Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho học sinh lớp 4a trường tiểu học định hưng yên định thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.2 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1
Lý do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2


Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu.
3
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
Thực trạng của vấn đề
4
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
Giáo viên tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp và phân loại
6
học sinh theo tiêu chí chữ viết.
Giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy
6
học môn Tiếng Việt.
Giúp học sinh nắm vững kiến thức Tiếng Việt ( hiểu nghĩa
7
từ, cấu tạo tiếng, ghi nhớ luật chính tả để viết đúng).
Luyện cho học sinh phát âm chuẩn ( nói tiếng phổ thông)
10
trong các môn học và ở mọi tình huống giao tiếp
Rèn luyện cho học sinh tính khoa học, tính cẩn thận, tính
11
thẩm mĩ.
Phối hợp linh hoạt một số biện pháp khác.
12
Hiệu quả của sáng kiến

13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
Kết luận
15
Kiến nghị
15

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn học Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ quan trọng, trau dồi
ngôn ngữ cho học sinh, trang bị cho học sinh những tri thức Việt ngữ học và
quy tắc sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp.
Trong các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, chính tả là một trong những
phân môn có vai trò quan trọng, bởi đây là phân môn hình thành, rèn luyện và
phát triển kỹ năng viết. Rèn chữ viết chính tả cung cấp cho học sinh biết quy tắc
chính tả và thói quen viết chữ ghi âm Tiếng Việt đúng và chuẩn. Nắm vững
chính tả, học sinh mới có thể nói được, viết được, nói hay, viết hay… góp phần
giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt- thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc
ta.
Sự thống nhất chính tả thể hiện tính thống nhất của một ngôn ngữ. Chính
tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị trở ngại giữa
các địa phương, cũng như giữa các thế hệ với nhau. Giải quyết lỗi chính tả trong
nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần hoàn thành mục
tiêu giáo dục đề ra.
Trên thực tế, hiện tượng viết sai chính tả là khá phổ biến ở học sinh lớp 4.
Mặc dù những qui tắc, qui ước về Chính tả đã được thống nhất theo ngữ pháp

chung. Nhưng việc “viết đúng Chính tả” trong học sinh hiện nay nói chung vẫn
còn nhiều khó khăn, tồn tại do có rất nhiều tiếng, từ không thể phân biệt chính tả
theo quy tắc. Ngoài việc do học sinh chưa phân biệt được sự khác nhau trên cơ
sở phát âm thì trong Tiếng Việt lại có rất nhiều tiếng mà khi phát âm có sự tương
đồng rất khó phân biệt như hiện tượng các tiếng có phụ âm đầu là d/gi. Chính vì
thế mà học sinh viết sai chính tả tương đối phổ biến và đã ảnh hưởng không tốt
đến khả năng cảm thụ Tiếng Việt của học sinh. Chưa nói đến hiện tượng không
đồng nhất trong phát âm giữa các vùng, miền là khá phổ biến.
Chính vì vậy, học sinh hiện nay mắc lỗi chính tả rất nhiều. Điều này
ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt nói chung cũng
như các môn học khác. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy thực tế, tôi đã tìm
hiểu nguyên nhân và đưa ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, đẹp
cho học sinh lớp 4A trường Tiểu học Định Hưng - Yên Định - Thanh
Hóa”, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu phương pháp đặc trưng của phân môn chính tả, hiểu được
nguyên nhân học sinh hay viết sai lỗi chính tả thường gặp, giúp học sinh ghi nhớ
mẹo luật chính tả…Từ đó giúp học sinh viết đúng, viết đẹp theo mẫu quy định
và nâng cao chất lượng viết chính tả nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng chữ viết và những lỗi sai chính tả của học sinh
lớp 4A trường Tiểu học Định Hưng - Yên Định - Thanh Hóa.
2


- Nghiên cứu về nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng của
phân môn chính tả lớp 4.
- Tổng kết các giải pháp dạy chính tả lớp 4 trường Tiểu học Định Hưng
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh.

2. Phương pháp thống kê, phân tích.
3. Phương pháp thực nghiệm.
4. Phương pháp đối chiếu và so sánh kết quả sau khi vận dụng các biện
pháp trên.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tiếng Việt là ngôn ngữ chung thống nhất trên toàn đất nước Việt Nam,
nhưng mỗi vùng đều có sự khác biệt nhiều cách phát âm của từng địa phương
khác nhau, dẫn đến tình trạng viết sai chính tả do phát âm. Con người không chỉ
giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Chính vì vậy,
yêu cầu đặt ra trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là làm sao phải đảm bảo
được người đọc hiểu đúng hoàn toàn ý nghĩa, nội dung trong văn bản của người
viết. Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt
hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác ở nhà trường. Để đạt được
yêu cầu này trên lĩnh vực chữ viết phải được thể hiện một cách thống nhất trên
từng con chữ, từng âm tiết Tiếng Việt.
Về cơ bản chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, mỗi âm vị được ghi
bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết chính tả Tiếng Việt
là thống nhất với nhau. Bởi theo nghĩa gốc thì “chính tả” tức là “ phép viết
đúng” hay “ lối viết hợp với chuẩn”.
Qua các bài viết chính tả, rèn luyện cho học sinh “ có tính kỉ luật, tính
cẩn thận và óc thẩm mĩ”. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý Tiếng
Việt, chữ viết, cách biểu thị tình cảm được thể hiện trong việc viết đúng chính tả.
Xuất phát từ tính chất và tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả như
thế nên phân môn chính tả đã được đưa vào chương trình giảng dạy của trường
phổ thông. Cụ thể , phân môn chính tả đã được giảng dạy ở tất cả các lớp trong

bậc học tiểu học (trừ học kì I của chương trình lớp 1 là chưa dạy) với nhiều hình
thức chính tả khác nhau: Từ chính tả nhìn để chép (ở cuối lớp 1 và đầu lớp 2) rồi
đến chính tả nghe - viết, chính tả nhớ - viết. Với những hình thức chính tả này
giúp học sinh có thể hiểu về quy tắc chính tả để viết đúng chính tả. Tuy việc viết
đúng chính tả là quan trọng và cần thiết như vậy nhưng thực tế việc dạy và học
chính tả ở tất cả các lớp trong bậc học Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4
trường Tiểu học Định Hưng nói riêng vẫn còn mắc nhiều lỗi khi viết chính tả.
Đây là nhiệm vụ của người học sinh cần phải rèn luyện chữ viết sao cho đúng
“chính tả” và cũng là trách nhiệm đặc biệt quan trọng của tập thể giáo viên
trường Tiểu học Định Hưng nói chung cũng như cá nhân tôi là một giáo viên
trực tiếp giảng dạy lớp 4 nói riêng.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng
Hiện nay chất lượng chữ viết của học sinh còn sai nhiều lỗi chính tả. Vấn
đề này có thể do nhiều nguyên nhân, tôi xin nêu ra một số nguyên nhân như sau:
- Giáo viên chưa tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp và phân loại học
sinh theo tiêu chí chữ viết để có biện pháp bồi dưỡng, uốn nắn theo đúng đối
tượng mà đang còn thiên về dạy đồng loạt.
- Giáo viên chưa nắm vững mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học
môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn chính tả.
4


- Do học sinh bị ảnh hưởng bởi phương ngữ (chưa nói chuẩn theo tiếng
phổ thông) Ví dụ: chân các em viết thành chưn. Hơn nữa, khả năng ghi nhớ luật
chính tả của học sinh còn chưa sâu nên rất lúng túng trong việc viết chính tả. Ví
dụ: ngành nghề viết thành ngành ngề. Mặt khác, do các em nắm kiến thức về
chính âm chưa tốt. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: Điều kiện gia
đình các em đa số làm nông nghiệp, bố mẹ suốt ngày bận rộn với công việc, ít
có thời gian dạy dỗ con cái, góc học tập gần như không có. Phần nữa là ý thức

học tập của các em còn hạn chế, không đồng bộ…
- Giáo viên chưa luyện cho học sinh phát âm chuẩn, viết đúng chính tả
trong tất cả các môn học ví dụ vẫn còn nhiều giáo viên nói tiếng địa phương
như: nói ngã ngửa thành ngả ngửa hoặc rực rỡ thành dực dở.
- Học sinh chưa có tính cẩn thận, còn hay viết cẩu thả, viết nhanh, viết
ngoáy, trình bày chưa khoa học bài chính tả. Ví dụ: Các em chưa viết đúng độ
cao, độ rộng, khoảng cách các con chữ; viết dấu thanh quá to và vị trí dấu thanh
chưa đúng hay chưa chú ý trình bày bài đặc biệt là các dạng bài thơ.
- Giáo viên chưa kết hợp linh hoạt một số biện pháp như: Tăng cường
khâu nhận xét, chữa bài, đánh giá đúng chất lượng học sinh, tạo hứng thú thi đua
trong học tập; Kết hợp với phụ huynh, đồng nghiệp để phối hợp rèn luyện cho
học sinh viết đúng chính tả.
2.2.2. Kết quả của thực trạng:
Từ những thực trạng trên, ngay sau khi nhận lớp, tôi đã tổ chức khảo sát,
đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh lớp 4A vào tuần đầu năm và tôi đã thu
được kết quả như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT BÀI VIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 4A.
(Sĩ số lớp 32 em)
Bảng 1
- Các em thường sai một số lỗi chính tả phổ biến như sau:
Lỗi về
phụ âm
SL
%
10 31,2

Lỗi về vần

Lỗi về dấu
thanh


SL
6

SL
7

%
18,7

%
21,8

Lỗi về cỡ
chữ, thế chữ
SL
5

%
15,6

Lỗi về cách
trình bày
SL
6

%
18,7

- Chính vì vậy kết quả xếp loại rất thấp:

STT
1
2
3

Xếp loại
Loại A
Loại B
Loại C

SL
20
9
3

Tỉ lệ %
62,5
28,1
9,4

5


Bản thân tôi rất băn khoăn trước kết quả trên. Quan tâm đến chữ viết của
học sinh giúp các em viết đúng, viết đẹp là một việc làm hết sức cần thiết của
mỗi giáo viên đứng lớp nói riêng. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa ra:
“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho học sinh lớp 4A trường
Tiểu học Định Hưng – Yên Định – Thanh Hóa ”
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Đối chiếu với chuẩn kiến thức và kĩ năng của phân môn chính tả lớp 4,

với nhiện vụ năm học của ngành, của nhà trường và tình hình thực tế chất lượng
chữ viết của học sinh lớp 4A như đã nêu ở trên, để giúp học sinh ở lớp 4 trường
Tiểu học Định Hưng - Yên Định - Thanh Hóa viết đúng, đẹp thì cần phải áp
dụng một số biện pháp sau:
2.3.1: Giáo viên tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp và phân loại học
sinh theo tiêu chí chữ viết.
Tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp và phân loại học sinh là một việc làm
tiên quyết, quan trọng không thể thiếu đối với bất cứ người giáo viên chủ nhiệm
nào khi bắt đầu nhận lớp. Thông qua việc tìm hiểu, tôi nắm bắt được hoàn cảnh,
tâm sinh lí của từng em, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp với từng đối tượng.
Từ việc phân loại học sinh, tôi sắp xếp em viết chữ chưa đẹp ngồi cạnh
em viết chữ đẹp. Tôi đưa ra quy định cần có như vở, bút…Ngoài ra, tôi quan
tâm đến từng đối tượng nhất là những em mắc nhiều lỗi chính tả và phân ra từng
nhóm đối tượng cụ thể như; nhóm hay mắc lỗi về phụ âm; nhóm hay mắc lỗi về
vần, nhóm hay mắc lỗi về dấu thanh, nhóm hay mắc lỗi về cỡ chữ, thế chữ,
nhóm hay mắc lỗi về cách trình bày. Khi tôi đã phân chia được các nhóm đối
tượng cụ thể như vậy tùy bài cụ thể mà tôi chú trọng cho từng nhóm đối tượng
qua từng tiết cụ thể.
Với cách làm như vậy tôi đã tạo cho các em cách thi đua để viết đúng và
trình bày bài đẹp như bạn. Mặt khác với cách phân loại như vậy tôi có điều kiện
uốn nắn và sửa lỗi cho các em một cách cụ thể đồng thời giúp các em hệ thống
được từng lỗi sai và cách sửa của từng lỗi đó một cách vững chắc.
2.3.2: Giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học
môn Tiếng Việt.
Không những khi dạy chính tả mới đòi hỏi giáo viên nắm vững nội dung
chương trình mà bất cứ dạy môn gì, rèn kĩ năng nào, người giáo viên cũng cần
tìm hiểu thật kĩ thì mới nắm chắc nội dung cần dạy và sẽ dạy như thế nào để đạt
được kết quả tốt nhất.
Có nắm vững được nội dung sẽ dạy, đang dạy mới xâu chuỗi được các
vấn đề các nội dung đang dạy vào các mối quan hệ với kiến thức được sắp xếp

trước và sau nó. Qua đó có thể đánh giá được mức độ hoàn thành những kiến
thức và kĩ năng của môn học cũng như các năng lực, phẩm chất của học sinh.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành cho học sinh 4 kĩ
năng: nghe, nói, đọc, viết. Chính vì thế tôi luôn tâm niệm rằng: Có thầy giỏi thì
6


mới có trò giỏi. Để giúp học sinh viết đúng chính tả thì trước hết đòi hỏi người
giáo viên phải nắm vững kiến thức về Tiếng Việt, mục tiêu, nội dung, phương
pháp dạy học môn Tiếng Việt. Vì chỉ khi hiểu rõ được bản chất của chính tả,
chính âm, ngữ nghĩa Tiếng Việt thì người giáo viên mới lựa chọn được phương
pháp dạy học phù hợp, tìm tòi con đường tối ưu nhất để giúp học sinh tiếp cận
kiến thức một cách dễ dàng nhất, hứng thú nhất. Hơn thế nữa, ở mỗi bài học tôi
luôn xác định kiến thức trọng tâm học sinh cần đạt là gì, đặt ra các tình huống sư
phạm và cách giải quyết, hình thức tổ chức ra sao. Ngoài việc trao đổi học tập
kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi còn tự học, tự bồi dưỡng qua sách báo, các tài
liệu tham khảo, cập nhật những kiến thức và thông tin bổ ích nhằm tăng thêm
hiểu biết của bản thân. Vì vậy, để giúp học sinh viết đúng chính tả thì việc nắm
vững mục tiêu, nội dung, kiến thức, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt là vô
cùng quan trọng và cần thiết đối với người giáo viên Tiểu học.
2.3.3: Giúp học sinh nắm vững kiến thức Tiếng Việt (hiểu nghĩa từ,
cấu tạo tiếng, ghi nhớ luật chính tả để viết đúng).
Trước hết, tôi nghiên cứu tìm tòi để lựa chọn phương pháp tối ưu và hình
thức tổ chức dạy học phong phú, phù hợp với nội dung và đối tượng. Để giúp
học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt, viết đúng chính tả, tôi luyện
cho các em phân biệt chính tả bằng phương pháp phân tích so sánh cấu tạo tiếng;
hiểu nghĩa của từ; ghi nhớ một số mẹo luật chính tả; vận dụng bằng các bài tập
chính tả. Cụ thể như sau:
2.3.3.1: Phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh cấu tạo tiếng:
Với loại bài tập này, tôi áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so

sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, phát hiện những điểm khác nhau để học sinh
lưu ý và ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết chữ ghi tiếng “thiêu” học sinh dễ lẫn lộn với chữ ghi
tiếng “thêu” hoặc“ thiu”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo các
tiếng này:
- thiêu = th + iêu+ thanh ngang
- thêu = th + êu + thanh ngang
- thiu = th + iu + thanh ngang
So sánh để thấy ba tiếng trên khác nhau về vần:
+ Tiếng “thiêu” có vần “iêu”- âm chính “iê”.
+ Tiếng “thêu” có vần “êu”- âm chính “ê”.
+ Tiếng “thiu” có vần “iu”- âm chính “i”.
Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai.
2.3.3.2: Phân biệt bằng nghĩa của từ:
Một biện pháp khác để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giúp
học sinh hiểu nghĩa chính xác của từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực
hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu…Nhưng trong tiết Chính tả, việc giải
nghĩa từ để học sinh phân biệt chính tả cũng là một biện pháp tích cực.
7


Ví dụ: Phân biệt truyện và chuyện (Chính tả Tuần 24)): Tôi đã giúp
học sinh hiểu nghĩa của hai từ này như sau:
Truyện: là một tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn
biến sự việc, được sáng tác và rút ra được cốt truyện.
Chuyện: là một sự việc được nhắc lại, nói lại, nói đến.
Sau khi học sinh đã hiểu nghĩa của hai từ trên, các em vận dụng làm
bài tập:
Điền truyện hay chuyện vào chỗ chấm:
Kể ... phải trung thành với ... , phải kể đúng các tình tiết của câu ... ,

các nhân vật có trong .... Đừng biến giờ kể ... thành giờ đọc ....
Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ
thể để gợi lại nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ.
2.3.3.3: Ghi nhớ một số mẹo luật chính tả:
Một số hiện tượng chính tả mang tính quy luật đối với hàng loạt từ có
thể giúp cho học sinh khắc phục lỗi chính tả một cách rất hữu hiệu. Ngay từ
lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: các âm đầu k,
gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê.
Luật bổng - trầm: Qui luật về dấu hỏi, ngã trong các từ láy (mát mẻ,
vui vẻ, sạch sẽ...) Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của 2 yếu tố
ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Để nhớ
được 2 nhóm này, giáo viên chỉ cần dạy cho học sinh thuộc nguyên tắc :
Ngang- sắc = hỏi / Huyền- nặng = ngã
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh
huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng
trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc
ngược lại).
Ví dụ:

Ngang + hỏi: nhỏ nhoi, trẻ trung, vui vẻ…

Sắc + hỏi: mát mẻ, sắc sảo, vắng vẻ…

Hỏi + hỏi: thỏ thẻ, hổn hển, rủ rỉ…

Huyền + ngã: mỡ màng, lững lờ, vồn vã

Nặng + ngã: đẹp đẽ, mạnh mẽ, vật vã…

Ngã + ngã: dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo…

Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo
luật khác như:
+ Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và
tên con vật đều bắt đầu bằng ch, ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày,
chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng, choé,… chồn, chí, chuột, chó,
chuồn chuồn, châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa
vôi…
+ Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật
đều bắt đầu bằng s: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân,
8


sơn trà, sặt, sậy, sấu, sến, săng lẻ, sầu riêng, so đũa… sam, sán, sáo, sâu, sên,
sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô…
+ Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn:
Đa số từ chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc có vần ênh: Gập
ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, chệnh
choạng, lênh khênh, bấp bênh, công kênh…
Hầu hết các từ tận cùng là ng hoặc nh là từ gợi âm thanh ( từ tượng
thanh): oang oang, đùng đoàng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn
rảng, ùng oàng, quang quác, pằng pằng, eng éc, beng beng, chập cheng, leng
keng, lẻng kẻng, đùng đùng, thùng thùng, bình bịch, thình thịch, rập rình, xập
xình, huỳnh huỵch…
Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ gợi hình ( từ tượng hình): khuỷu
tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân.
2.3.3.4: Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả:
Giáo viên nên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác
nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc
sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút
ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ.

Ví dụ một số dạng bài tập như sau:
Dạng 1. Điền vào chỗ trống s hay x. (Tuần 2)
….anh ….anh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc bên bờ ….ông
Đứng bên này ….ông ….ao nhớ tiếc
….ao ….ót ….a như rụng bàn tay
Dạng 2.Tìm tiếng có vần iên hay uyên thích hợp với mỗi chỗ trống
dưới đây.(Tuần 4)
Chỉ có …………..mới hiểu
………… mênh mông nhường nào
Chỉ có ………… mới biết
………….. đi đâu về đâu.
Dạng 3. Sửa lại cho đúng chính tả các thành ngữ, tục ngữ sau: (Tuần
8)
- Quạ tắm thì dáo, xáo tắm thì mưa.
- Xông xâu chớ lội, đò đầy chớ qua.
Dạng 4. Điền vào chỗ trống r , d hay gi. (Tuần 15)
…..ây mơ ….ễ má
…..ấy trắng mực đen
…..eo ……ó gặt bão
…..ối …..ít tít mù
…...anh lam thắng cảnh
…..út …..ây động rừng
…..ương đông kích tây
Dạng 5. Điền vào chỗ trống các tiếng có phụ âm đầu tr hay ch.(Tuần
16)
Trận đấu ………kết
Vô tuyến ………….hình
9



Phá cỗ ………. thu
Văn học …………. miệng.
Dạng 6. Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh
đoạn văn sau: (Tuần 21)
Cây mai cao trên hai mét, (dáng, giáng, ráng) thanh, thân thẳng như thân
trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu (giần, dần, rần) thành một
(điểm, điễm) ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng
(giắn, rắn, dắn) chắc.
Dạng 7. Điền dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in nghiêng. (Tuần 24)
- Mơ hộp thịt ra chỉ thấy toàn thịt mơ.
- Nó cứ tranh cai, mà không lo cai tiến công việc.
- Anh không lo nghi ngơi. Anh phải nghi đến sức khỏe chứ!
Một số dạng bài tập chính tả vận dụng mà tôi mạnh dạn đưa ra đã giúp
các em củng cố và bổ sung kỹ năng nắm chắc quy tắc chính tả. Các em không
còn gặp khó khăn khi viết bài, hạn chế lỗi chính tả trong các môn học khác.
Ngoài ra, việc kiểm tra “viết đúng chính tả” của giáo viên đối với học
sinh không chỉ ở môn Chính tả mà cũng cần lưu ý nhắc nhở học sinh trong
tất cả các môn học khác trong chương trình, đặc biệt là phân môn Tập làm
văn. Việc này phải được tiến hành kiên trì và liên tục để giúp học sinh dần có
ý thức rèn kỹ năng “viết đúng” trong mọi tình huống.
2.3.4: Luyện cho học sinh phát âm chuẩn (nói tiếng phổ thông) trong
các môn học và ở mọi tình huống giao tiếp.
Để viết đúng chính tả thì học sinh không chỉ có kiến thức về ngữ nghĩa
Tiếng Việt mà kiến thức chính âm là vô cùng quan trọng. Bởi chính âm là các
chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt. Ngay từ khi lọt lòng, các em được tiếp xúc với cha mẹ, ông bà và mọi
người xung quanh nên chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi phương ngữ. Học sinh
thường phát âm không chuẩn dẫn đến viết sai lỗi chính tả. Ví dụ: “những” các
em thường phát âm “ nhửng”, “rụt rè” các em thường phát âm là “dụt dè” dẫn

đến viết là “dụt dè”…
Phát hiện những lỗi sai cơ bản trên, tôi luôn chú trọng luyện cho các em
phát âm chuẩn ở tất cả các môn học - đặc biệt là phân môn tập đọc. Tôi thường
đọc mẫu những từ các em dễ đọc sai rồi yêu cầu các em phát âm lại. Khi đã có
một vài em phát âm chuẩn, tôi cho em đó phát âm mẫu trước các bạn. Bởi có
câu: “Học thầy không tày học bạn”. Tôi luôn khuyến khích các em sửa sai cho
nhau cả trong khi học cũng như khi chơi. Tôi còn tạo không khí sôi nổi, phong
trào thi đua thông qua các hình thức ngoại khoá như thi đố vui, trò chơi ngôn
ngữ, luyện đọc ngoài giờ…
Ví dụ với các dạng bài sau:
Ví dụ 1.( Tuần 6) Thi tìm các từ:
a/ Chỉ khác nhau ở âm đầu s hoặc x
Mẫu: Nước sôi- Đĩa xôi
b/ Chỉ khác nhau ở âm chính i hoặc iê
Mẫu: Lòng tin- Nàng tiên
c/ Chỉ khác nhau thanh hỏi hoặc thanh ngã
Mẫu: Cái đĩa- Con đỉa
10


Ví dụ 2. (Tuần 5)
a/ Thi tìm các từ láy chứa tiếng có thanh hỏi.
Mẫu: lủng lẳng.
b/ Thi tìm các từ láy chứa tiếng có thanh ngã.
Mẫu: ngoan ngoãn.
Ví dụ 3. ( Tuần 12)
a/ Thi tìm các tính từ có 2 tiếng đều bắt đầu bằng l.
Mẫu: lạnh lùng.
b/ Thi tìm các tính từ có 2 tiếng đều bắt đầu bằng n.
Mẫu: nóng nực.

Tôi tổ chức trò chơi “Đối mặt”. Giáo viên nêu luật chơi đồng thời phân
tích mẫu. Giáo viên chia lớp thành hai nhóm lớn ngồi thành vòng tròn, thảo luận
tìm các từ theo yêu cầu trên. Sau đó mỗi nhóm cử 5 đại diện lên thi. Lần lượt
mỗi bên nêu một từ (bài 2, 3), cặp từ (bài 1) tìm được (không được lặp lại các từ
đã nêu). Nhóm nào không tìm được các từ theo yêu cầu thì nhóm đó thua cuộc.
Nhóm thắng cuộc sẽ được cả lớp tuyên dương và nhận một lá cờ tay để xếp thi
đua vào cuối tuần.
Kết quả là trò chơi vận động ngoài trời giúp các em phát triển lời nói. Sau
một thời gian không lâu, học sinh lớp tôi đã phát âm tương đối chuẩn theo tiếng
phổ thông.
Tôi còn tìm thêm những tài liệu hấp dẫn để sử dụng trong giờ ngoại khoá,
có những bài tập thú vị gắn liền với chủ đề đang được học trên lớp nhằm nâng
cao kĩ năng phát âm chuẩn trong các tình huống giao tiếp để học sinh viết đúng
chính tả.
2.3.5: Rèn luyện cho học sinh tính khoa học, tính cẩn thận, tính thẩm
mĩ.
“Nét chữ - nết người”. Vì thế, muốn học sinh viết đẹp thì người giáo viên
hiểu rằng rèn nền nếp, tác phong cho học sinh khi viết là rèn tình cẩn thận cho
các em. Tư thế ngồi viết của học sinh là bước quan trọng đầu tiên giúp học sinh
có nét chữ đẹp.
Ngay từ buổi đầu bước vào lớp, tôi chú ý ngay đến tư thế ngồi viết của
từng em. Nhiều em khi viết, mắt vẫn cúi sát xuống bàn hay cầm bút thấp quá
nên mực ra tay làm bẩn vở. Để giúp những em này biết ngồi ngay ngắn khi viết,
trước hết giáo viên phải giải thích cho các em hiểu cần ngồi đúng tư thế để giúp
chữ viết đẹp hơn và có lợi cho sức khoẻ. Ngược lại, nếu ngồi siêu vẹo thì người
sẽ bị tật cong vẹo cột sống suốt đời. Nếu em nhìn vào vở sát quá thì mắt sẽ bị
cận thị… Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện: Tư thế ngồi viết ngay
ngắn, lưng thẳng, không tì ngực xuống bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 2025 cm. Tay phải cầm bút, tay trái đặt phía trước bên trái quyển vở giữ mép vở để
khi viết vở không bị xê dịch. Quyển vở được để hơi chếch về phía tay trái, hai
chân để thẳng, vuông góc. Sau đó, tôi yêu cầu học sinh cầm bút sao cho dễ viết,

không cao quá khó viết và không thấp quá mực dễ vào tay. Không chỉ trong giờ
dạy chính tả mà ở các tiết học khác, tôi luôn nhắc nhở các em nhớ và ngồi đúng,
tạo thói quen cho học sinh.
11


Để rèn học sinh tính khoa học, tôi yêu cầu các em viết đúng độ cao con
chữ bằng cách chia độ cao các chữ thành 4 nhóm ( Đối với chữ viết thường)
Nhóm 1: Nhóm chữ cao 1 đơn vị như i, e, ê, m, n…
Nhóm 2: Nhóm chữ cao 1,25 đơn vị như r,s.
Nhóm 3: Nhóm chữ cao 1,5 đơn vị như t.
Nhóm 4: Nhóm chữ cao 2,5 đơn vị như h, l, b, k, y, g.
Ngoài việc luyện viết chữ đẹp ở tiết chính tả, tôi luôn quan tâm nhắc nhở
các em cần phải viết đúng, nắn chữ ở những tiết học khác. Cứ đặt bút viết là các
em phải viết cẩn thận, đẹp như đang trong giờ tập viết. Với sự tỉ mỉ, bền bỉ theo
kiểu mưa dầm thấm lâu như vậy thì dần dần các em mới quen tay viết đẹp được.
Trong các tiết dạy, cứ phát hiện được bài viết của bạn nào đẹp, đúng cỡ chữ là
tôi tuyên dương trước lớp, nhằm khuyến khích các em viết đẹp hơn.
2.3.6: Phối hợp linh hoạt một số biện pháp khác:
2.3.6.1: Tăng cường khâu nhận xét, chữa bài, đánh giá đúng chất
lượng học sinh, tạo hứng thú thi đua trong học tập.
Để giúp học sinh viết đúng chính tả, việc nhận xét, chữa bài cũng rất quan
trọng, giúp các em biết tự sửa lối sai của mình, nhớ viết đúng, lần sau không bị
mắc lỗi sai đó. Có nhiều hình thức chấm chữa bài, nhưng tôi thường sử dụng
biện pháp như sau:
Sau khi viết bài xong, tôi đọc chậm cho các em soát bài sau đó cho các
em đổi chéo vở cho nhau (2 em ngồi cạnh nhau) theo sự chỉ đạo của giáo viên.
Nếu phát hiện ra lỗi sai của bạn, kịp thời bảo bạn sửa lại ngay. Sau khi các em
thực hiện xong, tôi cho các em nêu kết quả mình đã được kiểm tra vở bạn.
Từ việc học sinh tự sửa lỗi, theo tôi có những điểm tích cực sau đây:

- Các em được tiếp xúc với văn bản viết một lần nữa, qua đó góp phần củng
cố những kiến thức vừa được tiếp thu.
- Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự phát hiện ra những lỗi chính
tả. Từ đó, các em có điều kiện để tái hiện lại quy tắc viết đúng chính tả cho mỗi
trường hợp. Góp phần củng cố, khắc sâu hơn cho học sinh những khả năng
chính tả.
- Trường hợp những học sinh viết chậm, viết xấu, hay viết sai lỗi chính tả
thì không tự phát hiện được lỗi của bạn. Đối với những học sinh này, tôi đi đến
từng em để hướng dẫn cách sửa lỗi. Từ đó, giúp các em có thể nắm bắt được luật
chính tả một cách thuận tiện.
- Thông qua việc tự chữa lỗi của các em, tôi đã giáo dục các em tính cẩn
thận, chính xác, không để sai sót, đồng thời cũng kết hợp rèn phẩm chất trung
thực, kỉ luật cho học sinh, sai lỗi nào bảo bạn sửa lỗi ấy.
- Hình thành ý thức giữ gìn đồ dùng của bạn cũng như của mình (giữ vở
sạch, chữ đẹp), không được làm rách, bẩn vở của bạn trong quá trình chữa, soát
lỗi. Hình thành ở các em tính tự giác, ý thức trách nhiệm.
- Để thực hiện mục tiêu này, cần phải được tiến hành thường xuyên đối với
các tiết chính tả. Tạo cho các em thói quen và giữ trật tự khi trao đổi bài. Giáo
viên luôn tuyên dương và khuyến khích những em viết đúng, viết đẹp. Với
12


những biện pháp trên, học sinh rất thích viết đúng và đẹp để cho bạn không tìm
ra lỗi sai của mình và được cô khen trước lớp.
Từng tuần, từng tháng, tôi tổ chức thi vở sạch, chữ đẹp. Giám khảo là
những tổ trưởng. Giáo viên giám sát học sinh chấm và nhận xét vở sạch chữ đẹp
của tổ khác. Nếu tổ nào có nhiều bài viết đẹp thì tổ đó thắng và được ghi vào
thành tích thi đua của tổ.
Với cách làm như trên chỉ trong một thời gian không lâu, tôi đã thu được
kết quả đáng khả quan.

Đây là một thành công lớn của tôi và sự tiến bộ của học sinh là nguồn
động viên khuyến khích tôi càng hăng say thực hiện mong muốn của mình.
2.3.6.2: Kết hợp với phụ huynh, đồng nghiệp để phối hợp rèn luyện cho
học sinh viết đúng chính tả.
Ngoài việc rèn chữ viết cho học sinh ở lớp, tôi còn gặp gỡ phụ huynh để
trao đổi về tầm quan trọng của chữ viết, thông báo về tình hình học tập và khả
năng chữ viết của con em. Từ đó, giúp phụ huynh kèm cặp và bảo ban thêm học
sinh học.
Qua quá trình phối kết hợp chặt chẽ giữa tôi và gia đình học sinh, đến nay
phụ huynh đã nhận thấy tầm quan trọng của chữ viết và đã có sự trang bị về cơ
sở vật chất như bàn học đúng quy cách, bút, vở, sách tham khảo, ánh sáng…ở
nhà cho các em. Chính vì thế mà chỉ sau một thời gian, học sinh lớp tôi phụ
trách không những viết đúng chính tả, viết đẹp mà còn phát âm chuẩn Tiếng
Việt.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến:
Trong năm học 2017- 2018, tôi đã vận dụng các giải pháp trong sáng kiến
vào việc giảng dạy phân môn chính tả cho học sinh. Sau gần một năm học, kết
quả được nâng lên rõ rệt. Học sinh biết cách trình bày bài một cách khoa học
hơn, chữ viết tương đối đều, đẹp, cẩn thận và ít sai lỗi chính tả. Điều đáng mừng
hơn là khi học phân môn Tập làm văn và các môn học khác các em có thói quen
viết đúng chính tả, trình bày bài sạch đẹp. Đến tuần 30 thì chất lượng chữ viết
của học sinh trong phân môn chính tả được đánh giá theo tiêu chí vở sạch chữ
đẹp ở lớp 4A như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT LỚP 4A.
Bảng 2
Số lỗi sai đã giảm đi rất nhiều:
Lỗi về
phụ âm
SL
%

4
12,5

Lỗi về vần

Lỗi về dấu
thanh

SL
0

SL
2

%
0

%
6,2

Lỗi về cỡ
chữ, thế chữ
SL
2

%
6,2

Lỗi về cách
trình bày

SL
0

%
0

Nhờ đó chất lượng vở sạch – chữ đẹp đã được nâng lên rõ rệt:
13


STT
1
2
3

Xếp loại
Loại A
Loại B
Loại C

SL
28
4
0

Tỉ lệ %
87,5
12,5
0


Nhìn vào vào bảng 2 - Kết quả khảo sát về chất lượng chữ viết của học
sinh trong phân môn chính tả được đánh giá theo tiêu chí vở sạch chữ đẹp ở lớp
4A tuần 30 ta thấy: Tỉ lệ học sinh xếp loại vở sạch chữ đẹp loại C không còn, tỉ
lệ học sinh xếp loại vở sạch chữ đẹp loại A tăng từ 62,5% lên 87,5% . Quan
trọng hơn là đã rèn cho các em ý thức rèn nét chữ, luyện nết người. Đã hình
thành cho các em nhiều kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Các em đã có tinh thần tự
giác khắc phục các lỗi sai của mình. Tuy nhiên trong quá trình viết cũng như viết
trong phân môn chính tả cũng còn một số rất ít các em có lúc vẫn còn mắc lỗi
song những lỗi này cũng đã giảm nhiều từ 31,2 % lỗi về phụ âm tuần 2 của năm
học đến nay ( tuần 30 của năm học) xuống còn 12,5%. Không còn em nào mắc
các lỗi về vần, lỗi về cách trình bày. Số em mắc các lỗi về dấu thanh, lỗi về cỡ
chữ, thế chữ cũng giảm rõ rệt. Với những kết quả thu được như vậy tôi tin chắc
rằng các em sẽ có được chữ viết không những đúng về cấu tạo kích thước, đẹp
về từng đường nét của chữ mà còn viết đúng, viết không mắc lỗi chính tả nếu ta
áp dụng tốt những biện pháp như đã trình bày ở trên.

14


3. KT LUN V KIN NGH
3.1. Kt lun
Rèn kĩ năng viết cho học sinh là một trong các mục tiêu
chính của bậc Tiểu học. Vic rốn luyn k nng vit ỳng chớnh t, vit
p cho hc sinh l vn ht sc cn thit. Vic lm ny khụng nhng cú tỏc
dng c th, thit thc i vi hc sinh khi cũn ngi trờn gh nh trng m nú
cũn cú tỏc dng quan trng trong vic rốn c tớnh kiờn trỡ, cn thn cho hc
sinh Nột ch - Nt ngi, mt trong nhng c tớnh cn thit ca con ngi
sau ny khi trng thnh. Vic rốn ch vit cho hc sinh Tiu hc phi vit sao
cho p cho ỳng l mt vic lm cc kỡ khú khn. ũi hi ngi giỏo viờn phi
cú lũng kiờn trỡ, yờu ngh, mn tr, tõm huyt vi cụng vic mỡnh lm. Vic lm

phi thng xuyờn, liờn tc v ng b cỏc khi trong cp hc. Rốn cho hc
sinh vit p khụng mc li chớnh t cũn gúp phn quan trng vo vic gi gỡn
s trong sỏng ca Ting vit. Vỡ vy giỳp hc sinh lp 4 vit ỳng chớnh t,
theo tụi thỡ mi thy cụ giỏo cn:
- Tỡm hiu c im tỡnh hỡnh ca lp v phõn loi hc sinh theo tiờu chớ
ch vit.
- Nm vng mc tiờu, ni dung, phng phỏp dy hc mụn Ting Vit.
- Giỳp hc sinh nm vng kin thc Ting Vit ( hiu ngha t, ghi nh
lut chớnh t vit ỳng).
- Luyn cho hc sinh phỏt õm chun ( núi ting ph thụng) trong cỏc mụn
hc v mi tỡnh hung giao tip.
- Rốn luyn cho hc sinh tớnh khoa hc, tớnh cn thn, tớnh thm m.
- Tng cng khõu cha bi, ỏnh giỏ ỳng cht lng hc sinh, to hng
thỳ thi ua trong hc tp.
- Kt hp vi ph huynh, ng nghip phi hp rốn luyn cho hc sinh
vit ỳng chớnh t.
- Cú lũng yờu ngh, mn tr, tn tu, kiờn trỡ, khụng núng vi, quan tõm
n hc sinh bng tỡnh cm ca ngi m, ngi ch.
Vi vic ỏp dng cỏc gii phỏp ny vo vic giỳp hc sinh vit ỳng chớnh
t lp 4 núi chung, cỏc vựng nụng thụn nh nh Hng núi riờng tụi chc
chn rng s mang li kt qu cao. Gúp phn khụng nh vo vic thc hin
thng li mc tiờu giỏo dc Tiu hc hin nay
3.2. Kin ngh
- i nh phũng : Hng nm, Phũng Giỏo dc v o to nờn t chc thi
vit ch p cho giỏo viờn v hc sinh Tiu hc.
- i nh trng: Cn b sung thờm cỏc u sỏch tham kho v i mi
phng phỏp dy mụn Ting Vit trong ú cú phõn mụn Chớnh t.
- i vi giỏo viờn.
Mi giỏo viờn phi t rốn luyn v k nng vit, k nng trỡnh by. c bit
cn nõng cao cht lng c v phỏt õm chun.

15


Vận dụng sự hỗ trợ tối đa các tác động giáo dục, nghiên cứu, nắm vững
nội dung, phương pháp, chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài học.
Xem luyện viết đúng chính tả cho học sinh là việc làm thường xuyên,
liên tục trong tất cả các môn học và đối với tất cả các khối lớp chứ không phải là
việc làm nhất thời.
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết đúng, đẹp mà tôi đã
áp dụng ở lớp 4A trường Tiểu học Định Hưng và mang lại kết quả rất khả quan.
Mặc dù vậy trong quá trình viết sáng kiến này, bản thân tôi chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được sự quan tâm góp ý, bổ
sung của các cấp lãnh đạo, các đồng chí đồng nghiệp để việc giúp học sinh viết
đúng chính tả ở lớp 4 của tôi trong các năm sau đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Yên Định, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Trịnh Văn Tuấn

Thiều Thị Thu

TÀI LIỆU THAM KHẢO
16



1. Chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học lớp 4 - Nhà xuất bản Giáo dục
2. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 chương trình cải cách giáo dục.
3. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 chương trình cải cách giáo dục.
4. Tài liệu hướng dẫn dạy học Tiếng Việt lớp 4 chương trình 2000.
5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Lê Phương Nga - Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm Hà Nội - Năm 2012.

DANH MỤC
17


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
THIỀU THỊ THU
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên
Trường Tiểu học Định Hưng
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,

loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ Phòng giáo C
2013- 2014
của hai số đó
dục & Đào
tạo
2. Giảng dạy bốn phép tính về
Phòng giáo B
2014- 2015
số thập phân cho học sinh lớp dục & Đào
5
tạo
3. Một số biện pháp luyện đọc
Phòng giáo B
2016- 2017
đúng trong các tiết tập đọc
dục & Đào
cho học sinh lớp1A trường
tạo
Tiểu học Định Hưng

18



×