Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 qua tiết khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 19 trang )

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Nội dung
A- MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cơ sở lý cở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2. Thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
lớp 5 hiện nay.
III CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN


GDKNS CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA TIẾT KHOA HỌC
Giải pháp1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng
tích cực cá thể người học
Giải pháp2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua
những hình ảnh, mẫu vật cụ thể
Giải pháp3.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua
quan sát tranh, hình ảnh
Giải pháp4.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua
tìm hiểu, khai thác nội dung bài học
IV- KIỂM NGHIỆM
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
2. Ý kiến đề xuất

Trang
1
2
3
3
3
4
5
5
6
6
10
13
15
18
19

19
19

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Với xu hướng phát triển con người một cách toàn diện mà ngành giáo dục
đang từng bước đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường học như một nhiệm vụ
chính trong dạy và học. Việc hình thành và phát triển của kĩ năng sống trở thành
một yêu cầu quan trọng trong sự phát triển nhân cách con người hiện đại. Là
thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt để đáp ứng những thử thách
của cuộc sống của mỗi cá nhân. Thực tế cho thấy, nếu con người có kiến thức,
thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng
trong cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống. Vì thế giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh là nhiệm vụ hết sức cần thiết của mỗi giáo viên trong nhà trường.
Nhằm giúp học sinh có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các em có thể ứng xử
hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Đồng thời
giáo dục kĩ năng sống để các em có thêm cơ hội thành công hơn trong cuộc
sống.
Trong những năm giảng daỵ tôi thấy môn khoa học lớp 5 giúp học sinh tìm
hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, về con người và sức khỏe, giới tính, tìm
hiểu về các giai đoạn phát triển của con người, tìm hiểu về các chất cấm, về cách
sử dụng thuốc, phòng tránh các bệnh về lây truyền, các bệnh xã hội, cách phòng
chống bị xâm hại, an toàn giao thông, tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển
của cây cối, về các vật liệu xây dựng về chất đốt, năng lượng sạch... tìm hiểu về
sự sinh sản của động thực vật về môi trường…Tìm hiểu về hỗn hợp, dung dịch,
tìm hiểu sơ bộ về năng lượng, cách sử dụng năng lượng mặt trời, gió,nước, chất
đốt, điện, pin, cách tiết kiệm năng lượng…Tìm hiểu về sự sinh sản của thực vật,

quá trình hình thành và phát triển của cây con. Sự sinh sản và phát triển của
động vật, côn trùng … tất cả đều chú trọng đến việc hình thành các kĩ năng quan
sát, dự đoán, nêu thắc mắc… đặc biệt đến kĩ năng vận dụng kiến thức để xử lí
thích hợp trong cuộc sống. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống là mục tiêu quan trọng
trong dạy học môn khoa học. Giáo dục kĩ năng sống trong môn khoa học giúp
các em tự nhận thức về bản thân, tự nhiên, xã hội và các giá trị như giao tiếp,
ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe bản thân; tư
duy, phân tích và bình luận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên; ra
quyết định phù hợp và giải quyết có hiệu quả.
Vì vậy trong những năm qua nhất là với những năm gần đây kỹ năng sống
luôn là nền tảng trong cuộc sống của các em vì thế tôi đã đi sâu vào điều tra,
nghiên cứu và mạnh dạn đề ra những giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với
yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường trong
việc vận dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong từng tiết học khoa học
và thấy kĩ năng sống của học sinh nói riêng và chất lượng học tập của học sinh
nói chung thu được kết quả khá tốt. Từ kết quả đạt được, từ kinh nghiệm thực
tiễn tôi xin trao đổi kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh lớp 5 qua tiết khoa học’’.

2


2. Mục đích nghiên cứu:
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua
giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu
hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Thông qua môn khoa học giáo dục cho các em các kĩ năng: tự nhận thức, tư
duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng
phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận
và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả.

Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cho các em cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ
năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.
Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục và
rèn luyện của con người trong môn khoa học. Rèn luyện KNS cho HS là nhằm
giúp các em rèn luyện KN ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, thói quen và
KN làm việc theo nhóm, KN hoạt động xã hội, Giáo dục cho học sinh thói quen
rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông,
đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với HS tiểu học việc hình thành các KN cơ
bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình
hình thành và phát triển nhân cách sau này.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 5A trường tiểu học Nga Thanh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Điều tra, phân tích lấy tư liệu trong cuộc sống, đúc rút kinh nghiệm qua
giảng dạy hằng ngày, tìm hiểu thêm thông qua các môn học đạo đức và các mô
hình trong các hoạt động ngoài giờ.
- Phương pháp tham khảo, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
II - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Thực hiện quyết định của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT trong cả nước đã
chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các trường học tăng cường rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh, tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho giáo dục đạo
đức, hình thành các chuẩn đạo đức, chú ý giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia
đình bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Tập
trung rèn luyện cho học sinh ý thức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng,

ngăn nắp, tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, kỹ
năng tự bảo vệ an toàn bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè,
lễ phép với người lớn… Việc giáo dục kỹ năng sống cho HS được thể hiện qua
các cách thức hoạt động như:
3


- Tích hợp vào nội dung các bài học ở các môn học trên lớp.
- Thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Có thể khẳng định: kỹ năng sống là một bài học quan trọng, giúp các em
học sinh tự tin khi bước vào cuộc sống tương lai. Dạy trẻ kĩ năng sống là điều
rất cần thiết đặc biệt đối với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt
đầu tiếp xúc với xã hội, rất cần hoàn thiện và phát triển các kĩ năng sống cho
riêng mình. Chính những kĩ năng sống các em tiếp nhận được những năm đầu
tiên đi học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này. Nếu ngay từ tiểu học các
em đã có được những kĩ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn.
Nếu ngược lại sau này các em sẽ rất khó khăn để sửa chữa những kĩ năng không
tốt và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy việc dạy kỹ năng sống cho
học sinh giúp các em biết làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó
trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có
trách nhiệm với bản thân, gia đình, đảm bảo mục tiêu giáo dục KNS cho học
sinh trong cộng đồng. Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết
định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.
Việc giáo dục kỹ năng sống góp phần giải quyết tình trạng trẻ thụ động,
không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ
bản thân trước nguy hiểm, thậm chí không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ... Bên
cạnh đó, các bài học về kỹ năng sống sẽ giúp trẻ hình thành những kỹ năng tâm
lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Đó là
những kỹ năng chúng ta phải biết để có được sự điều chỉnh, ứng xử phù hợp với
những thay đổi diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Qua học tập và rèn luyện các kỹ

năng sống các em sẽ cảm nhận, thấu hiểu và trân trọng những giá trị căn bản của
cuộc sống.
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO häc Ở
LỚP 5 HIỆN NAY.
* Thực trạng
Qua những năm được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 và được dự
giờ, trao đổi học tập lẫn nhau, được dự thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp trường,
cấp cụm. Tôi thấy còn bộc lộ những hạn chế,tồn tại sau:
a, Hạn chế của giáo viên:
- Một số giáo viên có dạy dạy kỹ năng sống cho học sinh, nhưng chưa
thường xuyên rèn luyện, vận dụng trong các trường hợp, tình huống cụ thể cho
học sinh.
- Có một số tiết học giáo viên có giáo dục kĩ năng sống cho các em nhưng
còn hình thức.
- Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc giáo dục cho các em các kĩ năng
giao tiếp, ứng xử thích hợp trong một số tình huống cụ thể, chưa giúp học sinh
biết xử lí những trường hợp có liên quan đến sức khỏe bản thân, nói đến giới
tính còn e ngại, khi dạy cho học sinh cách vệ sinh tuổi dạy thì còn xấu hổ….
4


- Một số giáo viên khác trong giờ học lại chú trọng đến việc tìm hiểu nội
dung bài nhưng không cho các em liên hệ với bản thân để hình thành và phát
triển các kĩ năng sống cho các em. Sau mỗi bài học các em có cách hiểu rất mơ
màng vì vậy giờ dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học.
b, Hạn chế của học sinh:
- Chưa được giáo dục, trang bị đầy đủ các kỹ năng chưa được luyện tập,
rèn luyện kỹ năng sống nên chưa tự tin, chưa linh hoạt trong cách ứng xử các
tình huống…
- Trình độ học sinh không đồng đều.

- Trong các tiết học không được hướng dẫn quan sát hình ảnh để liên hệ tạo
điều kiện cho các em hiểu sâu, nắm chắc vấn đề một cách rõ ràng.
- Một số các gia đình học sinh kinh tế còn khó khăn chưa quan tâm đến rèn
luyện cho con những thói quen, kỹ năng tốt, một số ít gia đình phụ huynh còn
làm ảnh hưởng xấu đến con em như: bố mẹ còn nói tục, còn chửi bậy, còn xô xát
với nhau.
Năm học 2017 - 2018 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5A. Vào đầu
năm học tôi đã tiến hành khảo sát một số kỹ năng sống của học sinh ở tiết khoa
học đầu năm. Cụ thể kết quả như sau:
KN ra
KN tự
KNgiao
KN tư
quyết định
KN làm
Số
nhận
tiếpvà
duy bình
& giải
chủ bản
Năm
học
thức
hợp tác
luận
quyết vấn
thân
học
sinh

đề
SL % SL % SL %
SL
%
SL %
2017-2018 26
6
23
4 15,4 4 15,4
5
19,2 7 26,9
Với kết quả thu được như trên tôi thấy kỹ năng sống của học sinh lớp tôi
vào đầu năm học còn rất thấp, khi đi vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao
tiếp, không có thói quen chào hỏi, không giám tự giới thiệu mình với người
khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi
khi các em làm sai. Có nhiều em nói rất nhỏ nhiều khi không giám ngước mặt
nhìn lên khi nói, luôn luôn sợ hãi.
Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ và đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát
huy tính tính tích cực tự giác, chủ động của học sinh nhằm cho các em tiếp cận
với yêu cầu cao của việc học tập đó là giúp các em được hình thành những kỹ
năng sống qua từng tiết học môn khoa học.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN HIỆN gdkns
CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA TIẾT khoa häc
Giải pháp 1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng tích
cực cá thể người học.
Để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực cá
thể người học phải có sự chuẩn bị tốt của giáo viên và học sinh theo các bước
như sau:
5



a) Khâu chuẩn bị của tôi và học sinh trước khi lên lớp
* Chuẩn bị của giáo viên
Trước hết muốn giáo dục kỹ năng sống cho các em thì bản thân tôi phải
có những kỹ năng sống đó. Để đạt được yêu cầu trên thì tôi phải rèn luyện bản
thân mình từ việc nhận thức, qua giao tiếp, bình luận và giải quyết vấn đề đều
thể hiện làm chủ được bản thân. Từ cử chỉ đến hành động đều phải gương mẫu
thể hiện sự thân thiện với mọi người. Trước khi soạn bài tôi phải nghiên cứu,
chọn lọc hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học để vừa đảm bảo khai
thác dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh được khiến thức đồng thời hình thành và
phát triển những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh thông qua những hoạt động
đó. Thầy phải chú ý đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chú ý đến tất cả
các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu kém.
+ Tôi đã lựa chọn và xây dựng các hoạt động dạy – học để đạt được mục
tiêu của bài, phù hợp với điều kiện của trường và với đối tượng HS lớp tôi.
+ Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy, để lựa chọn nội dung,
phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình.
+ Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để
học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
+ Chú ý đến yêu cầu của môn khoa học : Đó là học sinh tự rút ra nội dung
bài học thông qua việc khai thác hình ảnh.
* Chuẩn bị của học sinh
+ Yêu cầu học sinh xem kỹ trước bài ở nhà, có xem trước bài ở nhà học
sinh mới biết được cần chuẩn bị những gì cho tiết học. Đồng thời có những thắc
mắc cần được giải đáp mang đến lớp tham khảo ý kiến của bạn và của cô giáo.
b) Cách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo cá thể người học
Để thực hiện mục đích của việc giáo dục kỹ năng tự nhận thức về bản
thân, xã hội và các giá trị giao tiếp ứng xử thích hợp trong một số tình huống cụ
thể có liên quan đến sức khỏe bản thân, cách phòng chống một số bệnh do muỗi
đốt cách phòng tránh bị xâm hại,… Biết tư duy phân tích và bình luận về các

hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên. Biết về sự sinh trưởng và phát triển
của cây cối, của động thực vật, côn trùng, thú..… từ đó biết ra quyết định phù
hợp giải quyết có hiệu quả. Tôi dạy theo hình thức cá thể hóa người học.
Hướng dẫn học sinh động não, phát huy tính độc lập, sáng tạo của học
sinh gắn với thực tiễn tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu tự
nhận thức cho học sinh (đọc thầm câu hỏi nào, quan sát những hình ảnh nào, bao
nhiêu thời gian) Giới hạn thời gian để tăng khả năng động não. Cách thực hiện
biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian chiếm lĩnh kiến thức của học sinh
và tăng dần khả năng tự nhận thức.
Ví dụ1: Bài 7: “Phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt”
Những kĩ năng cần giáo dục cho các em: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng
giao tiếp hiệu quả.
Để biết được nguyên nhân và cách phòng một số bệnh lây truyền do muỗi
đốt. Tôi yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
6


1- Tìm hiểu về một số bệnh lây truyền do muỗi đốt:
Bằng kiến thức của mình hãy kể tên một số bệnh lây truyền do muỗi đốt
- Cá nhân học sinh được tự động não trong thời gian 1 phút và trả lời
- GV tổ chức cho HS được tự nêu tên các bệnh bệnh lây truyền do muỗi đốt
theo hiểu biết và vốn sống của học sinh.
- Giáo viên chốt: Các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh viêm não,…là
các bệnh lây truyền do muỗi đốt có thể gây ra chết người nếu không được chữa
kịp thời và đúng cách.
2- Tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt:
- Để thực hiện được yêu cầu trên tổ chức cho học sinh học nhóm 2 để trả
lời câu hỏi:
- Quan sát tranh 2 đến tranh 8 nêu nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền
do muỗi đốt.

- Học sinh được tự quan sát, tự lực tìm tòi, để phát hiện ra kiến thức mới
sau đó trả lời trong nhóm rồi trả lời trước lớp.
- Từ việc HS hiểu biết được những nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền
do muỗi đốt.
- Nêu cách đề phòng các bệnh lây truyền do muỗi đốt?
- Mỗi cá thể được tự đặt câu hỏi - được trả lời theo suy nghĩ của mình. Mỗi
nhóm gồm hai học sinh được tự trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.
- Tôi chốt: Để đề phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt cần: Giữ vệ sinh nhà
cửa sạch sẽ, phun thuốc diệt muỗi, ngủ phải mắc màn, không để nước đọng
trong các chum vại …thường xuyên dọn dẹp phát quang bờ bụi, khơi thông cống
rãnh… giữ vệ sinh môi trường.
- Cho học sinh nhắc lại nội dung bài học trong sgk.
3- Qua đó tôi giáo dục kĩ năng tự nhận thức, và giao tiếp cho học sinh:
- Em cần làm những việc gì để phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt?
- Cho học sinh được tự nêu những việc làm của mình để phòng bệnh lây
truyền do muỗi đốt.
+ Em cần có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người
xung quanh cùng thực hiện
+ Ngủ phải mắc màn.
+ Phum thuốc diệt trừ muỗi.
+ Không nên để nước đọng trong các lọ hoa, cần thay nước thường xuyên
đối với các loại cây trồng trong nhà.
+ Dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh xung quanh nhà ở, phát quang bờ bụt khơi
thông cống rãnh quanh nhà để muỗi không có nơi trú ẩn và sinh sản.
* Các kỹ năng được hình thành cho học sinh:
- Các em tự nêu được việc làm của chính mình trong sinh hoạt hằng ngày.
- Các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống chính mình bằng những việc
làm cụ thể.
Từ đó giúp các em tự tin hơn, có kiến thức phục vụ đời sống cá nhân cũng
là cơ hội để các em rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân.

7


Dọn vệ sinh quanh phòng học và sân trường

8


Ngủ ttrong màn
Dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên, các em đã tự nhận thức về bản
thân, thể hiện được tính chủ động, say mê tìm tòi, được thể hiện mình và lĩnh
hội tri thức. Giáo dục kỹ năng sống đã giúp các em có thêm vốn sống, kỹ năng
xử lý tình huống, vận dụng vào thực tế khá tốt từ đó ứng xử nhanh và giải quyết
vấn
đề kịp thời, hợp lý, biết xử lý công việc được giao một cách tốt nhất thể
hiện:
Ví dụ2: Bài 10: “Phòng tránh bị xâm hại tình dục”
Với bài học này tôi muốn giáo dục cho các em nắm được kỹ năng tự bảo
vệ bản thân mình. Vậy muốn nắm được cách phòng tránh thì mỗi học sinh đều
phải nắm được :
-Xâm hại tình dục là hành vi vi phạm quyền con người và là một tội ác mà
pháp luật quy định. Mọi người đều có quyền được toàn vẹn về thân thể. Điều
này có nghĩa là chúng ta có quyền quyết định khi nào và mức độ nào một ai đó
có thể đụng chạm đến thân thể mình.Các em cần nắm được:
+ Trẻ em có quyền cảm thấy an toàn và được bảo vệ khỏi xâm hại tình dục.
+ Trẻ em có quyền được giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ khỏi xâm hại tình dục.
+ Trẻ em không có lỗi khi các em bị xâm hại tình dục.
- Các em cần biết rằng bất kỳ ai đó có ý định hay sự tiếp xúc nào về tình
dục đối với trẻ em đều là vi phạm pháp luật.
- Xâm hại tình dục tình dục là vi phạm pháp luật và các quyền con người,

quyền trẻ em, do đó kẻ xâm hại là người có tội trẻ em không bao giờ là người có
lỗi.
- Biết tự mình báo cáo về việc bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại tình
dục với cha mẹ, người có thẩm quyền một cách kịp thời có thể giúp bảo vệ và
phòng tránh sự xâm hại tiếp theo.
Từ những kiến thức trên các em thảo luận trong nhóm để rut ra kỹ năng tự
bảo vệ bản thân mình một cách tốt nhất. Biết ứng phó với các tình huống, các
nguy cơ trong cuộc sống.
Giải pháp 2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua những
hình ảnh, mẫu vật cụ thể:

9


Đối với học sinh tiểu học việc được nhìn thấy, sờ ngắm quan sát là điều mà
các em thích thú nhất. Vì không những các em dễ nắm bắt kiến thức mà còn có
khả năng tự học, tự tìm tòi tri thức một cách thích thú nhất. Vì vậy không chỉ
học sinh ở các lớp dưới mà đến học sinh lớp 5 khi được học tiết học mà cô giáo
dạy có nhiều mẫu vật cụ thể thì chắc chắn học sinh rất say mê, hứng thú học bài
và những tiết học ấy các em rất nhớ nội dung bài học bởi nó gắn với mô hình cụ
thể. Nắm bắt được tâm lí của các em tôi đã vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho
các em thông qua hoạt động quan sát mẫu vật. Để thực hiện tốt được hoạt động
này tôi đã thực hiện các bước như sau:
a, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Chuẩn bị của giáo viên
Sưu tầm mẫu vật gắn với nội dung bài học.
- Chẩn bị của học sinh
Xem bài trước ở nhà, sưu tầm vật mẫu có nội dung gắn với nội dung bài học.
Để rèn kĩ năng tự nhận thức và tìm kiếm kiến thức. Tôi đã giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua một số mẫu vật trong bài học như sau:

Ví dụ 1: Bài 11: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
Đối với bài này cần chuẩn bị:
a,Giáo viên: Mẫu vật như sách giáo khoa, các biển báo giao thông, biển
hiệu đèn xanh đèn đỏ, tài liệu về luật giao thông, tranh ảnh về các loại xe lưu
thông trên đường bộ, tranh ảnh của các em học sinh khi qua đường mỗi khi tan
học, khi đến trường…
b,Học sinh: sách giáo khoa, các loại biển báo giao thông tự làm.
1.Tìm hiểu về các loại cơ giới phổ biến lưu thông đường bộ:
Tôi cho các em quan sát một số hình ảnh mà tôi đã chụp các lọai cơ giới
hiện đang lưu thông trên đường bộ để các em tự trả lời: Như xe máy, ô tô, xe
đạp, xe công nông, xe bò, xe ngựa, xích lô, ngoài ra còn có người đi bộ cũng
đang lưu thông trên đường bộ.
2. Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ:
- Để thực hiện được yêu cầu trên tổ chức cho học sinh học nhóm đôi để trả
lời câu hỏi:
- Quan sát tranh 2 đến tranh 7 nêu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Học sinh được tự quan sát, tự lực tìm tòi, để phát hiện ra kiến thức mới
sau đó trả lời trong nhóm rồi trả lời trước lớp.
- Từ việc HS hiểu biết được những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Từ những hình ảnh mà tôi chụp để đưa cho các em quan sát rồi rút ra kết
luận theo sự hiểu biết của mình từ đó mà rút ra được cách phòng tránh.
3. Cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

10


Qua cách tìm hiểu từ tranh ảnh băng hình và thực tế trên cổng trường hằng
ngày các em nêu được cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ như sau;
- Người tham gia giao thông cần tuân thủ đúng luật giao thông.
- Mọi người khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm.

- Không đi xe đạp dàn hàng ngang ra đường, không vượt đèn đỏ khi tham
gia giao thông, không phóng nhanh, vượt ẩu…

Sang đường khi tan học
Những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh là: Kĩ năng hiểu biết, kỹ
năng lựa chọn, kỹ năng bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh. Từ
đó giáo dục các em biết cách tuyên truyền cho mọi người hiểu biết mỗi khi tham
gia giao thông cần phải làm gì để không gây tai nạn giao thông. Từ đó giáo dục
các em ý thức được từng hành vi của mình để cho gia đình bớt đi lo lắng mỗi khi
tham gia giao thông đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội.
Ví dụ 2: Bài 18: Tơ sợi
Đối với bài học này cần chuẩn bị :
a, Giáo viên: Mẫu vật như bông, sợi tơ nhân tạo, cói,đay, chiếu cói, các loại
vải làm bằng tơ sợi..Một số sản phẩm làm bằng sợi ni lông như bàn chải đánh
răng,cuốn tóc,bàn chải…..
11


b, Với học sinh: SGK, cây cói khô, cói tươi, lõi..
Những kỹ năng sống cho học sinh biết sử dụng và biết quý trọng sản phẩm
mà mình và gia đình, quê hương mình đang sản xuất. Biết được giá trị của
những sản phẩm mà gia đình, quê hương mình đang làm đồng thời cũng nắm
được ngoài sản phẩm của quê hương mình sản xuất còn biết được những sản
phẩm tơ sợi làm ra từ tơ tằm… Đặc điểm của các sản phẩm đó. Giáo dục các em
lòng tự hào về quê hương, yêu quê hương từ đó gắng học tập đế có những ước
mơ tốt đẹp xây dựng quê hương mỗi ngày thêm giàu đẹp hơn.
Giải pháp 3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua quan sát
tranh, hình ảnh
Đối với học sinh tiểu học các em rất thích khám phá thế giới tri thức, thích
tìm tòi những cái mới lạ mà đặc biệt là được xem tranh ảnh. Vì vậy không chỉ

học sinh ở các lớp dưới mà đến học sinh lớp 5 khi được học tiết học mà cô giáo
dạy có trình chiếu hình ảnh trên màn hình lớn học sinh rất say mê, hứng thú học
bài và những tiết học ấy các em rất nhớ nội dung bài học bởi nó gắn với hình
ảnh. Nắm bắt được tâm lí của các em tôi đã vận dụng giáo dục kỹ năng sống
cho các em thông qua hoạt động quan sát tranh, ảnh. Để thực hiện tốt được hoạt
động này tôi đã thực hiện các bước như sau:
a, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Chuẩn bị của giáo viên
Sưu tầm tranh ảnh gắn với nội dung bài học, soạn tranh, ảnh trên màn
chiếu.
b, Chẩn bị của học sinh.
Xem bài trước ở nhà, sưu tầm hình ảnh có nội dung gắn với nội dung bài
học.
Để rèn kỹ năng tự nhận thức và tìm kiếm thông tin và hiểu biết về tơ sợi.
Tôi đã giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua một số tranh ảnh trong bài
học như sau:

12


Cánh đồng cói

Rũ đay làm tơ sợi

Quay tơ tằm

13


Quan sát sản phẩm làm bằng tơ sợi

Ví dụ 1: Dạy bài 23: Sử dụng năng lượng mặt trời, Gió và nước chảy
Đối với bài này cần chuẩn bị:
a, Giáo viên: tranh ảnh như sách giáo khoa, tranh sử dụng năng lượng của
mặt trời, gió, nước.
b, Học sinh: sách giáo khoa, giấy vẽ A4, màu,chì…
Những kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh là: Kỹ năng lựa chọn các
hình thức sử dụng năng lượng của mặt trời, gió, nước Kỹ năng trình bày, tuyên
truyền về việc bảo vệ nguồn năng lượng sạch.
1- Tìm hiểu vai trò của mặt trời
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp (3 phút).
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh sgk tìm việc gia đình và địa phương đã sử
dụng năng lượng mặt trời. Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Tôi chốt bằng hình ảnh: vai trò của năng lượng mặt trời đối với cuộc sống
của con người.
Qua những hình ảnh và những việc làm rất cụ thể trong hình vẽ giúp cho
các em rút ra nội dung chính của bài.
Nắm được tác dụng thiết yếu của mặt trời, gió, nước chảy trong cuộc sống
hằng ngày.
Giải pháp 4. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tìm hiểu,
khai thác nội dung bài học.
Tìm hiểu sách khoa học lớp 5 ta thấy mục tiêu Phân môn khoa học bước
đầu giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, cơ bản về con
người và sức khỏe về tự nhiên, con người với thế giới tự nhiên chú trong đến
việc hình thành các kỹ năng quan sát, dự đoán, nêu thắc mắc…đặc biệt chú
trọng đến kỹ năng vận dụng kiến thức để xử lí thích hợp trong cuộc sống: Gồm
3 chủ đề : Con người và sức khỏe. Vật chất và năng lượng. Thực vật và động
vật. Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tôi đã giáo dục lồng ghép trong việc
tìm hiểu, khai thác nội dung bài học và tôi đã hướng dẫn học sinh qua các hoạt
động sau:
a) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Chuẩn bị của giáo viên:
Tôi luôn phải nghiên cứu bài trước để tìm hiểu những nội dung bài, tham
khảo thêm tư liệu, kiến thức có liên quan đến nội dung bài học.
- Tìm hiểu nội dung, kiến thức trong bài học.
- Khai thác hình ảnh.
- Khai thác hệ thống câu hỏi.
14


- Khai thác những kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh có liên quan đến
nội dung bài học.
Chuẩn bị của học sinh:
Xem bài trước và tự quan sát tranh, ảnh, trả lời câu hỏi trong sách giáo
khoa.
b) Cách giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tìm hiểu, khai thác
nội dung, kiến thức bài học:
Ví dụ1: Dạy bài 34:
Môi trường tự nhiên có vai trò gì đối với đời sống của con người
Những kỹ năng cần giáo dục cho học sinh là: Kỹ năng tìm kiếm và xử lí
thông tin về cách bảo vệ và khai thác tài nguyên hợp lý để bảo vệ môi trường,
môi trường có ảnh hưởng tốt đến đời sống của con người. Kỹ năng hiểu biết về
tác hại của sự khai thác bừa bài nguyên nhân của sự tàn phá môi trường sống
của con người.
Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học qua các hoạt động:
1- Tìm hiểu về môi trường cung cấp gì.
2- Tìm hiểu môi trường tiếp nhận gì.
3- Tác hại của việc khai thác bừa bãi,tàn phá môi trường.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu được nguyên nhân và tác hại của việc
tàn phá môi trường như nội dung bài học tôi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
bằng các câu hỏi sau:

- Em mong muốn được sống trong môi trường như thế nào?
- Theo em chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường được trong sạch?
Do đã nắm vững được nội dung kiến thức các em đã tìm hiểu được trong
bài học nên hầu hết học sinh đều trả lời được: Các em mong muốn được sống
trong môi trường trong sạch. Các em đều ý thức được mọi người muốn được
sống trong môi trường sạch thì chúng ta cần có ý thức giữ vệ sinh, hạn chế thải
các loại khí độc hại, trồng thêm nhiều cây xanh không khai thác rừng, các tài
nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi... Biết vận động gia đình và những người
xung quanh trồng nhiều cây xanh góp phần bảo vệ môi trường trong lành cho
quê hương, thôn xóm. Có ý kiến khi phát hiện những hiện tượng cá nhân hoặc
tập thể thải các khí độc hại gây ô nhiễm môi trường…

15


Trường học của em

Lớp học của em

Em múa hát sân trường

16


Trồng cây bảo vệ môi trường
VI- KIỂM NGHIỆM
Bằng cách hướng dẫn kiên trì thực hiện thường xuyên và liên tục tôi tiến
hành khảo sát tiếp lần 2
Lần 2: Cuối học kì I tôi thấy tỷ lệ học sinh có kỹ năng sống đã có nhiều
chuyển biến so với khảo sát lần 1. Cụ thể kết quả như sau:

KN giao
tiếp và
hợp tác

KN tự
Số
học nhận thức
Năm học
sinh
SL %
SL
2017-2018 26
11
41,8 9

KN tư
duy bình
luận

%
SL
34,2 10

%
38

KN ra quyết
định & giải
quyết vấn
đề

SL
%
9
34,2

KN làm
chủ bản
thân
SL
13

%
50

Lần 3: Giữa học kì II với kết quả như sau:
Số
học
Năm học
sinh
2017-2018 26

Kĩ năng
Kĩ năng ra
Kĩ năng
KN làm
giao tiếp
quyết định
tư duy
chủ bản
và hợp

&giải quyết
bình luận
thân
tác
vấn đề
%
SL %
SL %
SL
%
SL %
72,9 20 76,8 19 72,9 19
72,9 18 69,1

Kĩ năng
tự nhận
thức
SL
19

17


Qua kết quả trên cho thấy cứ kiên trì thực hiện cách làm của mình thì chất
lượng học tập cũng như kỹ năng sống của của học sinh đã được nâng lên rõ rệt
từ những học sinh lúng túng, rụt rè không tự tin ứng xử với bạn bè và thầy cô
bây giờ các em đã tự tin giao tiếp, nhận thức và ra quyết định phù hợp với một
số tình huống trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong
quá trình giảng dạy thực tế của lớp mình. Với sự nỗ lực, khả năng của bản thân

đã đem lại kết quả bước đầu
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Trong mỗi giờ dạy khoa học với các biện pháp mà tôi đã trình bày ở trên,
giúp chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong mỗi tiết dạy có bầu
không khí sôi nổi. Tôi đã động viên kịp thời để học sinh tự tin hơn, phấn khởi
hơn có hứng thú học với kết quả rèn luyện của mình.Tôi nghĩ các em còn nhỏ
đang trong độ tuổi học sinh tiểu học nhanh nhớ, nhanh quên nên việc giáo dục
kỹ năng sống cho các em phải được duy trì thường xuyên liên tục thì hiệu quả
mới cao. Chú ý giáo dục, động viên kịp thời nhất là đối tượng học sinh yếu kém.
Chắc chắn rằng, học sinh được rèn kỹ năng sống một cách thường xuyên liên
tục. Đến hết chương trình Tiểu học các em sẽ được trang bị những kỹ năng cần
thiết để tiếp tục theo học lên các cấp trên một cách vững vàng tự tin, biết yêu
quý bạn bè thầy cô và mọi người xung quanh, biết yêu quý bản thân mình sống
vui vẻ hòa đồng, luôn luôn có ước mơ đẹp đẽ.
2. Ý kiến đề xuất
Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách có hiệu quả, trong quá
trình dạy chúng tôi rất cần sử dụng tranh ảnh gắn với nội dung bài học, các thiết
bị dạy học như màn hình, máy chiếu…Đề nghị các cấp có liên quan, quan tâm
hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học để chúng tôi có điều kiện thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 3 năm
ĐƠN VỊ
2018
Tôi xin cam kết đây là kinh nghiệm tôi tự
làm không sao chép nội dung của người
khác
Người thực hiện


Phạm Thị xuân

18


19



×