Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kinh nghiệm dạy tập đọc nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.71 KB, 19 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thực hiện chủ trương đổi mới công tác giáo dục mà Nghị quyết số 29 của Ban
Chấp hành Trung Ương Đảng đã thông qua về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và
Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
tiến hành chủ trương đổi mới chương trình giáo dục, mục tiêu giáo dục, tiếp tục tăng
cường thực hiện các biện pháp giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục kỹ năng sống,
kỹ năng giao tiếp cho học sinh mà cụ thể là phát triển năng lực và phẩm chất người
học. Cùng với việc đào tạo con người phát triển toàn diện là dạy học theo chuẩn kiến
thức kĩ năng, quy định trong chương trình giáo dục phổ thông về kiến thức của môn
học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải đạt được. Trong đó phân môn tập đọc
góp phần rất quan trọng trong quá trình học tập và công tác đó là đọc và hiểu nội
dung các văn bản. Mục tiêu của dạy tập đọc là hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc
cho học sinh, bước đầu học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật
và hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ. Đầu tiên trẻ em phải học đọc, sau đó
phải đọc để học, thông qua đọc học sinh chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao tiếp
và học tập. Khi hiểu sâu sắc các văn bản thì các em mới có được công cụ hữu hiệu
để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có
công cụ lĩnh hội tri thức khoa học khi học các môn khác ở nhà trường. Kĩ năng đọc
cần đạt là đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm, đọc một cách có ý thức sẽ
tác động tích cực đến trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy
đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp,
dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gíc, tư duy tốt hơn, đồng thời giáo dục tư
tưởng, đạo đức, tính cách, thẩm mĩ cho các em. Xuất phát từ những yêu cầu đó, bản
thân tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm dạy tập đọc nhằm nâng cao hiệu quả đọc
hiểu cho học sinh lớp 3”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra biện pháp giúp học sinh lớp 3 nắm vững phương pháp đọc và cách đọc
hiểu văn bản nhằm giúp học sinh có khả năng đọc và hiểu các loại văn bản một cách
sâu sắc.


Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy đọc hiểu để tiến hành dạy
đọc hiểu cho học sinh lớp 3.
Tìm hiểu thực trạng dạy đọc hiểu thông qua thực tế công tác trường Tiểu học
Trường Giang 1, thông qua dự giờ thăm lớp và chỉ đạo công tác chuyên môn.
1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Trường Giang 1- Nông Cống – Thanh Hóa
b. Phạm vi nghiên cứu.
Dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Trường Giang 1
4. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
b. Phương pháp dạy thực nghiệm.
c. Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
d. Thu thập và xử lý các tài liệu dạy học Tiếng Việt có liên quan đến đề tài
nghiên cứu nhằm tìm hiểu mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học và mục tiêu của
môn tập đọc lớp 3.

2


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Như chúng ta đã biết hoạt động đọc giúp con người thu được lượng thông tin
nhiều nhất, nhanh nhất, dễ dàng, thông dụng và tiện lợi nhất để không ngừng bổ
sung và nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống của mình. Trong nhà trường, thông qua
hoạt động đọc, học sinh được mở rộng hiểu biết về thiên nhiên, đất nước, cuộc sống
con người, các nền văn hóa, văn minh, phong tục tập quán của các dân tộc và các

quốc gia trên thế giới. Mục đích của người đọc là làm rõ nghĩa các kí tự, làm rõ nội
dung và mục đích thông báo của văn bản. Lúc này quá trình đọc không chỉ là sự vận
động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm mà còn là sự vận động của trí tuệ. Đọc
hiểu là tiếp nhận, đọc cho mình. Đọc thành tiếng khác đọc hiểu ở chỗ nó không chỉ
là hoạt động tiếp nhận nhằm cho mình mà còn là hoạt động nhằm làm cho người
khác cũng tiếp nhận được nội dung văn bản giống mình. Vì vậy, khi đọc thành tiếng
người đọc đã tham gia vào quá trình tái sinh văn bản, tổng hợp, hoàn thiện và biểu
cảm nội dung văn bản một cách khoa học và chính xác.
Để dạy đọc hiểu cho học sinh Tiểu học thì giáo viên cần phải nắm vững mục
tiêu, nội dung, phương pháp dạy tập đọc, sâu hơn nữa là hiểu rõ bản chất của quá
trình dạy đọc hiểu. Bên cạnh đó giáo viên cần phải có cách nhìn nhận tổng thể
chương trình ở tiểu học nói chung, chương trình Tiếng Việt lớp 3 và các văn bản đã
đưa vào để dạy cho học sinh nói riêng. Các văn bản đã đề cập đến cuộc sống, nhiều
lĩnh vực và được sắp xếp theo chủ điểm phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Nhiều bài thơ
thuộc kho tàng văn học trong và ngoài nước phù hợp với nhận thức của học sinh, đã
gây được cảm xúc mạnh và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn học sinh.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, trẻ em có một trí tuệ rất tốt, nhanh
nhạy, nắm bắt cái hay, cái mới, nhớ lâu những gì các em cảm thấy hứng thú. Có rất
nhiều học sinh tiểu học thích học thuộc lòng các câu, đoạn, bài tập đọc hay, đọc diễn
cảm tốt, nhiều học sinh cảm nhận đúng nội dung và ý nghĩa của bài tập đọc. Từ đó,
chúng ta hiểu sâu hơn về quá trình dạy tập đọc, đây cũng chính là đổi mới phương
pháp dạy tập đọc nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh.
2. Thực trạng dạy đọc hiểu ở trường Tiểu học Trường Giang 1.
2.1. Tình hình địa phương và tình hình nhà trường.
a. Đặc điểm tình hình địa phương: Trường Giang là một xã thuần nông, nhân
dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng cộng thêm với nghề tiểu thủ công nghiệp là
đan nón lá và buôn bán nhỏ nên đời sống của nhân dân tương đối ổn định. Phần lớn
3



nhân dân có nhận thức đúng đắn về giáo dục, chính quyền địa phương luôn tin tưởng
vào nhà trường, quan tâm, tạo điều kiện để nhà trường phát triển.
b. Đặc điểm tình hình nhà trường: Nhà trường có quy mô không lớn so với các
trường trong huyện, nhà trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 2,
đã nhiều năm đạt trường tiên tiến. Trường lớp được xây dựng kiên cố, có đầy đủ các
phòng chức năng. Thư viện đạt chuẩn mức độ Tiên tiến, đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe,
cán bộ quản lý nhà trường có năng lực chuyên môn và năng lực quản lý tốt.
2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu ở trường Tiểu học Trường Giang 1.
Trong những năm gần đây với việc đổi mới phương pháp dạy học, chất lượng
học tập của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Kĩ năng đọc của học sinh được rèn
luyện nhiều hơn, các em biết cách đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm một
cách khá nhuần nhuyễn. Các em được đọc cho bạn, nhóm nghe, cùng nhau luyện đọc
và cùng thảo luận tìm hiểu nội dung bài. Song chúng ta vẫn mạnh dạn nhận thấy
rằng kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được nhu cầu của việc hình thành kĩ
năng đọc nhất là việc đọc và hiểu văn bản của học sinh. Giáo viên còn lúng túng
trong khi dạy tập đọc, cần đọc bài tập đọc cụ thể nào đó như thế nào, quá trình chỉ
đạo công tác chuyên môn tôi nhận thấy có giáo viên đã thực hiện đảm bảo các yêu
cầu đề ra của giờ dạy tập đọc nhất là dạy phần tìm hiểu nội dung bài vẫn có giáo
viên chưa thực hiện được, làm thế nào đọc diễn cảm hơn, làm thế nào để phối hợp
đọc thành tiếng và đọc hiểu trong tiết tập đọc. Từ đó, giúp các em hiểu văn bản được
đọc, nó tác động trực tiếp đến quá trình nhận thức học tập của các em. Quá trình dạy
học 2 tiết tập đọc ở lớp 3A, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, dự giờ thăm lớp bản
thân tôi trực tiếp khảo sát kết quả hiểu văn bản sau giờ tập đọc.
Bảng 1:
Khảo sát kết quả đọc hiểu của học sinh lớp 3.
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Lớp
Số HS

Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ
3A
31
13
42,8%
10
32,2%
8
25%
3B
31
12
38,8%
12
38,7%
7
22,5%
Kết quả khảo sát chất lượng đọc hiểu của học sinh cho thấy chất lượng dạy
đọc hiểu cần tiếp tục được chú trọng. Vai trò quyết định chất lượng dạy đọc hiểu nói
chung cơ bản vẫn thuộc về giáo viên trực tiếp giảng dạy. Qua thực tế giảng dạy, dự
giờ, tôi nhận thấy nguyên nhân quan trọng nhất làm cho chất lượng dạy đọc hiểu cho
học sinh chưa tốt, hạn chế của giáo viên là nhiều. Nhìn chung, hiện nay giáo viên
vẫn còn thiếu hụt các kĩ năng đọc vì vậy không làm chủ hoặc thiếu tự tin về các nội
dung dạy tập đọc, nhiều giáo viên đọc không hay, cảm thụ văn bản còn yếu, thậm chí
4



chưa hiểu hết được các nội dung mà tác giả đã lồng ghép trong văn bản, giáo viên có
biện pháp luyện đọc cho học sinh nhưng còn yếu, cách tổ chức cho học sinh hoạt
động chiếm lĩnh nội dung văn bản đọc chưa phù hợp với từng dạng bài, một số tiết
dạy còn quá sa vào giảng văn, lúng túng trong tìm hiểu bài, chưa linh hoạt trong quá
trình tìm hiểu bài, giải nghĩa các từ, cụm từ, rút ra ý nghĩa, nội dung của mỗi bài đọc
sau giờ học.
Về phía học sinh, khả năng đọc hiểu các bài thơ, các bài văn xuôi còn rất kém.
Trong quá trình dạy học, khi giáo viên đưa ra các câu hỏi học sinh trả lời còn chậm,
sai nhiều và thường là đọc lại cả đoạn dài, chưa chọn lọc được ý trả lời cho câu hỏi,
khi hỏi về ý nghĩa của bài thì ít học sinh trả lời được, vì vậy nên chất lượng đọc hiểu
còn thấp so với yêu cầu, nhất là sau mối kì thi kiểm tra định kì, nhiều học sinh đã
mắc phải những sai lầm trong quá trình thực hiện tìm hiểu nội dung văn bản, những
sai lầm đó có thể giúp các em khắc phục được.
3. Các giải pháp chủ yếu.
Như chúng ta đã biết, trong giờ tập đọc gồm nhiều phần trong đó có hai phần
cơ bản đó là luyện đọc và tìm hiểu bài, tức là có đọc văn bản thì mới hiểu được nội
dung và ngược lại hiểu nội dung thì mới đọc đúng, đọc hay để cảm nhận được cái
hay cái đẹp của văn chương, ở phạm vi này tôi chỉ đề cập một lĩnh vực đọc hiểu.
3.1. Giải pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu, mục tiêu, nội dung chương trình để nắm
bắt cơ sở dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 3
Đổi mới phương pháp dạy đọc hiểu: Trước hết giáo viên trực tiếp giảng dạy
cần hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của dạy đọc hiểu, văn bản với vấn đề đọc hiểu.
Nâng cao ý thức của dạy đọc hiểu, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống. Từ đó, hình
thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự đọc. Đích cuối cùng của dạy
học là dạy cho học sinh có kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản.
Biết đọc cũng là biết tiếp nhận, xử lí thông tin. Chính vì vậy, dạy đọc hiểu có vai trò
đặc biệt trong dạy học đọc nói riêng, trong dạy học ở tiểu học nói chung.
Nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học của giờ tập đọc: Mục tiêu của giờ học
là cái đích mà thầy và trò cần đạt được sau giờ học, nó sẽ được cụ thể hóa thành các
nội dung dạy học. Để tiến hành dạy một giờ tập đọc, giáo viên cần có kỹ năng đầu

tiên vô cùng quan trọng đó là kỹ năng xác định mục tiêu của giờ học. Giờ học chỉ
hoàn tất chừng nào học sinh chiếm lĩnh được các nội dung dạy học.
Mục tiêu, nội dung dạy học của giờ tập đọc sẽ được dùng để kiểm tra, đánh
giá chất lượng giờ dạy: Để chất lượng giờ tập đọc được nâng cao giáo viên cần có kỹ
năng “đọc” thành thục. Kĩ năng là mục đích cuối cùng chúng ta muốn có ở học sinh
5


sau mỗi giờ học. Những kĩ năng này trước hết phải có ở giáo viên. Đọc văn bản là
giải mã âm thanh và giải mã nghĩa, ý của văn bản đó, giải mã được nội dung bài tập
đọc từ việc biết cách xác định từ quan trọng đến việc hiểu được nghĩa, ý, của văn
bản. Trong dạy học, chúng ta không có quyền đòi hỏi học sinh làm những gì mà bản
thân chúng ta không làm được, giáo viên không thể luyện cho học sinh đọc hay, đọc
diễn cảm, hiểu được nội dung bài khi chúng ta chưa có khả năng đó. Chính vì vậy
mà chúng ta cần phải hiểu sâu sắc văn bản, giải mã được văn bản thì chúng ta mới
có các biện pháp rèn để học sinh hiểu được văn bản. Bên cạnh đó, do vốn từ của học
sinh còn ít, năng lực liên kết thành câu, thành ý còn hạn chế nên việc hiểu và nhớ nội
dung còn gặp khó khăn.
Quá trình dạy học, giáo viên cần hiểu rằng dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật
gồm công việc làm cho học sinh nắm nội dung của văn bản, mục tiêu của văn bản.
Đồng thời dạy cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng văn
chương làm nên nội dung văn bản. Với ý nghĩa đó, dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật
là dạy tiếp nhận văn học hay còn gọi là dạy cảm thụ văn học.
Bảng 2: Mức độ cần thiết phải “Đổi mới phương pháp dạy tập đọc nhằm nâng cao
hiệu quả đọc hiểu cho học sinh lớp 3”.
Tổng số
Rất cần đổi mới PP Cần đổi mới PP dạy Không cần đổi mới PP
GV(được dạy đọc hiểu cho HS
đọc hiểu cho HS
dạy đọc hiểu cho HS

SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Khảo sát)
18
15
83,4%
2
11,1%
1
5,5%
3.2. Giải pháp 2: Mục tiêu “Đổi mới phương pháp dạy tập đọc nhằm nâng cao hiệu
quả đọc hiểu cho học sinh lớp 3”.
Học sinh học ở lớp 3 được tiếp cận với các văn bản dài hơn lớp 2, có tốc độ
đọc thầm nhanh hơn ở lớp 2, học sinh biết cách đọc với các loại văn bản khác nhau,
văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí, biết đọc thầm không mấp máy môi.
Về đọc hiểu: Nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn,
biết nhận xét về một hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc. Hiểu được nghĩa
các từ ngữ trong văn bản, nội dung các câu, ý chính của bài.
Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt. Bồi dưỡng vốn văn học ban
đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, hình thành kỹ năng phục vụ đời sống và việc
học tập của bản thân. Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp,
phán đoán...). Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối
với ông bà, cha mẹ, thầy cô, yêu trường lớp, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, vị tha, nhân
hậu. Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu. Từ những
6



mẫu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm
thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng việt và tình yêu tiếng việt.
3.3. Giải pháp 3: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng việt 3 tìm
biện pháp nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh.
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 được xây dựng theo các chủ điểm, các chủ
điểm quen thuộc với học sinh, được mở rộng và nâng cao hơn so với lớp 2, từ tuần 7
đến cuối năm học các chủ điểm có tính chất tổng hợp so với các chủ điểm ban đầu
và chia thành 14 chủ điểm nhỏ khác nhau, mỗi chủ điểm gồm 2 tuần học của học
sinh, riêng chủ điểm ngôi nhà chung gồm 3 tuần học. Các chủ điểm đó là: Măng
non; mái ấm; tới trường; cộng đồng; quê hương; bắc trung nam; anh em một nhà;
thành thị và nông thôn; bảo vệ tổ quốc; sáng tạo; nghệ thuật; lễ hội; thể thao; bầu trời
và mặt đất.
Đối với phân môn tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc, nghe, nói cũng
như ở lớp dưới, thông qua câu hỏi tìm hiểu bài, hệ thống bài tập đọc theo chủ điểm,
phân môn tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và
con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết
ban đầu, trách nhiệm của các em như: Các bài tập đọc thuộc chủ điểm măng non gắn
các em vào tổ chức chính trị xã hội. Chủ điểm mái ấm vừa trở lại với tình cảm gia
đình, công ơn của ông bà, cha mẹ, vừa đề cập trách nhiệm của các em trong gia đình.
Chủ điểm tới trường là sự tổng hợp nội dung của chủ điểm thầy cô, nhà trường đã
học ở lớp 2, nó vừa khắc sâu tình cảm của học sinh với thầy cô, với nhà trường, vừa
bồi dưỡng cho học sinh tính trung thực, ý nghĩa bảo vệ của công… góp phần rèn
luyện nhân cách cho học sinh. Tuy vậy, các bài tập đọc ở lớp 3 có số lượng từ nhiều
hơn lớp 2, việc luyện đọc chú ý đến yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài thường là
tường minh bên cạnh đó có những câu hỏi nâng cao hơn, chú trọng khai thác hàm ý,
nội dung bài và nghệ thuật, mỗi tuần bắt đầu bằng một truyện kể, nhưng truyện này
chỉ được tập đọc 1,5 tiết, dành 0,5 tiết cho học sinh kể lại câu chuyện mới. Thơ được
dạy mỗi tuần 1 bài, thông qua việc học các văn bản này cung cấp cho các em một số
kiến thức và kỹ năng cần thiết trong đời sống, bước đầu xác lập mối liên hệ giữa học

với hành, giữa nhà trường và xã hội.
3.4. Giải pháp 4: Các công việc cần làm để tổ chức quá trình đọc hiểu cho học sinh
thông qua “Đổi mới phương pháp dạy tập đọc nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu”.
Nắm vững quy trình dạy đọc hiểu bao gồm các công việc: Nhận diện ngôn
ngữ văn bản; Làm rõ nội dung văn bản, đích tác động của người viết; Đánh giá, bộc
lộ thái độ của người đọc đối với văn bản. Giúp học sinh nắm vững tên bài, từ, câu,
7


đoạn, với tư cách là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ, văn bản có đề tài, nội dung,
đích tác động, để hiểu văn bản.
4. Các biện pháp dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 3.
Để dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 3 đạt kết quả cao thì trước hết chúng ta phải
nói đến đọc thầm. Đọc thầm- hình thức đọc có nhiều lợi thế để hiểu văn bản. Đọc
thầm là hình thức đọc không phát ra thành âm thanh mà chuyển trực tiếp từ kí tự
sang nghĩa để hiểu văn bản. Lẽ tự nhiên đã nói đến đọc thành tiếng thì phải nói đến
đọc thầm bởi xét về mặt hình thức, đọc thành tiếng nằm trong thế đối lập, sóng đôi
với việc đọc thầm. Vì vậy, khi nói về dạy đọc hiểu cần phải nói đến việc tổ chức dạy
đọc thầm. Do đó, giáo viên cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách
quy định thời gian đọc thầm cho từng bài và đoạn. Học sinh đọc xong thì báo cho
giáo viên, từ đó giáo viên nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm. Mục đích của
đọc thầm là để hiểu. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội
dung văn bản đọc. Do đó, xét về bản chất, nội dung bên trong, dạy đọc thầm chính là
dạy đọc hiểu, kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu,
đoạn, tức là toàn bộ những gì được đọc. Do đó giáo viên cần có biện pháp giúp học
sinh hiểu bài, thông qua việc đổi mới phương pháp dạy tập đọc nhằm nâng cao hiệu
quả đọc hiểu cho học sinh.
4.1. Biện pháp 1: Khai thác nội dung bài học phù hợp với đối tượng học sinh.
Điều chỉnh câu hỏi khó, bài tập khó: Trong quá trình khai thác tìm hiểu nội
dung câu, đoạn, ý và bài đọc giáo viên trực tiếp giảng dạy cần linh động trong quá

trình nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài để khai thác được các nội dung mà tác giả
muốn gửi vào văn bản. Sau đây là một số cách điều chỉnh câu hỏi khó, bài tập khó,
mục đích không rõ ràng, câu hỏi áp đặt trong quá trình dạy học tập đọc ở lớp 3.
+ Điều chỉnh những câu hỏi, bài tập khó, mục đích không rõ ràng, áp đặt.
Ví dụ: 1) Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
(Quạt cho bà ngủ- trang 23- Tiếng Việt 3 - tập 1)
Sửa: Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh vật trong nhà và ngoài vườn?
2) Những hình ảnh nào gợi ra các hoạt động của học sinh vào mùa thu?
(Mùa thu của em - trang 42 – Tiếng Việt 3 – tập 1)
Sửa: Nêu một số hình ảnh chỉ các hoạt động của học sinh vào mùa thu?
3) Vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ?
(Vàm Cỏ Đông - trang 106 – Tiếng Việt 3 - Tập 1)
Sửa: Tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ? Vì sao?
4) Vì sao nghe ông nói, “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại?
8


(Ở lại với chiến khu - trang 13 – TV3 -Tập 2)
Sửa: Vì sao khi nghe trung đoàn trưởng nói, các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ họng
mình nghẹn lại” ?
5) Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
(Cuộc chạy đua trong rừng - trang 80 – TV3 - Tập 2)
Sửa: Vì sao Ngựa Con đã thất bại trong hội thi ? Nguyên nhân nào dẫn đến Ngựa
Con không đạt kết quả trong hội thi ?
+ Biến đổi câu hỏi khó thành các câu hỏi nhỏ: Nhiều câu hỏi và bài tập học sinh khó
đưa ra câu trả lời, câu hỏi trừu tượng, trả lời nội dung quá dài, khó hiểu. Trong quá
trình dạy đọc hiểu, giáo viên có thể tách thành các câu hỏi nhỏ nhưng vẫn đảm bảo
nội dung bài học, vừa sức với học sinh.
Ví dụ: 1) Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu
trường ?

(Nhớ lại buổi đầu đi học – Trang 51 – Tiếng Việt 3 – tập 1)
Câu hỏi này vừa trừu tượng vừa khó trả lời với học sinh, một câu hỏi bao hàm
nhiều nội dung khi trả lời, trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài giáo viên
nên điều chỉnh thành hai câu như sau:
Hỏi: Những hình ảnh nào nói lên sự bỡ ngỡ của đám học trò mới tựu trường?
Hỏi: Những hình ảnh nào nói lên sự rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
2) Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? Khi xem những vật đó, thái độ
của mọi người ra sao?
(Người con của Tây nguyên - trang 103 – TV3 – tập 1)
Với câu hỏi trên, giáo viên điều chỉnh bằng cách tách thành hai câu hỏi sau:
Hỏi: Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
Hỏi: Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
3) Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
(Nhà rông ở Tây Nguyên - trang 127 – Tiếng Việt 3 – tập 1)
Giáo viên điều chỉnh câu hỏi nhằm mục đích hỏi tường minh hơn, hỏi “Hãy
giải thích vì sao gian giữa lại được coi là trung tâm của nhà rông ?”
4) Sức khỏe cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
(Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục - Trang 94 – Tiếng Việt 3 – tập 2)
Giáo viên điều chỉnh giảm độ khó và trừu tượng của câu hỏi, hỏi “Tìm những
chi tiết cho biết sức khỏe cần thiết trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc ?”
+ Thay hệ thống câu hỏi trong bài tập đọc bằng các câu hỏi khác: Đối với các câu
hỏi áp đặt hoặc khó hiểu, giáo viên có thể thay bằng các câu hỏi khác, có thể thay
một câu, một số câu hay cả hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, miễn là học sinh
9


hiểu đúng nội dung bài, đúng ý của tác giả đã gửi vào bài học, đảm bảo yêu cầu
chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học. Sau đây là một số ví dụ minh họa.
Ví dụ: 1) Tìm những chi tiết nói lên tình thân giữa gia đình bác thợ gạch với cậu bé?
(Những chiếc chuông reo - trang 67 – Tiếng Việt 3 – tập 1)

Hỏi: Tình thân giữa gia đình bác thợ gạch với cậu bé được thể hiện như thế nào?
2) Trong bài: Người lĩnh dũng cảm
(trang 38 – Tiếng Việt 3 – tập 1)
Sau câu hỏi: Ai là “người lính dũng cảm” trong truyện này ?” giáo viên cần
hỏi thêm câu hỏi phụ để học sinh dễ hiểu bài, “Em học được bài học gì từ chú lính
nhỏ trong bài ?”; “Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi thế nào ?”
3) Trong bài: Mẹ vắng nhà ngày bão
(trang 32 – Tiếng Việt 3 – tập 1)
Sau câu hỏi: Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về?”
giáo viên cần hỏi thêm câu hỏi phụ để học sinh dễ hiểu bài.
Hỏi: Khi mẹ em đi vắng, em có cảm giác nhớ và thấy thiếu mẹ như bố con
bạn nhỏ trong bài thơ này không ? Hãy nói cảm nghĩ của em.
4) Trong bài: Ngày hội rừng xanh
(trang 62 – Tiếng Việt 3 – tập 2)
Trước câu hỏi: Em thích hình ảnh nhân hóa nào? Vì sao? giáo viên cần hỏi
thêm câu hỏi phụ trước câu hỏi trên để học sinh hiểu sâu sắc bài đọc.
Hỏi: Tác giả đã dùng biện pháp nào để miêu tả các con vật, cây cối, sự vật
trong ngày hội rừng xanh?
Hỏi: Em thích hình ảnh nhân hóa nào? Vì sao?
5) Trong bài: Đi hội chùa Hương
(trang 68 - Tiếng Việt 3 – tập 2)
Câu 1: Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng?
Câu 2: Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội?
Câu 3: Theo em, khổ thơ cuối nói điều gì?
Với những câu hỏi trong sách giáo khoa vừa khó hiểu đối với học sinh, vừa
trừu tượng, để tìm ra nội dung câu trả lời là khó đối với học sinh, giáo viên có thể
thay bằng hệ thống câu hỏi sau để vừa sức với tất cả các đối tượng học sinh.
Hỏi: Những câu thơ nào cho em biết cảnh chùa Hương tươi mới hẳn lên khi
mùa xuân đến?
Hỏi: Không khí ở chùa Hương có mùi hương gì đặc biệt? Câu thơ nào cho em

biết điều đó?
Hỏi: Động ở chùa Hương có nét gì đặc biệt ?
Hỏi: Những câu thơ nào cho thấy đoàn người đi hội chùa Hương rất đông?
Hỏi: Những câu thơ nào bộc lộ cảm xúc hồ hởi, cởi mở của người đi hội chùa
Hương ?
10


Hỏi: Câu thơ: Bước mỗi bước say mê/ Như giữa trang cổ tích nói lên cảm xúc
gì của người đi hội ?
Hỏi: Khi được đắm mình trong không khí đầy hương thơm của chùa Hương,
người đi hội cảm thấy thế nào ?
Hỏi: Theo em, khổ thơ cuối nói lên điều gì?
- Bổ sung thêm các câu hỏi vào hệ thống câu hỏi trong bài tập đọc.
Khi khai thác tìm hiểu nội dung bài, một số bài tập đọc trong sách giáo khoa
các câu hỏi đặt ra yêu cầu học sinh trả lời ngay vào nội dung đoạn, bài gây khó hiểu
cho học sinh, khi đó giáo viên cần đặt những câu hỏi phụ hoặc những câu hỏi gợi ý
để học sinh dễ dàng tìm hiểu bài.
Ví dụ: 1) Bài tập đọc “Ai có lỗi” theo A-MI-XI (trang 13-TV3-tập 1) mở đầu với câu
hỏi. “Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?” Trước khi nêu câu hỏi đó, giáo viên cần đặt câu
hỏi bổ sung:
Hỏi: Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì?
Hỏi: Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
Hỏi: Vì sao En – ri – cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
Hỏi: Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
Câu hỏi bổ sung tiếp theo phận tìm hiểu nội dung bài:
Hỏi: Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ?
2) Bài: Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển (trang 32- TV3-tập 1)
Sau câu hỏi “Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về”.
Giáo cần hỏi thêm học sinh “Khi mẹ em đi vắng, em có cảm giác và thấy thiếu như

bố con bạn nhỏ trong bài thơ này không ? Hãy nói cảm nghĩ của em. Khi học sinh
được trả lời thêm câu hỏi bổ sung thì việc hiểu bài của các em sẽ dễ hơn giúp cho
việc nắm nội dung bài đọc được tốt hơn.
3) Bài: Người mẹ (trang 29 – TV3 - Tập 1) cần bổ sung thêm sau câu hỏi 3:
Hỏi: Thái độ của Thần chết như thế nào khi thấy người mẹ ?
Hỏi: Người mẹ trả lới như thế nào ?
4) Bài: Ở lại với chiến khu (trang 13 – TV3 - tập 2). Để khai thác 5 câu hỏi trong
sách giáo khoa giáo viên cần bổ sung thêm câu hỏi vào sau câu hỏi 2 và câu hỏi 3.
Hỏi: Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ
họng mình nghẹn lai ?” (Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình
phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu)
Hỏi: Thái độ của các bạn sau đó thế nào ? (Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều
tha thiết xin ở lại)
11


- Thay câu hỏi khó, bài tập khó bằng bài tập lựa chọn
Với câu hỏi khó, giáo viên nên thay thế bằng bài tập lựa chọn để học sinh thực
hiện vào phiếu học tập, nếu giữ nguyên câu hỏi như thế thì học sinh không trả lời
được hoặc giáo viên có thể sử dụng các bài tập lựa chọn yêu cầu học sinh để hồi đáp
văn bản. Từ đó, học sinh khẳng định được khả năng của các em qua việc lựa chọn
đáp án trả lời cho câu hỏi.
Ví dụ: 1) Bài: Cậu bé thông minh (Trang 4 - Tiếng Việt 3 – tập 1)
Câu chuyện này nói lên điều gì? Đáng dấu X vào câu trả lời đúng.
Ca ngợi tài trí của cậu bé.
Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.
Cậu bé rất hóm hỉnh.
2) Bài:
Khi mẹ vắng nhà (trang 15 – TV3 - tập 1)
Ví dụ: Em thấy bạn nhỏ có ngoan không? Vì sao ? Hãy đánh dấu X vào câu trả lời

đúng nhất. Bạn nhỏ là người con ngoan vì:
Bạn chăm chỉ làm việc nhà giúp mẹ.
Bạn rất thương mẹ, bạn hiểu nỗi vất vả ngày đêm của mẹ.
Bạn rất thương mẹ, bạn chăm chỉ làm việc nhà giúp mẹ và bạn hiểu nỗi vất vả
ngày đêm của mẹ.
3) Với câu hỏi: Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? trong bài “Bàn tay
cô giáo” (trang 25 – TV3 - tập 2). Giáo viên chuyển thành bài tập lựa chọn: Em hiểu
hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? “Biết bao điều lạ, từ bàn tay cô”. Đánh đáu X
vào câu trả lời đúng nhất.
Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại, như có phép màu. Bàn tay cô đã mang lại
điều kì lạ và niềm vui cho học sinh.
Bàn tay cô giáo có phép màu.
Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều lạ.
4) Với câu hỏi “Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta trong bài “Người đi
săn và con vượn” (trang 113 – TV3 - tập 2). Giáo viên chuyển thành bài tập lựa
chọn: “Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ?”. Đánh đáu X vào ô trống mà
em cho là đúng.
Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh ta.
Phải bảo vệ động vật hoang dã.
Động vật hoang dã chúng ta không cần bảo vệ.
Thông qua bài tập lựa chọn, học sinh sẽ dễ dàng tìm ra được câu trả lời đúng
với nội dung câu hỏi hoặc trả lời đúng nội dung yêu cầu của bài, nếu để nguyên các
12


câu hỏi khó như thế thì học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập mà
chỉ số ít học sinh có khả năng mới nắm được nội dung bài.
Bảng 3: Kết quả của việc khai thác nội dung bài phù hợp với đối tượng học sinh.
Hoàn thành tốt
Hoàn thành

Chưa hoàn thành
Lớp
Số HS
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
3A
31
16
51,7%
15
48,3%
0
0
3B
31
17
54,9%
14
45,1%
0
0
4.2. Biện pháp 2: Lựa chọn nhiệm vụ vừa sức với học sinh
Để tiến hành dạy tập đọc nói chung, dạy đọc hiểu nói riêng, giáo viên phải
hiểu rõ các đối tượng học sinh của lớp mình dạy, tìm hiểu xem học sinh còn vướng
mắc, chỗ nào chưa hiểu, khó hiểu chỗ nào, khó hiểu từ nào, nội dung nào trong
bài… Sự hiểu biết này sẽ giúp chúng ta xác định tính vừa sức, tính mức độ của nội
dung và kĩ năng dạy học. Song song với việc đó, giáo viên phải biết rằng mỗi trẻ em
là một cá thể nên cần cá thể hóa trong dạy học tập đọc. Giáo viên luôn luôn cần phải
biết rõ giọng đọc của học sinh, em nào có những lợi thế để đọc hay bài tập đọc này,

những câu hỏi nào sẽ được học sinh thích thú và dễ dàng trả lời được, với những em
khác thì với yêu cầu như thế là quá khó.
Như vậy, giáo viên cần hiểu để phân hóa nội dung dạy học, tạo điều kiện cho
việc phát triển năng lực của từng học sinh. Trên thực tế tỉ lệ học sinh chưa hoàn
thành nội dung phần đọc hiểu như đã tiến hành khảo sát còn chiếm tỉ lệ cao và chênh
lệch giữa các lớp, vẫn còn học sinh chưa hiểu một phần văn bản được đọc hoặc cả
văn bản được đọc, khả năng hiểu văn bản của các em rất kém. Vì vậy, việc giao
nhiệm vụ vừa sức cho từng đối tượng học sinh là một biện pháp tốt giúp giờ dạy tập
đọc đạt hiệu quả cao.
Đối với lớp 3 thì yêu cầu học sinh phần đọc hiểu ở mức độ cao hơn lớp 2, yêu
cầu học sinh bước đầu làm quen với đánh giá cách biểu đạt của văn chương. Các câu
hỏi, bài tập được xây dựng tùy thuộc vào trình độ học sinh từng lớp. Tính vừa sức đã
được xem xét ở bình diện nội dung dạy học. Quan trọng hơn, tính vừa sức cần được
xem xét ở bình diện phương pháp, thủ pháp dạy học.
Ví dụ: 1) Với học sinh khi trả lời câu hỏi sau trong bài tập đọc “Vẽ quê
hương” (Trang 88 - Tiếng Việt 3 - tập 1)
Hỏi: Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp?
Đối với câu hỏi này có nhiều lý giải khác nhau theo sự hiểu biết của các em,
giáo viên cần phân tích cho học sinh hiểu được, chỉ có người yêu quê hương mới

13


cảm nhận được hết vẻ đẹp của quê hương, tác giả đã dùng tài năng của mình để vẽ
phong cảnh quê hương thành một bức tranh đẹp và sinh động như thế nào.
Với học sinh yếu hơn giáo viên có thể thay câu hỏi bằng bài tập lựa chọn sau
đây để vừa sức với học sinh và học sinh chiếm lĩnh được kiến thức. Chẳng hạn, yêu
cầu học sinh lựa chọn các nội dung trong các ý dưới đây để câu trả lời phù hợp với
nội dung của câu hỏi: Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp ? Chọn câu trả lời em cho
là đúng nhất:

Vì quê hương rất đẹp.
Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi.
Vì bạn nhỏ yêu quê hương.
Với học sinh có khả năng tốt hơn giáo viên để tự học sinh trả lời và trong quá
trình đó giáo viên có thể nêu các câu hỏi bổ sung để học sinh hiểu sâu hơn.
2) Trong bài: Nhớ Việt Bắc (trang 116 – TV3 - Tập 1). Giáo viên gợi ý một
số câu hỏi bổ sung sau và thay bằng các câu hỏi khác mà học sinh vẫn hiểu nội dung
bài, phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng của
môn học, thể hiện được tính vừa sức đối với học sinh trong quá trình học. Giáo viên
có thể thay hệ thống câu hỏi sau để tìm hiểu nội dung bài đọc.
Hỏi: Trong bài thơ tác giả có sử dụng cách xưng hô rất thân thiết là “ta”,
“mình”, em hãy cho biết “ta” chỉ ai, “mình” chỉ ai ?
Hỏi: Khi về xuôi, người cán bộ nhớ những gì ?
Hỏi: Cảnh rừng Việt Bắc có gì đẹp ?
Hỏi: Em hãy tìm trong bài thơ những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc ?
Hỏi: Qua những điều vừa tìm hiểu, em hãy cho biết nội dung chính của bài
thơ là gì ?
Hỏi: Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào ?
3) Trong bài “Hội vật” (trang 58 – Tiết Việt 3 – tập 2) giáo viên vừa sử dụng
câu hỏi trong sách giáo khoa và vừa điều chỉnh hệ thống câu hỏi để học sinh tìm
hiểu bài dễ dàng hơn, phù hợp với các đối tượng học sinh. Sau đây là hệ thống câu
hỏi bản thân đã thay và sử dụng để khai thác nội dung bài:
Hỏi: Những chi tiết nào cho thấy cảnh hội vật rất sôi động ?
Hỏi: Đọc đoạn 2 và cho biết cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắn Đen có gì
khác nhau ?
Hỏi: Khi người xem thấy keo vật có vẻ chán ngắt thì chuyện gì bất ngờ xảy ra?
Hỏi: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
Hỏi: Người xem có thái độ nào trước sự thay đổi của keo vật ?
14



Hỏi: Ông Cản Ngũ đã bất ngờ thắng Quắn Đen như thế nào ?
Hỏi: Theo em, ông Cản Ngũ thắng là vì ông khỏe hơn Quắn Đen hay già hơn
Quắn Đen hay ông có kinh nghiệm hơn Quắn Đen ?
Qua việc giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi, điều chỉnh câu hỏi vừa sức với
tất cả các đối tượng học sinh, hiệu quả đạt được phần đọc hiểu đảm bảo yêu cầu
chuẩn kiến thức kĩ năng, học sinh nắm nội dung bài sâu sắc hơn so với việc sử dụng
hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
4.3. Biện pháp 3: Xác định phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp và vừa sức
học sinh.
Dạy học Tiếng Việt có ba phương pháp có phạm vị sử dụng rộng rãi là phương
pháp luyện theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ và phương pháp giao tiếp.
Chuẩn bị giờ dạy tập đọc, giáo viên không chỉ xác định phương pháp mà cần lựa
chọn những thủ pháp dạy học cụ thể. Trong dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 3 giáo
viên phải xác định được dạy đọc hiểu là dạy tìm hiểu nghĩa của từ, cụm từ, biết cách
dùng từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc, đoạn, và hiểu nội dung bài.
Từ trong bài cần tìm hiểu là từ ngữ khó đối với học sinh được chú giải cuối
mỗi bài tập đọc. Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để giúp học sinh hiểu nội dung bài.
Để giải nghĩa từ trong giờ tập đọc ta có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Có
thể giải nghĩa bằng trực quan, giáo viên đưa vật thật hay thay thế đại diện cho nghĩa
của từ, có thể giải nghĩa bằng ngữ cảnh, bằng cách yêu cầu học sinh đặt câu với từ
cần giải nghĩa. Có thể giải nghĩa bằng cách phân tích các yếu tố cấu tạo từ hoặc giải
nghĩa bằng cách miêu tả sự vật, đặc điểm được gọi tên. Cũng có thể giải nghĩa bằng
định nghĩa, giải nghĩa từ trong giờ tập đọc chỉ giới hạn ở nghĩa văn bản vì mục đích
giải nghĩa từ là để hiểu nội dung bài.
Ví dụ: 1) Bài “Nhớ Việt Bắc” (trang 115 – Tiếng Việt 3 – tập 1) Các từ
“mình” và “ta” trong bài là ai. “ta” trong bài thơ chính là tác giả, người sẽ về xuôi,
còn “mình” chỉ người Việt Bắc, người ở lại, cách xưng hô thật là gần gũi, thật là
thân mật nói lên tình cảm giữa tác giả và người ở Việt Bắc. Ngoài ra, giáo viên cần
khắc sâu để học sinh hiểu, khi về xuôi, người cán bộ đã nhắn nhủ với người Việt Bắc

rằng “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. “hoa” trong lời nhắn nhủ này chính là
cảnh rừng Việt Bắc, điều đó được thể hiện qua các câu thơ “Rừng xanh hoa chuối
đỏ tươi; Ngày xuân mơ nở trắng rừng; Ve kêu rừng phách đổ vàng; Rừng thu trăng
rọi hòa bình.”. Qua các câu thơ giáo viên cần giảng để học sinh hiểu được, tác giả
đã vẽ nên trước mắt chúng ta một bức tranh tuyệt đẹp về núi rừng Việt Bắc rực rỡ
15


với nhiều màu sắc khác nhau như rừng xanh, hoa chuối đỏ, hoa mơ trắng, lá phách
vàng. Việt bắc cũng sôi nổi với tiếng ve nhưng cũng thật êm ả với ánh trăng thu.
2) Hẳng hạn trong bài “Tiếng ru” (trang 64 – TV3 - tập 1) câu thơ “Một ngôi
sao chẳng sáng đêm” giáo viên phải cho học sinh thấy được một ngôi sao không thể
làm nên đêm sao sáng, phải có nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sao sáng. Giáo viên
giảng tương tự cho học sinh qua câu thơ “Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng”.
Hoặc Em hiểu câu thơ: “Một người đâu phải nhân gian ? Sống chăng, một đốm lửa
tàn mà thôi !” thông qua bài tập lựa chọn. Hãy đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng
nội dung câu thơ:
Một người không phải là cả loài người. Người sống một mình, cô đơn giống
như đốm lửa sắp tàn lụi, không làm được việc gì, không có sức mạnh.
Một người sống trên đời có thể xem như cả loài người.
Qua phân tích nội dung các câu thơ trong bài học sinh nhận thức được kiến
thức của bài đọc, qua bài đọc học sinh hiểu sâu sắc hơn con người sống giữa cộng
đồng phải đoàn kết, yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
3) Với cách dùng từ khá độc đáo qua bài thơ “Ngày hội rừng xanh” (trang 62
– TV3 - tập 2), tác giả dùng rất nhiều những hình ảnh nhân hóa làm cho các con vật
được miêu tả sống động, tả những hoạt động như con người. “Chim gõ kiến nổi mõ;
Gà rừng gọi vòng quanh; Sáng rồi, đừng ngủ nữa; Nào, đi hội rừng xanh; Tre, trúc
thổi nhạc sáo; Khe suối gảy nhạc đàn; Cây rủ nhau thay áo; Khoác bao màu tươi
non”. Các từ: nổi mõ, gọi, đừng ngủ, nào, thổi, gảy, rủ nhau, bao màu thể hiện sự
quan sát tinh tế của tác giả. Qua đó ta thấy, cách dùng từ ngữ nhân hóa ở đây khá

độc đáo của tác giả Vương Trọng, tác giả dùng biện pháp nhân hóa, dùng những từ
ngữ tả hoạt động của con người để miêu tả hoạt động của các con vật, các sự vật.
Bảng 4:
Kết quả của việc lựa chọn phương pháp, biện pháp vừa sức đối với học
sinh.
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Lớp
Số HS
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ
3A
31
20
64,6%
11
35,4%
0
0
3B
31
19
61,3%
12
38,7%
0
0

4.4. Biện pháp 4: Lựa chọn, khai thác các phương tiện dạy học phù hợp nội dung
bài học.
Phương tiện trong dạy học tập đọc chủ yếu là tranh minh họa cho các bài tập
đọc, một số vật thật, mô hình để giải nghĩa một số từ trong bài, phiếu học tập. Tranh
minh họa của các bài tập đọc được sử dụng khi giới thiệu bài để gây hứng thú học
16


tập cho học sinh. Khi giới thiệu bài xong, giáo viên cần cất bức tranh để tránh sự
phân tán chú ý của học sinh tới bức tranh mà không chú ý tới bài đọc. Ở một số bài
tập đọc có thể dùng tranh minh họa khi tìm hiểu các câu hỏi, khi khai thác nội dung
của bài.
Ví dụ: 1) Khi dạy bài “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” (trang 26 – TV3- tập 1).
Giáo viên khai thác nội dung bài kết hợp hướng dẫn học sinh quan sát tranh
kết hợp trả lời câu hỏi, học sinh sẽ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bức tranh. Khi trả
lời câu hỏi “Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã đi qua ? Khi đó học sinh đọc bài,
quan sát tranh, biết bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé Thơ không nhìn thấy, sẻ non
đã giúp hai bạn của mình: Học sinh quan sát sẽ nhận ra sẻ non chắp cánh, bay vù về
phía cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao đi chao lại. Sẻ non cố đứng vững để
cho cành hoa chúc hẳn xuống bên cửa sổ. Vậy là bé Thơ đã nhìn thấy bông hoa,
mang lại niềm vui cho bé. Đồng thời học sinh sẽ cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ của
bông hoa bằng lăng và chú sẻ dành cho bé Thơ.
2) Trong bài: Ngày hội rừng xanh (trang 63 –TV3 - tập 2). Khi ta khai thác
nội dung bài có một số câu hỏi phải cho học sinh quan sát tranh thì mới cảm nhận và
hiểu được nội dung bài, trong bài Ngày hội rừng xanh là một ví dụ điển hình.
Giáo viên nêu câu hỏi “Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong
ngày hội rừng xanh”. Học sinh sẽ quan sát tranh, nhận biết được hoạt động của các
con vật: Chim gõ kiến nổi mõ; gà rừng gọi mọi người dậy đi hội; công dẫn đầu đội
múa; khướu lĩnh xướng; kì nhông diễn ảo thuật đổi màu da.
Hỏi: Các sự vật khác nhau cùng tham gia vào ngày hội như thế nào? (Tre, trúc

thổi nhạc sáo; khe suối gảy nhạc đàn; cây rủ nhau thay áo khoác những màu tươi
non; nấm mang ô; cọn nước chơi trò đu quay). Học sinh vừa quan sát tranh vừa tìm
hiểu nội dung, sẽ hiểu sâu sắc hơn về hoạt động của các con vật, hoạt động của sự
vật mà thông qua việc quan sát tinh tường tác giả đã quan sát và ghi chép lại: Bức
tranh vừa đẹp về hình thức, vừa sinh động về nội dung, các hoạt động của các con
vật và sự vật trong Ngày hội rừng xanh thật sinh động, đáng yêu. Từ đó, học sinh
thêm yêu cảnh thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, có trách nhiệm bảo vệ môi
trường sống xung quanh chúng ta.
Ngoài một số ví dụ, có nhiều bài khi giới thiệu bài, khai thác nội dung hoặc
rút ra nội dung bài giáo viên cần bổ sung tranh minh họa trong bài hoặc vật thật, mô
hình để tất cả các đối tượng học sinh đều nắm được nội dung bài đọc.
Tóm lại: Quá trình dạy đọc hiểu cho học sinh, giáo viên phải đọc và hiểu được
nội dung của văn bản, nắm vững nội dung chương trình, mục tiêu của môn học, sử
17


dụng phương pháp và biện pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh. Đồng
thời cần phải có sự linh hoạt trong khi khai thác, tìm hiểu nội dung bài, nghiên cứu
kĩ bài dạy, đối với các câu hỏi khó, nội dung gây khó khăn trong việc trả lời của học
sinh cần phải biết biến đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp, một số bài cần phải nêu
thêm các câu hỏi phụ, câu hỏi gợi ý, hoặc có thể thay thế các câu hỏi và bài tập khó
bằng bài tập lựa chọn nhằm mục đích để học sinh hiểu được nội dung văn bản mình
được đọc.
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua thực tế công tác và xuất phát từ thực trạng dạy đọc hiểu cho học sinh ở
trường Tiểu học Trường Giang 1 những năm gần đây, việc tổ chức dạy đọc hiểu cho
học sinh đã có nhiều tiến bộ so với trước, hiệu quả của các tiết dạy được đánh giá
qua việc học sinh tiếp thu nội dung bài học. Qua việc trực tiếp giảng dạy, dự giờ
thăm lớp, khảo sát kết quả phần đọc hiểu của học sinh thông qua giờ tập đọc và điều
đó đã phản ánh qua mỗi lần học sinh thi kiểm tra định kì, học sinh làm bài đạt kết

quả tốt tất cả các phần, trong đó có phần đọc hiểu. Kết quả khảo sát kiểm nghiệm
qua tiết dạy tập đọc phần đọc hiểu và thực hiện dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 3 ở
trường Tiểu học Trường Giang 1 thông qua kinh nghiệm và đổi mới phương pháp
dạy tập đọc nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh lớp 3.
Bảng 5:
Kết quả đạt được thông qua “Một số kinh nghiệm dạy tập đọc nhằm
nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh lớp 3”.
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Lớp
Số HS
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ
3A
31
21
67,8%
10
32,2%
0
0
3B
31
20
64,6%
11

35,4%
0
0
Quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận, các biện pháp dạy đọc hiểu cho học sinh,
để làm tốt công tác dạy học nói chung, dạy đọc hiểu nói riêng, giáo viên phải có
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của dạy học, dạy chữ, dạy học sinh trở thành
người có kiến thức, hiểu biết sâu rộng nhất là việc đọc hiểu văn bản. Nếu hiểu đúng
nội dung văn bản thì việc thực hiện nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ khác của các
em mới đạt được hiệu quả. Qua quá trình thực hiện dạy học môn tập đọc phần đọc
hiểu theo các biện pháp bản thân đã đề xuất, cùng các giáo viên trong trường vận
dụng thực hiện dạy học cho học sinh lớp 3 bước đầu thu được kết quả khả quan, học
sinh hiểu nội dung bài khi thực hiện tìm hiểu bài cụ thể trong các tiết tập đọc, giáo
viên thực hiện nghiêm túc chương trình, nâng cao chất lượng dạy đọc hiểu, được
đồng nghiệp trong trường đánh giá cao.
18


III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Quá trình thực hiện dạy học, thông qua một số kinh nghiệm mà bản thân đã
đúc rút được, thông qua đổi mới phương pháp dạy tập đọc nhằm nâng cao hiệu quả
đọc hiểu cho học sinh lớp 3, giáo viên đã thực hiện cụ thể trong các bài tập đọc nhất
là phần tìm hiểu nội dung bài đọc. Đích tác động cuối cùng là đem lại nhận thức,
tình cảm, thái độ của học sinh đối với nội dung mà tác giả muốn gửi gắm vào văn
bản, đem lại cho học sinh cảm xúc thẩm mỹ, lòng yêu cái đẹp, cái thiện và lòng ham
thích sự biểu đạt tư tưởng bằng ngôn ngữ giàu hình tượng của các thể loại văn bản,
khơi dậy ở học sinh tính ham học, ham đọc để có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về đất
nước con người Việt Nam nói riêng và hiểu biết về nhân loại nói chung mà các tác
giả đã đúc kết thành kiến thức của nhân loại.
2. Kiến nghị.

Đối với nhà trường: Thường xuyên tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn
tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể, từng phân môn cụ thể, mỗi buổi chỉ tập trung vào
một chuyên đề thì hiệu quả sẽ cao hơn. Cán bộ giáo viên tăng cường dự giờ thăm
lớp, trao đổi ý kiến, đề xuất các biện pháp hay trong dạy học, phương pháp dạy các
phân môn, dạy học bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học.
Đối với gia đình học sinh: Phụ huynh thường xuyên quan tâm đến việc học tập
của các em, trao đổi về việc học của các em đối với thầy cô giáo, tạo điều kiện tốt nhất
để các em có sức khỏe, có điều kiện về thời gian và các tài liệu phục vụ học tập.
Đối với địa phương: Tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất trường học để nhà
trường có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ dạy học, thường xuyên quan tâm khuyến
khích các thầy cô giáo trong dạy học, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để
nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG

Nông Cống, ngày 2 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác

Nguyễn Thị Lan

Ngô Cao Khiêm

19



×