Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Chỉ đạo sử dụng bản đồ tư duy trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 30 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do khách quan:
Như chúng ta đã biết, trong những năm qua ở nước ta việc đổi mới phương
pháp dạy học (PPDH) được đặt lên hàng đầu. Khó có thể hình dung tới chất lượng và
hiệu quả của giáo dục nếu những nội dung giáo dục mới vẫn tiếp tục được truyền tải
tới học sinh thông qua các PPDH cũ. Tinh thần của đổi mới PPDH là biến quá trình
dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của người học
với vai trò dẫn dắt khéo léo không thể thiếu được của người giáo viên.
Bản chất của đổi mới PPDH là dạy cho học sinh phương pháp học, dạy cho
học sinh cách tiếp thu kiến thức, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức chứ
không phải nhồi nhét rồi học sinh thụ động ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Trong đó, tích cực hóa mọi hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao tính tích
cực, chủ động trong việc tiếp thu tri thức của học sinh đóng vai trò quan trọng. Như
vậy, học sinh mới là nhân vật đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động giáo dục
chứ không phải là người giáo viên.
2. Lý do về mặt thực tiễn:
Trong những năm qua, trình độ khoa học công nghệ trên thế giới phát triển
như vũ bão. Cùng với sự phát triển đó, đất nước ta ngày càng đổi mới và giao lưu hội
nhập với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong đó chúng ta cũng đã chú ý nhiều
đến hoạt động giao lưu về văn hóa - giáo dục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những
thay đổi trong cách dạy học của người giáo viên ở nước ta vẫn diễn ra chậm chạp và
vô cùng khó khăn. Một trong những lý do đó là người giáo viên nước ta đã quá quen
thuộc với lối dạy truyền thống, họ ngại thay đổi, ngại làm quen với cái mới. Nhất là
giáo viên ở vùng nông thôn có nhiều khó khăn về điều kiện dạy học như chúng ta lại
càng ngại thay đổi. Trước tình hình thực tế như vậy, một vấn đề được đặt ra là: Làm
thế nào để giúp giáo viên - học sinh có cách dạy và học hiệu quả nhất? Làm thế nào
để giáo viên thấy được đổi mới PPDH là một nhu cầu tất yếu?
3. Lý do chủ quan:
Với vai trò là Phó Hiệu trưởng- Phó bí thư chi bộ- Chủ tịch Công đoàn là
một nhà quản lý giáo dục, xuất phát từ trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, bản


thân tôi luôn trăn trở “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục?”. Thiết nghĩ,
đây cũng là một vấn đề mà tất cả chúng ta, kể cả những ai không làm việc trong
lĩnh vực giáo dục cũng đều quan tâm. Bởi Giáo dục & Đào tạo là “Quốc sách hàng
đầu”, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Thực tế trong quá trình giảng dạy ở
trường chúng tôi, các đồng chí giáo viên cũng đã cố gắng tích cực học hỏi, tìm tòi,
nghiên cứu, trau dồi kiến thức, kỹ năng để đổi mới PPDH. Ở đây, tôi chỉ muốn gửi
tới các bạn một vài kinh nghiệm nhỏ trong cách chỉ đạo vận dụng “Bản đồ tư duy”
1/28


(BĐTD) vào việc đổi mới PPDH ở trường tiểu học, giúp ích hiệu quả cho việc nâng
cao chất lượng dạy - học.
Sơ đồ tư duy Mind Map là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp
tốt nhất để truyền tải thông tin vào não bộ. Nó là một phương tiện ghi chép đầy
sáng tạo và hiệu quả. Đó là cách sử dụng kỹ thuật hình họa kết hợp từ ngữ, màu
sắc, hình ảnh, đường nét phù hợp với cấu trúc hoạt động và chức năng của bộ não
để mở rộng, đào sâu các ý tưởng, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ
não. Với phương pháp này, giáo viên giúp học sinh nắm nội dung bài dễ dàng hơn,
nhớ được lâu hơn, hào hứng hơn. Đặc biệt là trong việc khái quát, tổng hợp kiến
thức. Đây quả là phương pháp thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, tôi luôn tâm đắc thực
hiện đề tài: “Chỉ đạo sử dụng bản đồ tư duy trong việc đổi mới phương pháp
dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Với thực tế, mọi điều kiện hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH của Nhà trường.
Cơ sở vật chất nhà trường có đầy đủ các phòng chức năng, phòng bộ môn và các
phương tiện dạy học khác. Chính vì vậy, việc “ Chỉ đạo sử dụng BĐTD trong việc
đổi mới PPDH” có vai trò vô cùng quan trọng, nhằm:
- Giúp giáo viên - học sinh có phương pháp dạy - học tối ưu hơn, hứng khởi
hơn, hiệu quả hơn.
- Tạo môi trường giáo dục gần gũi, thân thiện, tích cực.

- Xây dựng cho giáo viên thói quen tự nâng cao năng lực giảng dạy, giúp học
sinh xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để lĩnh hội, tiếp thu
kiến thức.
Đích cuối cùng muốn đạt tới của đề tài này là giúp cho việc nâng cao chất
lượng giáo dục, giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành một con người phát
triển toàn diện, người công dân có ích, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Khách thể nghiên cứu:
Là toàn bộ học sinh của nhà trường từ khối 2 đến khối 5
2. Đối tượng nghiên cứu:
Chỉ đạo, hướng dẫn cách vận dụng BĐTD, khai thác hiệu quả tối ưu của nó
trong việc đổi mới PPDH ở trường tiểu học nhằm tạo hứng thú và rèn luyện kỹ năng
học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm giáo dục.
2/29


- Phương pháp tham khảo tài liệu.
- Phương pháp điều tra nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Một số phương pháp khác.
V. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
1. Phạm vi địa bàn nghiên cứu:
Trường Tiểu học nơi tôi quản lý.
2. Nội dung nghiên cứu:
“Chỉ đạo sử dụng bản đồ tư duy trong việc đổi mới phương pháp

dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”.
3. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian 2 năm: Năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017.
VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
NGƯỜI
THỜI GIAN
NỘI DUNG
THỰC GHI CHÚ
HIỆN
9+ 10//2015
+ Nghiên cứu văn bản chỉ đạo của Bộ,Hiệu phó -Thông báo
Sở GD-ĐT, Phòng Giáo dục về việc tổ
HĐSP tháng
chức giảng dạy theo phương pháp “ Sử
10/2015
dụng bản đồ tư duy”.
--Phiếu điều tra đối với GV và HS trước
khi thực hiện PP “ BĐTD”
11+12//2015

+ Phó Hiệu trưởng lập kế hoạch triển
khai nội dung
PHT
* Chuẩn bị hệ thống các môn học, bài
học có thể giảng dạy theo PP “ Bản đồ tư
duy”
* Chuyển tải ý nghĩa lịch sử của sự phát
triển PP “ Bản đồ tư duy”
* Tập huấn cho GV


1+2//2016

Tổ chức hội thảo tại trường:
- Điều kiện cần và đủ
-Các nguyên tắc
- Các bước tiến trình

3/29

BGH
+
GV trong
trường.

- Nội dung
sinh hoạt
chuyên môn
4 lần/tháng


3/2016

4+5/2016

9+10/2016

11+12/2016

1+2/2017


* Phân công dạy chuyên đề:
HP+TTCM
Phân công các tổ thực hiện chuyên
đề:
Khối 2: Đường giao thông
Khối 3: Môn LTVC: Bài Nhân hóa
Khối 4: Môn Địa Lý: Bài Thành
phố Đà Nẵng
Khối 5 : Môn Khoa học: Phòng
tránh bị xâm hại
+ GV dạy thực hiện chuyên đề thực hiệnGV các tổ
soạn giảng :
CM
* Nộp bài soạn về PHT
* Qui định mỗi khối lớp phải chọn và
soạn tốt 1 bài
+ Xây dựng tiết dạy hoàn chỉnh có bàiHP +TCM
học theo PP “ Sử dụng bản đồ tư duy”
HP
+ Nhận xét đánh giá các bài soạn.
-Các khối lớp thực hiện chuyên đề
GV
các
-Dự giờ, nhận xét, đánh giá.
khối lớp
-Tổ chức rút kinh nghiệm, nhân diện đại HP + TCM
trà.
-GVCN các lớp dạy PP “ Sử dụng bản GVCN lớp
đồ tư duy” trong dạy học.
-BGH và tổ trưởng chuyên môn dự giờ,Hiệu phó &

rút kinh nghiệm.
TTCM
-Phiếu điều tra đối với GV và HS sauHiệu phó
khi thực hiện PP “ bản đò tư duy”

3/2017

So sánh đối chứng kết quả thực hiện PP
“ Sử dụng bản đồ tư duy”

4+5/2017

Tiến hành viết SKKN

4/29

Hiệu phó


PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trước nay, với cách thức ghi chép theo kiểu truyền thống, chúng ta ghi chép
thông tin theo kiểu ký tự, đường thẳng, con số,…Với cách ghi chép này, chúng ta
mới chỉ sử dụng một nửa chức năng của bộ não - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ
năng nào bên não phải. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang sử dụng 50%
khả năng của bộ não chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta
phấn đấu sử dụng tối đa khả năng của não bộ, Tony Buzan đã sáng tạo ra BĐTD để
giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu này.
Vậy, BĐTD là gì?
BĐTD là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp tốt nhất để truyền

tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một
phương tiện ghi chép “đầy sáng tạo” theo đúng nghĩa của nó, đó là “sắp xếp” ý
nghĩ của bạn.
BĐTD (có khi còn gọi là bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy, sơ đồ cây) là
hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng.
BĐTD là công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kỹ thuật hình
họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc,
hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của
não bộ.
Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng
lưới liên tưởng (các nhánh của sơ đồ). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có
liên hệ với nhau. Vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào việc hỗ trợ dạy kiến thức mới,
củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,
mỗi kỳ, và mỗi năm học. Đồng thời, BĐTD còn có thể giúp cán bộ quản lý xây
dựng kế hoạch, lập chương trình công tác, giúp việc triển khai thực hiện kế hoạch
được hiệu quả và khoa học hơn.
BĐTD có tác dụng như thế nào?
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, BĐTD có tác dụng
vô cùng lớn lao, nó là cách thức học tập vô cùng hữu ích.
BĐTD giúp học sinh học được phương pháp học tập khoa học: Việc rèn
luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả
dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Qua quá trình thực tế giảng dạy chúng ta có
thể thấy một số học sinh học tập rất chăm chỉ nhưng sự tiếp thu kiến thức vẫn rất
hạn chế. Các em này thường học bài nào biết bài đấy, học bài sau đã quên bài
trước, không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức bài
trước để giải quyết vấn đề kiến thức bài sau, không biết cách tổng hợp kiến thức.
Hầu hết những học sinh này khi nghe giảng trên lớp hoặc khi tự học không biết
5/29



cách ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử
dụng BĐTD trong quá trình dạy học sẽ giúp học sinh học được phương pháp học,
tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
BĐTD giúp học sinh học tập tích cực hơn, hào hứng hơn: Qua quá trình
nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do
chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, việc sử dụng
BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của não
bộ.
Khi học sinh vẽ BĐTD sẽ phát huy tối đa tính sáng tạo của các em giúp các
em phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của bản thân, các em tự do chọn lựa màu
sắc (xanh, đỏ, tím vàng, lục, lam,…), tự do lựa chọn đường nét (đậm, nhạt, thẳng,
cong, xiên, chéo,…), vì các em tự sáng tác nên mỗi BĐTD sẽ thể hiện cách nghĩ,
cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng em. Và cũng chính là BĐTD do các
em tự sáng tạo, tự thiết kế nên các em sẽ yếu quý, trân trọng tác phẩm của mình và
ghi nhớ nó rất lâu.
BĐTD giúp học sinh ghi chép có hiệu quả: Do đặc điểm của BĐTD nên
người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi”
thông tin cần thiết nhất và logic nhất. Vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp học sinh dần
dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.
Cách ghi chép hiệu quả trên BĐTD đã được tổng kết như sau:
- Dùng từ khóa và ý chính.
- Viết cụm từ không viết thành câu.
- Dùng các từ viết tắt.
- Có tiêu đề cụ thể.
- Đánh số các ý theo thứ tự.
- Nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc để liên kết các ý.
- Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng.
- Sử dụng màu sắc để ghi.
Tóm lại, sử dụng BĐTD sẽ giúp chúng ta học tập sáng tạo hơn, tiết kiệm thời
gian hơn vì nó chỉ tận dụng các từ khóa, giúp chúng ta sử dụng được cả hai bán cầu

não cùng một lúc và ghi nhớ tốt hơn. Đây chính là công cụ học tập vận dụng được
sức mạnh của cả bộ não. Một công cụ học tập tối ưu nhất, hiệu quả, khoa học và
sáng tạo nhất.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Thuận lợi:
Thực hiện nghị quyết 29/ TƯ về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”.
Đầu năm học 2015-2016 Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Ba Vì lại tổ chức
chuyên đề chuyên môn cấp tiểu học với phương pháp dạy học bằng BĐTD để các
6/29


Nhà trường triển khai thực hiện. Hầu hết giáo viên được đào tạo, được tập huấn về
đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng BĐTD trong giảng dạy. Đồng thời thực
hiện kế hoạch số 722/KH-GD&ĐT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Phòng Giáo
dục Đào tạo Ba Vì về việc triển khai thi đua năm học 2016-2017 với chủ đề “ Đổi
mới, sáng tạo trong dạy và học”. Đặc biệt, quê hương tôi lại là đất họa nên việc sử
dụng phương pháp này đã phát huy được thế mạnh, sở trường của thầy - trò Nhà
trường nên càng thuận lợi hơn. Phải nói rằng, đây là phương pháp dạy học thoải
mái, vui vẻ, sáng tạo và đầy hứng khởi, đem lại hiệu quả thiết thực.
Hơn nữa, dạy học bằng BĐTD là phương pháp mới, xu thế chung đã được
khẳng định trong nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam
nên đã được sự tiếp nhận từ nhiều phía, từ các cấp, từ xã hội, giáo viên, phụ huynh
và học sinh.
Trong xã hội hiện đại, trình độ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão tạo
điều kiện thuận lợi cho giáo viên - học sinh tiếp cận nhiều nguồn thông tin hữu ích
từ các phương tiện thông tin khác nhau để vận dụng vào hoạt động dạy - học của
mình.
Cơ sở vật chất của Nhà trường đầy đủ các phòng chức năng, phòng học bộ
môn,… Nhà trường đã được cấp ba máy chiếu đa năng từ chương trình mục tiêu
Quốc gia, đã có phòng tin học với 20 máy tính, bảng phụ và một số phương tiện

dạy học hiện đại khác.
Đây là phương pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục
được sự nhồi nhét nhàm chán, áp đặt của phương pháp dạy học truyền thống. Nó là
phương pháp kích thích học sinh tư duy logic, tích cực, gây hứng thú say mê cho
người học nên đã được học sinh đón nhận một cách hào hứng.
Với hàng loạt lý do trên, đây là những điều kiện thuận lợi để chúng tôi chỉ
đạo vận dụng phương pháp BĐTD trong hoạt động dạy học của Nhà trường.
2. Khó khăn:
Đây là PPDH mới nên cả giáo viên và học sinh đều còn lúng túng trong quá
trình vận dụng: Sử dụng lúc nào? Sử dụng như thế nào? Thu thập, sưu tầm, chắt lọc
và xử lý thông tin ra sao? Trình bày ý tưởng, sắp xếp các ý và vẽ như thế nào?...
Về học sinh:
Đa số học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hiệu quả nên còn
ngại vận dụng.
Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ít có điều kiện về kinh tế
để mua thêm các loại sách tham khảo hỗ trợ cho việc học.
Có em hoàn cảnh gia đình neo đơn, phải phụ giúp bố mẹ những việc vặt
trong gia đình, nhiều khi phải đi làm thêm, ít có thời gian dành cho việc học tập.
7/29


Về giáo viên: Khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả làm việc thực sự, cụ thể
của từng học sinh.
Với phụ huynh học sinh: Khó khăn trong việc hướng dẫn, kiểm tra con học vì
đây là phương pháp mới nên không phải phụ huynh nào cũng nắm bắt, lĩnh hội
được.
III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng về phía giáo viên:
Một số giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tìm tòi tài
liệu tham khảo để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, trau dồi phương pháp giảng dạy.

Còn có những đồng chí chưa thoát ly được PPDH truyền thống, vẫn nặng về
truyền thụ kiến thức lý thuyết, chưa coi trọng thực hành, rèn luyện kỹ năng. Ngại
thay đổi, ngại tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy. Chưa biết cách dẫn dắt học sinh tiếp
thu tri thức, việc hướng dẫn học sinh cách học, cách tổng hợp khắc sâu, ghi nhớ
kiến thức để liên hệ, vận dụng vào thực tế hiệu quả chưa cao. Cách thức tổ chức giờ
dạy chưa linh hoạt, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh trong việc tiếp thu kiến thức nên giờ học ít hứng thú, kết quả giờ dạy chưa cao.
1. Thực trạng về phía học sinh:
Với tình hình thực trạng giáo viên như trên ảnh hưởng không nhỏ đến thực
trạng học sinh:
- Học sinh chưa có phương pháp học tập hiệu quả.
- Chưa chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức.
- Chưa say mê, hứng thú trong việc tìm tòi phương pháp học tập mới.
- Một bộ phận học sinh chưa biết tổng hợp ghi nhớ kiến thức, chưa biết liên
hệ, vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế cuộc sống.
KHỐI TSHS

2

104

39

25

46

45

Không

hứng
thú
59

3

100

31

22

43

38

62

38

4

104

32

25

41


41

63

41

5

101

31

20

39

45

56

45

133

92

169

129


280

129

TC: 409

Thuộc
máy móc

Thuộc
và hiểu

NỘI DUNG
Thuộc
Hứng
chưa kĩ
thú

8/29

Muốn thay
đồi cách học
45


3. Ảnh hưởng của thực trạng:
Chưa tạo sự bứt phá, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới trong đội ngũ giáo
viên, nhất là lực lượng giáo viên trẻ.
4. Nguyên nhân của thực trạng:
Thực tế vậy đấy, trong thời gian vừa qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin

và đặc biệt là việc sử dụng BĐTD vào hoạt động giảng dạy ở Nhà trường chúng tôi
cũng như các trường khác trong huyện nhà còn rất nhiều khó khăn và hiệu quả chưa
cao. Nhưng với phương pháp này, nếu chúng ta biết sử dụng linh hoạt, phù hợp vào
giảng dạy trong trường Tiểu học sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ. Đặc biệt là sẽ tạo
nên một thế hệ học sinh năng động, sáng tạo, tự tin trong học tập. Đó là điều chúng
ta hằng mong muốn và đó cũng chính là lý do thúc giục bản thân tôi quyết tâm thực
hiện đề tài này
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Là một phó bí thư Chi bộ - Phó Hiệu trưởng nhà trường – Chủ tịch Công
đoàn tôi đã tham mưu với đồng chí bí thư chi bộ- Hiệu trưởng nhà trường trong
mọi phong trào thi đua, nhất là việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tôi
thực sự băn khoăn, trăn trở và quyết tâm tìm ra giải pháp, hướng đi trong việc tiếp
tục đổi mới PPDH. Đó là vận dụng BĐTD vào hoạt động giảng dạy ở trong Nhà
trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo:
1.1 Thể hiện trong nghị quyết chi bộ:
Trước thực tế kết quả giáo dục năm học 2014 - 2015, nhận được kế hoạch chỉ
đạo của Phòng Giáo dục, tôi đã tham mưu thống nhất trong cấp ủy về công tác
trọng tâm của năm học. Trong đó công tác trọng tâm nhất là nâng cao chất lượng
giáo dục bằng cách sử dụng BĐTD trong hoạt động giảng dạy ở Nhà trường. Với
hướng đi này các đồng chí trong chi ủy nhất trí cao và các đồng chí trong chi bộ
nhiệt tình hưởng ứng.
1.2 Thể hiện trong kế hoạch chuyên môn:
Từ nghị quyết chi bộ - với vai trò là Phó Hiệu trưởng – chủ tịch Công đoàn
tôi đã đưa việc đổi mới PPDH bằng cách sử dụng BĐTD vào giảng dạy là một
trong những công tác trọng tâm hàng đầu của kế hoạch chuyên môn. Trong Hội
nghị cán bộ - viên chức đầu năm hướng đi này được đưa ra bàn bạc cụ thể.
Trước hết, phải làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, giáo dục ý thức nghề
nghiệp cho giáo viên, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, hiệu quả thiết
thực của việc vận dụng BĐTD vào hoạt động giảng dạy ở nhà trường góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thực ra chúng ta đã đổi mới, đang đổi mới
và sẽ tiếp tục đổi mới PPDH. Nhưng đổi mới như thế nào, bằng phương pháp nào,
với hướng đi nào là phù hợp, là bắt nhịp với xu thế phát triển của thời đại đó mới là
9/29


vấn đề thiết thực. Vậy thì với phương pháp hữu hiệu là sử dụng BĐTD tại sao
chúng ta lại không vận dụng để khai thác tối đa tác dụng của nó?”.
Hướng đi đưa ra được giáo viên tích cực hưởng ứng, đồng tình ủng hộ và thể
hiện quyết tâm thực hiện cao.
2. Biện pháp 2: Tập huấn cho cán bộ, giáo viên trong trường:
2.1.Ưu điểm của Sơ đồ tư duy:
So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp giản đồ ý có những
điểm vượt trội như sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
- Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì
sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị
giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.
- Mỗi sơ đồ sẽ được phân biệt với nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất
chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng
và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
Vậy:
- Sơ đồ tư duy là gì? Ai là người đã sáng tác ra nó?
- BĐTD có tác dụng như thế nào?
- Cách vẽ BĐTD ra sao?
- Sử dụng BĐTD như thế nào? Vào hoạt động nào? Vào lúc nào là thích

hợp nhất?
- Hướng dẫn học sinh như thế nào để các em dễ dàng tiếp thu và thực hiện
đạt hiệu quả cao nhất?
2.2. Hướng dẫn giáo viên cách hướng dẫn học sinh thực hiện vận dụng
BĐTD trong dạy học:
Đây là trách nhiệm của từng giáo viên khi dạy học bằng phương pháp này.
2.2.1 Hướng dẫn học sinh hiểu BĐTD là gì?
Với nội dung này giáo viên giúp học sinh hiểu nguồn gốc, đặc điểm, cấu
trúc của BĐTD.
2.2.2 Cho học sinh thấy BĐTD có tác dụng như thế nào?
Với nội dung này giáo viên cho học sinh thấy các tác dụng to lớn, vai trò
hữu hiệu của việc sử dụng BĐTD, từ đó học sinh sẽ có hứng thú tiếp cận phương
pháp này.
2.2.3 Hướng dẫn học sinh cách vẽ BĐTD:
10/29


Bây giờ chúng ta đã hiểu được sức mạnh của BĐTD. Vậy làm sao có thể vẽ
được BĐTD một cách tối ưu nhất? Ở phần này, chúng ta sẽ được hướng dẫn
phương pháp vẽ BĐTD theo từng bước và theo các quy tắc trong cách vẽ.
* Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm:
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một BĐTD là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một
mảnh giấy.
Quy tắc vẽ chủ đề:
- Chúng ta cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
- Chúng ta có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà chúng ta thích.
- Chúng ta không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ
đề cần được làm nổi bật để dễ nhớ.
- Chúng ta có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ
ràng.

- Một bí quyết vẽ chủ đề là chủ đề nên được vẽ to cỡ hai đồng xu.
* Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ:
Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
- Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để
làm nổi bật.
- Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang) để
nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
* Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
Quy tắc vẽ ý chính và các chi tiết hỗ trợ như sau:
- Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
- Bất cứ lúc nào có thể chúng ta hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để
tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho
những từ thông dụng. Chúng ta hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt
cho riêng mình.
- Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên
nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ
khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng
(Bằng cách vẽ nối ra từ một khúc).
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm.
- Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu.
- Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.

11/29


* Bước 4: Ở bước cuối cùng này hãy để trí tưởng tượng của chúng ta bay
bổng. Chúng ta có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi
bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của chúng ta tốt hơn.

* Cấu trúc BĐTD:
Một cách điển hình BĐTD có cấu trúc như sau:

*Những điều cần tránh khi ghi chép trên BĐTD:
- Không ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
- Không ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
12/29


- Không dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
2.1.4 Hướng dẫn học sinh cách sử dụng BĐTD:
Mỗi đồng chí giáo viên cần có cách hướng dẫn phù hợp, linh hoạt với đặc
trưng môn mình phụ trách. Với vai trò, tác dụng của BĐTD là giúp chúng ta liên
kết, tổng hợp và ghi nhớ kiến thức, cho nên BĐTD sử dụng phù hợp nhất là để giáo
viên giúp học sinh:
- Tổng hợp kiến thức bài sau mỗi tiết dạy.
- Tổng hợp kiến thức trong giờ ôn tập.
- Liên kết, tổng hợp kiến thức một chủ đề.
- Liên kết, tổng hợp kiến thức một học kỳ.
BĐTD cũng có thể giúp giáo viên sử dụng để kiểm tra bài cũ, giúp cho hoạt
động kiểm tra được phong phú, sinh động hơn.
Với phương pháp sử dụng BĐTD, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học
sinh sử dụng nó trong quá trình tự tìm hiểu trước bài ở nhà. Tức là khâu tìm hiểu,
chuẩn bị bài mới. Vận dụng ở hoạt động này có tác dụng tích cực giúp học sinh tự
học, tự nghiên cứu để chủ động tiếp thu kiến thức.
Như vậy, BĐTD có thể vận dụng linh hoạt, hiệu quả ở các khâu, các bước,
các thời điểm và các hoạt động khác nhau của việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Dù
dùng ở bước nào, vào lúc nào, nếu vận dụng linh hoạt, phù hợp đều đem đến hiệu
quả tích cực, to lớn.
2. Biện pháp 3: Tổ chức hội thảo chuyên môn cấp trường:

Như chúng ta đã biết, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Bản
thân mỗi phương pháp đều thể hiện những ưu, nhược điểm riêng của nó. Tuy nhiên,
một phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu đổi mới và có thể vận
dụng tốt vào quá trình dạy học hiện nay đó chính là phương pháp Bản đồ tư duy .
BĐTD không những giúp các nhà quản lý, giúp người thầy đổi mới công tác
quản lý, đổi mới phương pháp đạt hiệu quả mà còn giúp người thầy có một cái nhìn
tổng thể nắm chắc mục tiêu, không bỏ sót việc. Sử dụng BĐTD người thầy sẽ hình
dung ra toàn bộ các hoạt động của quá trình lên lớp và có thể dự kiến tốt được tình
huống Sư phạm có thể xảy ra. Từ đó người thầy có thể tự tin hơn trong quá trình
giảng dạy làm cho tiết học trở lên nhẹ nhàng, sinh động, hiệu quả không đơn điệu,
nhàm chán.
Còn đối với học sinh, sử dụng BĐTD trong học tập, các em sẽ biết cách học
và tự học một cách có chủ đích, không thuộc lòng, thuộc vẹt một cách máy móc.
Các em sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu các kiến thức trọng tâm cơ bản, biết liên
tưởng, liên kết thành một hệ thống các kiến thức có liên quan với nhau và đặc biệt
các em có thể thuộc bài ngay tại lớp, tập trung được sức mạnh tập thể, tự tin và
sáng tạo hơn.
13/29


14/29


3.1 Xây dựng kế hoạch chuyên môn:
BĐTD Lịch thực hiện kế hoạch chuyên môn

15/29


16/29



17/29


Với BĐTD này tôi có thể chủ động thực hiện Kế hoạch năm học theo đúng
chương trình, lịch đã xây dựng, không lo vấn đề quên việc, thiếu hoạt động. Cách
thực hiện này thực sự khoa học, hiệu quả.
3.2. Xây dựng chương trình công tác Đội:

3.3.GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động hè cho HS

18/29


3.4. Giáo viên sử dụng BĐTD trong các giờ dạy:
3.4.1. Sử dung BĐTD trong giờ Toán:

3.4.2. Sử dụng BĐTD trong giờ Tiếng việt:

19/29


3.4.3. Sử dụng BĐTD trong giờ dạy Khoa học:

20/29


4. Bin phỏp 4: T chc chuyờn ti trng
4..1. Mc ớch ca chuyờn .

Thc hin chuyờn s dng PP BTD vo dy cỏc mụn trong chng
trỡnh Tiu hc đợc tiến hành nhằm kiểm nghiệm hiệu quả của cách
thức, quy trình tổ chức cho học sinh học tập trong dạy hc, qua
đó chứng minh cho giả thuyết khoa học đợc đề ra.
4.2. Quy trỡnh xõy dng chuyờn :
Thụng thng quy trỡnh thc hin mt chuyờn nh sau:
Xõy dng k hoch
T chc thc hin
Kim tra ỏnh giỏ
Bi hc kinh nghim.
4.3. Ni dung thc hin dy chuyờn .
Phõn cụng cỏc t thc hin chuyờn :
Khi 2: ng giao thụng
Khi 3: Mụn LTVC: Bi Nhõn húa
Khi 4: Mụn a Lý: Bi Thnh ph Nng
Khi 5 : Mụn Khoa hc: Phũng trỏnh b xõm hi
4.4. T chc thc hin chuyờn :
4.4.1. Vic chun b ni dung:
Khi xõy dng ni dung chuyờn ỏp dng phng phỏp BTD khi dy
mt s mụn hc Tiu hc cn tp trung lm rừ cỏc vn sau: S cn thit ca
chuyờn ; Mc ớch ca chuyờn ; Ni dung, phng phỏp; Nhng khú khn
vng mc ca giỏo viờn trong ging dy; Cỏc gii phỏp thỏo g.
Ban giỏm hiu nh trng cựng cỏc t trng chuyờn mụn tin hnh xõy
dng ni dung v tham gia úng gúp ý kin vo bỏo cỏo chuyờn . Trong quỏ trỡnh
bỏo cỏo chuyờn , Ban giỏm hiu v hi ng s phm s a ra nhng ý kin, b
sung, chnh lý sa cha giỳp chuyờn hon thin hn, kh thi hn.
4.4.2. Vic bỏo cỏo lý thuyt v dy minh ho:
Ngi c phõn cụng vit bỏo cỏo chuyờn sau khi c úng gúp ý kin
s trc tip bỏo cỏo chuyờn vi cỏc thnh viờn trong t chuyờn mụn.
Dy minh ho: õy l hot ng thc t nhm lm sỏng t v minh chng

cho nhng vn ó c trỡnh by trong bỏo cỏo v nhm gii quyt nhng vn
thc t trong ging dy. Bi dy minh ho chuyờn cn la chn tiờu biu, phự
hp. Khi dy minh ho giỏo viờn cn mnh dn i mi phng phỏp, i mi hỡnh
thc t chc dy hc v gi dy cn m bo tớnh thng nht cao vi lý thuyt ó
trỡnh by. Khi dy chuyờn ngi ta thng hay t chc dy th, ỏnh giỏ rỳt
kinh nghim trc cho giỏo viờn, thm chớ cũn mn hc sinh khỏ gii cỏc lp
khỏc. Lm nh th thỡ giỏo viờn khụng nhỡn nhn c nhng tn ti, nhng khú
21/29


khăn thực tế và cũng không đưa ra được những giải pháp cá nhân mà họ cho là khả
thi, là hiệu quả. Bởi vậy, khi dạy minh hoạ tốt nhất là cứ để cho giáo viên dạy bình
thường như thường ngày. Đây là một kinh nghiệm mà trong quá trình thực hiện tôi
tâm đắc. Mỗi khi giáo viên lên lớp ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc đặc trưng
của từng môn, phân môn. Khi sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thì
mỗi giáo viên lại có những uyển chuyển, linh hoạt trong sử dụng phương pháp, có
những tình huống ứng xử sư phạm riêng không giống nhau. Bên cạnh đó, họ cũng
bộc lộ những nhược điểm, những tồn tại cá nhân trong các hoạt động dạy học. Tất
cả những điều đó sẽ được tập thể ghi nhận và nhận xét, đánh giá sau đó rút ra bài
học chung. Đây mới chính là mục đích chính của chuyên đề.
Chính vì vậy, việc dự giờ, nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy của đồng
nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi giáo viên và nhà trường vì:
- Dự giờ đồng nghiệp để được học tập về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Rút ra được những kinh nghiệm quý trong quá trình dạy và học.
- Bổ sung, hoàn thiện từng bài dạy cụ thể và tổng quát cho từng môn học.
- Kiểm tra được quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Đánh giá được năng lực giảng dạy của từng giáo viên và chất lượng học tập
của mỗi lớp tại thời điểm đó.
- Là căn cứ để lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn điều chỉnh kịp thời quá
trình giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh.

4.4.3. Thảo luận:
Đây là khâu cuối cùng trong dự giờ, nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy của
giáo viên, cần cân nhắc kỹ càng, nhận xét, rút kinh nghiệm chỉ ra những ưu điểm
cần phát huy và tìm ra những hạn chế để khắc phục, cách khắc phục như thế nào?
Đây là điểm quan trọng nhất trong quá trình thảo luận. Tránh lối nhận xét, qua loa
đại khái hoặc nhận xét khắt khe, thành kiến đối với bài dạy của giáo viên và khả
năng học tập của học sinh. Bởi tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều
nhằm đạt đến cái đích cuối cùng là chất lượng dạy và học. Trước tiên người thực
hiện chuyên đề sẽ bày tỏ ý kiến của mình qua việc triển khai chuyên đề. Nội dung
dạy học nào mình đã thực hiện tốt ? Nội dung dạy học nào chưa đạt theo yêu
cầu ?...Vì sao? Các thành viên dự chuyên đề cho ý kiến nhận xét về lý thuyết cũng
như giờ dạy các ý kiến tập trung làm sáng tỏ:
* Về lý thuyết: Lý luận và thực trạng của vấn đề đưa ra đã thực sự thuyết
phục người nghe chưa? Những biện pháp nhằm tháo gỡ điểm khó, vướng mắc đã
hợp lý chưa? Còn phân vân hoặc chưa sáng tỏ ở nội dung nào? Cần điều chỉnh nội
dung nào?
* Về tiết minh hoạ: Tập trung nhận xét về nội dung, phương pháp “ BĐTD”,
hình thức, hiệu quả tiết dạy (có thể khảo sát học sinh, điều tra...), giờ dạy đã thể
22/29


hiện được mục đích của chuyên đề hay chưa? Biện pháp tháo gỡ khó khăn phần lý
thuyết đưa ra đã thể hiện trong tiết dạy như thế nào, hiệu quả ra sao? Chuyên đề có
thể áp dụng được hay không? Thực tế, bước này rất quan trọng trong mắt xích tổ
chức chuyên đề. Nếu làm qua loa sẽ không đem lại hiệu quả tích cực. Vì vậy người
điều khiển thảo luận phải vững vàng về chuyên môn và có sự ứng xử nhạy bén,
thân thiện thì mới khơi dậy được những ý kiến tâm huyết của tập thể giáo viên.
Cuối cùng, Ban giám hiệu hội ý với tổ trưởng chuyên môn trả lời một số ý kiến
chưa thống nhất và đưa ra chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.
4.4.4. Áp dụng chuyên đề vào giảng dạy:

Khi áp dụng chuyên đề áp dụng Phương pháp “ BĐTD” trong giảng dạy một
số môn ở Tiểu học giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo biết tự điều chỉnh sao cho phù
hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Tránh áp dụng một cách máy móc sẽ
không mang lại hiệu quả tích cực. Và đặc biệt trong quá trình áp dụng, giáo viên
thấy khó khăn cần có ý kiến với tổ, khối chuyên môn để cùng bàn bạc tháo gỡ.
4.4.5. Việc kiểm tra:
Việc kiểm tra chuyên áp dụng phương pháp “ BĐTD” đề bắt đầu từ khi lập
kế hoạch và được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình triển khai và áp
dụng. Qua mỗi lần kiểm tra, người được kiểm tra sẽ nhận được những lời nhận xét,
góp ý của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm, thực hiện áp dụng tốt hơn. Chúng ta có
thể tổ chức kiểm tra như: Giáo viên tự đánh giá việc thực hiện và áp dụng chuyên
đề của bản thân; Giáo viên kiểm tra chéo giáo viên; Ban giám hiệu nhà trường, các
tổ trưởng chuyên môn cần tăng cường dự giờ kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm
đối với các thành viên trong nhà trường đưa ra những giải pháp bổ sung để thực
hiện, tháo gỡ vướng mắc mới nảy sinh để kịp thời điều chỉnh.
4.4.6. Rút ra kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm chuyên đề sử dụng phương pháp “ BĐTD” trong dạy một
số môn học ở Tiểu học không thể thiếu trong quá trình thực hiện. Khi rút kinh
nghiệm cần chỉ rõ những ưu điểm của chuyên đề để tiếp tục phát huy và tìm những
nhược điểm của chuyên đề để khắc phục kịp thời. Chuyên đề được đánh giá tốt khi
chuyên đề đó giải quyết được vấn đề khó, vướng mắc và góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.
5. Biện pháp 5: Tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn:
Trong một số buổi sinh hoạt, thảo luận về phương pháp “ BĐTD” ở các tổ
chuyên môn, Ban giám hiệu cùng các tổ bàn bạc xây dựng đi đến thống nhất giúp
cho giáo viên chuẩn bị và thực hiện hiệu quả tiết dạy.
Bước 1: Tổ chức thực nghiệm như dạy minh họa, dự giờ, nghiên cứu thực
tế, tham quan, ....
23/29



Bước 2: Tổ chức trao đổi, thảo luận sau thực nghiệm. Tìm những giải pháp,
biện pháp khả thi phù hợp với khả năng của giáo viên trong tổ chuyên môn. Đưa ra
kết luận, phương hướng áp dụng về nội dung thảo luận.
Bước 3: Thống nhất, áp dụng vào thực tế.
6. Biện pháp 6: Dự giờ đồng nghiệp
Việc dự giờ là để giáo viên thiết kế lại bài học theo phương pháp “ BĐTD”
của phân một số môn học ở Tiểu học dựa trên thực tế trong tiết dạy mà đồng nghiệp
đã thực hiện. Thực tế tiết dạy giúp chúng ta thấy rõ việc dạy của giáo viên và ý
thức, thái độ, kết quả học tập của học sinh. Việc thảo luận, rút kinh nghiệm sau giờ
dạy là rất quan trọng. Để tạo ra bầu không khí mà trong đó mọi giáo viên có thể
thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý kiến, chia sẻ những khó khăn mà giáo
viên gặp phải trong quá trình dạy học, cần thực hiện như sau:
- Khuyến khích các giáo viên tự nguyện đăng ký, lựa chọn bài học, chủ động
sáng tạo chuẩn bị bài căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Tạo không gian lớp học thoáng mát; sắp xếp học sinh, các nhóm, chỗ
ngồi cho người dự giờ đảm bảo, hợp lý để người dự quan sát được giáo viên, học
sinh trong quá trình dự giờ.
- Thay đổi mục đích, thay đổi suy nghĩ của việc dự giờ trong buổi sinh hoạt
chuyên môn, từ dự giờ để đánh giá sang dự giờ để học hỏi kinh nghiệm.
- Trong khi dự giờ, đề nghị giáo viên vừa dự giờ, vừa suy ngẫm, bên cạnh
việc quan sát cách tổ chức lớp học, giáo viên cần tập trung vào việc quan sát thực tế
học tập của học sinh, quan sát cử chỉ, thái độ, nét mặt, hoạt động của học sinh, giáo
viên chọn vị trí ngồi dễ quan sát nhất và phù hợp với không gian lớp học. Giáo viên
dự không nên trao đổi với nhau gây ức chế về tâm lý cho người dạy, gây hình ảnh
phản cảm cho học sinh.
- Trong quá trình thảo luận, khuyến khích giáo viên cùng chia sẻ các suy
ngẫm của mình về bài học trên cơ sở lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Việc thảo
luận không tập trung đánh giá tiết dạy mà chủ yếu nhằm phân tích các tình huống
quan sát được từ các hoạt động học và kết quả học tập của học sinh trong giờ học.

Cần nhấn mạnh những điểm thành công của giờ học, có thể chỉ ra nguyên nhân của
những hạn chế trong tiết dạy, nguyên nhân học sinh chưa tích cực hoặc chưa đạt kết
quả trong bài học và tìm giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng bài học. Như
vậy sẽ tạo tâm thế thoải mái cho người dạy cũng như người dự khi đóng góp ý kiến
cho đồng nghiệp.
7. Biện pháp 7: Nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
Công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên rất quan trọng, giáo
viên được trau dồi, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ đóng góp vào việc nâng cao
hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt là áp dụng phương pháp “ BĐTD”
24/29


vào giảng dạy một số môn học ở Tiểu học, nâng cao ý thức trách nhiệm về nghiệp
vụ chuyên môn cho giáo viên. Muốn vậy, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tuyên truyền và chuẩn bị tốt các điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia
công tác bồi dưỡng chuyên môn. Xác định được công tác tự học và tự bồi dưỡng là
cần thiết, phải duy trì thường xuyên đối với từng giáo viên.
- Tạo điều kiện để 100% cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng tập trung trong hè
theo kế hoạch và bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, các buổi sinh hoạt
chuyên môn.
- Tham gia hội giảng, hội thảo, hội thi kết hợp với tự học tự bồi dưỡng; có sổ
ghi chép các nội dung bồi dưỡng và giải bài tập; có sổ dự giờ, ghi chép và đánh giá
theo quy định, dự giờ học hỏi đồng nghiệp tối thiểu 04 tiết/tháng.
- Đổi mới công tác bồi dưỡng, giúp giáo viên chủ động chiếm lĩnh kiến thức,
phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực bồi
dưỡng những cái giáo viên đang "thiếu" rồi mới bồi dưỡng cái giáo viên cần "phải
có" giúp giáo viên tự tin chủ động chiếm lĩnh phương pháp, kiến thức để sáng tạo,
đề ra các hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Xây dựng và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên chủ động, sáng tạo, tích cực tham mưu đề xuất những vấn
đề về chuyên môn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, phù

hợp với nhiệm vụ được giao.
- Tham quan, giao lưu học hỏi các bạn đồng nghiệp, các trường bạn. Không
sao chép, bắt chước dập khuôn, máy móc.
- Kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng, lấy tổ chuyên môn làm nòng cốt trong
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Giáo viên vận dụng hiệu quả:
Hầu hết các đồng chí giáo viên trong Nhà trường đều thực hiện vận dụng
thành công BĐTD trong hoạt động giảng dạy của mình. Nhất là trong các giờ thao
giảng, giờ thi GVDG.
KHỐI TSHS
Thuộc
máy móc

Thuộc
và hiểu

NỘI DUNG
Thuộc
Hứng
chưa kĩ
thú

2

104

104

101


3

97

Không
hứng
thú
7

3

100

100

99

1

95

5

95

4

104


104

103

1

99

4

99

25/29

Muốn thay
đồi cách học
97


×