Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo dục công dân là môn chính hay phụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.59 KB, 3 trang )

Uy tín người giáo viên
Ngày cập nhật: 22-07-2009
Người giáo viên (GV) có uy tín thường có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của học sinh (HS). Uy tín là
tấm lòng, tài năng của mỗi GV. Khách quan mà nói, uy tín có 2 loại: uy tín thật và uy tín giả. Uy tín giả thường
được bao bọc bằng lớp vỏ giả tạo qua từng lời nói, hành vi, việc làm..., như: thị uy, trấn áp làm cho HS sợ hãi
phải phục tùng, cố làm cho quan trọng hóa nội dung mình đang làm... Uy tín thật thường được bộc lộ qua từng
lời nói, cử chỉ cho đến tinh thần lao động, lý tưởng nghề nghiệp đều là những thước đo mẫu mực cho HS noi
theo. Điều này được biểu hiện rõ ở năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy.

Về chuyên môn: Có sự hiểu biết phong phú trên lĩnh vực chuyên môn, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ
được giao và giải đáp các vấn đề mấu chốt trong giảng dạy, linh hoạt trong công việc. Việc giảng dạy phải hài
hòa với việc học tập và các vấn đề học tập của HS, đáp ứng đúng mục tiêu, nhiệm vụ sư phạm.

Về phương pháp: Xác định đúng nhiệm vụ, nội dung và phương pháp dạy của từng bài, từng tiết học. Đối với bài
học này phải truyền đạt những nội dung gì và phải vận dụng những phương pháp nào, cách truyền đạt như thế
nào cho HS dễ tiếp thu, phải cho HS biết được nhiệm vụ cụ thể của từng bài học, tránh việc thầy nói đến đâu trò
nghe đến đó, tránh việc “dạy chay học tủ”. Phải giúp HS thấy được tầm quan trọng của môn học mình đang phụ
trách, không nên nói chung chung môn học này là quan trọng, môn học kia không quan trọng; môn học này là
môn học chính, môn kia là môn phụ... Bởi mỗi môn học có một ý nghĩa khoa học riêng, là kiến thức nền tảng cho
mọi công dân khi vào đời. Học văn là để ta hiểu biết về con người, về cuộc đời, giúp cho chúng ta có thái độ
sống tốt hơn. Tại sao nhân vật Tấm (truyện cổ tích Tấm Cám) lại tốt, còn nhân vật Cám lại xấu xa như thế; nếu
ta trong hoàn cảnh như cô Cám thì ta sẽ xử sự ra sao? Học lịch sử để ta hiểu biết, đánh giá đúng sự kiện lịch
sử; học địa lý để biết về đặc điểm địa lý, khí hậu của từng vùng... Nghĩa là phải làm thế nào để môn học của
mình góp thêm một phần ý nghĩa của khoa học, cuộc sống vào tâm hồn HS, làm thế nào để HS nói rằng “Hôm
nay có giờ văn, toán,... nhanh lên, đến lớp để nghe thầy dạy, thầy dạy hay lắm”.

Như vậy, uy tín thật sự của người GV là lòng thương yêu HS, tận tụy với nghề, công bằng trong đối xử, gương
mẫu về mọi mặt trong từng hoàn cảnh giao tiếp.
ThS.NGUYỄN PHÚ CƯỜNG (GV Trường THPT Vị Thủy, huyện Vị Thủy, Hậu Giang
/>Dạy văn bằng giáo án điện tử
Ngày cập nhật: 10-06-2009


Nhờ các công cụ đa phương tiện của máy tính, giáo viên (GV) sẽ xây dựng bài giảng sinh động và dễ dàng thể
hiện các phương pháp sư phạm khác nhau. Riêng đối với phân môn văn học, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
(CNTT) vai trò của người thầy sẽ chuyển sang hướng dẫn hoạt động dạy học bằng giáo án điện tử mà mình đã
thiết kế.

Phân môn văn học trong nhà trường có thể chia thành hai loại thể cơ bản: tự sự và trữ tình. Trong văn bản tự
sự, yếu tố quan trọng nhất là sự kiện, nhân vật, tính cách, ngôn ngữ tự sự, kết cấu tác phẩm, cốt truyện. Việc
giúp học sinh nắm vững kết cấu tác phẩm là tiền đề cho quá trình phân tích nhân vật. Vận dụng linh hoạt tính
năng của CNTT sẽ giúp GV hệ thống các tuyến nhân vật, tóm tắt cốt truyện theo mô hình hoặc minh họa một nội
dung nào đó bằng hình ảnh, lời kể ghi âm... sẽ làm cho giờ học thêm sinh động, không gây sự nhàm chán. GV
cũng có thể tổ chức giờ học đối thoại bằng một số tình huống được thiết kế theo ý tưởng phù hợp với mục tiêu
bài học để giúp học sinh (HS) khám phá tác phẩm.

Với tác phẩm trữ tình, nội dung và nghệ thuật luôn có mối quan hệ thống nhất với nhau. Cho nên, GV có thể gợi
ý giúp HS tìm ra vẻ đẹp của tác phẩm thông qua tính năng thay đổi màu sắc và kích cỡ của phương tiện CNTT.
GV còn có chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý và những hình ảnh, âm thanh minh họa cho học sinh phát hiện, so
sánh lý giải hình ảnh, những thủ pháp nghệ thuật, những giọng điệu đặc trưng của từng đoạn, từng bài, từng tác
giả; đồng thời định hướng cho học sinh nắm được ý nghĩa tư tưởng cơ bản của tác phẩm và cảm xúc của nhân
vật trữ tình.

GV cũng có thể chuẩn bị một số ngữ liệu để tổ chức cho học sinh phân tích và tranh luận về ý kiến của cá nhân,
của các nhóm qua việc thiết kế câu hỏi hướng tới kiến thức, kỹ năng cần hình thành ở học sinh. Đặc trưng của
môn văn là phải phát huy tính bình giảng, cho nên không phải bất cứ bài văn nào cũng có thể soạn giáo án điện
tử. Song, GV có thể tạo những slide dùng để tiếp nhận những ý kiến HS sau khi thảo luận nhóm, thao tác này
đòi hỏi GV phải biết chọn lọc các từ khóa, từ ngữ quan trọng để đánh giá vào các slide cho cô đọng, đầy đủ ý
nghĩa.

Sự linh hoạt là điều cần phải đặc biệt chú ý trong mọi tình huống dạy học bằng giáo án điện tử. Bởi những điều
kiện khách quan như mất điện khi dạy chẳng hạn. Cho nên GV cần có giáo án (truyền thống) dự phòng để khi
gặp “sự cố” không làm ảnh hưởng đến quá trình dạy học. Giáo án điện tử thường được GV thể hiện trên các

slide cố định nên khi dạy khó có điều kiện thay đổi. Để dạy hiệu quả hơn, GV có thể dạy bằng giáo án truyền
thống và ghi trên bảng để lưu giữ hệ thống kiến thức, đồng thời trình chiếu hình ảnh, hay các đoạn phim minh
họa để HS dễ theo dõi. Nếu làm được điều này, quá trình dạy học văn sẽ trở nên sinh động hơn.
ThS.NGUYỄN PHÚ CƯỜNG (Trường THPT Vị Thủy)
/>Giáo dục công dân là môn chính hay phụ?
Ngày cập nhật: 29-07-2009
Theo tôi, môn giáo dục công dân (GDCD) có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần giáo dục con người phát triển
toàn diện, định hướng cho học sinh (HS) những quan điểm, lối sống và những vấn đề xảy ra trong xã hội, tạo
điều kiện cho các em trao đổi với thầy cô, bạn bè những vấn đề trong cuộc sống. Khách quan mà nói, môn
GDCD trong nhà trường có tác dụng đào tạo con người tích cực, hình thành nhân cách con người. Với ý nghĩa
đó, thật khó có lý lẽ thuyết phục những người làm công tác giáo dục rằng, môn GDCD là môn học phụ.

Song, thực tiễn lại có nhìn nhận khác về môn học này. Đa phần từ Ban giám hiệu (BGH) đến giáo viên (GV) và
cả HS đều cho rằng đây là môn học phụ, không quan trọng (do không là môn thi tốt nghiệp THPT)... nên có
nhiều bất cập trong việc kiểm tra đánh giá, trong chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo... và cả thái độ học tập thiếu
tích cực của HS. Trước thực tế đó, tôi xin có vài kiến nghị:

Việc kiểm tra đánh giá: Cần được tổ chức thi chung đợt với các môn học khác, không nên để cho thầy trò môn
học này tự tổ chức thi, thi trước hoặc sau các môn học khác. Vì như thế, chính BGH đã có sự phân biệt chính,
phụ giữa các môn học, dẫn đến tâm lý coi nhẹ việc học môn học này trong HS. Nếu chúng ta xem môn học
GDCD là môn phụ, thì chính chúng ta đã góp phần làm cho HS lơ là việc học tập. Thầy cũng không hứng thú
giảng, mà trò cũng không hứng thú học. Thầy giảng, trò tiếp thu được tới đâu hay tới đó, về nhà thì vở GDCD
không biết để ở đâu mà tìm. Còn HS khối lớp 12, công việc trọng tâm là “đầu tư” vào các môn thi tốt nghiệp, nên
việc học môn này chỉ mang tính “đối phó” cho có điểm để đủ điều kiện đi dự thi. Thầy cô giảng dạy thì ngậm ngùi
cho thời gian trôi qua, dạy phớt lờ cho xong, tiết học được trôi qua một cách miễn cưỡng. Tiêu cực hơn, đến tiết
GDCD là thầy đọc lại những ý chính trong sách cho trò chép, đến khi kiểm tra, thi thì thầy trò cùng “tự quản” cho
xong nhiệm vụ. Điều này làm cho HS thấy môn học này không mang lại lợi ích cho mình.

Việc làm đồ dùng dạy học: Môn GDCD thường được ghép với tổ văn hoặc sử, địa; lãnh đạo các tổ ghép này
chưa thể kiểm soát sâu sắc nội dung chuyên môn của môn GDCD, chưa thể kiểm tra, đánh giá đúng thực chất

mức độ việc dạy và học của thầy trò bộ môn này. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hồng (Tổ trưởng tổ Ngữ văn
Trường THPT Vị Thủy) nói: “Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, nhận xét, đánh giá tiết dự
giờ của GV dạy GDCD”. Đa số GV dạy GDCD đều dạy trái chuyên môn, họ “xuất thân” là những GV có chuyên
môn về văn hoặc sử, địa. Việc “được” phân công dạy trái chuyên môn là việc làm khá tế nhị, nên có GV dạy cho
qua chuyện, xong tiết. Vì vậy, cần có GV chuẩn trình độ về chuyên môn GDCD mới có thể chỉ đạo, hỗ trợ việc
làm đồ dùng dạy học cho bộ môn này.

Nội dung chương trình: Cần bổ sung phần học về “Nhà nước”. Toàn bộ chương trình bậc THPT chưa đề cập
hay giới thiệu khái quát đến phần này. Năm học 2008-2009, tôi dạy môn GDCD cho 21 lớp bậc THPT với tổng
số 837 HS, nhưng đa phần chưa có HS nào trả lời thỏa đáng các câu hỏi như: “Những cơ quan nào được gọi là
cơ quan nhà nước?”, “Trường THPT Vị Thủy, UBND huyện Vị Thủy có phải là cơ quan nhà nước hay không?”.
Trong khi đó, chương trình GDCD lớp 12 lại nói đến “vai trò của nhà nước” về lĩnh vực này lĩnh vực kia trong đời
sống xã hội, nhưng HS thì không hiểu được cơ quan nhà nước là cơ quan nào.

Riêng tôi, không nên gọi môn học GDCD là môn phụ. Bất kỳ môn học nào khi được đưa vào nhà trường cũng
đều có nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn to lớn, nên chăng là cần có cách diễn đạt khác hơn khi nói đến môn
học này: GDCD là môn học chưa được chọn làm môn thi tốt nghiệp THPT.
ThS.NGUYỄN PHÚ CƯỜNG (Trường THPT Vị Thủy, huyện Vị Thủy, Hậu Giang
/>

×