Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Giáo viên tổng phụ trách đội với việc xây dựng đội ngũ ban chỉ huy liên chi đội hoạt động có hiệu quả trong công tác đội ở trường THC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.52 KB, 25 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là
giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa…”.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa
các cấp, các ngành, các lực lượng giáo dục và các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường, trong đó phải kể đến vai trò của tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong
(TNTP) Hồ Chí Minh, là tổ chức của những chủ nhân tương lai của đất nước,
đúng như Bác Hồ kính yêu đã từng nói: "... Non sông Việt Nam có trở nên vẻ
vang hay không. Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của
các cháu..."
Lịch sử vẻ vang hơn 70 năm hình thành và phát triển của Đội TNTP Hồ
Chí Minh đã cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn, phong
trào thiếu nhi Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều
sâu, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên nhi đồng, xứng
đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi người giáo viên Tổng phụ trách Đội
phải phấn đấu không ngừng để hoạt động Đội trở thành môi trường lành mạnh
có tác dụng giáo dục sâu rộng đến học sinh. Song, một mình giáo viên Tổng phụ
trách không thể làm hết được công việc này mà phải biết phối kết hợp, tranh thủ
sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trong đó phải
kể đến một lực lượng cán bộ Đội rất quan trọng góp phần quyết định hiệu quả
của hoạt động Đội, đó chính là Ban chỉ huy (BCH) Liên – Chi đội. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy ở một số trường THCS hiện nay việc lựa chọn và bồi dưỡng đội
ngũ BCH Liên – Chi đội chưa được giáo viên Tổng phụ trách quan tâm đúng
mức, nhiều giáo viên Tổng phụ trách còn chưa nhìn nhận rõ vai trò, vị trí của
BCH Liên – Chi đội trong hoạt động công tác Đội. Vì vậy, việc lựa chọn BCH
Liên – Chi đội còn dựa trên cảm tính và mang tính hình thức; chưa có nội dung
và phương pháp bồi dưỡng phù hợp, khoa học nên chưa phát huy hết được năng


lực của các em. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác Đội
nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Qua nhiều năm được nhà trường cử
làm Tổng phụ trách Đội tôi thấy việc xây dựng được một đội ngũ BCH Liên –
Chi đội có đầy đủ phẩm chất, năng lực và kỹ năng trong công tác Đội rất quan
trọng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công với vai trò Tổng phụ
trách Đội và bằng kết quả đã đạt được, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm
nhỏ. Trong phạm vi của đề tài này tôi xin được trình bày nội dung: “Giáo viên
Tổng phụ trách với việc xây dựng đội ngũ Ban chỉ huy Liên – Chi đội hoạt
động có hiệu quả trong công tác Đội ở trường THCS”. Rất mong nhận được
sự chia sẻ, đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua đề tài này nhằm mục đích:
- Tìm ra nội dung, phương pháp lựa chọn và bồi dưỡng BCH Liên - Chi
đội đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà
trường cũng như của địa phương.
- Kết hợp những bài học lý luận với hiệu quả vận dụng thực tiễn để xây
dựng được đội ngũ BCH Liên - Chi đội có đủ phẩm chất của người Đội viên, có
hiểu biết về Đội, có khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn, chủ động,
sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc được giao, giúp cho hoạt động của Đội
ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu góp phần củng cố và đẩy mạnh
tổ chức Đội trong nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài này tập trung nghiên cứu: Giáo viên Tổng phụ trách với việc xây
dựng đội ngũ BCH Liên – Chi đội hoạt động có hiệu quả trong công tác Đội ở
trường THCS Lam Sơn
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xây dựng đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp thực nghiệm: Qua việc vận dụng cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu: Qua việc đọc sách, tham khảo các tài liệu liên
quan đến nội dung đề tài.
- Phương pháp điều tra: Qua việc quan sát, tham vấn ở đồng nghiệp, khảo
sát từ học sinh.
- Phương pháp đối sánh: Đối chiếu, so sánh kết quả trước và sau khi vận
dụng đề tài.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm: Qua quá trình thực hiện đề tài
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu
nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đội thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản,
có sự hướng dẫn của phụ trách Đội, Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi
đồng làm mục tiêu phấn đấu cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả
năng trong học tập, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác
Hồ... Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường giáo dục không
thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn
diện.
Trong hoạt động Đội ở trường THCS, BCH Liên – Chi đội đóng vai trò
quan trọng, vị trí vai trò của BCH Liên – Chi đội gắn chặt với vị trí vai trò của


giáo viên Tổng phụ trách Đội cũng như của tổ chức Đội. Thực tiễn trong những
năm qua cho thấy Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng trở thành một lực lượng
giáo dục không thể thiếu trong cả 3 khâu “Dạy chữ -Dạy nghề - Dạy người”.
Trong thành tích của những nhà trường đạt được danh hiệu tiên tiến xuất sắc,
công tác Đội đóng góp một phần không nhỏ. Hoạt động Đội trong nhà trường
mạnh hay yếu, một phần rất quan trọng phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực và
kỹ năng của đội ngũ BCH Liên – Chi đội. Như lời căn dặn của Hồ Chủ Tịch:

“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại là do cán bộ đó
tốt hay chưa tốt”, “Có cán bộ tốt là có tất cả”. Trong nhà trường THCS, BCH
Liên – Chi đội là đại diện cho số đông đội viên trực tiếp chỉ huy điều hành các
hoạt động của Đội, là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách và là nhân lực trực
tiếp biến nghị quyết của Liên đội trong mọi hoạt động của trường. Như vậy
BCH Liên - Chi đội có giỏi, có năng lực sẽ giúp cho hoạt động của cả Liên đội
đạt hiệu quả cao và giúp cho Tổng phụ trách một số công việc. Qua đó, để các em
phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình. BCH Liên – Chi đội
đóng vai trò của một nhà tổ chức. Vì vậy phải thông thạo về kỹ năng, nghiệp vụ
trong công tác Đội, có khả năng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích nhằm
thu hút đông đảo lực lượng đội viên tham gia để các em “Học mà chơi, chơi mà
học” và mỗi khi đến trường các em cảm nhận được: “Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui”. Vì vậy, việc bồi dưỡng BCH Đội là việc vô cùng quan trọng và
cần thiết. Bồi dưỡng BCH Đội để nâng cao những phẩm chất, năng lực cần có
của BCH, phát huy được sở trường, tư chất của mỗi thành viên trong BCH. Từ
đó sẽ lôi cuốn được nhiều đội viên tham gia và hoạt động của tổ chức Đội sẽ
diễn ra sôi nổi và sẽ đạt hiệu quả tích cực hơn.
2.2. THỰC TRẠNG
2.2.1. Thuận lợi
* Giáo viên: Nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm với công việc được
giao. Chịu khó đọc và sưu tầm tài liệu, trao đổi học hỏi ở các đồng nghiệp trong
trường và các trường bạn về kinh nghiệm trong công tác Đội.
* Học sinh: Đa số các em ngoan, rất nhiệt tình, năng nổ tham gia các hoạt
động đoàn thể, hoạt động xã hội.
Nhà trường nằm trên địa bàn của Thị trấn Lam Sơn có nhiều điều kiện về
mọi mặt so với các địa phương khác nên thuận lợi cho các em tham gia các hoạt
động phong trào. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các lực lượng
xã hội trên địa bàn.
2.2.2. Khó khăn
Bản thân của giáo viên chưa có được nhiều kinh nghiệm trong công tác

Đội, là công tác kiêm nhiệm nên chưa được đào tạo qua các lớp nên còn lúng
túng trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, qua tìm hiểu thực tế công tác ở đơn vị và ở một số đơn vị
trường THCS trên địa bàn huyện hiện nay về công tác Đội, tôi thấy vẫn còn


không ít vấn đề tồn tại như: Chưa thực sự hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan
trọng của công tác Đội trong nhà trường mà chỉ coi công tác Đội đơn giản chỉ là
hoạt động theo dõi, ổn định nề nếp. Gần như giáo viên Tổng phụ trách Đội ở
hầu hết các Liên đội đều không phải là giáo viên chuyên trách mà chỉ là giáo
viên kiêm nhiệm nên việc điều hành công tác Đội đôi khi còn lúng túng, chưa
thực sự chủ động trong công việc. Giáo viên Tổng phụ trách chưa chú trọng
việc lựa chọn những em có năng lực và phẩm chất của người chỉ huy vào BCH
Đội, chưa có phương pháp và hình thức bồi dưỡng phù hợp cho đội ngũ BCH.
Đội ngũ BCH Đội chưa nhận thức được vị trí, vai trò của người chỉ huy trong
hoạt động Đội ở trường THCS, chưa biết cách tổ chức các hoạt động phong trào
Đội, các em còn lúng túng, thụ động trong quá trình tổ chức các hoạt động, chưa
mạnh dạn và phát huy được năng lực chỉ huy, chưa sáng tạo trong công việc,
gần như chỉ hoạt động theo hướng chỉ định của giáo viên Tổng phụ trách dẫn
đến hoạt động của đội ngũ BCH còn mang tính hình thức, rời rạc chưa hiệu quả.
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động Đội nói riêng và
chất lượng giáo dục của các nhà trường nói chung.
Năm học 2016 – 2017, khi nhận nhiệm vụ làm giáo viên Tổng phụ trách
Đội, tôi đã tiến hành khảo sát 45 em trong BCH Liên – Chi đội (trong đó: 17 em
trong BCH Liên đội, 28 em trong BCH Chi đội) về các nội dung sau:
- Nhận thức về tầm quan trọng của họat động Đội trong trường học.
- Phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động Đội theo chủ đề, từng tháng
từng tuần.
- Cách tổ chức họp BCH, tổ chức điều khiển sinh hoạt Đội.
- Cách tổ chức Đại hội Chi đội, Đại hội Liên đội.

- Phương pháp tổ chức và điều khiển các hoạt động tập thể, các trò chơi…
- Tác phong, kỹ năng chỉ huy.
- Thực hiện các kỹ năng đội viên.
- Công tác ghi chép các văn bản đội, sổ chi đội, thông tin báo cáo.
- Công tác kiểm tra, đánh giá.
* Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy:
Nội dung kết quả
Số em thực hiện đúng, chính xác các yêu cầu

Số lượng
08

%
17,8

Số em thực hiện các nội dung ở mức khá
15
33,3
Số em thực hiện các nội dung đạt yêu cầu
16
35,6
Số em chưa đạt yêu cầu
06
13,1
Nhìn vào kết quả khảo sát, tôi thấy chỉ có gần 1/2 các em thực hiện đúng,
chính xác và ở mức độ khá các yêu cầu, còn lại 1/2 các em ở mức đạt yêu cầu
và vẫn còn các em chưa đạt yêu cầu.


Ngoài ra, tôi còn mở rộng khảo sát, kiểm tra xác xuất một bộ phận đội

viên về Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, nhận thức về tầm quan trọng của hoạt
động Đội trong trường học, đặc biệt là việc thực hiện các kỹ năng đội viên. Kết
quả cho thấy một bộ phận không nhỏ các em đội viên chưa nắm vững được các
nội dung trên. Kể cả kĩ năng tháo, thắt khăn quàng mà các em thường xuyên
phải thực hiện trước khi đến trường.
Từ thực trạng trên, tôi có suy nghĩ cần phải tìm, chọn và bồi dưỡng đội
ngũ BCH Liên – Chi đội, để đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác Đội nói
riêng và yêu cầu giáo dục nói chung trong nhà trường.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.3.1. Xây dựng cơ cấu BCH Liên – Chi đội
Ngay từ đầu năm học, khi nhận nhiệm vụ Tổng phụ trách Đội tôi đã tìm
hiểu và xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng cơ cấu
BCH Liên – Chi đội phải đảm bảo được những yêu cầu sau: Về số lượng BCH
phải là số lẻ để thuận lợi khi cần biểu quyết, phải đảm bảo hợp lý cơ cấu giữa
các khối lớp trong Liên đội, giữa các Phân đội trong Chi đội. Cụ thể:
+ BCH Chi đội gồm 05 em, trong đó:
- Chi đội trưởng: 01 em
- Chi đội phó: 02 em
- Ủy viên: 02 em
+ BCH Liên đội gồm 17 em, trong đó:
- Liên đội trưởng: 01 em
- Liên đội phó: 03 em (trong đó: 01 phụ trách học tập và một số phong
trào; 01 phụ trách nề nếp, đội cờ đỏ; 01 phụ trách lao động, văn nghệ, thể dục
thể thao)
- Ủy viên: 13 em
Đây là những hạt nhân giúp giáo viên phụ trách chi đội và giáo viên
Tổng phụ trách điều hành, tổ chức các hoạt động Đội có hiệu quả.
2.3.2. Tìm và lựa chọn đội ngũ BCH Liên – Chi đội
Thực tế để phát huy tốt vai trò tự quản của Đội thì cách tốt nhất, trước hết
và quan trọng nhất là thông qua BCH Đội. Chính vì vậy, tôi hết sức chú ý đến

công việc lựa chọn một đội ngũ chỉ huy đội sao cho các em được đội viên tín
nhiệm, tin tưởng và bản thân phải có những năng lực trong học tập và trong chỉ
huy. Lựa chọn tốt BCH sẽ là điều kiện có tính quyết định cho chất lượng hoạt
động Đội ở Liên đội. Bởi vì: BCH Đội là hạt nhân của phong trào, là đầu tàu, là
lực lượng nòng cốt là chỗ dựa tin cậy của giáo viên Tổng phụ trách.


Vào đầu năm học, tôi thường xuyên trao đổi, phối hợp chặt chẽ với các
đồng chí giáo viên chủ nhiệm (là những người phụ trách chi đội), đặc biệt là
những phụ trách chi đội năm trước để biết được khả năng và ưu thế của các em.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin ý kiến chỉ đạo của Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường
và từ đó có kế hoạch lựa chọn các em vào BCH Đội, đặc biệt là lựa chọn những
em giữ cương vị Liên đội trưởng, Chi đội trưởng. Có như thế thì BCH Đội mới
thật là “Thủ lĩnh” của một tập thể.
Ví dụ: Để lựa chọn được một số em học sinh lớp 6 vào BCH Đội, tôi đã
có cuộc nói chuyện với cô giáo Lê Thị Vi – Giáo viên Tổng phụ trách Đội và cô
Nguyễn Thị Bảy – Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 trường tiểu học thị trấn Lam Sơn
mà các em đã học ở năm trước và biết có hai em: Lê Nhật Linh và Nguyễn Thị
Thảo Vân thuộc Chi đội 6C là những học sinh đã tham gia BCH Đội ở tiểu học
rất có năng lực. Trên cơ sở đó, tôi đã có thêm những định hướng cho việc lựa
chọn các em vào BCH Liên – Chi đội.
* Tiêu chuẩn chọn đội ngũ BCH Liên – Chi đội
Để lựa chọn BCH Liên – Chi đội, tôi căn cứ vào Điều lệ Đội và các chỉ
dẫn về công tác tổ chức của Đội, đồng thời cũng căn cứ vào yêu cầu khả năng
cụ thể của liên đội để lựa chọn BCH cho thích hợp với tình hình. Căn cứ vào
yêu cầu chất lượng năng lực cần có của BCH để lựa chọn những em có năng
lực, có tinh thần trách nhiệm. Để lựa chọn được đúng, trong thực tế nhiều năm
làm Tổng phụ trách tôi thường chọn lựa những em phải đạt những tiêu chuẩn
sau:
+ Có hiểu biêt về đội TNTP Hồ Chí Minh; yêu mến tổ chức Đội TNTP

Hồ Chí Minh và yêu thích hoạt động Đội.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức tốt, gương mẫu, học lực từ khá trở
lên.
+ Có khả năng tổ chức điều hành các hoạt động của Đội được bạn bè tín
nhiệm.
+ Tác phong nhanh nhẹn, tính tình hòa nhã, thân thiện, cởi mở, có năng
khiếu, chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động, tự chủ, công bằng trong mọi hoạt
động,
+ Là những em mà hoàn cảnh gia đình có điều kiện, thuận lợi cho các em
tham gia tốt các hoạt động.
Để đạt được những tiêu chuẩn trên thực sự là khó và cần có nhiều thời
gian để tìm hiểu và nắm bắt đối tượng. Nhưng bằng sự nỗ lực và trách nhiệm
của mình, tôi đã cố gắng vận dụng để tìm tòi và lựa chọn ra một BCH Liên –
Chi đội thực sự mạnh để gánh vác trách nhiệm của Liên - Chi đội đóng góp nên
sự thành công trong hoạt động Đội nói riêng và trong thành tích của nhà trường


nói chung. Bởi vì trên hết BCH Liên – Chi đội có mạnh thì liên đội và các chi
đội mới hoạt động một cách hiệu quả.
* Hướng dẫn cho học sinh lựa chọn các nhân tố BCH Liên – Chi đội
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của đội viên. Vì vậy, điều đầu tiên mà
tôi lưu ý là phải tôn trọng quyền lựa chọn của các em khi giới thiệu các nhân tố
vào BCH Liên – Chi đội. Đó vừa là quyền lợi, là trách nhiệm và nghĩa vụ của
mỗi đội viên. Nhưng, do các em chưa nhận thức được đầy đủ, chưa biết nhìn
nhận và đánh giá con người một cách khách quan và toàn diện nên tôi đã hướng
dẫn các em lựa chọn ra được một BCH Đội – là những đội viên có phẩm chất,
năng lực trong hoạt động Đội. Việc lựa chọn có thể bằng nhiều cách: thông qua
những việc làm cụ thể của các em, qua các cuộc giao tiếp, qua trao đổi với phụ
trách chi đội những năm học trước. Trong quá trình lựa chọn tôi nhận thấy
phương án giáo viên phụ trách cho tập thể chi đội tự lựa chọn và giới thiệu là

phù hợp nhất, đảm bảo các tiêu chuẩn và sát đối tượng. Cách thức này cho thấy
tính dân chủ khách quan và tính tập thể trong quá trình vận dụng mà tôi đã sáng
tạo để tăng tính hiệu cho công việc. Thông qua việc tổ chức Đại hội Chi đội và
Đại hội Liên đội để bầu chọn ra BCH Liên – Chi đội.
Trước hết là tổ chức cho các chi đội Đại hội để lựa chọn ra BCH Chi đội
và cả 14 chi đội đều tổ chức Đại hội Chi đội rất nghiêm túc, trang nghiêm.
Ví dụ: BCH Chi đội 8A nhiệm kì 2016 – 2017 gồm:
- Chi đội trưởng: em Lê Thị Thu Giang
- Chi đội phó 1: em Trịnh Thị Doan
- Chi đội phó 2: em Hoàng Gia Thiên Phúc
-Ủy viên: 2 em: Đỗ Thị Thu Phương và Trần Đức Anh
Sau khi các chi đội đã Đại hội xong, liên đội đã tổ chức Đại hội để lựa
chọn ra BCH Liên đội gồm 17 em, trong đó:
- Liên đội trưởng: em Hoàng Thị Thúy Nga – 8B
- Liên đội phó 1: em Lê Nhật Linh – Lớp 6C
- Liên đội phó 2: em Nguyễn Tùng Dương – 7C
- Liên đội phó 3: em Lê Thị Cẩm Chi – 9A
-Ủy viên: 13 em
Qua việc bầu chọn ở các chi đội và liên đội đã lựa chọn được những em
có tinh thần trách nhiệm cao, có đủ năng lực phẩm chất, kỹ năng và tích cực
trong các hoạt động phong trào của trường, lớp.
2.3.3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của BCH Liên – Chi
đội


Đây là công việc rất quan trọng đầu tiên mà giáo viên phụ trách Đội phải
làm đối với đội ngũ BCH Đội, bởi vì có giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em thì
các em mới biết mình phải làm gì, từ đó sẽ góp phần giúp các em thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao.
Cụ thể: Sau Đại hội Liên đội, tôi đã tổ chức họp BCH Liên đội giao nhiệm

vụ cụ thể cho các thành viên trong BCH Liên đội năm học 2016 – 2017 như sau:
- Em Hoàng Thị Thúy Nga – Liên đội trưởng: Phụ trách điều hành chung
Có trách nhiệm theo dõi chung về mọi mặt, đấu mối với cô Tổng phụ
trách để nắm bắt các nội dung hoạt động và cách đánh giá các bạn theo Chi đội.
Chịu trách nhiệm trước giáo viên Tổng phụ trách điều hành, quản lí các hoạt
động của Liên đội. Có sổ theo dõi thi đua, ghi chép cẩn thận về nhiệm vụ, kế
hoạch hoạt động của Liên đội từng tuần, từng tháng, cả năm. Chủ trì, điều khiển
các tiết sinh hoạt đội, phải có được những nhận xét cụ thể về các thành viên
trong BCH, đánh giá kết quả hoạt động của Liên đội. Mọi chỉ tiêu thi đua được
mã hóa và tính bằng điểm số.
- Em Lê Nhật Linh – Liên đội phó: Phụ trách nề nếp, đội cờ đỏ
Có trách nhiệm theo dõi công tác thi đua, nề nếp chung của Liên đội.
Quản lí đôi cờ đỏ, hướng dẫn đội cờ đỏ theo dõi nề nếp của các chi đội, phối
hợp với giáo viên Tổng phụ trách xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua (được
mã hóa bằng điểm).
- Em Lê Thị Cẩm Chi – Liên đội phó phụ trách học tập
Em là một học sinh giỏi nhiều năm của Liên đội. Có trách nhiệm đôn đốc,
kiểm tra nề nếp học tập, theo dõi thi đua học tập, phụ trách chấm hồ sơ sổ sách
Chi đội, theo dõi kiểm tra các phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Đăng kí tiết học
tốt và giành điểm 9,10”.
- Em Nguyễn Tùng Dương – Liên đội phó phụ trách lao động, văn nghệ,
thể dục thể thao
Chịu trách nhiệm tập hát những bài vè truyền thống của đội cho các phụ
trách văn nghệ ở các chi đội và theo dõi, hướng dẫn liên đội hoạt động văn nghệ
theo chủ điểm hàng tháng của Đội. Biết động viên, khơi dậy phong trào văn
nghệ, thể dục thể thao quần chúng trong những đợt thi đua. Quản lí đội văn thể
mĩ của Liên đội và các Chi đội. Có kế hoạch bố trí cho các chi đội tham gia lao
động có hiệu quả. Biết phân công, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp công tác lao
động để đánh giá vào tiết sinh hoạt đội
- Các ủy viên:

Có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp và cùng tập thể BCH Liên
đội bàn bạc, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của Đội và việc
triển khai thực hiện các nội dung chương trình công tác Đội và phong trào thiếu
nhi đã đề ra. Phụ trách một số mặt công tác của Đội và có trách nhiệm kiểm tra,


đánh giá phong trào hoạt động và chịu trách nhiệm trước BCH Liên đội về kết
quả hoạt động thuộc lĩnh vực, đơn vị mình phụ trách, sinh hoạt; định kỳ báo cáo
kết quả hoạt động về thường trực BCH Liên đội. Thực hiện các nhiệm vụ khác
có liên quan do Tổng phụ trách và Liên đội trưởng phân công.
Tất cả các thành viên trong BCH Liên Đội với nhiệm vụ riêng của mình
đều phải có sổ theo dõi, ghi lại những nhận xét chung ở từng bộ phận do mình
phụ trách. Đặc biệt là có sự khích lệ thi đua bằng điểm số, bằng lời tuyên
dương, động viên đầy tính thuyết phục. Vào thứ 6 hàng tuần, tôi họp BCH Liên
đội để nghe từng thành viên trong BCH báo cáo kết quả hoạt động trong tuần,
trong tháng. Tổ chức sơ kết cuối tháng, cuối kỳ, cuối năm.
2.3.4. Huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ BCH Liên – Chi đội
Sau khi đã phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên trong BCH Liên
đội, căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể trong công tác Đội của trường
THCS Lam Sơn, tôi đã triển khai công tác bồi dưỡng cho đội ngũ BCH Đội theo
trình tự bồi dưỡng sau:
2.3.4.1. Nội dung bồi dưỡng
2.3.4.1.1. Bồi dưỡng phương pháp công tác Đội của BCH
Vào đầu năm học, sau khi được tiếp thu chương trình hoạt động của Hội
đồng Đội cấp trên, tôi đã lên kế hoạch chung cho cả năm học và trình Cấp uỷ,
Ban giám hiệu nhà trường để đưa vào chỉ tiêu và nhiệm vụ chung của năm học.
Sau đó tôi tiến hành lựa chọn các chủ đề lớn, lên kế hoạch cụ thể chi tiết cho
từng hoạt động. Tổ chức bồi dưỡng cho các em trong BCH Liên – Chi đội về
các nội dung:
* Cách ghi chép các văn bản sổ sách của Đội: Sổ biên bản, sổ chi đội, sổ

truyền thống. Bản báo cáo hoạt động Đội, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết,
thành tích, đăng ký thi đua, biên bản và dự thảo nghị quyết Đại hội Đội.
Cụ thể: Ngày 19/09/2016, tôi đã mở lớp bồi dưỡng đầu năm học (đợt 1)
cho các em trong BCH Liên – Chi đội. Tại lớp bồi dưỡng, tôi đã hướng dẫn cho
các em Chi đội trưởng biết cách ghi chép sổ Chi đội. Tôi đã cho em Hoàng Thị
Thúy Nga – Liên đội phó, Chi đội trưởng chi đội 8B – là em mà trong những
năm qua đã có kĩ năng ghi và hoàn thành rất tốt những nội dung, yêu cầu của sổ
Chi đội sẽ lên hướng dẫn các đội viên còn lại cách ghi chép như thế nào cho
đảm bảo yêu cầu, khoa học, chính xác, thể hiện được đầy đủ hoạt động của Chi
đội mình.
* Xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch tháng);
Phương pháp tổ chức họp BCH; Phương pháp tổ chức và điều khiển sinh hoạt
đội, các hoạt động tập thể; Phương pháp chỉ đạo và tổng kết rút kinh nghiệm.


Tôi đã hướng dẫn các em phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động của
chi đội bằng cách: phát cho mỗi em Chi đội trưởng một bản kế hoạch hoạt động
của liên đội đã được sự phê duyệt của Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường, từ đó
các em dựa vào đặc điểm tình hình của chi đội để xây dựng kế hoạch hoạt động
cụ thể từng tuần, từng tháng sao cho phù hợp với chi đội mình mà vẫn đảm bảo
yêu cầu hoạt động của liên đội. Và sau đó, tôi đã để em Trịnh Minh Trang – Chi
đội trưởng chi đội 9A – Là chi đội mà trong những năm qua đã đạt được rất
nhiều thành tích trong phong trào hoạt động Đội, liên tục nhiều năm liền đạt
danh hiệu chi đội vững mạnh xuất sắc lên chia sẽ kinh nghiệm của bản thân về
phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động cũng như phương pháp tổ chức và
điều khiển các tiết sinh hoạt Chi đội…Từ đó giúp các em hiểu rõ hơn về
phương pháp công tác Đội của BCH.
2.3.4.1.2. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, điều hành của BCH
* Biết tổ chức họp Đội và sinh hoạt Đội: Đối với các Chi đội, hàng tháng
việc sinh hoạt Chi đội là điều không thể thiếu bởi đây là buổi các em tổng kết

công tác từng tháng, đưa ra phương hướng tháng tới và các em được chơi các
trò chơi, biểu diễn văn nghệ...
Tôi đã tổ chức một buổi sinh hoạt Chi đội mẫu tại chi đội Võ Thị Sáu Lớp 8B. Thành phần tham dự là toàn bộ BCH Liên đội - Chi đội. Qua buổi sinh
hoạt này các em sẽ hình dung được thế nào là một buổi sinh hoạt Chi đội. Các
em sẽ về Chi đội mình lập kế hoạch, viết chương trình và tổ chức buổi sinh hoạt
Chi đội mình được tốt hơn.
* Biết tổ chức Đại hội Đội: Là cuộc sinh hoạt Đội nhằm phát huy quyền
dân chủ, tự quản để lựa chọn BCH và xây dựng nghị quyết của Đội. Đại hội Đội
tiến hành mỗi năm một lần đối với Liên đội cũng như Chi đội.
Vào đầu năm học mới, khoảng tuần thứ 2 của tháng 9, tôi tiến hành cho
Chi đội Võ Thị Sáu (Lớp 6A) tổ chức Đại hội mẫu. Lí do mà tôi chọn lớp 6 là vì
các em mới bước chân vào ngôi trường THCS còn nhiều bỡ ngỡ, với sự háo
hức, sốt sắng về ngôi trường mới và về buổi Đại hội Đội. Đại hội Chi đội mẫu
có sự tham gia của Ban giám hiệu, Cấp ủy, giáo viên Tổng phụ trách, giáo viên
chủ nhiệm, BCH các Chi đội - Liên đội. Đại hội Chi đội mẫu sẽ giúp cho BCH
Chi đội khác học được cách tổ chức Đại hội Chi đội, từ đó các em sẽ tự xây
dựng kế hoạch tiến hành thành công Đại hội của chi đội mình.
* Hoạt động lớn của Đội: Là những nội dung sinh hoạt mang màu sắc
của Đội, được diễn ra trong thời gian dài như: Phát động chủ đề, hoạt động thi
đua xây dựng tập thể tự quản,... Với mục đích tập hợp Đội viên, tạo phong trào
thi đua cho Đội viên rèn luyện theo chủ đề, tôi bồi dưỡng cho các em trong
BCH những nội dung sau:


+ Công tác chuẩn bị cho hoạt động: Họp BCH, định hướng nội dung và
cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, phổ biến nội dung hoạt động, phân công
nhiệm vụ tới từng thành viên trong BCH.
+ Tổ chức hoạt động: Theo nội dung đã thống nhất, biết lựa chọn các
hình thức cho phù hợp với nội dung, biết huy động và phối hợp các Đội viên
nòng cốt để tổ chức tốt hoạt động. Trong hoạt động, có kiểm tra đánh giá.

+ Sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: Đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ
chức điều hành các hoạt động, kết quả hoạt động.
Cụ thể: Trong đợt phát động thi đua theo chủ điểm: “ Chăm ngoan học
giỏi – Nhớ ơn thầy cô”, vào đầu tháng tôi hướng dẫn BCH Liên - Chi đội lên kế
hoạch cụ thể phát động thi đua, BCH sẽ phối hợp với Đội cờ đỏ kiểm tra đánh
giá các mặt hoạt động. Lễ phát động của Liên đội diễn ra vào buổi chào cờ tuần
đầu tiên của tháng 11. Đối với từng chi đội: Lễ phát động cũng sẽ diễn ra trong
lớp ngay sau lễ phát động của liên đội. BCH Chi đội sẽ lên kế hoạch thi đua
giữa các phân đội (các phân đội trưởng sẽ chấm chéo). Cuối mỗi tuần tổng kết
một lần, cuối đợt thi đua sẽ tổng kết và khen thưởng.
Với hình thức phát động thi đua theo chủ đề điểm như thế này đã tạo ra
sự thi đua sôi nổi giữa các phân đội trong chi đội và giữa các chi đội trong liên
đội. Các em biết được ý nghĩa của việc mình làm và cùng nhau phấn đấu vươn
lên trong học tập tốt hơn, rèn luyện ý thức tốt hơn. Mặt khác BCH Liên - Chi
đội cũng học tập được cách phát động thi đua theo những chủ điểm khác nhau,
biết cách đánh giá, cho điểm sao cho công bằng, tạo không khí thi đua sôi nổi.
2.3.4.1.3.Bồi dưỡng tác phong BCH
Người chỉ huy chính là người lãnh đạo, người đứng đầu tổ chức đội, có
vai trò dẫn dắt, định hướng, chỉ đạo và xây dựng mối quan hệ giữa những thành
viên trong cùng một tổ chức, cùng vận hành theo một hệ thống nhất định. Để
các em trong BCH có tác phong nhanh nhẹn, chuẩn xác, đảm bảo đúng yêu cầu
của người chỉ huy thì giáo viên Tổng phụ trách cần giúp các em trong BCH
Liên – Chi đội hiểu rõ mình; sở trường và sở đoản cá nhân; thạo việc, có bản
lĩnh trong giao tiếp và phối hợp hoạt động với những thành viên khác, có khả
năng tổ chức và quản lý khoa học, trở thành những cán bộ Đội mẫu mực, có kỹ
năng, có uy tín trong tập thể.
Ví dụ: Để giúp em Lê Nhật Linh – Liên đội phó phụ trách phần việc theo
dõi nề nếp và đội cờ đỏ thạo việc, vào các sáng thứ 2 đầu tuần, tôi giao cho em
quản lý, chỉ đạo đội cờ đỏ phối hợp với lớp trực kiểm tra trang phục đội của các
đội viên trong đội nghi lễ và kiểm tra ở các Chi đội trước buổi lễ chào cờ toàn

trường.


Trong buổi lễ chào cờ đầu tiên của năm học, tôi giao cho em Lê Thị Cẩm
Chi – Liên đội phó, điều hành để làm mẫu, yêu cầu các em còn lại trong BCH
chú ý theo dõi diễn biến của lễ chào cờ để học hỏi về diễn biến của lễ chào cờ
và tác phong của người điều hành. Trong những tuần tiếp theo, cứ mỗi tuần, tôi
lại cho một em trong BCH Đội điều hành lễ chào cờ và cứ lần lượt thay nhau
hàng tuần. Với cách làm như vậy, 100% các em trong BCH Đội đều có kĩ năng
tương đối tốt trong việc điều hành lễ chào cờ.
2.3.4.1.4. Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội
Một trong những nội dung quan trọng cần thiết phải bồi dưỡng cho BCH
là rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ Đội. Các nội dung cần bồi dưỡng là: Bồi dưỡng
những kĩ năng cần có của người đội viên: Hát quốc ca, đội ca, hô đáp khẩu hiệu
đội, chào kiểu đội viên; Các động tác cá nhân tại chỗ và di động; Tháo thắt khăn
quàng; cầm cờ, giương cờ, vác cờ; Đánh trống đội, đội hình đội ngũ,… Tập hát,
múa một số bài hát truyền thống của Đội; Phương pháp tổ chức trò chơi tập thể;
Nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức.
Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội, tôi thường xuyên tổ chức cho
BCH Đội tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng, qua các hoạt động thực tiễn
hoặc thông qua hoạt động của các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ “Nghi thức, nghi
lễ”...Qua các bài học, các em được bổ sung kiến thức công tác Đội, được học
hỏi kinh nghiệm tổ chức của các anh chị phụ trách và các bạn, được thực hành,
luyện tập và được kiểm tra đánh giá. Từ đó giúp các em vững vàng, chủ động
trong công việc. Trong quá trình bồi dưỡng, tôi đã áp dụng loại hình: Đầu tiên là
tập luyện cho đội nòng cốt, sau đó thực hiện luyện tập chung, cuối cùng là tổ
chức, kiểm tra, đánh giá bằng hội thi và thấy rất hiệu quả.
Cụ thể: Vào dịp 20/11, Liên đội đã tổ chức Hội thi “Tổ chức các trò chơi
dân gian” giữa 14 chi đội. Yêu cầu của Hội thi là mỗi một chi đội phải tổ chức
một trò chơi dân gian cho 13 chi đội còn lại cùng chơi. Để các chi đội biết cách

tổ chức trò chơi, vào buổi họp BCH Đội tháng 10, tôi đã cho các em tham gia
trò chơi mẫu là “Người thừa thứ 3” dưới sự hướng dẫn chi tiết (về mục đích yêu
cầu, thể lệ, cách chơi…) của em Hoàng Thị thúy Nga - Liên đội trưởng. Nhờ
vậy mà các chi đội đã tổ chức rất tốt trò chơi của mình khi tham gia hội thi, điều
đáng nói là 14 chi đội là 14 trò chơi khác nhau không bị trùng lặp và các em đã
tham gia chơi một cách nhiệt tình, thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của tuổi học
trò.
Khi hướng dẫn cho các em múa hát sân trường, tôi đã giao cho em
Nguyễn Tùng Dương – Liên đội phó, cùng em Nguyễn Kiêu Trinh - Ủy viên
phụ trách văn nghệ, chọn 4 em nòng cốt tập trước sau đó 4 em này sẽ hướng dẫn
cho các em còn lại trong BCH Đội và các em sẽ về triển khai cho chi đội mình.


Sau đó, tôi sẽ kiểm tra đánh giá công tác triển khai ở các chi đội thông qua các
buổi múa hát giữa giờ vào thứ 2,4,6 hàng tuần.
2.3.4.1.5. Bồi dưỡng phương pháp kiểm tra, đánh giá
Đây là công việc không kém phần quan trọng. Kiểm tra đánh giá chính
xác, khách quan, công bằng sẽ thúc đẩy, nâng cao chất lượng các đợt hoặc nội
dung sinh hoạt. Công tác này, tôi cho các em tiến hành sau mỗi đợt hoặc nội
dung sinh hoạt như: Kiểm tra phong trào xây dựng tập thể tự quản, xếp loại chi
đội; xếp loại đội viên (cuối tháng, học kỳ, năm học), các phong trào lớn của
Đội…
Trước tiên, bồi dưỡng cho các em cách kiểm tra, đánh giá trong công việc
và con người. Sau đó hướng dẫn hình thức kiểm tra: tự kiểm tra lẫn nhau, kiểm
tra từng công việc cụ thể hoặc kiểm tra toàn diện, làm như vậy sẽ thúc đẩy được
phong trào hoạt động Đội. Nội dung này được tiến hành liên tục từ đầu năm đến
hết năm với nhiều hình thức bồi dưỡng: Trao đổi, phê bình, khen ngợi. Đặc biệt
là việc xếp loại thi đua, đội ngũ BCH Đội phải có yêu cầu cao hơn đội viên
khác. Tuy nhiên, việc đánh giá không mang nặng về phê bình khiển trách mà chỉ
nhắc nhở mang tính chất động viên khích lệ là chủ yếu để nâng cao ý thức tự

quản của các em. Về thi đua, theo dõi thi đua, tính điểm thi đua bằng mã hóa
các hoạt động trong thi đua. Các em có thể tự tính điểm và tự đánh giá, xếp loại
cá nhân, Chi đội, Liên đội.
Cụ thể: Để theo dõi kiểm tra đánh giá hoạt động của Chi đội, tôi đã phát
cho các em trong BCH Liên đội và các em trong đội cờ đỏ, mỗi em một quyển
sổ theo dõi. Tôi đã hướng dẫn cho các em lập bảng theo dõi thi đua giữa các Chi
đội tính bằng điểm theo biểu mẫu sau:
Bảng theo dõi thi đua Chi đội – Lớp:…..Sĩ số:……
Học kì:…..Tuần…tháng:…..(Từ ngày…./…/20
Thứ

Nề
nếp,
ý
thức
học
tập

Sách
vở,
đồ
dùn
g
học
tập

Đi học
chuyê
n cần


Ra Trang
vào phục
lớp
đội
viên

Vệ
Sinh
chuyê
n

Tác
phon
g: nói
lời
hay
làm
việc
tốt

Chào
cờ,
sinh
hoạt
15’

đến ngày…/…/20
Thể
dục
giữa

giờ

Gi

học

Số
điể
m bị
trừ

)

GVCN
kiểm
tra, kí
xác
nhận

….
Tổng số điểm bị trừ:…… Xếp loại:… Xếp thứ:… Xác nhận của Đoàn Đội

Họ tên cờ đỏ theo dõi

Bảng thi đua đơn giản, chính xác, phù hợp với trình độ các em. Thông
qua biểu mẫu này và phối hợp với kết quả của lớp trực sẽ đánh giá được hoạt
động của từng chi đội trong tuần.


Tóm lại nội dung bồi dưỡng chỉ huy nhằm giúp các em thạo việc, biết tổ

chức hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, có khả năng tổ
chức quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh trong
giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực, uy tín.
2.3.4.2. Phương pháp bồi dưỡng
Sau khi cho các em nhận thức được chức năng, nhiệm vụ của mình, tôi
xét thấy cần phải có giải pháp bồi dưỡng cho các em để hướng cho các em đi
vào hoạt động một cách đồng bộ và có hiệu quả, chất lượng. Về giải pháp này
tôi vừa bồi dưỡng chung, vừa bồi dưỡng riêng, vừa theo dõi hoạt động của từng
em thông qua các lớp tập huấn bồi dưỡng và qua thực tiễn hoạt động Đội, sau
đó phân tích để các em thấy rõ năng lực sáng tạo của mình, thấy được nội dung
công việc và phương pháp lãnh đạo.
Ví dụ: Đầu năm, tôi thấy em Hoàng Thị Thúy Nga - Liên đội trưởng, rất
nhiệt tình, năng nổ nhưng còn hạn chế về phương pháp. Để phát huy khả năng
của em, tôi đã giao cho em một số công việc đòi hỏi phải huy động đông đảo
đội viên trong liên đội tham gia. Tôi thấy em làm tốt, biết vận động quần chúng
nhưng chưa biết cách tổ chức. Tôi đã gọi riêng em vào phòng sinh hoạt Đội gợi
ý, nhắc nhở, động viên em hãy suy nghĩ cách tổ chức sao cho hợp lí, không để
lãng phí nhân lực.
Có thể nói, công tác bồi dưỡng BCH chính là quá trình tổ chức học đi đôi
với hành, do đó phải kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau để đạt
được mục tiêu, chất lượng BCH tại mỗi đơn vị. Tại Liên đội trường THCS Lam
Sơn tôi sử dụng 2 phương pháp chủ yếu sau:
2.3.4.2.1. Phương pháp mở lớp
Bản thân tôi đã lên kế hoạch, biên soạn các nội dung bồi dưỡng và mở
lớp tập huấn, bồi dưỡng hai tháng một lần, mỗi lớp từ 1 – 2 ngày. Tất cả nội
dung bồi dưỡng đều được phê duyệt đầy đủ và có tài liệu hướng dẫn cho các em
học tập. Với khả năng của đơn vị mình, tôi thường sử dụng 3 loại hình: Lớp tập
huấn sinh hoạt theo chủ đề, lớp bồi dưỡng chuyên đề và lớp bồi dưỡng thường
xuyên.
Qua các bài học, các em được thực hành, luyện tập và được kiểm tra, đánh

giá. Bồi dưỡng theo hình thức mở lớp giúp các em tiếp thu kiến thức có hệ
thống, bài bản và sâu sắc, các em được trang bị những kiến thức cơ bản, những
lý luận chung cho thực tế hoạt động Đội. Không khí học tập sôi nổi, thân thiện,
các em làm việc tích cực dưới sự hướng dẫn của Tổng phụ trách là những ưu
điểm mà phương pháp này mang lại. Đây là phương pháp thông dụng, dễ thực
hiện mà hiệu quả mang lại rất lớn.
2.3.4.2.2. Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế


Bồi dưỡng qua công tác thực tế đòi hỏi Tổng phụ trách phải giúp các em
biết vận dụng kiến thức đã được hướng dẫn vào thực tiễn của Liên đôi, Chi đội.
Do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng phụ trách với phụ trách các Chi
đội, cần có sự kết hợp giữa công tác bồi dưỡng của phụ trách với tự bồi dưỡng của
BCH.
Ví dụ: Một buổi đi dự Đại hội Chi đội mẫu sẽ giúp các em học được cách
tổ chức một Đại hội Chi đội, biết được vai trò, nhiệm vụ của người cán bộ đội
trong việc điều hành đại hội.
Tham quan hay giao lưu nói chuyện cũng là hình thức bồi dưỡng và giáo
dục truyền thống một cách hiệu quả. Trong những năm qua, Liên đội trường
THCS Lam Sơn đã tổ chức được hoạt động tham quan khu di tích lịch sử Lam
Kinh; tổ chức giao lưu nói chuyện với cựu chiến binh thị trấn vào dịp 22/12 và
30/4; Đi tham quan các địa điểm lịch sử văn hóa tại Hà Nội như: Văn Miếu
Quốc Tử Giám, Bảo tàng Dân tộc học, Viếng Lăng Bác…; Tham quan các di
tích lịch sử ở Thanh Hóa như: Cầu Hàm Rồng, Đồi Quyết Thắng…; Tổ chức
Hội thi “Em yêu lịch sử Xứ Thanh”… Qua các hoạt động bổ ích trên giúp các
đội viên càng thêm gắn bó với nhau hơn, đoàn kết hơn. Khơi dậy ở các em lòng
tự hào và tình yêu quê hương đất nước.
2.3.4.3. Hình thức bồi dưỡng BCH Liên – Chi đội
Thực tế về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cho thấy
những Liên - Chi đội mạnh, xuất sắc là những Liên - Chi đội phát huy cao độ

vai trò của BCH Đội. Vai trò BCH Đội chính là vai trò “Thủ lĩnh” chứ không
phải là “Đầu sai” của người phụ trách Đội. Do vậy bồi dưỡng BCH cần tổ chức
dưới nhiều hình thức khác nhau như: Bồi dưỡng thường xuyên, định kì, thông
qua việc tổ chức các hoạt động lớn, thông qua các hoạt động trong thực tiễn…
Các hình thức đòi hỏi phải linh hoạt hợp với từng lứa tuổi, đặc điểm tâm lý, phù
hợp với hoàn cảnh cụ thể từng địa phương, từng trường. Đặc biệt cần phải lựa
chọn hình thức bồi dưỡng hết sức sinh động hấp dẫn phù hợp với từng nội dung
cụ thể.
Bồi dưỡng BCH Đội có nhiều hình thức thức khác nhau. Nhưng tôi tập
trung chủ yếu vào hình thức bồi dưỡng thường xuyên. Việc bồi dưỡng thường
xuyên giúp các em nắm được quy trình công tác của cả năm học, đồng thời nâng
cao chất lượng chỉ huy. Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận được kế hoạch hoạt
động Đội năm học của Hội đồng Đội huyện, tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch hoạt
động Đội của Liên đội, đồng thời lập kế hoạch bồi dưỡng theo 5 đợt thi đua:
* Đợt 1: Từ 5/9 - 15/10: Bồi dưỡng cách ghi chép văn bản, sổ sách Đội
(báo cáo, sơ kết, biên bản, nghị quyết, chương trình đại hội, sinh hoạt Đội...);
Cách xây dựng kế hoạch hoạt động Đội dựa vào kế hoạch của Tổng phụ trách;


Cách tổ chức Đại hội Đội; Cách phát động, triển khai Chương trình rèn luyện
Đội viên. Trong đợt 1 này tôi chú trọng vào việc bồi dưỡng cách tổ chức Đại hội
Chi đội.
* Đợt 2: Từ 16/10 - 20/11: Trong đợt thi đua này tôi tập trung bồi dưỡng
kỹ năng tổ chức điều hành của BCH Liên - Chi đội về các phong trào thi đua
theo chủ điểm "Chăm ngoan học giỏi - Nhớ ơn thầy cô"; Bồi dưỡng sinh hoạt
đội theo tháng; Cách tham gia công tác từ thiện như: mua tăm ủng hộ Hội người
mù, ủng hộ đồng bào bão lụt, chia khó vùng cao…
* Đợt 3: Từ 21/11 - 22/12: Tập trung bồi dưỡng sinh hoạt Đội theo chủ
điểm: "Tự hào truyền thống – Tiếp bước cha anh"; Bồi dưỡng thực hiện công
tác Trần Quốc Toản.

* Đợt 4: Từ 12/01 - 26/3: Bồi dưỡng sinh hoạt theo chủ điểm: "Mừng
Đảng, mừng Xuân – Đội ta tiến bước lên Đoàn”. Bồi dưỡng về kỹ năng nghi
thức Đội; Tham gia công tác từ thiện nhân đạo: mua tăm ủng hộ Hội người mù
đợt 2, quyên góp sách…
* Đợt 5: Từ 27/3 - 19/5: Bồi dưỡng sinh hoạt Đội theo chủ điểm: "Mừng
đất nước thống nhất - Mừng đội em trưởng thành"; Tổ chức ngày hội công nhận
Chương trình rèn luyện đội viên; Tổ chức hội thao chào mừng ngày 26/3;
Hướng dẫn sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong năm học.
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đến nay, đội ngũ BCH Liên – Chi đội
của trường THCS Lam Sơn đã và đang phát huy những thành tích thu được qua
các hoạt động, phong trào Đội. Là người trực tiếp phụ trách, hướng dẫn, bồi
dưỡng cho BCH Đội, tôi thấy đến nay BCH Liên – Chi đội đã từng bước vững
vàng trong việc thực hiện các kỹ năng điều hành hoạt động của Đội. Các em chủ
động hơn, có nhiều sáng tạo và linh hoạt, đặc biệt là thể hiện rõ vai trò, trách
nhiệm của mình trong mọi hoạt động và ở những cương vị phụ trách cụ thể các
em đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đưa phong trào hoạt động của
Liên – Chi đội đạt kết quả tốt.
Cụ thể: Tôi đã tiến hành khảo sát lại những nội dung mà tôi đã tiến hành
từ đầu năm học. Kết quả cho thấy:
* Kết quả khảo sát trước khi vận dụng đề tài:
Nội dung kết quả
Số em thực hiện đúng, chính xác các yêu cầu

Số lượng
08

%
17,8


Số em thực hiện các nội dung ở mức khá
Số em thực hiện các nội dung đạt yêu cầu

15
16

33,3
35,6


Số em chưa đạt yêu cầu
* Kết quả khảo sát sau khi áp dụng đề tài:

06

13,1

Nội dung kết quả
Số lượng
%
Số em thực hiện đúng, chính xác các yêu cầu
20
44,4
Số em thực hiện các nội dung ở mức khá
23
51,2
Số em thực hiện các nội dung đạt yêu cầu
02
4,4
Số em chưa đạt yêu cầu

0
0
- 100% đội viên đã có hiểu biết cơ bản về Đội TNTP Hồ Chí Minh, có ý
thức thực hiện tốt và tham gia đầy đủ, có chất lượng các hoạt động Đội qua sự
hướng dẫn, điều hành của BCH Liên - Chi đội.
- 100% các em trong BCH Liên – Chi đội đều là những thành viên gương
mẫu, chăm ngoan, học giỏi, đạo đức tốt, gần gũi, biết lắng nghe ý kiến của bạn
có tinh thần giúp đỡ khắc phục khó khăn vươn lên học tốt.
- 100% thành viên BCH Liên – Chi đội đã trang bị và rèn luyện được các
kĩ năng cần thiết của một người chỉ huy Đội. Các em đã tự tin hơn, có nhiều
sáng tạo và phát huy được vai trò tự quản trong việc thực hiện các nhiệm vụ
được phân công.
- 100% Chi đội đã hoàn thành tốt Đại hội Chi đội (trước ngày 20/9/2016).
Sau khi tiến hành Đại hội Chi đội đại trà, các em đã bầu ra cho Chi đội mình
một BCH có năng lực, phẩm chất tạo điều kiện cho Đại hội Liên đội thành công
tốt đẹp (vào ngày 26/09/2016)
- Gần 90 % Chi đội trong Liên đội đạt danh hiệu “Chi đội mạnh”.
- Hiện nay, Liên đội trường THCS Lam Sơn đang là một trong những
Liên đội có phong trào hoạt đội Đội sôi nổi và hiệu quả cao, luôn đứng trong
tốp đầu của Hội đồng Đội huyện Thọ Xuân.
Trong những năm học gần đây, được sự quan tâm sâu sát của chi bộ
Đảng, Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên và các lực lượng giáo dục,
hoạt động Đoàn Đội của Liên đội trường THCS Lam Sơn luôn hoàn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ được giao. Liên tục trong nhiều năm Liên đội được công nhận
Liên đội xuất sắc cấp Tỉnh và được tặng Bằng khen của Trung ương Đoàn, giáo
viên Tổng phụ trách Đội được liên ngành Tỉnh tặng giấy khen và Liên đội
trưởng, Liên đội phó được Giấy khen liên ngành Huyện và giấy khen Cháu
ngoan Bác Hồ cấp Tỉnh, cấp Huyện. Cụ thể:
Năm học
Liên đội

Giáo viên
Tổng phụ trách
Chi đội

2014 - 2015
Bằng khen của BCH TW
Đoàn
Giấy khen của Liên ngành
cấp Tỉnh
Chi đội 7C được nhận Giấy

2015 - 2016
Bằng khen của BCH TW
Đoàn
Giấy khen của Liên ngành
cấp Tỉnh
Chi đội 8A được nhận Giấy


Liên
trưởng,
đội phó

khen của Liên ngành cấp
Huyện
đội Em Lê Thu Yến – Liên đội
Liên trưởng được nhận Giấy khen
Cháu ngoan Bác Hồ cấp Tỉnh
…..


khen của Liên ngành cấp
Huyện
Em Nguyễn Phan Diệu Linh
– Liên đội phó được nhận
Giấy khen của Liên ngành
cấp Huyện


* Một số kết quả đạt được qua các cuộc thi, các phong trào hoạt động
dưới sự tham gia và điều hành của BCH Liên – Chi đội trong 2 năm 2015 –
2016, 2016 – 2017:
Hội thi “Chỉ huy Đội giỏi”: Thực hiện chương trình công tác Đội và
phong trào thiếu nhi năm học 2015 – 2016, căn cứ thể lệ tổ chức hội thi “Chỉ
huy Đội – Phụ trách Sao giỏi” của Hội đồng Đội huyện Thọ Xuân. Được sự
đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Liên đội đã tổ chức hội thi “Chỉ huy Đội
giỏi”. Tham gia Hội thi có 19 em trong BCH Liên – Chi đội. Thông qua Hội thi,
các em đã thể hiện được năng lực, phẩm chất và kỹ năng cần có của người chỉ
huy Đội. Kết thúc Hội thi, Ban giám khảo đã chọn ra 1 giải nhất, 2 giải nhì, 5
giải ba và 11 giải khuyến khích. Giải nhất thuộc về em Nguyễn Phan Diệu Linh
– Liên đội phó, chi đội 9C và em dự thi cấp Huyện đạt giải khuyến khích.
Cuộc thi “Em yêu lịch sử Xứ Thanh”: Trong năm học 2016 – 2017, dưới
sự hướng dẫn chỉ đạo của Cấp ủy, BGH nhà trường liên đội đã tổ chức thành
công cuộc thi: “Em yêu lịch sử Xứ Thanh” cấp Liên đội vào dịp 20/11 dưới hình
thức “Rung chuông vàng”. Qua hội thi, các em đã có thêm những kiến thức bổ
ích về các anh hùng dân tộc, các triều đại vua chúa của quê hương Thọ Xuân
nói riêng và Thanh Hóa nói chung. Từ nền tảng đó, các em đã viết bài dự thi cấp
Huyện và đạt được 7 giải, trong đó:1 giải nhất, 7 giải ba và 1 giải khuyến khích;
dự thi cấp Tỉnh đạt 7 giải, trong đó: 2 giải ba và 5 giải khuyến khích.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa: Hàng năm cứ đến dịp 22 – 12, được sự
đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện các em trong BCH Đội và các

thầy cô giáo là các đoàn viên thanh niên đã đi thăm hỏi, tặng quà cho gia đình
bà mẹ Việt Nam anh hùng Hoàng Quý Nam - Khu 3 trị trấn Lam Sơn. Đến thăm
gia đình, các em trong BCH Đội đã ân cần thăm hỏi tình hình sức khoẻ và hoàn
cảnh gia đình của bà, đồng thời được nghe bà kể lại những kỉ niệm thời thơ ấu
của liệt sĩ Hoàng Quý Nam. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực và thường
xuyên của trường THCS Lam Sơn. Những món quà tuy có giá trị không lớn
nhưng thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, là tình cảm, tấm lòng của
tuổi trẻ nhằm động viên kịp thời tới mẹ nhân dịp năm mới.
Phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Giúp bạn đến trường”: Đây là phong
trào lớn của Đội nhằm tạo điều kiện cho đội viên đoàn kết giúp đỡ nhau vươn
lên cùng tiến bộ, nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng học
tập. Từ nhiều năm qua liên đội luôn chú trọng thực hiện phong trào “Đôi bạn
cùng tiến” và “Giúp bạn đến trường”. Trong năm 2016 – 2017, đã có 70 “Đôi


bạn cùng tiến” được xây dựng ở các chi đội như: Đôi bạn Cẩm Chi – Thùy
Trang (Chi đội 9A); Đôi bạn Trịnh Doan – Văn Cường (Chi đội 8A); Đôi bạn
Văn Quân – Tùng Dương (Chi đội 7C)… Tổng kết năm học, 100% đôi bạn có
có tiến bộ trong học tập.
Trong liên đội có em Lê Hải Yến – Chi đội 7C là một học sinh khuyết tật
đã qua nhiều lần mổ não không thể đi lại bình thường, bố mẹ thường phải đi
làm từ rất sớm nên không thường xuyên lai em đi học được. Để giúp bạn hàng
ngày có thể tham gia học tập hòa nhập với các bạn, BCH Đội đã phân công bạn
Mai Nguyên Phong – Chi đội 7C và bạn Hoàng Thị Thúy Nga – Chi đội 8B là
hai bạn gần nhà thay nhau hàng ngày lai bạn đi học.
Phong trào “Kế hoạch nhỏ”: Thông qua phong trào, nhằm góp phần giáo
dục các em về truyền thống vẻ vang của Đội TNTP Hồ Chí Minh, giáo dục ý
thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường, truyền thống tương thân tương ái. Liên đội đã
đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động học sinh tiết kiệm thu gom giấy vụn,
phế liệu để tiếp tục gây quỹ “Thắp sáng ước mơ và giúp bạn đến trường”.

Phong trào đã tạo nên cuộc thi đua sôi nổi giữa các chi đội. Kết quả năm học
2016 - 2017 toàn liên đội thu được 3.407 giấy vụn ứng với số tiền: 5.194.000
đ. Trong năm học vừa qua, liên đội đã trao 3 suất học bổng, mỗi suất trị giá
1.000.000đ cho các em: Trịnh Thị Doan – Chi đội 8A, Nguyễn Thị Trà My –
Chi đội 6A, Phạm Thị Thanh Hằng – Chi đội 9C.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đội là cánh tay đắc lực của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và là lực lượng
nòng cốt trong các phong trào thanh thiếu nhi, giúp các em học và vui chơi, thực
hiện quyền và bổn phận của mình. Mọi hoạt của đội đều nâng cao tri thức nâng
cao sự hiểu biết để các em có thể lĩnh hội hết những cái hay cái đẹp của cuộc
sống để trở thành con người toàn diện có đủ đức, đủ tài để xây dựng đất nước.
Hoạt động Đội có một vị trí quan trọng trong nhà trường THCS, đã góp
phần tích cực trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh, tạo hứng thú
trong học tập cho các em mỗi khi đến trường. Có thể khẳng định rằng, hoạt
động Đội là một trong những hoạt động không thể thiếu được trong và ngoài
nhà trường. Đây là hoạt động của chính các đội viên, vì vậy các em phải là
những người tổ chức, điều hành mọi hoạt động. Vì vậy cần xây dựng một đội ngũ
BCH Liên - Chi đội thật vững vàng để thúc đẩy phong trào hoạt động Đội đi lên.
Muốn xây dựng một BCH Đội có năng lực, trước tiên phải lựa chọn thật
tốt đội ngũ BCH Đội. Có như vậy mới tìm ra được người tài giỏi, có năng lực
điều hành tốt các hoạt động của Đội. Đồng thời phải luôn luôn bồi dưỡng
thường xuyên kỹ năng công tác cho BCH Liên - Chi đội, phải theo dõi thường


xuyên để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm những việc đã làm được và chưa
làm được. Không ngừng cải tiến đổi mới, làm cho phong trào Đội ngày càng
phát triển hơn. Việc bồi dưỡng BCH Đội là yêu cầu cần thiết giúp cho các em
thành thạo trong các hoạt động Đội, biết tổ chức và quản lí hoạt động, luôn có ý
thức tự giác, tự quản, tự làm chủ bản thân, tích cực, chủ động sáng tạo trong

công tác quản lý Liên - Chi đội.
Để làm tốt được điều đó thì giáo viên Tổng phụ trách Đội cần biết lựa
chọn như thế nào, bồi dưỡng những gì, để BCH Đội tập hợp được sức mạnh tập
thể chỉ đạo tổ chức Chi đội, Liên đội thực hiện tốt các phong trào? Vì vậy, mỗi
người giáo viên Tổng phụ trách Đội phải luôn thể hiện vai trò, trách nhiệm của
mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là phải nâng cao năng
lực trong công tác Đội. Phải sáng tạo trong công tác tổ chức, chú trọng việc bồi
dưỡng về nghiệp vụ công tác Đội cho BCH Liên – Chi đội và cho chính bản
thân giáo viên bằng các hình thức: từ xây dựng kế hoạch đến việc thực hiện và
đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động. Để kích thích các phong trào và
khích lệ đối với đội viên, giáo viên Tổng phụ trách cần phải khen chê đúng
mức, kịp thời, đảm bảo sự công bằng, khách quan. Có như vậy mới tạo được
niềm tin để các em tham gia các hoạt động Đội một cách tự giác, nhiệt tình.
Trong quá trình thực hiện việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ BCH Liên
– Chi đội, cùng với năng lực của bản thân, giáo viên Tổng phụ trách phải luôn
trau dồi, học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp và tích lũy kinh nghiệm để có được
nghiệp vụ vững vàng trong công tác Đội. Có như vậy, phong trào hoạt động của
Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường mới đạt kết quả tốt, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường.
3.2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên, để làm tốt công tác lựa chọn và bồi dưỡng
BCH Đội từ đó đào tạo được một đội ngũ BCH Đội có đầy đủ năng lực điều
hành các hoạt động của Đội, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhỏ như sau:
- Hội đồng Đội các cấp cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục,
mở lớp đào tạo và hướng dẫn về các kỹ năng tổ chức các hoạt động Đội cho
giáo viêm làm Tổng phụ trách. Nên tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm giữa các Tổng phụ trách trong cụm trường, trong huyện để học hỏi và
rút kinh nghiệm trong quá trình hoạt động.
- Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Cần phải đặc biệt quan tâm tạo điều
kiện giúp đỡ về phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động hơn nữa cho

phong trào Đội ngày càng mạnh hơn. Hơn nữa cần tin và mạnh dạn giao nhiệm
vụ cho tổ chức Đội tự tổ chức hoạt động mà cầu nối được thông qua giáo viên
Tổng phụ trách Đội.


- Đối với Chi đoàn thanh niên: Chi đoàn cần quan tâm, sâu sát hơn đến
hoạt động Đội; đến đoàn viên làm công tác Đội. Khuyến khích, động viên và tạo
điều kiện cho Tổng phụ trách hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nên có sự
phối kết hợp giữa tổ chức Đội với Đoàn thanh niên, cùng với giáo viên Tổng
phụ trách tổ chức tốt các hoạt động Đội.
- Các ngành các cấp hữu quan, các lực lượng xã hội: Cần quan tâm nhiều
hơn nữa đến các hoạt động của Đội để tạo điều kiện thuận lợi cho liên đội hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình đối với sự phát triển của nhà trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc xây dựng đội ngũ BCH
Liên – Chi đội hoạt động có hiệu quả trong công tác Đội ở trường THCS Lam
Sơn. Tôi đã áp dụng kinh nghiệm này trong những năm học qua và liên đội nhà
trường đã đạt được rất nhiều thành tích đáng tự hào. Tôi hy vọng rằng với kinh
nghiệm nhỏ này sẽ giúp cho giáo viên Tổng phụ trách Đội trong việc tổ chức
các hoạt động Đội trong nhà trường và góp phần thúc đẩy phong trào hoạt động
Đội ngày một vững mạnh hơn. Trong phạm vi của đè tài này chắc chắn sẽ có
nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
thầy cô và các đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện. hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 28 tháng 05 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT


Nguyễn Thị Nhung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh
(NXB Giáo Dục, 2001)
2. Hồ Chí Minh – Vấn đề Giáo Dục
( NXB Giáo Dục – 1990)
3. Người phụ trách thiếu nhi cần biết.
(NXB Thanh niên Hà Nội - 2001)
4. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh
(NXB Thanh niên Hà Nội - 2008)


MỤC LỤC


Trang
1. MỞ ĐẦU

1

1.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2

1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


2

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

2. NỘI DUNG

2

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2

2.2. THỰC TRẠNG

3

2.2.1. Thuận lợi

3

2.2.2. Khó khăn

3,4,5

2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5


2. 3.1. Xây dựng cơ cấu BCH Liên – Chi đội

5

2.3.2. Tìm và lựa chọn đội ngũ BCH Liên – Chi đội

5,6,7

2.3.3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong
BCH Liên – chi đội

7,8,9

2.3.4. Huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ BCH Liên – Chi đội

9

2.3.4.1. Nội dung bồi dưỡng

9

2.3.4.1.1. Bồi dưỡng phương pháp công tác Đội của BCH
2.3.4.1.2 Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của BCH
2.3.4.1.3.Bồi dưỡng tác phong BCH

9,10
10,11
11

2.3.4.1.4. Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội


11,12

2.3.4.1.5. Bồi dưỡng công tác kiểm tra, đánh giá

12,13

2.3.4.2. Phương pháp bồi dưỡng

13,14

2.3.4.2.1.Phương pháp mở lớp

14

2.3.4.2.2. Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế

14

2.3.4.3. Hình thức bồi dưỡng BCH Liên – Chi đội

15

2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

15,16,17,18


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


18

3.1. Kết luận

18,19

3.2. Kiến nghị

19,20



×