Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tích cực, sáng tạo và tự tin trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.7 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng của vấn đề
III. Các biện pháp thực hiện
1. Giáo viên giúp học sinh nắm vững và thực hiện tốt các tiêu chí chung
của vận động theo nhạc.
2. Lựa chọn loại hình vận động phụ họa và xây dựng các động tác phụ họa.
3. Thực hiện chính xác các động tác vận động.
4. Tạo sự hứng thú cho học sinh trong quá trình hoạt động
5. Bồi dưỡng phát triển năng khiếu cho học sinh thông qua hoạt động
vận động theo nhạc.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN.
II. KIẾN NGHỊ.

Trang
1
1
2
2
2
3
3


3
5
7
7
8
11
12
15
17
17
18

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1


Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội
loài người. Nó là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mỗi người,
đặc biệt đối với trẻ thơ. Âm nhạc là cả một thế giới kì diệu đầy cảm xúc với
những lời ca, giai điệu ngọt ngào, sự phong phú của giai điệu, sự uyển chuyển
của các động tác minh họa...tất cả tạo cho trẻ niềm say mê và yêu thích âm nhạc.
Âm nhạc có sức hấp dẫn kì diệu, có tác động mạnh mẽ làm cho tâm hồn con
người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niềm vui, lạc quan
yêu đời và nâng con người đến với những tình cảm cao thượng. Âm nhạc là
phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học.
Thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về
ca hát, về kiến thức âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh
thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học
tốt các môn học khác. Qua môn Âm nhạc, từ các bài hát các bài tập đọc nhạc ...

mà học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của âm thanh, làm cho các em thêm
yêu quý và trân trọng các sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông để lại như các
bài dân ca, đồng dao, câu hò, câu ví, ...
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật, từ tâm lí học sinh
và lứa tuổi, từ thực tiễn giảng dạy, từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy
học là phát huy tính tích cực của học sinh đòi hỏi phải có sự hứng thú cao trong học
tập, người giáo viên giảng dạy âm nhạc phải biết vận dụng kiến thức hiểu biết của
mình, tìm tòi, sáng tạo các phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức dạy
học, sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp từng đối tượng học sinh và theo điều
kiện xã hội phát triển.
Đối với học sinh tiểu học, ở lứa tuổi này việc học tập của các em đang còn
theo cảm hứng, rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh và hiếu động. Các em ghi nhớ rất
nhanh nhưng cũng rất nhanh quên. Mặt khác trong quá trình lên lớp, hầu hết
giáo viên chỉ mới giúp học sinh hát đúng được giai điệu lời ca của bài hát còn
chưa phát huy hết được tính tích cực, sáng tạo của các em. Đặc biệt là học sinh
vùng nông thôn thì việc các em mạnh dạn, tự tin khi trình bày bài hát còn rất hạn
chế. Vậy vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để giúp các em phát huy được khả năng
của mình, làm thế nào để giúp các em thể hiện được bản thân trước tập thể, tự
tin trong khi biểu diễn bài hát?
Là giáo viên đứng lớp và trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu
học, tôi nhận thấy ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức âm nhạc, dạy cho
các em biết hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài hát ... thì nhiệm vụ không kém
2


phần quan trọng đó chính là giúp các em tự tin hơn trước tập thể, muốn được thể
hiện khả năng của mình mà không còn cảm thấy e dè, nhút nhát. Chính vì lí do
đó mà tôi đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện
pháp giúp học sinh tiểu học tích cực, sáng tạo và tự tin trình diễn bài hát kết
hợp với vận động phụ họa theo nhạc”.


2. Mục đích nghiên cứu:
* Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích đề ra một số biện pháp dạy học hiệu
quả nhất để giúp học sinh tiểu học yêu thích môn âm nhạc, giúp các em phát huy
tính tích cực, sáng tạo và tạo cho các em phong cách tự tin khi trình bày bài hát
kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc trước tập thể.

3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài sẽ nghiên cứu và tổng kết: Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học
tích cực, sáng tạo và tự tin khi trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa
theo nhạc.

4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận:
3


Âm nhạc là môn nghệ thuật tác động rất mạnh đến cảm xúc con người. Nó
đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê và có một chút “năng
khiếu”. Thông qua những câu hát, lời ca, cử chỉ, điệu bộ, giúp các em nhận thức
những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các
em cảm thụ những giai điệu đẹp qua từng bài hát, từng câu nhạc.
Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các động tác nhảy
múa hoặc sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát tạo cho con người có được sự

cảm nhận về nhịp điệu góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách
đặc biệt là các em học sinh tiểu học.
Vận động múa phụ họa có thể giúp cho các em có tinh thần thoải mái trong
hầu hết mọi lĩnh vực. Vậy làm thế nào để các em có thể thể hiện cảm xúc cũng
như cảm nhận các giai điệu bài hát qua hình thức vận động theo nhạc.
Múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho học sinh, hình thành tư
thế, dáng điệu, động tác đẹp. Các bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung,
tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca. Tuy nhiên không phải bài hát nào cũng xây
dựng thành điệu múa. Do đặc điểm tư duy trực quan hình tượng của các em mà
múa có thể là những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinh hoạt, mô tả thiên
nhiên…Các chất liệu cơ bản của dân gian các dân tộc Việt Nam, múa hiện đại
cũng được khai thác. Múa được sử dụng chủ yếu với nhiều độ tuổi khác nhau.
Vận động theo nhạc là giáo dục nhịp điệu cho các em bằng sự vận động của
cơ thể, phù hợp với tính năng động của chính bản thân mình.
Trên cơ sở lí luận thực tiễn và nghiên cứu giáo trình, tài liệu giảng dạy cùng
với việc đúc kết kinh nghiệm qua những năm được phân công giảng dạy môn
Âm nhạc trong trường tiểu học, tôi đưa ra những việc làm cụ thể, một số biện
pháp khả thi nhằm giúp học sinh yêu thích môn âm nhạc và đặc biệt là phát huy
tính tích cực, sáng tạo, tự tin trình bày bài hát kết hợp với múa phụ họa cho bài
hát trước tập thể lớp. Qua đây cũng phát hiện và bồi dưỡng những em có năng
khiếu để các em phát huy khả năng, năng lực của bản thân mình.

II. Thực trạng của vấn đề
Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công dạy năm khối lớp, từ khối 1 đến
khối 5, với tổng số học sinh toàn trường là 379 em, hầu hết học sinh là con gia đình nông thôn.
a. Thuận lợi:
- Trường lớp khang trang, có đủ các phòng học chức năng trong đó có
phòng học nhạc riêng biệt, đồ dùng dạy học đầy đủ.
4



- Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và
tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp mà cấp trên đã triển khai.
- Đối với học sinh: Hầu hết các em ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập và yêu
thích môn Âm nhạc.
b. Khó khăn:
* Về phía giáo viên: Giáo viên chỉ mới truyền thụ các kiến thức âm nhạc
cho học sinh bằng việc truyền khẩu thuần túy, chưa phát huy được khả năng của
học sinh dẫn đến sự nhàm chán của các em trong các giờ học.
- GV mới chỉ dừng lại ở việc dạy cho học sinh thuộc được lời ca, hát đúng
được giai điệu nhưng chưa chú trọng đến việc dạy cho các em biết hát kết hợp
vận động phụ họa hoặc nếu có chỉ là dạy qua loa, chiếu lệ.
* Về phía học sinh
- Đa số các em chưa tích cực tham gia vào hoạt động múa phụ họa cho các
bài hát. Thiếu tự tin khi thể hiện, còn e dè, thẹn thùng và thiếu sự sáng tạo trong
quá trình học tập.
- Các em hát đúng giai điệu nhưng cảm nhận nhịp điệu về bài hát chưa tốt.
- Khi vận động thì các em chỉ chú ý đến động tác, chưa chú ý đến sắc thái
biểu cảm để trình bày bài hát.
* Về phía nhà trường
Trang thiết bị trong nhà trường còn thiếu nhiều chưa đáp ứng được hết các
nhu cầu của tiết học như:
+ Tranh bài hát có sẵn bản nhạc
+ Nhạc cụ gõ còn thiếu
Từ thực trạng nêu trên, khi dạy âm nhạc cho học sinh tôi gặp không ít khó
khăn vì khả năng tư duy cũng như năng lực tiếp thu âm nhạc của học sinh
trường chúng tôi còn rất nhiều hạn chế. Lại là trường tiểu học nằm ở vùng nông
thôn nghèo, các em đa số còn nhút nhát, không mạnh dạn nên việc giúp các em
tự tin để thể hiện bản thân không phải là một việc làm dễ, không phải một ngày
hai ngày có thể thành công mà đó là cả một quá trình.

c. Khảo sát:
Đầu năm học 2018 - 2019, khi được nhà trường phân công phụ trách môn
Âm nhạc, tôi đã chọn học sinh khối lớp 5 làm đối tượng thực nghiệm đề tài sáng
kiến kinh nghiệm. Tôi tiến hành tìm hiểu tình hình của học sinh khối lớp 5, nắm
5


bắt năng lực cảm thụ âm nhạc và khả năng tự tin trình diễn bài hát có kết hợp
vận động phụ họa của các em qua phiếu khảo sát sau đây:
PHIẾU KHẢO SÁT MÔN ÂM NHẠC - LỚP 5
Đề bài: Em hãy trình bày một trong hai bài hát sau có kết hợp với một
số động tác vận động phụ họa theo nhạc. (Hai bài hát các em đã được học
trong chương trình lớp 4)
1. Khăn quàng thăm mãi vai em (Nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu)
2. Trên Ngựa ta phi nhanh (Nhạc và lời: Phong Nhã)
Qua khảo sát điều tra về mức độ tự tin của học sinh khi
trình bày bài hát có kết hợp vận động phụ họa tôi thu được kết
quả như sau:
STT

Khối

TS
HS

1

Năm

57


Mức độ 1
Mức độ 2
Biết hát và tự tin hát kết hợp Biết hát và chưa tự tin hát kết
với vận động theo nhạc
hợp với vận động theo nhạc

23 em = 40.5 %

34 em = 59.5 %

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy hơn 50% số học sinh chưa mạnh dạn tự tin khi
tham gia học hát. Tôi thực sự băn khoăn, trăn trở trước kết quả này và đã tìm ra nguyên
nhân chủ yếu làm cho các em học sinh thiếu sự tích cực trong quá trình học tập.
d. Nguyên nhân:
- Đa số học sinh chưa biết cách hát bài hát có đệm nhạc, các em không nắm
vững cao độ, trường độ của bài hát nên hát không có sức biểu cảm.
- Học sinh khi trình diễn đều vấp phải tình trạng các động tác phụ họa
không hợp với lời ca. Các em hát trật nhịp dẫn đến hát sai giai điệu cho nên lúng
túng khi phối hợp với các động tác phụ họa. Chính vì vậy mà hầu hết các em đã
thiếu tự tin khi trình diễn bài hát có kết hợp cả vận động phụ họa.

III. Các biện pháp thực hiện
Qua những vấn đề tôi vừa nêu trên, chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung
của giáo dục là phát triển tất cả các khả năng của các em, phải hình thành cho các
em những kiến thức sơ giản ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự
phát triển tốt hơn nữa cho những giai đoạn tiếp theo trong đó có âm nhạc. Đứng
trước những khó khăn trên tôi luôn luôn trăn trở: Làm thế nào để có thể giúp các
em học tốt môn Âm nhạc? Làm thế nào để các em không những hát đúng, hát hay
mà còn phải thực sự tích cực, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin để đáp ứng được yêu cầu

6


của học sinh trong thời hiện đại? Điều đó góp phần rất lớn vào việc giáo dục phát
triển toàn diện cho học sinh không chỉ trong môn Âm nhạc. Để làm được điều đó,
tôi đã thực hiện từ những việc làm nhỏ nhất đó là tìm ra một số biện pháp giúp các
em tự tin trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa.
1. Giáo viên giúp học sinh nắm vững và thực hiện tốt các tiêu chí chung của vận
động theo nhạc.
Trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc ở trường tiểu học nơi tôi công tác,
tôi đã lựa chọn và sử dụng các phương pháp phù hợp để làm tăng hứng thú cho
học sinh từ đó tiết học Âm nhạc của thầy và trò chúng tôi thường đạt được hiệu
quả hơn, các em yêu thích môn học và phát huy hết khả năng sáng tạo của mình.
Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp dạy phù hợp, muốn đạt được hiệu quả cao
nhất khi trình bày một bài hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc thì trong quá
trình dạy hát tôi đã giúp học sinh đảm bảo được các tiêu chí sau:
a. Giúp các em hát tốt bài hát:
Trong ca hát việc hát chính xác có một tầm quan trọng đặc biệt. Hát chính xác
là hát đúng giai điệu, tiếu tấu của bản nhạc. Mức độ hát chính xác của từng học
sinh phụ thuộc vào khả năng nghe nhạc và khả năng của các cơ quan phát âm. Nếu
học sinh tập trung chú ý, phân biệt được rõ độ cao thấp, nhanh chậm của âm thanh,
ghi nhớ được giai điệu, tiếu tấu của bản nhạc thì khi giáo viên hát mẫu các em có
thể nhắc lại một cách chính xác. Vì vậy, một trong những điều kiện để giúp học
sinh phát triển kĩ năng hát chính xác là việc lựa chọn giọng bài hát cho phù hợp với
âm vực giọng của các em. Điều quan trọng để thực hiện được mọi ý muốn sáng tạo
cho các em đó chính là học sinh phải thuộc lời và hát đúng nhạc bài hát.
b. Giúp học sinh hát đúng nhạc: Đây là một tiêu chí quan trọng hàng đầu
vì giáo viên phải hướng dẫn học sinh hát và múa đúng nhạc, đúng nhịp và tiết
tấu. Hát và múa phụ họa không đúng nhạc sẽ tạo cho người xem cảm giác nhàm
chán không hào hứng, giữa người biểu diễn và bài hát không có sự hòa hợp. Hát

đúng và múa đúng sẽ giúp cho học sinh chủ động hơn, tự tin hơn vào các hoạt
động, các động tác thì mới thể hiện đúng tình cảm và nội dung bài hát.
c. Giúp học sinh thực hiện vận động đúng động tác: Vận động phụ họa
đúng nhạc, đúng động tác không những làm cho bài hát hay hơn, sinh động hơn
mà còn giúp học sinh chủ động trong mọi hoàn cảnh và làm cho người xem cảm
nhận được cái hay, cái đẹp của bài hát. Ví dụ: Khi hát một bài dân ca Thái ở
miền núi phía Bắc các động tác minh họa sẽ khác với bài hát của dân tộc Êđê
sống ở Tây Nguyên hay người Kinh ở đồng bằng ...
7


d. Giúp học sinh thể hiện sự diễn cảm khi trình diễn bài hát: Trong phương
pháp dạy hát cho học sinh, giáo viên cần nắm vững và tiến hành các bước cơ bản
trong dạy hát. Âm nhạc là môn nghệ thuật mà các em ham thích và hứng thú, có
sức thu hút mạnh đối với học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học. Nhưng việc giảng
dạy như thế nào để các em tiếp thu đạt hiệu quả cao nhất. Trong nội dung bài
giảng giáo viên cần kết hợp hài hòa giữa kiến thức với trực quan sinh động nhằm
thu hút học sinh dẫn dắt các em tiếp thu bài hát và cách biểu diễn của ca sĩ. Một
yếu tố tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng đó chính là sự thể hiện
diễn cảm trong bài hát. Dù học sinh có hát đúng, múa phụ họa đúng theo nhạc đi
chăng nữa nhưng nếu không có sự thể hiện biểu cảm, thả hồn vào các động tác
múa, vào lời bài hát cũng trở nên vô hồn, tẻ nhạt và cứng nhắc.
e. Chọn hình thức biểu diễn: Có rất nhiều hình thức vận động phụ họa
theo nhạc nhưng hình thức múa phụ họa được các em yêu thích nhất. Hình thức
múa được phổ biến rộng rãi và phát triển rộng rãi trong đời sống hằng ngày của
con người. Múa sinh hoạt được sử dụng để miêu tả cuộc sống hằng ngày của các
em ở trường ở lớp và thường là những động tác múa đơn giản, vui nhộn, và nó
làm cho đời sống tinh thần của các em phong phú hơn, khơi dậy sự thích thú
say mê học tập, giúp các em nhanh nhẹn, tinh tế và tự tin khi trình diễn bài hát.
2. Lựa chọn loại hình vận động phụ họa và xây dựng các

động tác phù hợp.
Vận động phụ họa theo nhạc là công cụ để giúp học sinh thể hiện bài hát, do
đó với mỗi bài hát khi dạy cho các em tôi thường cùng các em phân tích nội
dung, giai điệu, cấu trúc của bài hát thật kĩ để lựa chọn loại hình phù hợp. Với
bài hát có giai điệu vui tươi, tình cảm, tha thiết hay nhịp nhàng khác nhau thì tôi
lựa chọn hình thức vận động phụ họa khác nhau. Tùy theo mỗi bài mà chọn hình
thức phù hợp như: gỗ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu hay đứng nhún chân nhịp
nhàng... Riêng với những bài hát có hình tượng nghệ thuật đẹp, có giai điệu tình
cảm tha thiết tôi thường lựa chọn hình thức múa minh họa. Sau khi lựa chọn
hình thức vận động tôi cùng các em thực hiện.
Ví dụ: Trong giờ Âm nhạc lớp 2 - Tuần 5, các em học ôn bài hát “Xòe hoa” Dân ca Thái. Đây là một bài hát dân ca của dân tộc ít người sinh sống ở miền núi
phía Bắc, sau khi phân tích tính chất bài hát tôi chọn hình thức múa minh họa để
giới thiệu các động tác đặc trưng của dân tộc Thái và luyện tập cho các em.
Còn với bài hát “Bài ca đi học” (Sáng tác: Phan Trần Bảng), tôi lại chọn
hình thức vỗ đệm theo phách bài hát để tạo không khí vui tươi, sôi nổi và thúc
giục các em tới trường.
8


3. Thực hiện chính xác các động tác vận động.
Vận động theo nhạc là hoạt động mang tính sáng tạo nên trước khi định
hướng các động tác vận động , tôi thường tạo cơ hội cho các em được bộc lộ khả
năng sáng tạo của mình. Tùy theo độ tuổi ở các lớp mà các em có khả năng
riêng, với các em lớp 1, 2 khả năng bắt chước cũng như khả năng sáng tạo còn
hạn chế tùy vào tính chất mỗi bài hát mà tôi thường chọn hình thức vỗ đệm theo
nhạc kết hợp nhún người nhẹ nhàng sang trái, phải đều nhau...hay là đưa ra một
số động tác rồi cho các em thảo luận để chọn ra các động tác phù hợp với bài hát
và sắp xếp chúng để có bài hoàn chỉnh.
Đối với các em lớp 3, 4, 5 khả năng tiếp thu cao hơn, tính sáng tạo cũng
bắt đầu bộc lộ rõ, tôi cho các em chia nhóm thảo luận với nhau tự nghĩ ra các

động tác, hoặc vận dụng các động tác cô giáo đã hướng dẫn để áp dụng vào bài
hát sao cho phù hợp với tính chất và nội dung bài hát. Sau đó giáo viên gọi từng
nhóm lên biểu diễn, nhận xét và góp ý xem có phù hợp với lời hát và tính chất
âm nhạc không, sửa các động tác còn chưa đúng. Sau đó giáo viên sử dụng một
số động tác của các em để hệ thống thành một bài hoàn chỉnh.
Để các em thực hiện đúng chính xác tôi chia bài hát thành các câu hát, chọn
động tác phù hợp cho từng câu, mỗi câu có mấy động tác và tập theo nhịp. Tập
kĩ từng câu sau đó ráp thành một bài hoàn chỉnh.
Ví dụ : Với bài hát “Chim chích bông” nhạc Văn Dung, lớp 2.
- Giáo viên làm mẫu lần 1. Chia từng động tác theo từng câu hát. Giáo viên
thực hiện mẫu từng câu, học sinh thực hiện theo.
- Khi nghe nhạc dạo, HS nhún chân theo nhạc.
+ Câu 1: Chim chích bông bé tẹo teo
+ Câu 2: Rất hay trèo từ cành na
(Động tác: Tay trái chống hông, tay phải giơ lên làm động tác chỉ và đổi ngược
tay)
+ Câu 3: Ra cành bưởi sang bụi chuối
( Động tác: Tay trái đưa xuống khuỷu tay phải, tay phải cuộn từ trong ra và đổi
tay ngược lại.)
+ Câu 4: Em vẫy gọi chích bông ơi
( Động tác: Đưa 2 tay vào miệng làm động tác gọi chim.)
+ Câu 5, 6: Luống rau xanh sâu đang phá
Chim xuống nhé có thích không
( Động tác: Tay phải vuốt từ dưới lên cao và đưa về trước ngực và đổi bên).
9


+ Câu 7, 8: Chú chích bông liền sà xuống
Bắt sâu cùng và luôn mồm
( Động tác: 2 tay đưa sang ngang làm động tác cánh chim vẫy vẫy).

+ Câu 9: Thích thích thích! Thích thích thích
( Động tác: Vỗ tay theo câu hát).
- GV cho HS thực hiện nhiều lần.
- Kiểm tra theo tổ, nhóm, cá nhân...
- Cả lớp hát hoàn chỉnh bài hát kết hợp với động tác vừa học.
+ Bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa” (Nhạc và lời: Thanh Sơn)
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, tôi giành thời gian các em tự suy nghĩ các
động tác minh họa phù hợp với bài hát. Gọi từng nhóm lên biểu diễn và nhận xét
đánh giá. Sau đó tôi sử dụng một số động tác của các em để hệ thống thành một
bài hoàn chỉnh tập cho cả lớp. Khi tập tôi cũng chia câu và tập theo nhịp để các
em dễ tập và nhớ bài hơn.
Trong quá trình dạy hát, tôi kết hợp cho HS xem một số hình ảnh về các
hình thức hoạt động múa phụ họa như hình thức múa tập thể, múa theo nhóm, ...
để HS định hình được cách thức sinh hoạt và một số cách biểu diễn. Bên cạnh
đó còn giúp cho các em hào hứng học tập hơn, cảm thấy mình tự tin hơn khi
thực hiện các động tác múa phụ họa cho bài hát.
VD: Ở lớp 1 Bài “Đi tới trường” (Nhạc: Đức Bằng)
Hình thức khi học múa tập thể

Hình thức khi biểu diễn theo nhóm

10


Hình thức biểu diễn giữa các em và cô giáo:

Hình thức hát song ca trước tập thể lớp

Lý do tôi đưa ra một số hình ảnh trên là trong mỗi tiết học phần giới thiệu
và cho học sinh quan sát cực kỳ quan trọng. Có thể từ những hình ảnh trên đã

11


tạo cho được không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, sự đam mê về môn âm nhạc
và chỉ có trong âm nhạc mới nhắc nhiều đến vùng miền, dân tộc và các nước
khác nhau. Từ những trang phục màu sắc, hình thức biểu diễn như vậy đã làm
cho các em sự tự tin làm quen với cách biểu diễn kết hợp cùng nhóm bạn.
4. Tạo sự hứng thú cho học sinh trong quá trình hoạt động.
Như chúng ta đã biết, vận động theo nhạc là quá trình học sinh thực hành và
cảm thụ nghệ thuật. Nhưng nếu tiết học nào cũng lặp lại những hoạt động giống
nhau sẽ làm cho các em nhàm chán. Để hoạt động học tập vui tươi, sôi nổi hơn
tôi thường tổ chức các trò chơi thi đua giữa các tổ. Ví dụ: Khi học hát bài “ Con
chim non” (Dân ca Pháp - Lớp 3). Tôi tổ chức trò chơi âm nhạc cho cả lớp
tham gia. Chia lớp thành các nhóm nhỏ và đặt tên theo các loài chim hót hay, có
ích như chim họa mi, sơn ca, vàng khuyên... để tìm ra nhóm hát hay múa đẹp
nhất. Qua việc tổ chức thi đua giữa các nhóm tổ, học sinh càng thêm hứng thú
học tập và tự tin hơn rất nhiều khi đứng trình bày bài hát trước tập thể lớp từ đó
các em càng thêm yêu thích môn học hơn.
Bên cạnh việc tổ chức các trò chơi, tôi luôn khuyến khích các em có năng
khiếu tự sáng tác tìm các động tác cho bài hát và khuyến khích việc học tập hợp
tác trong nhóm. Đối với một số bài hát, tôi chia nhóm cho các tổ tự thảo luận,
mỗi tổ sẽ tìm một động tác của từng câu hát sau đó các tổ lên biểu diễn động tác
của tổ mình. Giáo viên sẽ cho học sinh chọn và liên kết các động tác lại thành 1
bài hoàn chỉnh, cho cả lớp cùng tham khảo để các em về nhà tự mình sáng tạo ra
nhiều động tác khác từ đó hình thành cho các em trách nhiệm cao của bản thân mình.
Trong những tiết biểu diễn bài hát tôi thường chú ý đến việc động viên
khích lệ kịp thời để các em thêm tự tin hơn trước tập thể lớp.
Từ những cách làm trên tôi thấy tiết học diễn ra rất hiệu quả. Các em học
sinh tích cực, thích thú và tập luyện hăng say. Nhiều em không còn e rè trước tập
thể lớp và hình thành được sự sáng tạo cho các học sinh có năng khiếu trong

môn âm nhạc, đặc biệt là năng khiếu về phong cách biểu diễn.
5. Bồi dưỡng phát triển năng khiếu cho HS thông qua hoạt động vận
động theo nhạc.
Mỗi học sinh có khả năng khác nhau, nhưng em nào cũng đều yêu thích âm
nhạc và thích biểu diễn. Để phát huy năng khiếu của học sinh, tôi thường cho
các em xem các bài biểu diễn của thiếu nhi qua băng đĩa bằng giáo án điện tử
hay một số hình ảnh đẹp.

12


Trong các tiết học ôn luyện hay tiết học tập biểu diễn tùy vào trình độ tiếp
thu và năng khiếu của mỗi lớp mà tôi dành thời gian cung cấp và hướng dẫn
thêm cho các em các động tác múa cơ bản như: Đi quả trám, cột đèn, hái đào,
mõ mời, đi xuyễn, xòe Thái ... Các em rất thích thú và siêng năng luyện tập. Tôi
đã giới thiệu và hướng dẫn cho các em các động tác múa cơ bản trong những giờ
luyện tập thêm để góp phần vào sự sáng tạo của học sinh nhằm bồi dưỡng những
em có năng khiếu âm nhạc.
* Điệu múa Hái đào: Tính chất của điệu múa này là mềm, nhẹ nhàng.
- Chuẩn bị: Chân đứng thế 5 (kí ở cạnh chân trụ), tay bên trái trụ chống
ngang thắt lưng, người nghiêng và hơi cúi về bên chân kí, tay làm động tác.
+ Nhịp 1: Tay làm động tác để dọc theo người, bàn tay ngửa về phía trước,
tay từ từ đưa lên cao ngang thắt lưng và xế góc 45 độ, giữ nguyên khuỷu tay.
+ Nhịp 2: Cổ tay cuộn một vòng, sau đó dựng bàn tay.
+ Nhịp 3: Cánh tay úp và vuốt xuống sát bên đùi.
+ Nhịp 4: Lật bàn tay ngửa.
13


Khi tay vuốt lên, chân trụ đứng thẳng, tay vuốt xuống, chân nhún mềm. Đầu

hơi cúi xuống và ngẩng lên theo tay.
Với điệu múa này tôi chọn bài “Ước mơ” (Nhạc Trung Quốc - Lớp 5) có
giai điệu nhẹ nhàng tình cảm để các em thể hiện tình cảm của mình.
Sau khi hướng dẫn xong các tư thế cơ bản của điệu múa và học sinh đã nắm
bắt được, tôi thường kết hợp cho các em xem một số video hoặc hình ảnh về các
bài múa có sử dụng điệu Hái đào để học sinh hiểu thêm và thấy được sự biểu
cảm của diễn viên khi trình bày tác phẩm âm nhạc.
* Hình ảnh điệu múa Hái đào:

* Điệu Mõ mời: Tính chất vui nhộn.
Một chân làm trụ, đầu gối chùng, chân kia đặt góc xế trước 45 độ. Chân nào
đưa ra thì tay đưa về phía đó, bàn tay úp rồi cùng một lúc đưa chân ra hai bàn
tay gập vào trong người rồi lật ngửa ra trước, tay ngoài thẳng, tay trong co, vị trí
của tay nằm giữa vai và thắt lưng, người nghiêng về, bàn chân đưa ra.
Với điệu múa này, trong bài hát “Cộc cách tùng cheng” tôi đã hướng dẫn
các em học sinh lớp 2 các động tác múa mõ. Các em thực sự thích thú, tập luyện
tích cực và kết quả là các em hát tốt và múa đẹp. Trong các chương trình văn
nghệ của nhà trường tôi thường cho đội văn nghệ học sinh khối 2 múa bài này.
* Hình ảnh điệu múa Mõ mời:

14


* Điệu múa Xòe Thái: Tính chất uyển chuyển, nhịp nhàng.
- Tư thế chuẩn bị: Người trên thẳng, chân đứng thế 1, hai tay buông thẳng.
+ Phần chân: Phách 1: Bước một chân lên trước, cách chân làm trụ một bàn chân.
Phách 1: Chân dưới kéo lên kí ở cạch chân trên, hai chân nhún xuống.
Phách 3: Chân kí bước về vị trí ban đầu.
Phách 4: Chân trên rút về kí bên cạch, hai chân nhún xuống.
+ Phần tay: Phách 1: Hai tay thẳng, cánh tay úp, bàn tay cầm hai cành hoa,

hai cánh tay song song. Tay đưa lên cao gần đầu tạo thành góc 45 độ, cẳng tay
hơi gập lại vuông góc với cánh tay trên, hai khuỷu tay rộng hơn vai.
Phách 2: Chân nhún, khuỷu tay của hai tay hạ xuống, bàn tay
gần chạm vai.
Phách 3: Chân bước lùi, cánh tay duỗi thẳng trở về song song
như ban đầu.
Phách 4: Tay trở về tư thế chuẩn bị ban đầu, khi chân nhún tay
hơi nhấn và kéo về phía sau người.
* Hình ảnh điệu múa Xòe Thái:

15


IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm học vừa qua, tôi đã áp dụng triệt để phương pháp mới
trong giảng dạy môn âm nhạc, tôi nhận thấy rằng việc tạo cho học sinh một
không khí vui tươi trong tiết học âm nhạc là điều vô cùng quan trọng. Giờ học
âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm Học mà vui – Vui
mà học. Để học sinh đến với tiết học một cách nhẹ nhàng và thoải mái, giáo viên
phải luôn năng động và sáng tạo trong hình thức tổ chức tiết học. Với kinh
nghiệm trong nhiều năm giảng dạy của mình, tôi nhận thấy: Trước đây học sinh
ngại hát, ngại biểu diễn phụ họa trước lớp, thậm chí có em không chịu hát thì
nay các em đón nhận môn Âm nhạc một cách thích thú vì môn học này đem đến
cho các em sự thoải mái về tinh thần, và có hưng phấn để nhẹ nhàng tiếp nhận
thông tin của những môn học khác.
Với khả năng của bản thân và vốn kiến thức mà tôi có được, tôi đã cùng với
học sinh của mình thực hiện môn học một cách có hiệu quả. Trong giảng dạy, tôi
chú trọng uốn nắn các em kĩ năng hát và đọc nhạc sao cho chuẩn xác. Bên cạnh
đó, tôi chọn ra những em có năng khiếu ca hát và khả năng biểu diễn tập luyện
những tiết mục đặc sắc để tham gia văn nghệ trong trường và các chương trình

giao lưu, Hội thi do ngành tổ chức đều đạt kết quả cao, chất lượng tốt. Đặc biệt
kết quả học tập môn âm nhạc của các em học sinh trường chúng tôi có rất nhiều
thay đổi. Qua việc áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào việc dạy và học
Âm nhạc, tôi thấy tiết học trở nên sinh động, học sinh tích cực, sáng tạo trong
học tập hơn và điều đặc biệt mà tôi đã làm được đó chính là sự tự tin của các em
16


không những trong khi trình diễn các bài hát mà là sự tự tin trong mọi hoạt động
của cuộc sống hằng ngày.
Qua một thời gian thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện
pháp giúp học sinh tiểu học tích cực, sáng tạo và tự tin trình diễn bài hát kết
hợp với vận động phụ họa theo nhạc”. Giữa học kỳ 2 năm học 2018 - 2019 tôi
đã tiến hành khảo sát kết quả bằng phiếu khảo sát sau:
PHIẾU KHẢO SÁT MÔN ÂM NHẠC - LỚP 5
(Thời gian khảo sát: Ngày 20/03/2019)
Đề bài: Em hãy trình bày một trong hai bài hát sau có kết hợp với một
số động tác vận động phụ họa theo nhạc.
1. Những bông hoa những bài ca (Nhạc và lời: Hoàng Long)
2. Tre ngà bên lăng Bác (Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích
STT

Khối

1

5

Mức độ 1
TS HS Biết hát và tự tin hát kết

hợp với vận động theo nhạc

57

46 em = 81.3 %

Mức độ 2
Biết hát và chưa tự tin hát kết
hợp với vận động theo nhạc

11 em = 18.7 %

Kết quả là 100% các em đạt hoàn thành trở lên. Trong đó các em có năng
khiếu biểu diễn ngày một tăng. Kết quả khảo sát so sánh với đầu năm học là một
bước tiến rõ rệt. Ngoài kết quả trong giảng dạy mà tôi đã đạt được, tôi cảm thấy
rất vui và tự hào vì qua giảng dạy tôi đã phát hiện và bồi dưỡng rèn luyện được
những em có năng khiếu để không chỉ biểu diễn tốt các chương trình văn nghệ
trong nhà trường mà còn tham gia trong các cuộc giao lưu và các Hội thi đều đạt
kết quả tốt.

PHẦN BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Đ.Sôtxatacô Vich đã từng nói: “Nhờ có âm nhạc bạn sẽ tìm được từ bản
thân những sức mạnh mới mà trước đây chưa từng thấy. Các bạn sẽ thấy cuộc
đời trong những sắc thái và màu sắc khác. Âm nhạc cũng đưa bạn xích lại gần
lí tưởng về con người hoàn thiện mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
cộng sản chúng ta”. “Tri thức mở ra cho chúng ta những chân trời mới” và
môn Âm nhạc là một trong những con đường đưa ta tới với những chân trời mới
lạ đó. Vai trò của âm nhạc đối với đời sống con người vô cùng quan trọng. Là
giáo viên dạy môn Âm nhạc hơn ai hết chúng ta phải nhận thức rõ điều này.

17


Nhưng không chỉ có trình độ chuyên môn mà tình yêu âm nhạc, niềm đam mê
với nghề mới giúp chúng ta đem tới những chân trời mới lạ đến với học sinh
thân yêu trong từng câu hát. Đó là tài sản quý giá mà mỗi giáo viên phải trân
quý, giữ gìn.
Bản thân tôi, qua quá trình giảng dạy trên lớp, cùng với những trăn trở làm
thế nào để giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất và bồi dưỡng được tình yêu
quê hương đất nước giúp các em có tâm hồn đẹp và trong sáng hơn qua các tác
phẩm âm nhạc, tôi đã nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này. Tôi
nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Tuy nhiên để đạt được
những kết quả như vậy không phải một ngày, hai ngày mà là cả một quá trình.
Giáo viên phải thực sự nhiệt huyết, có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên,
luyện tập. Muốn đạt hiệu quả cao trong một giờ học người giáo viên phải hoà
mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng em, cũng như đặc điểm
của từng khối lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn khác
nhau. Vì trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn
năng, giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo thì mới phát huy được năng
khiếu cũng như tinh thần say mê học tập của học sinh.
Giáo viên phải luôn luôn tạo cho các em một tâm thế học tập tốt nhất, thoải
mái, nhẹ nhàng mà không hề áp đặt. Phát huy hết được năng lực học tập của học
sinh và tạo được hứng thú cho các em.
Tổ chức dạy sao cho học sinh đều hoạt động một cách chủ động, tích cực, tự
lực trong từng khâu để đạt kết quả cao. Học sinh không chỉ biết trình bày bài hát
của mình mà cần bồi dưỡng cho học sinh cách nhận xét bạn trình bày bài hát.
Giáo viên không ngừng tự nâng cao kiến thức, tay nghề của mình, để không
những hát chuẩn xác bài hát, đánh đàn đúng giai điệu mà còn thể hiện bài hát đó
có sức thuyết phục, cuốn hút học sinh .
Đánh giá, nhận xét, tuyên dương, khen thưởng cho học sinh kịp thời và thường

xuyên theo đúng tinh thần của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kiến nghị:
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy trên lớp tôi vẫn còn thấy gặp một số khó
khăn trong khi thực hiện. Vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với các
cấp lãnh đạo một số vấn đề sau:
Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục nên bổ sung thêm trang thiết bị dạy học như
tranh ảnh minh họa các bài hát; Bản nhạc chép sẵn có lời ca đối với học sinh
18


khối 3,4,5; Đàn ooc gan, nhạc cụ gõ dân tộc và một số trang phục vùng miền để
chúng tôi có thể sử dụng trong các tiết học bài mới và thực hành.
Mỗi môn học nghệ thuật nên có phong chức năng riêng để đảm bảo chất
lượng dạy và học không ảnh hưởng tới các lớp học khác.
Các bậc phụ huynh nên quan tâm tới con em và giáo dục các em coi các
môn nghệ thuật cũng là một môn học chính vì nó giúp ích cho các em rất nhiều
về phát triển nhân cách con người.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi về “Một số biện pháp giúp học sinh tiểu
học tích cực, sáng tạo và tự tin trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa
theo nhạc”. Trong quá trình thực nghiệm sáng kiến, tôi thấy kết quả mang lại rất khả
quan. Học sinh trường chúng tôi thực sự đã rất tích cực, chủ động, sáng tạo và tự tin
không những đối với môn Âm nhạc mà các em còn rất tự tin trong cuộc sống. Điều
đó góp phần tích cực rèn luyện kĩ năng sống và phát triển toàn diện cho các em. Mặc
dù vậy trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khiếm khuyết rất mong nhận được sự
góp ý chân thành của đồng nghiệp, của cấp trên để tôi ngày một hoàn thiện hơn trên
con đường sự nghiệp của mình.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thọ Xuân, ngày 28/05/2019

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết không sao chép nội
dung của người khác
Người viết

Bùi Ngọc An

19



×