Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài tại địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.89 KB, 17 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG, THANH TRA
NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH XÃ HỘI
1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm thanh tra
Thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật của
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên
trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai, đánh
giá ưu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp
phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tang cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
1.1.2 Thanh tra nhà nước
Thanh tra nhà nước là "việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà
nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá
nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong luật này
và các quy định khác của pháp luật. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành".
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo
cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân thuộc quyên quản lý trực tiếp.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước
theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật,
những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc
thẩm quyền quản lý.
1.1.3 Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp
luật về lao động, quy định chuyên môn – kĩ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực lao
động
1.2 Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội
Tiền thân là thanh tra lao động được thành lập ngay từ những ngày đầu thành lập
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trải qua nhiều lần tách, nhập và đổi tên, đến nay


Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội được tổ chức từ Trung ương đến địa
phương.
1.2.1 Vai trò của thanh tra
Vai trò của thanh tra thể hiện trên những điểm sau: Thanh tra có vai trò trong việc
hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật; thanh tra là phương thức đảm bảo
1

1


pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước; thanh tra góp phần phát huy dân chủ,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội còn có vai trò đặc thù trong hoạt
động quản lý nhà nước về lao động; trong hoạt động xây dựng pháp luật; trong sự phát
triển kinh tế xã hội; trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1.2.2 Vị trí và chức năng của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội
Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra thuộc ngành lao
động, thương binh và xã hội, thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành về lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi quản lý nhà nước theo
quy định của pháp luật.
1.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội
Có thể tóm tắt nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của Thanh tra Lao động - Thương
binh và Xã hội như sau:
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, người có công và xã
hội của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trên phạm vi cả nước;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức,
cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan,
tổ chức, cá nhân;

- Kiến nghị hủy bỏ quyết định trái pháp luật về lao động, người có công và xã hội
khi có đủ căn cứ cho rằng hành vi hay quyết định đó gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng thuộc lĩnh vực
lao động, người có công và xã hội
1.3 Mục đích của thanh tra lao đông
Theo Điều 2, Luật thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội ban hành ngày
15/11/2010, mục đích chính của hoạt động thanh tra la động là:
- Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,chính sach , pháp luật lao động để kiến
gnhij với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục.
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động.
- Giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các đúng quy định của pháp luật
lao động.
- Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản
lý nhà nước.
2

2


- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
1.4 Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động
Theo Điều 7, Luật thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội ban hành ngày
15/11/2010 quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra như sau:
- Tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác khách quan, trung thực, công khai, dân
chủ, kịp thời.
- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các
cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của
cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

1.5 Cơ cấu tổ chức thanh tra Bộ

1.6 Hình thức thanh tra
Theo Điều 37, Luật thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội ban hành ngày
15/11/2010 quy định hình thức thanh tra như sau:
- Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc
thanh tra đột xuất.
- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3

3


- Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
1.7 Nội dung thanh tra lao động
Thanh tra lao động, thanh tra việc thực hiện pháp luật những nội dung sau:
- Tuyển dụng và đào tạo lao động
- Thực hiện hợp đồng lao động
- Thỏa ước lao động tập thể
- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
- Tiền lương và trả công lao động
- An toàn lao động, vệ sinh lao động
- Lao động đặc thù
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp
- Tranh chấp lao động

- Khiếu nại về lao động

4

4


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH
2.1 Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh và các doanh nghiệp FDI trên địa bàn
2.1.1 Giới thiệu về tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh ven biển, biên giới thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng
Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi
núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; công
nghiệp khai khoáng; hoạt động thương mai dịch vụ; quan trọng trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Năm 2016,
Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam.
Quảng Ninh trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam, giàu tiềm năng du lịch, sở hữu
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
2.1.2 Tình hình doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiên nay
Kể từ năm 1989 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được hơn 200 dự án FDI,
với tổng vốn đăng ký trên 6,5 tỷ USD. Hiện trên địa bàn tỉnh có 120 dự án FDI còn
hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 6,4 tỷ USD; có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới đang có hoạt động đầu tư… Những con số này đã đưa Quảng Ninh trở
thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh miền núi
phía Bắc.
Thời gian qua, Quảng Ninh đã thu hút được vốn đầu tư từ 21 quốc gia và vùng

lãnh thổ, trong đó Mỹ giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký 2,425 tỷ USD (với 7 dự
án, chiếm gần 40,4% tổng vốn đầu tư).;Tiếp theo là Trung Quốc (Hồng Kông, Đài
Loan) tổng vốn đầu tư đăng ký 2,11 tỷ USD (68 dự án với hơn chiếm 35% ); còn lại là
Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Canada, Hàn Quốc...
Chỉ tính riêng trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng dẫn đầu với tổng số 64 dự
án với vốn đăng ký đạt 4.7 tỷ USD, chiếm 78% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các dự án có
quy mô lớn thường tập trung vào công nghiệp dệt may.
Hầu hết các dự án tập trung vào địa bàn TP Hạ Long với 57 dự án với tổng sổ
vốn đầu tư hơn 1.550 triệu USD chiếm 25,8% tổng vốn. Tiếp theo là TP Móng Cái có
19 dự án với trên 648,6 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn... Còn lại là địa bàn TP Cẩm
Phả có 10 dự án, Đông Triều, Hải Hà, Quảng Yên, Đông Triều.... với 37 dự án FDI.
5

5


Một đặc điểm nổi bật của FDI Quảng Ninh trong thời gian qua là lĩnh vực du lịch
thu hút khá nhiều dự án do Quảng Ninh có lợi thế về tài nguyên du lịch, đặc biệt là
Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới với 48 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 1,3
tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư đăng ký.
2.2 Thực trạng công tác thanh tra về pháp luật lao động tại doanh nghiệp FDI
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Đơn vị thanh tra: Thanh tra Sở lao động -thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh.
- Địa chỉ: Cột 8 - Phường Hồng Hà - Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh
- Điện thoại:033.3835765
Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật.
Thanh tra sở được thành lập để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy

quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở
lao động thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh là một phòng chức năng trong cơ cấu
tổ chức của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Quảng Ninh.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra
Cơ cấu tổ chức hiện nay của cơ quan thanh tra Sở lao động thương binh xã hội
tỉnh Quảng Ninh bao gồm:
- Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi
thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
- Chánh thanh tra Sở chịu trách nhiệm quản lý chung.
- 2 Phó Chánh thanh tra: thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra sở và nhiệm vụ
đột xuất khi lãnhđạo giao. Tuy nhiên có sự phân công hợp lý.
- Thanh tra viên, cán bộ giúp Chánh thanh tra, phó Chánh thanh tra trong quá
trình giải quyết các lĩnh vực được phân công.
Về số lượng: Trong khi số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng
lên, số lượng thanh tra lao động chưa đủ để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài việc thanh
tra an toàn lao động, thực hiện chính sách pháp luật về lao động, lực lượng thanh tra
còn phải thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người có công, trẻ em và gần đây
là phòng chống tham nhũng.
Về trình độ chuyên môn: tất cả Thanh tra viên đều có trình độ Cao Đẳng, Đại học
6

6


trở lên, có kiến thức Nhà nước và am hiểu pháp luật. Tuy nhiên mới chỉ có một số
Thanh tra viên có kiến thức sâu về chuyên ngành lao động, còn lại là được luân chuyển
công tác từ vị trí chức danh tương đương chuyển sang. Chất lượng thanh tra viên vẫn
còn hạn chế trong khi doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện không ngừng tăng, tất yếu
dẫn đến việc kiểm tra, kiểm soát chấp hành lao động còn hạn chế.
2.2.3 Thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra theo quy đinh

Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt; thông
tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng.
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở
trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, Thanh tra sở và cán bộ làm công tác thanh
tra của các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân
tỉnh.
Về thanh tra:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế
hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, Thanh tra sở;
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan và Ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc nhiều sở;
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau
thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.
- Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định
xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
7

7


Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản

lý của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo,
giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độ tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy
định;
- Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh;
- Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao;
- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám
đốc Sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải
quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại
theo quy định;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại,
quyết định xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Về phòng, chống tham nhũng:
- Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng của các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị thuộc quyền quản lý của
Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát
nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có
hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định
của mình trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng;
- Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập; tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu
nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động
8

8



thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định
của pháp luật; yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các
Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền
của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu
phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ được giao.
Tổ chức hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham
nhũng. Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định Nhà nước.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ
thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế
độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc
phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của
pháp luật.
2.2.4 Hình thức thanh tra
Thanh tra có thể định kỳ hoặc đột xuất. Tùy thuộc vào tính chất hoạt động cơ
sở, của dấu hiệu vi phạm mà thanh tra định kỳ (một năm một lần). Thanh tra đột xuất
để xác định sự tuân thủ thường xuyên, nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật của
doanh nghiệp hoặc khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm và trong trường hợp do yêu
cầu của việc giải quyết đơn thư yêu cầu xử lý vi phạm pháp luật.

2.2.5 Phương thức thanh tra
Phương thức thanh tra Thanh tra lao động Tỉnh là phụ trách vùng do Phó chánh
9

9


thanh tra Sở phụ trách thanh tra làm trưởng đoàn.
2.2.6 Nội dung thanh tra
Nội dung thanh tra bao gồm: Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật
lao động: Việc thực hiện các loại báo cáo định kì; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp
đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể’ thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền lương;
an toàn vệ sinh lao động; bảo hiểm; việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ,
người cao tuổi, tàn tật, lao động nước ngoài; kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động.
2.2.7 Kết quả thanh tra
Năm 2017, Thanh tra tỉnh, thanh tra huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành
trong tỉnh đã triển khai 130 cuộc thanh tra. Qua kết luận thanh tra kiến nghị thu hồi về
ngân sách nhà nước hơn 56,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thanh tra các sở, ngành đã tổ chức
gần 6.400 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, trên các lĩnh vực, như: Bảo vệ môi
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, kinh doanh điện, xăng dầu, phân
bón, thuốc trừ sâu. Qua thanh tra, kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính gần 6.900
cá nhân với 181 tổ chức…
Trong giải quyết đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, các cơ quan
thanh tra hành chính của tỉnh đã tiếp 10.309 lượt công dân với 7.361 vụ việc và tiếp
nhận, xử lý 14.491 đơn thư khiếu nại tố cáo. Qua phân loại có 843 vụ việc khiếu nại và
27 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính các cấp.
Qua giải quyết khiếu nại tố cáo đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 40 triệu
đồng…
Trong 9 tháng đầu năm 2018, Thanh tra tỉnh và Thanh tra các đơn vị đã kiểm tra

đôn đốc việc thực hiện 109 kết luận được ban hành, thu được 28.436/79.136 triệu đồng
phải thu. Thanh tra các đơn vị đã kiểm tra đôn đốc việc thực hiện 78 kết luận.
Các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh đã tiếp 6236 lượt công dân
với 5060 vụ việc. Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã tiếp nhận,
xử lý là 9778 đơn. Qua phân loại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành
chính các cấp có 456 đơn khiếu nại với 456 vụ việc. Kết quả giải quyết khiếu nại thuộc
thẩm quyền của cơ quan hành chính các cấp là 657 vụ, trong đó đã giải quyết được
509/657 vụ việc. số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước
các cấp là 31 vụ việc, trong đó đã giải quyết được 24/31 vụ việc.
2.3 Nhận xét, đánh giá chung
2.3.1 Những mặt đạt được
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ của thanh tra sở, đáp ứng được yêu cầu trong công tác thanh
10

10


tra ngành đề ra.
Quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra đã thực hiện đúng trình tự quy định theo
quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết thống nhất các thành viên trong
đoàn cùng nhau hợp tác đạt hiệu quả chất lượng, hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám
sát.
Đoàn thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân,
của cấp trên. Thực hiện chế độ báo cáo chuyên ngành, đầy đủ, đúng yêu cầu của cơ
quan thanh tra cấp trên. Các doanh nghiệp nhìn chung có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện pháp luật lao động, thực hiện các chế độ đối với người lao động.
2.3.2 Những hạn chế
Lực lượng thanh tra còn mỏng và yếu trong khi đó số lượng doanh nghiệp cần
thanh tra còn nhiều gây nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu. Với số lượng

thanh tra ít trong khi lượng doanh nghiệp cần thanh tra nhiều dẫn tới việc chỉ thanh tra
được một phần, bỏ sót các vi phạm pháp luật mà khó có thể tiến hành thanh tra cùng
lúc tất cả các doanh nghiệp FDI. Thanh tra vẫn còn bị động hay chỉ khi có đơn từ tố
cáo của nhân dân.
Việc giải quyết các vi phạm còn nhiều hạn chế như một số doanh nghiệp nhà
nước sau khởi kiện đã cam kết đóng tiền phạt nhưng vẫn còn trì trệ.
Thời gian diễn ra công tác thanh tra còn dài, gây khó khan cho việc sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp.Mặc dù có xây dựng lịch tiếp dân, tuy nhiên công tác
tiếp dân vẫn còn nhiều bất cập như quy trình nghiệp vụ tiếp dân và xử lý đơn khiếu nại
tốc cao còn phức tạp.

11

11


CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Từ những thực trạng về công tác thanh tra tại các doanh nghiệp FDI, em xin
được đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra,
cụ thể như sau:
Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện công tác thanh tra theo đúng trình tự thủ tục của
pháp luật khi có đơn từ khiếu nại và quyết định Thanh tra của cấp trên.
Thứ hai: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dung các thiết bị tiên tiến trong công
việc thanh tra giúp thanh tra viên có thể xử lý nhanh chóng, kịp thời các nghiệp vụ
trong công tác Thanh tra, sử dụng hiệu quả lực lượng thanh tra hiện có.
Công nghệ thông tin giúp giảm bớt nhiều nghiệp vụ, tốn kém nhiều thời gian và
công sức từ đó với lực lượng thanh tra còn mỏng so với số lượng Doanh nghiệp và lao
động, mỗi thanh tra viên có thể đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn, doanh

nghiệp hợp tác hơn với cơ quan thanh tra vì quy trình đơn giản, gọn nhẹ, không làm
ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Thanh tra viên tiếp tục sử dụng phiếu kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp
luật tại doanh, phiếu do ngành cung cấp.
Thứ ba: Bổ sung lực lượng Thanh tra cả về số lượng đội ngũ Thanh tra và chất
lượng của cảcán bộ đặc biệt là Thanh tra về lao động.
Để thực hiện được việc này, trước tiên cần tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp
vụ công tác Thanh tra lao động một cách bài bản, chuyên nghiệp không chỉ cho các
Thanh tra viên lao động, mà cần đào tạo cho cả đội ngũ là nguồn bổ nhiệm Thanh tra
viên lao động. Để gia tăng số lượng đội ngũ thanh tra phải dựa trên sự tham gia của
Nhà nước, có thể mở thêm một số ngành chuyên đào tạo Thanh tra viên, những người
trực tiếp làm công tác thanh tra. Đưa ra các mức lương, thưởng phù hợp kèm theo các
chế độ phụ cấp cho các bộ Thanh tra để họ gắn bó với công việc. Bên cạnh đó việc
đảm bảo an toàn cho cán bộ thanh tra cũng phải được đề cao.
Thứ tư: Cần thiết lập hệ thống các quy phạm pháp luật, quy định về hoạt động
thanh tra một cách rõ ràng cụ thể. Khi ban hành hay bổ sung các văn bản mới cần phải
phổ biến rộng rãi cho tất cá các đối tượng của xã hội đặc biệt là các cơ quan, tổ chức.
cá nhân có liên quan. Đặc biệt là ban hành các văn bản quy định mức xử phạt đối với
các Doanh nghiệp, mức xử phạt không chỉ mang tính răn đe mà còn mang tính cảnh
cáo, thể hiện quyền lực của Pháp luật lao động.
Thứ năm: Cơ quan thanh tra nên thiết lập mối quan hệ tốt với người sử dụng lao
động và tổ chức công đoàn để tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra.
12

12


Bên cạnh những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra lao động từ các
cơ quan chức năng, cơ quan tiến hành thanh tra thì sự hợp tác của đơn vị Thanh tra
cũng đóng vai trò quan trọng. Để người lao động và người sử dụng hiểu rõ được tầm

quan trọng của công tác thanh tra thì tại các Doanh nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp FDI nói riêng.
Tiếp tục tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng
lao động trong các doanh nghiệp. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật có thể được
tiến hành vào các buổi sinh hoạt, buổi gặp gỡ trao đổi ý kiến giữa người lao động với
người sử dụng lao động. Giúp người lao động hiểu rõ những quyền lợi của người lao
động khi họ thực hiện đúng những quy định của pháp luật.
Hướng dẫn những doanh nghiệp chưa ký thỏa ước lao động tập thể và xây dựng
nội quy lao động tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng nội quy lao
động để đăng ký với Sở Lao động-TB&XH.
Các doanh nghiệp đầu tư kinh phí trong việc cải thiện điều kiện làm việc của
người lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm về an toàn lao độngvệ sinh lao động, trang cấp đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động, hạn chế tới
mức thấp nhất tai nạn lao động.

13

13


KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp
luật lao động tại các doanh nghiệp FDI tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh” góp phần tạo
ra một cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật về Thanh tra lao động, về thực trạng
tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động ở các doanh nghiệp nói chung trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh.
Xuất phát từ những thực trạng đã nêu trong đề tài đã đưa ra những đề xuất kiến
nghị giải quyết các hạn chế trong công tác thanh tra doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả
thanh tra và việc thực hiện pháp luật lao dộng của các doanh nhiệp có vốn đầu từ nước
ngoài tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh.



LỜI MỞ ĐẦU
Trong thị trường kinh tế hội nhập số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) tăng lên nhanh chóng. Nhiều doanh nghiệp chạy đua theo lợi nhuận bất
chấp việc vi phạm pháp luật về lao động, sản xuất, kinh doanh, an toàn, phúc lợi,…
Trước đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu quản lý nhà nước về pháp luật, đặc biệt
trước đòi hỏi của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, thanh tra lao động nói riêng và
thanh tra nói chung được ra đời không những ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh
vi phạm pháp luật về lao động mà còn phát hiện và xử lý vi phạm. Hoạt động thanh
gia, kiểm tra, giám sát góp phần đẩm bảo trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế xã
hội. Giúp các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về pháp luật.
Để nhận rõ tầm quan trọng của công tác thanh tra, em chọn đề tài: “Thực trạng
công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp có vốn
đầu từ nước ngoài tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bộ Luật lao động 2012
2, Luật Thanh tra năm 2010
3, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh:
4, Kết quả thanh tra của tỉnh Quảng Ninh năm 2017 2018
/> />

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU




×