Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thuyết minh biện pháp thi công nhà xưởng kết cấu thép trang trại bò sữa vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.37 KB, 18 trang )

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG
KẾT CẤU THÉP
Dự án: Trang trại bò sữa Vinamilk Quảng Ngãi
Gói thầu số 14: Cung cấp, lắp đặt kết cấu thép chuồng trại, kho tàng
Địa điểm xây dựng: Xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam
Nhà thầu: Công ty cổ phần Hạnh Khoa
Địa chỉ: Thị trấn Nghèn – Huyện Can Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393.600234 – 094.299.5678
Mục lục
1.0 Giới thiệu.........................................................................................
1.1

Tổng quan................................................................................

1.2

Tiêu chuẩn áp dụng..................................................................

2.0 Phạm vi công việc............................................................................
2.1

Mô tả chung.............................................................................

2.2

Máy móc và thiết bị.................................................................

2.3

Vật liệu.....................................................................................



2.4

Sản xuất kết cấu thép...............................................................

2.5

Kế hoạch và Phương án chuẩn bị.............................................

2.6

Phương pháp làm việc............................................................

2.7

Cơ cấu tổ chức, Trách nhiệm và Công tác giám sát................

3.0 Phương án đảm bảo chất lượng.......................................................
3.1

Các yêu cầu.............................................................................

3.2

Các công việc quan trọng........................................................

3.3

Công tác kiểm tra và nghiệm thu............................................



3.4

Theo dõi và đánh giá...............................................................

4.0 Sức khỏe, An toàn và đảm bảo môi trường.....................................
4.1

Đại diện..................................................................................

4.2

Đánh giá rủi ro / Phân tích các công việc nguy hiểm..............

4.3

Vệ sinh môi trường, Sức khỏe và Quy định về an toàn của nhà thầu

4.4

Xác định nguy hiểm và các thiết bị bảo hộ lao động .............

4.5

Thông tin đến từng cá nhân....................................................

4.6

Công tác vệ sinh môi trường...................................................



1.0 Giới thiệu
1.1 Tổng quan

 Bộ biện pháp thi công này được lập cho các nội dung công việc về lĩnh vực
xây dựng của các dự án thuộc nhà thầu và biện pháp này được soạn thảo
phục vụ cho việc thi công công tác Kết cấu thép tiền chế. Nội dung của biện
pháp thi công được soạn thảo phù hợp với Hệ thống quản lý chất lương ISO
9001: 2008 của nhà thầu và các quy chuẩn – tiêu chuẩn liên quan.

 Các nội dung trong biện pháp thi công mô tả chi tiết trình tự các bước thi
công cần thiết nhằm đảm bảo công tác Kết cấu thép tiền chế được thực hiện
một cách an toàn và phù hợp với các yêu cầu trong hệ thống quản lý chất
lượng của Nhà thầu, và các hoạt động về đảm bảo / kiểm soát chất lượng
(QAQC) được thực hiện một cách có hệ thống, với các nội dung kiểm tra,
nghiệm thu được thống nhất và làm rõ bằng các biên bản nghiệm thu.

 Bộ biện pháp này được xây dựng trên cơ sở các “Module” và đây là
“Module tổng thể” cho Công tác kết cấu thép nhằm mô tả một cách tổng
quát nhất các yêu cầu của quy trình thi công. Tùy thuộc vào các dự án cụ
thể hoặc các hạng mục cụ thể mà các nội dung sẽ được yêu cầu và bổ sung
thêm cho từng dự án hoặc từng hạng mục để giải thích, làm rõ hơn cho các
dự án hoặc hạng mục đó và các biện pháp ấy được bổ sung như các
“Module chi tiết”, các biện pháp chi tiết sẽ được đính kèm như các phụ lục.
 Việc phê duyệt biện pháp tổng thể sẽ được thực hiện bởi Lãnh đạo của các
phòng thuộc nhà thầu, các biện pháp chi tiết cho từng dự án cũng như các
hạng mục sẽ được phê duyệt bởi các Giám đốc dự án.
1.2 Tiêu chuẩn áp dụng
Các tài liệu sau được sử dụng cho việc lập biện pháp thi công:
TCXD 170:2007

TCVN 5017: 2010
TCVN 6700-1-2000
TCVN 6700-2-2000
TCVN 6834-1:2001

Kết cấu thép - Gia công, lắp ráp và nghiệm
thu - Yêu cầu kỹ thuật
Hàn kim loại - Thuật ngữ và định nghĩa
Kiểm tra chấp nhận thợ hàn - Hàn nóng
chảy - Phần 1: Thép
Kiểm tra chấp nhận thợ hàn - Hàn nóng
chảy - Phần 2: Nhôm và hợp kim nhôm
Đặc tính kỹ thuật và sự chấp nhận các quy
trình hàn vật liệu kim loại
Phần 1: Quy tắc chung đối với hàn nóng


chảy
Đặc tính kỹ thuật và sự chấp nhận các quy
TCVN 6834-2:2001

trình hàn vật liệu kim loại
Phần 2: Đặc tính kỹ thuật quy trình hàn hồ
quang
Đặc tính kỹ thuật và sự chấp nhận các quy

TCVN 6834-3:2001

trình hàn vật liệu kim loại
Phần 3: Thử quy trình hàn cho hàn hồ

quang thép
Đặc tính kỹ thuật và sự chấp nhận các quy

TCVN 6834-4:2001

trình hàn vật liệu kim loại
Phần 4: Thử quy trình hàn cho hàn hồ
quang đối với nhôm và hợp kim nhôm
Hàn - Dung sai chung cho các kết cấu hàn

TCVN 7296:2003

- Kích thước dài và kích thước góc - Hình
dạng và vị trí
Hàn và các quá trình liên quan - Phân loại

TCVN 6115:2005

khuyết tật hình học ở kim loại
Phần 1: Hàn nóng chảy
Hàn - Các liên kết hàn nóng chảy ở thép,

TCVN 7472:2005

TCXDVN 8790:2011

niken, titan và các hợp kim của chúng (trừ
hàn chùm tia) - Mức chất lượng đối với
khuyết tật
Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng quá trình

thi công sơn phủ bảo vệ KCT

2.0 Phạm vi công việc
2.1 Mô tả chung
 Kết cấu thép tiền chế (sau đây gọi là Kết cấu thép) bao gồm bốn loại như
sau: Các kết cấu cơ bản với mặt cắt ngang dạng chữ “I” (hệ cột và hệ kèo);
Các kết cấu cán nguội với mặt cắt dạng chữ “Z” và “C” (xà gồ mái và xà
gồ tường); Các hệ chức năng phụ trợ gồm cầu thang, thang leo, sàn
mezzanine (bao gồm hệ dầm đỡ và tấm sàn), hệ dầm cho cần trục, hệ sàn
mái, sàn thao tác…vv.; Các cấu trúc tạo hình kiến trúc như các mặt dựng,
tường chắn mái, hệ canopy và mái đua.
 Biện pháp thi công này được soạn thảo cho công tác Chế tạo, Thi công lắp
dựng kết cấu thép. Các công việc thi công được thự c hiện theo kế hoạch thi
công và các bản vẽ chi tiết đã được phê duyệt. Việc triển khai thi công trên


công trường cũng phải tuân thủ theo các biện pháp về an toàn lao động và
yêu cầu kỹ thuật đã được duyệt. Trước khi thi công cần phải xem xét sự liên
quan và có sự phối hợp với các hạng mục khác sẽ triển khai thi công trên
công trường để đảm bảo sự tuân thủ kế hoạch đã lập, các bản vẽ thiết kế,
các yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn liên quan.
 Phạm vi của biện pháp thi công này bao
gồm:
A. Các công tác khảo sát
B. Công tác sản xuất
C. Công tác lắp dựng

 Sau khi kết thúc các công việc, mặt bằng thi công phải được dọn dẹp sạch
sẽ như cần thiết nhằm đảm bảo cho các công tác thi công khác diễn ra
mạch lạc và liên tục.

2.2 Máy móc và thiết bị

 Công tác lắp dựng kết cấu thép là hoạt động liên quan tới thiết bị nặng
(máy cán tôn, cẩu), giàn giáo và thi công trên cao, do đó việc thi công này
được coi là hoạt động có “nguy cơ cao về an toàn lao động”. Do đó việc
kiểm tra các hồ sơ của máy thiết bị thi công cũng như việc kiểm tra nghiệm
thu thự c tế các máy thiết bị tại hi ện tr ường là rất quan trọng và cần được
thực hiện đầy đủ nhằm giảm thiểu các nguy cơ về mất an toàn lao động.

 Các máy thiết bị phục vụ thi công cần phải trình giấy tờ đăng kiểm và
chứng chỉ của thợ vận hành còn hiệu lực trước khi tiến hành thi công.

 Tất cả các máy móc thiết bị phải được tiến hành kiểm tra phù hợp với các
tiêu chuẩn liên quan và các yêu cầu về an toàn lao động của Nhà thầu rồi
được cụ thể hóa các dấu hiệu kiểm soát này trên các máy thi công bằng các
tem kiểm tra an toàn.

 Theo định kỳ hàng tháng các thiết bị thi công phải được kiểm tra lại nhằm
đảm bảo các quy định về sức khỏe và an toàn vệ sinh môi trường.
2.3 Vật liệu

 Kết cấu thép tiền chế sử dụng để thi công được sản xuất tại nhà máy của
nhà thầu phụ mà tại đó việc sản xuất được tuân thủ theo quy trình quản lý
chất lượng của Nhà máy, hệ thống quản lý chất lượng này phù hợp với tiêu
chuẩn quản lý chất lượng của Nhà thầu - ISO 9001: 2008, việc sản xuất tại


nhà máy cũng phải tuân thủ theo các bản vẽ thiết kế được phê duyệt và hệ
thống quy chuẩn – tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
2.4 Sản xuất kết cấu thép


 Đối với việc sản xuất Kết cấu thép tiền chế tại nhà máy, quy trình quản lý
chất lượng sẽ được giám sát và kiểm tra bởi kỹ sư QAQC của Nhà thầu
theo từng lô sản phẩm, kỹ sư sẽ được mời tới kiểm tra quá trình sản xuất,
chất lượng của việc chế tạo, công tác hàn và sơn hoàn thiện. Các mẫu thép
tấm dùng chế tạo kết cấu thép được lấy ngẫu nhiên tại nhà máy, sau đó thí
nghiệm tại phòng thí nghiệm hợp quy. Việc kiểm tra đường hàn, công tác
sơn hoàn thiện kết cấu cũng được tiến hành vào các thời điểm như trên.

Kiểm tra tại nhà máy
2.5 Kế hoạch và phương án chuẩn bị
2.5.1 Vận chuyển và nhập vật tư

 Để đảm bảo chỉ có những sản phẩm đạt chất lượng được chuyển đến công trường,
quy trình kiểm soát chất lượng phải được tuân thủ trong suốt quá trình sản xuất và
phù hợp với các quy chuẩn – tiêu chuẩn hiện hành cũng như các thiết kế đã phê
duyệt.

 Theo quy trình quản lý điều hành hoạt động xây dựng PR-II-03 của Hệ thống quản
lý chất lượng (ISO-9001:2008), các yêu cầu được nêu trong hồ sơ về quản lý chất
lượng cho mỗi loại vật liệu, sản phẩm và được bổ sung trong bản kế hoạch nghiệm
thu, kiểm tra (ITP). Các đợt kiểm tra định kỳ tại cơ sở sản xuất sẽ được thực hiện
bởi các nhân viên của bộ phận QAQC, nhằm giám sát và đảm bảo rằng quy trình
sản xuất tuân thủ việc kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi chuyển tới công
trường, các sản phẩm này sẽ đảm bảo đạt được các yêu cầu kỹ thuật đã qui định.

 Khi các sản phẩm được chuyển tới công trường, tại đây nhân viên QAQC sẽ tiến
hành kiểm tra. Bất kỳ hư hại hoặc các yếu tố không phù hợp của sản phẩm đưa vào
thi công sẽ được tách ra khỏi các mặt hàng được chấp nhận và được xác định là
"Từ chối".



 Để nghiệm thu và chấp thuận các cấu kiện kết cấu đúc sẵn, ngoài việc kiểm tra
trực tiếp tại hiện trường thì các hồ sơ dưới đây cho mỗi đợt cấp cấp hàng cần phải
cung cấp đầy đủ:
-

Phiếu giao hàng

-

Giấy xác nhận chất lượng xuất xưởng (KCS).

2.5.2 Phương án chuẩn bị

 Hầu hết việc thi công lắp dựng cho kết cấu thép thường làm trên cao, có sử
dụng các thiết bị cẩu lắp, sử dụng giáo cao để l ắp dựng và thường diễn ra
cùng thời điểm với các công tác khác trong công trườ ng vì vậy các yêu cầu
về an toàn cho người lao động trên cao, thiết bị cẩu lắp, giáo cao cần phải
được kiểm soát chặt chẽ. Tại các khu vực thi công cần phải thiết lập hệ
thống dây cảnh báo, biển báo, đèn hiệu để khoanh vùng khu vực không để
những người không được phép đi vào trong khu vực thi công nguy hi ểm.
Các yêu cầu cụ thể được tham khảo thêm tại “Biện pháp an toàn tổng thể
của nhà thầu”
 Sàn nền phục vị cho công tác cẩu lắp được kiểm tra đảm bảo độ ổn định và
không có các chướng ngại vật có thể ảnh hưởng tới lắp dựng. Đối với khu
vực hẹp cũng nên tiến hành tính toán thiết kế.

 Hệ thống giáo được sử dụng cho công tác lắp dựng phải được nghiệm thu,
xác nhận bởi cán bộ an toàn của nhà thầu. Tất cả các giáo không đảm bảo

an toàn đều không được phép sử dụng cho thi công lắp dựng. Thẻ giáo phải
được treo trên giáo, các thẻ giáo này phải ghi rõ người chịu trách nhiệm
của nhà thầu lắp dựng. Lan can tay vịn cho giáo thi công từ độ cao 3m cần
phải được lắp đặt đầy đủ.

 Trước khi tiến hành thi công, hệ thống trắc đạc được thiết lập tại các vị trí
thích hợp cho cả quá trình lắp dựng và nghiệm thu. Trên cơ sở hệ thống lưới
trắc đạc đó, kết cấu thép sẽ được lắp vào đúng vị đồng thời thuận tiện cho
công việc nghiệm thu độ thẳng và độ phẳng

 Trước khi tiến hành thi công thì khu vực thi công cần phải được khoanh
vùng bằng dây cảnh báo với biển cảnh báo cũng như đèn hiệu rõ ràng nhằm
tránh những người không liên quan đi vào. Việc di chuyển của máy móc
phải được thực hiện theo các quy định về an toàn giao thông trong công
trường nhằm đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị.


 Phải mặc đúng PPE khi vận chuyển vật liệu và linh kiện. Công tác kết cấu
thép luôn có nguy cơ bị cắt và gây trầy xước do việc xử lý những vật liệu này
nếu không có PPE.

 Tất cả các thành viên trong công trường, bao gồm cả thầu phụ trước khi
tham gia thi công cần phải được đảm bảo là đã được huấn luyện về an toàn
lao động và vệ sinh môi trường theo các qui định về Hệ thống quản lý sức
khỏe, an toàn và vệ sinh môi trường.

 Việc trao đổi thông tin giữa người quản lý công trường và nhà thầu phụ sẽ
được thông báo bằng miệng và bằng văn bản trong cuộc họp hàng ngày và
hàng tuần. Tất cả các vấn đề có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ, an toàn
và chất lượng công việc sẽ được thảo luận.

2.5.3 Tập kết tại công trường

 Kết cấu thép sẽ được chuyển tới công trường bằng container hoặc xe tải
chuyên dụng, mỗi lô cấu kiện chuyển đến sẽ được tiến hành kiểm tra và phê
duyệt trước khi đưa vào thi công.

 Khu vực để Kết cấu thép tại công trường phải được làm phẳng và đảm bảo
độ ổn định chắc chắn, Mỗi lô cấu kiện sẽ được xếp không cao quá 3 lớp,
được cố đinh chắc chắn và phải cách xa đường điện cao thế ít nhất 50m.
Các loại và kích cỡ khác nhau của kết cấu thép được lưu trữ riêng biệt

 Công tác lắp dựng kết cấu thép thường được diễn ra ở thời điểm giữa của
quá trình xây dựng, do đó khu vực lưu trữ các cấu kiện cũng cần phải xem
xét sao cho không gây cản trở tới hoạt động của các công tác khác và thuận
tiện cho việc lắp dựng. Các khu vực lưu trữ sản phẩm cần phải được phân
định rõ ràng bằng hệ thống dây cảnh báo, biển báo nhằm đảm bảo an toàn
trong việc lưu thông của công trường.
2.6 Phương pháp làm việc
2.6.1 Quy trình chung
 Công tác lắp dựng chỉ được tiến hành khi các tài li ệu về thi công đã được phê
duyệt, hệ thống phục vụ công tác an toàn lắp dựng được triển khai và kiểm tra
phê duyệt đầy đủ.
2.6.2 Tổ hợp

 Do đặc thù là các kết cấu tiền chế được sản xuất tại nhà máy vì vậy chúng
thường được chế tạo thành các phân đoạn nhỏ sao cho thu ận ti ện cho việc vận
chuyển tới công trường. Tại công trường các phân đoạn này được tổ hợp thành


một cấu kiện hoàn chỉnh hoặc là các bán thành phẩm tùy thuộc vào cấu tạo của

từng hạng mục, công suất của thiết bị nâng và biện pháp thi công thực tế. Các
kết cấu thép ti ền chế thường sử dụng các liên kết bu lông để tổ hợp, liên kết
các cấu kiện nhỏ thành các cấu kiện lớn hơn hoặc một công trình hoàn chỉnh.
Việc tổ hợp các cấu ki ện này sẽ được tối đa hóa các thao tác thi công trên mặt
sàn qua đó giảm thiểu các công đoạn phải thi công trên cao cũng như thuận
tiện cho việc nghiệm thu.

 Các cấu kiện sau khi được tổ hợp dưới mặt đất sẽ được cẩu nâng và cố định
tạm để đảm bảo độ ổn định và thuận tiện cho việc kiểm tra của các kỹ sư giám
sát trước khi lắp dựng. Không xuất hiện các vết bẩn, xước hoặc biến dạng trên
bề mặt, nếu có nó sẽ được dặm vá và vệ sinh sạch sẽ. Các liên kết bu lông của
cấu kiện sẽ được tiến hành nghiệm thu cho từng bu lông liên kết để đảm bảo
các bu lông được xiết đủ lực xiết. Các nội dung kiểm tra như trên là rất quan
trọng nhằm giảm thiểu các thiếu xót cái mà sẽ rất khó khăn khắc phục sau khi
kết cấu đã lắp dựng lên cao.

Tổ hợp cấu kiện

 “Kiểm tra độ chặt của bu lông” cho các liên kết bằng bu lông, hiện nay có hai
phương pháp kiểm tra chủ yếu đó là “Phương pháp đếm vòng” hoặc “Phương
pháp cờ lê lực”. Tùy thuộc

 vào đặc tính kỹ thuật của từng loại bu lông do nhà sản xuất quy định mà thống
nhất cách thức nghiệm thu cho phù hợp. Tất cả các bu lông trong liên kết bu
lông cần phải được kiểm tra, chụp ảnh và làm báo cáo đầy đủ. Đối với các liên


kết bu lông trên cao được thực hiện trong khi lắp dựng cũng phải được nghiệm
thu đảm bảo đạt độ xiết chặt theo đúng quy định thì mới được coi là việc kết nối
đã hoàn thành.


 Quá trình xiết bu lông được thực hiện qua hai bước, bước đầu tiên các bu lông
sẽ được cố định tạm với lực xiết ở dưới ngưỡng lực căng cho phép, bước hai sẽ
là giai đoạn các bu lông được xiết chặt lần lượt tới lực xiết cho phép.

 Theo yêu cầu về kỹ thuật tại các vị trí liên kết bu lông chính của kết cấu thì mỗi
bu lông cần phải có hai ê cu. Ê-cu thứ hai sẽ được bổ sung sau khi ê-cu thứ
nhất đã hoàn thành quy trình xiết theo qui định.

 Hình vẽ bên dưới là qui trình của việc xiết bu lông cho các liên kết bu lông:

 Phương pháp đếm vòng:
o Lượt đầu tiên toàn bộ nút tại vị trí liên kết sẽ được xiết chặt (xiết chặt ở đây
được hiểu theo nghĩa là với một người bình thường sử dụng Cờ-lê có cán dài
300mm xiết căng tay). Sau đó mỗi bu lông sẽ được đánh dấu ở cả đầu bu lông
và ê-cu rồi xiết thêm 1/3 vòng nữa hoặc khác (phụ thuộc vào từng loại bu lông).
o Bảng tra số vòng phải xiết bổ sung:
L: Chiều dài
D: Đường kính
L < 4D
4

Số vòng

D < L < 8D
8

1/2

D < L <12D


2/3

1/3

Lưu ý: Số vòng phải xiết bổ sung chỉ có tính chất tham khảo phụ thuộc vào đặc
tính kỹ thuật do nhà sản xuất khuyến cáo.




Phương pháp cờ lê lực:
Theo bảng thông số kỹ thuật của nhà sản xuất cho từng loại bu lông, Cờ-lê lực
sẽ được sử dụng để xiết bu lông tới lực căng tương ứng, sao cho khi hoàn thành
các bu lông của liên kết phải đạt được độ căng tối thiểu theo yêu cầu.

o Bảng tra giá trị lực xiết:
Đường kính Lực căng Lực xoắn
bu lông nhỏ nhất yêu cầu
mm
KN
N.m
12.7
53
101
15.9
84
201
19
125

357
22.2
173
576
25.4
226
861
28.6
249
1069
31.7
317
1508
35
378
1985
38.1
459
2623
Lưu ý: Giá trị lực xiết chỉ có tính chất tham khảo phụ thuộc vào đặc tính kỹ
thuật do nhà sản xuất khuyến cáo.
2.6.3 Lắp dựng


 Trước khi bắt đầu một quá trình lắp dựng bất kỳ, các hệ thống an toàn lao
động, các thiết bị và các hạng mục liên quan khác cần phải được kiểm tra
lại để đảm bảo quá trình lắp dựng được diễn ra trong tình trạng tốt nhất.

 Từ các cấu kiện được tổ hợp bên trên, chúng sẽ được cẩu lắp vào vị trí như
đã thiết kế theo trình tự đã qui định từ đó tạo ra hệ thống khung hoàn chỉnh.


 Căn cứ trên bản vẽ thiết kế để chọn nhịp bắt đầu (nhịp cơ sở) sao cho nhịp
này sau khi l ắp dựng s ẽ đạt độ chắc chắn ổn đị nh như một công trình độc
l ập. Nhị p cơ sở này cần phải có ít nhất hai khung với đầy đủ hệ giằng
chéo, hệ thống giằng của xà gồ và có vị trí lắp dựng thuận tiện. Nhịp cơ sở
phải được hoàn thiện đầy đủ trước khi triển khai các nhịp kế tiếp.
 Các bước lắp dựng được triển khai theo các bước dưới đây:
Bước 1: Lắp dựng cột
-

Lắp đặt hệ thống neo, hệ thống dây cứu sinh và cáp nâng cho cấu kiện như thiết
kế.

-

Lắp đặt các cột vào đúng vị trí và được neo cố định bằng hệ thống neo tạm thời.

-

Sử dụng cẩu để điều chỉnh vị trí cột. Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng cách sử

dụng quả dọi hoặc máy kinh vĩ để đảm bảo rằng cột đã được dựng lên đúng vị trí.
Bước 2: Lắp dựng kèo và dầm
Cẩu lắp cấu kiện dầm, kèo giáp nối với cột sau đó cố định hệ khu vừa tạo ra
bằng hệ thống neo cố định.
Cố định tạm thời: Khung đầu tiên sau khi lắp đặt với cột phải được tạm ổn
định theo cách như sau:
§ Xiết bu lông liên kết dầm, cột và các mô đun kèo.
§ Neo và giữ kèo với dây neo vào mặt đất.
Chỉ sau khi tạm thời chốt vì kèo vào hai đầu của cột và kết hợp

chúng theo chiều ngang, có thể tháo dây và giải phóng cần cẩu.
-

Cố định vĩnh viễn:
§ Xiết chặt tất cả các bu lông kết nối kèo, cột và các mô-đun của kèo.
Đối với những cấu kiện thép nặng, sử dụng cần cẩu để nâng và sau
đó xiết chặt các bu lông

Bước 3: Lắp dựng vì kèo
Cẩu lắp hệ rồi cố định hệ hai khung bên trên bằng hệ thống xà gồ, giằng
chéo.
Bước 4: Lắp dựng thanh giằng


Một bậc thang gắn liền vuông góc với vì kèo, 2 công nhân ngồi trên bậc thang
với dây an toàn móc vào dây cứu sinh sau đó thắt chặt các ốc vít của giằng.
Bước 5: Hoàn thiện nhịp cơ sở
Hoàn thiện nhịp cơ sở sao cho đảm bảo độ thẳng đứng, độ phẳng và ổn
định.

Bước 6:
Tiếp tục lắp dựng cho các nhịp tiếp theo dựa trên nhịp cơ sở đã lắp.
Bước 7:
Nghiệm thu và bàn giao.
2.6.4 Tính toán cẩu và cáp

 Cáp sử dụng cho việc thi công lắp dựng phải được tính toán với tải
trọng lớn nhất trong quá trình thi công bao gồm tải trọng bản thân
của cấu kiện, tải trọng của các thiết bị gia cố, gá đỡ đi kèm. Bảng
đặc tính kỹ thuật của cáp cẩu phải được đính kèm ở phần phụ lục.


 Việc tính toán cẩu được căn cứ vào tải trọng lớn nhất với các tình
huống bất lợi nhất bao gồm chiều cao lớn nhất và tầm với lớn nhất
trong quá trình thi công sẽ gặp phải. Dựa trên tải trọng lớn nhất,
chiều cao, tầm với và bảng đặc tính cẩu để chọn ra cẩu có tính năng
phù hợp
2.6.5 Phương án đối phó rủi ro

 Trường hợp 1: Cấu kiện bị biến dạng do mặt cắt ngang đạt tới momen giới hạn.
Để không xảy ra tình trạng như trên, các vị trí đặt móc cẩu cho các cấu kiện phải được
xem xét sao cho mô men lớn nhất không vượt quá giới hạn cho phép.


 Trường hợp 2: Độ dài của cấu kiện đạt tới ngưỡng độ mảnh tới hạn.
Để giảm thiểu các biến dạng do vượt độ mảnh cho phép tham khảo các biện pháp dưới
đây:

2.7 Cơ cấu tổ chức, Trách nhiệm và Công tác giám sát

 Ban Chỉ huy công trường là đại diện cao nhất của nhà thầu chịu trách nhiệm
quản lý toàn bộ các hoạt động thi công tại công trường, BCH CT sẽ nhận được sự
hỗ trợ từ Ban lãnh đạo công ty để hoàn thành tốt nhất trách nhiệm tại công
trường:

 BCH CT đại diện công ty tại công trường để đảm bảo quá trình thi công tuân thủ
theo các quy định của pháp luật cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh với
chính quyền địa phương trong suốt quá trình xây dựng.

 Thiết lập hệ thống quản lý toàn bộ hoạt động thi công của công trường như nhân
sự, thiết kế, biện pháp thi công, nghiệm thu, hoàn công … vv phù hợp với các quy

định của pháp luật và hệ thống quản lý chất lượng.
3.0 Phương án đảm bảo chất lượng
3.1 Các yêu cầu


Tất cả các công việc được thi công và nghiệm thu bởi bộ phận QA/QC phải tuân thủ
theo
các yêu cầu sau đây:
- Các chỉ tiêu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy chuẩn
- Các bản vẽ phê duyệt
-

Biện pháp thi công và ITP
-

Các mẫu đã được phê duyệt (nếu có)

QA/QC sẽ đạt được kết quả bẳng cách chỉ định người nghiệm thu cụ thể có kinh
nghiệm với phạm vi công việc liên quan để giám sát tất cả các khía cạnh của
công việc xây dựng và ghi lại tất cả các hoạt động đóng góp vào kết quả cuối
cùng.
Việc thực hiện công việc không đáp ứng tiêu chuẩn đã được phê duyệt, như đã nêu
ở trên, một bản “Báo cáo chất lượng không phù hợp” (NCR) sẽ được phát hành để
định lượng và xác nhận hành động khắc phục của Nhà thầu. Tất cả các NCR đã
ban hành cũng sẽ giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của việc không phù hợp để
giảm sự tái xuất hiện.
3.2 Các công việc quan trọng

 Xử lý vật liệu, lưu trữ và giao hàng: Việc giao hàng đúng thời gian và xử lý
đúng cách rất quan trọng đối với sự tiến triển của công việc.

 Công tác lắp dựng: Cần có đủ số lượng nhân lực có tay nghề theo yêu
cầu để tránh tác động đến tiến độ công trình. Yêu cầu phải có kế hoạch
và huy động nhân lực phù hợp.

 Thực hiện nghiệm thu: Việc nghiệm thu phải được phối hợp và tiến hành
không chậm trễ, như dự kiến để tránh những tác động đến sự tiến độ của
công việc. Cần số lượng người nghiệm thu phù hợp với khối lượng công
việc và tiến độ tại công trường.
3.3 Công tác kiểm tra và nghiệm thu
 Các yêu cầu cho kiểm tra và nghiệm thu được liệt kê chi tiết trong bảng Kế
hoạch kiểm tra nghiệm thu (ITP) được đính kèm trong phần phụ lục. Bảng
ITP cũng chỉ rõ các tiêu chí nghiệm thu cụ thể với các yêu cầu tổng thể cho
từng giai đoạn nghiệm thu và kiểm tra sẽ tiến tiến hành.

 Trước khi nghiệm thu hạng mục thì các công tác nghiệm thu nội bộ bởi các
Kỹ sư giám sát cần phải được tiến hành trước, biên bản nghiệm thu nội bộ
sẽ được đính kèm vào biên bản nghiệm thu nhằm giảm thiểu các nội dung


nghiệm thu lặp lại cũng như giảm thiểu các điều kiện có thể dẫn đến việc
nghiệm thu không đạt.
3.4 Theo dõi và đánh giá

 Với các điểm không đạt trong quá trình nghiệm thu như bị hư hại, các sản
phẩm không phù hợp …vv công tác sửa chữa/ khắc phục bất kì các khuyết tật
nào phải được chấp thuận trước khi tiến hành.
4.0 Sức khỏe, An toàn và vệ sinh môi trường
Nội dung dưới đây được lập được lập phù hợp với Kế hoạch về sức khỏe, an
toàn và môi trường đã được phê duyệt (Biện pháp an toàn tổng thể).
4.1 Đại diện

Cán cán bộ an toàn của Nhà thầu và Kỹ sư hiện trường phải tham dự các cuộc
họp nhóm và báo cáo nhiệm vụ hàng ngày trong đó các vấn đề về môi trường và an
toàn lao động phát sinh từ các hoạt động thi công trong ngày sẽ được lưu ý và ghi
lại. Các buổi họp này phải được thực hiện trước các ca làm việc và tại các địa
điểm khác nhau quanh công trường.
Các cuộc họp nhóm được thực hiện bởi thầu phụ cũng cần phải có sự tham gia của
các cán bộ an toàn của thầu chính để đảm bảo thực hiện đúng biện pháp quản lý
an toàn sức khỏe môi trường.
4.2 Đánh giá rủi ro/ Phân tích các công việc nguy hiểm
Việc đánh giá rủi ro được thực hiện để đảm bảo rằng mối nguy hiểm tiềm tàng có
thể được xác định và sau đó thực hiện các biện pháp kiểm soát an toàn để loại bỏ
hoặc giảm thiểu các mối nguy hiểm đã được xác định:
BƯỚC 1: Phân chia công tác thi công ra thành các giai đoạn thi công khác nhau.
Công việc này được thực hiện như một phần của kế hoạch ban đầu của giai đoạn
thi công.
BƯỚC 2: Xác định các nguy hiểm tiềm tàng ở mỗi giai đoạn thi công và đánh giá
khả năng xảy ra rủi ro dựa vào ma trận rủi ro.
BƯỚC 3: Biện pháp đảm bảo an toàn được thực hiện để loại trừ hoặc làm giảm
thiểu các nguy cơ đã được xác định. Tất cả các biện pháp phù hợp phải được thực
hiện để loại trừ mọi nguy cơ đã biết trước có thể ảnh hưởng tới con người. Nếu
không thể loại trừ nguy cơ thì phải có biện pháp để giảm thiểu các nguy cơ đó.Một
số biện pháp giảm thiểu nguy cơ được liệt kêtrong hình dưới. Chúng được liệt kê
theo thứ tự ưu tiên giảm dần.


4.3 Vệ sinh môi trường, Sức khỏe và Quy định về an toàn
của nhà thầu
A. Yêu cầu vệ sinh môi trường
Các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm thiểu các ảnh hưởng tới môi trường
cũng được thực hiện theo các yêu cầu của các quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành.

Luật bảo vệ môi trường
Số 175/CP ngày 18/10/1994 của chính phủ về việc hướng dẫn và thực hiện luật
bảo vệ môi trường.
Các quy định về bảo vệ môi trường được ban hành cùng với quyết định số
29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
Các tiêu chuẩn Việt Nam về hệ thống quản lý môi trường (TCVN ISO 14004:1997;
TCVN ISO 14004:1997, TCVN ISO 14010:1997; TCVN ISO 14011: 1997; TCVN
ISO 14012: 1997).
Nhà thầu cũng tuân thủ việc loại bỏ các chất thải xây dựng để tránh gây ô nhiễm
môi trường.Chất thải xây dựng sẽ được vận chuyển đến các khu vực quy định và
hạn chế tác động xấu đến hệ sinh thái.
B. Sức khỏe an toàn lao động
Trước khi bắt đầu hoạt động thi công, BCH CT phải đảm bảo toàn bộ thành viên
của dự án được học và huấn luyện an toàn đầy đủ theo quy định của pháp luật,
đồng thời cũng phải đảm bảo toàn bộ các thành viên hiểu và nắm rõ các quy định
về an toàn của Nhà thầu.
 Các yêu cầu về sức khỏe an toàn lao động quy định rõ trong “Quản lý an toàn tổng
thể của nhà thầu”.
4.4 Xác định nguy hiểm và các thiết bị bảo hộ lao động

 Việc xác định nguy cơ và sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân được áp d ụng
cho tất cả các nhân viên trên công trường xây dựng không có ngoại lệ, ví dụ kỹ
sư, giám sát viên và người lao động:

 Tất cả các trang thiết bị bảo hộ cá nhân như là mũ bảo hộ, giày ủng bảo hộ,
kính bảo hộ, găngtay, mặt nạ … phải được mang theo và sử dụng trước khi bắt
đầu công việc.

 Phương tiện bảo hộ cá nhân phải được sử dụng đúng cách, đúng yêu cầu khi
làm việc.


 Tất cả các dụng cụ, thiết bị phải được kiểm tra bởi cán bộ an toàn trước khi
tiến hành bất kỳ công việc nào.


 Tất cả các thiết bị điện phải ở trong tình trạng tốt, khisử dụng thi công thì cũng
phải đảm bảo các điều kiện an toàn.

 Hàng rào chắn, dấu hiệu cảnh báo phải được cung cấp trên công trường khi cần
thiết.
 Chỉ được hút thuốc tại các khu vực qui định.

 Phương tiện bảo hộ cá nhân luôn được kiểm tra trước khi bắt đầu công việc,
một cách thường nhật, để đảm bảo chúng luôn ở trong trạng thái tốt nhất.
Không được phép sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân đã hỏng.
4.5 Thông tin đến từng cá nhân

 Hệ thống các biển báo sẽ được đặt xung quanh khu vực đang thi công t ại
các vị trí thi ết yếu dễ quan sát, dễ thấy hoặc vị trí có nguy cơ cao về an
toàn, trong trường hợp cần thiết. Các dấu hiệu cảnh báo đó có nội dung
"NGUY HIỂM -KHÔNG LẠI GẦN" bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt in ở vị
trí tương tự.

 Hệ thống các biển báo khác, tùy thuộc vào tính chất của từng khu vực thi
công sẽ được treo thêm, nếu cần thiết
4.6 Công tác vệ sinh môi trường
 Công tác vệ sinh môi trường cần phải được thự c hiện nghiêm túc để đảm
bảo rằng tất cả vật tư, vật liệu được lưu trữ hoặc xếp gọn gàng, ngăn nắp
có trật trật tự tại các vị trí được cho phép mà không gây cản trở tới lối đi lại
của mọi người cũng như công việc sẽ được triển khai và không được đặt

quá gần bất kỳ rìa mép của các sàn thao tác hoặc sàn trên cao.

 Tất cả các rác thải khi thi công, nếu dễ cháy, dễ bắt lửa trong điều kiện bình
thường sẽ được chuyển ra khỏi công trường để xử lý. Tất cả các rác thải
khác cần phải được dọn dẹp sạch sẽ khỏi các lối đi và các sàn thao tác để
không gây ra những cản trở/ nguy hại không cần thiết và việc dọn dẹp như
trên cần phải diễn ra theo định kỳ.
Hà Tĩnh, ngày 7 tháng 5 năm 2019
CÔNG TY CỔ PHẦN HẠNH KHOA



×