Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

phương thức đối (đối ngữ) trong văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.05 KB, 18 trang )

ĐỐI NGỮ


ĐỐI NGỮ

1.
2.
3.
4.
5.

Định nghĩa
Cấu trúc và giá trị tu từ của đối ngữ
Đối ngữ trong thơ thất ngôn Đường luật, tiểu đối trong thơ và văn xuôi
Đối ngữ trong câu đối chúc tụng
Các trường hợp khác dùng đối ngữ


1. Định nghĩa

Đối ngữ (còn gọi là phép đối) là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành
phần câu, vế câu song song cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt:
nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.


Đối ngữ (cg. đối ngẫu), biện pháp tu từ đặc biệt trong văn chương Trung Quốc và Việt Nam, đặt từng cặp câu sóng đôi,
mỗi từ ở câu trước cân xứng với từ tương đương ở câu sau, cả về ý lẫn chữ; thường dùng trong thơ, phú, văn biền ngẫu
và cả trong văn xuôi.
Đối ý là hai ý phải tương quan với nhau.
Đối chữ là hai chữ phải trái ngược với nhau về thanh (bằng đối với trắc, trắc đối với bằng), nhưng về từ loại thì phải
cùng một loại (thực từ đối với thực từ, hư từ đối với hư từ);


Ví dụ: "Trời sinh ông Tú Cát, đất nứt con bọ hung".
                                                (Trạng Quỳnh)
"Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia".
                                                (Bà Huyện Thanh Quan)
Về nghĩa: Các từ đối nghĩa với nhau hoặc trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ
sung hoặc hoàn chỉnh về nghĩa
 


2. Cấu trúc và giá trị tu từ của đối ngữ
Mô hình hóa phép đối
Đối trong một câu: A + B + C <> A’ + B’ + C’
Ví dụ: Làn thu thủy <> Nét xuân sơn
Đối ngữ giữa hai câu: A + B + C
A’ + B’ + C’
Ví dụ: Sóng biếc theo làn hơi gợn tý
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Câu đối: Cụ già ăn củ ấu non
Chú bé trèo cây đại lớn

Tác dụng: Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).
Tạo sự hài hòa về thanh
Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ


3. Đối ngữ trong thơ thất ngôn Đường luật, tiểu đối trong
thơ và văn xuôi



Đối ngữ trong thơ thất ngôn Đường luật
Ví dụ:
“Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương”
(“Tĩnh dạ tứ” – Lý Bạch)
Số lượng chữ, cấu trúc cú pháp, thanh điệu, từ loại,… đều được đối rất chỉnh trong
hai câu thơ trên. Hai câu thơ có mối quan hệ chặt chẽ về nghĩa, thể hiện sự dồn
nén của tình cảm nhớ quê hương luôn đầy ắp trong lòng nhà thơ.


Đối ngữ trong thơ thất ngôn Đường luật
“Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mẫn mao tồi”

-

(“Hồi hương ngẫu thư” - Hạ Tri Chương)
Phép đối giữa thiếu tiểu và lão đại, ly gia và hồi càng kéo dài càng nhấn mạnh hơn
thời gian xa quê
Dùng cái hình thức bên ngoài dễ thay đổi mẫn mao tồi để khẳng định cho giá trị bên
trong bất biến hương âm vô cải
“Thế sự trai yêu thiếp mọn (Tục ngữ: Trai yêu thiếp mọn)
Nhân tình gái nhớ chồng xưa” (Tục ngữ: Gái nhớ chồng xưa)
(Nguyễn Trãi)


Tiểu đối trong thơ và văn xuôi
- Trong Truyện Kiều (thể lục bát)
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
- Cung Oán Ngâm Khúc (thể Song Thất Lục Bát):
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa


Trong văn xuôi:
“Vả chăng, người giai nhân đã đi, cái hào hoa cũng tận”… “Tơ liễu khóc mưa, tóc tùng
reo gió, bóng tre lìa bụi, đều ngậm một cái tình buồn trước cái hương trời lăn lóc
khoảng vườn hoang” (“Vườn xuân lan tạ chủ” - Nguyễn Tuân).
“Một đằng là sôi nổi sức sống, một đằng là dằng dặc những ám khí. Một bên là đường
đưa vào dương gian, một bên là lối dẫn về cõi chết” (“Chùa Đàn” – Nguyễn Tuân).


4. Đối ngữ trong câu đối chúc tụng

Định nghĩa câu đối



Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí,
quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã
hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là
một trong những thể loại của văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam


Một số ví dụ:

Viên Nhất
Khâm cận
sứ Pháp
Tân rathử
câuđịa
đối:khả phong giai tị ốc.
Vd:
thị, gặp
nhịvua
cậnDuy
giang,
Rút ruột vương thành ba

Sống ở làng, sang ở nước, mừng ông nay lại vểnh râu tôm

(Trong chữ Hán: Vương là vua, nếu rút mất một nét dọc ở phần ruột thì thành ra chữ tam là ba).

(Nguyễn Khuyến, viết mừng một chánh tổng trước bị cách chức, sau được phục sự và làm nhà mới.)
Vua Duy Tân đã ứng khẩu đáp lại:
Chặt đầu tây còn bốn

Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau.

(Chữ Tây là hướng Tây, là người Pháp, nếu chặt mất một nét trên đầu thì thành ra chữ tứ là bốn).

-

Tác dụng: Thể hiện thái độ tình cảm của người viết đối với người được tặng (cảm thông/ mỉa
mai…), biểu thị cái tâm và cái tài của người viết.



- Bên cạnh đó chúng ta phải kể đến các câu đối tết gửi gắm bao điều chúc tụng mong ước

Vd: Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào
nhà.
(Nguyễn Công Trứ, câu đối làm vào dịp tết lúc còn hàn vi.)
 
Tết đến không tiền vui chi Tết
Xuân về kết gạo đón chi Xuân.
(Tác giả, câu đối làm vào dịp tết lúc còn hàn vi.)
 Tối ba mươi, khép cánh càn khôn, ních chặt lại, kẻo ma vương đưa quỷ tới.
Sáng mồng một, lỏng then tạo hóa, mở toang ra, cho thiếu nữ đón xuân vào.
(Lưu truyền là của Hồ Xuân Hương)


Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại.
- Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
Đông tây! Đông tây!
Vắng khách! Vắng khách!
Câu đối trên của một nhà văn làm tặng nhà văn Hoàng Tích Chu khi Chu đi hát cô
đầu, Chu vốn là chủ báo Đông Tây là tờ báo chủ xướng lối viết ngắn gọn nhưng lại
ít đọc giả. Câu đối rất ngắn gọn này có những chữ có nghĩa đôi như Đông: hướng
Đông, đông đúc. Tây: hướng Tây, người Tây. Vừa có ý châm biếm cái quán cô đầu
nhiều Tây nhưng vắng khách, vừa có ý châm biếm tờ báo Đông Tây ít đọc giả.


5. Các trường hợp khác dùng đối ngữ




Đối ngữ dùng trong tục ngữ

VD: Chim có tổ, người có tông
Đói cho sạch, rách cho thơm
Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Bán anh em xa, mua láng giềng gần



Đối ngữ dùng trong thành ngữ

VD : Lên voi xuống chó




Đối ngữ dùng trong thể loại cáo

VD : Trong bài “Đại cáo bình Ngô”(Nguyễn Trãi)

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn





Đối ngữ được dùng trong thể loại Hịch

VD : Bài “ Hịch tướng sĩ” (Trần Hưng Đạo)

Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
Thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng.
Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa.


CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ
CHÚ Ý LẮNG NGHE



×