Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hướng dẫn học sinh kĩ năng ôn và phân tích để giải nhanh một số bài tập trắc nghiệm sinh học ở trường THPT hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.79 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Sinh học là môn khoa học tự nhiên, kiến thức Sinh học ngoài các kết quả
quan sát thực nghiệm để xây dựng nên hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về sự sống
của muôn loài. Các kết quả đó còn được đúc kết dưới các dạng định luật được
mô tả bằng công cụ toán học.Vì vậy, cũng như các môn khoa học tự nhiên khác
để khắc sâu kiến thức Sinh học phải biết ghi nhớ kiến thức với các khái niệm cơ
bản và biết vận dụng để giải một số dạng bài tập.
Đối với học sinh THP, việc giải nhanh các bài toán Sinh học để đáp ứng
với yêu cầu của phương pháp trắc nghiệm thực sự không dễ. Tuy nhiên nếu học
sinh biết vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết và vận dụng phương pháp
giải toán thì có thể giải quyết một cách nhanh chóng.
Năm 2019 trong kì thi THPT QG hình thức thi và cấu trúc đề thi hầu như
không thay đổi. Nội dung kiến thức cũng có trong chương trình lớp 11, nhưng
chủ yếu là chương trình 12. Với kiến thức Sinh học 12, các nội dung thi vẫn như
các năm trước và các câu hỏi vẫn phủ kín các chuyên đề trọng tâm. Hai chương
có số lượng câu hỏi nhiều nhất là Tính quy luật của hiện tượng di truyền và cơ
chế di truyền, biến dị . Đây cũng là hai chương có tỉ lệ câu hỏi ở mức vận dụng vận dụng cao nhiều nhất. Với thời gian 60 phút các em phải trả lời 40 câu hỏi,
trong đó có nhiều câu yêu cầu học sinh phải vận dụng giải toán thì việc giải
nhanh và chính xác các bài toán trong thi trắc nghiệm là yêu cầu hàng đầu của
học sinh, không chỉ giúp các em tiết kiệm được thời gian mà còn rèn luyện được
tư duy và năng lực phát hiện vấn đề của người học.
Vì những lí do trên cũng như để giúp các em làm bài tốt môn Sinh học
trong kì thi THPT QG, tôi chọn đề tài: Một số kĩ năng giúp học sinh ôn thi
THPT QG hiệu quả môn Sinh học ở trường THPT Hà Văn Mao
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Hướng dẫn học sinh học ôn, kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm trong kì thi
THPT QG
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải nhanh một số bài tập chương II:
Quy luật di truyền Sinh học 12
1.3 Đối tượng nghiên cứu


- Nghiên cứu cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia để định hướng, phân loại
kiến thức để ôn tập cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài trắc nghiệm
- Hướng dẫn học sinh kĩ năng phân tích đề để giải nhanh các dạng bài tập
chương II. Các quy luật di truyền: Sinh học 12
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Đưa đề tài vào áp dụng với các lớp đã giảng dạy và tổng hợp để đối
chứng với các lớp không sử dụng đề tài. Từ đó so sánh giữa hai phương pháp để
rút ra kinh nghiệm cho những năm học tiếp theo.

1


2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Từ năm học 2006 - 2007 đã chuyển hình thức thi từ tự luận sang trắc
nghiệm, trong đó môn Sinh học đã được áp dụng từ những năm học đầu tiên,
việc chuyển đổi hình thức thi này đã được nhiều người ủng hộ vì nó giảm bớt
tình trạng học vẹt, học tủ, yêu cầu học sinh phải học nhiều bao quát được nhiều
kiến thức. Thế nhưng để đạt được điểm cao bằng hình thức thi này là điều không
dễ đối với học sinh, vì vậy các em phải có phương pháp học phù hợp.
Một thực tế nữa hiện nay cho thấy việc phân bổ phân phối chương trình
cho môn Sinh học 12 theo cảm nhận của bản thân tôi còn nặng về chương trình,
thể hiện qua số tiết, cả năm có 1,5 tiết như tại trường THPT Hà Văn Mao nơi tôi
đang công tác, theo phân phối chương trình nhà trường học kì I là một tiết/ tuần
học kì II 2 tiết / tuần trong khi đó nhiều tuần nghỉ lễ, nghỉ do các kế hoạch của
nhà trường dẫn đến chậm tiết, gần cuối năm thường phải dạy bù (chạy chương
trình) trong khi đó khối lượng kiến thức lớp 12 lại rất nhiều, phần lý thuyết thì
nhiều, dài, khó nên đôi khi có những tiết giáo viên dạy không hết bài nên việc
học là tương đối khó khăn.

Hơn nữa, số tiết bài tập là rất ít so với yêu cầu thực tế trong các đề thi.
Vậy phải học như thế nào để đạt được kết quả cao trong các kì thi sắp tới, vì vậy
định hướng ôn tập và hướng dẫn học sinh ôn tập cần phải có hệ thống, bám sát
cấu trúc đề thi, phân loại kiến thức thành từng dạng. Kiến thức Sinh học 12 gồm
ba phần
Phần 1: Di truyền học
Phần 2: Tiến hóa
Phần 3: Sinh thái học
Như vậy ôn lại những kiến thức trên nhằm hoàn thiện những kiến thức đã
học giúp học sinh tự nghiên cứu để lĩnh hội và mở rộng tri thức. Từ đó rèn luyện
các kĩ năng nghiên cứu thực hành bộ môn.
2.2 Thực trạng
Trong những năm qua quá trình dạy ôn ở các lớp 12 bản thân tôi cũng như
các đồng nghiệp đều quan tâm đến vấn đề hướng dẫn học sinh ôn tập và rèn
luyện các kĩ năng làm bài trắc nghiệm để đạt kết quả cao. Tuy nhiên ở trường
THPT Hà Văn Mao là vấn đề còn nhiều khó khăn vì chất lượng đầu vào thấp, có
những năm thi tuyển sinh vào lớp 10 chỉ cần tránh điểm liệt là trúng tuyển.
Trong nhiều trường hợp học sinh yếu cả về năng lực và phương pháp tự học
cũng như các kĩ năng làm bài. Trong nhiều năm qua bản thân tôi và các đồng
nghiệp trong nhóm chuyên môn cũng đã tìm tòi học hỏi và mong muốn tìm ra
cách thức để học sinh nêu cao ý thức tự học từng bước nâng cao kiến thức cơ
bản. Ngay từ đầu khóa học, nhà trường cũng đã phân loại năng lực học tập của
2


học sinh qua việc phân bổ vào các lớp cũng như thể theo nguyện vọng, nhu cầu
của học sinh để từ đó xây dựng kế hoạch dạy học, phù đạo, bồi dưỡng đúng đối
tượng cũng như thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Trong nhóm
chuyên môn cũng đã áp dụng những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với
bộ môn, vận dụng linh hoạt các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên phù hợp với đối

tượng học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh. Tuy nhiên kết
quả thu được vẫn còn khiêm tốn, chưa được như mong muốn của cả giáo viên và
học sinh. Một khó khăn nữa trong thực tế nhiều năm qua công tác tại trường tôi
thấy, học sinh ở các lớp 12 cuối cấp đa phần là các em chỉ thi xét tốt nghiệp
THPT và hầu hết là đăng kí bài tổ hợp khoa học xã hội, số còn lại đăng kí xơ cua
tổ hợp tự nhiên Lí - Hóa - Sinh. Vì vậy mà thời lượng phân phối ôn tập cho môn
Sinh học là ít so với một số môn khác. Ngoài những lí do trên, tôi nhận định
ngoài chất lượng đầu vào của học sinh thì một phần phương pháp ôn và phương
pháp học của học sinh chưa phù hợp, đặc biệt kĩ năng làm bài trắc nghiệm chưa
được bồi dưỡng đúng mức và có thời gian. Vì vậy học sinh thường hay mắc
nhiều lỗi sai cả về kiến thức và cách thức. Từ thực trạng trên qua các đợt tập
huấn chuyên đề, qua học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tự học, tự nghiên cứu
của bản thân và đặc biệt qua kết quả thi của học sinh qua các năm, tôi đã đưa ra
cho học sinh một số kĩ năng học ôn, kĩ năng làm bài trắc nghiệm nói chung và kĩ
năng giải nhanh một số bài tập trắc nghiệm thuộc chương II - Quy luật di truyền
trong chương trình Sinh học 12 như sau:
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1Kĩ năng học ôn thi THPT Quốc Gia
Thứ nhất: Phải nghiên cứu cấu trúc đề thi, sau đó sử dụng mục lục sách
giáo khoa để ghi rõ số câu cho mỗi phần, mỗi chương để từ đó phân bổ thời gian
cho hợp lí.
Thứ hai: Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để loại bỏ phần giảm tải và
không học tủ, học lệch để tránh thiếu hụt kiến thức. Vì đề thi Sinh học ra rất đa
dạng và có tính phân loại cao, số lượng đề thi trong những năm gần đây là 24 đề,
mức độ câu hỏi giống giữa các đề là rất nhỏ.
Thứ ba: Lập dàn ý chi tiết cho mỗi bài bằng cách lập ra các ý chính và
nắm chắc kiến thức trọng tâm.
Thứ tư: Ngoài các tài liệu tham khảo khác thì sách giáo khoa là tài liệu bắt
buộc vì nhìn chung đề thi THPT QG bám sát chương trình Sinh học 12 là chủ
yếu. Để hệ thống hóa kiến thức học sinh có thể tiến hành các bước sau.

Chương trình Sinh học 12 có tất cả ba phần và chia thành 10 chương
Phần năm: Di truyền học gồm hai chương
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị gồm 7 bài
Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Bài 2: Phiên mã, dịch mã
Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
Bài 4: Đột biến gen
Bài 5: NST và đột biến cấu trúc NST
3


Bài 6: Đột biến số lượng NST
Bài 7: Thực hành
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền ( lưu ý đây là chương
có số câu hỏi dạng vận dụng và vận dụng cao khá nhiều)
Gồm nội dung
- Các quy luật di truyền của Men Đen
+ Quy luật phân li
+ Quy luật phân li độc lập
- Quy luật tương tác gen và tác động đa hiệu của gen (Bổ sung quy luật
Men Đen)
- Các quy luật di truyền của Moocgan
+ Liên kết gen và hoán vị gen
+Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Thực hành: Lai giống
- Bài tập chương I, II
Trong mỗi bài học sinh cần nắm những ý chính
Ví dụ: Bài Quy luật phân li độc lập, học sinh cần nắm các ý sau
+ Thí nghiệm phép lai hai cặp tính trạng ( lưu ý kết quả thí nghiệm, vì đây

là nội dung quan trọng giúp học sinh vận dụng giải một số bài tập và bổ trợ kiến
thức cho những bài tiếp theo)
+ Nội dung quy luật
+ Cơ sở tế bào học
+Ý nghĩa các quy luật ( lưu ý nghĩa của việc xây dựng các công thức tổng
quát ở cuối bài, bởi việc nắm vững công thức tổng quát sẽ giúp em trả lời nhanh
các câu hỏi trắc nghiệm ở mức hiểu, vận dụng và vận dụng cao) và các ví dụ
sách giáo khoa tuyệt đối các em cũng không nên bỏ qua.
Thứ năm: Kĩ năng phân loại nhóm kiến thức và phương pháp học
- Kiến thức khái niệm, yêu cầu học sinh phải nhớ chính xác, chủ yếu
thuộc dạng dạng câu hỏi ở mức nhận biết nên học sinh cần nhớ theo kiến thức
tái hiện( lưu ý cần nắm rõ bản chất của khái niệm)
Ví dụ: Khái niệm về quần thể sinh vật, các em cần nắm rõ bản chất, được gọi là
một quần thể khi nào?
+ Thứ nhất, các cá thể đó phải cùng loài
+ Thứ hai, cùng sống trong một sinh cảnh
+ Thứ ba, cùng khoảng thời gian
+ Thứ tư, có khả năng sinh sản
Như vậy khi học sinh nắm rõ bản chất của khái niệm thì các em sẽ vận
dụng để trả lời các câu hỏi ở mức hiểu, vận dụng thậm chí cả các câu hỏi vận
dụng cao
Ví dụ: Khi câu hỏi cho dưới dạng, các ví dụ sau đây, đâu là quần thể , đâu
không phải Là quần thể thì học sinh sẽ dễ dàng chọn được đáp án đúng khi trong
các ví dụ đó, ví dụ nào có đầy đủ cả bốn yếu tố như vừa phân tích ở trên.
4


Ví dụ: Cho các nhóm sinh vật sau, đâu là quần thể
A. Cá rô phi đơn tính sống trong ao
B. Một góc rừng mưa nhiệt đới

C. Cá trong chậu cá cảnh
D. Bầy voi trong rừng Tánh Linh
Đáp án D là đúng còn ba ví dụ A, B ,C không đủ 4 yếu tố cấu thành quần thể
- Kiến thức thuộc dạng các quá trình, dạng kiến thức này nó không phản
ánh một sự kiện, một hiện tượng riêng lẻ mà là phản ánh cả một quá trình với
nhiều chuỗi sự kiện diễn ra liên tiếp thì học sinh cần phải nắm được trình tự của
quá trình gồm những giai đoạn và những giai đoạn đó xảy ra ở đâu, cần những
thành phần nào, vai trò của các thành phần đó và kết quả của quá trình đó là gì.
Câu hỏi thuộc kiến thức quá trình Sinh học không khó nhưng học sinh không
thể yêu cầu trả lời đúng từng chữ như kiến thức khái niệm mà chủ yếu học thuộc
lòng và nhớ máy móc mà học sinh cần phải biết sử dụng kiến thức tư duy.
Ví dụ: Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN). Học sinh cần nắm các ý:
+ Quá trình này diễn ra ở đâu( vị trí diễn ra)
+ Các thành phần tham gia
+ Diễn biến của quá trình (Trình tự các bước)
+ Kết quả ( tại sao lại tạo thành hai phân tử ADN con giống nhau và giống
ADN mẹ, vậy nó phải thực hiện theo nguyên tắc nào?) như vậy học sinh sẽ nắm
vững bản chất của quá trình.
- Kiến thức về các quy luật Sinh học, học sinh cần nắm được các ý sau
+ Thí nghiệm được tiến hành để tìm ra quy luật
+ Nội dung quy luật
+ Bản chất của quy luật
+ Ý nghĩa của quy luật (cần lưu tâm áp dụng công thức của quy luật để
tính toán)
Thứ sáu: Không nên học thuộc lòng các câu hỏi và đáp án cụ thể, vì chỉ
cần thay đổi câu dẫn sẽ cho các đáp án khác nhau.
Thứ bảy: Ôn theo chuyên đề, sau đó làm câu hỏi ôn tập theo chuyên đề
Thứ tám: Tăng cường kĩ năng học nhóm để trao đổi kiến thức, vì nhiều
học sinh quan niêm " học thầy không tày học bạn" có nghĩa cách diễn đạt, truyền
thụ kiến thức nhiều học sinh khó hiểu nhưng bạn hiểu và truyền đạt theo cách

hiểu của bạn lại giúp mình hiểu hơn.
Thứ chín: Ngoài định hướng các thầy cô ôn tập có thể không bao quát hết,
đủ với học sinh này nhưng lại thừa hoặc chưa đủ với học sinh khác nên các em
cần chủ động ôn tập theo kế hoạch của mình để lấp chỗ hổng kiến thức.
Thứ mười: Sau khi ôn tập cơ bản nội dung các chủ đề, các em cần sưu tầm
các đề thi thử ở các trường, đề thi chính thức của Bộ giáo dục các năm để giúp
phản xạ nhanh hơn với đề thi để đánh giá khả năng của bản thân, từ đó điều
chỉnh chính mình ( Nguồn đề thi các em có thể tham khảo qua các sách bộ đề,
trên mạng) đặc biệt những câu hỏi các em còn thắc mắc, phân vân khi chưa ra
được đáp án thì các em có thể tham khảo bạn bè, thầy cô.
5


2.3.2 Kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm để đạt điểm cao
Ngoài việc nắm vững kiến thức thì kĩ năng làm bài là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến tiến độ và chất lượng bài thi của thí sinh. Nắm được các kỹ năng làm
bài, cộng với nền tảng kiến thức tốt, các em hoàn toàn có thể hoàn thành bài thi
trắc nghiệm một cách chính xác nhất trong thời gian quy định.
Thứ nhất: Sự phân hóa đề thi
Đề thi có sự phân hóa rõ ràng với đối tượng xét tuyển, một thuận lợi cơ
bản cho các em là một vài năm gần đây đề thi được sắp xếp theo thứ tự câu hỏi
từ dễ đến khó nên không làm mất thời gian cho các em so với trước đây nên đối
với học sinh chỉ xét tốt nghiệp các em cần tập trung làm 24 câu đầu vì trong 24
câu này chủ yếu dạng câu hỏi nhận biết và thông hiểu. Còn với học sinh cần xét
tuyển Đại học các em cần lưu tâm ở những câu tiếp theo.
Thứ hai: Tốc độ làm bài.
Khi làm bài học sinh phải đọc kĩ đề, dùng bút gạch chân những từ khóa,
đề thi môn Sinh học thường nhiều chữ, dài hơn mô Hóa học và Vật lý nên tuyệt
đối không bao giờ đọc xong đề mới làm vì như vậy sẽ không đủ thời gian, trong
quá trình đọc thấy câu nào dễ, đọc xong là biết ngay đáp án thì khoanh luôn còn

câu nào còn cảm thấy băn khăn thì để lại sau. Đối với các câu hỏi dạng bài tập
dạng đếm thì tính toán ý nào xong các em ghi kết quả vào cuối ý đó luôn, sau đó
tổng hợp lại.
Thứ ba: Làm câu dễ trước, câu khó, câu dài làm sau.
Mặc dù đề thi đã sắp xếp câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó song có thể
dễ với người này, khó với người kia khi ôn chưa hệ thống hết các nội dung vì
vậy điều tối kị là không nên mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi, dù câu hỏi
dễ hay khó thang điểm cũng như nhau mà thôi.
Thứ tư: Với những câu hỏi khẳng định thì câu trả lời thường đáp án nằm ở
câu trả lời dài nhất hoặc tất cả các đáp án trên, với các câu phủ định đáp án
thường nằm ở các câu trả lời ngắn nhất.
Thứ năm: Với những câu không thể dùng phương án loại suy, các em nên
đánh một đáp án duy nhất, như vậy cơ may sẽ cao hơn khi các em đánh đáp án
ngẫu nhiên.
Thứ sáu: Không trông chờ, ỷ lại hay trao đổi với bạn bè vì thời gian ngắn,
đề thi không giống nhau nên các em phải hoàn toàn tự lực trong quá trình làm
bài.
Thứ bảy: " Đánh nhầm còn hơn bỏ sót" là phương châm mà các thầy cô
thường dạy các em trong khi làm bài chắc nghiệm, khi hết giờ làm bài các em
cần tô hết đáp án cho 40 câu hỏi, bởi biết đâu những câu bài tập khó một chút
may rủi các em lại trả lời đúng.
2.3.3 Kĩ năng phân tích đề để giải nhanh một số dạng bài tập trắc
nghiệm Sinh học trong chương II. Quy luật di truyền Sinh học 12
Theo cấu trúc đề thi của nhiều năm tôi nhận thấy đối với kiến thức Sinh
học 12 để đạt điểm cao 8, 9, 10 học sinh cần nắm chắc các quy luật di truyền,
phả hệ bởi các câu hỏi vận dụng cao thường rơi vào phần này còn với học sinh
6


chỉ xét tốt nghiệp các em nên tập trung vào phần cơ chế di truyền và biến dị,

quần thể, tiến hóa, sinh thái. Trong phạm vi đề tài tôi đưa ra một số dạng bài tập
phần các quy luật di truyền nhằm hướng dẫn các em rèn luyện kĩ năng phân tích
đề để giải nhanh một số dạng bài tập thuộc chương II sinh học 12
Dạng 1: Quy luật phân li, quy luật phân li độc lập của Men Đen.
Câu 1. Khi lai 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn có
tua cuốn với nhau đều được F1 toàn hạt trơn có tua cuốn. Sau đó cho F1 giao
phấn với nhau, cho rằng 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên cùng nằm trên
một cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn với nhau thì F2 có tỉ lệ phân li
kiểu hình là:
A. 1 hạt trơn có tua cuốn : 1 hạt nhăn không có tua cuốn.
B. 1 hạt trơn không có tua cuốn : 2 hạt trơn có tua cuốn : 1 hạt nhăn có tua cuốn
C. 9 hạt trơn có tua cuốn : 3 hạt nhăn không có tua cuốn : 3 hạt trơn có tua
cuốn : 1 hạt nhăn không có tua cuốn.
D. 3 hạt trơn có tua cuốn : 1 hạt nhăn không có tua cuốn.
Nhận xét đề: P trơn, không có tua x nhăn, có tua cuốn  F1 toàn hạt trơn, có
tua cuốn  P liên kết đối (dị hợp chéo)  kết quả tương tự phép lai 1 cặp tính
trạng trội không hoàn toàn Chọn đáp án B.
Câu 2. Ở đậu Hà lan gen (A) hạt vàng trội hoàn toàn so với gen (a) hạt xanh,
gen (B) hạt trơn trội hoàn toàn so với gen (b) hạt nhăn. Các gen phân li độc lập.
Cho đậu Hà lan hạt vàng, trơn lai với đậu hạt vàng, trơn thu được đời con có tỷ
lệ hạt xanh, nhăn bằng
A. AaBb x AaBB
C. AaBb x AaBb

1
. Kiểu gen của bố mẹ là:
16

B. Aabb x AABb
D. Aabb x AaBb


1
1
1
= ab x ab
16
4
4
1
Chọn đáp án C vì chỉ có bố mẹ AaBb x AaBb cho giao tử ab =
4

Nhận xét đề: Kiểu hình xanh, nhăn có kiểu gen aabb chiếm

Câu 3. Cho một cá thể có kiểu gen AABbccDdEe tự thụ phấn, tỉ lệ phân li về
kiểu hình ở F1 như thế nào? (Biết: mỗi gen qui định một tính trạng, trội lặn hoàn
toàn và các gen phân li độc lập)
A. 9 : 3 :3 :1
B. 27: 9: 9: 9: 3: 3: 3: 1
C. 1: 1: 1: 1: 2: 2: 2: 2: 4
D. 3 : 3 : 1 : 1
Nhận xét đề: Đây là phép lai các tính trạng trội, lặn hoàn toàn và các gen phân
li độc lập, cá thể tự thụ có 3 cặp gen dị hợp kết quả lai về kiểu hình là (3:1)3
 Chọn đáp án B
Câu 4. Mỗi gen qui định một tính trạng các gen là trội hoàn toàn. Phép lai nào
sau đây cho thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 1: 1: 1: 1
A. Aabb x aaBb
B. AaBb x aaBb
C. aaBb x AaBB D. aaBb x aaBb
Nhận xét đề: Thế hệ con có 4 kiểu hình bằng nhau (1A-B-: 1A-bb-: 1aaB-:

1aabb) => mỗi cá thể đời P phải cho 2 loại giao tử bằng nhau loại đáp án B.
7


Mỗi cá thể đời P cho loại giao tử ab để có kiểu gen aabb loại đáp án C. Đáp án
D không có gen A nên không thể cho 4 loại kiểu hình Chọn đáp án A
Câu 5. Ở cà chua, A: quả đỏ, a : quả vàng; B quả tròn, b : quả bầu dục. Lai 2
giống cà chua quả đỏ, bầu dục với quả vàng, tròn được F1 quả đỏ, tròn. F1 tự
thụ phấn được F2 có 2036 cây, trong đó có 1145 cây quả đỏ tròn. Các tính trạng
trên di truyền theo qui luật nào ?
A. Tương tác gen không alen
B. Liên kết gen hoàn toàn
C. Phân li độc lập
D. Liên kết gen không hoàn toàn
Nhận xét đề: đây là phép lai 2 tính  F1 đồng tính, dị hợp 2 cặp gen(A-B-); đỏ
tròn (A-B-) ở F2 chiếm tỉ lệ 1145/2036 = 56.25% = 9/16 đây là kết quả phép
lai phân li độc lập Chọn đáp án C
Câu 6. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a
quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định
hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F 1
phân li theo tỉ lệ 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ :
12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có
đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là:
Ab ab
Ab ab
B. AaBB × aabb
C. AaBb ×aabb
×
×
A.

D.
aB ab

ab

ab

Nhận xét đề: Trội lặn hoàn toàn, F1 cho 4 loại tổ hợp bằng nhau từng đôi 1 nên
P dị hợp lai phân tích, và có hoán vị gen  Chọn đáp án A
Câu 7. Màu sắc của hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất quy định, trong đó
hoa vàng trội so với hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa màu vàng thụ phấn cho
cây hoa màu xanh được F1. Cho F1 tự thụ phấn, tỷ lệ kiểu hình ở đời F2 là:
A. 100% cây cho hoa màu vàng
B. 100% cây cho hoa màu xanh
C. 75% cây cho hoa màu vàng : 25% cây cho hoa màu xanh
D. Trên mỗi cây đều có cả hoa vàng và cả hoa xanh
Nhận xét đề: Màu hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định nên khi lấy hạt
phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh thì F1 đồng loạt hoa xanh.
Suy ra cơ thể cái F1 cũng có hoa màu xanh do đó đời F2 100% cây cho hoa màu
xanh → Chọn đáp án B
Câu 8: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a
quy định hạt xanh. Cho lai giữa hai thứ đậu Hà Lan có tính trạng tương phản
nhau, ở F1 thu được 100% đậu hạt vàng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được
F2. Chọn ngẫu nhiên một cây đậu hạt vàng F 2 lai với đậu hạt vàng thế hệ P; thế
hệ con thu được:
A. 100% đậu hạt vàng.
B. 50% đậu hạt vàng : 50% đậu hạt xanh.
C. 75% đậu hạt vàng : 25% đậu hạt xanh.
D. A và B đều có thể xảy ra.


8


Nhận xét đề: F1 thu được 100% đậu hạt vàng -> kiểu gen của bố(AA), mẹ (aa);
kiểu gen F1(Aa); F2 thu được 3/4 hạt vàng, trong đó hạt vàng thuần chủng(AA)
chiếm 1/3 số đậu hạt vàng; 2/3 đậu vàng lai(Aa).
Kiểu gen của thế hệ P vàng(AA) x F 2 vàng (AA hoặc Aa) -> thế hệ con 100%
đậu hạt vàng -> Chọn đáp án A.
Câu 9: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a
quy định thân thấp. Cho cây cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu
được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F 2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ
phấn, thu được F3 . Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết tỉ lệ phân li
kiểu hình ở F3 là:
A.1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
B.3 cây thân cao : 5 cây thân thấp.
C.3 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
D.5 cây thân cao : 3 cây thân thấp.
Nhận xét đề: Alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp. Cho cây cao
thuần chủng giao phấn với cây thân thấp thì kiểu gen của
P: AA x aa -> F1: Aa -> F2: 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa.
Cho các cây F2 tự thụ phấn: 1/4 (AA x AA) -> F3: 1/4 AA
2/4( Aa x Aa) F3: 1/8 AA : 2/8 Aa : 1/8 aa
1/4 (aa x aa) -> F3: 1/4 aa
F3: 5/8 cao(A-) : 3/8 thấp (aa) -> Chọn đáp án D
Câu 10: Ở người, alen B quy định màu da bình thường là trội so với alen b quy
định bệnh bạch tạng. Một cặp vợ chồng có màu da bình thường nhưng đều mang
gen gây bệnh. Xác xuất để hai con được sinh ra của cặp vợ chồng này đều bị
bệnh bạch tạng là?
A. 50%
B. 25%

C. 12,5%
D. 6,25%
Nhận xét đề: Cả hai vợ chồng đều có kiểu hình da bình thường nhưng đều
mang gen gây bệnh nên kiểu gen của hai vợ chồng này là:
P: Bb x Bb -> con thứ nhất bị bệnh bạch tạng là 1/2a x 1/2a -> 1/4aa ; con thứ
hai bị bệnh bạch tạng là : 1/4 aa.
Xác suất để hai con sinh ra đều bị bạch tạng là; 1/4 x 1/4 = 1/16 hay 6,25%
-> Chọn đáp án D
Dạng 2:Tương tác gen
Câu 1. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen A và B
tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B cho
kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A và B hay toàn gen lặn cho kiểu
hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen D và d quy
định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với gen d quy định
thân cao. Tính theo lí thuyết phép lai AaBbDd x aabbDd cho đời con có kiểu
hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỷ lệ.
A. 25%
B.6,25%
C.56,25%
D. 18,75%
Nhận xét đề: Xét phép lai AaBbDd x aabbDd
Aa x aa →1/2Aa : 1/2aa; Bb x bb→1/2Bb : 1/2bb; Dd x Dd→3/4D : 1/4dd
9


Cây cao, hoa đỏ có kiểu gen dạng A-B-D- chiếm tỷ lệ 1/2.1/2.3/4=18,75%
chọn đáp án D
Câu 2. Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng
thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245
cây hoa trắng : 315 cây hoa đỏ. Nếu cho cây F1 lai phân tích thì tỷ lệ kiểu hình ở

đời con sẽ là:
A. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng C. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ
B. 50% cây hoa đỏ, 50% cây hoa trắng D. 100% cây hoa đỏ
Nhận xét đề: F2 có 245 cây hoa trắng : 315 cây hao đỏ→ Tỷ lệ kiểu hình 9 cây
hoa đỏ : 7 cây hoa trắng→ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
F2 có 16 kiểu tổ hợp chứng tỏ F1 có hai cặp gen dị hợp. Trong trường hợp tương
tác bổ sung loại có hai kiểu hình tỷ lệ 9 : 7, cơ thể dị hợp hai cặp gen lai phân
tích thì đời con có tỷ lệ kiểu hình 3 : 1. Tức 75% hoa trắng : 25% hoa đỏ
Chọn đáp án C
Câu 3. Trong một loài thực vật, nếu có cả 2 gen A và B trong cùng kiểu gen cho
kiểu hình quả tròn, các kiểu gen khác cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích
các cá thể dị hợp cả 2 cặp gen, tính theo lí thuyết thì kết quả phân li kiểu hình ở
đời con sẽ là:
A. 3 quả tròn : 1 quả dài.
B. 1 quả tròn : 3 quả dài.
C. 1 quả tròn : 1 quả dài.
D. 100% quả tròn.
Nhận xét đề: Đây là phép lai phân tích 2 cặp gen dị hợp, có sự tương tác gen
 kết quả lai cho 4 tổ hợp loại đáp án C,D. Chỉ có kiểu gen A-B- cho kiểu
hình quả tròn  Chọn đáp án B.
Câu 4: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai gen
trội A và B quy định. Trong kiểu gen khi có cả A và B thì cho lông đen, khi có
A hoặc B thì cho lông nâu, khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho
phép lai P: AaBb x aaBb thì theo lí thuyết trong số các cá thể thu được ở F1, số
cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp tử về cả hai cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 50%
B. 37,5%
C. 25%
D. 6,25%
Nhận xét đề: Đây là phép lai về tương tác bổ sung.

Phép lai P: AaBb x aaBb -> F1 cho 8 loại kiểu gen, trong đó kiểu gen AaBb
chiếm tỉ lệ 3/8 hay 37,5%
 Chọn đáp án B.
Câu 5. Sự biểu hiện màu lông ở ngựa là do tương tác của hai cặp gen nằm trên
hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen A không át, aa át B và bb, do đó trong
kiểu gen có chứa aa sẽ biểu hiện kiểu hình lông trắng, gen B quy định lông
xám, b quy định lông đen. Cho lai giữa hai con ngựa có kiểu gen dị hợp 2 cặp
alen. Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở thế hệ F1 là
A. 9 lông trắng : 3 lông đen : 4 lông xám
B. 13 lông trắng : 3 lông xám
C. 9 lông xám : 3 lông đen : 4 lông trắng
10


D.12 lông trắng : 3 lông xám : 1 lông đen
Nhận xét đề: Hai con ngựa có kiểu gen dị hợp 2 cặp alen có kiểu gen
P: AaBb x AaBb -> F1: 9(A - B -) : 3(A- bb) : 3(aaB - ) : (1aabb)
Lông trắng : aaB- ; aabb ; lông xám : A - B - ; lông đen : A- bb-> 9 lông xám :
3 lông đen : 4 lông trắng  Chọn đáp án C.
Câu 6. Ở ngô chiều cao thân do 3 gen không alen tác động cộng gộp, mỗi gen
gồm hai ale, các gen phân li độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu
gen sẽ làm cho cây thấp đi 20cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Ch thụ
phấn giữa cây cao nhất và cây thấp nhất, tiếp tục cho các cây thế hệ lai nói trên
giao phấn thì ở F2, tỉ lệ số cây có chiều cao 170 cm là
A. 1/64
B. 3/32
C. 15/64
D. 1/4
Nhận xét đề: Cây có chiều cao 170cm = 210cm - 40cm, có nghĩa là trong kiểu
gen có 4 alen lặn và 2alen trội Aabbdd, aaBBdd, aabbDD, AaBbdd, AabbDd,

aaBbDd = (1/64 x 3 ) + (4/64 x 12 ) = 15/64
 Chọn đáp án C.
Câu 7. Ở ngô, tính trạng màu hạt do 2 gen không alen quy định. Cho ngô hạt
trắng giao phối với ngô hạt trắng thu được F 1 có 962 hạt trắng : 241 hạt vàng :
80 hạt đỏ. Theo lý thuyết \, ở thế hệ F 1 tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội về cả hai
cặp gen chiếm tỉ lệ?
A. 1/16
B. 3/7
C. 1/9
D. 1/4
Nhận xét đề: F1 thu được hiểu hình theo tỉ lệ 12 : 3 : 1. Đây là quy luật của
tương tác át chế.
Đời con của phép lai có 16 kiểu tổ hợp -> bố mẹ đều dị hợp về hai cặp
gen AaBb x AaBb
Theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen AABB ở F1 là: 1/4 AA x 1/4 BB = 1/16
 Chọn đáp án A.
Câu 8. Ở một loài động vật, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định,
lông màu đỏ trội hoàn toàn so với a quy định màu trắng. Kiểu gen AA làm cho
hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi. Cho các cá thể dị hợp giao phối tự do với nhau,
tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là
A.3 con lông đỏ : 1 con lông trắng.
B.1 con lông đỏ : 2 con lông trắng.
C.1 con lông đỏ : 3 con lông trắng.
D.2 con lông đỏ : 1 con lông trắng.
Nhận xét đề: Theo đề bài có sơ đồ lai: P: Aa x Aa -> F1: 1AA : 2Aa ; 1aa.
Trong đó kiểu gen AA bị chết ở giai đoạn phôi nên tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 2
lông đỏ : 1 lông trắng
 Chọn đáp án D.
Câu 9. Cho cá thể lông đỏ giao phối với cá thể lông trắng thu được F 1 có 100%
cá thể lông trắng. Các cá thể F 1 giao phối tự do, đời F2 có tỉ lệ gồm 75% cá thể

lông trắng, 18,75% cá thể lông đỏ; 6,25% cá thể lông vàng. Hãy chọn kết luận
đúng về số loại kiểu gen của thế hệ F2.
A. Có 16 kiểu gen, trong đó có 12 kiểu gen quy định kiểu hình lông trắng: 3
11


kiểu gen quy định kiểu hình lông đỏ : 1 kiểu gen quy định kiểu hình lông vàng
B. Có 9 kiểu gen, trong đó có 5 kiểu gen quy định kiểu hình lông trắng: 3 kiểu
gen quy định kiểu hình lông đỏ : 1 kiểu gen quy định kiểu hình lông vàng
C. Có 4 kiểu gen, trong đó có 2 kiểu gen quy định kiểu hình lông trắng: 1 kiểu
gen quy định kiểu hình lông đỏ : 1 kiểu gen quy định kiểu hình lông vàng
D. Có 9 kiểu gen, trong đó có 6 kiểu gen quy định kiểu hình lông trắng: 3 kiểu
gen quy định kiểu hình lông đỏ : 1 kiểu gen quy định kiểu hình lông vàng
Nhận xét đề: Đời con F2 thu được với tỉ lệ kiểu hình 12 lông trắng : 3 lông đỏ
1 lông vàng -> tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác át chế.
Quy ước: A - B -, aaB-: quy định lông trắng
A-bb: quy định lông đỏ
aabb: quy định lông vàng
F2 có 16 tổ hợp( 12 + 3+1) -> F 1 dị hợp hai cặp gen -> F 2 có 9 loại kiểu gen,
theo quy ước trên có 6 cá thể lông trắng: AABB, AABb, AaBB, AaBb, aaBB,
aaBb, hai cá thể lông đỏ Aabb, Aabb, 1 cá thể lông vàng: aabb
 Chọn đáp án D.
Câu 10. Cho một cây tự thụ phấn thu được F1 thu được có tỉ lệ kiểu hình
43,75% cây cao: 56,25% cây thấp. Trong số những cây thân cao ở F 1 tỉ lệ cây
thuần chủng là
A. 3/16
B.3/7
C.1/9
D. 1/4
Nhận xét đề: Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 56,25% cây thấp: 43,75% cây cao =

9: 7-> tính trạng do hai cặp gen quy định di truyền theo quy luật tương tác bổ
sung. (A - B - quy định thân thấp, các kiểu gen còn lại quy định thân cao)
- Cây thân cao F1 có 5 kiểu gen với hệ số: 1Aabb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb,
1aabb -> cây thuần chủng gồm: 1Aabb + 1aaBB + 1aabb chiếm tỉ lệ 3/7
 Chọn đáp án B.
Dạng 3: Liên kết gen, hoán vị gen
Câu 1. Đem lai 2 cá thể thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản
được thế hệ F1. Cho F1 lai phân tích, kết quả nào sau đây phù hợp với hiện
tượng di truyền liên kết có hoán vị gen?
A. 13: 3
B.9:3:3:1
C.4:4:1:1
D.9:6:1
Nhận xét đề: F1 dị hợp 2 cặp gen lai phân tích tỉ lệ kiểu hình F2 phụ thuộc
vào số kiểu giao tử của F1. Các đáp án A,B,D đều có tổng tỉ lệ kiểu hình là 16 =
4 x 4 nên loại  Chọn đáp án C
Câu 2. Ở một loài thực vật màu sắc hoa do một số gen có hai alen quy định, alen
A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Chiều cao
cây do hai cặp gen B,b Và D,d cùng quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp
về cả ba cặp gen (ký hiệu cây M) lai với cây đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên,
thu được đời con gồm 140 cây thân cao, hoa đỏ; 360 cây thân cao, hoa trắng;
640 cây thân thấp, hoa trắng; 860 cây thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây M là.
Bd
Ab
AB
A. AaBb
Dd
Dd
B. Aa
C.

D.
bD

aB

ab

12


Nhận xét đề: P dị hợp hai cặp gen lai phân tích thu được F1 thân cao : thân thấp
= 1 : 3 nên chiều cao chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu bổ trợ 9 :
7 (A-B- : thân cao, còn lại thân thấp) gen B và D phải nằm trên các cặp NST
tương đồng khác nhau. Nhận thấy, cây thân cao chiếm tỷ lệ nhỏ nên giao tử AB
là giao tư hoán vị kiểu gen của cây M dị hợp chéo

Ab
Dd  chọn đáp án C
aB

Câu 3. Hai gen qui định 2 tính trạng khác nhau nằm trên cùng 1 NST cách nhau
20cM. Cho cá thể dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích trong trường hợp hoán vị
gen tỉ lệ kiểu hình ở Fa là:
A. 3:3:1:1
B. 4:4:1:1
C. 3: 3: 2: 2
D. 1:1:1:1
Nhận xét đề: đây là lai phân tích với f= 20%  2 giao tử hoán vị =10% ; 2
giao tử liên kết = 40%  Chọn đáp án B
Câu 4. Ở cà chua alen A quy định thân cao; a: thân thấp; B: quả tròn; b: quả bầu

dục. Hai cặp alen này liên kết. Cho lai hai thứ cà chua thuần chủng được F1 toàn
cà chua thân cao, quả tròn. Cho F1 giao phấn ở F2 thu đựơc 510 thân cao, quả
tròn; 241thân cao, quả bầu dục; 239 thân thấp, quả tròn; 10 thân thấp, quả bầu
dục. Xác tần số hoán vị gen?
A. 40%
B. 20%
C. 10%
D. 40%
Nhận xét đề: Tỉ lệ thấp, bầu dục (aabb) = 10/1000 = 1% = 0.01 đây là số chính
phương  hoán vị gen xảy ra ở 2 bên; ab là giao tử hoán vị  F1 dị hợp chéo
(Ab/aB) và f = 2 0.01 = 0.2 = 20% Chọn đáp án B
Câu 5. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a
quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b qui định
quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về
2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ
lệ 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp,
quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số
hoán vị giữa hai gen nói trên là:
A. 12%
B. 36%
C. 24%
D. 6%
Nhận xét đề: tỉ lệ thấp, dài = 60/1000 = 6% đây không phải là số chính phương
 hoán vị xảy ra 1 bên  f = 4. 6% = 24% Chọn đáp án C
Câu 6. Trong trường hợp các tính trạng di truyền trội hoàn toàn, cả bố và mẹ
đều có hoán vị gen với tần số 40% thì phép lai

Ab AB
×
, kiểu hình mang hai tính

aB ab

trạng trội có tỷ lệ:
A. 56%
B. 30%
C. 56,25%
D. 48%
Nhận xét đề: Cả bố và mẹ đều có hoán vị gen với tần số 40% thì phép lai
ab
Ab AB
×
cho kiểu hình đồng hợp lặn
ở đời con có tỷ lệ bằng 0,2 x 0,3 = 0,06
aB ab
ab

- Cơ thể dị hợp hai cặp gen lai với nhau thì đời con, kiểu hình mang hai tính
trạng trội (A-B-) có tỷ lệ bằng 0,5 + 0,06 = 0,56  Chọn đáp án A
Câu 7. Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, phép lai nào sau đây có thể
cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất.
13


B. XA XA Bb x XaYBb

A. AaBb x AaBb
C.

AB
Ab

DD x
dd
ab
ab

D.

AB AB
x
ab ab

Nhận xét đề: * Xét đáp án A. AaBb x AaBb
Phép lai: Aa x Aa, F1 có 3 kiểu gen AA, Aa, aa
Phép lai: Bb x Bb, F1 có 3 kiểu gen BB, Bb, bb
Suy ra F1 có 3 x 3 = 9 kiểu gen
* Xét đáp án B. XA XA Bb x XaYBb
XA XA x XaY, F1 có 2 kiểu gen XAY, XA Xa
Bb x Bb, F1 có 3 kiểu gen
Suy ra F1 có 2 x 3 = 6 kiểu gen
* Xét đáp án C.
Ta có

AB
Ab
DD x
dd
ab
ab

AB Ab

×
, F1 có 6 kiểu gen nếu xảy ra hoán vị
ab ab

Dd x dd, F1 chỉ có 1 kiểu gen
F1 có 6 x 1 = 6 kiểu gen
* Xét đáp án D.

AB AB
x
F1 có thể có 10 kiểu gen nếu xảy ra hoán vị ở cả hai bên
ab ab

→ Chọn đáp án D

Câu 8. Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen
a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy
định chân thấp; alen D mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy mắt đen. Phép
lai P: ♀

AB D d
Ab d
X X x♂
X Y thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể
ab
aB

cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỷ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân
không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như
nhau. Theo lý thuyết số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp mắt nâu ở F1 chiếm

tỷ lệ
A. 8,5%
B . 17 %
C. 20%
D . 10 %
Nhận xét đề: Con cái hung, thấp, đen

ab d d
X X = 1% → ab x ab = 0,04 → ab =
ab

0,1 và ab = 0,4 → Tần số hoán vị f = 20%
- Lông xám dị hợp chân thấp, nâu
x

Ab 1
x nâu = (0,4Ab x 0,4ab + 0,1Ab x 0,1ab)
ab 2

1
= 8,5 % →Chọn đáp án A
2

Câu 9. Ở một loài sinh vật, hai cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên một cặp NST
và cách nhau 20cM. Hai cặp gen D,d và E,e cùng nằm trên một cặp NST khác
và cách nhau 10cM. Cho phép lai P:

AB De AB de
x
. Biết rằng không phát sinh

ab de ab de

đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lý
thuyết trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp
lặn về tất cả các gen chiếm tỷ lệ.
14


A. 0,8%

B. 8%

C. 2%

D. 18,75%

AB De
Nhận xét đề: Ở cá thể
có giao tử ab = 0,4, de = 0,5
ab de
AB de
Ở cá thể
có giao tử ab = 0,4, de = 1
ab de

Vậy số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen chiếm tỷ lệ: 0,4 ab x
0,4 ab x 0,5 de x 1 de = 0,08 = 8%
→ Chọn đáp án B
Câu 10. Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBbX eDXEd đã
xảy ra hoán vị gen giữa các elen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra

đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử abXed được tạo ra từ cơ thể này là
A. 2.5%
B. 5%
C. 10%
D. 7,5%
Nhận xét đề: Đây là dạng bài hoán vị gen xảy ra ở giới cái với tần số hoán vị
gen 20%.
-> Kiểu gen AaBb -> giao tử ab = 25%
Kiểu gen XeDXEd có tần số hoán vị gen = 20% -> giao tử hoán vị Xed = 10%
Kiểu gen AaBbXeDXEd đã tạo ra giao tử abXed = 25% x 10% = 2,5%
-> Chọn đáp án A
Dạng 4: Di truyền liên kết với giới tính
Câu 1. Ở ruồi giấm gen quy định mắt nằm trên vùng không tương đồng của
NST giới tính X có hai alen, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a
quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng P được F1 gồm
50% ruồi mắt đỏ, 50 % ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do với nhau được
F2. Theo lý thuyết trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỷ lệ
A . 6, 2 5 %
B . 3 1, 2 5 %
C. 75%
D . 18 , 7 5 %
1 A a 1 a a 1 A
1
X X : X X : X Y : XaY
4
4
4
4
3
1

Tần số alen Xa ở giới cái là , tần số alen Xa ở giới đực
4
2
3 1 3
T ầ n s ố k i ể u g e n XaXa ở giới cái là x = = 37,5%
4 2 8

Nhận xét đề: P XAXa x XaY

→F1:

Tỷ lệ kiểu hình mắt đỏ ở giới cái là 100% - 37,5% = 62,5%
Tỷ lệ kiểu hình mắt đỏ trong quần thể là
→ Chọn đáp án B

62,5%
= 31, 25% (vì tỷ lệ đực : cái = 1: 1)
2

Câu 2. Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới
tính X quy định. Một người đàn ông bình thường kết hôn với một người phụ nữ
bình thường mà cha của cô ta mắc bệnh. Theo lí thuyết cặp vợ chồng này có thể
sinh những đứa con có kiểu gen và kiểu hình là:
A. 2 con gái bình thường, 1 con trai bình thường, 1 con trai bị bệnh
B. 2 con gái bị bệnh, 1 con trai bình thường, 1 con trai bị bệnh
C. 1 con gái bình thường, 1 con gái bị bệnh , 2 con trai bị bệnh
D. 1 con gái bình thường, 2 con trai bình thường, 1 con gái bị bệnh
15



Nhận xét đề: Theo đề bài xác định bệnh máu khó đông do gen lặn a trên nhiễm
sắc thể X. Do vậy người đàn ông bình thường có kiểu gen X AY, người phụ nữ
bình thường nhưng cha của cô ta mắc bệnh do vậy kiểu gen của người phụ nữ
bình thường có cha mắc bệnh là XAXa.
Kiểu gen của P: XAY x XAXa -> F1: 1/4XAXA : 1/4XAXa: 1/4XAY :1/4XaY
→ Chọn đáp án A
Câu 3. Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do một gen có 2 alen quy
định( A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng), gen này
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính ở đoạn tương đồng. Cho con đực (XY) có lông
đen giao phối với con cái có lông trắng được F 1 gồm 100% cá thể lông đen. Các
cá thể F1 giao phối tự do, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ là
A.50% con đực lông đen, 50% con cái lông trắng
B.50% con đực lông đen, 25% con cái lông đen, 25% con cái lông trắng
C.50% con cái lông đen, 25% con đực lông đen, 25% con đực lông trắng
D.75% con lông đen, 25% con lông trắng
Nhận xét đề: F1 đồng tính, chứng tỏ P thuần chủng. Vì gen nằm trên nhiễm sắc
thể giới tính vùng tương đồng nên gen có cả trên X và trên Y. Vậy kiểu gen của
P là XaXa x XAYA -> F1 : XAXa và XaYA
Cho F1 x F1 : XAXa x XaYA -> F2: 1XAYA ; 1 XAXa ; 1 XaYA ; 1XaXa
F2: 2 con đực lông đen(XAYA ; XaYA ) ; 1 con cái lông đen(X AXa) ; 1 con cái
lông trắng (XaXa)
→ Chọn đáp án B
Câu 4: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so
với alen a quy định lông đen. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao phối với
gà mái lông đen thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Khi nói về
kiểu hình ở F2, kết luận nào sau đây không đúng?
A.Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen.
B.Gà trống lông vằn và gà mái lông vằn có số lượng bằng nhau
C.Tất cả các gà lông đen đều là gà mái

D. Gà mái lông vằn và gà mái lông đen có tỉ lệ bằng nhau
Nhận xét đề: Vì gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X vùng không tương đồng
nên gen chỉ có trên X mà không có trên Y.
Vậy kiểu gen của P là XAXA x XaY -> F1 : XAXa và XaY
-> F2: 1/41XAXA ; 1/4 XAXa ; 1/4 XAY ; 1/4XaY -> 50% gà trống lông vằn:
25% gà mái lông vằn: 25% gà mái lông đen.
→ Chọn đáp án B
Câu 5. Ở một loài động vật, tính trạng chiều dài lông do một gen có hai alen quy
định (A quy định lông dài là trội hoàn toàn so với a quy định lông ngắn). Gen
này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính ở đoạn tương đồng. Cho con đực (XY) có
lông dài giao phối với con cái có lông ngắn thu được F1 gồm 100% cá thể có
lông dài. Cho F1 giao phối tự do, theo lí thuyết ở đời con, kiểu hình con cái lông
dài chiếm tỉ lệ
16


A. 50%
B. 75%
C. 0%
D. 25%
Nhận xét đề: Vì gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính vùng tương đồng nên gen
có cả trên X và trên Y. Vậy kiểu gen của P là : XaXa x XAYA -> F1 : XAXa và
XaYA . Cho F1 x F1 : XAXa x XaYA .
-> 1/41XAXA ; 1/4 XAXa ; 1/4 XAY ; 1/4XaY
→ Chọn đáp án D
Câu 6. Ở một loài côn trùng, alen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân đen ; alen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen
b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên cạp nhiễm sắc thể tương
đồng số 1. Alen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt
trắng, cặp gen này nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính

X. Người ta thực hiện phép lai giữa con cái (XX) có thân xám, cánh dài, mắt đỏ
với con đực (XY) có thân xám, cánh dài, mắt đỏ thu được F 1. Trong tổng số các
cá thể F1, cá thể thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 1%. Theo lí thuyết, loại
cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 có tỉ lệ
A. 40,5%
B. 54%
C. 49,5%
D.13,5%
Nhận xét đề: Trong số cá thể thu được ở F1 có cá thể có kiểu hình khác P,
chứng tỏ cả hai cơ thể P đều dị hợp 3 cặp gen.
- Trong số cá thể ở F1 số cá thể thân đen, cánh cụt, chiếm tỉ lệ
0,01: 25 = 0,04
- Do bố mẹ dị hợp nên ở đời con, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài:
0,5 + 0,04 = 0,54
- Với tính trạng màu mắt: P: XDXd x XDY-> F1: mắt đỏ là 0,75
- Vậy loại cá thế thân xám, cánh dài, mắt đoe chiếm tỉ lệ:
0,75 x 0,54 x 100% = 40,5%
→ Chọn đáp án A
Câu 7. Ở một loài động vật, gen A quy định mắt đỏ nằm trên nhiễm sắc thể X,
gen a quy định mắt trắng. Trong một quần thể, ở giới đực có 30% cá thể mắt
trắng, ở giới cái có tần số A là 0,5. Cho các cá thể ngẫu phối, theo lí thuyết thì
kiểu hình màu mắt trắng tính chung cả hai giới ở đời F1 là
A. 27,5%
B. 32,5%
C. 65%
D. 55%
a
A
Nhận xét đề: Theo bài ra ta có, ở giới đực có: 0,3X Y : 0,7 X Y
->Tỉ lệ giao tử đực: 0,5Y; 0,15Xa ; 0,35XA

Ở giới cái có: 0,5 Xa ; 0,5 XA
Các kiểu mắt trắng F1 là: XaY và XaXa
Tỉ lệ kiểu hình mắt trắng F1 là: 0,5 x 0,5 + 0,5 x 0,15 = 0,325 = 32,5%
→ Chọn đáp án B
Câu 8. Ở một loài động vật, cho con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng lai với con
đực (XY) mắt trắng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F 1 lai phân tích, đời
Fb thu được 50% con đực mắt trắng, 25% con cái mắt đỏ, 25% con cái mắt trắng.
Nếu cho F1 giao phối tự do được F2 thì theo lí thuyết, ở F2 loại cá thể đực mắt đỏ
chiếm tỉ lệ
A. 25%
B. 18,75%
C. 37,5%
D. 6,25%
17


Nhận xét đề:
Fb có tỉ lệ kiểu hình: 1 đỏ ; 3 trắng -> tính trạng màu mắt do hai gen tương tác bổ
sung quy định. Quy ước: A - B - : mắt đỏ; A - bb , aaB- , aabb: mắt trắng
Fb có tỉ lệ kiểu hình ở hai giới khác nhau và con đực có tỉ lệ mắt trắng cao hơn
con cái-> có 1 cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể X
P: XAXA x XaYbb -> F1: XAXaBb và XAYBb
Lai phân tích: XAYBb x XaXa bb -> Fb : XAXaBb : XAXabb: XaYBb: XaYbb
F1 x F1 : XAXaBb x XAYBb
Tỉ lệ con đực mắt đỏ F2 : (XAYB-) = 1/4 x 3/4 = 3/16 = 0,1875 = 18,75%
→ Chọn đáp án B
Câu 9. Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới
tính X quy định. Một người đàn ông bình thường kết hôn với một người phụ nữ
bình thường , sinh được người con trai mắc bệnh mù màu. Kiểu gen của cặp vợ
chồng đó là

A. XAXa x XAY
B. XAXa x XaY
C. XAXA x XAY
D. XAXA x XaY
Nhận xét đề: Người đàn ông bình thường có kiểu gen XAY
Người phụ nữ bình thường có kiểu gen XAXa
Người con trai bị bệnh có kiểu gen XaY ,nhận giao tử Y từ bố và Xa từ mẹ
→ Chọn đáp án A
Câu 10. Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy định, bệnh máu khó đông do gen lăn d nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
Ở một cặp vợ chồng ở bên phía người vợ có bố, bà ngoại và ông nội bị bệnh
máu khó đông, có bà nội và mẹ bị bạch tạng. Phí bên người chồng có bố bị bạch
tạng. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này. Cặp vợ chồng này
sinh một đứa con, xác suất để đứa con này bị cả hai bệnh là:
A. 12,5%
B. 37,5%
C.6,25%
D. 18,75%
Nhận xét đề:
- Xét riêng từng cặp tính trạng
+ Bệnh bạch tạng
Người vợ: có mẹ bị bạch tạng aa mà người vợ có kiểu gen bình thường-> kiểu
gen của người vợ là Aa
Người chồng có bố bị bạch tạng aa mà người chồng có kiểu gen bình thường->
kiểu gen của người vợ là Aa
P: Aa x Aa -> 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa -> xác suất để sinh con bạch tạng là 1/4
+ Bệnh máu khó đông
Người vợ: có bố bị máu khó đông mà người vợ bình thường-> kiểu gen của
người vợ là XDXd
Người chồng bình thường về bệnh này -> kiểu gen của người chồng là XDY

P: XDXd x XDY-> 1/4 XDXD : 1/4 XDXd : 1/4 XDY : 1/4 XdY
-> xác suất để sinh con máu khó đông là ¼
Vậy cặp vợ chồng này sinh một đứa con, xác suất để đứa con này bị cả hai bệnh
là: 1/4 x1/4 = 1/16 = 6,25
18


→ Chọn đáp án C
2.3 Kết quả kiểm nghiệm
Năm học 2016 -2017 tôi đã áp dụng đề tài này ở hai lớp 12A1, 12A3 và
năm học 2017 – 2018 ở hai lớp 12A1 và 12A3. Sau đó tổng hợp kết quả so sánh
với lớp không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 12A4 năm học 2016 -2017; 12A2
năm học 2017 – 2018. Tôi nhận thấy kết quả thi tốt nghiệp, đại học như sau:
* Năm học 2016 – 2017
Mức
Lớp đối chứng 12A4
Lớp thực nghiệm 12A1, 12A6
điểm
Kết quả thi tốt Kết quả thi đại Kết quả thi tốt
Kết quả thi đại
nghiệp
học
nghiệp
học
SL
%
SL
%
SL
%

SL
%
Dưới 5 18/40
45,0
3/9
33,3 27/81
33,3
4/19
21,1
5-7
16/40
40,0
5/9
55,6 35/81
43,2
11/19
57,9
Trên 7 6/40
15,0
1/9
11,1 19/81
23,5
4/19
21,0
* Năm học 2017 - 2018
Mức
Lớp đối chứng 12A2
Lớp thực nghiệm 12A1, 12A3
điểm
Kết quả thi tốt Kết quả thi đại Kết quả thi tốt

Kết quả thi đại
nghiệp
học
nghiệp
học
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Dưới 5 11/33
33,3
3/6
50,0 12/76
15,8
5/19
26,3
5-7
16/33
48,5
2/6
33,3 36/76
47,4
9/19
47,4
Trên 7 6/33
18,2

1/6
16,7 28/76
36,8
5/19
26,3
- Với sự hướng dẫn ôn tập và kĩ năng làm bài thi của tôi các em đã nắm
chắc kiến thức và thành thạo các kỹ năng ôn tập kiến thức lý thuyết, kỹ năng vận
dụng các kiến thức vào bài thi đạt kết quả cao.
- Trong năm học lớp 12 nhà trường cũng đã tổ chức cho học sinh thi khảo
sát 3 lần, trong đó hai lần là đề nhà trường tự ra và một lần trung tuần tháng tư là
đề của Sở , mặc dù thời gian tổ chức thi khảo sát chưa ôn tập chưa nhiều nhưng
kết quả tỷ lệ học sinh từ trung bình trở lên ở hai lớp 12A4 và 12A6 mà tôi thực
hiện giảng dạy trong năm học 2017 - 2018 là khá cao, trong đó có nhiều học
sinh đạt kết quả khá giỏi. Bằng những kinh nghiệm này tôi tin rằng trong các kỳ
thi tốt nghiệp và đại học ở những năm tiếp theo sẽ giúp các em lớp 12 thi đạt
kết quả cao hơn.

19


3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1Kết luận
Theo suy nghĩ chủ quan của bản thân, tôi nhận thấy rằng những giải pháp
mà bản thân đã trình bày trong đề tài này là phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
Đề tài đã đóng góp tích cực cho việc học tập và giảng dạy cũng như kĩ năng ôn
và thi THPT QG hiệu quả.Thời gian có hạn nên bản thân mới đề cập đến kĩ năng
giải nhanh một số bài tập Chương II: Sinh học 12 và qua thực tế giảng dạy bản
thân nhận thấy rằng sử dụng đề tài này ôn thi THPT QG là phù hợp với học sinh
nhiều đối tượng học sinh.
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân cũng đã có rất nhiều cố gắng,

song sáng kiến kinh nghiệm này chỉ là những kinh nghiệm của bản thân trong
thực tiễn giảng dạy trên lớp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp để đề tài
của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
3.2 Ý kiến đề xuất
3.2.1 Đối với cấp trường:
- Cần phân bổ thời gian ôn tập cho môn Sinh học hợp lí hơn( khoảng 30
đến 35 tiết) vì thực tế qua nhiều năm ôn thi nhà trường phân bổ số tiết cho môn
Sinh học là ít hơn so với một số môn khác.
- Hội đồng đánh giá sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, đặc biệt là đồng
nghiệp cùng nhóm chuyên môn góp ý chân thành, đặc biệt là tính hiệu quả của
sáng kiến để sáng kiến sớm được thẩm định và thực hiện ở nhóm chuyên môn
trong những năm tiếp theo.
3.2.2 Đối với cấp sở
- Những sáng kiến kinh nghiệm hay, có tính khả thi trong lĩnh vực giáo
dục nói chung và trong giảng dạy cần giới thiệu, đưa về các nhà trường để chúng
tôi có cơ hội được học hỏi từ đồng nghiệp.
- Cần quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh miền núi trong công tác
nâng cao chất lượng học tập.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghệm của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác.

Võ Thị Chuyên

20


4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lý luận phương pháp dạy học sinh học - Nguyễn Quang Vinh - NXB giáo dục
2. Trắc nghiệm sinh học - Nguyễn Viết Nhân - NXB Thành phố Hồ Chí Minh
3. Ôn luyện Sinh học - Huỳnh Quốc Thành - NXB Đại học quốc gia Hà Nội
4. Hướng dẫn giải các dạng bài tập từ các đề thi quốc gia - Nguyễn Thị Vân Anh
- NXB Đại học sư phạm
5. Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập sinh học - Phan Khắc Nghệ - NXB
Đại học quốc gia Hà Nội
6Tổng ôn tập Sinh học - Đỗ Ngọc Ẩn ( Nguyên GV chuyên Sinh Trường Lê
Hồng Phong - TP HCM)
7.Phương pháp giải Sinh học 12 các phần Quy luật di truyền, Di truyền học quần
thể và di truyền học người - Huỳnh Quốc Thành- NXB Đại học sư phạm
8.Thử sức trước kì thi Đại học môn Sinh học - NXB Đại học quốc gia Hà Nội
9. Trọng tâm kiến thức và phương pháp làm bài tập Sinh học - NXB Đại học
quốc gia Hà Nội
10. Sách giáo khoa sinh học 12 – NXB giáo dục
11. Các thông tin trên mạng internet

21



×