Tải bản đầy đủ (.docx) (173 trang)

Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------oo0oo----------

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU
VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ MẬN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019


TÓM TẮT
Đã từ lâu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã định hướng việc điều hành
chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, cho đến nay, việc
chuyển đổi sang cơ chế lạm phát mục tiêu vẫn còn là một thách thức lớn đối với
ngân hàng trung ương Việt Nam. Trong luận án này, tác giả sẽ cung cấp những bằng
chứng thực nghiệm để chỉ ra điểm nghẽn trong việc điều hành chính sách tiền tệ
theo lạm phát mục tiêu ở Việt Nam chính là công cụ lãi suất.
Ngân hàng trung ương được quyền lựa chọn công cụ chính sách tiền tệ
nhưng điều kiện quan trọng để ngân hàng trung ương thành công trong việc áp dụng
cơ chế lạm phát mục tiêu là phải tồn tại mối quan hệ giữa công cụ chính sách tiền tệ
và lạm phát. Trong luận án này, tác giả sẽ kiểm định mối quan hệ giữa công cụ lãi
suất (công cụ thường được dùng khi ngân hàng trung ương áp dụng điều hành chính
sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu) và lạm phát. Ngoài ra, luận án sẽ xác định việc
điều hành công cụ lãi suất ở Việt Nam hướng tới mục tiêu ổn định lạm phát hay ổn


định tỷ giá.
Tác giả đã thiết lập mô hình hồi quy vector gồm 5 biến : lạm phát, lãi suất, tỷ
giá, tổng cầu trong nước và tổng cầu nước ngoài. Bản chất mô hình này là mô hình
phản ảnh cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ của công cụ lãi suất. Kết quả nghiên
cứu từ mô hình cho thấy việc điều hành công cụ lãi suất bao gồm lãi suất tái cấp
vốn và lãi suất tái chiết khẩu để hướng tới kiểm soát lạm phát không thực sự hiệu
quả. Điều này thể hiện qua kết quả nghiên cứu từ cả 2 mô hình nghiên cứu: Mối
quan hệ giữa lạm phát và công cụ lãi suất rất yếu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho
thấy công cụ lãi suất chính sách ở Việt Nam tác động tới tỷ giá rất lớn. Có thể, trong
thời gian qua, việc điều hành lãi suất hướng tới việc ổn định tỷ giá nhiều hơn so với
việc ổn định giá cả. Điều này cũng đồng nghĩa Việt Nam vẫn chưa thoả mãn 2 điều
kiện tiền cơ bản cần đạt được trước khi áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu
do nhóm nghiên cứu IMF đưa ra.

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là nghiên cứu sinh khóa 18 của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí
Minh.
Mã số học viên: 010118130006
Tên đề tài: “Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả năng ứng dụng ở Việt
Nam”.
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.12
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi
xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nghiên cứu, các
nguồn trích dẫn được chú thích, có nguồn gốc rõ ràng. Các các kết quả nghiên cứu
có tính độc lập, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào, và chưa công bố toàn bộ nội
dung này ở bất kỳ nơi đâu.

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2019

ii


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Lê Thị Mận đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận án.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Trường Đại học
Ngân hàng TP.HCM đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án
này. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo Khoa Ngân hàng và các đồng nghiệp đã
động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân luôn ở bên cạnh động viên, tạo động
lực cho tôi trên con đường học tập của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2019

iii


MỤC LỤC
Tóm tắt.......................................................................................................................................................... I
Lời cam đoan............................................................................................................................................... II
Lời cảm ơn.................................................................................................................................................. III
Mục lục....................................................................................................................................................... IV
Danh mục bảng........................................................................................................................................... IX
Danh mục biểu đồ........................................................................................................................................ X
Danh mục hình vẽ....................................................................................................................................... XI
Chương 1. Giới thiệu chung về đề tài.......................................................................................................... 1

1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 4
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................................... 4
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................................ 5
1.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................... 5
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................................ 6
1.5. Kết cấu của luận án............................................................................................................................... 6
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu............................................................................................................................... 7
1.7. Những điểm mới của luận án................................................................................................................ 8
Kết luận chương 1........................................................................................................................................ 9
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu........10
2.1. Chính sách tiền tệ................................................................................................................................ 10
2.1.1. Khái niệm......................................................................................................................................... 10
2.1.2. Hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ............................................................................................... 11
2.1.2.1. Mục tiêu cuối cùng........................................................................................................................ 11
2.1.2.2. Mục tiêu trung gian....................................................................................................................... 15
2.1.2.3. Mục tiêu hoạt động........................................................................................................................ 18
2.1.3. Công cụ điều hành chính sách tiền tệ.............................................................................................. 19
2.1.3.1. Công cụ tái cấp vốn....................................................................................................................... 19
2.1.3.2. Công cụ lãi suất............................................................................................................................. 21
2.1.3.3. Công cụ tỷ giá hối đoái.................................................................................................................. 21
2.1.3.4. Công cụ dự trữ bắt buộc............................................................................................................... 22
2.1.3.5. Công cụ thị trường mở.................................................................................................................. 24
2.1.3.6. Các công cụ khác........................................................................................................................... 25
2.1.4. Cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ............................................................................................... 25
2.1.4.1. Kênh lãi suất.................................................................................................................................. 25

iv



2.1.4.2. Kênh tỷ giá..................................................................................................................................... 25
2.1.4.3. Kênh giá tài sản tài chính.............................................................................................................. 26
2.1.4.4. Kênh tín dụng................................................................................................................................ 26
2.1.5. Lược sử các lý thuyết kinh tế liên quan đến chính sách tiền tệ...................................................... 27
2.2. Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu................................................................................................. 33
2.2.1. Sự ra đời của khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu...................................................... 33
2.2.2. Khái niệm chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu............................................................................. 36
2.2.3. Những ưu điểm, nhược điểm của chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu........................................ 40
2.2.3.1. Ưu điểm......................................................................................................................................... 40
2.2.3.2. Nhược điểm................................................................................................................................... 42
2.2.4. Những trụ cột cơ bản của chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.................................................... 43
2.2.4.1. Tính minh bạch............................................................................................................................. 43
2.2.4.2. Chiến lược truyền thông............................................................................................................... 43
2.2.4.3. Công bố thông tin.......................................................................................................................... 44
2.2.4.4. Trách nhiệm giải trình.................................................................................................................. 44
2.2.5. Các nguyên tắc của chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.............................................................. 45
2.3. Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của một số ngân hàng trung ương
trên thế giới................................................................................................................................................ 46
2.3.1. Lý do các ngân hàng trung ương chọn chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu................................ 46
2.3.2. Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của một số ngân hàng trung ương trên thế giới.........47
2.3.2.1. Tổng quan về các quốc gia áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.................................. 47
2.3.2.2. Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của một số ngân hàng trung ương trên thế giới..............53
2.4. Tổng quan các nghiên cứu liên quan.................................................................................................. 69
2.4.1. Nghiên cứu ngước ngoài................................................................................................................... 69
2.4.2. Nghiên cứu trong nước..................................................................................................................... 74
Kết luận chương 2...................................................................................................................................... 76
Chương 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 77
3.1. Mô hình nghiên cứu............................................................................................................................ 77
3.2. Biến nghiên cứu................................................................................................................................... 79

3.3. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................................................... 80
3.4. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................................................. 80
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu.......................................................................................................... 81
3.4.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu........................................................................................... 81
3.4.2. Xác định độ trễ tối ưu và kiểm định đồng liên kết.......................................................................... 82
3.4.3. Mô hình vector tự điều chỉnh (vecm)............................................................................................... 83
3.4.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình................................................................................................ 83

v


3.4.4.1. Sự ổn định của mô hình................................................................................................................ 83
3.4.4.2. Phân tích cú sốc............................................................................................................................. 84
Kết luận chương 3...................................................................................................................................... 85
Chương 4. Kết quả nghiên cứu.................................................................................................................. 86
4.1. Kết quả nghiên cứu từ mô hình kiểm định mối quan hệ giữa lãi suất tái cấp vốn và lạm phát.......86
4.1.1. Kết quả thống kê.............................................................................................................................. 86
4.1.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu........................................................................................... 86
4.1.3. Xác định độ trễ tối ưu và kiểm định đồng liên kết.......................................................................... 87
4.1.3.1. Xác định độ trễ tối ưu của các chuỗi dữ liệu................................................................................ 87
4.1.3.2. Kiểm định đồng liên kết................................................................................................................ 88
4.1.4. Kiểm định tính ổn định của mô hình............................................................................................... 89
4.1.5. Kết quả phân tích cú sốc và phân rã phương sai............................................................................ 90
4.2. Kết quả nghiên cứu từ mô hình kiểm định mối quan hệ giữa lãi suất tái chiết khấu và lạm phát .. 93

4.2.1. Kết quả thống kê.............................................................................................................................. 93
4.2.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu........................................................................................... 93
4.2.3. Xác định độ trễ tối ưu và kiểm định đồng liên kết.......................................................................... 94
4.2.3.1. Xác định độ trễ tối ưu của các chuỗi dữ liệu................................................................................ 94
4.2.3.2. Kiểm định đồng liên kết................................................................................................................ 95

4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................................................ 97
4.3.1. Thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam................................... 97
4.3.2. Đánh giá mô hình ngân hàng nhà nước việt nam trong vai trò ngân hàng trung ương độc lập 100
4.3.3. Sự cần thiết chuyển đổi phương thức điều hành chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục
tiêu............................................................................................................................................................ 105
4.3.4. Khả năng áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở việt nam............................................ 108
Kết luận chương 4.................................................................................................................................... 110
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị........................................................................................................ 111
5.1. Kết luận............................................................................................................................................. 111
5.2. Khuyến nghị...................................................................................................................................... 112
5.2.1. Khuyến nghị về việc tăng tính độc lập cho ngân hàng nhà nước việt nam.................................. 112
5.2.2. Một số khuyến nghị khác............................................................................................................... 114
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................. 115
Kết luận chương 5.................................................................................................................................... 117
Danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án................................................... 118
Tài liệu tham khảo................................................................................................................................... 119
Phụ lục 1: kết quả nghiên cứu từ mô hình kiểm định mối quan hệ giữa lãi suất tái cấp vốn và lạm phát
129

vi


Phụ lục 2: kết quả nghiên cứu từ mô hình kiểm định mối quan hệ giữa lãi suất tái chiết khấu và lạm
phát........................................................................................................................................................... 138
Phụ lục 3: chỉ số minh bạch của ngân hàng trung ương........................................................................ 143
Phụ lục 4: chỉ số đo lường mức độ độc lập của ngân hàng trung ương................................................. 147
Phụ lục 5. Các điều kiện đưa ra vào thời điểm áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu....................... 151

vii



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT T
ARIC
GDP
GNP
IMF
IT
IFS
FFIT
EIT
ITL
IRF
FEVD
OECD

OPEC

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức lạm phát mục tiêu của các quốc gia áp dụng IT............................................ 57
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến số nghiên cứu.................................................................................. 86
Bảng 4.1. Thống kê các biến trong mô hình thứ nhất................................................................ 91
Bảng 4.2. Kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu của mô hình thứ nhất................................... 92
Bảng 4.3. Xác định độ trễ tối ưu mô hình thứ nhất..................................................................... 92
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Johansen dành cho mô hình thứ nhất..................................... 93
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng hệ số phương trình đồng kết hợp............................................ 94

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định tính ổn định của phần dư............................................................ 95
Bảng 4.7. Kết quả phân rã phương sai............................................................................................. 97
Bảng 4.8. Thống kê các biến trong mô hình thứ hai................................................................... 98
Bảng 4.9. Kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu của mô hình thứ hai...................................... 99
Bảng 4.10. Xác định độ trễ tối ưu mô hình thứ hai..................................................................... 99
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định Johansen dành cho mô hình thứ hai.................................. 100
Bảng 4.12. Chỉ số về mức độ độc lập của NHTW.................................................................... 108

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Các quốc gia áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.......................... 53
Biểu đồ 2.2. Mối quan hệ mức độ độc lập của ngân hàng trung ương và lạm phát........55
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ lạm phát và lạm phát mục tiêu của New Zealand trước và sau
khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu.............................................................................................. 60
Biểu đồ 2.4. Lạm phát ở Úc................................................................................................................. 62
Biểu đồ 2.5. Lạm phát kỳ vọng ở Úc................................................................................................ 63
Biểu đồ 2.6. Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay qua đêm và các loại lãi suất khác........64
Biểu đồ 2.7. Lãi suất cho vay qua đêm (tính từ năm 1993 - thời điểm lạm phát mục
tiêu trở thành mục tiêu hoạt động)..................................................................................................... 66
Biểu đồ 2.8. Lạm phát ở Canada trước và sau khi áp dụng cơ chế lạm phát mục
tiêu................................................................................................................................................................. 69
Biểu đồ 2.9. Lạm phát ở Anh trước và sau khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu........73
Biểu đồ 4.1. Kết quả kiểm định nghiệm đa thức đặc trưng AR.............................................. 94
Biểu đồ 4.2. Lãi suất chính sách ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2018................................ 105

x



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Chọn cung tiền làm mục tiêu trung gian........................................................................... 16
Hình 2.2. Chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian.............................................................................. 17
Hình 2.3. Mối quan hệ giữa công cụ chính sách tiền tệ và hệ thống mục tiêu của chính
sách tiền tệ........................................................................................................................................................ 18
Hình 2.4. Khung hoạt động cho lãi suất cho vay qua đêm............................................................. 68
Hình 2.5. Cơ chế tác động của lãi suất lên lạm phát ở Canada..................................................... 71
Hình 3.1 . Cơ chế truyền dẫn của công cụ lãi suất............................................................................ 84
Hình 4.1. Kết quả phân tích cú sốc lãi suất tái cấp vốn (R1)........................................................ 96
Hình 4.2. Kết quả phân tích cú sốc lãi suất tái chiết khấu (R2)................................................... 101

xi


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử khoa học về chính sách tiền tệ cho thấy chính sách tiền tệ lạm phát mục
tiêu là sự lựa chọn tối ưu của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới. Trong một
khảo sát của Quỹ tiền tệ thế giới IMF dành cho 88 quốc gia phi công nghiệp (nonindustrial countries), hơn một nửa các quốc gia này thể hiện mong muốn chuyển đổi
sang cơ chế điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu trong tương lai và
Việt Nam cũng được xếp vào nhóm các quốc gia tiềm năng có khả năng áp dụng
lạm phát mục tiêu (Batini và Laxton, 2006). Quyết tâm chuyển đổi sang cơ chế điều
hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu thể hiện rõ trong đề án phát triển
ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020
tại Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ:
“Thực hiện điều hành chính sách tiền tệ dựa trên cơ sở điều tiết khối lượng tiền;
đồng thời xây dựng các điều kiện cần thiết để chuyển dần sang thực hiện điều hành
chính sách tiền tệ trên cơ sở điều tiết lãi suất. Tạo lập các điều kiện cần thiết để sau
năm 2010, Ngân hàng nhà nước Việt Nam chuyển sang điều hành chính sách tiền tệ
theo cơ chế lạm phát mục tiêu”. Sau năm 2010, gần ba phần tư (3/4) các quốc gia

được IMF đánh giá là những quốc gia có tiềm năng chuyển đổi sang cơ chế lạm
phát mục tiêu đã thực hiện được mong muốn của họ. Trong khi đó, năm 2020 sắp
đến nhưng Việt Nam vẫn đang trên con đường tiến tới cơ chế điều hành chính sách
tiền tệ theo lạm phát mục tiêu. Có lẽ còn nhiều vấn đề khó khăn mà Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam vẫn chưa giải quyết được để tiến đến việc chuyển đổi sang cơ chế
lạm phát mục tiêu.
Theo nhóm nghiên cứu của IMF, có 2 điều kiện cơ bản mà một quốc gia cần
phải thoả mãn khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu (Debelle và cộng sự, 2018).
Điều kiện đầu tiên là ngân hàng trung ương độc lập trong việc điều hành chính sách
tiền tệ. Không nhất thiết ngân hàng trung ương hoàn toàn độc lập với Chính phủ
trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương chỉ cần độc lập trong

1


việc lựa chọn công cụ để điều hành chính sách tiền tệ hướng tới việc kiểm soát lạm
phát. Ngoài ra, việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương phải độc
lập với chính sách tài khoá. Nói cách khác, ngân hàng trung ương không được để
xảy ra hiện tượng áp chế tài chính (fiscal dominance), nghĩa là ngân hàng trung
ương không được tài trợ cho việc thâm hụt ngân sách của Chính phủ vì việc làm này
có thể dẫn tới gia tăng lạm phát và làm giảm hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ.
Hơn nữa, việc không để chính sách tài khoá chi phối chính sách tiền tệ đồng nghĩa
với việc ngân hàng trung ương không in tiền để tạo nguồn thu cho ngân sách. Để
làm được điều này, ngân hàng trung ương cần có nguồn thu độc lập với ngân sách
nhà nước. Điều kiện thứ hai để ngân hàng trung ương cần thoả mãn để áp dụng cơ
chế lạm phát mục tiêu là ngân hàng trung ương ưu tiên tập trung vào mục tiêu quan
trọng nhất là kiểm soát lạm phát, thay vì cùng một lúc tập trung vào nhiều mục tiêu
khác như ổn định tỷ giá, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ có việc làm.
Hai điều kiện cơ bản nêu trên có vẻ đơn giản nhưng tại sao đến nay Việt Nam
vẫn chưa thể áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu? Đối với điều kiện đầu tiên, đã có

nghiên cứu thực nghiệm chứng minh được Việt Nam không để xảy ra hiện tượng áp
chế tài chính bởi thâm hụt ngân sách ở Việt Nam không phải là nguyên nhân gây ra
lạm phát (Nguyen&Nguyen, 2010; Hoang, 2014). Do đó, có thể vướng mắc Việt
Nam đang gặp phải là vấn đề độc lập công cụ chính sách tiền tệ để đạt được mục
tiêu kiểm soát lạm phát. Cụ thể, Debelle (2001) phân tích những trở ngại thường
gặp đối với các nền kinh tế mới nổi khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu là ở các
quốc gia này mối quan hệ giữa công cụ chính sách tiền tệ và lạm phát thường không
rõ ràng. Nếu các ngân hàng trung ương ngân hàng trung ương áp dụng cơ chế lạm
phát mục tiêu thường sử dụng công cụ gián tiếp là lãi suất để điều hành chính sách
tiền tệ thì ở ngân hàng trung ương ở nhiều nước đang phát triển vẫn sử dụng những
công cụ trực tiếp để đưa ra các mệnh lệnh hành chính phục vụ việc điều hành chính
sách tiền tệ như hạn mức tín dụng, trần lãi suất huy động. Để làm rõ hơn về vấn đề
độc lập công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập
trung đi sâu phân tích về mối quan hệ giữa công cụ lãi suất ở Việt Nam và lạm phát

2


để xem xét công cụ này có thực sự hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát như các
quốc gia áp dụng lạm phát mục tiêu đang sử dụng. Bên cạnh đó, luận án cũng xem
xét Việt Nam có thoả mãn điều kiện thứ hai hay không? Theo báo cáo tổng quan
Việt Nam 2035 (Ngân hàng thế giới, 2016), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang có
quá nhiều mục tiêu trong việc điều hành chính sách tiền tệ, trong khi nhiều NHTW
trên thế giới chỉ được giao nhiệm vụ ổn định giá cả và báo cáo kết quả thực hiện với
chính phủ. Từ năm 2012 đến nay, lạm phát ở Việt Nam luôn được kiểm soát ở mức
một con số, tuy nhiên, do không có sự cam kết về ổn định giá cả của Ngân hàng
Nhà nước trong dài hạn nên sự kỳ vọng tăng giá cả luôn tồn tại và ảnh hưởng đến
sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu
của Ngân hàng thế giới đã đề xuất nền lựa chọn giữa việc quản lý chặt tỷ giá hoặc
tập trung vào mục tiêu lạm phát. Mặc dù trong Chiến lược phát triển ngành ngân

hàng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày
8 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định rõ mục tiêu kiểm soát
lạm phát là ưu tiên cao nhất của chính sách tiền tệ Việt Nam, nhưng đối với một
quốc gia đang phát triển như Việt Nam, ổn định tỷ giá vẫn là vấn đề quan trọng cần
phải xem xét trước khi Việt Nam áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu. Bởi, nghiên
cứu khoa học đã chứng minh tỷ giá là nhân tố quan trọng tác động tới lạm phát ở
Việt Nam (Nguyen & Nguyen, 2010). Liệu chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý như thời
gian qua của Việt Nam có ảnh hưởng tới việc mục tiêu kiểm soát lạm phát của chính
sách tiền tệ hay không? Trong luận án này, tác giả sẽ đi sâu phân tích để làm rõ vấn
đề này.
Có nhiều nghiên cứu về các điều kiện để có thể áp dụng cơ chế điều hành
chiến sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam như nghiên cứu của Tô Kim Ngọc
(2012), Tô Kim Ngọc và Nguyễn Khương Duy (2012), Lý Bá Hồng Sơn và Nguyễn
Văn Trường (2012), Nguyễn Xuân Hưng (2008), Nguyễn Xuân Hưng (2009),
Nguyễn Phúc Cảnh (2013), Nguyễn Thanh Nhàn (2010), Đỗ Thị Đức Minh (2003),
Nguyễn Ngọc Thạch (2013), Tô Kim Ngọc và Lê Tuấn Nghĩa (2012). Tuy nhiên,
các nghiên cứu này vẫn chưa đi sâu phân tích về vấn đề độc lập công cụ chính sách

3


tiền tệ ở Việt Nam cũng như chưa đánh giá vai trò ảnh hưởng của tỷ giá đối với việc
chuyển đổi sang cơ chế lạm phát mục tiêu ở Việt Nam. Chính vì vậy, để tiếp tục làm
rõ mức độ thoả mãn của Việt Nam đối với các điều kiện cần thiết để áp dụng cơ chế
lạm phát mục tiêu bằng các kiểm định định lượng, tác giả chọn đề tài “Chính sách
tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng ở Việt Nam”. Bằng chứng thực
nghiệm từ trong luận án này cũng sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra những khuyến nghị
cần thiết để Việt Nam tiến tới áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu trong tương lai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của luận án là đánh giả khả năng áp dụng chính sách tiền tệ
lạm phát mục tiêu ở Việt Nam dựa trên 2 điều kiện tiền đề cần thiết để áp dụng
chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu: ngân hàng trung ương độc lập trong việc điều
hành chính sách tiền tệ và việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung
ương tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất là kiểm soát lạm phát.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Mục tiêu nghiên cứu thứ nhất:
Mức độ độc lập của ngân hàng trung ương thể hiện qua nhiều cấp độ như độc
lập về chính trị, độc lập về kinh tế hay độc lập về công cụ điều hành chính sách tiền
tệ. Đối với quốc gia muốn áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu thì tối thiểu
ngân hàng trung ương phải độc lập về công cụ điều hành chính sách tiền tệ. ngân
hàng trung ương Việt Nam được quyền lựa chọn công cụ chính sách tiền tệ nhưng
điều kiện quan trọng để ngân hàng trung ương thành công trong việc áp dụng cơ chế
lạm phát mục tiêu là phải tồn tại mối quan hệ giữa công cụ chính sách tiền tệ và lạm
phát. Do đó, trong luận án này, tác giả sẽ kiểm định mối quan hệ giữa công cụ chính
sách tiền tệ (cụ thể là công cụ lãi suất – công cụ thường được dùng khi ngân hàng

4


trung ương áp dụng điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu) và lạm
phát.
• Mục tiêu nghiên cứu thứ hai:
Khi NHTW quyết định điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu
thì mục tiêu chính của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát. Ở Việt Nam, việc
điều hành chính sách tiền tệ đôi khi hướng tới nhiều mục tiêu cũng một lúc hoặc
NHTW tập trung vào mục tiêu ổn định tỷ giá hơn là kiểm soát lạm phát. Điều này sẽ
làm lệch hướng NHNNViệt Nam trong việc hướng tới áp dụng cơ chế lạm phát mục
tiêu. Chính vì vậy, luận án sẽ xác định mục tiêu ưu tiên của NHNN Việt Nam trong
việc điều hành chính sách tiền tệ là ổn định lạm phát hay ổn định tỷ giá.

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được thiết lập dựa trên hai mục tiêu nghiên cứu của luận
án như sau:
• Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất:
Liệu có tồn tại mối quan hệ giữa lãi suất chính sách và lạm phát ở Việt Nam
hay không?
• Câu hỏi nghiên cứu thứ hai:
Việc điều hành công cụ lãi suất hiện nay ở Việt Nam hướng tới kiểm soát lạm
phát hay ổn định tỷ giá?
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp
nghiên cứu định tính. Để trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả đã thiết lập mô
hình hồi quy vector gồm 5 biến : lạm phát, lãi suất, tỷ giá, tổng cầu trong nước và
tổng cầu nước ngoài. Bản chất mô hình này là mô hình phản ảnh cơ chế dẫn truyền
chính sách tiền tệ của công cụ lãi suất. Có nhiều loại lãi suất khác nhau, tuy nhiên,
lãi suất đại diện cho công cụ lãi suất của ngân hàng trung ương là lãi suất chính sách
(lãi suất do ngân hàng trung ương quyết định và công bố để làm cơ sở cho các loại
lãi suất khác trên thị trường). Trong hoàn cảnh Việt Nam, ngân hàng trung

5


ương quyết định và công bố 2 loại lãi suất chính sách là lãi suất tái cấp vốn và lãi
suất tái chiết khấu. Do có 2 loại lãi suất đóng vai trò lãi suất chính sách nên tác giả
xây dựng 2 mô hình để kiểm định vai trò của 2 loại lãi suất này. Do các chuỗi dữ
liệu trong nghiên cứu đều dừng ở sai phân bậc 1 nên tác giả vận dụng mô hình hiệu
chỉnh sai số VECM trong việc phân tích dữ liệu. Kết quả phân tích từ hàm phản ứng
đẩy và phân rã phương sai sẽ cho thấy công cụ lãi suất ở Việt Nam có thực sự tác
động tới lạm phát hay không cũng như tác động của lãi suất tới tỷ giá. Toàn bộ dữ
liệu nghiên cứu được xử lý trên phần mềm STATA 14. Kết hợp với các phân tích

định tính, tác giả sẽ đối chiếu các kết quả nghiên cứu định lượng có phù hợp với
thực trạng hiện nay ở Việt Nam hay không. Cuối cùng, dựa trên các kết quả nghiên
cứu định lượng và định tính, tác giả đưa ra những đánh giá về khả năng áp dụng
chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án này là khuôn khổ điều hành chính
sách tiền tệ và công cụ lãi suất chính sách ở Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu của luận án bắt đầu từ tháng 1 năm 2011. Đây là thời
điểm bắt đấu áp dụng Luật Ngân hàng Nhà Nước 2010. Các số liệu trong luận án
thu được thập theo tháng từ tháng 1 năm 2011 tới tháng 6 năm 2018.
1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án được thiết kế với kết cấu 5 chương, bao gồm những nội dung chính
như sau:
Chương 1. Giới thiệu chung về đề tài: Trong chương 1, tác giả trình bày
tổng quan về đề tài nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả trình bày lý do chọn đề tài nghiên
cứu và mục tiêu nghiên cứu chính của luận án này. Từ đó, câu hỏi nghiên cứu được
phát triển cùng với việc trình bày các phương pháp nghiên cứu thích hợp để trả lời
cho câu hỏi nghiên cứu đó. Tiếp theo đó là những nội dung chính sẽ được trình bày
trong luận án. Và cuối cùng, những đóng góp và phát hiện mới của luận án cho việc

6


nghiên cứu áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam. Những nội
dung chính trong chương 1 giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát về luận án.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về chính sách
tiền tệ lạm phát mục tiêu: Chương 2 trình bày các lý thuyết liên quan đến chính
sách tiền tệ nói chung và chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu nói riêng. Lý thuyết
về chính sách tiền tệ trong chương 2 chứng minh tại sao quốc gia áp dụng chính
sách tiền tệ lạm phát mục tiêu chọn lãi suất làm công cụ chính trong việc điều hành

chính sách tiền tệ. Tiếp theo đó, chương 2 trình bày các định nghĩa khác nhau về
chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu cũng như nhiều nhóm điều kiện khác nhau để
các quốc gia chuẩn bị trước khi áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu. Ngoài
ra, kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia áp dụng lạm phát mục
tiêu cũng là nội dung quan trọng chương 2.
Chương 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu: Trong chương 3, tác giả
trình bày cách xây dựng 2 mô hình nghiên cứu lý thuyết chính của luận án. Tiếp
theo đó, tác giả trình bày phương pháp ước lượng, cách chọn biến số đại diện và
nguồn dữ liệu. Và sau cùng là trình tự các bước tiến hành để phân tích dữ liệu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu: Các kết quả thống kê, ước lượng phương
trình, kết quả phân tích phương trình phản ứng đẩy và phân rã phương sai được
trình bày một cách cụ thể rõ ràng trong chương 4. Dựa trên những kết quả nghiên
cứu này, tác giả đưa ra nhận định về việc đánh giá khả năng áp dụng chính sách tiền
tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị: Chương 5 tóm tắt những kết quả
nghiên cứu chính được tìm thấy trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra một
số khuyến nghị cần thiết dựa trên những kết quả nghiên cứu của luận án.
1.6. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về lạm phát mục tiêu không phải là chủ đề nghiên cứu mới ở
Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, kết quả nghiên cứu từ luận án này đã
chứng minh được điểm nghẽn trong việc hướng tới điều hành chính sách tiền tệ

7


theo lạm phát mục tiêu ở Việt Nam chính là công cụ lãi suất. Việc điều hành chính
sách tiền tệ ở Việt Nam đã đạt những kết quả rất tốt khi Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc đạt được các mục tiêu và hoàn
thành các nhiệm vụ do Chính phủ và Quốc hội đưa ra. Mặc dù vậy, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam vẫn cần tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hoá cách thức điều hành

chính sách tiền tệ. Bằng chứng thực nghiệm từ luận án này hy vọng sẽ góp phần nhỏ
bé để cho các nhà chính sách ở Việt Nam thấy được những vướng mắc trong việc
điều hành chính sách tiền tệ hiện nay để có thể thành công trong việc áp dụng cơ
chế lạm phát mục tiêu trong tương lai.
1.7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lạm phát mục tiêu ở Việt Nam. So với các
nghiên cứu trước đây, luận án này tìm thấy 3 khám phá mới:
• Luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc điều hành công
cụ lãi suất hướng tới việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam không thực sự hiệu
quả khi mối quan hệ giữa công cụ lãi suất và lạm phát là rất yếu.
• Kết quả nghiên cứu còn cho thấy lãi suất chính sách ở Việt Nam tác động
rất lớn tỷ giá và mức độ tác động của của lãi suất tới tỷ giá lớn hơn rất nhiều
so với mức độ tác động của lãi suất tới lạm phát. Có thể, đây là bằng chứng
cho thấy Việt Nam đã sử dụng công cụ lãi suất hướng tới việc bảo vệ tỷ giá
trong thời gian qua. Điều này cũng cho thấy Việt Nam đã vi phạm điều kiện áp
dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.
• Mức độ giải thích của tỷ giá về sự thay đổi của lạm phát trong nghiên cứu
này là rất nhỏ. Điều này cho thấy mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát là
rất nhỏ. Kết quả khả quan này cho thấy Việt Nam có thể tiếp tục với chế độ
quản lý tỷ giá thả nổi như hiện nay, đồng thời có thể mở rộng biên độ dao
động của tỷ giá để hướng tới việc áp dụng chính sách tiền tệ trong tương lai.

8


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Những nội dung chính trong chương 1 giúp cho người đọc có cái nhìn bao
quát về luận án. Đầu tiên, tác giả đưa ra lý do chọn đề tài bằng việc đưa ra những
dẫn chứng cũng như lập luận cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu khả năng
áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam tại thời điểm hiện nay.

Tiếp đến, tác giả xác định mục tiêu của nghiên cứu. Từ đó, câu hỏi nghiên cứu
được thiết lập cùng phương pháp nghiên cứu thích hợp để trả lời cho các câu hỏi
nghiên cứu. Sau đó, bố cục của luận án được trình bày cùng tóm tắt những nội
dung chính trong từng chương. Và cuối cùng là những đóng góp và phát hiện
mới của luận án trong việc nghiên cứu áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục
tiêu ở Việt Nam.

9


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU
2.1. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
2.1.1. Khái niệm
Các nhà khoa học cũng đưa ra những góc nhìn khác nhau về chính sách tiền tệ.
Johnson (1973) cho rằng chính sách tiền tệ là chính sách của ngân hàng trung ương
nhằm kiểm soát lượng cung tiền như một công cụ để đạt được những mục tiêu của
chính sách kinh tế chung. Mishkin (2011) lại cho rằng chính sách tiền tệ là quá trình
quản lý cung tiền của ngân hàng trung ương nhằm hướng tới một mức lãi suất để có
thể đạt được những mục tiêu của chính sách tiền tệ như kiềm chế lạm phát, ổn định
tỷ giá, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam, Nguyễn
Văn Tiến (2009) định nghĩa chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô, thông qua
các công cụ của mình, ngân hàng trung ương chủ động thay đổi cung ứng tiền hoặc
lãi suất (lãi suất liên ngân hàng mục tiêu) nhằm đạt được được các mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra.
Theo luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 của Việt Nam định nghĩa về chính
sách tiền tệ như sau: ‘Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm
quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn
định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các cộng
cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.’ Với định nghĩa như vậy, chính sách
tiền tệ phải là chính sách ở cấp độ vĩ mô mang tính quốc gia, là bộ phận cấu thành

trong hệ thống chính sách kinh tế tài chính của quốc gia. Có 2 loại chính sách tiền tệ
ngân hàng trung ương có thể thực thi: Chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tiền
tệ thắt chặt. Với chính sách tiền tệ nới lỏng, ngân hàng trung ương cung ứng thêm
tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyến khích đầu tư, sản xuất, và tạo công ăn việc làm.
Còn đối với chính sách tiền tệ thắt chặt, ngân hàng trung ương giảm cung ứng tiền
cho nền kinh tế nhằm hạn chế đầu tư ngăn chặn sự phát triển quá nhanh của nền
kinh tế nhằm kiểm soát lạm phát.

10


Như vậy, dù theo cách hiểu của những nhà hoạch định chính sách hay những
nhà khoa học thì chính sách tiền tệ có thể được xem là công cụ quản lý kinh tế vĩ
mô do ngân hàng trung ương thực hiện thông qua các công cụ, các biện pháp nhằm
đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội của một quốc gia.
2.1.2. Hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ
2.1.2.1. Mục tiêu cuối cùng
Mỗi quốc gia có thể đặt ra rất nhiều mục tiêu cho nền kinh tế như tăng trưởng
kinh tế cao, toàn dụng việc lạm, lạm phát thấp, tăng trưởng xuất khẩu…Tùy đặc
điểm kinh tế mà mỗi quốc gia sẽ có chính sách tiền tệ riêng của mình. Tuy nhiên,
theo Mishkin và Eakins (2006), mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ thường
hướng đến những mục tiêu chính: ổn định giá cả, tăng mức nhân dụng, tăng trường
kinh tế. Ngoài ra, chính sách tiền tệ còn hướng đến ổn định lãi suất, ổn định tỷ giá
và ổn định thị trường tài chính.
• Mục tiêu ổn định giá cả:
Đối với rất nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, ổn định giá cả hay kiểm
soát lạm phát có thể được xem là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ bởi lạm
phát cao có thể gây ảnh hưởng xấu tới toàn bộ nền kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, nếu
lạm phát thấp và ổn định sẽ giúp cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp dễ dàng
đưa ra các quyết định đầu tư trong một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Sự lên

xuống thất thường của giá cả sẽ tạo ra tâm lý bất an cũng như sự thiếu tin tưởng đối
với các chính sách vĩ mô của nhà nước. Giá cả liên tục tăng cao đồng nghĩa với việc
giá trị thực của những tài sản người dân đang nắm giữ bị giảm đi đáng kể nếu như
không có biện pháp kiểm soát lạm phát tốt.
Nếu như lạm phát luôn được duy trì ở một tỷ lệ thấp ổn định sẽ rất có lợi cho
các hộ gia đình và các doanh nghiệp tính toán và cân nhắc có nên đầu tư hay không.
Lúc này, lạm phát đã nằm trong vòng kiểm soát của nhà nước, nên mọi người có thể
an tâm thực hiện các quyết định tiêu dùng, đầu tư, tiêu xài của mình mà không lo sợ
ảnh hưởng xấu của lạm phát.

11


Lạm phát không hẳn lúc nào cũng là xấu, thậm chí nó còn là “liều thuốc bổ”
cho nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển nếu như ngân hàng trung ương có
thể tính toán đưa ra một lượng tiền vừa đủ đối với nền kinh tế. Bằng con đường đưa
tiền ra nền kinh tế thông qua con đường tín dụng, ngân hàng trung ương đã giúp các
doanh nghiệp mở rộng đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu, từ đó tạo thêm nhiều
công ăn việc làm, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và kinh tế tăng trưởng.
Không những trong trường hợp lạm phát cao mà trong trường hợp thiểu phát
cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Lúc đó, sản xuất đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp
tăng cao sẽ đi liền với nhiều tệ nạn xã hội như rượu chè, trộm cắp, đói kém. Chính
vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng trung ương là ổn định giá cả hay kiểm
soát lạm phát ở mức thấp và ổn định tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển.
• Mục tiêu tăng trưởng kinh tế:
Để giúp nền kinh tế tăng trưởng, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách
tiền tệ nới lỏng. Lúc này, lượng tiền NHTW cung ứng cho nền kinh tế tăng lên, lãi
suất giảm, khuyến khích các chủ doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, dẫn đến
tổng sản phẩm xã hội tăng lên. Đồng thời, gia tăng cung tiền cũng làm gia tăng tiêu
dùng trong nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng hóa, đòi hỏi đầu tư

thêm nhiều nhân công, máy móc, nguyên vật liệu. Như vậy, nhờ chính sách nới lỏng
tiền tệ, nền kinh tế được kích thích phát triển.
Nếu kinh tế tăng trưởng quá nóng thường dẫn tới lạm phát cao, và nền kinh tế
suy thoái thường kéo theo thiểu phát. Tình trạng lạm phát cao và thiểu phát cao đều
không có lợi cho nền kinh tế. Do đó, vai trò của ngân hàng trung ương rất quan
trọng trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng lưu thông ở mức vừa phải đủ để nền
kinh tế hấp thụ và phát triển ổn định.
• Mục tiêu tăng mức nhân dụng:
Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động là mục tiêu cuối cùng của
nhiều chính sách vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ. Mục tiêu này rất quan trọng
bởi thất nghiệp cao sẽ ảnh hưởng xấu đến kinh tế xã hội. Thất nghiệp là nguyên

12


nhân của nghèo đói, các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, nếu một nền kinh tế không thể tận
dụng được hết tất cả nguồn lực lao động thì nó có thể làm giảm GDP quốc gia đó.
Tạo ra nhiều việc làm để những người trong độ tuổi lao động có việc làm là
điều cần thiết đối với mọi quốc gia. Tuy nhiên, tại một thời điểm nào đó, trong nền
kinh tế luôn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp nhất định bởi luôn tồn tại 2 dạng thất
nghiệp: thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment) và thất nghiệp cơ cấu
(structural unemployment). Trên thị trường lao động, không phải lúc nào người lao
động và người sử dụng lao động có thể gặp nhau, do đó, những người đang tìm việc
được xem là thất nghiệp tạm thời. Hoặc có những người đi làm nhưng sau đó, muốn
nâng cao trình độ chuyên môn nên xin nghỉ việc để đi học tiếp. Những người này
sau khi trở lại thị trường lao động cũng mất một thời gian để tìm việc. Quãng thời
gian này cũng được xem như người lao động đang thất nghiệp tạm thời. Đối với
trường hợp thất nghiệp cơ cấu, đó là những người lao động không đáp ứng được
những yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng mà công việc yêu cầu. Như vậy, việc làm
không cao không có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp bằng không, mà nó luôn tồn tại một tỷ

lệ thất nghiệp lớn hơn không, tại đó cung và cầu lao động không gặp nhau. Tỷ lệ
thất nghiệp đó được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. (Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên =
Thất nghiệp tạm thời + Thất nghiệp cơ cấu).
Có một mối quan hệ tác động qua lại giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế,
lạm phát và thất nghiệp. Lạm phát cao có thể kích thích kinh tế phát triển, tuy nhiên,
nếu kinh tế phát triển quá nóng có thể dẫn đến khủng hoảng trong tương lai. Sau đó,
nền kinh tế có thể bị trì trệ, dẫn đến thất nghiệp cao. Ngược lại, nếu như lạm phát
được giữ ở mức thấp thì các hoạt động sản xuất, thương mại trong nền kinh tế có
thể bị đình đốn. Hậu quả là nền kinh tế lâm vào tình trạng tăng trưởng kém và thất
nghiệp cao. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách là làm sao
duy trì lạm phát ở mức độ vừa phải để nền kinh tế phát triển và tạo ra nhiều việc
làm.

13


×