Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng áp lực trong học tập và thi cử của học sinh THPT tại hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.07 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................2
I. Cơ sở lý luận........................................................................................................................3
1 Khái niệm.............................................................................................................................3
1.1 Khái niệm " Áp lực"..........................................................................................................3
1.2 Khái niệm " Học tập"........................................................................................................3
1.3 Khái niệm "Thi Cử ".........................................................................................................3
1.4 Khái niệm " Học sinh THPT"...........................................................................................3
1.5 Khái niệm "Căng thẳng "..................................................................................................3
1.6 Khái niệm "Công tác xã hội trong trường học"................................................................4
2 Đặc điểm tâm lý học sinh THPT..........................................................................................5
3 Biểu hiện của học sinh đang có áp lực.................................................................................7
4. Vai trò của CTXH trong trường học....................................................................................7
II. Thực trạng áp lực trong học tập và thi cử của học sinh THPT tại Hà Nội.......................10
1.Giới thiệu về Hà Nội..........................................................................................................10
2. Thực trạng áp lực trong học tập và thi cử của học sinh THPT tại Hà Nội........................11
3. Nguyên nhân gây áp lực với học sinh THPT....................................................................15
4. Tác động của áp lực trong học tập và thi cử.....................................................................19
III. Đê xuất giải pháp............................................................................................................20
KẾT LUẬN...........................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................25


I. Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại ngày nay, thời đại mà nhân loại đang tiến vào nền văn minh trí
tuệ, thời đại bùng nổ thông tin, thời đại tiến bộ và phát triển như vũ bão của
khoa học và công nghệ, kiến thức gia tăng về cả số lượng và chất lượng, cả về
tốc độ và phạm vi lĩnh vực. Vì vậy, yêu cầu của xã hội đối với con người cũng
rất cao. Điều đó đã làm cho mỗi cá nhân gặp nhiều áp lực, là nguyên nhân khiến
nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng.


Và ngay cả trong nền giáo dục Việt Nam :từ nội dung chương trình nặng, dàn
trải, trùng lặp đến phương pháp giảng dạy thụ động, không phát huy được tính
năng động, sáng tạo của người học…đã gây ra biết bao áp lực trong hập tập và
thi cử với học sinh , sinh viên. Kết quả khảo sát 290 học sinh THCS và THPT
của TS. Đỗ Văn Đoạt (Khoa Quản lý Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội) cho
thấy, hơn 90% học sinh đều khẳng định rằng, họ đã có các giai đoạn căng thẳng
trong quá trình học thi chuyển cấp. Bên cạnh đó có đến 65,5% học sinh được hỏi
chia sẻ nguyên nhân gây căng thẳng đến từ việc học hành và 78,5% đến từ việc
thi cử.
Tại các trường THPT tại Hà Nội việc nghiên cứu về vấn đề áp lực trong học
tập và thi cử hiện nay đang dần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Đặc biệt
tại khối 12, do áp lực của học tập, của hai kì thi tốt nghiệp THPT và đại học nên
nhiều học sinh lớp 12 đang ở trong trạng thái áp lực ở mức độ khá cao, trạng
thái này ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập cũng như sức khoẻ của các em. Việc
tìm hiểu biểu hiện áp lực trong học tập của học sinh lớp 12 nhằm đề xuất các
biện pháp giúp học sinh tránh được những ảnh hưởng xấu của áp lực. Từ đó,
giúp các em có trạng thái tâm lý bình thường, ổn định để học tập tốt hơn, thực
hiện được ước mơ của mình. Xuất phát từ những lí do trên, tôi xin chọn đề tài:
“Thực trạng áp lực trong học tập và thi cử của học sinh THPT tại Hà Nội năm
2017”

2


I. Cơ sở lý luận
1 Khái niệm.
1.1 Khái niệm " Áp lực"
Áp lực là trạng thái tâm lý khi chúng ta cảm thấy căng thẳng
1.2 Khái niệm " Học tập".
Học tập là Học và luyện tập để hiểu biết, để có các kỹ năng, để gặt hái được

tri thức cho bản thân.Học tập là hiểu sâu, hiểu rộng hơn vấn đề, lĩnh vực mà ta
muốn biết. Giúp ta trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, làm tăng sự sáng tạo và trí
tuệ, để chúng ta áp dụng được vào đời sống và xã hội.
1.3 Khái niệm "Thi Cử ".
Khái niệm thi cử (examination/test) có thể được hiểu theo nhiều cách khác
nhau .Theo cách hiểu đơn giản nhất thì đó là việc người học thực hiện một loạt
những yêu cầu nhằm đánh giá mức độ thông thạo về kiến thức đã được truyền
đạt sau quá trình học.
1.4 Khái niệm " Học sinh THPT".
Học sinh hay học trò là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học
(6-18 tuổi) đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ
thông. Học sinh là đối tượng rất dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, vì vậy
rất cần thiết sự theo dõi, định hướng, giáo dục từ gia đình và nhà trường.
Học sinh trung học phổ thông, là học sinh theo học tại trường chính quy ở
Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt.
Nó gồm các khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12. Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này,
học sinh phải trải qua Kỳ thi THPT quốc gia.
1.5 Khái niệm "Căng thẳng ".
Căng thẳng thần kinh (stress) là một yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do
những bất ổn về tinh thần gây ra. Khi bạn căng thẳng, cơ thể phản ứng như lúc
bạn gặp nguy hiểm bằng cách tiết ra các hormone giúp cung cấp năng lượng
mạnh mẽ cho các cơ và làm tăng nhịp tim, khiến bạn thở nhanh hơn (phản ứng
chống căng thẳng).
3


Căng thẳng tích cực sẽ có ảnh hưởng tốt, giúp chúng ta tập trung, đáp ứng các
tình huống khó khăn, đây là phản ứng cần thiết trong cuộc sống. Căng thẳng tích
cực buộc mỗi người phải hành động để có nhận thức và quan điểm mới thú vị
hơn.

Tuy nhiên, nếu căng thẳng xảy ra quá thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu, sẽ
gây tác động xấu. Căng thẳng có liên quan đến đau đầu, bụng, lưng và khó ngủ,
làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Nếu bạn
đã mắc bệnh, căng thẳng có thể làm tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn. Bạn cũng
thường xuyên buồn, lo âu hay chán nản, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã
hội cũng như công việc và học tập.
1.6 Khái niệm "Công tác xã hội trong trường học"
Hiệp hội CTXH trường học Mỹ định nghĩa :" Công tác xã hội trường học là
một trong những chuyên ngành quan trọng của CTXH. Với kiến thức và kỹ năng
chuyên môn của mình, các nhân viên CTXH trường học tác động đến nhóm học
sinh và cả hệ thống trong trường học. Nhân viên CTXh Trường học được coi là
công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được mục tiêu học tập và giảng dạy. Nhân
viên CTXH Trường học cũng giúp cho học sinh nâng cao khả năng đáp ứng các
nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự kết nối giữa gia đình, nhà trường, cộng
đồng "
Như vậy , có thể nói, CTXHTH là nền tảng thiết yếu của việc giảng dạy và
giáo dục trong trường học , nó còn là 1 dịch vụ đặc biệt trong trường học hỗ trợ
tất cả những ai tham gia vào cuộc sống trong trường học: học sinh/sinh viên;
phụ huynh, giáo viên, cán bộ nhà trường, và những nhà quản lý giáo dục ở tất cả
các cấp học.
Mặt khác, CTXH trong trường học, giúp học sinh giải quyết những vấn đề
khó khăn về tâm lý, khai thác những điểm mạnh của các em để các em có thể
tham gia 1 cách hiệu quả vào quá trình học tập, giúp các em phát triển tốt những
kỹ năng sống và tiềm năng.
Nhân viên xã hội học đường còn là cầu nối giữa học sinh , gia đình, nhà
4


trường, giúp các em có điều kiện phát huy hết khả năng học tập tốt nhất. Họ
cũng là người hỗ trợ kết nối trường học và cộng đồng thông qua việc đánh giá,

giới thiệu và điều phối các dịch vụ trường học và cộng đồng.
2 Đặc điểm tâm lý học sinh THPT.
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự
phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối.
Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự
phát triển của các em còn kém so với người lớn. Các em có thể làm những công
việc nặng của người lớn. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức
cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành
mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm
chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự
biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích
thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó
còn do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học
tập, lao động, vui chơi…)
Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi
thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức,
nên người ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa
tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn
ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em.
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học
sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này.
Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm
tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục
đích cuộc sống… Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân
một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp
đỡ của người lớn. Một mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt
khác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của
5



mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những
lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các
em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các
em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có
quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định
hướng giá trị về con người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen
đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa
cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm… Tuy nhiên
vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư
tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao động
chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc
sống thụ động.
Thanh niên đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho
bản thân và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy. Xu hướng nghề nghiệp có
tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động và điều chỉnh hoạt động của các em . Càng
cuối cấp học thì xu hướng nghề nghiệp càng được thể hiện rõ rệt và mang tính
ổn định hơn. Nhiều em biết gắn những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và
khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy vậy, sự hiểu biết về yêu
cầu nghề nghiệp của các em còn phiến diện, chưa đầy đủ, vì cậy công tác hướng
nghiệp cho học sinh có ý nghĩa quan trọng. Qua đó giúp cho học sinh lựa chọn
nghề nghiệp sao cho phù hợp với hứng thú, năng lực và phù hợp với yêu cầu của
xã hội.
Ở tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ.
Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì cá em
thường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân
biệt được đó là tình bạn hay tình yêu. Do vậy mà các em không nên đặt vấn đề
yêu đương quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập.
Học sinh THPT được sinh ra trong một môi trường xã hội có nhiều thuận
6



lợi, nhưng ở các em cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà trong công tác
giáo dục cần lưu ý:
- Ở một số thanh niên tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu còn yếu, trình
độ giác ngộ về xã hội còn thấp. Các em có thái độ coi thường lao động chân tay,
thích sống cuộc sống xa hoa lãng phí, đua đòi, ăn chơi…
- Thanh niên là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ,
chuộng cái đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lay ý chí, có mới
nới cũ…
- Thanh niên rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời
nhưng cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại.
- Thanh niên là tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất
thông minh sáng tạo nhưng cũng dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu
học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ. Các em thích hướng đến tương
lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ.
3 Biểu hiện của học sinh đang có áp lực.
* Biểu hiện tích cực : hăng say học tập, hắng hái đến trường, lắng nghe thầy cô..
*Biểu hiện tiêu cực:
- Ngại đi học, ngại nghe đến trường.
- Không muốn tiếp xúc với người khác, hay xấu hổ, hay tủi thân.
- Thường xuyên cáu giận, bực dọc bất thường.
- Ăn uống kém.
- Thường có những cơn ác mộng trong giấc ngủ.
- Thường xuyên than vãn.
- Biểu hiện nặng hơn: hay khóc lóc, kể lể những câu chuyện bản thân va chạm ở
trường và những mâu thuẫn tạo áp lực.
- Ở trường thường biểu hiện: Sự mệt mỏi trong lớp, ngủ gật, lơ đễnh, và kết quả
học tập thấp hơn so với những năm trước.
4. Vai trò của CTXH trong trường học

Công việc của nhân viên xã hội (NVXH) là giúp thân chủ đối phó với
7


những tình huống khó khăn trong cuộc sống và gắn kết họ với những nguồn lực
trong cộng đồng có thể giúp họ vượt qua được khó khăn. Ở trường học, cần có
NVXH để xây dựng một môi trường thân thiện giúp học sinh thành công trong
học tập và hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, NVXH học đường sẽ đóng vai trò như
cầu nối giữa phụ huynh, nhà trường và cộng đồng; cũng như xây dựng cùng lúc
nhiều hoạt động như tổ chức (và thực hiện) những buổi tập huấn kỹ năng hoặc
tham vấn cho những người có nhu cầu, phát triển những chương trình ngăn ngừa
những hành vi xấu có khuynh hướng phát triển trong trường học, thực hiện
những hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu những vấn đề gây cản trở việc học
tập của học sinh,…
Ngăn ngừa học sinh trốn học hoặc bỏ học: Học sinh thì phải đến trường để
học. Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề từ phía gia đình và cá nhân cản trở học
sinh đến lớp. NVXH học đường cần đánh giá nhu cầu của học sinh và gia đình
để có thể giúp họ lập kế hoạch giúp học sinh tham gia hoc tập. Ngăn ngừa học
sinh bỏ học cũng là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Vì vậy, NVXH phải là
một phần của tất cả các nhóm: quản lý nhà trường, giáo viên, phụ huynh, và cả
các nhóm học sinh để có thể phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ
học và có kế hoạch giúp học sinh và gia đình để ngăn chặn nguy cơ này.
Ngăn ngừa bắt nạt/ bạo lực học đường : Tình trạng bắt nạt trong trường học
cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn bỏ học, vì những học sinh hay
bị bắt nạt sẽ không tập trung được vào việc học, học kém đi, và trở nên sợ hãi
trường học. NVXH có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nạn bắt nạt bằng cách tăng
cường hỗ trợ cho những học sinh có nguy cơ bị bắt nạt và thực hiện những
chương trình tập huấn kỹ năng xã hội hướng vào giải quyết mâu thuẩn như kiểm
soát sự giận dữ, cách giải tỏa ức chế, cách thương lượng để giải quyết mâu thuẩn
không cần đến bạo lực,… NVXH cũng cần phối hợp với giáo viên và đoàn thể

(Đoàn, Đội,…) giúp những học sinh yếu lấy lại căn bản để có thể theo kịp bạn
đồng học và tự tin hơn.
NVXH có thể tìm mời các chuyên gia đến trường và giúp cho thấy cô giáo và
8


ban quản lý nhà trường trang bị kiến thức và kỹ năng nhận diện trẻ bị lạm dụng,
những dấu hiệu có thể dẫn đến bạo hành, dấu hiệu trẻ đang có vấn đề sức khỏe
tâm thần,… để có thể can thiệp kịp thời.
Ngăn ngừa tự tử : NVXH làm việc và nhận diện những học sinh bị trầm cảm,
hoặc có nguy cơ tự tử. Những dấu hiệu cho thấy các em có khuynh hướng tự tử
như đe dọa bằng lời hoặc viết thư, mất ngủ, không còn quan tâm đến tương lai,
thay đổi hoàn toàn về tính tình (lầm lỳ ít nói,…), hay nói lên những lời tuyệt
vọng,… Khi đánh giá nguy cơ tự tử, NVXH tìm hiểu xem các em có nghĩ đến
việc này hay không, xác định xem các em đã lên kế hoạch hay chưa, xác định
mức độ khả thi của kế hoạch,… NVXH nên liên lạc với gia đình và giúp gia
đình tìm sự hỗ trợ chuyên môn từ những nhà trị liệu. Và sau đó, NHXV cần phải
có kế hoạch theo dõi và hỗ trợ các em đến khi thực sự chắc chắn rằng mối nguy
hiểm đã qua rồi.
Hỗ trợ phụ huynh : Gia đình học sinh có nhiều vấn đề sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến việc học tập của các em. Vì vậy, NVXH có thể sắp xếp những buổi gặp gỡ
với phụ huynh – theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo từng trường hợp cụ thể – giúp
họ trang bị kỹ năng làm cha mẹ, hoặc tham vấn cho họ khi cần. Việc giúp cho
phụ huynh hiểu được những hoạt động hỗ trợ học sinh ở trường học và kêu gọi
được sự phối hợp của họ cũng là phần rất quan trọng đối với sự thành công của
các chương trình ngăn ngừa hoặc can thiệp nhằm giúp trẻ phát triển.
Xây dựng trường học thân thiện : NVXH cần ứng dụng những chương trình
“hành vi tích cực” (positive behavioral interventions ans supports) thúc đẩy việc
xây dựng và duy trì môi trường học đường thân thiện, tăng cường sự tôn trọng
và tin cậy giữa các giáo viên, giữa học sinh, và giữa học sinh với giáo viên. Môi

trường học đường thân thiện và an toàn sẽ giúp các em yêu thích trường học và
yên tâm học tập.
NVXH giúp học sinh xây dựng giá trị bản thân và phát triển những kỹ năng như
nhận diện và quản lý cảm xúc, biết quan tâm đến người khác, đi đến những
quyết định có trách nhiệm, xây dựng được những mối quan hệ tích cực, và giải
9


quyết một cách hiệu quả những thách thức của cuộc sống.
Giúp học sinh đang gặp khủng hoảng : Khủng hoảng xảy ra khi học sinh gặp
phải những chấn thương đột ngột vượt quá khả năng ứng phó thường ngày của
các em như bạo hành gia đình, mất người thân, mất nhà cửa, thiên tai, bị tai nạn,
… Trong những trường hợp như thế, NVXH trước hết cần giúp học sinh vượt
qua giai đoạn khủng hoảng, sau đó giúp các em đánh giá lại hoàn cảnh và tìm
những giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề. Khi cần thiết, phải cùng làm
việc với gia đình và các bên liên quan để có được giải pháp tốt nhất cho các em.
Hỗ trợ học sinh cuối cấp : Đối với học sinh cuối cấp phổ thông cơ sở hoặc phổ
thông trung học, nhân viên xã hội học đường còn có nhiệm vụ phát triển những
chương trình chuyển giai đoạn (transitional program) giúp các em chuẩn bị tốt
cho việc bước vào một môi trường sống lớn hơn, với nhiều trách nhiệm và nghĩa
vụ hơn như vào đại học, học nghề, hoặc đi làm kiếm sống.
Như vậy, để thực hiện tốt nhiêm vụ công tác xã hội học đường, người NVXH
học đường cần phải có vài năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em và gia đình.
Đồng thời, họ cũng cần được tạo điều kiện để tiếp cận được với một hệ thống hỗ
trợ cần thiết tại nhà trường và cộng đồng. Đây là trường hợp lý tưởng ở các
nước đã hình thành và phát triển hệ thống an sinh xã hội. Việt Nam ta cũng cần
phải bắt đầu xây dựng hệ thống hỗ trợ này nếu muốn hoạt động công tác xã hội
được hiệu quả.
II. Thực trạng áp lực trong học tập và thi cử của học sinh THPT tại Hà Nội
1.Giới thiệu về Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm
đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về
giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Trải qua 1.000 năm hình thành và phát
triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm
nơi định đô cho muôn đời. Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của hầu hết các
triều đại phong kiến Việt Nam từ Lý- Trần - Lê - Mạc - Nguyễn… kinh thành
Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc.
10


Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2009,
Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung
học phổ thông với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh. Hệ thống trường trung học
phổ thông, Hà Nội có 40 trường công lập, một vài trong số đó có chất lượng
giảng dạy và truyền thống lâu đời, như Trung học Chuyên Hà Nội - Amsterdam,
Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, Trung học Chu Văn An, Trung học
Trần Phú. Bên cạnh các trường công lập, thành phố còn có 65 trường dân lập và
5 trường bán công. Hà Nội cũng là địa điểm của ba trường trung học đặc biệt,
trực thuộc các trường đại học, là Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại
ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Trung
học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Trung học phổ thông Chuyên thuộc
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các trường trung học chuyên này là nơi tập
trung nhiều học sinh phổ thông ưu tú không chỉ của Hà Nội mà còn của toàn
Việt Nam. Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục của thành phố
vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ.
2. Thực trạng áp lực trong học tập và thi cử của học sinh THPT tại Hà Nội
Theo một nghiên cứu từ Bộ Nội vụ Ấn Độ thì chỉ trong vòng 3 năm từ
2014 - 2017, có hơn 26.000 học sinh đã tự tử tại quốc gia này. Riêng năm 2016
có tới 9.473 em, tương đương mỗi 55 phút lại có một trường hợp xảy ra. Tại

Anh, một nghiên cứu từ năm 2011, chỉ trong vòng 2 thập kỷ, tỉ lệ tự tử tại đây đã
tăng tới 170%. Khoảng giữa tháng 1/2014 - 4/2017, có khoảng 145 học sinh,
sinh viên tự tử - theo thống kê của cục Khảo sát về tự tử và bệnh tâm thần
(NCISH). Trong đó, 70% ở trong độ tuổi teen.

11


Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những quốc gia có tỷ lệ học sinh tự tử ở
mức cao. Như Nhật Bản, báo cáo của WHO năm 2015 cho thấy tỷ lệ này cao
hơn mức trung bình thế giới tới 60%. Thậm chí có thời điểm, Nhật Bản ghi nhận
tới 70 trường hợp tự tử mỗi ngày, trong đó có tỷ lệ không nhỏ là học sinh.
Kết thúc học kỳ I năm học 2017-2018, nhiều học sinh chỉ có một mong
muốn đơn giản là có một ngày được ngủ thỏa thích. Căng thẳng về khối lượng
kiến thức ôn tập, áp lực điểm số khiến chất lượng nghỉ ngơi hàng ngày của nhiều
học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
“Tôi không tạo áp lực cho con về điểm cao hay thấp nhưng bản thân con lại
tự tạo áp lực cho mình khi mới vào lớp 6 đã phải thường xuyên làm bài tập đến
12h đêm trong khi 6h sáng đã phải dậy đi học cả ngày ở trường” - một phụ
huynh trường THPT Phan Đình Phùng Hà Nội chia sẻ.
Theo khảo sát hơn 7.000 học sinh THPT trên địa bàn thành phố thì cứ 5 học
sinh thì có 4 em gặp khó khăn trong việc tập trung trên lớp do ảnh hưởng trực
tiếp từ giấc ngủ. Có 44,1% học sinh không ngủ trưa, hơn 50% học sinh đi ngủ
sau 23h và thức dậy trước 5h30 sáng.
Có 92,5% học sinh biết rằng nhu cầu giấc ngủ của cơ thể là từ 7-9 giờ đồng
hồ mỗi ngày. Tuy nhiên số học sinh đạt được điều này vô cùng ít. Có 59% học
sinh phải thức dậy từ lúc 5h30 đến 6h, 31,3% học sinh thức dậy sớm hơn, trong
khoảng thời gian từ 5h đến 5h50. Có 9,1% học sinh thức dậy trước 5h và chỉ có

12



0,6% học sinh thức dậy sau 6h sáng. Có tới 44,1% không được ngủ trưa.
Hiện nay, việc vui chơi, giải trí đối với học sinh là điều xa lạ. Em Phạm Thị
Ngọc Hiếu, học sinh lớp 12/ 5 trường THPT Nhân Chính tâm sự, hàng ngày lịch
học của em dày kín từ sáng đến khuya. Sáng học ở trường, trưa về ăn vội miếng
cơm rồi lại đạp xe đi học thêm đến 21h30 về nhà, ăn uống, tắm giặt xong
khoảng 22h30 lại ngồi vào học đến nửa đêm. Có hôm, Hiếu học đến 1, 2 giờ
sáng mới đi ngủ, đến 4, 5 giờ sáng lại dậy ôn bài. Phạm Thị Ngọc Hiếu cho biết,
trong lớp học thêm có nhiều bạn bị ngất xỉu vì ăn uống, ngủ nghỉ không đủ giấc.
Lo lắng về điểm số, thi cử ngày càng cao lại thêm áp lực từ thầy, cô giáo và
cả cha mẹ khiến nhiều học sinh bị sang chấn tâm lý. Đã xảy ra không ít chuyện
đau lòng trong thời gian gần đây khiến nhiều người giật mình.
Thầy Đỗ Văn Đoạt (Trường ĐH SP Hà Nội) thực hiện một khảo sát nhỏ trên
290 học sinh THPT của Hà Nội về cách ứng phó với căng thẳng trong kỳ thi
chuyển cấp. Kết quả nghiên cứu ban đầu đã tạo cơ sở khoa học cho các biện
pháp hình thành kĩ năng ứng phó với căng thẳng cho học sinh trong các trường
học.Chia sẻ của thầy Đỗ Văn Đoạt, 290 học sinh được khảo sát có độ tuổi trung
bình 16, có hơn 90% khẳng định có các giai đoạn căng thẳng trong quá trình học
thi chuyển cấp ở một hoặc nhiều thời điểm nào đó. Học sinh ngoại thành cảm
thấy căng thẳng nhiều hơn một chút so với học sinh nội thành.
Những học sinh được hỗ trợ tài chính nhiều căng thẳng hơn so với những
học sinh được hỗ trợ tài chính ít hơn. Điều này thể hiện sự kiểm soát về tài
chính, những cam kết được thiết lập trong gia đình cũng là yếu tố gia tăng mức
độ căng thẳng ở học sinh. Các biểu hiện căng thẳng như: tâm trạng kém, không
có khả năng tập trung, ưu phiền, thay đổi giấc ngủ thường xuyên và cô đơn
chiếm tỷ lệ cao hơn so với các vấn đề khác. Trả lời câu hỏi “Yếu tố nào ảnh
hưởng đến căng thẳng của học sinh?”, qua khảo sát, có đến 65,5% học sinh được
hỏi chia sẻ nguyên nhân từ học hành và 78,5% từ việc thi cử. Một số học sinh
(6,8%) không nhận diện được lý do nào khiến mình căng thẳng…

Theo thầy Đỗ Văn Đoạt, thực tế cho thấy, phần lớn học sinh cho rằng căng
13


thẳng là một khuynh hướng, một phản ứng tâm lí của cơ thể. Căng thẳng bắt
nguồn từ những áp lực bên ngoài tác động đến công việc học hành, sức ép tâm
lí, sự bất lực, không có khả năng ứng phó, khối lượng bài vở gia tăng và có kì
vọng cao. Số học sinh khác ví căng thẳng như là sự phá vỡ các thói quen thông
thường, sự thiếu tập trung, nỗi thất vọng, phản ứng với môi trường nhiều áp lực,
mất hứng thú, tự ti, trầm cảm,… Số ít học sinh lại nghĩ rằng, căng thẳng là vấn
đề vượt quá sức chịu đựng về mặt cơ thể và tinh thần của cá nhân, làm cho cá
nhân bị kiệt sức.
Số học sinh được điều tra có các chiến lược ứng phó khá đa dạng, như dành
thời gian cho bạn bè, ngủ, nghe nhạc, chơi thể thao, tự cô lập bản thân, lao vào
học tập… Bên cạnh đó, những chiến lược như: cầu nguyện, thiền định, thăm
người thân, thay đổi thói quen ăn uống, xem phim và trò chuyện trực tuyến cũng
được học sinh quan tâm chú ý.

Kết hợp với quan sát, phỏng vấn sâu, kết quả: nữ sinh thích học và ngủ,
trong khi nam sinh thích đi chơi với bạn bè, chơi thể thao hoặc cô lập bản thân.
Đối với những học sinh ngoại thành và nội thành, việc dành thời gian cho bạn bè
và chơi thể thao chiếm số lượng nhiều hơn cả. Có sự khác biệt đáng kể giữa
những học sinh ngoại thành và nội thành khi coi “hút thuốc” là một chiến lược
ứng phó với căng thẳng.Trong số được khảo sát, có 76% học sinh hài lòng với

14


các chiến lược ứng phó với căng thẳng của mình. Học sinh nam ứng phó đa
dạng với nhiều kĩ thuật hơn học sinh nữ; học sinh ngoại thành hài lòng hơn với

chiến lược ứng phó của mình so với học sinh nội thành. Mặc dù có tới 80,7%
học sinh thích ngồi một mình ở nhiều thời điểm, nhưng trong những tình huống
căng thẳng, có 71,6% học sinh muốn nói chuyện với ai đó.80% học sinh lớp 10
được khảo sát thể hiện sự háo hức muốn nói chuyện với ai đó, trong khi học sinh
lớp 12 chỉ có 67%. Nam giới có xu hướng thích điều này hơn nữ giới.
Trong số 22,7% học sinh thích tham khảo ý kiến của gia đình thì nữ thích
làm việc này hơn nam. Học sinh nội thành tham khảo ý kiến của gia đình ít hơn
học sinh sống ở ngoại thành. Những học sinh không tìm bạn bè, người thân chia
sẻ thì họ tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc giáo viên chủ nhiệm.
3. Nguyên nhân gây áp lực với học sinh THPT
Có nhiều nguyên nhân gây ra áp lực trong học tập và thi cử đối với học sinh.
Dưới góc độ nhà trường, chúng ta dễ dàng nhận ra chương trình học quá nặng,
nhồi nhét kiến thức, khai thác năng lực ghi nhớ hơn là sáng tạo. Mặc dù khoa
học đã chứng minh trí não con người có thể nhớ lâu và dễ ghi nhớ nếu được tự
mình hiểu rõ, được thực hành, nhưng cách dạy học phổ biến hiện nay là HS phải
chấp nhận kiến thức sẵn có và học thuộc lòng.
Chương trình học căng thẳng dễ khiến HS bị kích động, phản ứng chống đối
thầy cô. Nhiều HS cho rằng các em có nhiều bài học khó, bài tập về nhà, thầy cô
giảng khó hiểu, ghi chép nhiều trong giờ học… Từ những khó khăn trên, kết hợp
với những yêu cầu, đòi hỏi của cha mẹ, của trường lớp dễ làm HS trở nên mệt
mỏi, xuất hiện tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Một yếu tố khác cũng góp phần làm tăng áp lực cho HS, chính là cách kiểm
tra, đánh giá thông qua điểm số. Hiện nay, cách đánh giá năng lực học tập của
HS đều dựa vào điểm số từ những bài kiểm tra, bài thi học kỳ. Điều này đã hình
thành ở HS ý nghĩ tiêu cực “muốn chứng tỏ mình học giỏi là phải đạt điểm càng
cao càng tốt”, đó cũng là nhiệm vụ duy nhất của các em khi ngồi trên ghế nhà
trường. Với cách đánh giá này, vô tình một số em trở nên “cuồng” điểm số thái
15



quá, coi đó là mục đích mà quên mất học tập không đơn thuần là giành điểm cao
mà còn là con đường đến với tri thức đích thực. Mang nặng tâm lý phải được
điểm cao, phải đạt HS khá, giỏi, nhiều em mệt mỏi, stress. Như vậy, điểm số đã
biến tướng từ động lực trở thành áp lực, khiến việc học tập không còn là niềm
vui mà chỉ là những cuộc đua tranh điểm số.
Tuy nhiên, các em HS còn một áp lực khác cũng nặng nề không kém, đó
chính là gia đình. Cha mẹ nào cũng mong con mình đạt kết quả học tập loại giỏi,
xuất sắc để rạng rỡ với bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng... Chính kỳ vọng của cha
mẹ không tính đến khả năng tiếp thu của con cái khiến nhiều em không đáp ứng
được yêu cầu và xuất hiện trạng thái tâm lý căng thẳng, một trong những nguyên
nhân dẫn đến chán học, trốn học, bỏ nhà đi chơi.
Rất nhiều phụ huynh mong muốn con em mình phải đạt HS giỏi, xuất sắc, rất ít
cha mẹ đặt ra yêu cầu con mình chỉ cần đạt HS trung bình hay lên lớp là được.
Tuy nhiên thực tế cho thấy có một khoảng cách nhất định khi so sánh giữa mong
muốn của cha mẹ và kết quả học tập của các em.

16


Yêu cầu của cha mẹ có thể là động lực thúc đẩy các em cố gắng trong học tập
nếu điều đó phù hợp với khả năng của các em. Ngược lại, nếu vượt quá khả
năng có thể sẽ làm các em lo lắng, sợ học, chán học. Chính sự kỳ vọng quá cao
của cha mẹ khiến nhiều HS phải giấu giếm điểm số. Đây cũng chính là bước
khởi đầu cho những hành vi gian dối về sau. Do không chia sẻ được với cha mẹ
kết quả học tập nên gia đình không thể biết được để giúp đỡ con cái, dẫn tới tình
trạng nhiều em học sút kém rồi chán học, bỏ học…
Nhiều bậc phụ huynh biết rất rõ mình đang tạo áp lực cho con nhưng họ
vẫn cho rằng không thể làm khác được vì sợ con thiệt thòi, thua kém bạn bè. Để
khắc phục tình trạng trên, trước khi kêu gọi những thay đổi từ phía nội dung,
chương trình, phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra, đánh giá của nhà trường thì

hơn ai hết, các bậc phụ huynh phải thay đổi quan niệm, nhận thức về vấn đề này.
Phụ huynh nên hiểu rằng con cái cần một gia đình ấm áp tràn đầy tình thương
yêu, cần một tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, cần được chăm sóc sức khỏe, phát
triển thể chất và tinh thần phù hợp với lứa tuổi. Cha mẹ đừng quá kỳ vọng vào
con mình mà trở thành hoang tưởng, đừng nghĩ con sẽ trở thành thiên tài nếu
vào học trường chuyên lớp chọn, nếu được nhồi nhét kiến thức ngày đêm. Làm
như vậy là cha mẹ đang hại con mình. Hãy học làm người bình thường trước khi
học làm vĩ nhân.
Đồng thời, ngoài việc học trên lớp, hầu hết các em đều đi học thêm. Với
lịch học dày đặc như vậy các em cũng rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng,
stress. Mặt khác, dạy kỹ năng sống cũng chưa được quan tâm nhiều trong
chương trình sách giáo khoa mới. Trong khi giáo dục kỹ năng sống đối với lứa
tuổi học sinh THPT, lứa tuổi đang có chuyển biến trong tâm sinh lý là rất cần
thiết. Nó có thể giúp các em ứng phó tích cực với các tình huống dễ gấy ra tâm
trạng căng thẳng, stress.
Học sinh THPT là lứa tuổi khá nhạy cảm, nhu cầu giao tiếp ở mức cao, bạn
bè đối với các em có vai trò quan trọng, là nơi để các em chia sẻ những niềm vui
với nỗi buồn, nhiều luc nảy sinh những mâu thuẫn, những đố kị, ghen tức, xích
17


mích nhau, sự bất đồng quan điểm ý kiến, bị bạn hiểu nhầm, bị bạn tẩy chay…
và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng ở
các em.Thầy cô quá nghiêm khắc, thiên vị hay có những ứng xử thiếu tính sư
phạm… với học sinh có thể làm cho các em bị stress.
Nhiều năm học sinh lớp 12 mang một nỗi ngán ngẩm lớn khi đối mặt với
chương trình học cuối cấp. Không riêng những học sinh “chơi bời” hơi nhiều ở
những năm trước, những học sinh khá giỏi cũng không thoát khỏi tâm trạng lo
lắng về việc học và thi. Những bậc phụ huynh lại cắt đứt ngay những thú vui
thường ngày của con cái như xem TV, internet, thể thao với mục đích duy nhất:

tập trung học hành chuẩn bị cho thi cử. Phải vào được đại học là mục tiêu mà tất
cả các gia đình Việt Nam hướng đến, dần dà hình thành tâm lý: ai vào được đại
học là người chiến thắng, còn lại là những kẻ thất bại khiến bố mẹ càng kỳ vọng
và gây sức ép cho con cái. Nhiều học sinh lớp 12 mang một nỗi ngán ngẩm khi
đối mặt với chương trình học cuối cấp. Ngoài ra, những bất đồng, xung khắc với
ông bà, bố mẹ, anh chị em cũng là một trong những nguyên nhân gây ra stress
cho các em.
Nguyên nhân sinh ra stress có thể xuất phát từ môi trường bên ngoài, cũng
có thể xuất phát từ chính bản thân bên trong con người. Nhìn chung nguyên
nhân xuất phát từ chính bản thân mỗi người là nguyên nhân quan trọng và có
ảnh hưởng lớn đến mức độ stress. Cùng một sự kiện tác động đến những con
người khác nhau có thể gây ra mức độ stress khác nhau. Sự khác biệt đó xuất
hiện chính là do mỗi người khác nhau, quá trình nhận thức diễn ra không như
nhau. Stress liên quan đến việc nhận định của cá nhân về một sự kiện là có tính
đe dọa, có hại hoặc thách thức. Trong học tập, có nhiều học sinh THPT đặt ra
những yêu cầu cao so với năng lực hiện có. Khi những yêu cầu, mục tiêu đó
không đạt được, như khi bị điểm kém thì các em dễ rơi vào cảm giác tự ti, mặc
cảm, chán nản, thất vọng về bản thân. Các em học sinh lớp 12 sắp phải đối diên
với hai kì thi quan trọng đó là tốt nghiệp và đại học. Phần lớn các em đã có định
hướng về việc thi vào trường nào. Tuy nhiên, không phải em nào cũng có sự lựa
18


chọn đúng đắn. Có những em chọn trường quá cao so với năng lực của bản thân.
Điều này làm cho các em hoc sinh dễ bị stress.
4. Tác động của áp lực trong học tập và thi cử
* Tác động tích cực : Stress không phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn
thương, ngược lại có hai loại stress khác nhau, đối lập nhau. Stress bình thường
khỏe mạnh hay stress tích cực là Eustress, stress độc hại hay stress tiêu cực là
Distress.” Ảnh hưởng tích cực là stress tạo sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả

năng thích nghi với môi trường xung quanh về mặt sinh lí và về mặt tâm lí stress
làm cho nhân cách ngày càng hoàn thiện. Stress tích cực làm cho học sinh tích
cực, chủ động chiếm lĩnh các tri thức. Eutress còn kích thích sự tìm tòi khám
phá, trải nghiệm qua rất nhiều trên các hình thức học tập khác như: Tự học, thảo
luận nhóm, học trực tuyến,… Có thể nói trong xã hội hôm nay thì con người
không thể thiếu stress. Nếu thiếu stress con người khó tòn tại và phát triển và có
thể sẽ đi đến diệt vong. Mặt khác, hiện nay, học sinh THPT học tập không chỉ
học những gì giáo viên truyền thụ trên lớp, mà còn phải tự nghiên cứu sâu bằng
các sách tham khảo, nâng cao. Có như vậy mới có khả năng thi đỗ vào trường
Đại học.
* Tác động tiêu cực : Càng đi sâu thì thời gian học tập cũng như sau quá
trình học tập, học sinh dễ bị căng thẳng, mệt mỏi và hậu quả của nó có thể tác
động tiêu cực đến học tâp cũng như đời sống của các em. Ảnh hưởng tiêu cực
của trạng thái stress là gây ra các rối nhiễu tâm lý, các rối loạn sinh học và các
lệch lạc ứng xử. Cụ thể, các rối nhiễm tâm lý như: lo lắng, sợ hãi và dễ phát cáu,
giảm hiệu quả trong giao tiếp, cảm giác bị xa lánh và ghét bỏ, buồn chán, không
toại nguyện trong học tập, mệt mỏi tinh thần và trí lực giảm sút, mất khả năng
tập trung… Các rối loạn sinh học như: sự mệt mỏi về thể xác, các chức năng:
nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tăng nhịp tim và huyết áp… Và các triệu chứng ứng
xử: né tránh hoc tập, thành tích hoc tập giảm, các quan hệ với bạn bè xấu đi.
Nói đến hậu quả của áp lực học đường, chúng ta đã từng nghe những câu
chuyện vừa bi hài vừa đau thương mà HS phải gánh chịu. Một câu chuyện rất
19


“điển hình” cho việc “điên vì học”. Đó là trường hợp của một em HS thi rớt ĐH.
Ban đầu em ngại tiếp xúc với mọi người, chỉ ngồi trong nhà. Đi khám, bác sĩ
chẩn đoán bị suy nhược thần kinh và cho uống rất nhiều thuốc. Nhưng càng
uống, bệnh tình càng nặng. Đến khi em được đưa vào bệnh viện tâm thần thì
mọi chuyện đã quá muộn. Bây giờ, ngồi nói chuyện với ai, em cũng nói mình

học kế toán, rồi học sư phạm, sau đó chuyển sang thi ĐH y…
Trường hợp đau lòng nhất là khi không thể chịu nổi áp lực học tập quá lớn,
nhiều em dại dột tìm đến cái chết. Những vụ tự tử gây xôn xao dư luận của một
số HS thời gian qua hầu hết đều có liên quan đến gia đình và nhà trường. Nhiều
em hủy hoại cuộc sống của mình chỉ đơn giản vì bị điểm kém, bị thầy cô la
mắng, không đậu ĐH, không trúng tuyển vào trường chuyên, lớp chọn. Các em
suy nghĩ tiêu cực rằng, mình là kẻ thất bại thảm hại, không làm được gì, không
xứng đáng với niềm tin của cha mẹ, vậy thì sống làm gì, thà chết đi còn hơn.
Những lý do tưởng chừng như ngớ ngẩn ấy lại là áp lực rất lớn đối với các em
HS vốn đã không vững vàng về mặt tâm lý.
Đặc điểm chung của những em này là rất sợ hãi mỗi khi nghe nhắc đến việc
học, làm bài tập, bài thi. Không ức chế, căng thẳng, mệt mỏi sao được khi thời
khóa biểu mà đa số các em phải duy trì là: 7 giờ đến 17 giờ học tại trường, 17
giờ 30 đến 21 giờ học thêm các môn tại nhà thầy cô, sau 22 giờ lại phải ngồi vào
bàn tự học, làm bài tập… Thử hỏi với tần suất học như trên, HS lấy đâu thời
gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí cũng như tham gia các hoạt động khác?
III. Đê xuất giải pháp
Với nhà trường cần có chương trình học phù hợp, giảm nhẹ lý thuyết, đẩy
mạnh các hoạt động ngoại khóa, hoạt động học mà chơi chơi mà học. Tại các
trường THPT cần có phòng tham vấn học đường, tư vấn tâm lý cho học sinh
nhằm giải tỏa những căng thẳng mà các em đang gặp phải. Bên cạnh đó dạy cho
các em những kỹ năng sống, kỹ năng đối phó với căng thằng.
Gia đình cần hiểu tâm lý các em, hiểu nhu cầu các em mong muốn từ đó có
những lời khuyên bổ ích nhất, tránh thúc giục làm áp lực cho các em.
20


Đối với học sinh,cần có kỹ năng ứng phó với áp lực thi cử. Có một lượng thời
gian vừa đủ để chuẩn bị cho các kỳ thi: Thời gian vừa đủ sẽ khiến chúng ta có
chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cũng như các kiến thức cần thiết cho kỳ thi. Đừng để

đến gần phút chót, sắp diễn ra kỳ thi, bạn mới quáng quàng ôn tập vội vã hay
học tủ, trông chờ may rủi…Để làm được điều này, bạn hãy lập một lịch ôn thi
khoa học và cố gắng tuân theo lịch này, tự nhắc nhở bản thân hoặc chia sẻ với
bạn bè để có thêm động lực thực hiện.

Tìm cho mình cách ôn tập tốt nhất: Bạn học như thế nào thì hiệu quả nhất?
Thời gian nào, địa điểm nào, học cùng với ai hay học một mình thì dễ học bài
hơn? Hãy tận dụng các phương pháp ghi chú, sơ đồ tư duy, vẽ hình minh họa,
ghi âm bài học rồi nghe lại…để tận dụng tối đa các hình thức ghi nhớ của não
bộ.
Chọn tài liệu hợp lý: Ngoài giáo trình, sách giáo khoa, bạn sẽ cần phải đọc
thêm tài liệu tham khảo, sách bài tập, hướng dẫn ôn luyện thì việc ôn tập mới có
hiệu quả. Về vấn đề này, bạn có thể hỏi bạn bè, ý kiến thầy cô hoặc tự mày mò
một buổi trong nhà sách, chắc chắn bạn sẽ nhận được một vài điều thú vị.
Ăn uống đầy đủ và hợp lý : Thường khi chịu áp lực công việc hay tập trung
vào làm việc gì đó quá nhiều, chúng ta có khuynh hướng xem nhẹ vấn đề ăn
uống của mình. Ăn vớ vẩn cho qua bữa, giờ ăn không cố định, thất thường…sẽ
dễ khiến cho bạn gặp rắc rối với hệ tiêu hóa và trong nhiều trường hợp, bạn

21


không đủ sức khỏe để ôn tập một cách hiệu quả. “Có thực mới vực được đạo” –
ông bà ta đã dạy, vậy nên hãy chú trọng bữa ăn của mình nhé bạn.
Đừng quên chơi : Một ngày chúng ta có 24 giờ, ngoài việc dành thời gian ngủ
đủ 6-8 giờ/ ngày, bạn còn khoảng 16 – 18 giờ để sinh hoạt và học tập. Trong đó
bạn giành bao nhiêu thời gian cho việc thực sự tập trung vào bàn học? Việc cặp
kè với chiếc bàn học cả ngày không phải là một phương pháp học tập hay ho, vì
càng học nhiều, tiếp thu nhiều thông tin dồn dập một lúc, chúng ta có khuynh
hướng quên nhiều hơn. Vậy nên, hãy chia nhỏ thời gian học tập và nghỉ ngơi

hợp lý trong ngày. Dựa vào nhịp sinh học của mình, bạn có thể đoán được giờ
nào mình học hiệu quả nhất và kém hiệu quả nhất. Vào giờ kém hiệu quả, bạn
không nên cố học nữa mà có thể thư giãn bằng một giấc ngủ ngắn, xem ti vi, hát
hò, nấu ăn, chơi thể thao…để tập trung sức lực cho giờ mà bạn học hiệu quả
nhất. Theo nhịp sinh học thông thường, chúng ta sẽ hoạt động trí não kém linh
hoạt nhất vào các khoảng thời gian từ 6h – 7h sáng, 11h – 13h, 17h – 19h. Bạn
nên tận dụng thời gian này để giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ.

Tham khảo bí quyết ôn luyện của các bạn có thành tích học tập tốt, hay trên
diễn đàn; chia sẻ tâm trạng, mục tiêu của bạn trước kỳ thi. Trao đổi bí quyết học
tập với nhau trên các diễn đàn cũng là một cách giảm áp lực và tìm ra nhiều
phương pháp hay mà bạn không ngờ tới đó bạn. Trước kỳ thi, bạn có thể sẽ gặp
rất nhiều áp lực và mệt mỏi, chán nản, khi học tập không hiệu quả, bài tập khó,
22


học trước quên sau…Đừng ngần ngại chia sẻ điều này với bạn bè, người thân
của bạn. Có thể họ không cho bạn lời khuyên hữu ích nhưng họ sẽ động viên,
cho bạn thêm liều thuốc tinh thần và quan tâm bạn nhiều hơn. Bạn sẽ thấy tâm
trạng nhẹ nhàng hơn khi đối mặt với những vấn đề của mình.Và dĩ nhiên, phải
ngủ đủ giấc

23


KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy rằng, các em học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội đang
gặp vấn đề rất lớn trong áp lực về học tập và thi cử. Áp lực cũng có mặt tích cực
làm cho học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh các tri thức. Tuy nhiên càng đi
sâu thì thời gian học tập cũng như sau quá trình học tập, học sinh dễ bị căng

thẳng, mệt mỏi và hậu quả của nó có thể tác động tiêu cực đến học tâp cũng như
đời sống của các em. Ảnh hưởng tiêu cực của trạng thái stress là gây ra các rối
nhiễu tâm lý, các rối loạn sinh học và các lệch lạc ứng xử. Vì vậy để ngăn chặn
tình trạng này cần phải có những giải pháp phù hợp từ phía gia đình, nhà trường
và hơn hết là ở chính bản thân của các em

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> /> /> />
25


×