Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giúp học sinh trung bình yếu ôn luyện phần đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia môn ngữ văn đạt kết quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.87 KB, 15 trang )

GIÚP HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU ÔN LUYỆN PHẦN ĐỌC HIỂU
TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA ĐẠT KẾT QUẢ CAO
---------------------------------------1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Đọc hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi
THPT Quốc gia. Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí
rất quan trong bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học
sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng
chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em
sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm văn 7,0 hoặc 8,0. Như vậy phần đọc hiểu góp phần
không nhỏ vào kết quả thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em xét
tuyển Đại học. Có thể nói ôn tập và làm tốt phần đọc hiểu chính là giúp các
em gỡ điểm cho bài thi của mình.
Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi
THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương
trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu,
bài viết chuyên sâu để tham khảo, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong
chương trình học môn văn từ cấp II đến cấp III.
Đối với học sinh trường PT Nguyễn Mộng Tuân , nhất là lớp 12 (đối
tượng học sinh trung bình - yếu), đây là phần kiến thức mà các em đang rất
quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố để chuẩn bị cho kì thi THPT
Quốc gia. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên
tâm huyết với nghề, nhiều năm ôn thi tốt nghiệp, đại học; đồng thời góp phần
tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm :
Giúp học sinh trung bình - yếu ôn luyện phần đọc hiểu trong đề thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả cao với hi vọng góp một phần nhỏ công
sức của mình vào việc ôn luyện phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn
ngữ văn cho học sinh THPT (đối tượng học sinh trung bình - yếu)
1



1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện
kiến thức lý thuyết, lưu ý cách làm bài, luyện tập các dạng đề đọc hiểu, tôi
muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi đọc hiểu của học sinh THPT nói
chung, học sinh trường PT Nguyễn Mộng Tuân nói riêng, nhất là các em học
sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia . Vì thế khi nghiên cứu và
thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích cụ thể sau:
- Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi đọc hiểu
- Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi đọc hiểu theo phạm vi kiến thức.
- Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao.
- Luyện tập một số đề đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
- Đề tài này cũng có thể coi tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy các tiết
ôn tập, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học, ôn thi học sinh giỏi.
Trong thực tế hoạt động dạy và học, với tinh thần đổi mới phương pháp
dạy học của Bộ giáo dục và đào tạo là phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, tôi nhận thấy rằng : để phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh thì một vài bài tập trong sách giáo khoa là chưa
đủ.
Từ nhận thức ấy, trong quá trình dạy học sinh làm phần đọc hiểu, tôi đã
cố gắng tìm hiểu làm thế nào để giúp các thoát khỏi tình trạng lúng túng khi xác
định trả lời các câu hỏi. Nếu giải quyết được vấn đề này thì các em sẽ vững
vàng chủ động hơn khi bước vào những kì thi quan trọng của chương trình
THPT. Các em cần đọc kĩ ngữ liệu để nắm được nội dung chủ đề. Có thể lý giải
được những vấn đề đặt ra trong văn bản và bày tỏ quan điểm của bản thân về
vấn đề. Các em cũng cần nắm chắc kiến thức về tiếng Việt và làm văn để vận
dụng vào việc đọc hiểu sâu sắc văn bản. Trả lời các câu hỏi đặt ra một cách
ngắn gọn, đúng trọng tâm, tránh lan man dài dòng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2



Học sinh lớp 12 trường PT Nguyễn Mộng Tuân. Trong ba năm ôn luyện
dạng đề này tôi đã chọn 3 lớp để nghiên cứu: 12A2 (năm học 2016-2017)12A24
(năm học 2017-2018); 12A7 (năm học 2018-2019)
Trong văn học thực tế dạng câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, đa dạng. Lý
thuyết đọc - hiểu nằm ở diện rộng: rải rác từ chương trình học ngữ văn THCS
(lớp 6,7,8,9) đến ngữ văn THPT (lớp 10,11,12). Ngữ liệu có thể nằm trong
chương trình sách giáo khoa và cả ngoài sách giáo khoa. Song tôi đã cố gắng
nghiên cứu và xếp vào các phạm vi kiến thức cụ thể để học sinh dễ nhận diện và
luyện đề, nhất là những kiến thức có liên qua trực tiếp, thường hay gặp trong kì
thi THPT Quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp điều tra
* Các phương pháp khác
Nghiên cứu tài liệu nghiệp vụ dạy học môn ngữ văn lớp 10; sách giáo
khoa,; sách giáo viên; ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục,
quản lí chuyên môn; các giáo viên giỏi trong toàn quốc trên các bài viết đăng
trên các tạp chí khoa học
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3


Từ kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi giúp các em chỉ ra cho học sinh kĩ
năng nắm được kiến thức vững vàng để làm các dạng đề thi có phần đọc hiểu
đạt hiệu quả, tạo cho học sinh sự say mê, tự tin và cố gắng học tốt môn văn.

Những năm học vừa qua, trường PT Nguyễn Mộng Tuân phụ đạo miễn phí cho
học sinh yếu kém môn văn, sự cố gắng tận tâm của thầy, sự phấn đấu của mình
của trò, kết quả học tập môn ngữ văn năm học 2018-2019 có tiến bộ rõ rệt so
với các năm trước từ 2016 - 2017.
Vấn đề đọc hiểu thu hút sự chú ý của rất nhiều các thầy cô và học sinh nhất
là học sinh lớp 12. Cùng với việc chuyên viên của Bộ GD và đào tạo giải đáp
những thắc mắc về hướng ra đề phần đọc hiểu (liên quan đến phần ngữ pháp,
Tiếng Việt, ngữ liệu chủ yếu lấy phần đọc thêm) thì nhiều thầy cô giáo luyện thi
có nhiều kinh nghiệm cũng đăng trên trang cá nhân của mình những bài ôn tập
đọc hiểu. Song những hướng dẫn ôn tập đó chưa chi tiết, chưa cụ thể và chưa có
tính hệ thống.
Bước sang năm 2018, 2019 vấn đề ôn luyện phần đọc hiểu vẫn là đề tài thu
hút sự chú ý của các thầy cô ôn thi và các em học sinh THPT. Một số cuốn sách
phục vụ cho ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đã ra mắt bạn đọc
hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu một cách chi tiết,cụ thể.
Như vậy các bài nghiên cứu, các cuốn sách hướng dẫn ôn luyện đều đề cập
tới tất cả các phần trong đề thi môn văn THPT Quốc gia. Chưa có sách nghiên
cứu riêng phần đọc hiểu một cách bài bản những kiến thức lý thuyết, bài tập
thường gặp trong đề đọc hiểu và cũng chưa phân loại quy củ, chi tiết, hệ thống
kiến thức để học sinh dễ ôn tập.
Chính vì thế đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh trung bình - yếu
ôn luyện phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả
cao vẫn là một đề tài mới, có tính ứng dụng, cần thiết rất cao, phù hợp với vấn
đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
4


Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 – NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.Xác
định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không
ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương
trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học…
Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước.
Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn
số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung
học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi môn ngữ văn có
2 phần: Đọc hiểu và làm văn. Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường
THPT lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập
môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng
lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng
quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai
phần: đọc hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều
hơn phần đọc hiểu.
Ngày 15/04/2014, Bộ GD & ĐT gửi văn bản đến các Sở GD&ĐT, các
trường THPT trong cả nước về hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT.
Đây là xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học
sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình
khám phá văn bản.) Cũng từ năm đó dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa
vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự
đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu
hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông
hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong
chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một
5



mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự
cảm nhận một văn bản bất kì. (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em)
Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc
ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị
cho học sinh
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường PT Nguyễn Mộng Tuân còn một bộ phận không nhỏ học sinh
yếu môn văn do các em tiếp thu bài chậm nên chán học, không năm chắc các kĩ
năng làm bài tập đọc hiểu nên bị điểm thấp, không có phương pháp học tốt nên
khó tiếp thu bài. Đa số phụ huynh học sinh hướng cho con em mình học các
môn khoa học tự nhiên bỏ qua các môn xã hội, không quan tâm. Các em lười
soạn bài, học bài, làm bài. Một số học sinh có điều kiện học tập đầy đủ, thoải
mái nhưng được nuông chiều, bản thân các em học yếu. Nhiều em không làm
bài tập không học bài, ham chơi, chưa có thái độ, ý thức được việc học một
cách tích cực. Nhiều em còn thiên về học thuộc lòng mà chưa hiểu, chưa nắm
vững bài thiếu kỹ năng viết văn, làm bài tập nghị luận và phần đọc hiểu trong
các dạng đề thi. Một số em gia đình nghèo nên các em phải lao động giúp gia
đình nên có ít thời gian để vươn lên trong học tập các môn yếu trong đó có môn
văn. Về phía giáo viên không có nhiều thời gian để quan tâm chu đáo đến tất cả
các đối tượng học sinh cũng như rèn các kĩ năng làm bài đọc hiểu, phương pháp
giảng dạy còn chưa thực sự phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh (học sinh
yếu kém thường nhút nhát và hay nghịch phá phách, chán học, sợ học vì vậy
mất nhiều thời gian nhắc nhở)
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
Thực trạng đề thi có dạng câu hỏi đọc hiểu xuất hiện phong phú như vậy
nhưng trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn của trung học phổ thông
lại không có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho thầy cô giáo cũng như
các em học sinh nắm được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả

6


nhất. Chính vì vậy mà như đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài nhiều em học
sinh tỏ ra rất lúng túng, băn khoăn về cung cấp kiến thức lý thuyết như nào, rèn
luyện kĩ năng ra sao để các em tự làm tốt được phần đọc hiểu trong bài thi.
Năm 2019 đề thi tham khảo vẫn giữ nguyên việc sử dụng ngữ liệu nằm
ngoài sách giáo khoa. Sự thay đổi lớn nhất trong phần đọc hiểu nằm ở cách ra
các câu hỏi. Câu đầu tiên không còn kiểm tra học sinh về các kiến thức tiếng
Việt căn bản như thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt … như
những năm trước. Các câu hỏi đều không yêu cầu học sinh có sự học thuộc các
kiến thức trong sách giáo khoa. Ở đề tham khảo, phần đọc hiểu yêu cầu học sinh
thực hiện chính xác hai thao tác là đọc và hiểu ngữ liệu. Đây là sự thay đổi hết
sức lớn, nếu đề thi thật vẫn giữ nguyên cách ra đề như đề tham khảo, học sinh
không còn cần phải quá tập trung vào việc học các kiến thức tiếng Việt.
Đứng trước thực trạng đó, bằng kinh nghiệm của bản thân đang trực tiếp
ôn thi THPT Quốc gia, qua những năm dạy đội tuyển học sinh giỏi, dạy chuyên
đề đại học cũng như trao đổi với đồng nghiệp, tôi đề xuất cách hướng dẫn học
sinh thi THPT Quốc gia ôn tập dạng câu hỏi đọc hiểu theo hướng sau:
2.3.1. Về trình bày
Học sinh cần phải trình bày khoa học, không nên tẩy xóa , viết chèn dòng
trong bài. Nếu có sai thì gạch chéo và làm lại. Cần dùng các kí hiệu thống nhất
với đề bài
2.3.2. Về nhận diện câu hỏi
Đọc kĩ yêu cầu đề để xác định nội dung câu hỏi có mấy ý, từ đó trả lời
cho đúng, trúng vấn đề. Ví dụ nếu đề hỏi chỉ ra các phương thức/ các thao tác
lập luận trong văn bản trên thì câu trả lời sẽ từ hai phương thức/ hai thao tác trở
lên. Nhưng nếu câu hỏi chỉ ra thao tác nào/ phương thức nào là chính hoặc chủ
yếu thì câu trả lời chỉ là một phương thức/ một thao tác.
2.3.3. Về cách trả lời

Văn bản đọc hiểu thường không dài nên yêu cầu học sinh đọc văn bản để
chọn câu trả lời cho phù hợp. Các em cần đọ lướt để tìm chủ đề hoặc ý chính,
7


đọc kĩ để tìm chi tiết, thông tin. Câu trả lời cần trực tiếp, ngắn gọn, chính xác,
đầy đủ. Hỏi gì trả lời đó, không trả lời thừa. Thời gian làm phần Đọc - hiểu
khoảng từ 20 đến 30 phút.
2.3.4. Bài tập ôn luyện, rèn kĩ năng Đọc- hiểu
Sau khi giáo viên hướng dẫn các em học sinh ôn luyện lý thuyết có liên
quan đến câu hỏi Đọc hiểu và lưu ý các em về cách làm bài. Giáo viên cần rèn
kĩ năng làm bài Đọc hiểu cho các em thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Hệ
thống câu hỏi bài tập giáo viên cung cấp cần đa dạng, bao quát được các dạng
kiến thức lý thuyết đã ôn tập . Đặc biệt để đánh giá cũng như rèn kĩ năng Đochiểu, cảm thụ của học sinh chúng ta cũng nên soạn các câu hỏi theo cách làm
của PISA. Như các câu hỏi, bài tập mở yêu cầu trả lời ngắn, câu hỏi bài tập mở,
yêu cầu trả lời dài, câu hỏi bài tập đóng yêu cầu trả lời dựa trên văn bản.
Các câu hỏi, bài tập Đọc hiểu tôi soạn ở ba mức độ : Nhận biết, thông
hiểu, vận dụng thấp.
- Nhận biết :Câu hỏi thường ra về xác định đề tài, thể loại, phương thức biểu
đạt, phng cách ngôn ngữ, chỉ ra các biện pháp tu từ, các chi tiết chính ….trong
văn bản; Nhận biết các thông tin được thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn
bản; Diễn đạt hoặc mô tả lại nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình.
- Thông hiểu:Nêu chủ đề hoặc nội dung chính của văn bản; Sắp xếp, phân loại
được thông tin trong văn bản. Kết nối, đối chiếu, lý giải, mối quan hệ của các
thông tin để lý giải nội dung của văn bản. Cắt nghĩa, lý giải nội dung, hiệu quả
các biện pháp tu từ, các chi tiết, các sự kiện thông tin …có trong văn bản. Dựa
vào nội dung văn bản để lý giải hoặc giải quyết các tình huống, các vấn đề trong
văn bản.
- Vận dụng: Viết một đoạn văn trình bày quan điểm riêng của cá nhân về văn
bản theo yêu cầu của đề bài, vận dụng ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản để

giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, thể hiện được những trải
nghiệm của bản thân.
Định hình cho các em dung lượng trả lời hợp lý cho một câu hỏi Đọc
8


hiểu, tôi thường soạn thảo câu hỏi ra giấy A4 và cho học sinh trả lời ngay vào
giấy. Đây cũng là cách rèn kĩ năng trình bày và phương pháp làm bài cho học
sinh. Dưới đây là một số đề tôi sưu tầm chỉnh sửa để luyện tập cho học sinh
Đề 1: Đọc đoạn trích dưới đây
Có người tìm thấy chính mình trên hành trình vạn dặm, nhưng cũng có người
ngộ ra đạo lý khi ngồi dưới mái nhà của mình, trên chiếc giường quen thuộc
của mình.Ai cũng có quyền lựa chọn cách sống riêng, miễn là không phương
hại đến người khác. Đừng vì người ta khác mình mà dè bỉu gièm pha, đừng vì
họ khác mình mà ghét họ. Đừng cho những người ở nhà là buồn chán cổ hủ,
cũng đừng lên án kẻ lang thang là sống vô ích vô tâm. Có lẽ cách sống phù hợp
nhất là làm tốt việc của bản thân, và ngừng xen vào chuyện người khác.
Nhưng lẽ đời, nói thường dễ hơn làm.Khác biệt thường gây ra xung đột. Tác
giả “Chuyện con mèo dạy hải âu
(Rosie Nguyễn – Ta ba lô trên đất Á, NXB Hội nhà văn, 2018, tr. 21-22)bay”
có viết: “Thật dễ dàng và
Câu 1.Chỉ ra những hoàn cảnh con người có thể tìm thấy chính mình.chấp
nhận yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác
mình thực sự rất khó khăn”. Tôi thực chỉ ước có một nơi nào đó trên thế giới,
nơi những suy nghĩ tự do, độc đáo được khuyến khích, nơi những khác biệt
chung sống cùng nhau, hòa thuận, an nhiên.
Câu 2.Theo tác giả, “cách sống phù hợp nhất” là gì?
Câu 3.Anh/Chị có đồng tình với thái độ của tác giả về sự khác biệt?Tại sao?
Câu 4.Nếu viết một đoạn tiếp theo đoạn trích trên, anh/chị sẽ viết về vấn đề gì?
Tại sao?

HƯỚNG DẪN ĐỀ 1
Câu 1. Con người có thể tìm thấy chính mìnhtrên hành trình vạn dặm, khi ngồi
dưới mái nhà của họ, trên chiếc giường quen thuộc của họ.
Câu 2. Theo tác giả, cách sống phù hợp nhất là làm tốt việc của bản thân, và
ngừng xen vaò chuyện người khác.
9


Câu 3. Thái độ của tác giả (Tán thành/ ủng hộ – Favorable).
- Đồng tình, vì chính sự khác biệt làm nên sự phong phú cho cuộc sống của con
người.
- Trung lập, vô thưởng vô phạt (Noncommittal); nói cho vui (Amused); phê
phán (Critical),…
Câu 4.
Tùy vào nội dung trả lời của TS mà cho điểm. Khuyến khích TS trình bày ý
kiến cá nhân theo hướng tích cực và có tính sáng tạo.
Sau đây là một vài gợi ý:
– Một nơi nào đó dành cho những suy nghĩ tự do, độc đáo và những khác biệt
có thể tìm thấy tiếng nói chung.
– Một nơi nào đó mà anh/chị đã từng sống trong sự hòa thuận, an nhiên.
– Một nơi nào đó mà anh/chịtừng hoặc sẽ cho là thiên đường có thật.
Đề 1: Đọc đoạn trích dưới đây
(1)Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân
trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu
thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong
cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu
hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
(2)Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với
cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của
chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.

(3)Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi
dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này.
Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý
thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành,
chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
10


( />Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn (1)
Câu 2. Anh/ chị hiểu như thế nào về đoạn (2): Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa
thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn
toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc
vào bất kỳ ai khác.
Câu 3. Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do
chọn thông điệp đó.
HƯỚNG DẪN ĐỀ 2
Câu 1. Biện pháp tu từ: ẩn dụ (hạt giống tốt đẹp; cỏ dại xấu xa)
Tác dụng: làm tăng tính hình tượng, biểu cảm cho đoạn; chỉ ra những sự lựa
chọn phải trái; đúng sai trong cuộc sống.
Câu 2. Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng
với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của
chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác. Đoạn này có thể hiểu là
(gợi ý):
- Chính chúng ta lựa chọn và quyết định để làm nên một tâm hồn tốt đẹp hay u
ám.
- Mỗi người phải nỗ lực làm đẹp cuộc sống, tâm hồn của mình; đừng nên trông
chờ vào người khác.
Câu 3. Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa
- Hướng con người tới những giá trị tốt đẹp; tránh xa những điều tối tăm, u ám.

- Tâm hồn đẹp sẽ giúp chúng ta tự tin, yêu đời; nhận ra những điều giản đơn
nhưng vô cùng ý nghĩa đối với tâm hồn.
Câu 4.
- Thông điệp tâm đắc nhất: Con người phải nỗ lực không ngừng để làm nên một
cuộc sống tốt đẹp.
11


- Lý giải:
+ Nhiều người vẫn đang loay hoay đi tìm lời giải về hạnh phúc, giá trị sống đích
thực mà quên mất đáp án tồn tại ngay trong họ.
+ Cuộc sống và lòng người đang có nhiều biến đổi, nếu mỗi người biết tự ý thức
làm đẹp tâm hồn cuộc sống này sẽ đáng yêu biết bao.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kết quả cho thấy khi chưa hướng dẫn ôn luyện đoc hiểu, phần lớn học
sinh tỏ ra hiểu một phần lý thuyết nên lúng túng khi làm bài. Sau khi tôi tiến
hành ôn luyện cho các em (đối tượng học sinh trung bình - yếu) phần đọc hiểu
theo phương pháp trình bày trong sáng kiến, nhiều học sinh nắm chắc tại lớp lý
thuyết và vận dụng làm được bài tập. Kết quả phiếu thăm dò cho thấy, sau khi
được ôn luyện phần Đọc hiểu, khoảng 70% học sinh nắm chắc lý thuyết, tự tin
làm bài thi THPT Quốc gia. Điều đó dự báo các em sẽ làm tốt phần Đọc hiểu.
Theo dõi tỷ lệ HS viết mở bài trong hai năm ( 2017 - 2018; 2018 - 2019 ), tôi
đã thống kê được chất lượng như sau
NĂM HỌC

TỶ LỆ TB

2017 - 2018


92 %

2018 - 2019

98 %

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Đọc hiểu là một phần thi bắt buộc được đưa vào kì thi THPT Quốc gia
môn Ngữ văn năm 2014 nên đang là vấn đề được nhiều thầy cô và học sinh
quan tâm, nhất là học sinh lớp 12. Vốn là giáo viên tâm huyết với nghề, luôn
trăn trở làm thế nào để học sinh yêu thích môn văn, làm thế nào để kết quả thi
môn Văn ngày một nâng cao nên tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài Hướng
12


dẫn học sinh ôn luyện phần Đoc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
đạt kết quả cao. Qua những năm trực tiếp ôn luyện cho học sinh lớp 12 của
trường PT Nguyễn Mộng Tuân, tôi đã giảng dạy và áp dụng thành công đề tài
này. Với các bước thực hiện như hướng dẫn ở trên, tôi nhận thấy sau khi giáo
viên ôn luyện lý thuyết cũng như luyện đề cho học sinh các em không còn lung
túng khi làm phần Đọc – hiểu trong kì thi THPT Quốc gia.
Vẫn biết rằng trong một đề thi có nhiều câu, để có kết quả cao còn phụ
thuộc nhiều yếu tố, phụ thuộc vào chất lượng các câu khác.Tuy nhiên câu hỏi
này chiếm 3,0/10,0 điểm vì thế nó không chỉ là phần gỡ điểm mà nó còn là
phần quyết định nâng điểm số của toàn bài. Nếu học sinh chỉ làm tốt phần tự
luận thì điểm tối đa cũng chỉ đạt 6/7 điểm. Nhưng nếu làm tốt câu hỏi Đọc hiểu
học sinh sẽ có thể đạt 7, 8 điểm. Vì vậy giáo viên hướng dẫn học sinh làm tốt
phần Đọc hiểu là rất cần thiết và quan trong.
Trong khi nhiều thầy cô, học sinh vẫn đang lung túng khi ôn luyện phần Đọc

hiểu thì sáng kiến kinh nghiệm này có thể coi như cuốn tài liệu hữu ích tháo gỡ
những khó khăn trên. Sáng kiến cung cấp phương pháp ôn luyện với một hệ
thống kiến thức lý thuyết bài tập minh họa chi tiết, thiết thực sẽ giúp các em học
sinh, nhất là các em học sinh lớp 12 tự tin khi làm bài thi.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi đã vận dụng có kết quả trong
một phạm vi hẹp. Có thể những điều này không là những điều mới mẻ với các
đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm nhưng với tôi đó là tất cả sự tâm đắc sau
những năm công tác giảng dạy ở trường THPT. Rất mong được sự đóng góp
chân thành của các đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị
Đoc - hiểu văn bản một phần thi bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia
nhưng thực tế trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc THPT chưa xuất
hiện một bài học riêng để giáo viên và học sinh được trang bị phương pháp, kĩ
năng dạy học kiểu bài này. Vậy thiết nghĩ Bộ giáo dục nhân kì thay sách lần tới
nên bổ sung tiết dạy về kiểu bài Đọc - hiểu có tính đặc thù vào chương trình
13


sách giáo khoa bậc THPT.
Sở giáo dục nên tiếp tục tổ chức lớp tập huấn về phương pháp ôn luyện
phần đọc - hiểu để thầy cô ôn luyện cho học sinh dự thi THPT Quốc gia một
cách bài bản, giúp học sinh tự tin trong kì thi, đem lại kết quả học tập cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn./
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đông Sơn ngày 06 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam doan đây là SKKN của mình,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết


Trần Thị Xuân Hồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT

TÊN TÀI LIỆU

GHI CHÚ

1
2
3

Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 1
NXB Giáo dục
Sách bài tập Ngữ văn 12 - Tập 2
NXB Giáo dục
Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương NXB Giáo dục, 2006

4
5

trình SGK lớp 12 THPT môn Ngữ văn
Tài liệu Chủ đề tự chọn nâng cao
NXB Giáo dục, 2006
Hướng dẫn Thiết kế bài giảng trên máy tính (Thạc NXB Giáo dục, 2005

6
7

8

sĩ Trương Ngọc Châu)
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT
Đề thi mẫu THPT Quốc gia 2019
Tham khảo tư liệu từ Internet

14

NXB Giáo dục, 2007
Bộ GD& ĐT


15



×