Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đạt hiệu quả cao tại trường mầm non hải vân, huyện như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH
TRƯỜNG MẦM NON HẢI VÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG TRƯỜNG
HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG
TÍCH ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TẠI TRƯỜNG MẦM NON
HẢI VÂN, HUYỆN NHƯ THANH.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Hải Vân
Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hóa.
Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Quản lý

NHƯ THANH NĂM 2019

0


MỤC LỤC
MỤC
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2


2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.4
3
3.1
3.2

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của việc xây dựng trường học an toàn phòng,
chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Hải Vân
Các giải pháp sử dụng
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng
nâng cao nhận thức cho CBGV,NV về xây dựng trường học
an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ
trong các hoạt động ở trường mầm non
Chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục
phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an
toàn trong các chủ đề, các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Phối hợp với trung tâm y tế và phụ huynh để làm tốt công tác

phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với giáo viên và nhà trường
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

TRANG
2
2
2
3
3
3
3
4
7
7
9
12
14
17
18
18
19

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1



1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân.
Là nền móng vững chắc trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người
trong thời đại mới, thời đại xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu giáo dục đặt ra trong lứa
tuổi này là giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách, tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một. Vì
vậy, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chăm sóc nuôi dưỡng, giáo
dục, giúp trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối hài hòa thì việc nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi
trẻ ở độ tuổi này, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí, với bản chất tò mò, hiếu kỳ
và luôn muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ, trẻ chưa nhận thức được
những mối nguy hiểm xung quanh hay phải đối mặt với nhiều tình huống nguy
hiểm trong cuộc sống, trẻ chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh để tự bảo vệ
mình nên thường sảy ra những tai nạn thương tích không mong muốn. Bên cạnh
đó cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp cũng
dẫn tới các sang chấn về tâm lí, gây ra các tai nạn về khủng hoảng tinh thần và
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn,
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở độ tuổi mầm non là nhiệm vụ vô cùng
quan trọng được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Nội dung phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ cũng đã thường xuyên được Phòng giáo dục và các
nhà trường đưa vào các chuyên đề để tập huấn cho giáo viên nhằm đảm bảo an
toàn cho trẻ.
Nhưng trên thực tế thì các trường mầm non nói chung và trường mầm non
Hải Vân nói riêng, tỷ lệ học sinh huy động ra lớp cao và hiện nay do cơ sở vật
chất còn thiếu thốn nên đa số các nhóm, lớp đều dôi dư số lượng học sinh so với
định biên, nhiều trường thiếu phòng học hay một số lớp học sập sệ nứt nẻ, dột,
đồ dùng đồ chơi không đảm bảo an toàn, sân chơi không đủ diện tích. Công tác
kiểm tra, theo dõi, đánh giá nội dung bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ

trong nhà trường chưa được làm thường xuyên, chặt chẽ, chủ yếu là định tính,
kết quả thường chung chung, không rõ ràng. Thiết bị y tế còn thiếu chưa được
trang bị đầy đủ, những loại thuốc chữa những bệnh thường gặp còn hạn chế về
số lượng …tất cả những điều đó đều tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn thương tích
cho trẻ. Trong khi các nhà quản lý và giáo viên không thể biết trước được những
tai nạn thương tích xảy ra hằng ngày với trẻ như thế nào, vào lúc nào. Mặt khác,
số lượng trẻ trong lớp đông, có nhiều trẻ bướng bỉnh, hay quậy phá khiến giáo
viên bị căng thẳng dẫn đến hiện tượng quát mắng, dọa nạt trẻ, nhốt trẻ vào nhà
vệ sinh…Nhiều trường mầm non vẫn để xảy ra tình trạng mất an toàn đối với
trẻ, ứng xử của một số cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên chưa chuẩn mực. Cá
biệt đã xảy ra một số vụ bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ
em… mà báo trí, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin
gây bức xúc cho phụ huynh và xã hội.
Đứng trước thực trạng này, là một người cán bộ quản lý bản thân tôi luôn
băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để các cháu trong nhà trường
mình quản lý được bảo vệ an toàn tuyệt đối về tính mạng và tinh thần? Vì vậy
2


trong năm học 2018 - 2019 tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp chỉ đạo xây
dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đạt hiệu
quả cao tại trường mầm non Hải Vân, huyện Như Thanh” để nghiên cứu,
nhằm hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ giúp nhà trường nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục và tạo được uy tín từ phụ huynh học sinh và lãnh đạo
các cấp.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm ra nhiều biện pháp chỉ đạo giáo viên phòng tránh tai nạn thương
tích và đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Tạo môi trường sống an toàn,
lành mạnh cho mọi trẻ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố
nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong gia đình, nhà trường và cộng

đồng.
- Giúp giáo viên củng cố và cập nhật kiến thức một số tai nạn thương tích
thường xảy ra với trẻ để từ đó có kỹ năng trong việc sơ cấp cứu ban đầu cũng
như có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ có hiệu quả
- Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về một số tai nạn thương tích, các
loại đồ dung đồ chơi, các khu vực có nguy cơ sảy ra tai nạn thương tích cũng
như có một số kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân
và những người xung quanh.
- Tăng cường ý thức của các bậc phụ huynh từ đó nâng cao ý thức trách
nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn
thương tích.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Hải Vân, huyện Như
Thanh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập số liệu điều tra, xử lí số
liệu và rút ra nhận xét và kết luận về việc xây dựng môi trường an toàn phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ
- Phương pháp điêu tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: dùng hệ thống
các câu hỏi nhằm nắm bắt kiến thức, thái độ và kĩ năng của cô và trẻ.
- Phương pháp quan sát:
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
* Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
Là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ
được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường

được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng
trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ

3


quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban,
ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ.[1]
* Tai nạn:
Là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên
thương tích cho cơ thể. [1]
* Thương tích:
Là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài
khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết
cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.[1]
2.1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn
sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ
còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất
cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các
điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn, khi
vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích sẽ để lại những hậu
quả không tốt cho trẻ. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn thương tích đều có thể
phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định
được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ.
Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử
vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ, vì vậy việc bảo đảm an
toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đã
và đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.

Ngày 15/4/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số13/2010/
TT-BGD&ĐT Qui định về việc “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống,
tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non”.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, trong thời gian trẻ được chăm sóc, giáo dục
tại cơ sở giáo dục mầm non, ngày 20 tháng 12 năm 2010, Bộ gửi Công văn số
8511/BGDĐTGDMN tới các Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm “Chấn chỉnh tình
trạng không đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non”.
Ngoài ra dựa trên cơ sở luật trẻ em năm 2016, ngày 05/2/2016 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 243/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình
phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 và theo Điều lệ
trường mầm non nhiệm vụ của nhà trường phải chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục
trẻ từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi, phải đảm bảo an toàn về tính mạng và sức
khỏe cho trẻ.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
Ý thức được sự nguy hiểm có thể sảy đến với trẻ hằng ngày. Trường mầm
non Hải Vân luôn đặt vấn đề an toàn cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu và quyết
tâm xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tôi thấy có những thuận lợi và khó
khăn sau:
2.2.1 Thuận lợi:

4


- Trường có một khu trung tâm với 8 nhóm, lớp đúng quy cách, các lớp
đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn. Công trình vệ sinh sạch sẽ
đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Trường có
phòng y tế riêng, tủ thuốc được trang bị khá đầy đủ cho công tác sơ cứu ban đầu:
Bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc sát trùng… Bếp ăn bán trú thực hiện theo quy
trình nguyên tắc bếp một chiều. Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi được đầu tư theo

trường chuẩn Quốc gia. Đủ điều kiện để đáp ứng thực hiện chương trình giáo
dục Mầm non hiện nay.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trên
chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, quan tâm đến trẻ và có ý thức trách nhiệm
cao trong công việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Giáo viên luôn quan sat, bao quát
trẻ mọi lúc mọi nơi, có ý thức nhắc nhở trẻ một số hành động hoặc các nơi có
nguy cơ xảy ra các tình huống tai nạn thương tích cho trẻ. 100% cán bộ giáo
viên, nhân viên trong trường đã được tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề do
Phòng GD&ĐT tổ chức, đặc biệt là chuyên đề “Đảm bảo an toàn, phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ mầm non”
- Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ.

2.2.2 Khó khăn:
- Nhà trường tuy đã được quy hoạch mở rộng thêm quỹ đất nhưng chưa
được đầu tư xây dựng, số lượng trẻ ra lớp đông nên diện tích lớp học/trẻ chưa
đảm bảo theo quy định, đồ chơi ngoài trời cũ bị bong tróc sơn, sân chơi chật
hẹp... ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hoạt động của trẻ và đó cũng là
nguy cơ gây tai nạn thương tích cao.
- Nhận thức của giáo viên trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ trong trường mầm non chưa cao, kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn
thương tích cho trẻ của giáo viên đôi khi còn chưa đúng, chưa linh hoạt do thiếu
chuyên môn.
- Đa số phụ huynh làm nghề nông nên ít có thời gian quan tâm đến con,
cũng như các kiến thức cơ bản về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- Trẻ còn quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế, kỹ năng phòng
tránh tai nạn thương tích còn kém.
2.2.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng
Để làm tốt công tác chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích trong nhà trường có hiệu quả, tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên

và trẻ vào thời điểm đầu năm học 2018 - 2019, kết quả như sau:

5


Bảng khảo sát giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

TT

1

2

3

4

Nội dung khảo sát

Nắm được nội dung
phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ.
Chú trọng lồng ghép
tích hợp giáo dục
phòng tránh tai nạn
thương tích vào các
môn học, các hoạt
động trong ngày của
trẻ.
Có kiến thức về chăm

sóc sức khỏe sơ cứu,
cấp cứu , xử trí ban đầu
phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ.
Công tác phối hợp với
phụ huynh học sinh để
làm tốt công tác phòng
tránh tai nạn thương
tích cho trẻ .

Tổng
số GV
được
khảo
sát

Mức độ đạt được
T

%

K

%

TB

%

Y


18

8

44,4

4

22,2

6

33,3

0

18

6

33,3

5

27,7

7

38,9


0

18

5

27,7

6

33,3

7

38,9

0

18

4

22,2

6

33,3

8


44,4

0

%

Bảng khảo sát chất lượng của trẻ trước khi áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm thông qua phiếu khảo sát của giáo viên

TT

1
2
3

Nội dung

Nhận ra các đồ vật, địa
điểm có thể gây nguy
hiểm
Biết tránh xa các mối
nguy hiểm
Bình tĩnh, biết tìm kiếm
sự giúp đỡ của người
lớn khi thấy mất an toàn
cho bản thân

Tổng
số trẻ

được
khảo
sát

Đạt
T

%

K

%

Chưa đạt
TB

%

Y

%

254

68

26,8 76 29,9

93


36,6 17

6,7

254

69 27,2 79 31,1

85

33,4 21

8,3

254

80 31,5 81 31,9

75

29,5 18

7,1

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy:
- Giáo viên đã nắm được nội dung giáo phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ nhưng chưa đầy đủ. Bước đầu có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sơ cứu,
6



xử trí ban đầu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, nhưng trong khi thực hiện
giáo viên còn lúng túng. Nội dung lồng ghép tích hợp giáo dục phòng tránh tai
nạn thương tích vào các môn học, các hoạt động trong ngày của trẻ và công tác
phối hợp cùng gia đình của giáo viên hiệu quả chưa cao
- Đa số trẻ có hiểu biết cơ bản về một số tai nạn thương tích, các loại đồ
dùng đồ chơi, các khu vực có nguy cơ sảy ra tai nạn thương tích nhưng lại chưa
có một số kỹ năng đơn giản trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho bản
thân và những người xung quanh.
Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng, tôi nhận thấy việc
bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên trong trường để nâng cao chất lượng trong
việc chăm sóc giáo dục trẻ là cấp thiết, vì vậy tôi đã đưa ra một số giải pháp cụ
thể sau:
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng nâng
cao nhận thức cho CBGV,NV về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống
tai nạn thương tích.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm
non
được
coi
là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với
công
tác
chăm
sóc
giáo dục trẻ hiện nay. Giáo viên, nhân viên là những người trực tiếp thực
hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Hơn ai hết họ phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về
phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình. Nếu giáo viên, nhân viên không được bồi dưỡng thường

xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn
xảy ra với trẻ.
Để cung cấp kiến thức đúng và đầy đủ về nguyên nhân tai nạn thương
tích, các loại tai nạn thương tích, cách phòng tránh tai nạn thương tích, phương
pháp xử lí hiệu quả khi tai nạn thương tích xảy ra cho trẻ. Từ đó giáo viên có
được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xẩy ra tai nạn một cách
thường xuyên và có biện pháp khắc phục kịp thời. Với cương vị là Hiệu trưởng Trưởng ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống tai nạn thương tích của
nhà trường, tôi tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, tham gia đầy
đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về: đảm bảo an toàn, phòng, chống tai
nạn thương tích trong trường học; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác
phòng cháy chữa cháy; công tác y tế, vệ sinh học đường; công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ... do Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ
chức
Tổ chức bồi dưỡng tập huấn kiến thức tại trường về phòng tránh tai nạn
thương tích trong trường mầm non, cách xử trí sơ cứu thương, phòng tránh một
số tai nạn thường gặp như: gãy xương, hóc, sặc dị vật, đuối nước...
Chỉ đạo Phó hiệu trưởng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn lồng
ghép cho cán bộ giáo viên, nhân viên tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến không
đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non, từ đó lập kế hoạch dự báo các
7


tình huống không đảm bảo an toàn cho trẻ có thể xảy ra và các biện pháp khắc
phục. Đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp
thường xảy ra trong trường mầm non để nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút
kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết.

(Hình ảnh giáo viên thảo luận về công tác phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ trong trường mầm non)
Ngoài việc tham gia đầy đủ vào các chuyên đề do nhà trường và phòng giáo

dục tổ chức tôi còn chỉ đạo giáo viên, nhân tham khảo các tài liệu có liên quan
đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các tai nạn thương tích
thường gặp phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế tại
các nhóm lớp do mình phụ trách. Tham khảo các tài liệu của Trung tâm y tế, các
văn bản chỉ đạo của ngành, các bài viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh
tự nghiên cứu và học tập.
Bên cạnh việc trang bị kiến thức qua tài liệu, qua các bài giảng chuyên đề,
Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp với trạm y tế xã mời Bác sĩ về trao đổi,
thực hành, tổ chức buổi tập huấn “Thực hành sơ cứu phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ” để khắc sâu hơn kiến thức, thực hành về phòng, chống và xử trí các
tai nạn thường gặp cho CB-GV-NV trong nhà trường.

8


(Hình ảnh giáo viên thực hành
cách xử trí một số tai nạn thường
gặp)
Từ những trao đổi, thảo luận,
qua buổi tập huấn thực hành sơ cứu
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
và những tài liệu mà nhà trường cung
cấp. Cán bộ giáo viên, nhân viên trong
nhà trường đã tích cực hưởng ứng
tham gia học tập, rút ra được nhiều
kinh nghiệm chăm sóc và đảm bảo an
toàn cho trẻ. Nắm được kiến thức, kỹ
năng cơ bản về cách phòng chống và
xử lý các loại dịch bệnh cũng như một số các tai nạn thường xảy ra với trẻ.
2.3.2. Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ

trong các hoạt động ở trường mầm non
Tất cả mọi tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ đều có nguyên nhân. Cơ
sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi là nguyên nhân trực tiếp khách quan
tác động đến an toàn tính mạng trẻ trong cả một ngày hoạt động ở trường. Mọi
kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ dù có tốt đến đâu nhưng điều kiện cơ sở vật chất yếu kém thì tai nạn của trẻ
vẫn xảy ra ngoài tầm kiểm soát.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trường, ngay từ đầu năm học tôi đã
chỉ đạo cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm
tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi… của bộ phận mình
phụ trách, kịp thời phát hiện các yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và
báo cáo lại với ban giám hiệu nhà trường để có kế hoạch khắc phục.
Ví dụ:
* Đối với đồ dùng, đồ chơi phục vụ trong các nhóm,lớp:
Tôi chỉ đạo khảo sát đánh giá việc sắp xếp, bố trí các góc hoạt động có
phù hợp với diện tích lớp hay không? trang trí phòng nhóm lớp có đảm bảo tính
thẩm mỹ và độ an toàn cho trẻ? Các đường dây điện, ổ cắm điện có cao xa tầm
tay trẻ? Các kệ giá góc kê có quá cao, có dễ di chuyển khi tổ chức các hoạt động
cho trẻ? Việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi có gọn gàng ngăn nắp, vừa tầm tay của
trẻ hay không? Bên cạnh đó tôi còn chỉ đạo giáo viên phải thường xuyên vệ sinh
đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch
bệnh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ...
* Đối với cơ sở vật chất ngoài lớp học:
- Tôi khảo sát đánh giá số lượng đồ dùng đồ chơi ngoài trời có đủ cho trẻ
hoạt động? đồ chơi nào cần sữa chữa, đồ chơi nào cần phải thay thế bổ sung
thêm? Các khu vực hoạt động như: khu vận động cùng bé yêu; khu vực chơi với
cát, với nước; khu vườn rau của bé,...đã được quy hoạch, thiết kế phù hợp, có
đảm bảo an toàn, sạch đẹp chưa?

9



- Đối với bếp ăn bán trú, tôi chỉ đạo kiểm tra nguồn thực phẩm cung cấp
cho bếp ăn nhà trường có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? có thực hiện chế
độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định?...
- Các khu nhà vệ sinh của trẻ có vệ sinh sạch sẽ, có thiết bị nào bị hư
hỏng, xuống cấp cần thay thế, bổ sung hay không?...
- Phòng y tế có đủ trang thiết bị thiết yếu để sơ cứu ban đầu khi có tai nạn
thương tích xảy ra chưa? Có trang bị đủ số thuốc thông thường theo quy định và
thay thế thuốc thường xuyên khi hết hạn sử dụng hay không?...
Ngoài ra thông qua các đợt thao giảng, dự giờ, thăm lớp tôi quan sát giáo
viên tổ chức các hoạt động cho trẻ có tạo được bầu không khí giao tiếp tích cực,
cởi mở? Trẻ có bị quát mắng, dọa nạn hay bị xúc phạm thân thể hay không?...Từ
kết quả khảo sát đánh giá này bản thân tôi đã thấy được những ưu điểm và
những điểm còn hạn chế của công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mình.Thông qua cuộc họp Hội đồng Nhà
trường và họp Ban chỉ đạo đầu năm tôi lên kế hoạch mua sắm, thay thế, sữa
chữa, bổ sung theo thứ tự ưu tiên. Sau khi thực hiện giải pháp này kết quả đạt
được như sau:
- Phòng học đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, đủ
ánh sáng. Nền nhà đảm bảo khô thoáng, luôn vệ sinh sạch sẽ chống chơn trượt.
Các hành lang đều có rào chắn, tay nắm và lan can để đảm bảo an toàn cho trẻ
khi chơi. Trong lớp các loại đồ dùng, đồ chơi bị hỏng đã được thay thế đồ dùng
đồ chơi mới, sắp xếp gọn gàng và để đúng nơi quy định, dễ cất dễ lấy và có đồ
chơi tự làm luôn đảm bảo an toàn cho trẻ. Đường dây và ổ cắm điện cao xa tầm
tay trẻ và dán nilon với ổ cắm thấp không thể di dời đề phòng chống điện giật
cho các trẻ nhỏ. Tường rào bao quanh, cổng trường được thực hiện ra vào đóng
mở đúng quy định. Không có hàng quà bánh bán rong trong trường.
- Các trang thiết bị hoạt động ngoài trời cũ, quá thời hạn sử dụng đã được
thanh lí thay thế bằng đồ chơi mới, sân thể dục được lát gạch chống trơn, sân

chơi bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô, các cây to, cao ở sân trường được
chặt tỉa cành trước mùa mưa bão, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong lúc
tham gia các hoạt động ngoài trời cùng người lớn.

10


(Hình ảnh trẻ chơi hoạt động chơi ngoài trời)
- Bếp ăn bán trú đảm bảo vệ sinh, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, nhân viên
thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong qúa
trình chế biến, nấu nướng và tổ chức ăn cho trẻ. Sử dụng nguồn nước sạch, thực
hiện quy trình bếp 1 chiều. Hệ thống đun ga an toàn, hợp đồng thực phẩm rõ
nguồn gốc .Thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng
quy định. Trong năm học được các đoàn kiểm tra đánh giá bếp ăn Đạt tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm sảy ra.

(Hình ảnh bếp ăn của nhà trường)
- Xử lý chất thải và nước thải đúng quy định. Nhân viên nấu ăn được
khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên hàng năm
- Các khu nhà vệ sinh của trẻ được xây liền kề với lớp học giúp giáo viên
dễ dàng quan sát trẻ khi đi vệ sinh. Trong năm học khi kiểm tra phát hiện có hư
hỏng, xuống cấp tôi luôn tham mưu với lãnh đạo địa phương tu sữa, nâng cấp
ngay tránh để trẻ có nguy cơ không an toàn
- Phòng y tế nhà trường có đầy đủ các loại thuốc thông dụng và dụng cụ
sơ cứu đảm bảo yêu cầu, có các bảng biểu theo dõi sức khỏe, bảng tuyên truyền,
phác đồ sơ cấp cứu tai nạn thương tích.

11



( Hình ảnh tủ thuốc y tế của nhà trường)
Từ những điều kiện cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn Ban giám
hiệu nhà trường đề xuất ý kiến lên cấp trên để nâng cấp, cải tạo và dành nhiều
công sức kết hợp cùng giáo viên và phụ huynh nâng cấp và sửa chữa kịp thời
các hư hỏng nhỏ để nhà trường có khung cảnh sư phạm đẹp và đảm bảo an toàn
cho trẻ hoạt động. Các lớp nói riêng và toàn trường nói chung không có trường
hợp nào xảy ra tai nạn thương tích.
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục phòng
chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn trong các chủ đề,
các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Mầm non là mau nhớ nhưng cũng chóng
quên cho nên người lớn phải thường xuyên uốn nắn, đôn đốc, nhắc nhở hàng
ngày cho trẻ. Chính vì vậy một trong những biện pháp tốt nhất đễ nâng cao chất
lượng học tập nói chung và giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nói
riêng là trẻ có điều kiện học tập trong mọi lúc mọi nơi mà không thấy nhàm
chán.
Với mục đích trang bị cho trẻ hiểu biết về một số tai nạn thường sảy ra
trong trường mầm non. Đồng thời dạy trẻ một số kĩ năng phòng tránh đơn giản
để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tôi đã chỉ đạo các đồng chí giáo viên tích cực suy
nghĩ tìm tòi các hình thức, biện pháp lồng ghép một cách hợp lí nội dung giáo
dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các chủ đề và các hoạt động trong
ngày của trẻ.
Đầu năm tôi lập kế hoạch chỉ đạo công tác xây dựng trường học an toàn,
phòng, tránh tai nạn thương tích chung cho nhà trường.Trên cơ sở kế hoạch
chung của nhà trường, mỗi lớp có 1 kế hoạch riêng để triển khai thực hiện cụ thể
hơn ở lớp mình. Các lớp phải đưa nội dung lồng ghép phòng chống tai nạn
thương tích vào kế hoạch từng chủ đề sao cho phù hợp với từng độ tuổi trẻ, từng
nhóm lớp, đảm bảo tính lôgic, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ phải từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tăng dần yêu cầu để trẻ có sự cố gắng và
mong muốn vươn tới.

12


Ví dụ 1: Chủ đề “ Gia đình của bé”
Dạy trẻ nhận biết, phân biệt một số đồ dùng gây nguy hiểm (phích nước
nóng, dao, kéo…), các đồ dùng sử dụng thiết bị điện trong gia đình: quạt, ti vi,
tủ lạnh, ấm điện … và một số nguy hiểm có thể gặp phải khi sử dụng điện: điện
giật, chập cháy, nổ… biết cách phòng tránh: khi sử dụng phải có người lớn,
không tự ý cắm phích điện hay thò tay vào ổ điện.
Ví dụ 2: Chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông”.
Cô giúp trẻ hiểu được:
- Một số quy định đơn giản, đèn tín hiệu giao thông, biển báo giao thông
đơn giản…để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
- Cho trẻ gạch nối những hành động đúng - sai, các hành vi văn minh khi
tham gia giao thông.
- Lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích bằng cách giáo dục
trẻ không chơi đùa ngoài đường, khi đi phải đi vào lề đường phía bên phải,
muốn sang đường phải có người lớn dắt, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy,
ngồi trên ô tô không thò đầu thò tay ra ngoài… tránh tai nạn.
Ví dụ 3: Chủ đề “Thế giới động vật xung quanh bé”
- Quan sát qua tranh ảnh, băng hình, các con vật thật... bày tỏ những hiểu
biết theo kinh nghiệm của bản thân về các con vật gần gũi.
- Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn khi chơi gần một số con vật
gần gũi như bị chó cắn, mèo cào… tránh các con vật có thể gây nguy hiểm đến
tính mạng như Ong, Gấu, Hổ…
Ví dụ 4: Chủ đề “Tết và mùa xuân”
- Quan sát các hoạt động diễn ra trong ngày tết qua băng hình, tranh ảnh
và thực tế ở địa phương. Biết được mùa xuân là mùa lễ hôi, thực phẩm trong
ngày tết cũng đa dạng, nhiều chủng loại hơn nên cần phải cẩn thận hơn trong ăn
uống, sinh hoạt. Ăn chín, uống sôi đề phòng bị ngộ độc thực phẩm…

Ví dụ 5: Chủ đề “Thế giới thực vật”:
- Quan sát các loại cây để biết được sự phong phú về chủng loại, màu sắc,
ích lợi…Biết tác dụng của cây xanh đối với đời sống con người.
- Giáo dục trẻ không bứt lá, bẻ cành…không được leo trèo lên cành cây
dễ sảy ra tai nạn rất nguy hiểm.
Tất cả các chủ đề trong năm học đều có thể lồng ghép nội dung phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ. Lưu ý chú trọng chỉ đạo thực hiện nội dung
chuyên đề nhưng không được làm mờ đi nội dung trọng tâm của mỗi hoạt động
của trẻ.
Cuối mỗi chủ đề, giáo viên tự đánh giá, ban giám hiệu kiểm tra, đánh giá,
xếp loại, đưa ra nhận xét rút kinh nghiệm cụ thể cho từng lớp và đề ra các yêu
cầu bổ sung cho chủ đề tiếp theo. Cuối học kì, cuối năm học, giáo viên và ban
giám hiệu đối chiếu kết quả đạt được với chỉ tiêu đặt ra để đánh giá xếp loại các
lớp (giáo viên, trẻ) về việc thực hiện chuyên đề, có động viên, khen thưởng hoặc
phê bình, trách phạt kịp thời.
Thực tế hàng ngày trẻ được tham gia nhiều hoạt động nhưng trẻ chỉ biết
rằng mình học, ăn hoặc chơi theo ý thích của bản thân trẻ, điều này rất nguy hại
bởi trẻ cũng là một thành viên tham gia vào cuộc chiến chống lại tai nạn thương
13


tích. Vì vậy, ngoài việc chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục
phòng chống tai nạn thương tích trong các chủ đề mà tôi còn chỉ đạo giáo viên
cần tích hợp một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động trong ngày (vui chơi, học
tập, đi dạo...) cho trẻ đúng lúc, đúng yêu cầu. Và trang bị những kiến thức cần
thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích để trẻ biết tự bảo vệ mình khi
cần thiết.
* Ví dụ:
- Giờ đón trẻ: Giáo viên cần quan sát xem trẻ có mang vật sắc nhọn đến
lớp hay không và trò chuyện cùng trẻ về các đồ vật gây nguy hiểm, cách phòng

tránh.
- Trong giờ thể dục: Cô giáo nên nhắc trẻ khi xếp hàng bạn bé đứng trước,
bạn lớn đứng sau, không được xô đẩy bạn làm bạn ngã.
- Các giờ hoạt động học: Giáo dục trẻ không được cho bút màu vào mũi,
vào tai, không chọc bút vào mắt bạn, không nô đùa khi cầm kéo cắt giấy...
- Hoạt động ngoài trời: Giáo dục trẻ không được xô đẩy bạn, không trèo
cây và các con vật ngoài vườn cổ tích, biết tránh những nơi nguy hiểm …
- Đối với hoạt động góc: Giáo dục trẻ biết đoàn kết trong khi chơi, không
tranh dành đồ chơi của bạn, không chơi đồ chơi sắc nhọn, không bỏ các loại hột,
hạt nhỏ vào tai, mũi…Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp…

(Hình ảnh chơi hoạt động góc của trẻ lớp 5 - 6 tuổi B)
- Đối với giờ ăn: Không để trẻ chạy nhảy, không nghịch vào những nồi
cơm, nồi canh nóng. Không nói chuyện, cô nhắc trẻ ăn miếng nhỏ, nhai kỹ,
không cười đùa trong khi ăn dễ gây hóc, sặc …
- Đối với giờ ngủ: Không để trẻ được tự ý trốn ra ngoài chơi, không được
nghịch đồ chơi, không cầm đồ chơi khi đi ngủ, không ngậm đồ chơi trong
miệng…
- Thông qua hoạt động chiều:
+ Trò chuyện với trẻ và xem tranh ảnh có nội dung về mất an toàn dẫn
đến tai nạn thương tích.

14


+ Cho trẻ kể về một số đồ dùng đồ chơi, một số đồ dùng gia đình có thể
gây nguy hiểm với trẻ.
+ Cho trẻ xem hình ảnh về một số tai nạn thường thấy ở trẻ như: ngã cầu
trượt, gãy tay, chân, bỏng nước nóng, trèo cây, ngã xuống ao… để trẻ cùng thảo
luận. Cô cần khuyến khích để trẻ nhận thức được: hành vi đó là đúng hay sai?

Khi xảy ra trưởng hợp đó trẻ cần phải tìm sự giúp đỡ của người lớn như thế
nào?...
Từ đó giáo viên dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để đảm bảo an toàn,
phòng tránh tai nạn thương tích như không trèo cây, chơi gần ao, không nghịch
lửa, không chơi thả diều dưới đường dây điện…
Tóm lại việc lồng ghép giáo dục nội dung phòng tránh tai nạn thương tích
thông qua các chủ đề các hoạt động mọi lúc mọi nơi đã từng bước hình thành ở
trẻ những nhận thức và kĩ năng phòng tránh một số tai nạn thương tích gây nguy
hiểm cho bản thân.
2.3.4. Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp để phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường
* Công tác tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh học sinh.
Công tác tuyên truyền tới phụ huynh có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ
rất thiết thực trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Để tạo cho trẻ
một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể thì cần phải có sự kết
hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, tôi đã trao đổi với các
đồng chí giáo viên lên kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các phụ huynh ngay từ
đầu năm học bằng nhiều hình thức như:
- Hàng năm thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm, nhà trường chỉ
đạo cho giáo viên tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng chống tai nạn thương
tích tại trường với các nội dung:
+ Ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường mầm non, trong đó có hoạt
động đảm bảo an toàn cho trẻ, không có tai nạn thương tích xảy ra có liên quan
trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
+ Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên
truyền nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích
cho trẻ.
+ Vận động phụ huynh đóng góp tự nguyện ngoài các khoản quy định, để
mua sắm trang thiết bị xây dựng trường trường học an toàn
- Ban giám hiệu nhà trường cũng thường xuyên chỉ đạo các lớp xây dựng

góc trao đổi với phụ huynh có nội dung phòng chống tai nạn thương tích trong
nhà trường ở trước cửa lớp học bằng các hình thức phù hợp, nội dung phong phú
về công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ. Thông qua bảng tin
trong trường; dưới hình thức các bài viết, sưu tầm trên báo chí, trên mạng hoặc
các bài tự biên ngắn gọn chắt lọc thông tin dễ hiểu, dễ áp dụng kèm theo hình
ảnh minh họa nên được phụ huynh rất quan tâm.
Ví dụ : Phòng chống tai nạn thương tích thường gặp; Giáo dục nhận biết,
phòng tránh đuối nước; Bé cần làm gì khi có mưa dông, sấm sét? .v.v.

15


(Một số hình ảnh ở góc tuyên truyền với phụ huynh)
* Phối hợp với trạm y tế xã Hải Vân khám sức khoẻ và cân đo theo định
kỳ.
- Phối hợp tốt với các cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
là một trong những biện pháp quan trọng giúp nhà trường theo dõi được sự phát
triển về thể lực trẻ, phát hiện kịp thời những bệnh tật và đột biến của cơ thể trẻ.
Ngoài ra còn phổ biến và tập huấn cho giáo viên những hiểu biết kiến thức, kỹ
năng về vệ sinh phòng dịch bênh, phòng, chống các tai nạn thương tích cho trẻ ở
trường mầm non.
- Đầu năm học đã cung cấp cho nhà trường những tài liệu về phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ, tài liệu về chăm sóc sức khỏe, phác đồ sơ cấp cứu,
các loại tranh, ảnh tuyên truyền về phòng tránh tai nạn thương tích và tranh về
các loại dịch bệnh cho trẻ.
- Hăng năm nhà trường phối hợp với y tế xã khám sức khoẻ định kỳ cho
trẻ 2 lần/năm theo dõi, kiểm tra và phân loại sức khoẻ của trẻ theo biểu đồ tăng
16



trưởng để có chế độ chăm sóc kịp thời, phù hợp. Khám sức khỏe cho giáo viên 1
lần/năm.
Với các nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú như trên chúng tôi
đã thu được kết quả như sau:
+ Đa số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng
trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ là rất cần thiết. Từ
đó đã phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng có biện pháp chăm sóc phòng,
chống các tai nạn thương tích và các dịch bệnh cho trẻ. Phụ huynh có ý thức hơn
trong công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho con em mình, đã ủng hộ kinh
phí xã hội hóa cùng nhà trường xây dựng nâng cấp sân trường và sửa chữa một
số đồ dùng đồ chơi, tạo điều kiện cho cô và trẻ trong mọi hoạt động
+ Phụ huynh sưu tầm những bức tranh, hình ảnh hành vi sai (dẫn đến gây
tai nạn thương tích) để nhà trường treo ở bảng tuyên truyền của các lớp. Qua đó
trẻ sẽ biết được về các hành vi không nên làm của mình.
+ Trạm y tế xã đã cung cấp cho nhà trường một số các tài liệu và tranh
ảnh tuyên truyền cúm H5N1, sởi , thủy đậu, tay chân miệng... Các bệnh tiêu
chảy cấp, sốt xuất huyết, viêm não nhật bản… Đã tổ chức khám sức khoẻ định
kỳ 02 lần cho trẻ (vào tháng 11 và tháng 5)
* Phối hợp với phòng GD&ĐT tham gia lớp tập huấn Phòng cháy chữa
cháy do Công an huyện Như Thanh tổ chức.
Nhằm chủ động phòng ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất các vụ cháy, nổ
và thiệt hại do cháy, nổ gây ra. Từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của của
lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong nhà trường. Hằng năm tôi cử cán bộ,
giáo viên tham gia các lớp tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy do phòng
GD&ĐT phối hợp với Công an huyện Như Thanh tổ chức. Mời Công an viên
về tập huấn, thực hành các biện pháp phòng chống cháy nổ cho Cán bộ giáo
viên, nhân viên trong nhà trường. Cung cấp tài liệu cho giáo viên nghiên cứu về
công tác phòng chống cháy nổ ở nhà trường.

17



(Hình ảnh CBGV,NV tham gia lớp tập huấn Phòng cháy chữa cháy do Công
an huyện Như Thanh tổ chức)

Ngoài ra, để phòng chống chập điện, cháy nổ đầu năm nhà trường hợp
đồng với nhân viên sửa chữa điện nước thường xuyên kiểm tra các đồ dùng
thiết bị điện ở tất cả các khu vực, hệ thống bếp ga, để kịp thời xử lý những
thiết bị hư hỏng tránh gây tai nạn thương tích cho cô và trẻ.
Thông qua các lớp tập huấn, thực hành các biện pháp phòng chống
cháy nổ. Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã xử lý hiệu quả các
tình huống cháy nổ xảy ra; nắm bắt được kỹ năng, chiến thuật chữa cháy, cứu
người và thao tác sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy tại chỗ đã trang
bị tại nhà trường.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với giáo viên và nhà trường:
Qua một năm thực hiện và áp dụng những biện pháp chỉ đạo giáo viên
xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ cùng với
sự nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ giáo viên trong trường mầm non Hải Vân,
tôi đã đạt được kết quả khả quan như sau:
2.4.1. Đối với trẻ:
Bảng khảo sát chất lượng của trẻ sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
(Tính đến thời điểm tháng 4/2019)

TT

Nội dung

Tổng
số

trẻ
được
T
khảo
sát

Chưa
đạt

Đạt
%

K

%

TB

%

Y

%

Nhận ra các đồ vật,
1 địa điểm có thể gây 254 97 38,2 80 31,5 73 28,7 4 1,6
nguy hiểm
Biết tránh xa các mối
2
254 94 37 79 31,1 74 29,1 7 2,8

nguy hiểm
Bình tĩnh, biết tìm
kiếm sự giúp đỡ của
3 người lớn khi thấy 254 85 33,5 82 32,3 79 31,1 8 3,1
mất an toàn cho bản
thân
Số lượng trẻ hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích tăng cao
rõ rệt. Hầu hết trẻ đã có kỹ năng nhận diện các nguy cơ nguy hiểm mất an toàn,
biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn để giúp bản thân an toàn. Trẻ ghi nhớ các
số điện thoại khẩn cấp, cứu thương, cứu cháy; trẻ vui vẻ tự tin, thân thiện, yêu
thích đi học.
2.4.2. Đối với giáo viên:
Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho
trẻ, có các kỹ năng chăm sóc, theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ. Nắm vững
[

18


kiến thức về đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ, lồng ghép tích hợp
nhuần nhuyễn trong các chủ đề và các hoạt động giáo dục hàng ngày. Giáo viên
thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh, thông tin pháp luật về hành vi vi
phạm mất an toàn thể chất, an toàn về tinh thần của trẻ.Trong lớp không có các
đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp luôn
đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Bảng khảo sát giáo viên sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
(Tính đến thời điểm tháng 4/2019)

TT


1

2

3

4

Nội dung khảo sát
Nắm được nội dung
phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ.
Chú trọng lồng ghép
tích hợp giáo dục
phòng tránh tai nạn
thương tích vào các
môn học, các hoạt
động trong ngày của
trẻ.
Có kiến thức về
chăm sóc sức khỏe
sơ cứu, cấp cứu , xử
trí ban đầu phòng
tránh tai nạn thương
tích cho trẻ.
Công tác phối hợp
với phụ huynh học
sinh để làm tốt công


Tổng
số GV
được
T
khảo
sát

Mức độ đạt được
%

K

%

TB

%

18

11 61,1

5

27,8

2

11,1


18

9

50

5

27,8

4

22,2

18

8

44,5

6

33,3

4

22,2

18


10 55,6

4

22,2

2

11,1

Y

%

19


tác phòng tránh tai
nạn thương tích cho
trẻ .
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Từ thực tiễn công tác quản lý chỉ đạo, kết hợp với những biện pháp đã áp
dụng trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã chỉ đạo cho giáo viên ở các nhóm lớp
trong trường mầm non Hải Vân xây dựng trường học an toàn phòng chống tai
nạn thương tích đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và giáo dục mầm non trong huyện nhà
nói chung.
Trong quá trình chỉ đạo giáo viên xây dựng trường học an toàn phòng
chống tai nạn thương tích tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Cán bộ quản lý phải nắm vững mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của
việc xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích, phải có năng
lực chuyên môn, năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo điều hành.
- Cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của CBGV, nhân viên
trong trường về nội dung xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non..
- Giáo viên phải phải nắm vững mục tiêu chương trình giáo dục mầm non,
phải quan tâm đến nguyện vọng, các đặc điểm tâm sinh lý trẻ, và phải có sự kiên
trì, khéo léo, tìm tòi, linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới hình thức tổ chức giáo
dục trẻ, trong trang trí lớp, tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
- Chỉ đạo thực hiện thường xuyên có hiệu quả công tác tuyên truyền phối
hợp với phụ huynh để thu hút các nguồn đầu tư từ các tổ chức xã hội, từ phụ
huynh để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phục vụ cho công tác xây
dựng trường học an toàn
2. Kiến nghị, đề xuất:
Để công tác xây dựng xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn
thương tích trong trường Mầm non Hải Vân nói riêng và bậc học Mầm non nói
chung đạt được kết quả cao hơn nữa nhằm phát triển nhân cách trẻ một cách
toàn diện tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
- Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo:
Tham mưu với UBND Huyện biên chế cho các trường Mầm Non một cán
bộ y tế trường học
- Đối với Sở giáo dục và Đào tạo:
Tuy nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc nuôi dạy
trẻ an toàn, môi trường xanh - sạch - đẹp nhưng vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu
hiện nay, kính đề nghị các cấp quan tâm, tham mưu, đầu tư cơ sở vật chất xây
dựng thêm lớp học và bổ sung đồ dùng đồ chơi ngoài trời để đáp ứng nhu cầu
học tập, vui chơi của trẻ trong trường mầm non.
Trên đây là một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Hải Vân, huyện


20


Như Thanh. Rất mong được sự nhận xét, góp ý của hội đồng khoa học các cấp
để đề tài được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Như Thanh, ngày 10 tháng 4 năm 2019
XÁC NHẬN CỦAHĐ S KKN TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác

Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Hiền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư số13/2010/ TT-BGD&ĐT Qui định về việc “Xây dựng trường học
an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non”.
2. Tạp chí Giáo dục Mầm non số 3-2016; số 1-2017
3. Nguồn

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng - Trường MN Hải Vân
TT
1.
2.
3.

4.

5.

Tên đề tài SKKN
SKKN về công tác quản lý chỉ
đạo ở trường mầm non Xuân
Phúc
Một số biện pháp xây dựng
“Nền nếp - kỷ cương” trong
trường mầm non Xuân Phúc
Một số biện pháp xây dựng
“Nền nếp - kỷ cương” trong
trường Mầm non Xuân Phúc
Một số biện pháp nhằm kích sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ nhà
trẻ( 24-36 tháng) thông qua hoạt
động nhận biêt tập nói.
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên trong
Trường Mầm non Xuân Phúc


Cấp
Kết quả
đánh giá đánh giá
xếp loại xếp loại

Năm học
đánh giá xếp
loại

Phòng

B

2008 - 2009

Phòng

C

2010-2011

Phòng

B

2011-2012

Phòng


B

2012-2013

Phòng

B

2013 - 2014
22


6.

7.

Một số kinh nghiệm chỉ đạo
thực hiện và giáo dục trẻ sử
dụng tiết kiệm năng lượng điện,
nước trong trường MN Hải Vân
Biện pháp chỉ đạo giáo viên
thực hiện tốt phương pháp dạy
học tích cực tại trường Mầm
non Hải Vân, huyện Như
Thanh”

Phòng

B


2016-2017

Phòng

B

2017 - 2018

23



×