Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.23 KB, 20 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ……………

TRƯỜNG THCS …………………

CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TIẾNG ANH

Tác giả chuyên đề:……………………….
Chức vụ:Giáo viên
Đơn vị :Trường THCS ……………………
Tên chuyên đề: Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn
Tiếng Anh ở trường THCS”

………………… tháng 10 năm 2019

.1


MỤC LỤC
MỤC
Phần I
I
II
1
2
3
4
5
6
Phần II
I



NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lý do chọn chuyên đề:
Thực trạng:
Thuận lợi:
Khó khăn
Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém:
Chất lượng giáo dục bộ môn Tiếng Anh của nhà trường:
Đối tượng học sinh áp dụng chuyên đề:
Dự kiến số tiết dạy:10 tiết
NỘI DUNG
Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài:

TRANG
4
5
5
5
5
6
6
6
6
6
6

1

Mục đích nghiên cứu:


6

2

Phạm vi nghiên cứu.

6

3

Đối tượng nghiên cứu:

6

4

Cơ sở lý luận khoa học của đề tài:

6

II

Biện pháp giải quyết:

7

1

Quá trình phát triển kinh nghiệm:


7

2

Nắm rõ năng lực học tập bộ môn của học sinh.

7

3

Giúp các em nhận ra tầm quan trọng của bộ môn:

8

4

Tôn trọng ý kiến học sinh, khuyến khích tinh thần học
tập, mang lại sự tự tin cho các em:

8

5

Sử dụng các phương pháp để lấp dần khoảng trống kiến
thức cơ bản của học sinh yếu:

9

III


Họp tổ, dự giờ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp:

13

IV

Kết quả đạt được:

14

1

Đối với học sinh:

15

2. Đối với giáo viên:
3

Đối với tổ chuyên môn:
Đối với nhà trường

15

4
V

Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm.


15
16

1

Trình bày lại kết quả kiểm nghiệm:

17

2

Phạm vi tác dụng của chuyên đề.

17

.2


3

Nguyên nhân thành công và tồn tại:

17

4

Bài học kinh nghiệm:

17


KẾT LUẬN

18

PHẦNIII

GOOD MORNING EVERYONE

WELL COME TO OUR CLAS
CHUÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TIẾNG ANH
Tác giả chuên đề :………………….
Đơn vị :Trường THCS …………………
Tên chuyên đề:Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn
Tiếng Anh ở trường THCS.”

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề:
Nhiệm vụ trọng tâm của các trường học là: Nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, bồi dưỡng và giáo dục học sinh thành những người tốt, thành
những người có ích cho xã hội.
.3


Đối với học sinh bậc THCS, các em là những đối tượng người học
nhạy cảm việc đưa phương pháp dạy học theo hướng đổi mới là cần thiết và
thiết thực. Vậy làm gì để khơi dậy và kích thích nhu cầu tư duy, khả năng tư
duy tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của môn học
đem lại niềm vui hứng thú học tậpcho học sinh? Trước vấn đề đó người giáo
viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạtđộng,
vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao

cho phù hợp với từng kiểu bài,từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học
sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo. Bên cạnh đó, vấn đề họcsinh yếu
kém hiện nay cũng được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình
trạng này, để đưa nền giáodục đất nước ngày một phát triển toàn diện thì
người giáo viên không chỉ phải biết tìm tòi phương pháp nhằm pháthuy tính
tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém. Vấn đề nêu trên
cũng là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được
điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách
và phương pháp dạy học hiện đại giúp cho học sinh có hướng tư duy mới
trong việc lĩnh hội kiến thức.
Môn Tiếng Anh THCS là một môn học có thể nói là khó học, khóhiểu với
nhiều học sinh nhất là học sinh từ mức trung bình trở xuống , các môn học
NGOẠI NGỮ nói chung, trong đó ngoại ngữ (Tiếng Anh) là công cụ không
thể thiếu trong quá trình hội nhập thế giới, với tầm quan trọng đó môn ngoại
ngữ ngày nay trở thành môn học trọng yếu trong nhà trường . Tuy nhiên việc
giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THCS còn gặp nhiều khó khăn, chất
lượng bộ môn không đồng đều mà điển hình là trường THCS Bình Dương
nơi tôi đang công tác.
Từ thực tế chất lượng môn Tiếng Anh ở Trường THCS Bình Dương
nói riêng và của toàn huyện nói chung tỷ lệ học sinh yếu kém vẫn còn cao.
Vì thế, Tôi thiết nghĩ việc tìm ra nguyên nhânvà có những biện pháp giúp đỡ
những đối tượng họcsinh này để các em tiến lên mức đạt yêu cầu và có kết
quả cao hơn nữa trong học tập nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng đây là
việclàm rất cần thiết.Nếu làm được điều này chúng ta sẽ nâng dần được chất
lượng giảng dạy nói chung và bộ mônTiếng Anh nói riêng, đồng thời sẽ làm
cho các em thích học,thích đến trường, yêu trường yêu lớp hơn.Trong những
năm qua tôi luôn suy nghĩ để tìm ra các nguyên nhânvà các giải pháp khắc
phục tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao như hiện nay.
II,Thực trạng:
1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, chặt chẽ của BGH nhà trường.
- Giáo viên nhiệt tình, tận tụy với học sinh.
- Có đủ phòng học, có thời gian để bồi dưỡng và phụ đạo cho các em học
sinh yếu kém.
- Cơ bản học sinh ngoan ngoãn, lễ phép.

.4


- Các em ít ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường nên đạo đức,lối sống giản
dị, trong sáng.
2. Khó khăn:
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em, còn
khoán trắng cho nhà trường.
- Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các học sinh yếu kém là
những học sinh cá biệt, vàolớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học,
về nhà không học bài, không chuẩn bị bài, đến giờ học thì cặp sách đến
trường, nhiều khi học sinh còn không biết ngày đó học môn gì.
- Một bộ phận không ít học sinh lại không xác định được mục đích của
việchọc.
- Với một vùng nông thôn, cuộc sống của người dân còn khó khăn vì vậy các
em ngoài thời gian học ở trường về nhà các em phải phụ giúp thêm gia đình
nên đã mất nhiều thời gian học ở nhà. Bên cạnh đó một số bậc phụ huynh cứ
nghĩ học sinh đến trường,học những gì giáo viên giảng là đủ rồi mà còn chưa
chú ý đến việc tự học của học sinh.
- Một số bộ phận học sinh thì cha mẹ đi làm thuê, vì thế các em phải làm
công việc nhà, chăm sóc em nhỏ…
- Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới, từ đó càng lên các lớp lớn hơn, học
những kiến thức mới có liên quan đến những kiến thức cũ thì học sinh đã
quên hết cho nên việc tiếp thu kiến thức mới trở thành điều rất khó khăn

đốivới các em.
3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém:
Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập, chưa có quyết
tâm học tập.
Mất căn bản kiến thức ngay từ lớp dưới.Nhiều học sinh đuối sức trong
học tập, không theo kịp các bạn sinh ra chán học, sợ học.
Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn
trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Khả
năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền, lười suy
nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản
lớp dưới còn hạn chế, chưa biết phát huy khả năng của mình.
Khả năng học tập của học sinh rất khác nhau, cùng một độ tuổi và 1
lớp nhưng trình độ các em có thể chênh nhau khá lớn.
Một số học sinh đi học thất thường, ham chơi, la cà quán xá.
Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết là học thụ
động, lệ thuộc vào các loại sách bài giải (chép bài tập vào vở nhưng không
hiểu gì cả ), học vẹt, chưa có khả năng vận dụng kiến thức, ...
Từ suy nghĩ đó, tôi đã tìm hiểu nghiên cứu và chọn đề tài “ Một số
giải pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn Tiếng Anh ở trường THCS”
( Solutions help weak students improve their English)
4.Thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường năm học 2018- 2019:
Kết quả chung:

.5


+ 100% GV hoàn thành kế hoạch năm học .
+ 100% GV qua thanh kiểm tra lao động sư phạm nhà giáo từ cấp
trường trở lên đều đạt khá, tốt.
+ 100% GV được xếp loại lao động tiên tiến trở lên.

+ Có 05 GV đạt giải ba trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
+ Có 01GV được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng bằng khen; có 06 GV đạt
danh hiệu CSTĐCS; Có 22 CB,GV được chủ tịch UBND huyện tặng giấy
khen.
+ Kết quả thi vào lớp 10 THPT: Đứng thứ 11 trong huyện, thứ 28
trong tỉnh.
+ Công đoàn đạt Công đoàn vững mạnh được LĐLĐ tỉnh tặng bằng
khen.
+ Liên Đội thiếu niên được Huyện đoàn tặng giấy khen.
Xếp loại hạnh kiểm HS:
+ Loại Tốt:
93,84%
+ Loại Khá: 6,05%
+ Loại TBình: 0,11%
+ Không có học sinh xếp loại Yếu, vi phạm tệ nạn xã hội
Xếp loại học lực HS:
+ Loại Giỏi:
19,14%
+ Loại Khá:
41,47% .
+ Loại TBình: 38,17%
+ Loại Yếu:
1,21%.
+ Loại Kém:
0%.
Từ kết quả trên, có thể thấy chất lượng giáo dục của trường THCS
Bình Dương trong năm học 2018- 2019 đã được nâng cao, khẳng định được
vị thế của nhà trường so với các trường trong huyện, tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn
một bộ phận HS yếu, đặc biệt là HS yếu môn Tiếng Anh. Bởi vậy, việc bồi
dưỡng, phụ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu số HS đối với

nhà trường nói chung, môn Tiếng Anh nói riêng là vô cùng cần thiết.
5.Đối tượng học sinh áp dụng chuyên đề:
Chuyên đề có thể áp dụng cho HS các khối lớp 6,7,8,9 nhưng tôi đã
chọn áp dụng cho HS Khối - Trường THCS Bình Dương.
6. Dự kiến số tiết dạy:10 tiết.
PHẦN II.NỘI DUNG
I. Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài:
1. Mục đích nghiên cứu:
Thực trạng hiện nay, đối với môn tiếng Anh tỉ lệ học sinh yếu kém
khá nhiều, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các em học yếu, với

.6


mong muốn nâng cao chất giảng dạy bộ môn, bản thân suy nghĩ tìm ra các
phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh yếu để giúp các
em học tập tiến bộ.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình sách giáo khoa hiện hành môn tiếng Anh các lớp 6, 7,
8 THCS.
- Sách giáo viên tiếng Anh 6,7,8 ở trường THCS
- Sách hướng dẫn giảng dạy môn Tiếng Anh trong trường THCS.
- Tài liệu chuẩn kiến thức.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh các lớp 6,7,8 ở trường THCS –Bình Dương.
4. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài:
Trong phương pháp dạy học ngày nay, việc dạy học theo hướng phân
hóa đối tượng học sinh được áp dụng có hiệu quả, trong một lớp học khả
năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh không đồng đều, vì vậy khi áp
dụng phương pháp cần chú ý đến đặc điểm của từng đối tượng học sinh, nếu

áp dụng một phương pháp chung cho cả lớp thì đối với các em học yếu sẽ
không theo kịp các bạn, tiếp thu không hết những kiến thức mà giáo viên
muốn truyền đạt, đôi khi bị hổng kiến thức. Nếu người giáo viên trong quá
trình dạy học có chú ý và phân loại đối tượng học sinh, trên cơ sở đó chọn
lọc kiến thức truyền đạt, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với khả
năng tiếp thu của các em thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất.
Để thực hiện được công việc này đòi hỏi người giáo viên phải tốn
nhiều công sức cho việc soạn giáo án, đặc biệt phải chọn lọc kiến thức trọng
tâm, kiến thức nâng cao để truyền đạt phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
Thực tế bản thân tôi đã áp dụng phương pháp này vào quá trình dạy
học ở trường nơi tôi công tác, do đặc điểm của trường có nhiều đối tượng
học sinh khác nhau chủ yếu là ở lớp 6 ( đối với các em học sinh xã Bình
Dương nói riêng cũng như học sinh trong huyện nói chung ở bậc tiểu học
các em chưa xác định được tầm quan trọng cũng như lợi ích của môn Tiếng
Anh.). Vì thế các em còn chưa chăm học dẫn đến khi lên cấp II vốn kiến
thức các em lĩnh hội được còn rất hạn chế. Vì thế khi được phân công giảng
dạy ở các lớp này, để đảm bảo chất lượng giảng dạy, tôi phải chú ý phân loại
đối tượng, từ đó xác định kiến thức truyền đạt và xây dựng phương pháp dạy
học phù hợp.

.7


II. Biện pháp giải quyết:
1.. Quá trình phát triển kinh nghiệm:
Thực trạng học sinh học yếu môn Tiếng Anh khá phổ biến ở các địa
phương trong huyện, tại đơn vị tôi đã được phân công giảng dạy nhiều năm
liền và hầu như các lớp mà tôi giảng dạy đều có đối tượng học sinh yếu, kết
quả học tập của các em còn nhiều hạn chế, riêng ở khối lớp 7 tỉ lệ học sinh
dưới trung bình của bộ môn tôi phụ trách đầu năm học 2018-2019 là 30 %.

Với thực trạng trên tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ để giúp đỡ các em học
tập tiến bộ, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, qua nghiên cứu tìm ra các
phương pháp giảng dạy phù hợp, đạt hiệu quả, kết quả giảng dạy của tôi hiện
nay có bước tiến bộ hơn so với các năm về trước.
2. Nắm rõ năng lực học tập bộ môn của học sinh:
- Để có được càng nhiều thông tin cũng như hiểu biết về mỗi học sinh,
bắt đầu từ đầu năm tôi đã tìm hiểu các em thông qua các hình thức như: tiếp
xúc với từng đối tượng học sinh theo yêu cầu đặt ra của bản thân, muốn có
điều đó tôi đã tạo ra sự thân thiện với học sinh thông qua các tình huống
như:
Vào giờ ra chơi tôi ngồi lại lớp hỏi thăm về tình hình học tập của các
em, trong đó có các em như em Mạnh ,Tùng Dương, Ngọc Ánh ,Thanh
,Hiên,Trần Quỳnh..…lớp 7C ( năm học 2018-2019) qua trao đổi tôi được
biết các em này làm bài mà còn lo lắng không biết đúng hay sai mà không
dám hỏi khi có nhiều học sinh giỏi hơn đang ở trong lớp. Tôi mới đến và tạo
mối quan hệ thân thiện bằng cách hỏi thăm “học ở các môn học giáo viên có
thường gọi các em lên bảng để làm bài không?, giáo viên có khen ngợi em
không?, về nhà chuẩn bị bài như thế nào?...” sau đó các em mới thấy dễ gần
gũi với giáo viên và bắt đầu hỏi bài, thường xuyên giơ tay phát biểu khi biết
câu trả lời.
- Ngoài ra để nắm thêm thông tin về học sinh tôi còn tiếp xúc với một
số phụ huynh trong phạm vi có thể, với giáo viên chủ nhiệm và một số giáo
viên bộ môn khác
- Bên cạnh đó tôi cũng đã thể hiện sự thân thiện hòa đồng, tình yêu
thương và quan tâm đến các em, tìm ra điểm tích cực trong mỗi học sinh làm
cho các em thấy tốt hơn và nói điều đó với các em vào dịp các em học lớp
bồi dưỡng học sinh yếu mà tôi phụ trách ( do trường tổ chức bồi dưỡng học

.8



sinh yếu) vì những học sinh chưa được học môn tiếng Anh ở các trường tiểu
học, một số em học yếu ở lại lớp, nên tôi có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn.
3. Giúp các em nhận ra tầm quan trọng của bộ môn:
Tôi dẫn chứng cho các em biết ngày nay môn tiếng Anh có vai trò rất
quan trọng trong việc tiếp cận những thông tin về khoa học kỹ thuật, đặc biệt
nếu học tốt môn tiếng Anh thì các em dễ dàng học môn tin học, đây là môn
học mà mọi người khi làm việc hoặc lao động sản xuất đều cần thiết, ngoài
ra sau này khi các em ra trường và tìm kiếm việc làm nếu các em biết ngoại
ngữ (tiếng Anh) thì dễ dàng xin việc hơn.
Ví dụ các em nghe thông tin trên báo đài về việc tuyển nhân viên làm
trong các công ty, xí nghiệp, cơ quan nhà nước… ngoài việc có trình độ
chuyên môn đạt chuẩn còn đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ nhất định như
bằng A, B, C tiếng Anh.
Ở tuổi các em còn là học sinh cần phải biết sử dụng tiếng Anh để lên
mạng tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc học.
4. Tôn trọng ý kiến học sinh, khuyến khích tinh thần học tập, mang lại
sự tự tin cho các em:
Thường các em học sinh yếu hay mặc cảm, tự ti, nhút nhát, vì vậy nên
nhạy cảm với các em khi nhận xét hay dùng từ đối với các em, tránh những
nhận xét có tính chê bai, từ ngữ nặng nề sẽ làm cho các em buồn chán, nên
khuyến khích, động viên, khen ngợi bằng cách hoan nghênh các em khi các
em trả lời đúng, nếu như các em trả lời sai giáo viên không nên kết luận là
sai liền mà nên mời bạn khác có ý kiến trả lời sau đó giáo viên mới kết luận.
Đồng thời nên động viên các em cố gắng nhiều hơn để lần sau trả lời đúng.
Để mang lại sự tự tin cho các em nên dành những câu hỏi dễ cho các
em học sinh yếu, khi các em trả lời đúng thì các em trở nên tự tin hơn, mạnh
dạn phát biểu hơn và để khuyến khích các em giáo viên nên khen ngợi các
em.
Nên tạo không khí thoải mái trong giờ học, không áp đặt mà cho các

em tự do phát biểu trình bày ý kiến của mình, đồng thời giáo viên nên dùng
những từ ngữ nhẹ nhàn khi nhận xét, đánh giá các em.
5. Sử dụng các phương pháp để lấp dần khoảng trống kiến thức cơ bản
của học sinh yếu:

.9


“Cái lợi ích của hoạt động động não (Brainstorming) là giáo viên viết
tất cả mọi thứ mà học sinh nói ghi lên bảng. Đối với học sinh yếu hơn, điều
này đặc biệt quan trọng, học sinh đó thấy đóng góp của họ trên bảng làm
cho họ cảm thấy tốt ngay cả học sinh thụ động vẫn còn tham gia khi họ tiếp
tục lắng nghe những người khác làm”
Với phương pháp trên tôi đã áp dụng có hiệu quả vào nội dung bài dạy
cụ thể ở phầnWarmer:
English 7: - UNIT 2: HEALTH
Lesson 1:Getting started.”Going out or staying in ”
Tôi sử dụng trò chơi “Brainstorming” do vậy tôi chuyển qua phần bài mới dễ
dàng hơn khi giới thiệu về vấn đề sức khoẻ đối với con người
Phần này giáo viên viết từ HEALTH lên bảng và yêu cầu học sinh nói và
viêt ra những từ có liên quan đến sức khoẻ của con người.

HEALTH

Strong

sick

Qua hoạt động trên tôi đã áp dụng ở lớp 7B, 7C , 7E tôi thấy các em trở nên
hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu và học tập ngày càng tiến bộ.

Song song đó, “Việc sử dụng làm việc theo nhóm (Groupworks), làm
cho học sinh tham gia tích cực trong học tập”.
Thông thường trong một tiết dạy viết ở khối 8,9 giáo viên có phân
nhóm rõ ràng cụ thể để khi ứng dụng bài tập dễ dàng hơn, còn đối với các
khối 6,7 tùy theo bài, tiết giáo viên có thể phân nhóm 3, 4, 5 học sinh. Trong
đó có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu... Tuy nhiên trong quá trình thực
hiện thường các em yếu ít chịu tham gia đóng góp cho nhóm, vì vậy tôi mới
thử nghiệm phân các em yếu vào một nhóm, nhưng giáo viên phải giao

.10


nhiệm vụ nhẹ hơn và cho các em viết câu đơn giản hơn để làm cho học sinh
thụ động có tự tin và cố gắng hết sức, đồng thời theo dõi các em để giúp đỡ
kịp thời khi các em gặp khó khăn.
Cụ thể tôi đã áp dụng ở lớp 7B, nhóm em ( Bảo,Bình,Hùng,Diễm
Quỳnh,Thuỷ,Minh Phương ….) các em này đều là học sinh yếu, trước đây
khi tham gia vào chung nhóm các bạn khá giỏi, các em này rất ít có ý kiến,
thụ động; khi phân chung các em này vào một nhóm và được giao nhiệm vụ
nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng thì các tham gia tích cực hơn. Như trong
sách English 8:UNIT 1:LEISURE ACTIVITIES
Lesson 3:A CLOSER LOOK 2
Phần warm up:Tôi cho học sinh chơi trò chơi “Slap the boad”
Slap the board:

PLAYING FOOTBALL

WATCHING TV

.11



TRAINING DOG

GOING TO THE PARK
n

MAKING CRAFT

.12


Sau đó tôi hỏi học sinh một số câu hỏi : - Do you like to watch TV ?
-Do you enjoy making craft?
- Do you prefer to go to the park?
Qua đó tôi dẫn dắt học sinh đi vào phần ngữ pháp “Cách sử dụng danh động
từ’ và yêu cầu các em đưa ra ví dụ.
. Grammar:
- I love to watch/ watching TV
- But I think I’ll enjoy listening….
-> In English if we want to follow a verb with another action, we must use a
gerund or an infinitive.
*love, like, hate, start, prefer + Ving/toV
*enjoy, fancy, detest, mind, avoid + Ving
Trong trường hợp này tôi phân công nhóm yếu tìm những câu đơn
giản, khi được giao nhiệm vụ này các em có cố gắng, tham gia tích cực hơn.
Ngoài ra tôi đưa ra những giải pháp như chia nhóm theo từng đối
tượng
( như yếu từ vựng, ngữ pháp…) và thực hiện các bước sau:


( hình ảnh mang tính chất minh họa)

.13


Khi hướng dẫn hoc sinh học phần ngữ pháp thì hiện tại hoàn thành. Tôi
cuốn hút học sinh bằng cách hỏi các em trả lời tạo sự cuốn hút các em vào
cuộc, tôi cho ví dụ là tôi đã dạy học ớ Trường THCS- Bình Dương từ năm
2000. Sau đó hỏi các em tôi làm việc ở đây khoảng bao lâu và dẫn vào thì
hiện tại hoàn thành.
Ví dụ như: English 8, UNIT 8: ENGLISH SPEAKING COUNTRIE
Lesson 3: ACLOSER LOOK 2
*Present Perfect: (Thì hiện tại hoàn thành)
-Công thức:Thể khẳng định
I, you, we, they, danh từ số nhiều + have + Ved/3
He , she, it , danh từ số ít

+ has + Ved/3

EX: I have lived here since 2000.
she has been here for 10 years.
-Cách dùng:.Diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ và vẫn còn
lien quan đến hiện tại hoặc tương lai.
-Dấu hiệu nhận biết: since + mốc thời gian , for + khoảng thời gian

.14


- Học sinh làm bài tập điền have/ has và since / for vào chỗ trống để
luyện thuộc các ngôi đi với động từ have/ has hoặc since / for trước từ

chỉ thời gian..
Exercise 1.
1. She……played tennis …. three years.
2. They……..lived here ……2009.
3. My parents …….been workers …….they were 25 years old.
4. Mr. Ba ……driven a taxi …….a long time.
5. My students……..learnt English……..4 years.
6. I have not met her ……last week .
…………………………………….
- Sau đó học sinh bắt đầu luyện sang bài tập chia động từ của thì
hiện tại hoàn thành.
Exercise 2.
1. Mary ( not write ) to me for two years.
2. We (study) maths since 2p.m.
3. It ( rain) for two hours.
4. Tom (watch ) TV since 4a.m
III. Họp tổ, dự giờ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp:
Mặc dù mỗi giáo viên được phân công giảng dạy ở các lớp khác nhau
nhưng vẫn có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy sau khi dự giờ và họp tổ
mỗi tháng vì thế mà tôi học hỏi được nhiều ở đồng nghiệp, từ đó đúc kết
được nhiều kinh nghiệm, giảng dạy linh hoạt tháo gỡ những thắc mắc, học
hỏi những cái hay, cái mới ở đồng nghiệp, cụ thể qua tiết dự giờ:
Lớp 7A –UNIT 7:TRAFFIC
Phần- speak and listen giáo viên hướng dẫn phần “while-speaking” rõ ràng
dễ hiểu và khi giáo viên cho học sinh thực hành, đối với lớp yếu thì thêm từ
vào bên cạnh bức tranh để học sinh tập nói với cấu trúc “used to” và kết quả
là học sinh làm phần liên hệ thực tế rất tốt từ đó dẫn qua phần “pre-listening”
tốt hơn.

.15



.16


Phần này yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm nhìn vào những bức
tranh để hỏi và trả lời, sử dụng cấu trúc “used to + v”
EX: Did you use to play football in the street when you were small ?
Where did children use to swim when they were small?
What did you use to do when you were a child?
Ngoài ra tôi còn học hỏi được kinh nghiệm ở đồng nghiệp thông qua các
buổi họp tổ chuyên môn,
IV.Kết quả đạt được:
1. Đối với học sinh:
Đối với các em học sinh yếu trở nên thích phát biểu hơn, chủ động
hơn trong việc học, tích cực đóng góp xây dựng bài, giờ học trở nên sôi nổi,
chất lượng học tập của các em ngày càng tiến bộ. Đặc biệt là đối với học
sinh khối 6, do có 1 số em mới làm quen với môn Tiếng Anh.
Qua thời gian áp dụng một số biện pháp nêu trên ở Học kì II năm học
2018-2019 và đầu năm 2019-2020 được tăng lên.

Năm học
Năm học
2018-2019
Kiểm tra lần 1
Kiểm tra lần 2
Năm học
2019-2020
Kiểm tra lần 1
Kiểm tra lần 2


Tổng
số HS

Giỏi Khá
(%) (%)

TB
(%)

Trên
TB
(%)

Yếu
(%)

Kém
(%)

Dưới
TB
(%)

130

11.4

23.6


40.0

75.0

18.0

7.0

25.0

130

18,4

30,1

37.0

85.5

10.5

4.0

14.5

130

20.1


30.7

37.4

88.2

10.6

1.2

11.8

130

21.6

33.6

35.4

9.4

0

9,4

90.6

2. Đối với giáo viên:
+ Tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh yếu.

+ Rèn luyện khả năng thích ứng, linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng
phương pháp.
+ Nâng cao tay nghề, chất lượng giảng dạy bộ môn.

.17


3. Đối với tổ chuyên môn:
+ Chia sẽ tạo thêm nhiều kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc
giảng dạy học sinh yếu.
+ Kích thích, tạo thêm động lực cùng nhau thi đua sáng tạo giữa các
thành viên trong tổ, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu
cầu hiện nay.
4. Đối với nhà trường:
Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, cụ thể là hạn
chế tình trạng học sinh yếu, kém và đồng thời góp phần hạn chế tình trạng
học sinh nghỉ học (do các em học yếu dẫn đến chán và bỏ học), phù hợp với
xu hướng vươn đến việc đạt chuẩn quốc gia của nhà trường trong thời gian
tới.
V. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
1. Trình bày lại kết quả kiểm nghiệm:
Qua thời gian áp dụng các biện pháp nhằm giúp các em hoc sinh yếu
học tốt môn tiếng Anh, nhiều em trước đây là học sinh yếu nay đã học tập
tiến bộ, mạnh dạn phát biểu, chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên.
2. Phạm vi tác dụng của chuyên đề:
Với kết quả đạt được khá khả quan, kinh nghiệm của tôi đã được trình
bày trong tổ chuyên môn, với những minh chứng cụ thể những giải pháp của
tôi đưa ra được tổ ghi nhận và cùng nhau đóng góp xây dựng thêm cho hoàn
chỉnh.
3. Nguyên nhân thành công và tồn tại:

a. Nguyên nhân thành công:
-. Đối với giáo viên:
- Người giáo viên phải vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học
vào tình hình thực tế, để có hiệu quả cao nhất.
- Người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, đầu tư trí tuệ, công sức cho
việc soạn giáo án; cái quan trọng phải là người thật sự có tâm huyết với
nghề, hết sức thương yêu, luôn quan tâm động viên giúp đỡ các em.
- Cần có sự chia sẽ, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp trong tổ
chuyên môn sự hỗ trợ, giúp đỡ của BGH nhà trường, của các thầy cô bộ môn
và GVCN.

.18


-. Đối với học sinh:
- Các em phải được sự động viên, giúp đỡ kịp thời của giáo viên, đồng
thời phải có ý thức học tập, chuẩn bị bài ở nhà, vào lớp tập trung lắng nghe
và làm theo hướng dẫn của thầy cô, tích cực đóng góp xây dựng bài.
- Ngoài ra thông qua sự hướng dẫn và chỉ bảo của thầy cô các em còn
phải biết học tập ở bạn bè những cái hay, cái tốt, có phương pháp tự học phù
hợp với điều kiện thực tế và khoa học.
b. Tồn tại:
- Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải tốn nhiều công sức, làm việc vất vả hơn trong một tiết dạy.
- Giáo viên phải mất nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu nguyên nhân các
em học yếu cũng như đặc điểm tâm lý của từng em.
-. Đối với học sinh:
- Một số em nhận thức chưa tốt trong việc học, còn ham chơi, thụ
động trong việc học, phương pháp học chưa phù hợp.
4. Bài học kinh nghiệm:

- Chuẩn bị giáo án thật kỹ, sử dụng các phương pháp và phương tiện
dạy học phù hợp và đặc biệt là phải thật sự linh hoạt trong quá trình giảng
dạy nhằm thu hút các em.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm với
đồng nghiệp để ngày càng tiến bộ.
- Trong các tiết dạy tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giúp
các em hứng thú học tập hơn.
- Người giáo viên phải luôn gần gũi các em, nắm được tâm tư tình
cảm của các em để kịp thời động viên giúp đỡ các em vượt qua khó khăn
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Việc bồi dưỡng học sinh yếu là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người
giáo viên, để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi người giáo viên phải thật sự
tâm huyết với nghề, hết lòng thương yêu các em, bởi vì mỗi đối tượng học
sinh yếu đều do những nguyên nhân khác nhau, cái quan trọng là phải tiếp
cận và tìm hiểu chính xác những thông tin về các em, tìm ra những điểm tích

.19


cực và hạn chế ở mỗi em, tạo cho các em niềm tin vào bản thân, từ đó phát
huy các mặt tích cực, khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập.
Là người giáo viên, nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng cũng đầy vinh
quang đó là “trồng người”, người giáo viên phải thật sự là chỗ dựa vững
chắc cho các em vươn lên trong học tập, là cầu nối, tiếp thêm niềm tin cho
các em học tập tốt hơn, nhằm góp phần xây dựng một thế hệ tương lai sau
này có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề vững vàng để xây dựng và
phát triển đất nước. Muốn làm được điều này chúng ta không thể không làm
tốt nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh yếu ngay từ trong nhà trường./.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về“ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

GIÚP HỌC SINH YẾU HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG
THCS “
( SOLUTIONS HELP WEAK STUDENTS IMPROVE THEIR
ENGLISH ).
Tôi rất mong được sự góp ý trao đổi của các bạn đồng nghiệp cũng
như những người yêu thích bộ môn Tiêng Anh, để tìm ra những phương
pháp tối ưu nhất nhằm giúp học sinh có hứng thú và say mê học tập.
Rất mong sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của các đồng chí để cho chuyên
đề của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

.20



×