Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SỬ DỤNG hệ THỐNG câu hỏi về yếu tố KHÔNG GIAN và THỜI GIAN NGHỆ THUẬT GIÚP học SINH cảm NHẬN sâu sắc hơn NHỮNG tác PHẨM TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.57 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4


SÁNG KIẾN KINH NGIHỆM

SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VỀ YẾU TỐ KHÔNG GIAN
VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT GIÚP HỌC SINH CẢM NHẬN
SÂU SẮC HƠN NHỮNG TÁC PHẨM THƠ ĐƯỜNG TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 10

Người thực hiện: Th.s Trần Mạnh Hùng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA - NĂM 2019
0


MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU................................................................................................................2
I.1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................2
I.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
I.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
I.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
II. NỘI DUNG..........................................................................................................4
II.1. Cơ sở lí luận của đề tài....................................................................................4
II.2. Thực trạng việc dạy học môn ngữ văn ở trường THPT Nông Cống 4............4
II.3. Kiến thức cơ bản liên quan tới đề tài cần nắm vững.......................................5


II.4. Thực tiễn của đề tài trong việc dạy các tác phẩm thơ Đường ở sách giáo
khoa ngữ văn lớp 10...............................................................................................7
II.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..............................................................................18
III.1.Kết luận.........................................................................................................18
III.2. Kiến nghị.....................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................20

1


I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
Thơ Đường là một thành tựu rực rỡ của nền văn học Trung Quốc nói riêng, đồng
thời cũng chính là điển hình cho thơ ca nhân loại nói chung. Ở Việt Nam thời trung
đại cũng như những thập niên đầu của thế kỷ XX thơ Đường có ảnh hưởng sâu sắc
trên nhiều bình diện cả nội dung cũng như hình thức. Tuy vậy, những công trình
nghiên cứu về thi pháp thơ Đường chưa nhiều. Chính vì vậy mà trong nhà trường
việc giảng dạy các tác phẩm thơ Đường còn gặp không ít những khó khăn.
Khi đi vào tìm hiểu một thi phẩm thì việc chú trọng đến không gian và thời gian
nghệ thuật đã được tác giả thể hiện để bộc lộ hết tình ý là điều rất quan trọng. Như
chúng ta đã biết, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan đều tồn tại
trong không gian và thời gian - không có một sự vật hiện tượng nào lại đi chệch
khỏi quỹ đạo của hai yếu tố ấy. Một tác phẩm văn học cũng vậy, tất cả các hình
tượng nghệ thuật trong tác phẩm đều chịu bởi sự chi phối của hai yếu tố không gian
và thời gian nghệ thuật được tác giả tạo dựng ra. Các nhà thơ nổi tiếng đời Đường
luôn biết cách đặt hình ảnh, tâm trạng, nỗi niềm trong không gian và thời gian nghệ
thuật một cách tinh luyện, bậc thầy để với lời thơ hạn chế nhưng luôn tạo được tình
ý thơ căng đầy. Trong thực tế giảng dạy qua nhiều năm tôi nhận thấy nhiều giáo
viên chưa thật chú tâm đến việc khai thác hai yếu tố này, vì vậy bài giảng còn nông

cạn chưa đi vào chiều sâu - tầng nghĩa hàm ẩn của tác phẩm.
Xuất phát từ thực tế trên, với sự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình học tập,
giảng dạy cùng với việc trao đổi với đồng nghiệp tôi mạnh dạn viết đề tài: “Sử
dụng hệ thống câu hỏi về yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật giúp học
sinh cảm nhận sâu sắc hơn những tác phẩm thơ Đường trong sách giáo khoa
ngữ văn lớp 10”
Tôi thiết nghĩ đây là một đề tài cần được sự chú ý, quan tâm và phát triển hơn nữa
để làm nguồn tài liệu cho giáo viên văn tham khảo, áp dụng trong quá trình giảng
dạy.
I.2. Mục đích nghiên cứu
2


Từ trước tới nay, ở nước ta việc tìm hiểu và nghiên cứu về yếu tố không gian và
thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học còn ít được chú ý. Ngay cả những nhà
nghiên cứu, phê bình văn học có uy tín như: Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều
hay Đặng Thai Mai…cũng ít đề cập tới. Tại sao đây lại là vấn đề ít được quan tâm
chú ý? Bởi nghe qua ai cũng ngỡ là dễ nhưng khi đi vào tìm hiểu, khám phá thì lại
không dễ chút nào.
Trong những năm gần đây có một số giáo sư, giảng viên ở các trường đại học có
tìm hiểu, nghiên cứu và đề cập đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này như Trần
Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Thị Bích Hải…song ở một phương diện nào đó
việc đi sâu vào nghiên cứu hai yếu tố này chưa thật sự thỏa đáng, đặc biệt trong
việc tìm hiểu các tác phẩm thơ Đường.
Đây là đề tài mà bản thân tôi thực sự đã ấp ủ, tâm đắc có ý tưởng từ thời sinh viên
khi được học tới phân môn Thi pháp thơ Đường. Trong nhiều năm giảng dạy là sự
tổng hợp đúc rút mà tôi nhận thấy rất có hiệu quả trong thực tế giúp học sinh cảm
nhận các tác phẩm thơ Đường một cách dễ và sâu sắc hơn.
ơ


I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Những giờ dạy học ngữ văn lớp 10.
- Hoạt động chuẩn bị và dạy học ở các tác phẩm thơ Đường.
- Áp dụng đối với việc tìm hiểu tất cả các tác phẩm khác trong chương trình sách
giáo khoa.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
Với giới hạn là một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi sử dụng một số phương
pháp chủ yếu sau:
- Sử dụng một số hình ảnh minh họa cho từng tác phẩm để tạo được sự gợi mở
cho học sinh nhập cảm tác phẩm.
- Tùy vào bài học sẽ nêu ra một hệ thống câu hỏi ở các dạng gợi mở, phát hiện,
nêu vấn đề…xoay quanh hai yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật để học sinh
trao đổi, thảo luận.
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên sẽ phân tích, so sánh các tác phẩm được học
cũng như liên hệ với các tác phẩm khác.
3


- Tổng hợp, khái quát để đưa ra những nhận định, ý kiến riêng về cách cảm thụ tác
phẩm thơ Đường qua hai yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật.
- Phương pháp đối sánh kết quả ở 2 lớp trực tiếp dạy.
ơ
ơ

II. NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Thơ Đường không những sinh động, tinh tế mà luôn sâu thẳm đầy dư vị và thường
tạo ra chiều sâu triết lí. Các tác phẩm thơ Đường thường không dài dòng suy luận
mà bằng tài năng của các nhà thơ trong việc sắp đặt ngôn từ để các sự vật tự nói lên
tất cả. Thơ Đường luôn có cấu tứ rất mới lạ, sắc sảo và để có được điều đó các thi

nhân thường xây dựng lên các mối quan hệ giữa xưa và nay, mộng và thực, tiên và
tục, trước với sau…Từ đó bạn đọc luận ra nhều điều mà tác giả gửi gắm.
Nghệ thuật trong thơ Đường là vậy nhưng chung quy lại thì ta có thể khuôn phạm
nó lại vào hai yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật. Không gian cùng với thời
gian làm nên hình thức tồn tại của thế giới. Nói như vậy sẽ không ít người cho rằng
sẽ là thừa khi đi vào tìm hiểu khía cạnh này, bởi lẽ tác phẩm văn học ở thời đại nào
mà chẳng tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật. Nhưng kỳ thực, nếu ta
đi sâu vào khám phá cách tạo dựng không gian và thời gian nghệ thuật bởi các nghệ
sĩ tài ba đời Đường thì mới thấy hết được những điều kỳ thú ở đó.
Như ta đã biết thơ Đường có hàng vạn bài nhưng chung quy là ở ba thể: đường
luật, cổ phong và từ, trong đó thể đường luật là thể chủ đạo có tác động chi phối
các thể thơ khác. Đời Đường có thể chia làm hai thời kỳ lớn: sơ thịnh Đường và
trung vãn Đường. Thời kỳ sơ thịnh Đường (618-755) xã hội phát triển một cách
phồn thịnh nhưng từ sự biến An Lộc Sơn (755) thì xã hội có nhiều biến động dữ
dội, chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng điêu đứng cùng cực. Chính
vì sự khác biệt ở hai giai đoạn đã ảnh hưởng và quy định không nhỏ đến hình thức
cũng như nội dung của thơ ca.
Tất cả những thi phẩm thơ Đường được trích học ở sách giáo khoa ngữ văn cơ
bản lớp 10 trong chương trình THPT bao gồm 2 tác phẩm học chính và 3 tác phẩm
đọc thêm đều được ra đời trong bối cảnh xã hội này. Xuất phát từ những thực tế
trên chính là lí do để tôi viết nên sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này.
II.2. Thực trạng việc dạy học môn ngữ văn ở trường THPT Nông Cống 4
4


II.2.1. Thuận lợi
Từ khi Bộ giáo dục và đào tạo có quyết định thi THPT quốc gia bao gồm 3 môn
bắt buộc là Toán, Anh, Văn thì khi vào 10 học sinh đăng kí theo khối D luôn chiếm
phần nhiều, vì vậy môn văn dạy theo sách giáo khoa cơ bản luôn là một trong
những môn chủ đạo được cấp ủy chi bộ, BGH, Ban chuyên môn nhà trường chuyên

tâm, có kế hoạch giảng dạy, ôn tập tốt nhất để đạt được kết quả cao.
Tất cả các giáo viên dạy văn luôn ý thức được trách nhiệm của mình nên không
ngừng tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi để có cách dạy hay, phù hợp truyền thụ kiến
thức tới học sinh.
Phần đa học sinh trường THPT Nông Cống 4 thực sự đã yêu thích văn chương
cũng như xác định được mục tiêu để đạt được kết quả trong các kỳ thi.
ơ

II.2.2. Khó khăn
Một trong những yêu cầu tối thiểu đối với người học văn là phải biết rung động,
đồng cảm thì mới có thể cảm thụ hết được vẻ đẹp của hình tượng văn học. Song
không ít học sinh vẫn còn cảm thụ tác phẩm một cách hời hợt từ các sách hướng
dẫn, sách tham khảo, vì vậy kiến thức không được ghi nhận sâu sắc và lâu bền.
Đối với văn học nước ngoài thường không tạo được “thiện cảm”, hứng thú trong
việc chuẩn bị bài cũng như trong quá trình tiếp thu ở mỗi giờ dạy của học sinh.
Có một số giáo viên dạy văn không được đào tạo môn Hán Nôm trong các trường
Đại học, vì vậy chưa hướng dẫn học sinh hiểu sát được hết nghĩa ở phần phiên âm.
Hiện tại trong thư viện nhà trường tài liệu về văn học nước ngoài, đặc biệt tài liệu
về thơ Đường còn ít. Vì vậy khi giáo viên muốn có tài liệu tham khảo cũng là một
vấn đề rất khó.
Có giáo viên còn chưa thật chú trọng ra đề kiểm tra văn học nước ngoài nên việc
chuẩn bị bài mới, lắng nghe giáo viên giảng bài của học sinh còn mang tính đối phó
cho có lệ.
II.3. Kiến thức cơ bản liên quan tới đề tài cần nắm vững.
Theo từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1998 của nhóm tác giả Minh Tân - Thanh
Nghi - Xuân Lãm đã định nghĩa về không gian và thời gian:

5



* Không gian: Hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó các vật thể có độ
dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cách cái kia.
Khoảng không bao trùm mọi vật xung quanh con người, không gian yên tĩnh, xa
xôi trong không gian, gần gũi trong tấm lòng.
* Thời gian: Hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó vật chất vận động và
phát triển liên tục, không ngừng, thời gian và không gian đều là vô tận.
Khoảng thời gian nhất định xét về mặt dài ngắn, nhanh chậm của nó. Đi lại mất
nhiều thời gian. Thời gian qua rất nhanh, trong thời gian gần đây. Thời gian ủng hộ
chúng ta.
* Không gian và thời gian nghệ thuật: Theo giáo sư Trần Đình Sử thì:
- Không gian nghệ thuật: Là khoảng không của tác phẩm để thể hiện mọi sự việc,
diễn tiến, tâm trạng, mong ước hi vọng… của nhân vật mà tác giả muốn gửi gắm
tình ý. Đó có thể là không gian rộng, không gian hẹp, có thể là không gian của quá
khứ, hiện tại hay tương lai.
- Thời gian nghệ thuật: Là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm
với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời
gian hiện tại, quá khứ hay tương lai… Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một
tượng trưng thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người.
* Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Đường.
Nó luôn mang tính đối xứng với con người ở vị trí trung tâm. Từ một điểm nhìn
con người nhìn ra mọi phía, bao quát cảnh vật để tìm ra cái thần của bức tranh
thiên nhiên.
Con người được bao bọc bởi sơn thủy hữu tình, giữa mây trời non nước. Không
gian được mở ra mọi hướng và tâm hồn con người cũng tương thông với không
gian ấy được thể hiện một cách tinh tế.
Không gian và thời gian trong thơ Đường luôn mang tính biện chứng. Đó là cái lẽ
để các nhà thơ dùng không gian để thể hiện thời gian. Thời gian với không gian
thống nhất lại làm nên một thế giới, một cuộc sống, một phong cách bất hủ của nhà
thơ.


6


Như vậy không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là do chính
tài năng của mỗi nhà văn, nhà thơ tạo ra, nó rất phong phú đa dạng, bất ngờ mà
phải có tài năng thẩm thấu thì chúng ta mới có thể phát hiện ra.

7


II.4. Thực tiễn của đề tài trong việc dạy các tác phẩm thơ Đường ở sách giáo
khoa ngữ văn lớp 10
Để minh chứng cho đề tài của sáng kiến này, tôi sẽ đi vào cụ thể hóa các tác
phẩm được trích học và một số ví dụ ngoài chương trình để bổ sung giúp học sinh
dễ lĩnh hội được những tình ý mà các thi nhân tài ba đời Đường đã gửi gắm vào
trong các thi phẩm.
3 tác phẩm được đưa ra với hình thức như một giáo án để khám phá làm sáng rõ
đề tài, bao gồm 2 tác phẩm học chính và 1 tác phẩm đọc thêm.
ơ

GIÁO ÁN BÀI THƠ SỐ 1
TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
( Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch
ơ

Trước khi đi vào đặt hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bài thơ
Đường giáo viên cần sưu tầm các hình ảnh phù hợp để giới thiệu và vào bài. Bởi
qua hình ảnh học sinh đã có thể hình dung được không gian, liên tưởng tới thời
gian được nhắc tới.


Hình ảnh minh họa cho lầu Hoàng Hạc và chiếc thuyền bé nhỏ ra đi

8


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Trình chiếu xong hình ảnh trên giáo viên
giới thiệu vào bài mới:
GV: Qua hình ảnh trên chúng ta thấy
một ngôi lầu uy nghiêm, cổ kính bên
dòng sông mênh mông, bát ngát và một
chiếc thuyền nhỏ đang dần hút xa tầm
nhìn. Đó cũng chính là không gian cảnh
vật để bộc bày tâm sự giống như trong
buổi tiễn biệt người bạn tri kỷ mà nhà
thơ Lí Bạch gửi đến chúng ta qua thi
phẩm: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo
Nhiên chi Quảng Lăng.
GV: Gợi mở, dẫn dắt, phát vấn, tạo tình
huống, nêu vấn đề.
CH1: Cảnh tiễn đưa được diễn ra trong
Cảnh tiễn đưa diễn ra tại lầu Hoàng
một không gian như thế nào?
Hạc bên dòng sông Trường Giang. Đó là
.
một không gian rộng lớn.
CH2: Tiễn đưa trong không gian như

Buổi tiễn đưa diễn ra trong một không
vậy có tác dụng biểu đạt tình cảm của gian rộng lớn như vậy sẽ có sức biểu đạt
tác giả đối với bạn như thế nào?
tình cảm rất lớn.Tình cảm của nhân vật
trữ tình tựa hồ đã hòa tan vào cả bầu trời
mênh mông, cả dòng sông bất tận, cả vũ
trụ bao la bởi một nỗi bạn đã lên đường
Đề cập đến thời gian nghệ thuật trong đi xa.
buổi tiễn đưa giáo viên có thể đặt câu
hỏi.

CH3: Theo em trong nỗi lòng của nhân

Mặc dù không thể hiện rõ trên câu chữ
9


vật trữ tình - người ở lại, khi phải tiễn là một năm, hai năm… thì bạn trở về,
bạn lên đường thì đến khi nào mới có nhưng trong mạch ngầm cảm xúc ta vẫn
thể gặp lại? Vì sao?
có thể cảm nhận được tâm trạng của thi
nhân trong những tháng ngày tới sẽ dài
dằng dặc, bởi đó là thời gian tâm trạng
của tác giả - thời gian mong ngóng,
trông chờ.
GV nhận xét, khái quát: Như vậy, chỉ
qua một số câu hỏi khai thác hai phương
diện không gian và thời gian nghệ thuật
đã giúp chúng ta cảm nhận được gần hết
những tình ý mà Lí Bạch đã gửi gắm vào

trong thi phẩm.
Đọc qua bài thơ ai cũng dễ nhận thấy
tác giả không dùng một từ “buồn” hay
“trông”… nhưng ta vẫn thấy được thần
hồn, tình cảm cứ chảy mãi theo dòng
Trường Giang. Tại sao lại như vậy? Bởi
một điều đơn giản thi nhân đã tạo dựng
được một không thời gian vũ trụ trong
buổi tiễn đưa. Nhà thơ đã gửi vào đó
một dòng sông hữu hạn trong bầu trời vô
hạn để thể hiện mối tình dành cho bạn
luôn thăm thẳm như dòng sông, vô tận
như bầu trời

Để làm rõ hơn nữa ta đi vào tìm hiểu tiếp bài:
10


GIÁO ÁN BÀI THƠ SỐ 2: CẢM XÚC MÙA THU (Thu hứng) - Đỗ Phủ
ơ

Hình ảnh minh họa cho kiếp thuyền nhỏ lênh đênh trong tiết thu mờ nhòa
ơ
ơ

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Giáo viên trình chiếu hình ảnh trên và

đặt câu hỏi:
CH1: Qua hình ảnh trên em có cảm
Hình ảnh trên cho ta thấy một con
nhận, liên tưởng ban đầu như thế nào?
thuyền nhỏ nhoi, lẻ bóng bên dòng sông
im ắng với cảnh vật hiu hắt, mờ nhòa

GV: Lời vào bài: Một con thuyền bé
nhỏ có phần mong manh bên dòng sông
vắng lặng mờ nhòa bao giờ cũng ẩn một
nỗi buồn tâm trạng của những người li
biệt xa quê, đang phải sống trong cảnh
tha phương cầu thực mà không thể trở
11


về đó cũng chính là nỗi lòng của thi sĩ
qua bài thơ Cảm xúc mùa thu.
Để giúp học sinh hiểu sâu sắc bài thơ
này giáo viên cần khai thác yếu tố không
gian và thời gian nghệ thuật qua một số
câu hỏi như:
CH2: Qua hai câu thơ đầu tác giả đã
Không gian thu được tác giả thể hiện
đem đến cho chúng ta một không gian bằng những đặc trưng riêng: Sương thu
thu như thế nào?
dày đặc bao phủ như một tấm choàng
trắng cả rừng phong, tạo nên một không
khí ảm đạm tiêu điều. Đến câu 2 không
gian thu đã được cụ thể ở núi Vu, kẽm

Vu không những hiu hắt nhòa mờ mà
còn tối tăm
CH3: Câu 3 và câu 4 không gian thu Với cái nhìn bao quát toàn cảnh không
được tác giả thể hiện như thế nào?
gian thu gợi ra vẻ hoành tráng và dữ dội.
Nhà thơ đã phóng tầm nhìn bao quát xa,
rộng , trên, dưới mới thấy hết được sóng
như đã vọt đến tận trời, mặt đất và bầu
trời như đã được hòa làm một.
CH4: Theo em không gian thu ở câu 1 Nếu hai câu đầu cảnh thu hiện lên thật
và câu 2 có khác gì với câu 3 và câu 4? tàn tạ u ám thì hai câu tiếp thiên nhiên
Hãy nhận xét về phong cách thơ của Đỗ trở nên hoành tráng dữ dội. Cả 4 câu bổ
Phủ?
sung cho nhau lột tả đúng những nét cơ
bản của phong cách thơ Đỗ Phủ ở giai
đoạn cuối vừa trầm uất vừa bi tráng.
CH5: Không gian thu ở 4 câu đầu phải
Đúng vậy ta có thể thấy không gian
chăng được tác giả vẽ nên bởi một thu đã được tác giả vẽ nên bằng tâm
không gian tâm trạng?
cảnh. Núi non trùng trùng hiu hắt, cảnh
có sôi động nhưng nhạt nhòa u ám. Tất
12


CH6: 4 câu cuối không gian thu được
thể hiện như thế nào? Tác dụng của cách
thể hiện ấy?

CH7: Thời gian đã được tác giả thể

hiện vào lúc nào ở câu cuối? Thời gian
đó nói lên nỗi niềm gì của nhà thơ?

cả là nỗi buồn trong đáy sâu tâm trạng
tác giả, trong hiện thực đất nước và nhà
thơ đang trong lúc loạn li.
Từ tầm nhìn bao quát để thể hiện bức
tranh thu ở tầm vĩ mô trên 4 câu đầu thì
4 câu cuối tác giả đã cụ thể hóa cảnh
thu, tình thu trong nỗi lòng buồn đau trĩu
nặng của kẻ xa xứ. Với hình ảnh “Con
thuyền buộc chặt mối tình nhà” đã cho ta
thấy được sự mong đợi nóng lòng được
về quê sau bao ngày trôi nổi trên chiếc
thuyền không biết nơi neo đậu.
Trong cảnh li tan, trôi nổi nơi xứ người,
chứng kiến những cảnh thực:
Lạnh lùng dục kẻ tay dao thước
Thành bạch chày vang bóng ác tà.
Tác giả đã cho ta chứng kiến và lắng
nghe âm thanh, không gian lúc chiều tà
càng tăng thêm sự buồn tủi, nao lòng
của người đang phải lang thang như một
hành khất, như kiếp mồ côi. Chiều tà là
lúc mọi người được đoàn tụ, sum họp,
vui vầy bên nhau thì tác giả vẫn còn trôi
nổi, lang thang xứ người. Khi màn đêm
chuẩn bị buông xuống như một nỗi ám
ảnh nhà thơ bởi đó cũng chính là tình
cảnh của đất nước lúc này, đúng như câu

nói: “Ngày tận, đường cùng”.

13


Để làm sáng rõ hơn nữa tác dụng của việc khai thác hai yếu tố không gian và thời
gian nghệ thuật chúng ta cùng đi vào khám phá một thi phẩm đọc thêm được coi là
một trong những bài thơ hay nhất thời Đường đó là:
GIÁO ÁN BÀI THƠ SỐ 3: LẦU HOÀNG HẠC (Hoàng Hạc lâu) -Thôi Hiệu[

ơ

Hình ảnh minh họa lầu Hoàng Hạc
ơ
ơ

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Trình chiếu hình ảnh, giáo viên giới
thiệu: Vẫn là cảm quan của không thời
gian vũ trụ để tác giả gửi gắm niềm cảm
hoài của mình. Ta bắt gặp một con
người cá thể muốn vươn tới để hòa mình
vào vũ trụ bao la. Nhưng khi quay đầu
nhìn lại thì chỉ còn là niềm hoài cổ để
phải chứng kiến một hiện thực phủ
phàng. Và khi trở về hiện tại thì tất cả
vẫn thế, nhà thơ không tìm thấy niềm

vui và sự đồng cảm, vì vậy giữa đất trời
14


bao la con người ấy vẫn cảm thấy cô
đơn buồn tủi.
Khi dạy bài thơ này giáo viên có thể
đặt một số câu hỏi:
CH1: Theo em đứng ở không gian thực Tuy đứng ở không gian thực tại nhưng
tại tác giả đã liên tưởng về điều gì trong tác giả không chú tâm tới những cái
quá khứ?
đang có mà chú tâm liên tưởng tới
những cái đã có và đã mất. Đó là sự đối
lập giữa còn và mất, quá khứ và hiện tại.
Người xưa đã cưỡi hạc vàng đi mất để
giờ đây chỉ còn lại một dấu tích như một
cái xác không hồn.
GV: Ta dễ nhận thấy 4 câu đầu của bài
thơ là sự hoài niệm về quá khứ, 4 câu
sau là sự thất vọng trước thực tại và nỗi
buồn nhớ quê hương của nhà thơ.
CH2: Từ không gian tâm tưởng nhà
Từ không gian tâm tưởng chiêm vọng
thơ đã chuyển điểm nhìn và nhận thấy gì bầu trời trống vắng nhà thơ chuyển điểm
ở không gian thực tại?
nhìn như muốn tìm kiếm nhưng chỉ thấy:
Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời.
Đó là một bức tranh rất đẹp, cảnh vật
CH3: Em có nhận xét gì về không gian hiện lên trong sáng tinh khôi nhưng vẫn

cảnh vật ở hai câu thơ trên?
chỉ là một bức tranh tĩnh vật, bởi không
còn nữa một cánh chim thần, không còn
nữa một thời vàng son lộng lẫy. Tất cả
giờ đây chỉ còn là khoảng không vắng
lặng làm đau nhói tâm hồn thi nhân.
Khi hoàng hôn buông xuống thì con
GV: Hai câu thơ cuối ta lại càng thấm người ở vào thời điểm đó thường dễ bày
15


thía hơn về cách lựa chọn không gian và
thời gian mà tác giả sử dụng để biểu đạt
tình cảm. Thời gian thì “nhật mộ”,
không gian là “hà xứ thị”, đâu là quê
hương, đâu là bến đỗ của cuộc đời xế
chiều?
CH4: Chọn thời gian vào lúc hoàng
hôn có tác dụng gì trong việc biểu đạt
tình cảm? Hãy liên hệ với các nhà thơ
Việt Nam?

tỏ nỗi lòng của mình - mà chủ yếu là nỗi
buồn. Vì thế mà các nhà thơ Đường
thường chọn thời điểm đó làm nơi trú
ngụ, gửi gắm nỗi lòng trĩu nặng. Và để
thể hiện, bày tỏ nỗi buồn các nhà thơ
Việt Nam cũng đã ảnh hưởng mô tiếp
này của các nhà thơ Đường. Trong bài
thơ Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh

Quan cũng gửi gắm tâm sự, nỗi lòng lúc
chiều tà:
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Cũng chịu ảnh hưởng từ hai câu thơ
cuối trong bài thơ này của Thôi Hiệu mà
trong thi phẩm Tràng giang nhà thơ Huy
Cận đã viết:
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
GV nhận xét, khái quát và mở rộng:
Như vậy ý thơ trên giúp chúng ta nhớ tới
một thành ngữ: “Nhật mộ đồ cùng”
(ngày hết đường cùng). Nhà thơ Thôi
Hiệu giờ đây cảm thấy mình bế tắc trong
cả không gian và thời gian, vì thế đành
bất lực buôn xuống một tiếng thở dài:
Hoàng hôn về đó quê đâu tá
Khói sóng trên sông não dạ người.
Tất cả nỗi sầu của không gian, thời
gian và cũng là của nhân gian như được
dồn lại trong một chữ “sầu”, nó như một
nốt trầm gieo xuống làm trĩu nặng lòng
16


người.
Trong thơ Đường cùng với không gian
vũ trụ thì có không gian đời thường. Đây
chính là hai giai đoạn phát triển của thơ

Đường, đó là thời kỳ sơ thịnh Đường và
thời kỳ trung vãn Đường. Ở giai đoạn
đầu với cảm hứng lãng mạn thì trong thơ
chủ yếu là không thời gian vũ trụ, giai
đoạn sau với cảm hứng xuất phát từ hiện
thực đen tối của xã hội thì chủ yếu là
không thời gian đời thường. Chính vì lẽ
đó mà ta cũng dễ hiểu Lí Bạch là người
đại diện cho trường phái thi ca lãng mạn
còn Đỗ Phủ là đại diện cho trường phái
thi ca hiện thực.

Như vậy từ việc nắm được các giai đoạn với những biến động lớn của xã hội đã
ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của thơ Đường qua các thời kỳ và đặc sắc về
không thời gian nghệ thuật đã được các tác giả tài ba đời Đường thể hiện thì ta có
thể dễ dàng giúp học sinh nắm bắt được thế giới hình tượng từ các thi phẩm thơ
Đường được trích học.
II.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình áp dụng khai thác yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật để
hướng dẫn học sinh cảm nhận những tác phẩm thơ Đường tôi nhận thấy học sinh đã
có những chuyển biến rõ rệt mà cụ thể:
- Học sinh cảm thấy có nhiều hứng thú trong mỗi tiết học.
- Đối với những học sinh khá, giỏi thì khi giáo viên trình chiếu hình ảnh hay nêu
những câu hỏi có vấn đề luôn đem lại một “sân chơi” thú vị để các em suy ngẫm và
thể hiện mình.
17


- Đối với những học sinh trước đây còn xem nhẹ, thậm chí có phần vô cảm với văn
học nước ngoài thì khi dạy theo cách này cũng giúp các em dần yêu thích hơn.

- Từ sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp học sinh cảm nhận nội dung bài học một
cách nhanh, dễ, toàn diện, đồng thời giúp các em biết cách để khám phá ở tất cả các
tác phẩm văn học khác, đặc biệt là thơ ca thời trung đại và những thập niên đầu thế
kỷ XX ở nước ta.
Trong quá trình giảng dạy ở học kỳ I năm học 2018-2019 qua bài kiểm tra về thơ
Đường ở 2 lớp trực tiếp dạy, có điểm thi vào lớp 10 môn văn gần như tương đương
là 10C2 và 10C6 tôi đã thống kê được kết quả như sau:
Lớp 10C2 dạy theo cách thông thường, không áp dụng cách dạy như đề tài đã nêu
thì thu được kết quả:
Lớp

10C2

Sỉ số

43

Giỏi
SL
%
0

0

Khá
SL

%

15


34.8

Trung bình
SL
%
23

53.6

Yếu
SL
%
5

11.6

Kém
SL
%
0

0

Lớp 10C6 dạy theo cách mà đề tài nêu đã thu được kết quả:
[[[

Lớp

Sỉ số


10C6

42

Giỏi
SL
%
4

9,5

Khá
SL
%

Trung bình
SL
%

26

12

62

28.5

Yếu
SL

%
0

0

Kém
SL
%
0

0

Qua bảng thống kê trên cho thấy khi dạy theo cách mà đề tài sáng kiến đưa ra thì
chất lượng cảm nhận, thấu hiểu về thơ Đường của học sinh đã được nâng lên một
bước rõ nét.

18


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1.Kết luận
Với việc khai thác yếu tố không thời gian nghệ thuật để giúp học sinh cảm nhận
những tác phẩm thơ Đường được trích học tôi nhận thấy đây là cách dạy khá hiệu
quả trong việc truyền thụ kiến thức và kích thích được sự hứng thú cũng như chủ
động trong việc tự tìm hiểu kiến thức từ học sinh. Đối với sáng kiến này, qua thực
tế giảng dạy tôi nhận thấy sẽ đạt được những kết quả đó là:
- Là cách dạy giúp học sinh nhanh chóng, dễ dàng thâm nhập vào tác phẩm để
cùng sống và đồng cảm với thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.
- Là cách dạy luôn tạo được sự hứng thú, chủ động, linh hoạt trong việc cảm nhận
tác phẩm của học sinh.

- Với cách dạy này giáo viên luôn đặt học sinh trong tình huống có vấn đề để từ
đó bàn luận, trao đổi, khám phá chiếm lĩnh kiến thức.
- Với những hình ảnh minh họa phù hợp cho từng thi phẩm được trình chiếu ngay
đầu tiết dạy chính là con đường ngắn nhất đưa học sinh sống cùng tác phẩm.
- Từ đề tài sáng kiến này ta có thể phát triển, áp dụng ở nhiều tác phẩm, giai đoạn
văn học khác, kể cả thơ và văn xuôi.
Trên đây là những kinh nghiệm mà trong quá trình học tập, giảng dạy, trao đổi
với đồng nghiệp, tôi đã rút ra và vận dụng trực tiếp vào dạy các tác phẩm thơ
Đường nói riêng cũng như vận dụng vào tìm hiểu tất cả các tác phẩm văn học nói
chung. Tôi xin được chia sẻ với tất cả các bạn đồng nghiệp và mong nhận được
nhiều ý kiến đóng góp để sáng kiến được hoàn thiện hơn trong việc áp dụng.
III.2. Kiến nghị
III.2.1. Đối với nhà trường
- Cần tham khảo, tìm hiểu để mua thêm nhiều tài liệu bổ ích, đặc biệt là tài liệu
liên quan đến văn học nước ngoài.
- Cần có những cuộc hội thảo, trao đổi chiều sâu hàng năm đối với những sáng
kiến đạt giải để tất cả giáo viên được học tập và áp dụng vào thực tế giảng dạy.

19


- Cấp ủy, ban giám hiệu cần luôn quan tâm, động viên tất cả các thành viên trong
cơ quan say mê, có thể xem đó chính là nhiệm vụ của mỗi người phải viết sáng
kiến.
ơ

III.2.2. Đối với sở giáo dục
- Nên thường xuyên cập nhật, thông tin các sáng kiến được xếp loại A và những
sáng kiến có những phát hiện mới, hay gửi về các trường để tất cả các giáo viên
được học tập, trao đổi rút ra những bài học cho chính mình trong quá trình giảng

dạy.
- Vì ngôn ngữ dân tộc ta có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hán chiếm phần lớn (theo
thống kê từ các nhà ngôn ngữ học là trên 70%), trong khi đó vẫn còn nhiều giáo
viên dạy văn chưa được đào tạo về phân môn Hán-Nôm trong các trường đại học,
vì vậy nếu có điều kiện sở nên tổ chức cho giáo viên dạy văn đi tập huấn, trao dồi
về kiến thức Hán-Nôm.

ơ

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. LêVũ Anh – Đào Vân Anh (2001), Để học tốt văn và tiếng Việt 11, Nxb Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lê Bảo – Hà Minh Đức…(2005), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
3. Phan Cự Đệ (1998), Văn học Việt Nam (1900-1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Ngô Đức Quyền (1999),100 bài phân tích, bình giảng, bình luận văn học, Nxb
giáo dục, Hà Nội.
5. Tạ Đức Hiền-Nguyễn Kim Thoa-Tạ Thanh Sơn (2005), Những bài văn chọn
lọc, phân tích-bình giảng, Nxb Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Bích Hải (1997), Thi pháp thơ Đường, Nxb Thừa Thiên Huế.
7. Nguyễn Đăng Mạnh- Đỗ Ngọc Thống-Hà Bình Trị-Chu Văn Sơn (2003), 217
đề và bài văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn An Ninh (2010), Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn-Địa lí-Lịch sử-Ngoại
ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam.
9. Minh Tâm-Thanh Nghi-Xuân Lãm (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh Hóa.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Nông Cống, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác
Người viết sáng kiến

Trần Mạnh Hùng

21



×