Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết bài văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI CHO HỌC SINH LỚP 4”

Người thực hiện: Trịnh Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tây Hồ
SKKN thuộc lĩnh vực: Môn Tiếng việt

THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC
Mục – Nội dung
I. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

1



3. Đối tượng nghiên cứu

1

4. Phương pháp nghiên cứu

1

5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

2

II. NỘI DUNG

2

1. Cơ sở lí luận.

2

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

3

3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết bài văn miêu tả
cây cối cho học sinh lớp 4.

5


4. Kết quả của việc thực hiện các biện pháp.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19

1. Kết luận

19

2. Kiến nghị

20

19

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Việc dạy Tập làm văn ở bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần
rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em
giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các
môn học và phân môn khác của môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ
thống các kiến thức kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em
thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt, thực tế và có
hệ thống hơn. Và dạng văn giúp các em phát triển ngôn ngữ và diễn đạt tốt nhất đó
là văn miêu tả.
Ở phân môn Tập làm văn lớp 4, miêu tả cây cối chiếm thời lượng lớn nhất về
số tiết so với các loại văn bản khác. Nhưng thực tế cho thấy, việc dạy văn miêu tả

cây cối ở lớp 4 bên cạnh những điểm tốt và một số kết quả nhất định đã đạt được
còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Dễ phát hiện nhất là bệnh công thức, khuôn sáo,
máy móc và thiếu tính chân thực. Các bài viết của học sinh vì rất nhiều lí do khác
nhau còn chưa đạt hiệu quả. Cụ thể ta thấy, hầu hết bài viết của các em thường chỉ
diễn đạt nội dung, câu văn chỉ mang tính chất thông báo, liệt kê, mô tả chứ chưa
có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Vậy làm thế nào để giúp học sinh miêu tả được
sống động người bạn thiên nhiên gần gũi và đáng yêu này ? Trong khuôn khổ bài
viết này, tôi mạnh dạn trình bày: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết bài
văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4".
2. Mục đích nghiên cứu:
a) Giúp học sinh lớp 4:
- Rèn kĩ năng quan sát cây cối tốt.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu viết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc trong bài
văn miêu tả cây cối.
- Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, trân trọng các đối tượng xung quanh mình.
- Tạo tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp trên.
b) Giúp giáo viên:
- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4 để
có thể vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách
linh hoạt đạt hiệu quả cao.
- Tự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao tay nghề trong giảng dạy văn miêu
tả nói chung và bài văn miêu tả cây cối nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu về một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cây
cối cho học sinh lớp 4.
4. Phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4 mạch kiến thức Dạy

viết văn miêu tả cây cối.
3


b) Phương pháp quan sát sư phạm:
- Điều tra thực trạng qua từng giai đoạn trong suốt năm học, trao đổi với giáo
viên và học sinh, tìm hiểu thực tế việc dạy - học phân môn Tập làm văn trong trường.
- So sánh đối chứng trong cùng một giai đoạn giữa lớp này với lớp kia, giữa
các giai đoạn với nhau trong cùng một lớp, đối chứng cả năm học trước.
- Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức trong học Tập làm văn của học sinh lớp mình
hay lớp khác trong khi đi dự giờ. Quan sát phương pháp sư phạm của giáo viên giảng
dạy. Quan sát chất lượng bài viết của học sinh ở từng dạng miêu tả khác nhau để tìm
hiểu những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng viết văn miêu tả của học sinh.
c) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Tiến hành đồng thời với phương pháp kiểm tra toán học và phương pháp
tổng hợp số liệu. Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài văn miêu tả của từng học
sinh, tôi mô tả và thống kê chất lượng bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp
các số liệu đã thu được nhằm rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Đứng trước thực trạng dạy và học như trên yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới
phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn nói chung và dạng
văn miêu tả cây cối nói riêng một cách say mê, hứng thú từ đó có cảm xúc viết văn.
Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chính sau:
- Cung cấp cho học sinh các phương pháp quan sát đối tượng miêu tả.
- Hướng dẫn học sinh cách viết câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật.
- Rèn cho học sinh cách viết mở bài ấn tượng và kết bài để lại dư âm lắng
đọng sâu sắc trong lòng người đọc.
- Cung cấp, khuyến khích học sinh tích lũy vốn từ ngữ giàu hình ảnh cảm
xúc để viết các câu văn tả một số bộ phận của cây.
- Thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp và giáo dục bảo vệ môi trường

Các vấn đề được nêu ở trên nếu được giải quyết đồng thời, xen lẫn vào nhau
một cách nhịp nhàng và linh động thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Cấu tạo của bài văn miêu tả thường gồm 3 phần với dàn ý sơ lược như sau:
1. Mở bài: Giới thiệu cây định tả.
2. Thân bài: - Tả bao quát.
- Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
3. Kết bài: Nêu ích lợi của cây, nêu cảm nghĩ của em.
Theo sách giáo khoa Tiếng Việt 4 - Tập 1 trang 140 "Miêu tả là vẽ lại bằng lời
những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người
đọc hình dung được các đối tượng ấy".
Quả thật, nếu ta ví thế giới văn học là một kho báu thì những trang văn miêu tả
hay giống như những viên ngọc quý trong kho báu ấy. Những câu văn hay, không chỉ
chắp cánh cho trí tưởng tượng của học sinh bay xa mà còn làm sáng lên vẻ đẹp và sự
4


hấp dẫn của ngôn ngữ, khiến các em thấy thế giới hiện lên thật đẹp đẽ, lung linh.
Đồng thời cũng tiết lộ cho các em bí quyết viết hay, chạm tới trái tim người đọc.
Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, bận rộn và gấp gáp khiến cho kho báu ấy dường
như bị lãng quên hoàn toàn. Thay vì dạy viết và phát triển ngôn ngữ cho học sinh
qua những ngữ liệu hay từ những tác phẩm văn học nổi tiếng thì học sinh lại được
dạy những bài văn khuôn mẫu, rập khuôn như một bộ đồng phục với các kiểu viết
"Mì ăn liền" kinh điển: "Nhà em trồng rất nhiều ... nhưng em thích nhất là ..."...
Chính vì vậy, khi dạy văn miêu tả cây cối giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh
thấy: không nên đưa ra những nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu
tượng về sự vật mà phải tả sự vật một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có. Miêu
tả không chỉ đơn thuần ở việc giúp người đọc thấy rõ những nét đặc trưng, những
đặc điểm, tính chất, ... của sự vật mà nó còn giúp người nghe, người đọc thấy rõ

chúng, tưởng tượng ra chúng như đang được nhìn tận mắt, sờ tận tay.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
a) Thực trạng:
Năm học 2018 – 2019, tôi tiếp tục được phân công phụ trách lớp 4C với 25
học sinh. Hầu hết học sinh của lớp tôi chủ nhiệm còn rất nhiều hạn chế khi làm các
bài văn miêu tả. Trong chương trình lớp 2 và lớp 3 học sinh đã được tập quan sát
và trả lời câu hỏi để làm quen với văn miêu tả. Lên lớp 4 do yêu cầu cao hơn các
em phải học cách lập dàn ý, dựng đoạn, viết thành bài văn hoàn chỉnh. Thực tế cho
thấy, đa số học sinh lớp 4 viết văn miêu tả chưa hay hoặc xếp ý còn lộn xộn, hình
ảnh chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép bài văn mẫu. Đó cũng là điều
trăn trở của tôi. Bên cạnh những khó khăn đó thì trường tôi công tác có thuận lợi
là trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 nên học sinh được học 2 buổi/ ngày rất thuận
tiện cho việc rèn thêm về kiến thức, kĩ năng các môn học. Và với mong muốn
nâng cao được chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 đã nung nấu trong
tôi từ năm học trước nên cuối năm học 2017 - 2018 tôi tiến hành cho 25 học sinh
lớp 4C làm bài khảo sát để phân tích nguyên nhân, từ đó tìm ra được biện pháp
khắc phục ở năm học sau.
Họ và tên: ................................. BÀI KHẢO SÁT
Lớp: .............
Môn: Tập làm văn
Thời gian: 40 phút
Đề bài: "Em hãy tả một cây bóng mát mà em yêu thích".
Sau khi chấm bài tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát giữa kì II năm học 2017 - 2018:
Tổng số
học sinh

Điểm 9 - 10

Điểm 7 - 8


Điểm 5 - 6

Điểm dưới 5

SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
25
1
4%
4
16%
18
72%
2
8%
Qua kết quả khảo sát và quá trình dạy học cho thấy: Đa số học sinh trong lớp
đều viết những bài văn rất ngắn, câu chưa đầy đủ thành phần, kể lể, ít hình ảnh, ...
Ví dụ: Cây bàng cao đến mái nhà. Thân nó to, xù xì. Cây bàng có nhiều cành,
tán rộng. Lá màu xanh. Quả có vị chát.
Đoạn văn như trên được coi là tạm được vì đúng ý, câu văn rõ nghĩa. Nhưng
miêu tả như vậy chỉ cần vài câu là xong một cây. Và miêu tả rất chung chung,
5



không làm nổi bật được những nét riêng của cây đó để phân biệt với cây khác.
- Mở bài còn khô khan: “Trường em có trồng một cây bàng từ lâu rồi.” hay
“ Trong trường em có nhiều cây nhưng em thích nhất là cây bàng”.
- Có kết bài mở rộng nhưng nội dung nhạt nhẽo: “Em rất yêu quý cây
bàng”, “ Cây bàng này thật có ích”.
- Tả sai thực tế như: “Cây bàng cao chừng 14 - 15 mét”, “ Thân cây bàng bốn
bạn ôm không xuể”
- Dùng từ ngữ còn vụng về, thiếu hình ảnh: “Cây bàng mùa xuân đẹp không
chê vào đâu được”, "Lá bàng to và có hình bầu dục”, ...
- Việc so sánh khập khiễng, thiếu chính xác: “Lá bàng to bằng quyển vở”,
“Quả bàng to như quả cam”, “Cành bàng bé như que tăm”, ...
b) Nguyên nhân của những lỗi trên là do:
* Đối với học sinh:
- Bản thân các em chưa có kĩ năng viết một bài văn miêu tả, vốn từ nghèo nàn,
lời văn sơ lược, đơn giản không có cảm xúc chân thực.
- Học sinh thiếu sáng tạo, hay vay mượn tình ý của người khác thường là của
một bài văn mẫu. Nói cách khác, học sinh thường dựa vào bài văn mẫu để viết
thành bài của mình không kể đề bài có quy định như thế nào. Với cách làm như
vậy, các em không cần biết đến đối tượng được miêu tả, không quan sát và không
có cảm xúc gì về chúng. Khi giáo viên chấm bài rất có thể khen nhầm bài văn của
người khác mà cứ tưởng là bài văn của học sinh mình. Và hầu như bài văn của
nhiều em đều na ná giống nhau.
- Miêu tả hời hợt, chung chung, không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được
miêu tả. Vì thế, bài văn ấy có thể gắn cho đối tượng miêu tả cùng loại nào cũng được.
- Học sinh không được quan sát hoặc không biết cách quan sát nên không có
được nhận xét gì cụ thể về đối tượng miêu tả. Bên cạnh đó cũng có thể khẳng định
rằng khả năng tư duy và diễn đạt của các em còn nhiều hạn chế.
* Đối với giáo viên:
- Điều đầu tiên tôi nhận thấy là: Chủ yếu kiến thức về phân môn Tập làm văn

của mình còn nhiều hạn chế.
- Bản thân tôi các năm học trước dạy văn miêu tả đối phó với học sinh làm bài
kém nhằm đảm bảo chất lượng bài kiểm tra bằng cách cho học sinh đọc văn mẫu
để gặp đề tương tự thì chép ra.
- Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân về quan sát, tìm ý chưa nhiều.
- Chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học
sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng ham thích học Tiếng Việt.
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm
vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4.
3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết bài văn miêu tả cây cối cho
học sinh lớp 4.
Biện pháp 1: Rèn kỹ năng quan sát cây cối cho học sinh:
Khi hướng dẫn học sinh cách tạo lập văn bản miêu tả cây cối một trong những
nhiệm vụ mà giáo viên không thể không thực hiện là rèn kĩ năng quan sát cho học sinh.
Nhà văn Vũ Tú Nam khi bàn về giá trị của văn bản miêu tả đã nhấn mạnh:
6


muốn tạo ra những văn bản có giá trị, người viết cần phải biết quan sát. Bởi lẽ có
quan sát con người mới có thể "phát hiện thêm những vẻ đẹp mới lạ của thế giới tự
nhiên" và đó là điều kiện giúp cho người viết văn "có cái gì đó để nói". Quan sát
chính là hoạt động giúp cho con người hiểu biết sâu hơn, rộng hơn. Vì vậy, em nào
quan sát tinh vi, thấu đáo thì em đó sẽ nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc
của loài cây mình định tả để thể hiện trong bài viết. Nhằm thực hiện tốt những yêu
cầu trên, tôi sử dụng các thao tác rèn kỹ năng như sau:
a) Quan sát tỉ mỉ các bộ phận của cây theo 1 trình tự hợp lý:
Các em có thể quan sát theo các trình tự sau:
* Quan sát theo trình tự không gian (quan sát cây từ cao xuống thấp hay
từ thấp lên cao, từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa, ...)

Ví dụ: Quan sát cây bàng. Tôi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự:
+ Quan sát từ xa: Hình dáng của cây khi nhìn từ xa.
+ Quan sát khi đến gần:
- Gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả.
- Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, khí hậu, chim chóc,
ong bướm, con người,…)
* Quan sát theo trình tự thời gian: là quan sát cây từ khi bé đến lúc
trưởng thành, từ mùa này sang mùa khác hoặc quan sát từ sáng đến tối,…
Trong khoảng thời gian ấy, cây có sự thay đổi rõ nét ở một hay một số bộ phận về
độ lớn, màu sắc, đặc điểm, trạng thái do tác động của thời gian, thời tiết. Cây
phát triển theo từng thời kì, lại cũng biến đổi theo mùa, theo mưa, nắng; có khi
biến đổi theo ngày, giờ. Vì vậy, đối với hình thức quan sát này, tôi lưu ý học sinh về
cách ghi chép những điều quan sát được theo đúng trật tự thời gian, làm nổi bật sự
thay đổi của đối tượng và biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân với đối tượng
miêu tả theo từng thời điểm nhất định.
Ví dụ: Hướng dẫn quan sát cây phượng theo trình tự thời gian:
- Mùa đông cây phượng thế nào? (Cây gầy guộc, tưởng như đã chết, cành
khẳng khiu, trụi lá, đứng trơ trọi … )
- Sang xuân cây ra sao ? (Từ những cành cây khẳng khiu, gầy guộc ấy
mầm non thi nhau nhú lên, cây đâm chồi, nảy lộc, rồi phượng ra lá ... Cây như trẻ
lại tràn đầy sức sống).
- Khi mùa hè đến ? (Cây bắt đầu ra hoa, rồi hoa nở từng chùm, ...)
Sau khi quan sát tôi hướng dẫn các em tự tổng hợp những điều quan sát được
bằng cách ghi lại những đặc điểm cơ bản về màu sắc, hình dáng, ... của cây, của hoa.
(Tôi lưu ý học sinh chỉ chọn những cái mới, cái riêng, cái độc đáo nhất để ghi).
Song dù quan sát theo trình tự nào thì các em cũng phải dừng lại ở bộ phận
chủ yếu, trọng tâm để quan sát kỹ hơn.
b) Phối hợp các giác quan để quan sát:
Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiều mặt. Thông
thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được thường chỉ là

các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Song tôi đã hướng dẫn các em biết
cách phối hợp nhịp nhàng các giác quan để quan sát.
Ví dụ: Quan sát cây bàng: Tôi hướng dẫn như sau:
7


Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào?
trông nó giống cái gì?…(cái ô khổng lồ, lâu đài nấm)
Em hãy dùng tay để sờ xem vỏ cây của cây bàng như thế nào (sần sùi, hơi
nham nháp)
Em hãy dùng mắt và tai để quan sát và lắng nghe xem trên cây có những
loài vật nào? Chúng làm gỉ? …
Với mỗi bộ phận của cây tôi đều có một câu hỏi gợi ý và giúp các em sử dụng
từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. Nếu giáo viên làm tốt thao tác này là đã
góp phần vào sự thành công của việc rèn kỹ năng quan sát cây cối cho học sinh.
c) Quan sát theo cách kết hợp nhiều hình thức khác nhau:
Một bức tranh miêu tả sẽ trở nên cụ thể, thuyết phục người tiếp nhận khi người
viết khắc họa bức tranh đó một cách chi tiết, sinh động, giống với thực tế khách
quan. Để làm được điều đó, tôi hướng dẫn học sinh kết hợp nhiều hình thức quan
sát khác nhau (không gian, thời gian, giác quan, ... và bày tỏ tình cảm của mình
với đối tượng được miêu tả).
Ví dụ: Khi miêu tả cây bàng, tả các bộ phận của cây thì quan sát và tả theo
trình tự không gian, riêng lá bàng tôi định hướng cho các em quan sát để tả theo
trình tự thời gian: xuân, hạ, thu, đông,... giúp bài văn thêm sinh động. Bên cạnh đó
tôi luôn lưu ý học sinh kết hợp nhiều giác quan để quan sát và lựa chọn được
những nét riêng biệt, độc đáo của cây để miêu tả.
Với cách làm như trên học sinh lớp tôi đã biết quan sát kĩ đối tượng và ghi
chép được những cái mới, cái riêng cái độc đáo thể hiện trên bài làm của mình.
Biện pháp 2: Rèn cách viết câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật.
Đoạn văn và bài văn miêu tả hay phải là đoạn văn, bài văn có nhiều câu văn

liên tưởng độc đáo, thú vị. Vì thế, ngoài những câu văn có kết cấu đơn giản đã học
trong môn luyện từ và câu như: Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ? Giáo viên cần
hướng dẫn các em liên tưởng các bộ phận của cây với những hình ảnh ấn tượng
tạo được câu văn có tính nghệ thuật. Học sinh lớp 4 kiến thức về lĩnh vực này còn
hiểu lơ mơ. Nếu giáo viên không dạy thì các em khó mà nắm bắt được. Để đưa
nghệ thuật vào trong văn có rất nhiều biện pháp nhưng theo tôi, đối với học sinh ở
lứa tuổi này, hai biện pháp nghệ thuật phù hợp nhất là so sánh và nhân hóa.
a) Hướng dẫn học sinh viết câu văn có hình ảnh so sánh:
Tôi đã hướng dẫn học sinh tìm các câu có các hình ảnh so sánh:
Ví dụ:
- Bông hướng dương như vầng mặt trời vãi tung toé những tia nắng vàng rực rỡ.
- Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn
bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ngọn
nến trong xanh.
Với những câu văn này tôi hướng dẫn để các em nắm chắc được biện pháp so
sánh bằng cách sau:
Ví dụ: Câu “Bông hướng dương như vầng mặt trời vãi tung toé những tia nắng
vàng rực rỡ”.
Tôi phân tích cách sử dụng biện pháp so sánh: Tác giả lấy hình ảnh mặt trời để
tả bông hướng dương.
Để thấy được tính ưu việt của biện pháp nghệ thuật này tôi lấy một câu khác
8


để mô tả bông hướng dương: “Bông hướng dương rất to, màu vàng, có rất nhiều
cánh nhỏ”. Và yêu cầu học sinh nhận xét xem câu nào hay hơn. Dĩ nhiên là câu
thứ nhất, 100% học sinh được hỏi đều trả lời như vậy. “Hay hơn vì sao ?” Các em
trả lời: “Vì sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh”.
Muốn các em vững vàng hơn về cách so sánh tôi lại đưa ra một câu văn nữa:
“Bông hướng dương như chiếc đĩa màu vàng.”

Yêu cầu học sinh nhận xét, so sánh với câu thứ nhất. Khi các em khẳng định
câu thứ ba không hay bằng câu đầu, tôi đặt câu hỏi:
“Tại sao cả hai câu đều sử dụng biện pháp so sánh mà câu đầu lại hay hơn ?”
và giải thích “Ở câu thứ nhất, tác giả dùng hình ảnh mặt trời đang toả nắng” - một
hình ảnh đẹp, sinh động và rất độc đáo để so sánh vì vậy đã làm cho bông hướng
dương tươi đẹp hẳn lên. Còn câu thứ ba so sánh với cái đĩa có đặc điểm giống
bông hướng dương song đơn điệu và giảm đi giá trị vẻ đẹp của bông hoa. Từ đó,
giúp học sinh hình thành sự hiểu biết: Khi so sánh muốn làm cho một sự vật đẹp
hơn phải so sánh với sự vật khác giống nó nhưng đẹp hơn, có những nét độc đáo,
nổi bật hơn nó.
b) Hướng dẫn học sinh viết câu có hình ảnh nhân hóa:
Đây là biện pháp quen thuộc với các em. Các em được tiếp xúc từ khi còn
trong vòng tay bế bồng của mẹ qua những lời ru cái cò, cái vạc,… Rồi những câu
chuyện cổ tích của bà, của cô giáo, các em đã được tiếp xúc với cả một thế giới
phong phú của nghệ thuật nhân hoá. Để học sinh thấy được sự ưu việt của biện
pháp nghệ thuật này, tôi đã cho các em so sánh các cặp câu:
A
- Thân chuối màu đen khô ráp vì
nắng gió.
- Gốc hồng màu đen xám.
- Bông hồng nhung vươn cao.

B
- Chị chuối thật giản dị trong bộ áo đen
khô ráp vì nắng gió.
- Gốc hồng như một người mẹ già đi trong
bộ áo xám đen nhường sắc non xanh cho
hoa, cho lá.
- Cô hồng nhung kiêu hãnh vươn cao, hình
như nó rất tự hào với sắc đẹp của mình.


Không khó khăn cho học sinh trong việc lựa chọn, tất cả đều có chung một câu
trả lời: Những câu văn ở cột B hay hơn những câu văn ở cột A.
- Nó hay hơn vì sao ? Nhiều học sinh lúng túng trước câu hỏi này. Tôi nghĩ
giáo viên cần lí giải: Câu ở cột B hay hơn vì đã sử dụng biện pháp nhân hóa: chị
chuối, cô hồng nhung… trở nên sinh động, đáng yêu vì đã có những suy nghĩ, tính
cách của con người.
Sau khi các em nắm bắt được tác dụng của biện pháp này, tôi giới thiệu cho
các em cách nhân hoá sự vật.
+ Gọi cây cối như gọi người.
Chúng ta có thể gọi tên sự vật như khi gọi tên người: Cô hồng nhung, bác
phượng già, chị chuối tiêu,…
+ Gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào cây cối.
- Hoa quỳnh trầm tư.
9


- Đào bích cười tươi roi rói.
- Phong lan yểu điệu. ...
+ Tâm sự, trò chuyện với cây như tâm sự với người.
- Bàng ơi hãy thư giản cùng ta trong những giờ ra chơi nhé !
- Hồng nhung ơi hãy luôn là bạn tốt của ta nhé ! ...
Cụ thể, tôi cho các em luyện tập ngay bằng một số bài tập vào buổi hai với đề bài:
1. Viết một vài câu văn có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa để miêu
tả một số cây xung quanh ?
2. Nêu tâm trạng của các loài hoa vào mùa xuân ?
Một số học sinh lớp tôi đã viết được những câu văn rất hay như:
- Hồng nhung lộng lẫy trong chiếc áo đỏ thắm mịn màng.
- Cúc vàng ủ rũ nhìn các bạn đi hội xuân. Nó không còn bộ quần áo nào lành lặn cả.
Bằng cách luyện tập này thì việc vận dụng biện pháp nhân hoá vào bài viết của

học sinh lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt.
Biện pháp 3: Rèn cách viết mở bài ấn tượng.
Trong các bài văn nói chung và bài văn miêu tả cây cối nói riêng thì mở bài là
một phần vô cùng quan trọng. Bởi vì, phần mở bài sẽ tạo ra những ấn tượng đầu
tiên cho người đọc khi bước vào trang văn của các em. Mở bài càng hay, càng tự
nhiên, hấp dẫn thì càng cuốn hút người đọc, khiến người đọc muốn đến với các
phần tiếp theo của bài văn. Vậy để học sinh biết cách viết mở bài sao cho thật ấn
tượng, khéo léo và tự nhiên tôi không hướng dẫn các em một cách chung chung, ví
dụ chỉ nói: Có hai cách mở bài: Trực tiếp và gián tiếp mà tiến hành theo một số
cách cụ thể như sau:
a) Hướng dẫn học sinh viết mở bài bằng cách giới thiệu lí do có cây:
Tôi hướng dẫn học sinh nhận rõ: có những cây từ khi sinh ra chúng ta đã thấy
nó ở đó lặng thầm và bền bỉ tỏa bóng mát cho chúng ta như cây bàng ở sân trường,
cây đa, cây si cổ thụ. Nhưng cũng có những cây được ông bà, bố mẹ mua về trồng
hay do chính bàn tay chúng ta ươm mầm. Sau đó tôi yêu cầu học sinh kể lại lí do
có cây để làm thành mở bài cho bài văn miêu tả cây cối.
b) Hướng dẫn học sinh viết mở bài tại một thời điểm miêu tả cây:
Như các em đã biết ở mỗi thời điểm khác nhau cây lại có vẻ đẹp riêng độc đáo.
Ví dụ: Trong vương quốc của mùa hè:
- Những cây phượng bung tràn sắc đỏ.
- Những cây bằng lăng khoác trên mình chiếc áo tím nhạt dịu dàng.
- Sen trong hồ rực rỡ hồng tươi.
- Những cây hoa sữa nở rộ, mùi hương nồng nàn theo gió.
Chính vì vậy, tôi hướng dẫn học sinh có thể bắt đầu bài văn của mình từ một
thời điểm tả cây.
Tôi giới thiệu thêm: ngoài bốn mùa trong năm, các em cũng có thể tả cây ở
những thời điểm nhất định trong ngày như vào buổi sáng sớm hay lúc hoàng hôn
hoặc thời điểm sau cơn mưa cây cối được gột rửa trông mới mẻ, tươi tắn hơn.
Tôi lưu ý học sinh khi dẫn dắt vào bài từ thời điểm tả cây cần chọn cho mình
những hình ảnh thật đẹp, thật đặc trưng của mùa. Và từ đó, giới thiệu đến đặc

10


trưng của cây trong mùa đó.
c) Hướng dẫn học sinh viết mở bài bắt đầu bằng một âm thanh nào đó tạo
sự chú ý đến cây:
Tôi đưa ra một ví dụ: "Lích chích! Lích chích!" Những chú chim sẻ ríu rít gọi
nhau trong vòm lá khiến tôi phải ngước nhìn. Sừng sững hiện lên trước mắt tôi là
cây bàng đang chuyển lá, báo hiệu mùa thu đã về."
Và phân tích: ta thấy, trong mở bài trên người viết đã miêu tả tiếng ríu rít, vui
vẻ của những chú chim trong vòm lá khiến người viết phải chú ý từ đó bắt gặp
hình ảnh cây bàng đang chuyển lá báo thu. Một cái cớ khá tự nhiên và khéo léo.
d) Hướng dẫn học sinh viết mở bài bắt đầu bằng một câu hát hay câu thơ
hay về cây định tả:
Tôi đưa ra ví dụ: Mở bài tả cây bàng: Đã ai từng nghe ca từ đáng yêu và trong
sáng trong bài hát "Cây bàng trước ngõ", chắc không thể nào quên: "Mùa đông áo
đỏ, mùa hạ áo xanh. Cây bàng khi mở hội là chim hót vây quanh"... Tuổi thơ em
lớn lên không những với câu chuyện của bà, lời ru của mẹ, sự răn dạy, chăm sóc
của bố mà em còn lớn lên với cây bàng đầu ngõ. Khi em sinh ra cây bàng đã có
rồi. Những đứa trẻ trong xóm ngõ quanh em mỗi người một hoàn cảnh, tính cách,
sở thích,... Nhưng cây bàng là người bạn chung thân thiết vô vàn của chúng em".
Với cách hướng dẫn này tôi đưa ra một bài tập nhỏ cho học sinh luyện tập vào
buổi 2: Em hãy viết một mở bài tả cây cối bằng một trong các cách vừa học.
Ví dụ: Một số mở bài hay của học sinh lớp tôi :
Mở bài tả cây cam tháng mười hai: "Tháng mười hai đến quê tôi với những
cơn gió lạnh buốt và bầu trời lúc nào cũng một màu xám bạc không có chút nắng
vàng ... Nhưng cũng không vì thế mà cảnh vật làng quê trở nên u ám, trái lại vườn
quả quê tôi còn rực rỡ hơn bao giờ hết... Bởi đó là khi những quả cam bắt đầu chín
mọng, sai lúc lỉu đầy cành, gọi người đến hái."
Mở bài tả cây xoài mùa quả chín: "Khi mặt trời tháng sáu rót những tia nắng

óng ả xuống mặt đất cũng là lúc cây xoài nhà tôi vào mùa quả chín. Mùi thơm
ngọt ngào của những trái xoài vàng mọng trên cành theo làn gió sớm lan tỏa khắp
vườn, khiến ai đi qua cũng phải dừng chân, ngước nhìn".
Mở bài tả cây sấu sau cơn mưa: "Một buổi chiều tháng sáu, cơn mưa mùa hạ
chợt đến, chợt đi, ào ạt cuốn sạch những lớp bụi xám phủ lên cây lá. Cũng nhờ cơn
mưa kì diệu ấy, cây sấu trước nhà em trở nên tươi và mướt với một vẻ riêng, lung
linh xanh ngọc dưới nắng".
Qua bài làm của học sinh có thể khẳng định các em đã biết viết mở bài bằng
cách khéo léo dẫn dắt người đọc biết đến cây mình định tả bằng lí do có cây hay ở
một thời điểm miêu tả cây hoặc bằng một âm thanh, một câu thơ, câu hát. Qua đó,
chúng ta không chỉ thấy được cây muốn miêu tả mà còn cảm nhận được cái cây ấy
thật đặc biệt với người tả.
Tóm lại, ngoài bốn cách mở bài này còn có nhiều cách khác giúp các em có thể
dễ dàng viết được mở bài tự nhiên. Và dù các em mở bài theo cách nào thì cũng cần
phải nhớ rằng cách dẫn dắt tự nhiên và cảm xúc chân thành sẽ giúp các em có một
mở bài hay và cuốn hút người đọc. Không nên viết những câu mở bài dập khuôn,
sáo rỗng theo kiểu: "Trong vườn có rất nhiều loại cây nhưng em yêu quý nhất là cây
xoài" hay "Nếu ai hỏi em rằng em yêu quý loài cây nào nhất thì em sẽ không ngần
11


ngại trả lời ngay đó là cây cam"... Với những cách mở bài sáo mòn theo kiểu này dù
các em có dùng nhiều từ bộc lộ cảm xúc như "yêu quý" hay "yêu thích" thì cũng
không thể truyền cảm và làm lay động trái tim người đọc được.
Biện pháp 4: Rèn cách viết kết bài hay:
Nếu như mở bài tạo ra ấn tượng đầu tiên, quan trọng và lôi cuốn người đọc
đến với các phần tiếp theo của bài văn thì một kết bài hay sẽ để lại dư âm lắng
đọng sâu sắc trong lòng người đọc. Tuy nhiên, tùy vào vốn từ cũng như kĩ năng
viết của mỗi người mà có cách viết kết bài khác nhau. Chính vì vậy, khi hướng dẫn
các em viết kết bài trong bài văn miêu tả cây cối, tôi đã tiến hành theo một số cách

như sau:
a) Kết bài bằng cách nêu tình cảm, sự gắn bó của bản thân đối với cây:
Như chúng ta đã biết, một trong các yếu tố góp phần tạo nên bài văn miêu tả
hay đó chính là cảm xúc chân thành, tự nhiên. Kết bài là một trong những phần
các em rất dễ dàng thể hiện tình cảm đối với cây định tả.
Tôi đưa ra ví dụ về một kết bài tả cây cam: "Dù ở xa quê, nhưng mỗi khi mùa
đông tới, tôi vẫn luôn nhớ về mảnh vườn nhà nhỏ xinh với những cây cam chín
vàng - những cây cam ấy chính là món quà kì diệu của thiên nhiên, của đất đai
dành tặng cho người dân quê tôi và mang lại cho chúng tôi những mùa đông ấm
áp, ngọt ngào hương vị của quê nhà."
Và phân tích: trong đoạn văn trên ta có thể dễ dàng cảm nhận được tình yêu và
sự gắn bó của tác giả đối với cây trái quê hương. Bởi vì, có yêu mến thì tác giả mới
thấy những trái cam nhỏ xinh ấy chính là món quà kì diệu của thiên nhiên dành tặng
cho con người, mới cảm nhận được hương vị ngọt ngào của quê hương trong những
quả cam ấy. Cách miêu tả như vậy giúp cho bài văn có nhiều cảm xúc hơn.
b) Kết bài bằng cách nêu ý nghĩa và lợi ích của cây:
Ở biện pháp này tôi cũng đưa ra một ví dụ cụ thể về kết bài tả cây mai: "Đứng
bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự
hào phóng và lo xa: Đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày tết, lại có mai
tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm" (Nguyễn Vũ Tiềm).
Phân tích ví dụ: trong kết bài của mình tác giả đã giúp người đọc cảm nhận
được ý nghĩa của cây mai tứ quý "Cần mẫn và lặng lẽ - cây tô điểm cho cuộc sống
của con người. Cây mai tứ quý chính là biểu tượng cho vẻ đẹp rực rỡ và thịnh
vượng của cuộc sống. Kết bài này khiến cho bài văn tuy khép lại mà như mở ra
mãi trong lòng chúng ta những âm vang sâu sắc. Và đây chính là cách kết bài có
nhiều cảm xúc.
c) Kết bài bằng cách nêu lợi ích, ý nghĩa kết hợp với việc bộc lộ tình cảm
của mình với cây.
Tôi giới thiệu ví dụ: Chiều chiều tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây
trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà

biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám
đen ở đầu bản. (Phần kết trong bài Cây trám đen - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4
trang 53).
Và tôi phân tích ví dụ cho học sinh hiểu để áp dụng vào bài của mình: đây là
một kết bài rất hay và giàu cảm xúc. Ở đoạn kết bài này tác giả vừa cho ta biết ý
nghĩa đặc biệt của cây trám đen với tác giả và với những người dân quê hương, lại
12


vừa nói lên được tình cảm nhớ thương của mình đối với loài cây thân thuộc ở bản
làng. Tình cảm tự nhiên và chân thành của tác giả đã thực sự lay động lòng người.
Nhờ áp dụng cách viết kết bài như trên, sau khi đưa ra bài tập: Viết kết bài tả
cây cối (theo một trong các cách vừa học). Học sinh hoàn thành tốt lớp tôi đã viết
được những kết bài nhiều cảm xúc.
Tôi lưu ý học sinh: Dù em chọn viết kết bài theo cách nào thì cũng cần viết
một cách chân thực và giàu cảm xúc. Không nên viết những kết bài theo kiểu sáo
mòn như: "Em rất yêu quý cây bằng lăng ấy" hay "Mai này dù có đi đâu xa em
cũng không bao giờ quê được cây phượng vĩ ở sân tường". Những kết bài kiểu này
khiến người đọc khó cảm nhận được tình cảm thực sự của các em đối với loài cây
mà mình đang tả.
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh cách tả bao quát về cây.
Khi chúng ta viết bài văn miêu tả cây cối thì không nên tả ngay từng bộ phận
hay từng thời kì phát triển của cây mà nên tả bao quát để người đọc hình dung
được tổng thể về cây. Đặc biệt là những cây có dáng hình và thế cây vô cùng độc
đáo gợi lên nhiều liên tưởng thú vị.
Ví dụ: Cho học sinh quan sát cây phượng đang mùa hoa và đọc câu văn tham
khảo: "Mùa hoa nở đang bung tràn sắc đỏ rực rỡ dưới vòm trời mùa hạ".
- Hỏi: Các em thấy cây phượng này trông giống hình ảnh nào ?
Có em hình dung nó giống như một cây nấm đỏ khổng lồ và viết thành câu
văn như sau: "Từ xa nhìn lại, cây phượng giống như một cây nấm đỏ khổng lồ

trong vương quốc cổ tích".
Còn khi tả cây bàng có bạn liên tưởng nó giống như một chiếc ô xanh nhiều
tầng "Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô xanh nhiều tầng che rợp cả một
khoảng sân".
Nhà văn Vũ Tú Nam đã hình dung cây gạo: "Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng
sững như một tháp đèn khổng lồ: mà hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa
hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng
lánh, lung linh trong nắng".
Có bạn lại tưởng tượng về cây gạo: "Cây gạo như một bông hoa lửa khổng lồ,
thắp sáng cả góc trời mùa xuân".
Qua các ví dụ trên chúng ta có thể thấy khi tả bao quát về cây các tác giả
thường tả dáng hình và màu sắc nổi bật của cây. Đặc biệt các tác giả cũng thường
liên tưởng, tưởng tượng cây giống như những sự vật quen thuộc, gần gũi xung
quanh ta. Nhờ đó mà giúp người đọc hình dung cụ thể hơn về cây.
Để tả dáng cây chúng ta có thể sử dụng các từ như: sừng sững, hiên ngang,
nghiêng nghiêng hay thẳng tắp,...
Và mỗi cây lại có những dáng hình riêng nên các em cần tưởng tượng xem
vòm lá ấy, dáng hình ấy, ... giống như những sự vật nào ở xunh quanh mình. Chính
những liên tưởng thú vị đó sẽ khiến cây hiện lên với những vẻ đẹp riêng vô cùng
độc đáo. Và khi tả bao quát về cây tôi lưu ý các em đừng quên tả lại màu sắc nổi
bật của nó.
Ví dụ: Cây phượng mùa hè ngập tràn trong sắc đỏ. Mỗi bông hoa phượng ấy
đã chào đón mùa hè đến với đất trời bằng vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ nhất của nó.
Tôi yêu cầu học sinh thực hiện bài tập vào buổi 2: Viết đoạn văn tả bao quát
13


cây hoa sữa đang mùa hoa.
Gợi ý: Cây hoa sữa với nhiều tầng chi chít hoa này giống với những hình ảnh nào ?
Với sự liên tưởng độc đáo, thú vị học sinh lớp tôi đã viết được câu văn như sau:

"Nhìn từ xa, cây hoa sữa giống như một chiếc ô xanh nhiều tầng khổng lồ".
Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh tả một số bộ phận của cây.
Khi học sinh đã nắm vững cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, để giúp các em
đứng trước bất kì một cây nào cũng có thể viết được bài văn tả cây đó một cách dễ
dàng và sống động tôi hướng dẫn các em cách lựa chọn từ ngữ để tả chi tiết một số
bộ phận cơ bản của cây. Trên cơ sở những đặc điểm của từng bộ phận ấy, rồi sự
thay đổi như thế nào theo không gian, thời gian,... các em đều có thể tả ngay được
từng loại cây theo yêu cầu của đề bài.
a) Tả thân, cành:
* Tả thân: Khi tả thân cây chúng ta nên tả kích thước, hình dạng, vỏ cây và
một số đặc điểm khác. Để biết nên dùng những từ ngữ nào để miêu tả các khía
cạnh này tôi yêu cầu học sinh làm bài tập sau:
Bài tập: Tìm các từ ngữ tả kích thước, hình dáng, vỏ và các đặc điểm khác của
thân cây trong các câu văn sau:
"Thân cây trám đen cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống."
"Những cây bạch dương thân trắng vươn thẳng lên trời như những cột đá cẩm thạch."
"Thân đa cao vút khổng lồ, ba người ôm không xuể, làm trụ đỗ chắc chắn cho các
cành lớn vươn về các phía. Vỏ cây màu nâu đất, sần sùi, mốc thếch vì mưa nắng."
Kết quả bài làm của học sinh như sau:
Kích thước
- Cao vút,
khổng lồ.
- ... người ôm
không xuể.

Hình dáng của thân
- Thẳng như một cột nước
từ trên trời rơi xuống.
- Vươn thẳng lên trời như
những cột đá cẩm thạch.


Đặc diểm khác
Vỏ cây
- Làm trụ đỗ - Màu trắng, màu
chắc chắn cho nâu đất.
các cành lớn.
- Sần sùi, mốc
thếch vì mưa nắng.

Nhìn vào bảng này chúng ta thấy: Khi tả thân cây ta nên tả kích thước, hình
dáng, đặc điểm khác của thân và tả vỏ cây.
Tôi lưu ý học sinh khi tả kích thước không nên đưa ra những con số cụ thể
như: thân cây cao ba mét, bốn mét hay năm mét. Bởi vì, rất khó để đo được chính
xác những con số này. Các em chỉ nên dùng những từ mang tính chất ước chừng
như: Cao lớn khổng lồ, cao chừng, cao đến, hay thân cây rộng chừng ... vòng tay
ôm hoặc dùng các từ: mập mạp, mảnh dẻ, mảnh mai, mảnh khảnh, ... để tả sao cho
đúng với đặc điểm của cây mà các em quan sát được.
* Về hình dáng của thân tôi hướng dẫn học sinh ngoài các từ trong câu văn
vừa ghi lại các em có thể sử dụng thêm các từ như:
- Nghiêng nghiêng, cong queo, mềm mại, uốn lượn,...
- Vươn thẳng lên trời như một mũi tên, như cây nến khổng lồ,...
* Trong cột đặc điểm của thân ta cũng có thể sử dụng một số từ như:
- Thân cây có nhiều mấu lồi lõm như những vết sẹo, vững chãi.
* Còn khi tả vỏ cây các em cũng có thể dùng những từ ngữ như:
- Màu nâu nhạt, nâu xám, lốm đốm bạc, mốc thếch, bạc phếch, nhẵn mịn, xù xì,...
14


Tóm lại, có nhiều khía cạnh để miêu tả thân cây. Thực tế rất nhiều học sinh
viết câu tả thân cây cụt ngủn vì các bạn ấy mới tả một đặc điểm của thân như:

"Thân cây cao lớn" hoặc "Thân cây có màu nâu"... Trong khi, tả thân cây chúng ta
nên miêu tả nhiều đặc điểm, nhiều khía cạnh như: Hình dáng, chiều cao, chiều
rộng, màu sắc và đặc điểm của vỏ cây. Tuy nhiên tôi không yêu cầu học sinh nhất
thiết phải tả đầy đủ những khía cạnh này mà nên chọn những gì đặc biệt để tả.
Ví dụ: Chúng ta có thể chọn tả vỏ cây, hình dáng thân, kích thước giống như
nhà văn Đoàn Giỏi trong câu sau:
"Những cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời chẳng khác nào những cây nến
khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ."
Hoặc chúng ta có thể tả chiều cao, chiều rộng, đặc điểm của vỏ cây trong câu
sau: "Thân cây xù xì cao chừng năm mét, rộng khoảng hai vòng tay ôm, quanh
năm khoác chiếc áo màu nâu giản dị, mốc thếch vì mưa nắng."
Như vậy khi biết những khía cạnh để tả thân và có một số vốn từ nhất định các
em dễ dàng viết được những câu văn tả thân cây khi đứng trước bất kì một cây nào
mà mình quan sát được.
Để kiểm tra việc vận dụng bài học của học sinh tôi đưa ra bài tập: Viết lại câu
văn tả thân cây cau và cây trầu không.
Tôi gợi ý: Cây trầu không có hình dáng như thế nào ? (Mảnh mai và mềm mại)
Những cây cau có hình dạng và kích thước ra sao ? (Cao lớn)
Sau đây là một số bài làm của học sinh lớp tôi:
- Thân cây mảnh dẻ, mềm mại, giăng đầy mặt đất tạo thành muôn đường dích dắc.
- Thân cau thẳng tắp cao vút trông như cột đá trắng khổng lồ sừng sững bên đường.
* Tả cành:
Thực tế cho thấy học sinh có thể dễ dàng viết được câu văn tả thân cây, lá cây
nhưng thường gặp khó khăn khi viết những câu văn tả cành cây. Các em hoặc
thuộc trường hợp không biết tả đặc điểm nào của cành cây, hoặc thuộc trường hợp
thấy cành cây chẳng có gì đặc biệt để tả. Vì thế, tôi đưa ra một số câu văn cho học
sinh tham khảo:
- Cành bàng tỏa rộng và trải bung ra không gian tấm thảm lá xanh thẫm.
- Từ thân cây tỏa ra những cành xà cừ mập mạp, chắc khỏe như những cánh
tay vươn cao đỡ tầng lá xanh thẫm.

Như vậy, có thể thấy các tác giả thường tả kích thước, hình dạng, hay trạng
thái và một số đặc điểm khác của cành cây. Như: có cành mập mạp, chắc khỏe, có
cành cây lại cao, tỏa rộng, có những cành thì như trải bung ra không gian tấm
thảm lá xanh thẫm, hay có những cành cây thì được liên tưởng như những cánh
tay vươn cao.
Cũng như thân cây, tôi yêu cầu các em tự hoàn thiện các từ tả cành bằng cách
bổ sung thêm các từ ngữ để viết được câu văn tả cành dễ dàng hơn. Cụ thể:
- Khi tả kích thước của cành có thể miêu tả cành cây: Gầy guộc, mảnh mai,
mảnh khảnh ...
- Về hình dạng của cành có thể thêm: ... như gọng của chiếc ô xanh khổng lồ.
- Khi tả những đặc điểm khác của cành ngoài từ chắc khỏe có thể miêu tả:
cành mềm mại, dẻo dai, phủ đầy lá dày, hay gợi màu sắc của cành cây như: Đen
đúa, xanh lục, nâu nhạt ...
15


- Mỗi cành cây lại ở trong một trạng thái khác nhau: có cành thì vươn cao, có
cành đan vào nhau hay tỏa ra nhiều hướng, tầng nọ trồng lên tầng kia hay rung
rinh, run rẩy trong gió, ...
Viết câu văn tả cành cũng giống như tả thân cây nếu chúng ta tìm được nhiều
khía cạnh thì sẽ không gặp khó khăn khi miêu tả cành cây nữa.
Ví dụ: - Các em có thể viết câu vừa tả màu sắc, vừa tả trạng thái của cành như:
"Cành cây màu nâu nhạt, phủ đầy lá dày rậm rạp, đan vào nhau tạo thành một mái
vòm xanh mát trên cao."
- Vừa tả kích thước, vừa tả trạng thái: "Cây bàng với cành lá xum xuê
nhiều tầng, tỏa rộng như một cây dù khổng lồ che rợp cả một góc sân."
Sau khi hướng dẫn học sinh cách tả cành tôi yêu cầu học sinh làm bài tập
sau để đánh giá xem các em đã biết cách tả cành chưa:
Bài tập: Viết câu tả cành của cây bàng.
Học sinh đã hoàn thành bài tập của mình như sau:

- Cành cây tỏa rộng, tầng nọ chồng lên tầng kia kết thành một mái vòm xanh
mát trên cao.
Qua cách hướng dẫn và bài viết của học sinh như trên có thể khẳng định các
em đã viết được những câu văn tả cành giàu hình ảnh và rất ấn tượng.
b. Tả gốc:
Gốc là một bộ phận quan trọng thường được nhắc đến khi tả cây. Vì vậy để
biết khi miêu tả gốc cây ta nên chọn những khía cạnh gì và thường dùng những từ
ngữ nào tôi cho học sinh tham khảo một số câu văn tả gốc cây lộc vừng và cây hoa
sứ như sau:
"Sát bên bờ hồ, một cây lộc vừng cổ thụ bề thế, uy nghi, gốc to bành như một
khối đá lớn, hai người ôm không xuể."
"Gốc sứ rất to, đường gỗ gồ lên trổ những hình thù kì quái."
Sau đó tôi yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ tả kích thước, hình dạng, đặc điểm
của gốc cây trong các câu văn trên. Bài làm của học sinh như sau:
Kích thước
Hình dạng
Đặc điểm khác
- To bành.
- Như một khối đá lớn.
- Gồ ghề.
- ... người ôm cũng - Như những hình thù kỳ
không xuể.
quái.
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy, gốc cây thường được miêu tả về hình dạng,
kích thước và một số đặc điểm khác của nó. Việc miêu tả thường được kết hợp với
các hình ảnh so sánh, liên tưởng thú vị. Ngoài những từ ngữ, hình ảnh như trên và
tùy vào trí tưởng tượng mà mỗi học sinh mà gốc cây lại hiện lên với những hình
dạng khác nhau. Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu và bổ sung vào bảng từ như sau:
Kích thước


Hình dạng
- To bành
- Như một khối đá lớn.
- ... người ôm cũng không xuể. - Như những hình thù
- To bằng ngón chân cái, to kỳ quái.
bằng cột đình, to bằng cổ chân - Như một cột đá
- Rộng bằng ... vòng tay ôm
khổng lồ.

Đặc điểm khác
- Gồ ghề.
- Nâu sẫm, nâu đen.
- Trắng đục.
- Đen đúa, mốc meo.
- Xù xì, gai góc.
16


- Vững chải.
Trên đây chỉ là một vài gợi ý, tôi yêu cầu học sinh tiếp tục bổ sung thêm nhiều từ
ngữ và hình ảnh so sánh, nhân hóa hay hơn nữa để vận dụng vào tả gốc cây của mình.
Bài tập: Viết câu tả gốc cây xà cừ.
- Nhận xét gốc của cây này? (Kích thước lớn)
- Ngoài đặc điểm về kích thước, gốc cây này còn có đặc điểm nào nữa? (gốc
cây có những u cục nổi lên và quanh gốc người ta quét một lớp vôi trắng)
Qua việc quan sát những đặc điểm trên có học sinh lớp tôi đã viết được câu
văn tả gốc cây xà cừ như sau:
- Gốc cây to bành, xù xì được ai đó khoác lên mình chiếc áo vôi trắng đục như
một khối đá lớn.
c) Tả rễ

Muốn viết được bài văn tả cây cối hay thì trong bài làm của mình nếu các em
thấy bộ rễ của cây nổi hẳn lên trên mặt đất hay những cây có rễ mọc ra từ thân thì
các em cần miêu tả nó.
Bộ rễ của mỗi loại cây lại khác nhau nên không nhất thiết phải miêu tả tất cả
các đặc điểm của nó mà chỉ lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất như về hình
dạng, màu sắc hay kích thước.
Ví dụ: Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con
rắn hổ mang giận dữ. (Cây đa quê hương - Nguyễn Khắc Viện).
Các em thấy rễ cây đa ở trên không được tác giả miêu tả về màu sắc hay kích thước
mà ông lại tập trung vào miêu tả hình thù của nó khi nổi lên mặt đất. Ông ví chúng như
những con rắn hổ mang giận dữ. Hay có bạn lại miêu tả rễ của cây si như sau:
- Chùm rễ lòa xòa từ trên cao rũ xuống, rung rung trong gió.
Qua hai ví dụ này các em thấy rễ cây thường được miêu tả ở những đặc điểm
nào? Và từ ngữ nào thường được dùng để tả các đặc điểm ấy ? Bài làm của học
sinh như sau:
Hình dạng của rễ
Trạng thái
- Những hình thù quái lạ. - Lòa xòa từ trên cao rũ xuống.
- Như những con rắn hổ - Rung rung trước gió.
mạng giận dữ.

Đặc điểm khác

Trong bảng này ta nhận thấy những khía cạnh thường dùng tả rễ là hình dạng,
trạng thái và các đặc điểm khác.
Ngoài những từ ngữ như trên tôi yêu cầu học sinh tự hoàn thiện thêm các từ ngữ
để mở rộng bảng vốn từ tả rễ cây, giúp các em tự tin viết được những câu tả rễ hay
thay cho những câu ngắn ngủn như: "Rễ cây có màu nâu đậm", "Cây có bộ rễ to".
Ví dụ:
Hình dạng của rễ

Trạng thái
Đặc điểm khác

17


- Những hình thù quái
lạ.
- Như những con rắn
hổ mạng giận dữ.
- Như bầy trăn khổng
lồ tỏa về các hướng.

- Lòa xòa từ trên cao rũ xuống.
- Rung rung trước gió.
- Đâm ra tua tủa, đâm thẳng
hay đâm xiên ...
- Nổi lên mặt đất hay chìm
sâu xuống.

- To bằng cổ tay, cổ
chân.
- To bằng chiếc đũa.
- Màu nâu sẫm, nâu
đen...
- Đen đúa hay đen sám.

Tôi lưu ý học sinh: Không phải loài cây nào cũng có rễ nổi lên mặt đất để
có thể dễ dàng quan sát như cây đa, cây si, cây bàng mà có những cây rễ ăn sâu
xuống lòng đất không thể quan sát được, nên khi tả những cây như vậy thì các em

không cần đi quá chi tiết về rễ cây.
d) Tả lá
Cũng giống như thân, cành, gốc, rễ, khi tả lá chúng ta cũng cần tả về màu sắc,
hình dạng, kích thước hay âm thanh của lá.
Ví dụ:
- Màu sắc: xanh đậm, xanh ngọc, xanh cốm, thậm chí có cả lá đỏ rực, vàng tươi.
- Hình dạng: mỗi chiếc lá lại có một hình dạng riêng: thon dài, tròn trịa, giống
vầng mặt trời xanh, giống ngôi sao xanh, giống bông hoa xanh, ...
- Kích thước: có loại nhỏ xíu như giọt nắng xanh, có loại to bằng bàn tay, thậm
chí có những chiếc lá "khổng lồ như chiếc mâm xanh", có loại dày dặn, có loại lại
mỏng tang. Ngoài ra để tả lá được sinh động và hấp dẫn thì cần tả thêm âm thanh
của nó như: Xào xạc, lào xào, rì rào, lao xao.
Lưu ý: Khi tả âm thanh nên kết hợp với biện pháp so sánh, nhân hóa để câu
văn hay nhất và cuốn hút nhất.
Ví dụ: Lá cây xào xạc như đang trò chuyện/ như đang hát ca/ như đang gọi
nhau trong nắng sớm/ hay như đang thủ thỉ tâm tình với nhau, ...
Cụ thể, tôi hướng dẫn học sinh hình thành cho mình những từ ngữ tả lá theo bảng sau:
Màu sắc

Kích thước

Hình dạng
của lá

Âm thanh
của lá

Đặc điểm
khác


- Xanh non mỡ - Nhỏ xinh, bé - Như những - Lào xào, Nhẵn
màng, xanh ngọc bỏng, nhỏ xíu. ngôi sao xanh xào xạc.
nhụi, nhẵn
bích, xanh ngọc - To bằng bàn - Như một thứ - Rì rào theo mịn, nhẵn
thạch, xanh sẫm, tay.
lụa xanh màu nhiều cung bóng,
xanh rì, xanh rờn, ... - Thon dài, ngọc thạch.
bậc
khác nhẵn như
- Vàng xuộm, vàng thon thon.
- Như vầng nhau.
gương.
như màu nắng mùa - Dày dặn, mặt trời xanh - Rào lên như - Thô ráp,
thu
mỏng
tang, đang tỏa sáng. tiếng sóng vỗ xù xì,...
- Đỏ đun, đỏ rực, mỏng dính.
vào bờ cát, ...
đỏ lộng lẫy, ...
Ngoài ra tôi còn khuyến khích các em có thể tìm thêm nhiều từ tả lá cây để phát
triển vốn từ của mình và viết câu dễ dàng hơn thay vì những câu cụt ngủn như: "Lá cây
18


có màu xanh" hay "Lá cây rất bé". Nếu các em chỉ tả một đặc điểm của lá thì chúng ta
nên dùng nhiều từ ngữ để gợi tả đặc điểm ấy và kết hợp với so sánh, nhân hóa.
Ví dụ:
- Câu tả màu sắc của lá: "Dưới ánh nắng, lá bàng ngời lên màu xanh ngọc."
- Tả âm thanh của lá: "Những cây bạch đàn lúc nào cũng không ngớt tiếng xào
xạc như đang thầm thì hát ca cùng gió."

- Bên cạnh việc viết câu văn tả một đặc điểm của lá các em cũng có thể viết
câu văn tả nhiều đặc điểm của lá cây.
Ví dụ:
+ Câu văn vừa tả hình dạng, vừa tả trạng thái của lá: "Lá cọ tròn xòe ra nhiều
phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt
trời mới mọc" - (Rừng cọ quê tôi - Nguyễn Thái Vân)
+ Vừa tả hình dạng, vừa tả kích thước: "Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như
đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh" - (Ngô Quân Miện)
+ Có tác giả lại tả màu sắc, kích thước kết hợp với việc so sánh như: "Những lá
xưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch" (Ngô Quân Miện)
Ngoài ra chúng ta cũng có thể tả lá từ khi còn non đến lúc đã già: Lá ở những
thời điểm khác nhau lại có hình dạng, màu sắc, kích thước khác nhau. Như nhà
văn Đoàn Giỏi đã tả lá bàng theo từng giai đoạn phát triển của nó trong bốn mùa:
"Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân lá bàng mới nảy
trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ
còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến
những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng
mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. năm nào tôi cũng
chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng bày lên bàn viết. bạn có biết nó
gợi lên chất liệu gì không ? Chất sơn mài" (Đoàn Giỏi).
Sau khi học sinh nắm được các khía cạnh và từ ngữ thường dùng để tả lá tôi
đưa ra bài tập sau: Viết câu tả lá của cây hoa giấy.
Tôi gợi ý:
- Màu sắc, hình dạng của lá cây hoa giấy có gì đặc biệt ? (Lá cây có màu
xanh ngọc, hình trái tim).
Từ đó học sinh có thể viết được câu văn tả lá hoa giấy như sau:
"Mỗi chiếc lá trông giống như một trái tim màu xanh ngọc dịu dàng".
Tóm lại, muốn viết được bài văn miêu tả cây cối hay các em cần bồi đắp cho
mình vốn từ ngữ phong phú và biết cách tả các bộ phận của cây.
Như vậy càng biết thêm nhiều khía cạnh tả lá và càng có vốn từ phong phú các

em càng dễ viết được những câu văn tả lá hay. Vì vậy, nên cho học sinh mở rộng
vốn từ tả lá và tập viết nhiều câu tả lá. Khi các em viết càng nhiều thì chúng ta sẽ
thấy việc viết văn cũng như việc diễn đạt dễ dàng hơn rất nhiều.
Ngoài ra, để phân biệt giữa các loài cây với nhau các em cần nắm được một số
bộ phận nổi bật của nó để tả. Ví dụ: Tả cây ăn quả ta cần lưu ý thêm về những chùm
quả trĩu trịt, chín mọng, ... Khi tả cây hoa lại phải đặc biệt chú ý đến những bông
hoa, cành hoa, hương hoa. Riêng cây bóng mát ta cần tả trọng tâm của nó là vòm lá
và tán lá.
Biện pháp 7. Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài tập làm văn:
19


Người giáo viên cần hiểu rõ mục tiêu của tiết trả bài để thực hiện một cách
nghiêm túc, kĩ lưỡng, tránh làm “lấy lệ”, không thể qua loa, đại khái. Muốn làm
được như vậy, theo tôi cần phải tiến hành theo các bước sau:
a) Chuẩn bị:
- Chấm bài thật kĩ, thấy rõ ưu, nhược điểm của từng bài viết; chữa lỗi tiêu
biểu cần khắc phục ngay cho các em.
- Ghi lại các lỗi của học sinh theo từng loại: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt
câu, lỗi diễn đ ạ t , . . G h i lại các từ, câu, đoạn văn hay.
- Thống kê và phân loại bài theo mức độ: hoàn thành tốt, hoàn thành, cần cố
gắng. Nhận xét chung về ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh.
b) Trong giờ trả bài:
Đây là tiết học thực hiện nhóm bài tập kiểm tra điều chỉnh. Giáo viên yêu
cầu học sinh đọc lại đoạn đã viết, tự kiểm tra đối chiếu với mục đích yêu cầu đặt
ra lúc đầu để tự đánh giá, sửa chữa bài viết của mình. Giáo viên cần hướng dẫn
học sinh xem xét cả nội dung và hình thức diễn đạt. Có thể phải cho học sinh
luyện viết lại đoạn, bài.
- Tiến hành đúng như quy trình đã hướng dẫn (Linh hoạt về thời gian thực
hiện các bước, hình thức tổ chức sửa lỗi như thảo luận nhóm, tuỳ theo kết quả bài

viết của học sinh).
- Lưu ý: Học sinh phải thấy được lỗi trong bài văn của mình và của bạn; sửa
được lỗi đó và ghi nhớ nó; hiểu rõ và có nhu cầu học hỏi những từ, câu, đoạn văn
hay, giàu hình ảnh và sức gợi tả. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Trước khi cho học sinh
học hỏi những từ, câu, đoạn văn hay cần lưu ý cho các em đọc lên (thành tiếng và
đọc thầm) một cách diễn cảm thì tất cả các em mới cảm nhận được sự thú vị của cái
hay đó.
Tuy nhiên, ta cũng không nên đòi hỏi quá cao ở học sinh. Tuỳ vào đối tượng
học sinh mà đặt ra các em sửa lỗi hay học từ, câu, đoạn hay ở mức độ nào. Giáo
viên cần kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội, kịp thời ghi nhận những tiến bộ của
học sinh dù là nhỏ nhất.
Do vậy, khi học sinh biết viết văn miêu tả và viết được hay là khi các em đã
bước đầu hiểu được đặc điểm của văn miêu tả, biết cách quan sát đối tượng, tích
luỹ được vốn từ miêu tả nhất định, biết xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết
bài; cách diễn đạt và xây dựng bố cục bài văn; biết cách tưởng tượng và sử dụng
các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn; được sửa lỗi kĩ lưỡng sau
mỗi bài viết. Từ đó, các em viết bài dễ dàng hơn, thích thú hơn, có cảm xúc hơn,
chất lượng bài viết được nâng cao.
Biện pháp 8. Thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp và giáo dục bảo
vệ môi trường
Dạy văn miêu tả đòi hỏi sự nhiệt huyết của giáo viên rất cao thì mới thấy
được sự tiến bộ của học sinh, mới khơi gợi được ở các em niềm say mê, thích thú.
Các em không chỉ viết tốt bài theo đề giáo viên yêu cầu mà còn có nhu cầu miêu tả
những đối tượng yêu thích khác. Không chỉ trong tiết TLV mới dạy học sinh học
viết văn, ta còn hướng dẫn các em trong các tiết học khác của môn Tiếng Việt như
dạy các em cảm thụ trong giờ Tập đọc, dạy dùng từ, đặt câu trong tiết LTVC, kích
thích nhu cầu miêu tả một đồ vật nào đó trong khi tiếp xúc trò chuyện, hay các giờ
20



ngoại khoá. Trong một lần hướng dẫn các em xếp hàng vào lớp, bất chợt tôi nhìn
thấy cây bằng lăng giữa sân trường ở bông hoa đầu tiên. Tôi hỏi các em:
- Sân trường hôm nay có điều gì vừa mới, vừa lạ và rất đẹp? Các em quan
sát nhanh và đều nhận thấy điều tôi muốn hỏi.
- Bông hoa ấy đẹp như thế nào và cho em cảm xúc gì? Các em rất hào hứng
nói lên suy nghĩ của mình.
Tôi giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh bằng cách hỏi các em như sau:
- Bông hoa đẹp thế kia, em có nên ngắt để tặng một người em yêu quý
không? Vì sao?
Như vậy, trong một thời điểm ngắn, tôi đã đạt được nhiều mục đích: Các em
xếp hàng nhanh mà không căng thẳng; kích thích các em phát triển khả năng quan
sát, nhận xét tinh tế, khả năng dùng ngôn ngữ để diễn đạt... Trong khoảng thời
gian sau đó, tôi tin rằng nhiều em còn suy nghĩ và vận dụng vốn từ của mình để tả
về bông hoa đó theo cảm nhận riêng.
Bên cạnh đó, cần dạy học tích hợp với các môn học khác làm giàu vốn sống,
vốn hiểu biết của các em. VD: Thông qua học về chủ đề “ Thực vật ” của môn Khoa
học, học sinh có thêm hiểu biết về đặc điểm một số loài thực vật, hiểu được cách
chăm sóc và ích lợi của chúng. Vì vậy, khi làm bài văn miêu tả cây cối, các em sẽ tả
cặn kẽ, sinh động và thể hiện tình cảm của mình một cách chân thật hơn.
Biện pháp 9. Khen ngợi, động viên kịp thời
Để kích thích học sinh học tập nói chung, học văn miêu tảnói riêng giáo
viên hãy dành cho các em những lời khen thích đáng. Các em sẽ phấn khởi, tự tin
hơn và phát huy được khả năng tiềm tàng của bản thân, từ đó loại bỏ được những
lo âu, tự ti cố hữu.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng tương đối thành công khi
dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4C do tôi chủ nhiệm.
4. Kết quả của việc thực hiện các biện pháp:
Sau khi thực hiện các biện pháp trên, giữa kì II năm học 2018 - 2019 tôi khảo
sát 25 học sinh lớp 4C cũng với đề bài: "Em hãy tả một cây có bóng mát (hoặc cây
ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích" và thu được kết quả như sau:

Bảng 2: Kết quả khảo sát giữa kì II năm học 2018 - 2019:
Sĩ số HS
25

Điểm
9-10
SL
TL
10
40%

Điểm
7- 8
SL
TL
13
52%

Điểm
5- 6
SL
TL
2
8%

Điểm
dưới 5
SL
TL
0

0%

Như vậy, qua khảo sát chất lượng cuối năm học 2018 - 2019 đối chứng với kết
quả khảo sát cuối năm học 2017 - 2018, tôi thấy đa số học sinh đều tiến bộ: Các
em bắt đầu có hứng thú và đam mê với phân môn Tập làm văn. Giờ học diễn ra
nhẹ nhàng, sinh động hơn. Các em chủ động, tự giác trong việc hình thành kiến
thức. Bài viết giàu cảm xúc hơn và đặc biệt là các em có thể tả được bất cứ một
loài cây nào mà mình được quan sát. Các em biết trình bày bài đúng bố cục, viết
câu đúng và hay hơn, dùng từ có hình ảnh và có sự liên tưởng độc đáo, thú vị. Có
đoạn mở bài tự nhiên, ấn tượng. Có đoạn kết bài với những câu văn sinh động và
21


cảm xúc chân thực nhưng để lại dư âm sâu lắng trong lòng người đọc. Vì thế, số
bài làm tốt nâng lên rõ rệt. Điều đó, chứng tỏ những biện pháp mà tôi áp dụng cho
bản thân và đồng nghiệp trong trường đã thực sự góp phần "Nâng cao chất lượng
viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4".
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm trong dạy Tập làm văn dạng bài
miêu tả cây cối, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên phải nắm chắc mục tiêu môn học, bài học.
- Giáo viên phải tích cực tìm tòi, trau dồi kiến thức và trình độ hiểu biết của bản thân.
- Linh hoạt trong phương pháp giảng dạy.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
- Luôn thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học.
- Luôn kiểm tra, đánh giá mức độ và kịp thời ghi nhận sự tiến bộ của học sinh.
- Chuyển sự đánh giá kết quả học tập của giáo viên thành kĩ năng tự đánh giá
của học sinh.
Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy viết văn miêu tả cây cối cho

học sinh lớp 4 là nguồn động viên rất lớn đối với tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này
tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm học sau với mong
muốn lớn nhất là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu học.
2. Kiến nghị:
a) Với tổ chuyên môn và nhà trường:
- Tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn (Tăng cường dự giờ, trao
đổi kinh nghiệm,....), bổ sung và tăng cường sử dụng các tài liệu tham khảo về dạy
văn ở Tiểu học.
- Về phía Nhà trường: Tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để đề tài được áp
dụng có hiệu quả trong việc dạy học hiện nay của trường.
b) Với Phòng giáo dục:
- Đối với những sáng kiến của các đồng chí giáo viên trong ngành có giá trị áp
dụng trong giảng dạy Phòng giáo dục cần in thành tập san để các trường học tập
những kinh nghiệm quý báu.
- Có sự khuyến khích động viên đối với những giáo viên có những sáng kiến
kinh nghiệm hay.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc “Nâng cao chất
lượng viết văn tả cây cối cho học sinh lớp 4”. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi
mong đươc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của cấp trên và các bạn đồng
nghiệp để đề tài này được hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn, đồng thời được áp
dụng rộng rãi trong việc Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 17 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

22


23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt Lớp 4 hiện hành.
2. “Phạm Thị Thu Hà. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 4 tập 1, 2”. Nhà xuất bản
Hà Nội.
3. “Đặng Mạnh Thường. Luyện Tập làm văn 4”. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm
2008.
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 4 theo chương trình tiểu học mới. Bộ Giáo
dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên Tiểu học.
5. “ Tiếng Việt nâng cao 4 của Giáo sư tiến sỹ Lê Phương Nga (chủ biên)”. Nhà
xuất bản Giáo dục. Tái bản lần thứ bảy.
6. “Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 4 của Lê Hữu Thỉnh (chủ biên)”. Nhà xuất bản
Giáo dục.
7. “ Một số bài Tập làm văn chọn lọc lớp 4 của Trần Mạnh Hưởng (chủ biên)”.
Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2005.
8. Tạp chí giáo dục Tiểu học.
9. Mạng Giáo dục.

24


PHỤ LỤC
Một số bài làm của học sinh lớp tôi trong các tiết học

25



×