MỤC LỤC
TT
1
Nội dung
Trang
Mở đầu
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung
2.1 1. Cơ sở lý luận
2. 2.23. Thực trạng vấn đề
3
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân
đồng nghiệp và nhà trường
18
3
Kết luận, Kiến nghị
3.1
Kết luận.
20
3.2
Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Cuộc sống hiện đại đem lại cho con người khá nhiều tiện ích, nhưng theo
đó là sự mất đi, lãng quên dần và đâu đó quá xa lạ đối với nhiều đứa trẻ có được
những cuộc trò chuyện gần gũi giữa bố, mẹ với con cái, còn nhà trường phần lớn
là sự giáo dục đơn phương, cũng vì cuộc sống tấp nập, mọi người, mọi nhà bon
chen, lo toan, mưu sinh nhu cầu cuộc sống. Nói như thế không có nghĩa gia đình
nào cũng vậy nhưng do điều kiện công việc, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Bên
cạnh đó không chỉ ở những gia đình thành phố lớn mà ngay cả ở những vùng
nông thôn như chúng ta đây, ngoài thời gian làm việc, khi nghỉ ngơi lại chơi các
trò giải trí hiện đại như game, facebook, zalo…Bởi lẽ đó mà: Hỡi những nhà
giáo dục, chúng ta hãy suy nghĩ, hãy vạch ra, hãy hành động những kế sách để
làm sao cho lớp lớp măng non của chúng ta được đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết
quả ở những môi trường giáo dục tốt nhất như Bác Hồ muôn vàn kính yêu của
chúng ta đã nói:
“Vì lợi ích mười năm chúng ta phải trông cây
Vì lợi ích trăm năm chúng ta phải trồng người” [1]
Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, trẻ em
hôm nay là công dân của thế giới ngày mai, là lớp người kế tục sự nghiệp của
cha ông ta. Muốn trẻ em trở thành “người lớn” theo đúng nghĩa của nó thì nhất
định phải có tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi cất tiếng khóc chào
đời. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ riêng nhà
trường mà của cả gia đình và toàn xã hội.
Giáo dục mầm non là một bộ phận quan trọng, là bậc học đầu tiên trong
hệ thống giáo dục quốc dân, hình thành cơ sở ban đầu nhằm phát triển toàn diện
nhân cách con người. Chuẩn bị cho trẻ những điều kiện, tiền đề cần thiết để trẻ
bước vào cấp học tiếp theo.
Trong suốt chiều dài công tác trong ngành giáo dục, bản thân được học,
thực hiện rất nhiều nghị quyết của Đảng, các cuộc vận động, nhất là cuộc vận
động của Bộ GD & ĐT về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Qua rất nhiều, rất nhiều cuộc tổng kết tôi được tham dự, được biết, được
nghe qua các phương tiện thông tin đại chúng, ở đó nêu lên rất nhiều ưu điểm
của ngành giáo dục, nhưng tất cả đều không quên phần tồn tại lưu lại từ năm học
này sang năm học khác, từ khoá này sang khoá khác đó là: Chất lượng giáo dục
chưa cao.
Xét về góc độ nhỏ, nhìn nhận lại những kết quả thực tiễn tại trường tôi
công tác, bản thân không thể không đặt ra câu hỏi: Tại sao mỗi cán bộ, giáo viên
rất nổ lực, nhiệt tình, nhưng ngược lại kết quả giáo dục vẫn chưa đạt như nguyện
vọng? Chính bởi các câu hỏi rất cá nhân đó mà tôi trăn trở đi tìm câu trả lời, có
1
lẽ sự nổ lực, nhiệt tình ấy chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giáo dục thời hiện đại bây
giờ, mà điều quan trọng cần phải kết hợp đó là: Sáng tạo trong mọi hoạt động
giáo dục.
Bởi lẽ đó, bản thân mạnh dạn nghiên cứu, nói lên con đường mới trong
công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện suy nghĩ bấy lâu đọng lại trong tâm tư
như những vận dụng và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng ta khẳng định “cùng với
khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [2]. Để góp sức nhỏ bé của
mình về thực hiện các quan điểm đó, là một quản lý điều đầu tiên cần làm: Chỉ
đạo đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng chuyên môn. Chính vì vậy tôi chọn
đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên” Qua đó chỉ mong muốn góp sức nhỏ vào công cuộc Công Nghiệp Hoá,
Hiện Đại Hoá Đất Nước, là tiền đề cho trẻ bước vào cấp học tiếp theo mạnh dạn,
tự tin, năng động, biết và thực hiện tốt một số kỷ năng cơ bản theo nội dung yêu
cầu cho các độ tuổi ở trường mầm non và phần nào đấy tiếp tục thực hiện tốt nội
dung của cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ thực tiễn, tôi nhận thấy việc “Giải pháp nâng cao chất
lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên” là rất cần thiết vì ở độ tuổi này trẻ
được học, ghi nhớ đầy đủ các kiến thức cơ bản và trang bị các kỷ năng cần thiết
không mang nặng hình thức. Bên cạnh đó, tôi mong muốn ở trẻ có được khối
kiến thức cơ bản dễ học nhưng trẻ lại nhớ lâu và khắc sâu trong quảng đường
học tập các cấp học tiếp theo của trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Ở đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên” này, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp nhằm đưa
chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong nhà trường được tốt hơn, từ
đó chất lượng học tập của trẻ mầm non được nâng lên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Là phương pháp tìm ra các luận điểm mang tính thuyết phục về thời gian,
đối tượng liên quan đến đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp khảo sát thực tế:
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về
năng lực chuyên môn thực tiễn của giáo viên và khả năng học
tập của trẻ.
2
* Phương pháp đàm thoại:
Phương pháp này được tiến hành thông qua các cuộc trò
chuyện, các cuộc họp để rút kinh nghiệm và nâng cao chất
lượng chuyên môn, chất lượng học tập của giáo viên và trẻ tại
trường mầm non Cẩm Sơn.
* Phương pháp thống kê:
Phương pháp này được sử dụng để thống kê và đưa ra các
số liệu cụ thể về những tiêu chí đạt hay chưa đạt trong sáng
kiến kinh nghiệm của giáo viên, của trẻ trong trường mầm non
Cẩm Sơn.
2. Nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [3]. Câu nói của
Bác đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và
người học, đó còn là những di sản vô giá, là báu vật thiêng liêng của toàn ngành
giáo dục nói chung, trường mầm non Cẩm Sơn nói riêng.
Mỗi lời nói đó không chỉ khơi dậy lòng yêu nghề, niềm tự hào đối với
nghề, tinh thần trách nhiệm mà còn khơi dậy ý thức học tập của thế hệ trẻ chúng
ta hiện nay và mãi mãi về sau.
Trong Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta nhất quán khẳng định:
“Giáo dục, đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục, đào tạo là
đầu tư cho sự phát triển”” [4]. Bên cạnh đó, tháng 9 năm 1945, tại phiên họp
đầu tiên của Chính phủ Bác Hồ khẳng định rằng: “Một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu” [5]. Thấm nhuần khẳng định của Đảng, lời dạy của Bác lúc sinh thời,
mỗi người chúng ta hãy có trách nhiệm, nổ lực, phấn đấu trong công tác của
mình bằng cách thi đua dạy tốt, học tốt. Vâng, nói thì thật là dễ những làm cách
nào, làm như thế nào? Đó mới là điều mà các nhà giáo dục chúng ta phải cần
suy nghĩ tìm ra những phương hướng tốt nhất để được xã hội luôn kính trọng,
tôn quý, vị nể, xứng đáng với sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói:
“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Bởi chỉ có giáo
dục tốt mới có được “Nguyên khí quốc gia”, nước nhà hưng thịnh, đất nước
phát triển bền vững” [4], nhưng sâu từ bên trong và thực tiễn cho thấy: Mỗi một
cấp học đều có khó khăn, vất vả riêng, mà điều đó được thể hiện rất rõ nét ở các
cô giáo Mầm non. Họ vừa là một Ca sĩ, Hoạ sĩ, Nhà Văn lại vừa là Nhà toán học
và còn là Cô giáo, là Mẹ hiền…đúng thật vậy.
Là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường phải làm thế
nào để có đội ngũ giáo viên hiểu biết sâu, rộng về tư tưởng chính trị, có phẩm
chất đạo đức, có năng lực chuyên môn vững vàng, để sắp xếp giáo viên đúng
3
lớp, phù hợp với năng lực, sở trường và điều kiện hoàn cảnh của mỗi người. Từ
đó tạo cho trẻ có môi trường học tập tốt nhất, hình thành các kỷ năng sống ban
đầu ở cấp học đầu đời, luyện phong thái mạnh dạn, tự tin, hoà đồng, biết kính
trên, nhường dưới, biết ơn, giúp đỡ người khác. Nói một cách cụ thể: Cho trẻ
được học ở ngôi trường với những cô giáo hiểu biết, yêu nghề, mến trẻ, sáng
tạo, thông qua học trẻ được chơi, thông qua chơi trẻ được học. Mỗi hoạt động cô
đều phải dựa trên nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm”, cho trẻ được trao đổi,
được bàn luận, được nói lên ý kiến của mình, cô giáo luôn luôn là thang đỡ, giúp
trẻ đều tiến bộ, trẻ học tốt cũng như trẻ học kém đều cần có môi trường đối sử
thân thiện, hoà nhã, công bằng.
Bởi các điều đó thúc dục và cũng là đòn bẩy thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài
này để nghiên cứu.
2.2. Thực trạng vấn đề:
Năm 2018 – 2019, trường mầm non có tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân
viên 35 đồng chí. Trong đó: Quản lý 03 đồng chí; Giáo viên 30 đồng chí; Nhân
viên 2 đồng chí. Tổng số trẻ 312 cháu, trẻ là người dân tộc mường chiếm 85 %.
Với đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trẻ, nhiệt tình. Trong quá trình chỉ đạo
tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:
* Đối với nhà trường và địa phương:
Được sự quan tâm của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã ngay từ dầu năm học
đã chỉ đạo các thôn tuyên truyền bằng mọi hình thức: Loa phát thanh, qua các
cuộc họp của các Ban ngành đoàn thể, của các thôn bản động viên trẻ trong độ
tuổi mầm non đến trường tạo điều kiện cho nhà trường làm tốt công tác tuyển
sinh huy động trẻ đến trường đạt tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, Nhà trường có chi bộ
Đảng độc lập, số đảng viên trong chi bộ chiếm 63.3% tổng số cán bộ giáo viên,
nhân viên. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên
chuẩn rất quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thân đến đội ngũ giáo viên, nhân
viên và mua sắm trang bị thêm cơ sở vật chất trang thiết bị như ti vi, đầu đĩa, lắp
đặt mạng Wifi, có đàn oocgan, máy chiếu, bàn ghế đầy đủ … để giáo viên thuận
lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
* Đối với bản thân và đồng nghiệp:
Bản thân là một phó hiệu trưởng có trình độ trên chuẩn, có năng lực
chuyên môn vững vàng. Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, đoàn kết, nhiệt tình, yêu
nghề, mến trẻ có tinh thần trách nhiệm cao, luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để
thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
* Đối với trẻ:
4
Trẻ đến trường, lớp đông, đi học chuyên cần, ngoan ngoãn, biết lễ phép
nghe lời ông bà bố, mẹ, cô giáo, đa số trẻ được gia đình quan tâm đưa trẻ đến
trường, lớp ngay từ độ tuổi nhà trẻ.
Khó khăn:
Mỗi một nhà trường đều có thuận lợi và khó khăn riêng, nhưng khó khăn
của trường chúng tôi đó là chất lượng chuyên môn của giáo viên chưa đạt như
tôi mong muốn. Là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi rất lo lắng,
băn khoăn, suy nghĩ tìm hiểu và khảo sát thực tế nguyên nhân gây ảnh hưởng,
đó là:
* Đối với nhà trường và địa phương: Nhà trường đã tham mưu với địa
phương xây dựng khu trung tâm khang trang, tuy nhiên số phòng học không đủ,
xuống cấp dẫn đến quá tải số trẻ trên lớp, các lớp trẻ quá tải gấp đôi, gấp ba so
với định biên, đồ dùng đồ chơi thiếu so với quy định và nhu cầu học tập, vui
chơi của trẻ. Bên cạnh đó, do đặc thù công việc của người cán bộ quản lý phải
kiêm nhiệm nhiều công việc .. … nên ít có thời gian nghiên cứu thêm tài liệu
trên hệ thống thông tin để có nhiều biện pháp hay bồi dưỡng bổ xung thêm kiến
thức cho đội ngũ giáo viên.
* Đối với bản thân và đồng nghiệp: Trong công tác chỉ đạo xây dựng kế
hoạch hoạt động giáo dục chưa chú ý đến lựa chọn mở rộng nội dung đề tài, các
đề tài thường rập khuôn. Đội ngũ giáo viên đông, trình độ năng lực giáo viên
không đồng đều việc nắm bắt các phương pháp, hình thức giáo dục trẻ chưa linh
hoạt chưa có nhiều sáng tạo dẫn đến số lượng giáo viên giỏi cấp huyện còn ít, và
đặc biệt là cách rèn kỹ năng theo nội dung các chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm còn cứng nhắc. Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên chưa biết
tìm ra các phương pháp hay, các biện pháp dạy có hiệu quả cho học sinh yếu
kém, Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế. Bên cạnh đó, khả
năng thiết kế bài giảng điện tử của số đông giáo viên còn lúng túng, chưa thành
thạo, kỹ năng làm đồ dùng dạy học, thiết kế mô hình minh hoạ cho một số hoạt
động dạy trẻ chưa đẹp, chưa hấp dẫn gây sự chú ý cho trẻ nên trẻ chưa hào hứng
tham ra tích cực vào các hoạt động.
* Đối với trẻ: Là một trường miền núi đa số là trẻ dân tộc còn nhiều trẻ
chưa thành thạo tiếng việt, nhút nhát, không năng động, chưa biết làm các công
việc tự phục vụ, kỹ năng sống còn rất hạn chế, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ
chưa tốt, nên số trẻ đạt các lĩnh vực giáo dục cao.
Ví dụ: Khi trẻ uống sữa, ăn quà song trẻ không biết bỏ rác vào thùng rác
mà trẻ vút rác ra sân trường hoặc góc nào đó.
Trong thời gian trẻ tham gia các hoạt động trong ngày, đa số trẻ thích trả
lời các câu trả lời ngắn, ít phải suy luận, ví dụ như có, không, nên dẫn đến khả
năng phỏng đoán, tư duy trẻ chưa đạt yêu cầu.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
Những tồn tại khó khăn đó đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng chuyên
môn của đội ngũ giáo viên và học sinh. Điều đó được chứng minh qua kết quả
khảo sát đầu năm học 2018 -2019 trên giáo viên và trẻ như sau:
* Đối với giáo viên:
Xếp loại
TT
Nội dung khảo sát
1
Hiểu biết về tư tưởng
chính trị
2
Khả năng linh hoạt,
sáng tạo trong thực
hiện nhiệm vụ
3
Phương pháp dạy học
tích cực, lấy trẻ làm
trung tâm
Tổng cộng
TS
giáo
viên
Tốt
Khá
Trung bình
%
TS
%
TS
%
TS
9
30
7
23,3
14
46,7
7
23,3
6
20
17
56,7
8
26,6
6
20
16
53,3
8
26,6
6
20
16
53,3
30
30
* Đối với trẻ: Kỹ năng giao tiếp và chất lượng học tập, ý thức tự phục vụ
và tự lập ... của trẻ đang còn thấp, được thể hiện rõ qua tổng hợp chất lượng đầu
năm học như sau:
Kết quả
Đạt
Nội dung các lĩnh vực giáo
dục
Tổng số
trẻ khảo
sát
Chưa đạt
TS
%
TS
%
Giáo dục phát triển nhận thức
260
83
52
17
Giáo dục phát triển ngôn ngữ
273
87,5
39
12,5
256
82
56
18
Giáo dục phát triển thể chất
285
91
27
9
Giáo dục phát triển tình cảm
và kỹ năng xã hội
281
90
31
10
Giáo dục phát triển Thẩm mỹ
312
6
Tổng cộng
312
271
86,8
41
13,2
Đứng trước những nhiệm vụ lớn của ngành học, bản thân luôn suy nghĩ
tìm ra các phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ
giáo viên, bởi qua các giáo viên đó mới đào tạo ra các thế hệ trẻ phát triển toàn
diện về các mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ và Lao động
2.3.1. Nâng cao sự hiểu biết về tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo
viên.
Tham mưu, tổ chức cho giáo viên học tập các nghị quyết của Đảng, các
văn bản về tư tưởng, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà
nước. Học tập, tiếp thu những nghị Quyết của Đảng bộ địa phương, các văn bản
của ngành, thông tin văn hoá xã hội...xứng đáng với danh hiệu là người đảng
viên gương mẫu trong mọi hoạt động để quần chúng noi theo. Sau mỗi đợt học
tập có sơ kết đánh giá kết quả học tập của từng đảng viên, có khen thưởng, phê
bình nghiêm túc.
Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học điều đầu tiên bản thân tôi quan tâm
nhất là triển khai nhiệm vụ năm học của ngành học; Nhiệm vụ của nhà trường;
Quy chế chuyên môn, Quy chế dân chủ, Chế độ tiền lương cho tập thể sư phạm
nghe và đặc biệt phải cho họ được biết Điều lệ về Trường mầm non mà quan
trọng nhất là yêu cầu giáo viên, nhân viên cần học thuộc Chương V (Giáo viên
và nhân viên); Chương VI (Trẻ em). Qua đó, họ được tiếp thu, được nghe
Quyền, nhiệm vụ của Giáo viên, nhân viên; Quyền, nhiệm vụ của trẻ em,...Từ đó
giúp giáo viên nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ của mình. Có như vậy giáo
viên mới có ý thức học tập tốt, nắm bắt tốt các nội dung, thông tin cũng như kế
hoạch năm học nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết hơn, đó là tiền đề quan
trọng cho mỗi giáo viên phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Chính vì thế, không chỉ bồi dưỡng giáo viên trong học tập, mà cần xây
dựng cho giáo viên có tinh thần tự giác, tự rèn luyện cho bản thân, luôn có lập
trường, tinh thần và ý thức học tập cao, trách nhiệm xây dựng tập thể vững
mạnh. Làm được như vậy cá nhân người quản lý đã chiến thắng một phần lớn
trong nhiệm vụ năm học mà cấp trên giao cho.
2.3.2. Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên thông qua việc
phân công nhiệm vụ trong năm học.
Phân công nhiệm vụ cho giáo viện trong năm học là việc làm vô cùng
quan trọng vì qua đó phần lớn sẽ quyết định sự thành công hay thất bại theo kế
hoạch đề ra của một nhà trường. Hiểu được điều đó, trước khi bắt đầu năm học tôi
tham mưu với Hiệu trưởng phân công một số nhiệm vụ trọng tâm cho giáo viên
2.3.2.1. Sắp xếp giáo viên đứng lớp: Sắp xếp giáo viên đứng lớp nghỉ là
việc làm thật đơn giản, những không đơn giản chút nào. Bởi việc sắp xếp giáo
viên phụ trách nhóm lớp nào, đứng lớp với ai, đó là cả một vấn đề lớn liên quan
7
đến chất lượng dạy, học của cô và trò trong cả năm học. Để làm được điều đó,
trước hết tôi phân loại năng lực chuyên môn, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng,
sở thích…của từng giáo viên, trên cơ sở đó, phân công nhiệm vụ cho giáo viên
một cách khoa học, hợp lý.
Ví dụ: Thông thường ở Trường mầm non có hai giáo viên trên một lớp,
tôi sắp xếp những giáo viên có năng lực chuyên môn xếp loại trung bình đứng
cùng lớp với giáo viên xếp loại giỏi; Hoặc những giáo viên mới ra trường cùng
lớp với giáo viên lâu năm; hay giáo viên có giọng nói thô đứng cùng lớp với
giáo viên có giọng nói biểu cảm...
Sắp xếp như vậy họ sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện học hỏi, giúp đỡ, chia sẻ
lẫn nhau, người biết hướng dẫn cho người chưa biết, người biết ít học tập người
biết nhiều…Thật vậy, khi có địa điểm làm việc phù hợp, giáo viên không chỉ
theo gương đó làm việc mà còn cố gắng tự hoàn thiện mình. Bởi, trước người
giỏi, phải nhìn lại mình để suy xét, nhìn nhận lại bản thân mình có ưu điểm gì,
nhược điểm gì, cần phải học hỏi thêm những gì…. Từ đó mà cố gắng học tập,
phấn đấu vươn lên. Ngược lại, những giáo viên giỏi vì tinh thần trách nhiệm
chung, vì danh hiệu và thành tích của lớp, của trường và hơn hết vì tình đồng
nghiệp, sẽ tích cực giúp đỡ giáo viên yếu, tận tình chỉ bảo, truyền thụ kiến thức,
kinh nghiệm mình có để giúp đồng nghiệp tiến bộ hơn.
Ví dụ: Giáo viên mới ra trường dạy lớp mẫu giáo lớn, xây dựng kế hoạch
tuần chưa biết lựa chọn đề tài phù hợp với kế hoạch mục tiêu giáo dục, khi đó
giáo viên có năng lực thực tiễn hướng dẫn giáo viên mới ra trường tháo gỡ khó
khăn.
Từ việc sắp xếp giáo viên đứng lớp như vậy chất lượng dạy học của giáo
viên cũng như chất lượng học tập của trẻ được nâng cao rõ rệt.
2.3.2.2. Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng khiếu, sở trường của
giáo viên: Bên cạnh việc sắp xếp giáo viên đứng lớp với nhau theo năng lực
chuyên môn, việc nhận định đúng sở trường, năng khiếu của giáo viên cũng
không kém phần quan trọng. Năng khiếu, sở trường không phải giáo viên nào
cũng có được, nhưng trong nhà trường có những giáo viên như vậy mà không
biết cách chỉ đạo phát huy được họ cũng là thất bại lớn của người quản lý. Vì
vậy bản thân luôn chú ý, quan sát các hoạt động của giáo viên trong trường qua
đó để phát hiện, giúp đỡ, phát huy sở trường hay năng khiếu họ và họ cũng
chính là nhân tài đưa hoạt động phong trào nhà trường ngày một tốt hơn.
Ví dụ: Năm học 2018 – 2019, trường tổ chức Hội thi “văn nghệ chào
mừng ngày 20/11”, tôi sắp xếp cô: có năng khiếu về hát, chuyên dạy hát cho trẻ;
Cô có năng khiếu múa, phụ trách biên đạo múa…, Cô có khả năng sáng tạo,
hiểu biết sâu, rộng về công nghệ thông tin thì phân công chuyên tìm hiểu về các
phần mềm, đặc biệt chú trọng đến phần mềm biên soạn bài giảng điện tử. Vì
8
thế tôi đã tham mưu với hiệu trưởng tổ chức cho toàn thể giáo viên trong nhà
trường tập huấn thiết kế bài giảng điện tử.
Hình ảnh tập huấn thiết kế bài giảng điện tử cho đồng nghiệp
Việc tập huấn không phải chỉ dừng lại ở đó, hàng tháng chuyên môn nhà
trường thăm lớp dự giờ, tất cả giáo viên đều dạy trên bài giảng điện tử nếu môn
học đó phù hợp hoặc trong quá trình thiết kế còn vướng mắc, không hiểu phần
nào, thì tôi trực tiếp hướng dẫn thêm hay điều một trong hai giáo viên có hiểu
biết về công nghệ thông tin hướng dẫn riêng cho giáo viên đó, nhờ đó mà giáo viên
trong trường đã có kỷ năng thiết kế cũng như giảng dạy trên bài giảng điện tử.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học của cô và trò trong
trường mầm non vô cùng quang trọng, nhưng việc tự làm đồ dùng đồ chơi cũng
không kém phần quan trọng, vì qua đồ dùng đồ chơi tự làm trẻ được nhìn trực
tiếp ở ngoài không phải nhìn qua ti vi, máy chiếu…Có đồ dùng trẻ lại được sờ,
nhận dạng về Chiều dài, Chiều cao, độ lớn để sánh to hay nhỏ,…Bởi điều đó mà
tôi rất quan tâm và trú trọng đến những giáo viên khéo tay để phát huy hơn nữa
khả năng của chính họ và đó cũng chính là trợ lý đắc lực người làm công tác
chuyên môn.
Ví dụ: Các cô khéo tay, nên ngoài việc đúng lớp còn phân công các đồng
chí ấy phụ trách tổ trưởng tổ làm đồ dùng đồ chơi của nhà trẻ và tổ mẫu giáo
9
kết hợp hỗ trợ thiết kế mô hình giảng dạy, làm đồ dùng đồ chơi cho giáo viên thi
giáo viên giỏi cấp huyện
Hình ảnh đồ dùng dạy kể chuyện bằng tranh mẹt trong Hội thi GV giỏi
10
Hình ảnh mô hình kể chuyện bằng rối tay trong Hội thi GV giỏi
Qua việc nhận định và phân công, sắp xếp nhiệm vụ đúng người, đúng
việc mà đội ngũ giáo viên trong trường luôn thể hiện được tinh thần đoàn kết,
gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong mái trường chung, vừa hình
thành ý thức xây dựng đội ngũ, vừa nâng cao được một tập thể luôn có trách
nhiệm chung, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
2.3.3. Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên thông qua công
tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục.
Để tất cả giáo viên trong trường thực hiện đúng và có hiệu quả kế hoạch
giáo dục của các cấp quy định và quy chế chuyên môn, điều đầu tiên cần đề cập
đến và quan trọng nhất đó là xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục. Nhằm phát
huy được năng lực của giáo viên trong trường, ngay từ đầu năm học ngoài việc
bầu ra tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trong nhà trường, tôi còn tham mưu với
hiệu trưởng bầu ra bốn đồng chí phụ trách tổ trưởng các khối.
Quyền lợi của các đồng chí nhóm trưởng: Được cộng thêm bốn điểm trên
tổng số điểm ở các tiêu chí xếp loại thi đua cuối năm học. Nhiệm vụ: Giúp phó
hiệu trưởng nhà trường duyệt kế hoạch hoạt động giáo dục là trọng tâm, nhiệm
vụ kết hợp là chỉ đạo các khối lao động thường kỳ. Muốn các tổ trưởng các khối
thực hiện hiệu quả công việc được giao, cuối mỗi chủ đề tổ chức cho các đồng
chí đấy họp: Nhận xét kết quả duyệt kế hoạch của từng đồng chí và định hướng
cách lập, duyệt kế hoạch cho chủ đề mới, chủ trì cuộc họp là phó hiệu trưởng
phụ trách chuyên môn. Thực tiễn cho thấy, bất kể giáo viên nào dạy giỏi đến bao
nhiêu nhưng nếu không biết xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đúng chủ đề,
phù hợp với điều kiện thực tế của trường, địa phương, với độ tuổi, không đảm
bảo nguyên tắc động tĩnh trong một số môn học đều không đạt yêu cầu.
Ví dụ: Đối với các khối bắt đầu từ khâu xây dựng mục tiêu toàn chủ đề,
đến xác định mạng nội dung, mạng hoạt động, kế hoạch tuần, đến giáo án: Chủ
đề “Trường Mầm non”,khối lớn có chỉ số 10 “Đập và bắt được bóng bằng hai
tay”, cần xác định rõ ràng các bước trong lĩnh vực giáo dục phát triển vận
động, cụ thể:
Bước1. Xác định mục tiêu: Trẻ biết đập và bắt bóng bằng hai tay không
làm rơi bóng.
Bước 2. Xây dựng mạng nội dung: Trẻ biết dùng sức và sự khéo léo của
đôi tay, mắt để đập và bắt bóng bằng hai tay sao cho không rơi bóng.
Bước 3: Xây dựng mạng hoạt động: Lựa chọn đề tài “Đập và bắt bóng
bằng hai tay”.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch tuần: Với thể dục cần xây dựng các nội dung
trong giờ học theo nguyên tắc động tĩnh. Bài tập phát triển chung tập các động
tác kết hợp kết hợp lời bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non”; Vận
11
động cơ bản “Đập và bắt bóng bằng hai tay”; Trò chơi vận động “Ai nhanh
hơn”.
Bước 5: Soạn giáo án trong tuần phải đúng với kế hoạch tuần đã duyệt.
Với các lĩnh vực giáo dục khác, các chỉ số khác, độ tuổi khác cũng thực
hiện tương tự .Hay các đề tài trong kế hoạch hoạt động giáo dục mang tính sáng
tạo, đa dạng, phong phú thì dẫn đến chất lượng giáo dục mà đặc biệt là kết quả
học tập của trẻ rất cao, trẻ rất hào hứng tham gia vào quá trình học tập.
Ví dụ: Môn học tạo hình chủ đề bản thân, thay vì lâu nay giáo viên thường
chọn đề tài vẽ, nặn, xé, cắt dán Bàn chân bằng cách chỉ đạo và duyệt kế hoạch
giáo dục xen kẻ đề tài Xếp bàn chân bé bằng lá cây.
Hoặc chủ đề Thế giới động vật giáo viên thường chọn đề tài vẽ, nặn, xé,
cắt dán con vật nuôi trong gia đình thay vào đó, giáo viên có thể sử dụng đề tài
Tạo hình con trâu từ lá cây (Có thể là lá Mít, lá Bàng, lá Đa);
Chủ để Trường mầm non, tạo hình Hộp đựng bút từ lỏi cuốn giấy vệ sinh,
tạo hình ghế ngồi học từ hộp cát tông nhỏ có dạng hình vuông và dạng hình chữ
nhật; tạo hình Bông hoa từ nắp chai Côca…
Các bước tiến hành giờ học này cũng tương tự như mọi giờ hoạt động tạo
hình khác.
Từ việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục như vậy, hàng tháng dự giờ so
sánh giữa tiết học vẽ, cắt dán… thông thường với tiết học tạo hình từ lá cây hoặc
tạo hình từ các nguyên vật liệu phế thải trẻ rất hứng thú, chăm chú hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ của mình đối với các đề tài mới như vậy, hơn nữa còn tiết
kiệm kinh phí cho nhà trường, phụ huynh.
2.3.4. Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên về cách dạy kỹ
năng sống cho trẻ.
Để dạy trẻ có kỹ năng sống, trước hết người lớn phải là người sống có kỹ
năng. Là một nhà quản lý, muốn giáo viên hiểu và thực hiện có hiệu quả, đầu
tiên mình phải là người hiểu, biết định hướng cách làm. Xác định được điều đó
nên cuộc họp chuyên môn đầu năm tôi đã đưa nội dung về cách dạy trẻ kỹ năng
năng sống là một trong những nội dung quan trọng nhất trong cuộc họp.
Bước đầu tiên cần cho giáo viên hiểu: Tâm lý trẻ em dưới sáu tuổi có rất
nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi dạy trẻ học kiến thức.
Kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải
học vào thời gian đầu của năm học chính là kỹ năng sống như: Kỹ năng tự phục
vụ, Sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và
giao tiếp. Ngoài ra cần dạy trẻ nghi thức văn hoá trong ăn uống, qua đó dạy trẻ
kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ bằng xà
bông trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ăn uống gọn gàng, biết mời trước khi
ăn...Để thực hiện được các kỹ năng này yêu cầu người giáo viên phải biết linh
12
hoạt lồng ghép giáo dục và dạy trẻ vào các hoạt động trong ngày một cách
thường xuyên, liên tục.
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, các ngày đầu năm học dù cô đang bận bất kể là
việc gì khi thấy trẻ đến lớp cô giáo cần niềm nở đón trẻ vào lớp và nhắc nhở trẻ
chào cô, chào gia đình, dạy trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Về sau
cũng cần đón trẻ với thái độ niền nở nhưng chú ý xem trẻ thực hiện các kỹ năng
ấy đến đâu, uốn nắn trẻ nhẹ nhàng, nếu trẻ quên cô nên sử lý tình huống bằng
cách dùng các câu hỏi gợi mở như: Khi đến lớp đồ dùng của con nên cất ở đâu
cho gọn gàng? Khi gặp các cô con sẽ làm thế nào? Để bố mẹ ra về vui vẻ con
sẽ làm sao? Hoặc giờ hoạt động ngoài trời khi thấy rác, lá cây trên sân trường
cô không nên đi qua và bảo trẻ: Con hãy nhặt bỏ vào thùng rác đi, khi ấy trẻ sẻ
nhặt vì bị cô sai khiến. Cũng tình huống này: Cô nhặt lá cây, rác bỏ vào thùng
rác và hỏi trẻ: Con biết tại sao cô bỏ rác, lá cây vào thùng rác không? cô giải
thích cho trẻ hiểu: Việc làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học
và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: Nhặt rác là
làm sạch sân trường và biết bảo vệ môi trường. Qua các câu hỏi, các tình
huống này đã rèn cho trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ
năng Bảo vệ môi trường. Hay trong giờ kể chuyện "Ba cô gái" giáo viên có thể
đặt câu hỏi: Nếu Cô cả và cô hai đều đi thăm mẹ khi mẹ bị ốm thì chuyện gì
không sảy ra? Hành động nào con biết chị Út thật lòng thương mẹ? Nếu chị Út
không về thăm mẹ thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Các câu hỏi với nội dung tương tự như vậy nhằm hình thành kỹ năng
phỏng đoán tư duy, giúp trẻ tăng vốn từ, trí tưởng tượng phong phú, kích thích
tư duy phát triển. Hình thành tốt các kỷ năng cho trẻ là một việc làm vô cùng
quan trọng giúp trẻ bạo dạn hơn, tự tin hơn trên con đường tương lai của mình.
2.3.5. Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên thông qua cách
dạy học cho học sinh yếu kém.
Trong tất các các lớp học, kể cả lớp được xếp loại thi đua trong năm học,
lớp đó vẫn tồn tại học sinh yếu kém. Để khắc phục nâng cao chất lượng học tập,
vui chơi và các hoạt động khác ở trường mầm non cho những cá nhân trẻ này,
tôi đã mạnh dạn chỉ đạo giáo viên thực hiện như sau:
Ngay đầu năm học sau khi khảo sát chất lượng, phải sắp xếp giáo viên có
năng lực sư phạm giỏi, có khả năng sáng tạo chịu khó đứng vào lớp nhiều trẻ
yếu kém. Bên cạnh đó, các buổi họp chuyên môn cần quán triệt giáo viên chú ý
quan tâm nhiều đến trẻ đó. Ngoài ra các buổi thăm lớp dự giờ cần đánh giá giáo
viên về thủ thuật dạy, dạy như thế nào để trẻ yếu kém cũng thường xuyên được
tham gia trả lời các câu hỏi, nắm được nội dung cơ bản bài học. Phải biết câu hỏi
nào dành cho trẻ giỏi, câu hỏi nào gọi trẻ yếu kém. Ngoài tiết học chính cô dạy
cả lớp ra, ở mọi lúc, mọi nơi cô cần dạy thêm cho trẻ yếu kém.
Ví dụ: Giờ học chính hôm nay cô dạy trẻ làm quen chữ e,ê trong lớp có
bạn Trâm, Hưng, bạn Ngọc Tuấn Anh không nhớ chữ cái, khi giải lao cô gọi hai
13
trẻ đó đến bên cô, trò chuyện thân mật với trẻ để trẻ mạnh dạn, có khi cô vừa
trò chuyện vừa nhìn xung quanh lớp hỏi các trẻ đó: Cô đố hai bạn tìm các mảng
trang trí trên tường lớp mình ở đâu có chữ lớp mình vừa học đấy?...
Hình ảnh trẻ tìm chữ cái trên ngôi nhà trong lớp học
Hoặc giờ hoạt động ngoài trời, ngoài công việc dạy trẻ của cả lớp giáo
viên cần chú ý hơn đến trẻ yếu kém, chẳng hạn như:Trâm, Hưng, bạn Ngọc
Tuấn Anh hãy dùng chiếc lá này xé cho cô chữ o nào; Hay: Giờ tạo hình “vẽ
con gà trống” Trẻ bình thường cô chỉ cần hỏi: Muốn vẽ được đầu gà chúng ta
vẽ như thế nào? trẻ sẽ nói và vẽ được đầu gà là hình tròn nhỏ. Nhưng đối với
trẻ yếu kém, ngoài câu hỏi: Đầu gà giống như hình gì? còn phải mời trẻ lên để
cô cầm tay vẽ trên không thành đầu gà.
Nên thường xuyên khích lệ, động viên và không được quên khen trẻ yếu
kém nhiều hơn trẻ khác khi trẻ có dù là một chút biểu hiện tốt trong mọi hoạt
động. Với tinh thần chỉ đạo sát sao, kết hợp với sự nhiệt tình, ham học hỏi của
giáo viên đã đưa chất lượng giáo dục các lớp nâng lên rõ rệt và các trẻ yếu kém
cũng mạnh dạn, tự tin, hứng thú hơn khi tham gia mọi hoạt động.
2.3.6. Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên thông qua việc
chỉ đạo giáo viên dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
Theo quan điểm của bản thân, con người chỉ thích nghe những cái mà
mình chưa biết, khám phá những điều mình chưa hiểu. Trẻ em cũng vậy, chỉ tích
cực khám phá, tìm tòi, thích học những cái chưa có. Bởi lẽ đó mà tôi luôn động
viên, khuyến khích giáo viên dạy học theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm là
yếu tố quyết định cơ bản và trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng chuyện môn
của đội ngũ giáo viên. Vì trong quá trình dạy trẻ học lấy trẻ làm trung tâm, giáo
14
viên phải chủ động, sáng tạo khơi gợi để làm sao trẻ tự đặt ra câu hỏi cho trẻ
khác trả lời, bên cạnh đó cần điều hành sao cho trẻ biết hợp tác, thống nhất các
tình huống và giải quyết tình huống với nhau theo tổ, nhóm…Qua đó, trẻ được
tham gia mọi hoạt động, được suy nghĩ, được nói và như thế tư duy, óc sáng tạo,
ngôn ngữ nói phát triển mạnh, tạo cho trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong lao
động, học tập và trong các hoạt động khác. Với những quan điểm và hiểu biết
của bản thân về dạy học lấy trẻ làm trung tâm, tôi đề ra các tiêu chí cho giáo
viên khi tổ chức một giờ hoạt động cho trẻ như sau:
Xây dựng kế hoạch giáo dục rõ ràng, phù hợp với độ tuổi, xác định đúng
trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động trong
tiết dạy; Đặc biệt chú trọng đến chuẩn bị hệ thống lời nói sao cho hướng trẻ biết
tự đặt ra câu hỏi cho bạn trả lời đối thoại với nhau những cần bám sát khả năng
nhận biết của các độ tuổi, bên cạnh đó cần dự kiến các tình huống và cách khắc
phục tình huống trong giờ học. Ngoài ra, lựa chọn hình thức tổ chức cần phù
hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp, của trường, phù hợp với đề tài, lĩnh vực
là điều không thể thiếu.
Ví dụ: Đối với giờ học khám phá khoa học “Tìm hiểu về một số loại
quả”, ngoài việc cho trẻ quan sát, trẻ phải được cầm, sờ, gửi, được trải nghiệm
với các loại quả để từ đó trẻ biết đặt ra câu hỏi đối thoại với nhau như: Mình đố
các bạn quả cam có dạng hình gì? Mùi gì? Vỏ nó như thế nào?...Hoặc đối với
giờ tạo hình “Vẽ quả cam” của trẻ 3 – 4 tuổi, nếu mục đích của bài dạy chủ
yếu là rèn kỷ năng vẽ các nét cong, thì yêu cầu giáo viên tập chung cho trẻ thực
hành nhiều lần hơn. Trong quá trình giao nhiệm vụ giáo viên cần hướng cho trẻ
hỏi bạn: Theo các bạn để vẽ được quả cam mình sẽ vẽ nét gì? Tô màu gì cho
đẹp…Hay trong quá trình tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chơi các trò chơi
dân gian như “thả đĩa ba ba”, “Rồng rắn lên mây”, “Ô ăn quan”…cần cho trẻ
tự hỏi nhau:
15
Hình ảnh trẻ chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây”
Hình ảnh trẻ chơi trò chơi “Ô ăn quan”
Để chơi được trò chơi này chúng mình sẽ đóng những vai gì? Chơi như
thế nào? Như vậy, trẻ được phát triển ngôn ngữ và tư duy. Vì trong thời hiện
đại chắc chẳn trẻ đã được xem ti vi cũng như trẻ đã được các cô giáo lớp dưới
tổ chức, nếu trẻ không nói được cô giáo là người gợi mở và nên cho trẻ được
trực tiếp nhập và chơi các vai chơi theo yêu cầu các trò chơi
16
Bên cạnh đó cần giúp giáo viên hiểu, đối chiếu được kiến thức từ sách vở
với thực tiễn. Để làm được điều đó tôi đã xây dựng và tổ chức cho giáo viên dự
giờ một số hoạt động ở một số chủ đề, sau các hoạt động đó, tôi cho giáo viên
thảo luận, phân tích cụ thể các tiết dạy như: Tiết dạy này có gì khác các tiết dạy
lâu nay? Khắc ở điểm nào? Tiết dạy này thực sự mang lại hiệu quả như thế nào
cho trẻ? Làm như thế để giáo viên hiểu sâu sắc về cách dạy học lấy trẻ làm trung
tâm, cụ thể:
Ví dụ: Giờ học khám phá khoa học “Trò chuyện về một số đồ dùng trong
gia đình” như trước kia trẻ ngồi thụ động nhưng bây giờ cần tổ chức cho trẻ đi
chơi siêu thị, lựa chọn đồ dùng sau đó cho trẻ ngồi theo nhóm hoạt động quan
sát, sờ, thảo luận với nhau theo kiểu bạn hỏi tôi đáp
Hoặc tháng một sau khi tổng hợp kết quả giảng dạy, giáo viên hạn chế về
kỹ năng, thủ thuật gây hứng thú thường giống nhau, vận dụng phối hợp các
phương pháp, biện pháp chưa linh hoạt, lúng túng, chưa có sự lôi cuốn trẻ trong
các giờ trò chơi với chữ cái, tôi đã tiến hành giải quyết vấn đề này bằng cách
xây dựng tiết dạy cụ thể cho giáo viên tham khảo
Ví dụ: Giờ trò chơi chữ b, d, đ chủ đề: Tết và mùa xuân.
- Chuẩn bị: Mũ Hoa Đào cho cô
+ Chia trẻ thành ba đội:
Đội Hoa Mai
Đội Hoa Hồng
Đội Hoa Đào
+ Mũ cho trẻ ba đội như tên từng đội.
+ Các loại thẻ chữ rời gắn vào các loại củ, quả, bánh...mà mùa xuân thường có
bỏ vào rổ to
+ Vở tập tô; Các nét thể chữ cái rời cắt bằng xốp cứng.
+ Các loại bút cho cô và trẻ
+ Ba đường hẹp để trẻ chơi trò chơi.
- Tiến hành:
Trong các giờ trò chơi với chữ cái, giáo viên thường tổ chức dưới dạng
hội thi, nên tôi xây dựng tiết dạy này dưới hình thức nhờ trẻ giúp đỡ công việc
cho cô Hoa Xuân nhân ngày tết sắp đến để hình thức, phương pháp lên lớp bằng
nhiều cách khác nhau. Công việc tiến hành như sau:
Trò chơi thứ nhất: “Ôn nhận biết chữ b, d, đ” qua công việc thứ nhất.
17
+ Cô đóng vai cô Hoa Mùa Xuân đến nhờ trẻ giúp đỡ công việc (Đàm thoại với
trẻ).
+ Công việc thứ nhất: Chạy trong đường hẹp chọn các loại củ, quả, bánh gắn
chữ cái theo yêu cầu. mỗi đội chọn một chữ.
+ Sau một bản nhạc cho trẻ kiểm tra kết quả (Cho trẻ chơi 2 lần). Nhận xét,
động viên khích lệ trẻ.
Trò chơi thứ 2: “Tập tô chữ b, d, đ” qua công việc việc thứ 2: Nhờ trẻ
tập tô chữ b, d, đ để cô Hoa Mùa Xuân mang về khoe với bố mẹ nhân ngày tết
sắp đến.
+ Cô tô mẫu 2 - 3 chữ b ở hàng kể ngang; Trẻ tô
Đối với trước kia, môn học chữ cái thực hiện trên hai tiết học: Làm quen
chữ cái và tập tô chữ cái, bây giờ cũng thực hiện trên hai tiết học nhưng không
gọi là tập tô chữ cái mà gọi là trò chơi với chữ cái, trong giờ này tổ chức các trò
chơi khác nhau theo nguyên tắc động tỉnh và lồng cả nội dung hướng dẫn trẻ tập
tô, còn phần tô từ…thực hiện vào hôm khác.
(Hướng dẫn và trẻ thực hiện xong chữ b mới chuyển sang chữ d và chữ đ. Chữ
d, đ thực hiện tương tự nhưng thay đổi cách dẫn dắt công việc)
Nhận xét trò chới thứ 2: Cho trẻ đi cất vở học về góc quy định rồi chuyển
sang chơi trò chơi thứ 3.
Trò chơi thứ 3: “Ghép chữ”
Tổ chức chơi theo tổ: Mỗi tổ ghép một chữ cái thật to tặng cho cô hoa mùa
xuân, kết hợp nhận xét sau trò chơi và nhận xét nhẹ nhàng sau giờ học dưới
hình thức khen ngợi, tuyên dương trẻ. Đồng thời cảm ơn trẻ đã giúp đỡ cô Hoa
Mùa Xuân
Giáo dục trẻ giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức nhân ngày tết sắp
đến và vui chơi tết an toàn, tiết kiệm và không nên sử dụng các chất cháy, nổ
như pháo…
Cuối cùng cho trẻ đi nhẹ nhàng chuyển hoạt động khác trên nền nhạc bài
hát sắp đến tết rồi.
Qua các tiết học như vậy, trẻ được tham gia hoạt động dưới các hình thức
khác nhau, trẻ không thấy nhàm chán và rất hứng thú vào các hoạt động vì trẻ
được trao đổi với nhau, được hỏi và trả lời các câu hỏi của bạn mình…Còn giáo
viên đã biết cách và dạy trẻ trong mọi hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
* Đối với địa phương: Năm học này, với sự chỉ đạo chuyên môn sát sao
của bản thân và hợp tác nhiệt tình của giáo viên đã đưa chất lượng chuyên môn
trong đội ngũ giáo viên nâng lên rõ rệt. Bởi lẽ đó, Đảng uỷ, uỷ ban và nhân dân
rất tin tưởng, quan tâm, giúp đỡ nhà trường.
18
* Đối với nhà trường: Trong quá trình vận dụng linh hoạt, sáng tạo các
biện pháp trên nên nhà trường có đội ngũ giáo viên có tinh thần, trách nhiện cao
trong công việc, luôn quan tâm, giúp đỡ động nghiệp cùng tiến bộ và thể hiện tốt
nhiệm vụ là cô giáo và cũng như vai trò là người mẹ thứ hai của trẻ.
* Đối với bản thân và đồng nghiệp:
Với bản thân, tôi tin tưởng tuyệt đối vào đội ngũ giáo viên, bởi họ có lập
trường tư tưởng vững vàng; Biết thực hiện đúng, lựa chọn sáng tạo trong quá
trình xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhận thức của trẻ, với điều
kiện thức tế của nhà trường và địa phương; Biết vận dụng nhẹ nhàng, linh hoạt
các tình huống sư phạm, có kỷ năng thiết kế bài giảng điện tử; Khéo léo, sáng
tạo trong công tác làm đồ dùng, đồ chơi, xây dựng mô hình dạy học; Luôn biết
tận dụng mọi cơ hội kèm cặp, dạy thêm cho học sinh yếu kém và ở họ làm được
một nội dung xã hội đang rất quan tâm, coi trọng đến đó là biết linh hoạt các
tình huống dạy kỹ năng sống cho trẻ; Đặc biệt luôn phát huy vai trò lấy trẻ làm
trung tâm trong quá trình giảng dạy. Từ đó mà nhà trường đã có được kết quả
các hoạt động của giáo viên cuối năm học 2018-2019 như sau:
TT
Nội dung khảo sát
1
Hiểu biết về tư tưởng
chính trị
2
Khả năng linh hoạt,
sáng tạo trong thực
hiện nhiệm vụ
3
Phương pháp dạy học
tích cực, lấy trẻ làm
trung tâm
Tổng cộng
TS
giáo
viên
30
30
Xếp loại
Tốt
Khá
Trung bình
TS
%
TS
%
TS
%
13
43,3
11
36,6
6
20
11
36,6
9
30
10
33,3
11
36,6
13
43,3
6
20
12
40
11
36,6
7
23,4
* Đối với trẻ: Với phong cách giảng dạy của giáo viên là lấy trẻ làm trung
tâm, thông qua học trẻ được chơi, thông qua chơi trẻ được học, vì thế chất lượng
học tập của trẻ rất tốt. Bên cạnh đó, không còn nhìn thấy túi bim bim, hộp sữa,
túi bóng kẹo...ở trong sân và cổng trường, không còn phải nhắc trẻ từng câu
chào hỏi lễ phép hàng ngày, đồ dùng cá nhân trẻ ở các lớp được trẻ cất, lấy đúng
nơi quy định, Trong các hoạt động hàng ngày trẻ biết tự nhập vai, giao tiếp với
19
nhau tự tin bằng những lời nói mang tính giáo dục cao. Kết quả đó được thể hiện
qua bảng tổng chất lượng giáo dục năm học 2018 – 2019 như sau:
Nội dung các lĩnh vực giáo
dục
Tổng số
trẻ khảo
sát
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
TS
%
TS
%
Giáo dục phát triển nhận thức
284
91
28
9,0
Giáo dục phát triển ngôn ngữ
289
92,6
23
7,3
287
92
25
8,0
293
94
19
6,0
297
95,2
15
4,8
290
93
22
7,0
Giáo dục phát triển Thẩm mỹ
312
Giáo dục phát triển thể chất
Giáo dục phát triển tình cảm
và kỹ năng xã hội
Tổng cộng
312
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Muốn nâng cao chất lượng trong nhà trường, người quản lý phải luôn chú
trọng đến công tác bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho giáo viên. Coi đây là
một việc làm thường xuyên trong suốt quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm
học này và những năm tiếp theo. Bồi dưỡng phải có kế hoạch, chương trình, nội
dung bồi dưỡng phải đa dạng những phải phù hợp, không chỉ bồi dưỡng riêng về
tiết dạy mà cần phải bồi dưỡng tất cả các hoạt động trong trường mầm non. Bồi
dưỡng cần phù hợp cụ thể, tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm giải quyết có
hiệu quả các vấn đề. Bồi dưỡng chất lượng giáo dục cho đội ngũ giáo viên tốt,
chính là góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, đáp ứng nhu cầu phát triển
của nhà trường nói riêng, ngành học mầm non nói chung.
3.2. Kiến nghị:
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường mầm non
Cẩm Sơn, đặc biệt là nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Bản thân tôi xin đề xuất với các cấp lãnh đạo một vấn đề sau:
Để giảm tải học sinh trên lớp học, kính đề nghị các cấp hỗ trợ kinh phí để
xây dựng thêm các lớp học cho trẻ.
Đầu tư thêm trang thiết bị giáo dục phù hợp với công tác dạy và học trong
chương trình giáo dục mầm non như: Tài liệu tham khảo, đồ dùng, đồ chơi phục
vụ các hoạt động của trẻ, phù hợp với các chủ đề trong năm học, cải tiến hơn
nữa về cách làm sổ sách cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong các nhà trường.
20
Trên đây là toàn bộ nội dung bản sáng kiến kinh nghiệm
của
tôi,
trong
quá
trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự
giúp
đỡ
và
đóng
góp của hội đồng khoa học các cấp để bản sáng kiến của tôi
được
hoàn
thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cẩm Sơn, ngày 28 tháng 02 năm 2019
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu trưởng
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết
Hà Thị Thanh
Hà Thị Thùy
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Bác Hồ trò chuyện với học sinh Trường thiếu nhi rẻo cao khu tự trị
Việt Bắc, 1960
[2] Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và
Hồ Chí Minh bàn về giáo dục.
[3] Thư Bác Hồ gửi học sinh trong ngày khai trường vào tháng 9/1945.
[4] Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII.
[5]
[6] Sáu mươi năm giáo dục Mầm non Việt Nam – Chủ biên: Phạm Thị
Sửu.
[7] Tài liệu học tập Nghị Quyết TW 4 khoá XII.
[8] Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
[9] Điều lệ trường mầm non - Ban hành kèm theo Quyết định ngày 24
tháng 12 năm 2015
[10] Chương trình giáo dục mầm non - Ban hành kèm theo Quyết định
ngày 25 tháng 7 năm 2009
21
Mẫu 1 (2)
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hà Thị Thanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng - Trường mầm non Cẩm Sơn
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp
loại
Kết quả
đánh giá
xếp loại
Năm học
đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)
(A, B, hoặc C)
Cấp huyện
Loại C
2015-2016
Cấp huyện
Loại B
2018-2019
Một số biện pháp giúp trẻ
1.
mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt
môn tạo hình
Một số giải pháp nâng cao
2.
chất lượng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên
22
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Chủ tịch
23
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM THỦY
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
Chủ tịch
24