Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát của HS trường THPT lê lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 20 trang )

Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai
I. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài:

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn;
Tiếng ta còn, nước ta còn.”
 (Phạm Quỳnh)
Đây là câu nói nổi tiếng của nhà văn hóa, nhà văn, nhà báo - ông chủ bút
báo Nam Phong: Phạm Quỳnh. Câu nói đã khẳng định được tầm quan trọng của
ngôn ngữ Tiếng Việt đối với sự tồn vong, sự phát triển của dân tộc. Có ai đó đã
từng nói rất hay rằng: Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện quan trọng trong các
hoạt động giao tiếp của con người và xã hội mà đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ
còn được ví như một thứ “căn cước” của nền văn hóa. Chính vì lẽ đó mà giữ gìn,
bảo vệ ngôn ngữ dân tộc là một việc làm cần thiết và thường trực của mỗi con
người, mỗi quốc gia.
Ở nước ta, Tiếng Việt là tiếng nói chính thống của dân tộc. Trải qua hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước dù trải qua những biến cố, thăng trầm của
lịch sử nhưng Tiếng Việt vẫn tồn tại và luôn được mỗi người con đất Việt gìn
giữ và phát triển. Khi Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi, đất nước bước
sang một kỉ nguyên mới – độc lập, tự do – Tiếng Việt cũng giành được địa vị
xứng đáng. Nó trở thành ngôn ngữ quan trọng trong mọi hoạt động hành chính,
xã hội của đất nước. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Và
từ đó đến nay, Tiếng Việt không ngừng được hoàn thiện và ngày càng phát triển
để đáp ứng nhu cầu đi lên của xã hội và đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay, với sự bùng nổ của mạng Internet, của điện thoại di
động, giới trẻ tự phát triển một loạt “ngôn ngữ chat”(ngôn ngữ mạng) dành riêng
cho mình khiến hệ thống ngôn ngữ từ chữ viết đến tiếng nói đều bị thay đổi. Với
ngôn ngữ này, câu cú hay ngữ pháp tiếng Việt không còn quan trọng. Trong xu
thế đó, một bộ phận không nhỏ học sinh trường trung học phổ thông Lê
Lai(THPT Lê Lai) đã lạm dụng “ngôn ngữ chat” để giao tiếp trong sinh hoạt


hàng ngày, trong văn nói và cả văn viết.
Với tư cách là giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, tôi thấy mình phải
có trách nhiệm trước việc lạm dụng ngôn ngữ chát của học sinh. Đó là nỗi trăn
trở để tôi tìm kiếm “Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai” nhằm góp phần nâng cao ý thức của các em
trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát này, mục
đích của tôi:
- Thứ nhất: Giúp học sinh thấy được thực trạng và những tác hại của việc
lạm ngôn ngữ mạng trong giao tiếp.
- Thứ hai: Giúp học sinh trường THPT Lê Lai biết lựa chọn ngôn ngữ để
giao tiếp.
- Thứ ba: Góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
1


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tìm hiểu chung về tình hình sử dụng, những tác hại của việc sử dụng
ngôn ngữ mạng của học sinh trường THPT Lê Lai.
- Tìm hiểu về nhận thức của học sinh trong việc sử dụng ngôn ngữ.
- Tìm và đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả của việc lạm dụng ngôn
ngữ mạng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tìm hiểu
chung về tình hình học sinh sử dụng ngôn ngữ mạng để giao tiếp ở trường
THPT Lê Lai.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
II. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Vai trò của Tiếng Việt đối với sự phát triển của dân tộc:
Năm 1925, nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước nổi tiếng Nguyễn An Ninh đã
từng khẳng định vai trò quan trọng của “tiếng mẹ đẻ” đối với sự tồn vong của
dân tộc trong bài diễn thuyết Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp
bức: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là
yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An
Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong
phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa
học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.”
Sau này chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Tiếng nói là thứ của cải
vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý
trọng nó nhằm làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.
Nước ta là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân tộc, đa ngôn ngữ.
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, Tiếng Việt là ngôn ngữ gắn liền
với sự phát triển của xã hội Việt Nam, nó đã phục vụ tốt công việc giao tiếp,
diễn đạt ý tưởng và phát triển kinh tế, xã hội, khoa học. Chính vì vậy, việc dạy
học tiếng Việt trong nhà trường luôn rất được chú trọng. Bởi việc giữ gìn sự
trong sáng của Tiếng Việt là trách nhiệm không của riêng ai mà trong đó có các
cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực này, của mọi công dân Việt Nam và trước
hết là các nhà ngôn ngữ học, các nhà văn, nhà báo, các thầy giáo cô giáo và là
trách nhiệm của tất cả mọi người, trong đó có học sinh. Bởi học sinh là thế hệ
tương lai, người có trách nhiệm lớn trong việc giữ gìn và xây dựng đất nước.
2.1.2.Chiến lược dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông sau 2015:
Theo PGS-TS Đỗ Ngọc Thống cần xác định được một chiến lược dạy học
tiếng Việt phù hợp ở chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, trong đó
cần chú ý những vấn đề sau:


2


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai
- Phát huy tính chủ động tích cực của người học: dạy học tiếng Việt cho
học sinh để các em trực cảm ngôn ngữ và một vốn liếng khá phong phú về tiếng
Việt.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: dạy học tiếng Việt cần chú
ý khẳng năng vận dụng kiến thức tiếng Việt vào thực tiễn cuộc sống, nhằm hình
thành và phát triển năng lực giao tiếp.
- Tiếp tục thực hiện tốt dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp: là đưa
học sinh vào các tình huống giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống để sử dụng các
đơn vị tiếng Việt một cách phù hợp và có hiệu quả. Theo cách đó tiếng Việt sẽ
thể hiện được sự giàu có và vẻ đẹp của nó một cách sinh động, phong phú và
biến hóa linh hoạt.
Như vậy, từ chiến lược dạy học tiếng Việt nói trên, chúng ta thấy
ngôn ngữ chát có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tiếng Việt cũng
như ảnh hưởng đến chiến lược dạy học tiếng Việt trong trường THPT. Vậy
ngôn ngữ chát là gì?
2.1. 3 “Ngôn ngữ chat” là gì ?
“Ngôn ngữ chat” là loại ngôn ngữ do giới trẻ tạo ra khi tham gia vào
mạng Internet và mạng điện thoại di động. Ngôn ngữ chat phát triển theo trào
lưu mạng và ngày càng lan rộng khi lượng người sử dụng internet ngày càng
tăng.
“Ngôn ngữ chat” là một thứ ngôn ngữ được thay đổi từ loại hình ngôn
ngữ chính thống. Ở nước ta, đó là sự biến dạng từ Tiếng Việt, nó bao gồm sự kết
hợp của những ký hiệu khác nhau và thường được sử dụng trên mạng Internet:
các diễn đàn(forum), mạng xã hội(zalo, facecbook), các công cụ trò chuyện trực
tuyến(yahoo, messenger…), trong tin nhắn điện thoại (sms),...”

“Ngôn ngữ chat” còn có những tên gọi khác như “ngôn ngữ mạng”, “ngôn
ngữ tuổi teen”, “ngôn ngữ @”.
2.2 Thực trạng việc sử dụng “ngôn ngữ chat ” của học sinh trường THPT
Lê Lai:
2.2.1. Một số hình thức sử dụng “ngôn ngữ chat” của học sinh THPT
Lê Lai:
* Viết tắt chữ không dấu:
- Chữ “đi” thành “dj”, “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”,
“bây giờ”
thành “bi h”, “biết rồi” thành “bit rui...
- F thay cho Ph; C thay cho K, “cim” = “kim” ; K thay KH….
* Viết tắt chữ có dấu:
- Chữ rất ngắn như: wá(quá), wen(quen), iu(yêu), lun(luôn), bit k?...
- Và rất mới như: phở(đẹp đẽ, ngon lành), vãi(kinh khủng), hic(buồn), ...
- Biến thể “gần âm, cùng nghĩa”: Biết = bít, viết = vít, trời ơi = chài oai = cha`j
oj, buồn = bùn = pùn, …
Chẳng hạn: “đâu gòi, seo hem chả lời zì hít zạ?” (đâu rồi, sao không trả
lời gì hết vậy?)…
3


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai
- Phức tạp như: “tuj wen^ rỌi di3n cho4 yOu mờ yOu zận d3n 1 tu4n l3. N3u
h3m thyk chOj zOj tuj nữ4 thuj! (Tạm dịch: Tôi quên gọi điện cho bạn mà bạn
giận đến một tuần lễ. Nếu không thích chơi với tôi thì thôi.)
Chèn tiếng anh: để thể hiện “đẳng cấp nhắn tin”:
“2day u co ranh o?” (hôm nay bạn có rảnh không?”; “g9” = “good night”
= “chúc ngủ ngon”;.....
Dùng từ ngữ, câu nói theo lối a dua, bất thường: 

- Sử dụng những từ ngữ vô nghĩa:“Cạn lời”- “Hạn hán lời”- “Sa mạc lời”.
- Những câu nói a dua, những thành ngữ tùy tiện: “Sát thủ đầu mưng mủ”,
“Chán như con gián”...
- Thay đổi những câu thành ngữ dân gian: “Một con ngựa đau cả tàu được ăn
thêm cỏ”...

(Ảnh minh họa)
4


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai

Ngôn ngữ chat của học sinh THPT Lê Lai
2.2.2. Mức độ sử dụng “ngôn ngữ chat” của học sinh trường THPT Lê
Lai:
Khảo sát ngẫu nhiên 100 học sinh(nam và nữ), tôi thu được kết quả về
mức độ sử dụng “ngôn ngữ chát” của các em như sau:49 em sử dụng ở mức độ
bình thường, 20 em sử dụng nhiều, 09 em sử dụng rất nhiều; 22 em sử dụng
ít. Điều này chứng tỏ “ngôn ngữ chat” đang được các em sử dụng thường xuyên.
5


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai

50
45
40
35

30
25
20
15

Tần suất

10
5
0
Ít

Bình thường

Nhiều

Rất nhiều

Biểu đồ 1. Mức độ sử dụng “ngôn ngữ chat” của học sinh THPT Lê Lai.
2.2.3. Lí do sử dụng “ngôn ngữ chat” của học sinh trường THPT Lê Lai:
Khi “ngôn ngữ chat” quá thịnh hành, học sinh trường THPT Lê Lai cũng
có tâm lí chạy theo trào lưu và còn có nhiều lí do biện hộ cho việc sử dụng ngôn
ngữ này. Với 100 phiếu thăm dò, các em có những lí do như sau: 10 em để theo
kịp trào lưu, 09 em để thể hiện cá tính, 35 em để thể hiện cảm xúc chân thật, dễ
dàng, 37 em để nhanh, tiết kiệm thời gian hơn, 8 em để bố mẹ không đọc được.
40
35
30
25
20

15
10
5
0

Theo trào lưu Thể hiện cá Thể hiện cảm Tiết kiệm thời Bố mẹ không
tính
xúc chân thật,
gian
đọc được
dễ dàng

Biểu đồ 2. Lí do sử dụng ngôn ngữ chat của học sinh THPT Lê Lai.
2.2.4. Hoàn cảnh sử dụng “ngôn ngữ chat” của học sinh trường THPT
Lê Lai:
Hiện nay, “ngôn ngữ chat” là phương tiện không thể thiếu của học sinh.
Theo kết quả khảo sát thì nhắn tin qua điện thoại và mạng là nơi học sinh sử
dụng “ngôn ngữ chat” nhiều nhất, trong 100 học sinh được hỏi có tới 75% trả lời
6


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai
mình chỉ sử dụng “ngôn ngữ chat” qua mạng và điện thoại, 10% sử dụng ở
trường lớp, nơi công cộng, 08% sử dụng trong văn viết trên web, 5% trong bài
kiểm tra trên lớp, thậm chí có khi còn dùng trong mọi hoàn cảnh.

Biểu đồ 3. Mức độ xuất hiện của ngôn ngữ chat trong từng hoàn cảnh.
Tóm lại, phần lớn học sinh sử dụng “ngôn ngữ chat” trong giao tiếp mà
không nghĩ rằng nếu thường xuyên sử dụng thì trong tương lai tiếng Việt vốn rất

giàu và đẹp của chúng ta sẽ đi về đâu?
2.2.5. Những tác hại từ “ngôn ngữ chát” của học sinh trong giao tiếp:
Ngôn ngữ chat của tuổi teen ít nhiều cũng có những lợi ích. Nhưng việc
lạm dụng nó đã gây lên những mặt tiêu cực như: làm mất đi sự trong sáng, làm
ảnh hưởng đến tương lai của tiếng Việt. Đây là thứ ngôn ngữ lai căng, nó sẽ bóp
méo tiếng Việt, làm lệch lạc nét đẹp văn hóa mà chúng ta vẫn gìn giữ bấy lâu.
Mặt khác, ngôn ngữ này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tư duy, khả năng ngôn
ngữ cũng như tâm lý của học sinh.
* Đối với học sinh:
- Một bộ phận lớn học sinh nói chung và học sinh trường THPT Lê Lai
nói riêng đang sử dụng “ngôn ngữ chat” một cách tùy tiện, có tới 5% học sinh
đưa “ngôn ngữ chat” vào bài kiểm tra, dẫn đến điểm bị trừ. Những kí tự tuổi
teen trở thành công cụ để thể hiện những cái tôi “phá phách”, tạo nên thứ ngôn
ngữ kì dị, méo mó, làm hư văn phạm, sai lầm trong các lỗi viết truyền thống và
mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
- Việc chạy theo trào lưu sử dụng ngôn ngữ chát để chứng tỏ bản thân
sành điệu, theo kịp thời đại khiến học sinh chểnh mảng việc học hành, thậm chí
có tư tưởng lệch lạc là ngôn ngữ càng khó hiểu càng đặc sắc.
- “Ngôn ngữ chat” được sử dụng theo lối a dua, hời hợt khiến các em mất
đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp, cảm thụ văn chương và thiếu ý thức, trách nhiệm
đối với tiếng Việt.
7


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai
- Việc bắt chước không chọn lọc sẽ trở thành thói quen qua loa, đại khái
về lâu dài thói quen đó khiến việc làm dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản.
Tiến hành khảo sát 50 học sinh lớp 10, 50 học sinh lớp 11 và 50 học sinh
lớp 12 để tìm hiểu thái độ của các bạn đối với việc sử dụng “ngôn ngữ chat”, tôi

nhận thấy: các bạn lớp lớn có thái độ tích cực hơn so với các bạn lớp dưới. Kết
quả cụ thể:
30
25
Không nên lạm
dụng, hạn chế dùng
Biết tác hại nhưng
vẫn dùng
Không thấy tác hại

20
15
10
5
0

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Biểu đồ 4. Thái độ của học sinh trường THPT Lê Lai đối với “ngôn ngữ chát”

(Tin nhắn của bạn Nga và Tiến Đạt)

8


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát

của học sinh trường THPT Lê Lai
* Đối với thầy cô:
“Ngôn ngữ chat” xa lạ và không thể chấp nhận đối với người lớn. Nhiều
giáo viên đau đầu vì dịch ngôn ngữ chat trong bài làm văn của học sinh. Cô
Nguyễn Thị Mai(giáo viên dạy Văn trường THPT Lê Lai) đã nhiều lần trừ điểm
vì “tiếng Việt không ra tiếng Việt”: “Nhiều học sinh dùng ngôn ngữ vô thưởng
vô phạt, thiếu ý thức”.
Cô Lê Thị Tâm(giáo viên dạy Văn trường THPT Lê Lai) lo lắng: “Cứ viết
lách quen tay các kí tự dùng trên mạng và quen miệng với những câu nói bất
thường thì vốn ngôn ngữ của các em sẽ nghèo nàn? Lúc đó, tiếng Việt sẽ ra
sao? Tương lai của các môn học, đặc biệt là môn Ngữ Văn sẽ đi về đâu?”.
* Đối với cha mẹ và người lớn tuổi:
- Nhiều phụ huynh rất tích cực tìm hiểu và cố gắng hòa mình vào “ngôn
ngữ chat” nhưng không thể theo kịp trào lưu nói chuyện của tuổi teen, bởi kí tự
mới luôn xuất hiện, cộng thêm tâm lý muốn được tôn trọng, muốn tỏ ra hơn cả
người lớn và không muốn cha mẹ theo dõi gắt gao, khiến khoảng cách giữa các
thế hệ càng khó dung hòa.
Một phụ huynh than phiền: “Nhiều khi đọc những tin nhắn trong điện
thoại của con gái mà không hiểu nó viết gì, càng lo lắng hơn là nó toàn dùng
mấy chữ khó hiểu đó để hẹn bạn trốn học đi chơi,…”

(Ngôn ngữ tuổi teen khiến người lớn lạc lõng trong thế giới của họ)

9


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai
* Đối với xã hội:
Qua ngôn ngữ chát, các đối tượng buôn người giả vờ tán tỉnh, yêu đương;

hứa hẹn giúp đỡ kiếm việc làm có thu nhập cao; rủ rê các bạn học sinh bỏ học,
bỏ gia đình đi chơi rồi lừa bán. Có trường hợp các đối tượng khống chế, cưỡng
ép nạn nhân bằng các hình thức như hiếp dâm rồi quay phim khống chế, đánh
đập, cưỡng ép nạn nhân bán dâm...
2.3. Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng “ngôn ngữ chat” của học sinh
trường THPT Lê Lai nhằm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt:
Với tư cách là giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn, đồng thời là tổ trưởng tổ
chuyên môn tổ Ngữ Văn, tôi rất trăn trở trước việc lạm dụng “ngôn ngữ chát”
của học sinh trường mình. Nỗi trăn trở này được tôi đã trao đổi với tổ ở sinh
hoạt chuyên môn và đề xuất các biện pháp. Những biện pháp của tôi được các
thành viên trong tổ nhất trí cao. Nhưng điều quan trọng nhất là tổ viên đã góp
sức cùng tôi để thực hiện. Sau đây là một số biện pháp đã được sử dụng tại
trường THPT Lê Lai trong năm học 2017-2018:
2.3.1. Tổ chức cuộc thi “Em yêu tiếng Việt”:
- Cách thức tổ chức: Tổ Ngữ Văn phối hợp với đoàn trường, tổ chức cuộc thi
“Em yêu Tiếng Việt”. Tất cả học sinh các khối, lớp đều tham gia làm bài. Bài thi
được giáo viên tổ Ngữ Văn chấm chọn ra những cá nhân xuất sắc và những tập
thể xuất sắc để trao giải. Buổi trao giải được tổ chức trong tiết trào cờ đầu tuần.
- Nội dung thi: Trong cuộc thi đó, học sinh tìm hiểu và trả lời các câu hỏi về
lịch sử phát triển của tiếng Việt, về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt của thế hệ trẻ, những suy nghĩ của các em về việc lạm dụng ngôn ngữ chát
trong giao tiếp ở các bạn trẻ hiện nay...
- Mục đích của cuộc thi: Cuộc thi giúp các bạn hiểu được vai trò của Tiếng
Việt, hiểu được tác hại của ngôn ngữ chát đến hiệu quả giao tiếp và ảnh hưởng
đến sự trong sáng của tiếng Việt. Từ đó, giúp các bạn nâng cao ý thức, trách
nhiệm gìn giữ, phát triển tiếng nói dân tộc.

10



Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai

Hình 1. Bài dự thi của lớp 10B3

Hình 2. Bài dự thi của lớp 12A1
2.3.2. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng hình thức “Rung
chuông vàng”:
- Cách thức tổ chức: Tổ Ngữ Văn phối hợp với đoàn trường, tổ chức hoạt động
ngoại khóa thông qua hình thức Rung chuông vàng. Trong những câu hỏi của
11


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai
phần thi thuộc nhiều lĩnh vực có 15% câu hỏi về tiếng Việt như: Chỉ ra từ viết
sai chính tả trong dãy từ, điền từ đúng vào câu, ...
- Mục đích của câu hỏi: Góp phần giúp các em nhận thức các yêu cầu về sử
dụng tiếng Việt như yêu cầu về dùng từ, yêu cầu về ngữ pháp, yêu cầu về phong
cách ngôn ngữ...

Hình 3. Cuộc thi Rung chuông vàng

Hình 4. Các bạn học sinh đang chăm chú theo dõi cuộc thi.

12


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai


Hình 5. Thầy Hiệu trưởng trao quà cho những học sinh trả lời xuất sắc.
2.3.3. Tổ chức các buổi ngoại khóa “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt”:
- Cách thức tổ chức: đây là hoạt động ngoại khóa của tổ chuyên môn. Trong
năm học 2017-2018, tổ Ngữ Văn đã tổ chức buổi ngoại khóa “Giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt”. Buổi ngoại khóa được tổ chức tập trung với sự tham gia
của học sinh toàn trường. Trong đó, 3 đội chơi chính đại diện cho 3 khối lớp
trực tiếp tham gia các phần thi.
- Nội dung buổi ngoại khóa: gồm 5 phần thi:
+ Phần 1: Ai nhanh hơn?
+ Phần 2: Lỗi ở đâu?
+ Phần 3: Thi tài năng
+ Phần 4: Phần thi dành cho khán giả
+ Phần 5: Hùng biện
- Mục đích của buổi ngoại khóa: Tạo cho học sinh sân chơi ngoài những giờ
học căng thẳng. Qua đó, giúp các em củng cố kiến thức về tiếng Việt qua các
câu hỏi, qua việc tìm lỗi sử dụng từ ngữ. Các tiểu phẩm giúp các em hiểu được
tác hại của ngôn ngữ chát đến hiệu quả giao tiếp và đến sự phát triển của Tiếng
Việt, Các bài hùng biện giúp các em hiểu hơn về các nội dung: hiện tượng lạm
dụng tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt; hiện tượng lạm dụng tiếng
lóng trong giao tiếp hàng ngày của giới trẻ hiện nay, tác hại của ngôn ngữ chát
đối với tiếng Việt...
13


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai
Hình 6-7-8 về buổi ngoại khóa:


14


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai

Hình 9. Các bạn học sinh hăng hái trả lời câu hỏi tìm hiểu về Tiếng Việt

Hình 10. Một ảnh trong tiểu phẩm “Ngôn ngữ thời @” trong phần thi tài
năng của đội chơi đến từ khối 11
15


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai

Hình 11. Bạn Đinh Quỳnh lớp 12A3 với bài hùng biện về hiện tượng lạm
dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt.

Hình 12. Bạn Ngọc Thanh lớp 11C3 với bài hùng biện về tác hại của
“ngôn ngữ chat”
16


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai
2.3.4. Tạo facebook riêng:
- Cách thức: thông qua đó đưa ra nội quy đăng bài và kiểm tra việc chấp hành
nội quy như: tránh gửi các bài viết sai chính tả hoặc dùng ngôn ngữ chat... Đồng
thời, đăng những kiến thức này lên facebook, Zalo... để các bạn trẻ biết rộng rãi.

– Mục đích: học sinh ngày nay phần lớn đều dùng các trạng mạng xã hội như:
facebook, Zalo... nhất là facebook. Ở đây “ngôn ngữ chát” của các e được bộc lộ
rất rõ, rất nhiều. Vì vậy, dùng chính trang mạng xã hội này để trao đổi, nhắc nhở
học sinh, đồng thời lan truyền phong trào nhắc nhở nhau giữa các học sinh trong
việc sử dụng “ngôn ngữ chat”, nhắc nhau việc sử dụng Tiếng Việt đúng, hay
trong giao tiếp.

Hình chụp từ facebook
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với những biện pháp trên, chúng tôi đã tác động vào nhận thức của học
sinh trường THPT Lê Lai và giúp các em hiểu được tác hại của ngôn ngữ chát
đối với sự phát triển tư duy, tính cách, tình cảm của các em, hiểu được tác hại
của nó đối với giao tiếp và đặc biệt đối với sự phát triển của tiếng Việt. Đồng
thời, học sinh cũng ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn
tiếng nói dân tộc.

17


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai
Sau khi thực hiện các biện pháp trên, tôi đã kiểm tra nhận thức của 100
học sinh(gồm cả 3 khối lớp) về ảnh hưởng tiêu cực của “ngôn ngữ chát” trong
giao tiếp, cũng như đối với sự phát triển của tiếng Việt và kiểm tra thái độ của
các em đối với ngôn ngữ chát qua hai câu hỏi:
Câu hỏi 1: Em nhận thấy “ngôn ngữ chát” có ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp
và đến sự phát triển của tiếng Việt không?
Mức độ trả lời: Rất ảnh hưởng/ ảnh hưởng/ ít ảnh hưởng/ không ảnh hưởng.
Câu hỏi 2: Em có tiếp tục sử dụng “ngôn ngữ chát” không?
Bảng thống kê cụ thể như sau:

Nhận thức của học sinh về ảnh hưởng tiêu cực của “ngôn ngữ chát”
Rất ảnh hưởng
Sl
35

%
35

Ảnh hưởng
Sl
49

%
49

Ít ảnh hưởng
Sl
16

%
16

Không ảnh
hưởng
%
Sl
0

Thái độ sử dụng ngôn ngữ chát của học sinh
Thái độ

Số lượng
Không sử dụng “ngôn ngữ chát” nữa
30/100
Hạn chế dần việc sử dụng ngôn “ngôn ngữ chát” 59/100
Vẫn sử dụng “ngôn ngữ chát”
11/100

Tỉ lệ(%)
30
59
11

Trên thực tế, việc các em bỏ sử dụng ngôn ngữ chát không phải dễ dàng.
Tuy nhiên, tuy nhiên kết quả khảo sát đã cho ta thấy ý thức cũng như thái độ của
đúng đắn của các em đối với việc sử dụng “ngôn ngữ chát”. Đó chính là điều
quan trọng giúp các em nâng cao ý thức sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và
nâng cao trách nhiệm đối với việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

18


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ :
3.1 Kết luận:
Giáo sư Đặng Thai Mai đã nói: “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của
sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ
tiếng hay…”. Bởi vậy, những biện pháp tôi đưa ra đây mục đích cuối cùng cũng
là để góp phần giảm những ảnh hưởng tiêu cực của ngôn ngữ chát đối với học
sinh, giúp các em hiểu được rằng ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả

giao tiếp, cũng như việc sử dụng ngôn ngữ của mỗi người có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển, đến sự trong sáng của tiếng Việt. Muốn vậy, mỗi người chúng
ta phải có tình yêu đối với Tiếng Việt. Hãy cùng nhau gìn giữ tiếng nói dân tộc,
đừng để “ngôn ngữ chát” phá hủy sự trong sáng của Tiếng Việt.
Cuối cùng xin cảm ơn các thầy cô giáo tổ Ngữ Văn đã giúp tôi hoàn thành
sáng kiến này. Sự ủng hộ đó đã nói lên hiệu quả của những biện pháp mà tôi đưa
ra nhằm hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát của học sinh. Sự ủng hộ đó cũng
là sự kích lệ để tôi tiếp tục tìm tòi thêm những biện pháp mới để phát triển đề tài
này.
3.2. Kiến nghị: không.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Trương Thị Lan

19


Một số biện pháp hạn chế việc lạm dụng ngôn ngữ chát
của học sinh trường THPT Lê Lai

20




×