc cho kẻ nguyền
rủa anh em và hãy cầu nguyện cho các kẻ vu vạ cho anh em”[58, tr1903]. Hãy
20
cho kẻ thù của mình ăn nếu nó đói, cho nó uống nếu nó khát “ Kẻ thù con đói,
hãy cho nó ăn, nó khát, hãy cho nó uống, thế là con chất than hồng lên đầu nó,
và Chúa sẽ thưởng con” [58, 1189].
Kinh Thánh cũng khuyên tín đồ của mình “Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy
nguyền rủa báo nguyền rủa, trái lại hãy chúc phúc vì Chúa gọi anh chị em có
mục đích ấy, để anh chị em cũng được chúc phúc”[58, tr2257], đồng thời còn
khuyên tín đồ chủ động làm hoà với ngƣời gây ra tội lỗi với mình. Bởi vì Kitô
giáo quan niệm, nhẫn nại với cái ác, với kẻ thù, một mặt để tạo điều kiện cho kẻ
thù ăn năn hối cải, mặt khác là phƣơng tiện hoà giải mâu thuẫn giữa ta và kẻ thù.
Tinh thần cam chịu, nhẫn nhịn trong đạo đức tôn giáo có giá trị nhất định
trong quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh em. Nhƣng về cơ bản, nó thủ tiêu tinh thần
đấu tranh, khuyên con ngƣời cam chịu, nhẫn nhục, khuất phục thực tại bằng bất
cứ giá nào. Đây ít nhiều là những lực cản để con ngƣời đến với hạnh phúc thực
sự trên trần thế.
Thứ tư: Hướng thiện, tránh ác. Thiện và ác là cặp phạm trù đối lập
nhau trong mọi thời đại, mặc dù quan niệm về nó có thể thay đổi trong hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của các quốc gia, dân tộc khác nhau. Thiện, ác cũng là những
cặp phạm trù cơ bản làm gianh giới hay là thƣớc đo đời sống đạo đức của mọi cá
nhân.
Đạo đức xã hội và đạo đức tôn giáo xét về mặt hình thức đều khuyên con
ngƣời làm điều thiện, tránh điều ác. Nhƣng đặc trƣng của đạo đức tôn giáo là
khuyên con ngƣời tu thân để hƣớng vào điều thiện hợp ý chí tối cao của đấng
siêu nhiên.
Thiện là phạm trù rất đƣợc Phật giáo chú trọng, trong quan niệm của nhà
Phật, thiện không chỉ là một chuẩn mực đạo đức mà còn là một phƣơng tiện để
mỗi ngƣời tự giải thoát. Thiện là bản chất thƣờng trụ của pháp giới (có ở trong
mỗi ngƣời). Do vậy, mỗi ngƣời chỉ cần chịu khó tu đạo là có thể đạt đƣợc tâm
21
thiện.
Trong đạo đức Phật giáo có rất nhiều nguyên tắc, chuẩn mực hƣớng con
ngƣời tới điều thiện, tránh xa cái ác. Ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp,
không tà dâm, không nói dối, không uống rƣợu), Lục độ (Bố thí, trì giới, tinh
tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ), Bát chính đạo (chính kiến, chính tƣ duy,
chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính
định).v.v… là những chuẩn mực hƣớng con ngƣời đến cái thiện theo những cấp
độ khác nhau.
Đặc biệt, cái thiện đƣợc trình bày rất rõ ràng trong kinh Thập thiện của
Phật giáo. Kinh Thập thiện đã chỉ ra rằng, thiện là lành, là có đạo đức tốt, trái lại
là ác. Và mƣời điều thiện mà Kinh Thập thiện đƣa ra là, không sát sinh, không
trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói hai
chiều, không ác khẩu, không tham lam, không thù hận, không si mê.
Theo Phật, có cái thiện trong tâm, cái thiện nơi lời nói và cái thiện ở việc
làm. Trong đó, cái thiện trong tâm có vai trò quan trọng, bởi vì, xuất phát từ
thiện tâm mà có cái thiện trong lời nói và cái thiện trong hành động. Tâm ý tốt,
lời nói tốt và việc làm tốt sẽ đem lại lợi ích cho con ngƣời cả trong hiện tại và
tƣơng lai, bởi Phật quan niệm, con ngƣời của hiện tại là thành quả hành thiện của
con ngƣời quá khứ và là nhân của con ngƣời trong tƣơng lai.
Phật cho rằng, cái thiện thể hiện qua thân, miệng, ý. Thân không đƣợc
giết hại sinh vật, không trộm cắp, tà dâm; miệng không nói châm chọc, không
thêm bớt và không nói lời độc ác; ý không tham, sân, si.
Ai thực hành đƣợc mƣời điều thiện nói trên sẽ không còn ích kỷ mà vị
tha, mở rộng tâm từ bi, hỷ xả, cái ác sẽ bị ngăn chặn và con ngƣời sẽ đƣợc giải
thoát khỏi những nỗi khổ của cuộc sống. Hơn thế nữa, ai thực hành đƣợc mƣời
điều thiện, lại biết đem giáo hoá cho ngƣời khác, giúp cho ngƣời khác hƣớng
thiện, ngƣời ấy đã đủ quả giác ngộ Bồ đề [61]
22
Trong đạo đức Kitô giáo, Chúa là cái thiện toàn năng, là mẫu hình của
cái thiện mà tín đồ phải noi theo. Kinh Thánh của đạo Kitô yêu cầu tín đồ của
mình “hãy nên trọn lành như Cha anh em trên trời là đấng trọn lành” [58,
tr1806]. Kinh Thánh cho rằng, Chúa dựng nên con ngƣời theo hình ảnh của
mình, cho nên khởi thuỷ con ngƣời là thiện, còn cái ác trong xã hội loài ngƣời là
do con ngƣời gây ra ngoài ý muốn của Chúa. Do vậy, con ngƣời hƣớng thiện là
con ngƣời biết noi gƣơng Chúa, tuân theo những lời Chúa phán truyền mà trở
nên ngƣời thiện. Để đạt mục đích này, con ngƣời không phải cứ nỗ lực tự tu
luyện mà đƣợc mà phải tuân theo con đƣờng duy nhất mà Chúa đã vạch sẵn.
Kinh Thánh cho rằng, nhân đức là biểu hiện cụ thể của cái thiện, và
nguồn gốc của nhân đức là từ lòng ngƣời. Khi con ngƣời không làm chủ đƣợc
bản thân, không chế ngự đƣợc dục vọng trong mình thì tội lỗi xuất hiện và nhân
đức sẽ lu mờ.
Theo quan niệm của Kitô giáo, con ngƣời có hai loại nhân đức, nhân đức
đối nhân và nhân đức đối thần. Nhân đức đối nhân là cái thiện của con ngƣời
trong quan hệ ứng xử với ngƣời khác, với bốn nhân đức chính là, khôn ngoan,
tiết độ, chịu đựng, công bằng, cùng một số nhân đức khác nhƣ nghèo khó, khiết
tịnh, vâng lời, thật thà…
Nhân đức đối thần là cái thiện trong mối quan hệ giữa con ngƣời và
Thiên Chúa, đây đƣợc coi là điểm xuất phát của nhân đức đối nhân. Nhân đức
đối thần có ba nhân đức là đức tin, đức cậy, đức mến. Đức tin nghĩa là tin và
chấp nhận vô điều kiện những lời răn dạy của Chúa. Đức cậy nghĩa là hy vọng
nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa mà đạt hạnh phúc vĩnh cửu nơi Thiên đƣờng.
Đức mến là lòng kính yêu Thiên Chúa bằng tất cả tấm lòng, sức lực, linh hồn.
Cái ác, theo quan niệm của Kinh Thánh, đã xuất hiện trên trái đất từ khi
con ngƣời ăn trái cấm, phạm tội tổ tông. Nguồn gốc của cái ác là do quỷ dữ kết
hợp với những tật xấu của con ngƣời. Kinh Thánh cho rằng, con ngƣời có bẩy tật
23
xấu dễ dẫn đến cái ác là kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, hờn giận, mê ăn uống, ghen
ghét, lƣời biếng. Cái ác đem lại những hậu quả xấu cho con ngƣời và xã hội đó là
sự đau khổ, chết chóc, bệnh tật…Do vậy, Kinh Thánh khuyên con ngƣời hãy
luôn tránh xa điều ác, hƣớng đến điều thiện để trở về trinh nguyên theo tiếng gọi
thiêng liêng của Chúa. Kinh Thánh cũng khuyên con ngƣời trong mọi trƣờng
hợp phải lấy thiện báo ác, lấy ơn trả oán.
Nhƣ vậy, có thể thấy, hƣớng thiện, tránh ác là một trong những đặc trƣng
cơ bản của đạo đức tôn giáo. Nhƣng cái thiện của đạo đức tôn giáo là cái thiện
trừu tƣợng đƣợc hình thành bằng cách thoả hiệp với cái ác, nhẫn nhục chịu đựng
trƣớc cái ác. Bởi vậy, mục đích giải thoát và cứu vớt của tôn giáo không thể thực
hiện đƣợc trong một xã hội có sự đối lập gay gắt về lợi ích kinh tế giữa các giai
cấp.
Thứ năm: Đặt trọng tâm vào việc tu dưỡng đạo đức cá nhân. Trong
nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội luôn gắn kết
với nhau, biểu hiện qua nhau và vì nhau, đƣợc xác định bằng những chuẩn mực
rõ ràng. Con ngƣời cá nhân, cá thể phải luôn gắn với con ngƣời tập thể, đạo đức
cá nhân luôn phải gắn với ý thức đạo đức làm chủ tập thể, với chủ nghĩa yêu
nƣớc, gắn với ý thức quốc gia dân tộc. Nhƣng trong đạo đức tôn giáo, về cơ bản
thƣờng ít hoặc không đề cập trực tiếp đến đạo đức xã hội, mà chỉ chú trọng và
quan tâm nhiều đến các chuẩn mực đạo đức mang tính cá nhân. Có thể nói, hầu
hết các chuẩn mực, quy phạm đạo đức tôn giáo chỉ là nhằm hoàn thiện đạo đức
cá nhân cho mỗi con ngƣời. Trên cơ sở các chuẩn mực tôn giáo đã đƣợc các tổ
chức tôn giáo thừa nhận và thông qua, tín đồ các tôn giáo phải thực hiện một
cách nghiêm túc để tự hoàn thiện bản thân theo yêu cầu của đấng siêu nhiên. Hay
nói cách khác, đạo đức cá nhân đƣợc thể hiện bằng những chuẩn mực đạo đức
gần nhƣ trở thành nếp sống của con ngƣời trong tôn giáo và nó buộc những
ngƣời có đạo phải chấp nhận một cách khách quan.