Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một vài kinh nghiệm trong công tác xây dựng phòng truyền thống của nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 18 trang )

MỤC LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.3.7

NỘI DUNG
MỤC LỤC
Mở đầu.
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Tham mưu xây dựng khu nhà hiệu bộ trong đó dành một


phòng làm phòng truyền thống của nhà trường.
Tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương đi thăm
quan một số phòng truyền thống của các nhà trường trong
tỉnh
Xây dựng kế hoạch làm phòng truyền thống.
Tham mưu về nguồn kinh phí xây dựng phòng truyền thống.
Thu thập dữ liệu từ các bộ phận được phân công theo thời
gian trong kế hoạch.
Tổ chức bố trí, sắp xếp các nội dung trưng bày trong phòng
truyền thống khoa học, hợp lý và thẫm mỹ.
Ra mắt phòng truyền thống của nhà trường.

Trang
1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
4
4
7
7
7
15


2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

15

3
3.1
3.2

Kết luận, kiến nghị.
Kết luận.
Kiến nghị.

15
15
16

1


1. MỞ ĐẦU.
1.1 Lý do chọn đề tài:
Tư liệu truyền thống là kỷ vật quý giá của tâm hồn trong hành trang đi tới
tương lai của mỗi con người, là ngọn nguồn tạo nên những tố chất, phẩm chất,
sức mạnh kì diệu cho mỗi con người. Trân trọng lịch sử là điều thiêng liêng và
đáng trân trọng, vì thế phải làm sao để lưu giữ và “tái hiện” lại chặng đường lịch
sử đã qua là trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên nhân viên và các em học sinh

trong nhà trường…. Phòng Truyền thống là nơi giao hòa, kết nối từ quá khứ đến
hiện tại trong suốt quá trình hoạt động của nhà trường. Nơi đây được xem như là
hình ảnh thu nhỏ cuộc hành trình hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành của nhà
trường. Với ý nghĩa nhân văn to lớn ấy, đã khơi dậy niềm tự hào đối với thế hệ
hôm nay về truyền thống, về thành quả mà bao lớp thế hệ thầy cô giáo và các em
học sinh đã dày công vun đắp cho chính “ngôi nhà” thứ hai của mình, để rồi mỗi
cán bộ giáo viên, học sinh hôm nay phải có trách nhiệm tô thắm thêm trang sử
vẻ vang ấy. Vì vậy phòng truyền thống trong nhà trường có vị trí và vai trò hết
sức quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường. Đối với trường tiểu học
thị trấn Thống Nhất việc xây dựng phòng truyền thống có đầy đủ các yếu tố đảm
bảo yêu cầu đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên phải có kinh
nghiệm, phương pháp tổ chức hay để đảm bảo về giá trị lịch sử, tính thẩm mỹ,
tính giáo dục của một phòng truyền thống. Đó chính là trăn trở và tâm huyết
của tập thể cán bộ, giáo viên nhân viên trường THTT Thống Nhất. Năm học
2017- 2018, sau khi nhà trường hoàn thiện khu nhà hiệu bộ và đưa vào sử dụng
vào tháng 12/2018, theo sự chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học của Phòng giáo
dục và Đào tạo Yên Định về việc xây dựng phòng truyền thống trong các nhà
trường tiểu học, được sự phân công của nhà trường tôi đã nghiên cứu và lên kế
hoạch xây dựng phòng truyền thống của nhà trường sao cho vừa đảm bảo giá trị
lịch sử, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của một
phòng truyền thống trong nhà trường và kết quả đã đạt được mục tiêu nhất định.
Qua việc xây dựng được phòng truyền thống nhà trường như hiện nay, bản thân
tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Chính vì vậy với khuôn khổ đề tài này tôi xin chia sẻ “Một vài kinh nghiệm
trong công tác xây dựng phòng truyền thống của nhà trường”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu tìm ra giải pháp xây dựng phòng truyền thống của nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường; Các thế hệ nhà giáo và
các thế hệ học sinh của nhà trường.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nội dung nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp điều tra thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2


- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận.
Phòng truyền thống là nơi trưng bày các hiện vật có liên quan đến truyền
thống lịch sử của địa phương, các hiện vật các phần thưởng của nhà trường
trong quá trình hình thành và phát triển, là nơi giáo dục lý tưởng, truyền thống
cách mạng, truyền thống lịch sử địa phương, truyền thống nhà trường cho các
thế hệ giáo viên và học sinh. Trong công tác xây dựng phòng truyền thống cần
chú trọng về các yếu tố; giá trị lịch sử, tính thẩm mỹ, tính giáo dục… Vì vậy
công tác xây dựng và phát huy giá trị của phòng truyền thống trong nhà trường
là việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà
trường. Giáo dục truyền thống là công tác thường xuyên liên tục, thông qua việc
giáo dục truyền thống, các em học sinh có sự hiểu biết về lịch sử địa phương,
hiểu biết về quá trình hình thành và phát triển của nhà trường, hiểu biết về các
thế hệ thầy cô giáo và học sinh đã có những đóng góp cho sự phát triển của nhà
trường, của quê hương… Từ đó các em có những lý tưởng, niềm tin và phấn đấu
rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ. Vì vậy việc xây
dựng phòng truyền thống trong trường tiểu học cũng là một việc làm hết sức
quan trọng giúp cho công tác giáo dục truyền thống cho các em học sinh được
thuận lợi và mang hiệu quả cao.

2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Công tác xây dựng phòng truyền thống tại các trường tiểu học trong huyện
Yên Định trong những năm qua chưa thật sự được quan tâm chú trọng, do một
số lý do: Đó là các cấp quản lý chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục truyền
thống cho các thế hệ học sinh thông qua việc xây dựng phòng truyền thống của
nhà trường.
Khi các nhà trường xây dựng khuôn viên các phòng chức năng, cơ sở vật
chất chưa thật sự chú trọng đến việc dành không gian để bố trí phòng truyền
thống của nhà trường.
Nguồn kinh phí để dành cho việc xây dựng phòng truyền thống ở các nhà
trường là hết sức hạn hẹp.
Trường tiểu học thị trấn Thống Nhất cũng là một đơn vị từ năm học 20172018 trở về trước cũng có những tồn tại nêu trên trong nội dung xây dựng phòng
truyền thống.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tham mưu xây dựng khu nhà hiệu bộ trong đó dành một
phòng làm phòng truyền thống của nhà trường.
Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương, Năm học 20162017 nhà trường tham mưu với chính quyền về thiết kế xây dựng khu nhà hiệu
bộ, với các phòng chức năng theo tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia mức độ
II, trong đó có Phòng truyền thống. Tháng 2/2018, trường tiểu học thị trấn
Thống Nhất được chính quyền địa phương khởi công xây dựng khu nhà hiệu bộ
và tháng 12/2018 được đưa vào sử dụng. Chính vì vậy Ban giám hiệu đặc biệt là
bản thân tôi được phân công trực tiếp lên kế hoạch và chịu trách nhiệm chính
trong việc xây dựng phòng truyền thống của nhà trường.
3


2.3.2. Tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương đi thăm quan
một số phòng truyền thống của các nhà trường trong tỉnh.
Sau khi khu nhà hiệu bộ hoàn thành chuẩn bị đưa vào sử dụng, tôi cùng
các đồng chí trong BGH nhà trường tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa

phương về kế hoạch xây dựng phòng truyền thống và được lãnh đạo chính
quyền địa phương đồng ý tổ chức đi thăm quan học tập kinh nghiệm xây dựng
một số phòng truyền thống của các trường điểm trong tỉnh. Đoàn thăm quan
gồm có BGH nhà trường, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND, Phó CT HĐND thị trấn
đi thăm quan phòng truyền thống tại hai đơn vị đó là trường tiểu học Ba Đình và
trường tiểu học Đông Vệ 2 Thành phố Thanh Hóa.
Sau khi thăm quan học tập kinh nghiệm, BGH cùng lãnh đạo chính quyền
địa phường thống nhất chung về kế hoạch và nguồn kinh phí xây dựng phòng
truyền thống của nhà trường. Nguồn kinh phí được huy động từ nguồn xã hội
hóa do các nhà hảo tâm, các cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị trấn,
các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh toàn trường đóng góp.
2.3.3. Xây dựng kế hoạch làm phòng truyền thống:
Để làm được phòng truyền thống, trước tiên người chịu trách nhiệm phải
xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện. Trong kế hoạch phải thể hiện rõ thời
gian thực hiện, nội dung trưng bày trong phòng truyền thống, thành lập các tiểu
ban và phân công nhiệm vụ cho từng tiểu ban, phải dự trù được nguồn kinh phí
để thực hiện và cách huy động nguồn kinh phí để thực hiện. Cụ thể tôi đã xây
dựng kế hoạch như sau:
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG PHÒNG TRUYỀN THỐNG.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Mục đích.
- Sưu tầm, tập hợp, trưng bày giới thiệu và giữ gìn những tài liệu, hiện vật
có liên quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường; những thành tích
tiêu biểu trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường.
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, huy động các
nguồn lực để giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ giáo
dục.
- Phục vụ nhu cầu học tập, cung cấp thông tin, phổ biến tri thức về quá
trình hình thành và phát triển nhà trường, phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền
thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh.

2. Yêu cầu:
- Đảm bảo tính khoa học và hiện đại trong trưng bày giới thiệu tài liệu,
hiện vật qua các thời kỳ xây dựng và phát triển của nhà trường. Chú trọng tính
toàn diện; làm nổi bật những sự kiện, những điểm mốc quan trọng, những thành
tựu giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn của nhà trường.
II. CẤU TRÚC NỘI DUNG:
1. Trưng bày theo tiến trình xây dựng và phát triển.
Trưng bày theo tiến trình xây dựng và phát triển nhà trường, thông qua
các bảng biểu treo tường thể hiện 3 nội dung chính:
+ Giai đoạn 1: Trường được thành lập tháng 8/1966, tên trường: Trường
cấp I nông trường Thống Nhất.
4


+ Giai đoạn 2: Từ 1977- 1978; 1978- 1979: Trường PTCS Thống Nhất
thuộc huyện Ngọc Lặc.
+ Từ tháng 9/1979 đến tháng 9/1992): Trường PTCS Thống Nhất thuộc
huyện Thiệu Yên.
+ Giai đoạn 3: Từ tháng 9/1992: Trường cấp I Thống Nhất( thuộc Thiệu
Yên).
Đến 28/8/1993 trường được đổi tên là trường tiểu học Thống Nhất ( Thiệu
Yên)
Năm 1997 Thuộc huyện Yên Định( do tách huyện).
Ngày 03/3/ 2010 được đổi tên là trường Tiểu học thị trấn Thống Nhất.
2. Trưng bày theo mô hình, tủ kính,... : trưng bày các tuyến chuyên đề và
sưu tầm bổ trợ cho hệ thống trưng bày theo tiến trình xây dựng và phát triển nhà
trường;
3. Trưng bày không gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ở vị trí
trang trọng.
III. TRÌNH BÀY CHI TIẾT VÀ YÊU CẦU, GIẢI PHÁP KỸTHUẬT

1. Nội dung chi tiết.
Được trưng bày theo các mảng chính như sau:
1. Tổng lược lịch sử phát triển địa phương.
2. Tổng lược lịch sử phát triển nhà trường.
Bản giới thiệu tổng lược quá trình hình thành và phát triển nhà trường,
hình ảnh trường qua các giai đoạn (bảng treo tường); mô hình trường tại địa
điểm cũ và hiện tại.
3. Hình ảnh tiêu biểu các giai đoạn.
Giới thiệu một số hình ảnh tiêu biểu của các giai đoạn phát triển.
4. Cơ cấu tổ chức, các đoàn thể và cán bộ lãnh đạo của nhà trường các
thời kỳ
Giới thiệu (ảnh, tóm tắt tiểu sử, thành tích tiêu biểu) lần lượt các Hiệu
trưởng, Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn, Tổng
phụ trách đội qua các thời kỳ phát triển nhà trường (bảng treo tường).
5. Khánh tiết và các danh hiệu cao của trường
Không gian tưởng niệm Bác Hồ, các bằng công nhận danh hiệu cao của
trường, các thành tích tiêu biểu của nhà trường, các đoàn thể (bảng treo tường,
bản sao hiện vật).
6. Những học sinh xuất sắc tiêu biểu: Giới thiệu những gương mặt học
sinh giỏi và học sinh đạt giải cao các kỳ thi cấp huyện cấp tỉnh hoặc cấp Quốc
gia.(bảng treo tường); giới thiệu sơ lược về quá trình học, sự trưởng thành của
các học sinh tiêu biểu (kỷ yếu).
7. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể
Giới thiệu hình ảnh hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể, hội trong
trường.
8. Các thế hệ học sinh qua các thời kỳ
Giới thiệu hình ảnh các tập thể học sinh tiêu biểu qua các thời kỳ.
9. Những thành tích dạy và học, hoạt động giáo dục
5



Giới thiệu tổng hợp số liệu về thành tích dạy và học qua các giai đoạn.
10. Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và hoạt động xã hội
Giới thiệu hình ảnh hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, từ thiện,...
11. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2017- 2021
Giới thiệu một số nội dung cơ bản về định hướng phát triển nhà trường
đến 2021( Thể hiện trên sa bàn).
2. Yêu cầu kỹ thuật
Hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện trưng bày đảm bảo tính
đồng bộ, hiện đại, an toàn, dễ sử dụng, tiết kiệm năng lượng.
IV. KINH PHÍ.
Sử dụng kinh phí từ nguồn xã hội hóa đề nghị với địa phương, huy động
sự đóng góp tự nguyện, ủng hộ của cán bộ giáo viên nhân viên và phụ huynh
học sinh, cựu học sinh và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Tổ công tác xây dựng phòng truyền thống
Tổ công tác có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu nội dung và hình thức trưng bày chi tiết phòng truyền thống;
- Phân công tiến hành thu thập, sưu tầm bổ sung tài liệu, hiện vật, tổng
hợp để trưng bày;
- Khởi công, tiến hành trưng bày và hoàn thành xây dựng công trình.
- Thực hiện thời gian xây dựng đến hết tháng 5/ 2018 sẽ hoàn thành.
2. Tiến độ thời gian
- Tháng 10 năm 2017: thành lập Tổ công tác.
- Từ tháng 11 năm 2017 đến hết tháng 12 năm 2017: xây dựng dự toán;
thu thập và tổng hợp tài liệu, hiện vật, thông tin về cán bộ, viên chức, học sinh
đã và đang công tác, học tập tại trường; xây dựng các phương án trưng bày, thiết
kế nội thất phòng truyền thống.
- Từ tháng 1 năm 2018 đến hết tháng 5 năm 2018: Thực hiện thiết kế nội
thất; tổ chức trưng bày và thực hiện các công việc phục vụ trưng bày.

Thống Nhất, ngày 24 tháng 10 năm 2017
Phó hiệu trưởng
BAN CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÒNG TRUYỀN THỐNG

A. Ban chỉ đạo:
1. Hà Thị Thu Hà: BTCB- Hiệu trưởng nhà tường- Trưởng ban chỉ đạo: Chỉ
đạo chung
2. Lê Thị Hồng: PHT- Phó ban chỉ đạo- Phụ trách phần nội dung.
3. Lê Hào Quang: PHT- Phụ trách phần cơ sở vật chất.
B. Tổ công tác xây dựng phòng truyền thống.
1. Nguyễn Văn Hùng: Cấp ủy chi bộ - Tổ trưởng
2. Phạm Thị Hường: Ủy viên BCH công đoàn- Tổ phó
3. Nguyễn Thị Yên: Tổ trưởng tổ 1- Tổ viên
4. Lưu Thị Hương: Tổ trưởng tổ 2- Tổ viên.
5. Nguyễn Thị Dung: Tổng phụ trách đội- Tổ viên.
C. Phân công nhiệm vụ xây dựng phòng truyền thống.
6


1. Tóm tắt lịch sử địa phương, lịch sử nhà trường qua các thời kỳ: Đ/c Hồng
2. Cơ sở vật chất trong phòng truyền thồng: Hệ thống bảng biểu: Đ/c Quang.
3. Sưu tầm ảnh và tư liệu về hoạt động của Đoàn Đội qua các thời kỳ: Đ/c
Hùng- Nguyễn Dung; học sinh toàn trường.
4. Sưu tàm ảnh và tư liệu về hoạt động của công đoàn qua các thời kỳ; ảnh
học sinh; giáo viên tiêu biểu qua các thời kỳ: Đ/c Hường- Yên- Lưu Hương.
5. Các đ/c giáo viên toàn trường thu thập các tư liệu về các hoạt động giáo
dục và các phong trào thi đua của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể.
Các bộ phận được phân công thu thập tư liệu và hoàn thành nộp về Ban chỉ
đạo.
2.3.4. Tham mưu về nguồn kinh phí xây dựng phòng truyền thống.

Sau khi xây dựng kế hoạch Bản thân tôi đã trực tiếp tham mưu với lãnh đạo
chính quyền địa phương về kế hoạch làm phòng truyền thống nhà trường, các
nội dung trưng bày trong phòng truyền thống, vật liệu để làm phòng truyền
thống, dự kiến thuê thợ thiết kế các hạng mục trong phòng truyền thống. Tổng
nguồn kinh phí dự kiến khoảng 80 000 000đ, sử dụng kinh phí từ nguồn xã hội
hóa đề nghị với địa phương, huy động sự đóng góp tự nguyện, ủng hộ của cán
bộ giáo viên nhân viên và phụ huynh học sinh, cựu học sinh và các nguồn hỗ
trợ hợp pháp khác.
2.3.5. Thu thập dữ liệu từ các bộ phận được phân công theo thời gian
trong kế hoạch.
Các bộ phận, giáo viên và học sinh sau khi thu thập được các dữ liệu đã
được phân công nộp về cho đồng chí Hồng- Phó trưởng ban chỉ đạo theo đúng
thời gian quy định trong kế hoạch đã triển khai và thống nhất.
2.3.6. Tổ chức bố trí, sắp xếp các nội dung trưng bày trong phòng
truyền thống khoa học, hợp lý và thẫm mỹ.
Sau khi có đầy đủ tư liệu, hiện vật cũng như các điều kiện phục vụ cho việc
trang trí phòng truyền thống thì Tổ công tác tiến hành trang trì theo nội dung các
mảng đã được thiết kế như sau:
1. Tổng lược lịch sử phát triển địa phương.
2. Tổng lược lịch sử phát triển nhà trường.
Bản giới thiệu tổng lược quá trình hình thành và phát triển nhà trường,
hình ảnh trường qua các giai đoạn (bảng treo tường);
3. Hình ảnh tiêu biểu các giai đoạn.
Giới thiệu một số hình ảnh tiêu biểu của các giai đoạn phát triển.
4. Cơ cấu tổ chức, các đoàn thể và cán bộ lãnh đạo của nhà trường các
thời kỳ
Giới thiệu (ảnh, tóm tắt tiểu sử, thành tích tiêu biểu) lần lượt các Hiệu
trưởng, Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn, Tổng
phụ trách đội qua các thời kỳ phát triển nhà trường (bảng treo tường).
5. Khánh tiết và các danh hiệu cao của trường

Không gian tưởng niệm Bác Hồ, các bằng công nhận danh hiệu cao của
trường, các thành tích tiêu biểu của nhà trường, các đoàn thể (bảng treo tường,
bản sao hiện vật).
6. Những học sinh xuất sắc tiêu biểu: Giới thiệu những gương mặt học
7


sinh giỏi và học sinh đạt giải cao các kỳ thi cấp huyện cấp tỉnh hoặc cấp Quốc
gia.(bảng treo tường); giới thiệu sơ lược về quá trình học, sự trưởng thành của
các học sinh tiêu biểu (kỷ yếu).
7. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể
Giới thiệu hình ảnh hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể, hội trong
trường.
8. Các thế hệ học sinh qua các thời kỳ
Giới thiệu hình ảnh các tập thể học sinh tiêu biểu qua các thời kỳ.
9. Những thành tích dạy và học, hoạt động giáo dục
Giới thiệu tổng hợp số liệu về thành tích dạy và học qua các giai đoạn.
10. Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và hoạt động xã hội
Giới thiệu hình ảnh hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, từ thiện,...
11. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2017- 2021
Giới thiệu một số nội dung cơ bản về định hướng phát triển nhà trường
đến 2021( Thể hiện trên sa bàn).
Dưới đây là một số hình ảnh các nội dung trang trí trong phòng truyền
thống của nhà trường:

8


9



10


11


12


13


14


15


2.3.7. Ra mắt phòng truyền thống của nhà trường.
Đầu năm học 2018- 2019, phòng truyền thống của nhà trường đã hoàn
thiện, nhân dịp khai giảng năm học mới ngày 05/9/2018, nhà trường tổ chức cho
phụ huynh học sinh, các đại biểu đại diện lãnh đạo chính quyền địa phương,
Đoàn thanh niên thị trấn, các thầy cô giáo thăm quan phòng truyền thống và giới
thiệu tổng quan về phòng truyền thống của nhà trường. Qua việc làm này đã tạo
nên tinh thần phấn khởi cho các em học sinh, tạo động lực cho các em có niềm
tin, niềm tự hào về mái trường của mình từ đó luôn cố gắng phấn đấu vươn lên
trong học tập và rèn luyện đạt nhiều kết quả tốt hơn. Các cấp lãnh đạo, các bậc
phụ huynh có thêm niềm tin vào các thế hệ nhà giáo của nhà trường, từ đó quan
tâm tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường hoàn thành các mục tiêu giáo dục của

mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Với tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của mình trong việc xây dựng
phòng truyền thống của nhà trường, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch
đã đề ra. Phòng truyền thống nhà trường được xây dựng với đầy đủ nội dung và
đảm bảo các yếu tố để giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường sau hơn
53 năm xây dựng và trưởng thành, phòng truyền thống của trường tiểu học thị
trấn thống Nhất được thiết kế và xây dựng theo hướng hiện đại với tổng nguồn
kinh phí được huy động từ nguồn xã hội hóa của các nhà tài trợ, nhà hảo tâm,
các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh, cựu học sinh của nhà trường, các cơ
quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn…với tổng kinh phí là hơn 80 000 000đồng.
Mặc dù trong quá trình xây dựng nhà trường có thể còn một số hạn chế sẽ cần
bổ sung nhưng qua việc xây dựng phòng truyền thống, thầy trò nhà trường đã
sưu tầm, tập hợp, trưng bày giới thiệu và giữ gìn những tài liệu, hiện vật có liên
quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường; những thành tích tiêu biểu
trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường, những cựu học sinh
thành đạt của nhà trường….
Từ đó giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp
của nhà trường, huy động được các nguồn lực để giúp đỡ nhà trường trong việc
thực hiện mục tiêu nhiệm vụ giáo dục. Phục vụ nhu cầu học tập, cung cấp thông
tin, phổ biến tri thức về quá trình hình thành và phát triển nhà trường, phục vụ
nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh hiệu quả
cao hơn.
Sau khi có phòng truyền thống thì các hoạt động giáo dục truyền thống
của nhà trường được tổ chức có hiệu quả hơn, các phần thưởng, thành tích của
nhà trường được lưu giữ khoa học, thẩm mỹ có ý nghĩa hơn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Xây dựng phòng truyền thống và phát huy giá trị của phòng truyền thống ở

trường học là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng, đòi hỏi những người có
trách nhiệm phải có tâm huyết, có kinh nghiệm, có cách làm hay và sáng tạo và
phải biết huy động mọi nguồn lực để đạt được kết quả như mong muốn.
Trong quá trình xây dựng phòng truyền thống của trường tiểu học Thị trấn
Thống Nhất, đạt được kết quả như mong muốn tôi nhận thấy rằng ngoài tinh
16


thần trách nhiệm của người được đảm nhiệm trọng trách này thì cần phải tích
cực tham mưu trước hết là sự tham gia chỉ đạo của các đồng chí chuyên viên
Phòng giáo dục và đào tạo Yên Định trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung
của phòng truyền thống, sự tham gia tích cực của các thế hệ nhà giáo đã và đang
công tác tại trường, các thế hệ học sinh đặc biệt là sự nhiệt tình ủng hộ của lãnh
đạo chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh học sinh. Chính vì vậy nhà
trường đã xây dựng được phòng truyền thống theo đúng kế hoạch và có giá trị.
Trong hành trang đi tới tương lai, mỗi cán bộ giáo viên, các thế hệ học sinh
trong mỗi nhà trường sẽ không bao giờ lãng quên lịch sử và những giá trị truyền
thống tốt đẹp của mái trường nơi mình học tập công tác và trưởng thành, mỗi
thành viên trong nhà trường sẽ luôn cố gắng sưu tầm nhiều nội dung hơn nữa để
góp phần làm phong phú thêm cho phòng truyền thống, bởi đó là kỉ vật quý của
tâm hồn mà bao thế hệ cha anh dày công vun đắp và cả chính chúng ta hôm nay
đã, đang chắt chiu làm nên. Mỗi lần các em học sinh vào thăm quan phòng
truyền thống, chúng ta sẽ giáo dục các em học sinh thầm biết ơn các thế hệ thầy
cô giáo và các thế hệ học sinh đi trước và tiếp thêm động lực vươn lên học tập
tốt để góp sức xây dựng nhà trường không ngừng lớn mạnh và phát triển.
3.2. Kiến nghị:
Hàng năm nhà trường cần chú trọng đến việc bổ sung các tư liệu lịch sử
của nhà trường theo các nội dung trưng bày trong phòng truyền thống.
Chú trọng đến công tác giáo dục truyền thống lịch sử nhà trường, địa
phương và quê hương thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ

lên lớp cho các em học sinh nhằm giáo dục các yêu tình yêu mái trường, yêu quê
hương từ đó biết làm những việc có ích, học tập tốt rèn luyện tốt, xây dựng mái
trường thân yêu của mình ngày càng phát triển vững mạnh.
Mỗi thầy cô giáo mỗi cán bộ giáo viên nhân viên qua các thế hệ cần có
trách nhiệm lưu giữu truyền lửa về những giá trị truyền thống của nhà trường
cho các thế hệ mai sau.
Đề nghị Phòng GD&ĐT cần quan tâm đến việc xây dựng phòng truyền
thống ở các nhà trường đảm bảo hiệu quả và chất lượng bằng các giải pháp như
tổ chức đi thăm quan học tập kinh nghiệm một số đơn vị làm tốt công tác này
trong huyện trong tỉnh để các nhà trường học tập và thực hiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Yên Định, ngày 3 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Lê Thị Hồng
17


18



×