Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ bằng nhóm chuyên môn ở trường THCS quảng đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.1 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài
Công tác chỉ đạo chuyên môn, tổ chức tốt các hoạt động, sinh hoạt của tổ
chuyên môn là công tác quan trọng trong nhà trường. Ở trường THCS tổ chuyên
môn là một đơn vị hành chính được chia theo một hoặc một số bộ môn giúp
hiệu trưởng quản lý về lĩnh vực chuyên môn trong nhà trường. Thực tế cho thấy,
tổ chuyên môn như một “khối óc” một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ
máy hoạt động của trường học. Mọi công việc từ chỉ đạo thực hiện chương trình,
tổ chức các kỳ thi, quản lý hồ sơ sổ sách, đánh giá cho điểm, đánh giá xếp loại
CBGV, duy trì kỷ cương nề nếp đến đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất
lượng dạy và học... đều phải thông qua sự quản lý và điều hành sinh hoạt của tổ
chuyên môn. Như vậy tổ chuyên môn như một chiếc cầu nối vừa triển khai các
kế hoạch giúp hiệu trưởng đến tận GV(giáo viên) và HS(học sinh) vừa thực thi
và báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch với hiệu trưởng. Vì thế, chỉ
đạo đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức
đa dạng hoá cách quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học.
Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Làm thế nào để nâng
cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn? Luôn là câu hỏi khiến bản thân tôi trăn
trở. Tôi nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý chỉ đạo chuyên
môn. Từ những lý do nêu trên cộng với xuất phát từ tình hình thực tế của nhà
trường tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao
chất lượng sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn ở trường THCS Quảng Đông”
nghiên cứu và triển khai thực hiện. Tôi coi đây cũng chính là một trong những
giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng GD toàn diện và khẳng định chất
lượng dạy – học của nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về hoạt động chuyên môn trong nhà trường,
tôi nhận thấy hoạt động của các tổ chuyên môn có vai trò quyết định quan trọng
đối với kết quả dạy - học. Nhưng để nhận thức và tiến hành các hình thức chức
sinh hoạt chuyên môn phong phú nghiêm túc không phải lúc nào, nhà trường


nào cũng thực hiện được. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài này nhằm góp một
phần nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở trường THCS
Quảng Đông nói riêng và bậc THCS nói chung.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các tổ chuyên môn.
- Hoạt động chuyên môn ở trường THCS Quảng Đông.
- Các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ CM.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các văn bản, tài liệu về
quy chế chuyên môn, sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THCS để vận dụng vào
nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát thực tế, thu thập
thông tin, khảo sát điều tra, phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2. 1. Cơ sở lí luận
Tổ chuyên môn là một bộ phận chuyên môn giúp ban giám hiệu nhà
trường điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ
chuyên môn. Tính chất hoạt động chủ yếu của tổ là chuyên sâu về nghiệp vụ sư
phạm, thể hiện sự tích tụ cao về chuyên môn, nhằm mục đích nâng cao chất
lượng dạy và học. Công tác chụyên môn là hoạt động quan trọng, yếu tố hàng
đầu quyết định sự tồn tại, phát triển, sự sống còn hay tên tuổi và danh tiếng của
nhà trường. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, trước sự phát triển nhanh chóng của
khoa học công nghệ và kinh tế của đất nước trong những năm gần đây, ngành
GD&ĐT (giáo dục và đào tạo) đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học
cũng như trong công tác quản lý như: đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS (học sinh), theo đó HS là trung

tâm. Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, Ứng dụng CNTT(Công nghệ thông
tin) trong dạy học, đổi mới chương trình SGK (sách giáo khoa), đổi mới công
tác quản lý, ứng dụng CNTT vào trong công tác điều hành chỉ đạo của đơn vị,
xây dựng chương trình nhà trường nhằm phát huy tối đa khả năng dạy và học
của thầy và trò. Trong đó đổi mới cách thức quản lý cả về mặt hành chính và
chuyên môn đối với các tổ chuyên môn cũng được coi trọng.
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên trong nhà trường nhằm
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần
tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ của
giáo viên. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện
2


nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi
nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận,
phân tích và rút ra những kết luận sư phạm thể hiện tính thống nhất của tập thể,
những phương pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho tập thể sư phạm nhà trường.
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THCS (Trung
học cơ sở), THPT(Trung học phổ thông) ban hành theo Quyết định số
07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
tại điều 16 như sau:
1. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức
thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo
môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn
có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do
Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.
2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý
kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình

môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại
các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.
- Căn cứ vào số lượng đội ngũ CBGV, cơ cấu bộ môn, tình hình hoạt động
của nhà trường, tổ chuyên môn Trường THCS Quảng Đông được bố trí thành 2
tổ bao gồm:
+ Tổ Khoa học tự nhiên gồm 7 CBGV (cán bộ giáo viên).
+ Tổ Khoa học xã hội gồm 10 CBGV.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, việc sinh hoạt của tổ chuyên môn ở các
trường THCS nói chung và trường THCS Quảng Đông nói riêng đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Các đồng chí tổ trưởng cũng như CBGV đã nhận thức
được vị trí và tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong quá trình dạy học. Tuy
nhiên hoạt động chuyên môn của các tổ vẫn còn những hạn chế nhất định và
những tồn tại khá phổ biến theo những xu hướng sau:
3


Một là: Số lần sinh hoạt theo quy định 2 lần/tháng thực hiện duy trì thường
xuyên và đầy đủ, tuy nhiên chất lượng sinh hoạt còn hạn chế.
Hai là: Nội dung các cuộc họp còn mang tính sự vụ, hành chính chưa mang màu
sắc chuyên môn, chưa có những chuyên đề thảo luận sôi nổi, thẳng thắn mang
tính khoa học. Những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn có được bàn đến
nhưng còn mờ nhạt, chưa thực sự đi vào chiều sâu. CBGV đi họp chủ yếu là cho
có chứ không chuẩn bị nội dung để trao đổi hay thảo luận những bài hay, khó
hoặc thống nhất nội dung chương trình hoặc nội dung ra các đề kiểm tra hoặc
trao đổi rút kinh nghiệm giờ dạy.
Ba là: Một số CBGV chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, chưa thật sự có

tih thần xây dựng tập thể. Mạnh ai người nấy làm dẫn tới mỗi người một ý,
không thống nhất, không tìm được tiếng nói chung trong phương pháp giảng
dạy, trong cách thức ra đề kiểm tra, trong cách đánh giá xếp loại giờ dạy của
CBGV trong tổ.
Bốn là: Vai trò, trách nhiệm chưa cao của chính tổ trưởng chuyên môn. Tổ
trưởng còn cả nể, chỉ đạo chưa kiên quyết. Các cuộc họp chuẩn bị nội dung chưa
chu đáo. Chưa khơi dậy được niềm say mê chuyên môn, không khí hứng khởi,
sôi nổi trong các buổi sinh hoạt. Thông thường nội dung họp chỉ là: triển khai
các kế hoạch tháng, năm tuần của nhà trường, lịch kiểm tra, ký duyệt hồ sơ giaó
án, phân công ra đề thi chọn đội tuyển HS giỏi, đề kiểm tra chất lượng học kỳ,
thao giảng dự giờ và một số việc khác.
Năm là: Công tác quản lý chỉ đạo của BGH còn chưa kịp thời, quyết liệt. Việc
kiểm tra kế hoạch tổ, biên bản sinh hoạt và các nội dung sinh hoạt chưa thường
xuyên, liên tục.
Sáu là: Các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều hoặc nếu có thì chỉ
để tham khảo bởi dù nằm trong hệ thống trường THPT nhưng mỗi trường có đặc
thù riêng do nhiều yếu tố đem lại như: cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào, đội
ngũ CBGV, sự quan tâm sâu sát của BGH về chất lượng chuyên môn...
Như vậy việc nghiên cứu đúc rút những kinh nghiệm để áp dụng chỉ đạo sinh
hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả là thực sự cần thiết và kịp thời đối với các
trường nói chung và trường THCS Quảng Đông nói riêng. Trong phạm vi đề tài
này tôi hi vọng sẽ mang lại một cái nhìn mới mẻ và thiết thực với quan điểm đổi
mới hình thức, nội dung sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng là một trong
những biện pháp góp phần đổi mới công tác quản lý của BGH để nâng cao chất
4


lượng giáo dục cho nhà trường trong năm học 2017-2018 và các năm học tiếp
theo.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Với vai trò là Phó hiệu trưởng, tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào
để hoạt động chuyên môn, các buổi sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn thật sự có
hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy – học, đặc biệt là chất lượng đại trà.
Với Phụ huynh của trường THCS Quảng Đông – một trường ven Thành phố ,
mới nhập về Thành phố Thanh Hóa từ năm 2012 đến nay, thì điều mà phụ huynh
quan tâm nhất là kết quả của con em thi vào các trưởng THPT sau khi hoàn
thành chương trình THCS. Từ đó chúng tôi xác định chất lượng đại trà là quan
trọng cùng với chất lượng mũi nhọn để khẳng định vị thế của nhà trường. Về
nhận công tác ở trưởng THCS Quảng Đông chưa lâu (từ tháng 01/2017 đến
nay), tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đổi mới trong việc chỉ đạo sinh hoạt
Tổ - Nhóm như sau:
2.3.1. Lựa chọn và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn
Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng thăm dò ý kiến của tất cả CBGV trong các
tổ chuyên môn, trên cơ sở tín nhiệm của tổ, đề nghị của PHT phụ trách công tác
chuyên môn Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó theo từng
năm học. Việc bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn cần căn cứ vào một số tiêu chuẩn
sau:
Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều
hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình
môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ
chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề
xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý.
Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng
lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh.
Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ,
biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo
léo trong giao tiếp, ứng xử.
Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định tại điều lệ trường THPT, Nhà trường còn
căn cứ vào kết quả giảng dạy, thành tích bồi dưỡng HSG tỉnh, các kỳ thi GV giỏi
cấp trường, cấp tỉnh để làm cơ sở bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn. Từ năm học

2017-2018 trở về trước hầu hết các tổ trưởng chuyên môn của nhà trường đều có
5


thành tích tốt về công tác chuyên môn. Có những đồng chí đã được đi học bồi
dưỡng cán bộ quản lý và trong nguồn CBQL kế cận của nhà trường.
Bên cạnh đó hàng năm nhà trường còn cử các tổ trưởng đi học chuyên đề
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do Phòng GD tổ chức. Qua các khoá
học này tổ trưởng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tích luỹ được nhiều
phương pháp hay giúp nhà trường quản lí điều hành hoạt động chuyên môn của
tổ hiệu quả hơn.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch chuyên môn tháng, kỳ và năm học
Vào đầu năm học BGH nhà trường xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm
vụ năm học (bản dự thảo). Sau đó đưa về các tổ chuyên môn lấy ý kiến đóng
góp để hoàn thiện và báo cáo tại Hội nghị CBVC đầu năm học. Trên cơ sở nội
dung, phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp, chỉ tiêu chuyên môn... giao
cho các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn cho từng tổ. Tuỳ vào đặc
điểm, tình hình của bộ môn, kết quả của năm học trước đạt được mà các tổ xây
dựng phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và những giải pháp cụ thể. Tuy nhiên để
có tính thống nhất cao các tổ cần phải xây dựng KH theo những nội dung cụ thể
như sau:
Căn cứ để xây dựng kế hoạch: Các căn cứ thường là KH năm học của nhà
trường, KH chuyên môn của PHT phụ trách công tác CM, đặc điểm tình hình
của tổ...
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 – 2018
(minh họa phần kế hoạch theo từng tháng)
Thời
gian

NỘI DUNG CÔNG VIỆC


Người thực hiện

- Chuẩn bị công tác chuyên môn: Phân công
-HĐSP
chuyên môn, lên TKB…
- BGH
Tháng 8, - Tổ chức tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học
- BGH và các đoàn
- Tổ chức ngày tựu trường đúng thời gian quy
thể.
9/2017 định.
- Tổ chức tốt lễ Khai giảng năm học mới và Hội
nghị CBCC đầu năm.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh Văn, Toán, Anh
yếu, kém.
- Hoàn thành hồ sơ chuyên môn.
-CM, GVBM
6


- Họp HĐCM
- CM, 2TT
- Xây dựng kế hoạch hoạt động NGLL; công tác
- CM
phòng chống TNXH - ATGT…Tổ chức Lễ ra quân
- CM VÀ TPT
và kí cam kết.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện - thiết bị.
- Thư viện và các

- Sắp xếp lại phòng làm việc và phòng chức năng.
phòng BM
- Kiểm tra chuyên đề 100% giáo viên.
- GV
- Điều tra bổ sung, cập nhật số liệu thống kê, tổng
- GV
hợp số liệu PCGD.
- Dự giờ thăm lớp theo kế hoạch và tiêu chuẩn.
- BCĐ và HĐSP
- Đăng ký sáng kiến kinh nghiệm.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các cuộc vận động
- BGH, TT, NT và
GV
- Nhận sách và các thiết bị, hồ sơ của nhà trường
- BGH
- Tổ chức hoạt động GDNGLL theo khối lớp, thực
- VT
hiện đồng loạt theo Kh của TPT Đội.
- GVCN
- Xây dựng 6 bài giảng điện tử, thao giảng toàn
- 2TT
trường (Tuần 5 + 6).
- GV
- Lên khung chương trình bồi dưỡng HSG và phụ
đạo học sinh yếu kém.
- TPT
- Triển khai kế hoạch công tác Đội.
- BGH
- Họp GBCM.
- GV Toán, Anh, Văn

- Thành lập đội tuyển Toán, Anh, Văn các khối
6,7,8.
PHT
- Dự giao ban chuyên môn tại THCS Đông Lĩnh.
- Duy trì nề nếp dạy học.
-BGH, GV, NT
- Dự giờ, thăm lớp và thao giảng theo nhóm bộ
- BGH và 2TT
môn (chú ý việc đánh giá theo định hướng phát
GV
triển nhà trường).
- BGH và 2TT và các
- Thanh tra chuyên môn theo kế hoạch.
NT
+ Chuyên đề 100% giáo viên, đột xuất 1/4 GV. - BCĐ và HĐSP
+ Toàn diện: TN 02 GV ; XH 02 GV
Tháng - Tiếp tục điều tra bổ sung, cập nhật số liệu thống - GV được phân công
10/2017 kê, tổng hợp. Hoàn thành hồ sơ sổ sách công tác - BGH và TPT
7


Phổ cập THCS, báo cáo về PGD.
- BGH và GV cốt cán
- Bồi dưỡng HSG, dạy tăng buổi cho học sinh
- CM, 2TT và NT và
(chú ý đến học sinh yếu kém).
GV được phân công.
- Kiểm tra công tác sử dụng thiết bị hàng tháng. - HĐSP
- Sinh hoạt chuyên môn chú trọng đến việc xây
- HĐSP

dựng một giờ dạy theo hướng tích cực của nhóm - HĐSP
bộ môn và công tác kiểm tra đánh giá.
- Xây dựng hoàn thành KHĐMPPDH.
- Theo CV
- Chuẩn bị đón các đoàn kiểm tra của cấp trên. - BGH, GV
- Tập huấn chuyên đề do ngành tổ chức.
- BHG, các tổ, GV
- Thi GVDG cấp trường.
- Các tổ CM
- Triển khai các cuộc thi: KHKT, vận dụng kiến - BGH
thức liên môn giải quyết một vấn đề nảy sinh trong - Theo CV
thực tiễn của HS và dạy học theo chủ đề tích hợp - Theo CV
dành cho giáo viên.
- BGH, TT, GV
- Tổ chức ngoại khóa giáo dục kĩ năng giao tiếp và - HĐSP
ứng xử cho HS.
-BGH, TPT, GV, HS
- Phát động cuộc thi viết thư Quốc tế UPU.
BGH, TPT, GV, HS
-Thi học sinh giỏi 9 môn văn hóa cấp thành phố BGH, GV, HS Đội
(25/10/2017).
tuyển
- Duy trì nề nếp dạy học
- GV, TPT
- Thanh tra CM theo kế hoạch..
- BGH và TT
- Tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp TP.
- BGH, các tổ CM,
Tháng - Tổ chức thi nghề
GV

11/2017 - Kiểm tra công tác bảo quản và sử dụng thiết bị BGH, CBTB - TV
hàng tháng..
- Thành lập HĐ nghiệm thu đánh giá các đề tài - HĐKH
khoa học, đánh giá, chọn và gửi sản phẩm dự thi - CM và TPT
cấp TP.
- Thi học sinh giỏi thể dục, thể thao cấp thành phố. - BGH, GVTD
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG và phụ đạo HS yếu.
- CM và HĐSP
- Sơ kết đợt 1 các cuộc vận động lớn và phong trào HĐTĐ, KT
thi đua lập thành tích chào mừng ngày NGVN.
- Tham gia SHCM tại các trường THCS Đông Thọ
8


PHT

- Duy trì nề nếp dạy- học.
-BGH, GVCN,TPT
- Thanh tra chuyên môn theo kế hoạch.
- TTND
+ Chuyên đề 100% GV.
- HĐSP
+ Toàn diện: Tự nhiên 02 GV, Xã hội 02 GV.
- BGH và các bộ phận
- Tham gia thi Thiết kế và trao đổi kinh nghiệm về
chức năng.
bài giảng dạy học tương tác gửi vào trường học
-BGH, TPT
KN.
- Phát động tháng cao điểm phòng chống AIDS

vào ngày 01/12/2017; Tổng kết công tác phòng
chống Ma tuý năm 2017 và triển khai kế hoạch
Tháng
GVBM
năm 2018.
12/2017
- Ra đề cương, ôn tập, tổ chức tốt thi khảo sát chất
- Các bộ TB,TV
lượng học kì I.
- Kiểm tra công tác mượn và sử dụng thiết bị. Lập
kế hoạch sách, TB năm 2018
- BHG, Các PB liên
- Đón đoàn kiểm tra của PGD về công tác CM,
quan
phòng chống TNXH, ATGT .
- Nạp sản phẩm cuộc thi Vận kiến thức liên môn
- Các Tổ trưởng, GV
để giải quyết các tình huống thực tiễn, cuộc thi dạy
hướng dẫn, HS
học theo chủ để tích hợp
- Duy trì nề nếp dạy - học
- HĐSP
- Thanh tra chuyên môn theo kế hoạch: Chuyên đề - CM, TTND
100% GV.
- Tổng hợp, báo cáo chất lượng HS về PGD.
- BGH
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG 8 và phụ đạo HS yếu - BGH, GV được
Tháng kém
phân công
01/2018 - Hoạt động ngoại khoá theo chủ điểm.

- BGH, TPT
- Rà soát chất lượng học tập của học sinh qua bảng - HĐSP
so sánh kết quả từng đợt.
- CM
- Sơ kết đợt II các cuộc vận động.
- BPPT
- Xây dựng kế hoạch cho HKII
- BGH
- Rà soát, bổ sung các số liệu, hồ sơ PC.
- VP
9


Tháng
02/2018

Tháng
03/2018

Tháng
04/2018

Tháng
5/2018

- Tổ chức nghỉ tết Nguyên đán
- BGH, CĐ
- Duy trì nề nếp dạy - học
- BGH, GVCN
- Thanh tra chuyên môn theo kế hoạch:

- BGH và TT
+ Chuyên đề 100% GV
- BGH, GV được
+ Bồi dưỡng HSG khối 8, phụ đạo bHS yếu kém phân công
các khối.
- Duy trì nề nếp dạy - học.
- BGH, TT
- Thanh tra CM theo kế hoạch:
- TT
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra HKII.
- CM
- Sơ kết đợt III thực hiện các cuộc vận động lớn. - BGH
-Tham gia thi GVDG cấp tp.
- BCĐ
- Thi HSG cấp tỉnh 9 môn văn hóa cấp tỉnh
- GV
- Tổ chức tốt “Tháng thanh niên” và kỷ niệm
- BGH và TPT
ngày 26/3.
- Sinh hoạt CM tại các trường
- Theo CV
- Duy trì nề nếp dạy- học.
- BGH và TPT
- Thanh tra CM theo kế hoạch.
- Ôn tập chuẩn bị HKII
- GVBM
- Ra đề cương, đề kiểm tra HKII
- BGH, TT, GV
- Tổng kết đánh giá hoạt động thư viện, TB
- CBTB,TV

- Duy trì nề nếp dạy - học.
- HĐSP
- Kiểm tra HKII tổng hợp số liệu báo cáo.
- BGH
- Tổng kết công tác thanh tra CM.
- HĐ xét TNTHCS
- Làm hồ sơ và xét công nhận tốt nghiệp THCS, - BGH và HĐSP
chuẩn bị cho công tác tuyển sinh vào 10.
- Tổng kết các cuộc vận động lớn trong năm và
- BPCM
tổng kết năm học.
- Nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học
- BPCM
Nộp hồ sơ thi đua.
- BGH, GV
- Duyệt kết quả BDTX ,
TPT và Chi đoàn
- Họp PH cuối năm, Lên KH ôn thi vào 10
- BGH, GVdạy K9
- Chuẩn bị hoạt động hè.
- BGH

10


- Tổ chức ôn thi vào 10 cho HS, Duyệt hồ sơ thi
vào 10.
- BGH, GV dạy K9
Tháng
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp

-BGH, HĐNT
6/2018
- Tổ chức cho CBGV, NV nghỉ hè và phân công
trực hè.
- Tổ chức hoạt động hè theo kế hoạch.
Tháng - Chuẩn bị công tác tuyển sinh lớp đầu cấp.
BGH, BPCM, Hội
7/2018 - Chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm học 2018-đồng nhà trường
2019
2.3.3. Chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch
Kê hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch
năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Khi xây
dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo
viên, điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường, tình hình học sinh…Trong kế
hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt chuyên môn là một phần quan
trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm
học và bổ sung những hoạt động do nhà trường chỉ đạo hoặc các vấn đề nảy sinh
như bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém sau mỗi kì kiểm tra…
Năm học này, tôi tập chung chỉ đạo việc xây dựng chương trình nhà
trường, sinh hoạt chuyên môn bám sát yêu cầu chương trình nhà trường mà các
nhóm chuyên môn đã xây dựng theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Vì
đay là năm học đàu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông do chính nhà
trường xây dựng, nên việc sinh hoạt chuyên môn để đúc rút kinh nghiệm là rất
quan trọng, cần thiết và đảm bảo tính kịp thời để có những điều chỉnh phù hợp.
Các căn cứ để tổ trưởng xây dựng kế hoạch là KH năm học của nhà
trường, KH chuyên môn của PHT phụ trách công tác CM, đặc điểm tình hình
của tổ... trên cơ sở đó tổ trưởng xây dựng kế hoạch từng tháng, từng học kì và cả
năm học.
Đây là phần nội dung trọng tâm của KH, vì vậy các tổ CM cần phải chú ý
căn cứ vào phân phối chương trình của từng môn học mà nhóm - tổ đã xây dựng

(được PGD duyệt) để thiết kế bản kế hoạch thật sự hợp lý và đảm bảo được các
nội dung quan trọng như:
11


+ Việc thực hiện chương trình theo tuần học đầy đủ.
+ Đảm bảo số bài kiểm tra thường xuyên và KT định kì theo quy định.
+ Việc thực hiện chấm, trả bài và vào điểm đúng tiến độ, thời gian quy định.
+ Kế hoạch dạy học thêm, bồi dưỡng Học sinh giỏi và phụ đạo HS yếu, kém.
+ Kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm và ứng dụng CNTT
vào quá trình dạy học.
+ Công tác nghiên cứu KH và viết SKKN cũng như tự học, tự bồi dưỡng của
CBGV trong tổ.
+ Xây dựng ngân hàng các loại đề thi, kiểm tra từ 15 phút trở lên.
+ Kế hoạch thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm và thi chọn GV giỏi cấp trường,
cấp tỉnh.
+ Thực hiện nghiêm túc quy định về sổ đăng kí kế hoạch giảng dạy, sổ ghi đầu
bài và làm điểm tổng kết HK, năm học, phê, kí học bạ...
+ Kiểm tra và kí duyệt giáo án theo định kì.
+ Đăng kí các chỉ tiêu phấn đấu chuyên môn, các danh hiệu cá nhân và tập thể
theo HK và cả năm học. Đánh giá xếp loại CBGV trong tổ.
+ Phần điều chỉnh, bổ sung giành để bổ sung hoặc thay đổi đột xuất (nếu có).
Sau khi xây dựng KH này phải được thông qua tổ CM và kiểm tra, duyệt của
PHT phụ trách CM. Hàng tháng tổ trưởng phải triển khai KH cụ thể từng tháng
tại phiên họp thường kì của tổ.
Các giải pháp thực hiện:
Phần nội dung này là những giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn của các tổ, cần chỉ đạo các tổ thực hiện những giải pháp như sau:
+ Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở GD, phòng GD về thực
hiện chương trình các môn học. Thực hiện đúng các quy định, quy chế chuyên

môn của nhà trường đề ra. Thực hiện đúng, có chất lượng các kế hoạch chuyên
môn như: dạy học chính khoá, dạy thêm, dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS
yếu kém, thực hiện tốt kỉ cương, nền nếp dạy và học.
+ Tăng cường kiểm tra, ký duyệt hồ sơ giáo án đầy đủ theo định kỳ và đột xuất,
chú trọng khâu duyệt giáo án chính khoá, giáo án dạy thêm và giáo án bồi
dưỡng.
+ Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh. HS chủ động làm việc, tự lĩnh hội kiến thức, tự
làm việc. Rèn kĩ năng thực hành, tư duy linh hoạt. Dạy học theo chuẩn kiến thức
12


kĩ năng, gắn lý thuyết với thực tiễn. Kết hợp dạy chương trình SGK với lịch sử,
truyền thống địa phương...
+ Tăng cường dự giờ thăm lớp, trao đổi đúc rút kinh nghiệm sau mỗi giờ thao
giảng, đánh giá chính xác, công bằng khách quan.
+ Tham gia thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp Thành phố thường niên. Coi đây là
một hoạt động chuyên môn bổ ích, hữu hiệu hàng năm để nâng cao năng lực,
trình độ chuyên môn cho GV. Rèn kĩ năng giải đề và tích luỹ kiến thức để bồi
dưỡng, trau rồi chuyên môn nghiệp vụ.
+ Tăng cường ứng dụng CNTT, đồ dùng dạy học vào quá tŕnh dạy học để đạt
hiệu quả giờ học cao nhất.
2.3.4. Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên
Đây cũng là nội dung quan trọng. Vì nếu đổi mới được nội dung sinh hoạt
mang đậm màu sắc chuyên môn sẽ tránh được tình trạng họp tổ qua loa, chiếu
lệ. Đặc biệt là họp mang tính hành chính sự vụ. Qua việc nắm bắt chất lượng
sinh hoạt chuyên môn của từng tổ, chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ nhóm CM với
những nội dung như sau:
+ Thống nhất chương trình theo từng tuần, tháng: tại các buổi sinh hoạt theo
định kỳ, tổ trưởng yêu cầu GV báo cáo việc thực hiện chương trình môn học

tính đến thời điểm họp. Nếu GV nào chậm chương trình do nghỉ đi học chuyên
đề mà không bố trí được hoặc nghỉ vì lý do cá nhân phải tự bố trí dạy bù. Trên
cơ sở đó tổ trưởng thống nhất chương trình cho các tuần tiếp theo. Việc thực
hiện chương trình phải chính xác và khớp giữa giáo án, sổ báo giảng, ghi sổ đầu
bài với thực dạy trên lớp. Việc này giúp tổ trưởng luôn luôn nắm được chương
trình, tránh tình trạng GV dạy quá nhanh, chậm hoặc dồn, cắt chương trình.
+ Thống nhất ra đề kiểm tra từ 1 tiết trở lên, đề thi chọn HS giỏi, thi thử vào
THPT: Căn cứ vào tiến độ thực hiện chương trình, tổ trưởng chỉ đạo cho GV
thảo luận cấu trúc của một đề thi. Mức độ kiến thức trong đề thi phải đảm bảo:
nhận biết, phát hiện; thông hiểu và vận dụng (vận dụng thấp và vận dụng cao);
HS khá, giỏi, trung bình và yếu phải làm được số câu, số điểm theo đúng lực học
của mình. Đề thi phải phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của HS. Riêng đề
thi HS giỏi, thi thử vào THPT phải được đem ra bàn soạn cẩn thận và phải ra
theo đúng cấu trúc, nội dung đề hiện hành. Mỗi GV phải ra ít nhất 2 bộ đề thi
trong năm học rồi đưa ra tổ thảo luận để hình thành ngân hàng đề thi của nhà
trường.
13


+ Soạn giáo án chung những bài hay và khó, những bài có nội dung mới mẻ.
Giảng mẫu và rút kinh nghiệm để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Trong PPCT các môn thường có một số bài hay và khó. Có những bài không
cần đến một tiết nhưng ngược lại có những bài l tiết không thể giảng hết được.
Với năm học 2017 – 2018 này, với định hướng xây dựng chương trình giáo dục
phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vấn đề này đã được
khắc phục, vì phân phối chương trình do nhà trường xây dựng, đảm bảo việc
khung chương trình theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành được
đảm bảo, mà tổ - nhóm chuyên chủ động trong việc điều chỉnh thời gian giữa
các bài học để đảm bảo việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ cho học sinh
theo chuẩn kiến thức – kĩ năng.

Đến phiên họp theo định kỳ tổ trưởng cho GV lựa chọn một số bài hay và
khó, sau đó giao cho cả tổ soạn một giáo án chung. Có thể mỗi người soạn một
phần hoặc riêng một bài. Sau đó mang ra tổ để thảo luận thống nhất thành một
giáo án chung cho cả tổ. Tổ cử 1 đến 2 GV giảng mẫu để cả tổ đi dự. Dự xong
cả tổ họp rút kinh nghiệm cho giờ dạy. Nếu 1 tháng dạy được 1 tiết thi cả năm sẽ
có 9 tiết, cứ như vậy sẽ tích lũy được rất nhiều giờ “chuẩn” có chất lượng.
Trong năm học 2017-2018 tôi đã áp dụng thí điểm ở các tổ nhóm chụyên môn,
mỗi bộ môn được 1 tiết , qu đợt thí điểm này 100% giờ dạy đều được xếp loại
Giỏi.
Sau những giờ dạy mẫu đa số GV đều rất hưởng ứng và tỏ ra hứng thú, say
sưa góp ý và rút kinh nghiệm. Giáo án đã soạn chung để dạy “mẫu” được xem
như là “chuẩn” để GV trong tổ tham khảo và chuẩn bị giảng dạy cho tiết học đó
các năm sau. Nếu có điều chỉnh bổ sung thì họp bàn để cùng thống nhất.
+ Hội thảo các chuyên đề, trao đổi phương pháp dạy và học theo hướng đổi mới.
Thực hiện các công văn hướng dẫn của Phòng GD về triệu tập các lớp tập huấn
chuyên đề cho GV ở các bộ môn. Tổ trưởng hay đồng chí giáo viên được cử đi
tập huấn về sẽ phải triển khai, báo cáo trước tổ để GV nắm bắt kịp thời. Từ đó
có những điều chỉnh bổ sung cho môn học trong quá trình giảng dạy.
2.3.5. Công tác bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo
viên là công việc thường xuyên, có ý nghĩa quyết định chất lượng giảng dạy
trong nhà trường. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, giáo viên phải có chuyên
môn vững vàng, có sự hiểu biết sâu rộng, ứng dụng công nghệ thông tin thành
14


thạo vào các khâu, các hoạt động trong quá trình thực hiện chuyên môn. Để có
được vị thế của mình trước đồng nghiệp và đặc biệt là học sinh, giáo viên phải
thường xuyên cập nhật những kiến thức và những đổi mới đẻ đáp ứng yêu cầu
của dạy - học hiện đại.

2.3.5.1. Về phía nhà trường
- Bồi dưỡng chung:
Trước hết với các đợt tập huấn do Sở - Phòng giáo dục đào tạo tổ chức,
nhà trường cử giáo viên tham gia đầy đủ, nghiêm túc, nhằm cập nhật kịp thời
những yêu cầu đổi mới về chuyên môn.
Trong năm học nhà trường đã triển khai được một số chuyên đề như:
+ Tập huấn công tác xây dựng KH và quản lý chuyên môn cho các tổ
trưởng, tổ phó chuyên môn (tháng 10/2017).
+ Tập huấn công tác nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (tháng
1/2018).
+ Tập huấn công tác chủ nhiệm lớp (tháng 9/2017).
+ Một số biện pháp phụ đạo HS yếu kém.
Các chuyên đề này thường được các tổ chuyên môn triển khai vào các phiên
họp cuối tháng hoặc các cuộc họp định kỳ trong năm học tuỳ vào tình hình thực
tế giảng dạy và việc thực hiện phân phối chương trình.
+ Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học và SKKN: vào đầu năm học tổ triển
khai công tác nghiên cứu khoa học và viết SKKN, cho GV đăng kí tên đề tài,
hàng tháng đốc thúc, kiểm tra tiến độ nghiên cứu của GV, cuối năm học tổ chức
cho GV bảo vệ ở tổ, chấm và góp ý công khai, thẳng thắn chọn lựa những đề tài
SKKN hay, đạt yêu cầu gửi lên HĐKH nhà trường chấm để gửi đi HĐKH
ngành.
- Bồi dưỡng cho tổ trưởng:
+ Tổ trưởng chuyên môn có vai trò quan trọng, thực hiện việc triển khia,
quản lí, điều hành công tác chuyên môn ở phạm vi tổ. Vì vậy, tổ trưởng phải giỏi
về chuyên môn và quản lí nhân sự:
+ Hiểu biết nhiều về chuyên môn, biết tập hợp giáo viên, biết quản lí giáo viên
trong tổ thực hiện nhiệm vụ được giao; phải biết suy nghĩ cùng ban giám hiệu
quản lí việc giảng dạy và học tập.
+ Vì vậy việc bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn cho tổ trưởng là
rất cần thiết. Nội dung bồi dưỡng là các công văn, thông tư, … chỉ đạo về công

15


tác chuyên môn, bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng xây dựng nghiệp vụ kiểm tra:
kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu, việc giờ giấc
giảng dạy, kiểm tra hiệu quả chất lượng giáo dục của học sinh, tham gia kiểm tra
toàn diện theo sự điều động của hiệu trưởng nhà trường.
+ Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn
cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành
một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ…
+ Một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì;
phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm
tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời.
2.3.5.2 . Về phía giáo viên
Bản thân mỗi giáo viên phải có ý thức tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho chính mình. Với các đồng chí giáo viên có nguyện
vọng đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhà trường luôn tạo
điều kiều kiện thuận lợi để các đồng chí có thời gian đi học. Bên cạnh đó bản
thân giáo viên cũng cần thường xuyên học hỏi đồng nghiệp. Với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin, giáo viên có nhiều hình thức tự bồi dưỡng,
nhà trường động viên giáo viên sử dụng thành tựu giáo dục trên internet, đó là
một kho tài liệu được đúc kết bởi trí tuệ của tập thể các nhà khoa học, nhà giáo
đông đảo cả nước. Nếu giáo viên biết cách khai thức hợp lí thì hiệu quả giảng
dạy sẽ được nâng lên rõ rệt. Với các giờ thao giảng nhà trường yêu cầu: 100%
giáo viên phải sử dụng giáo án điện tử. Nếu các năm học trước yêu cầu này của
nhà trường giáo viên thực hiện một cách miễn cưỡng mang tính đối phó, thì năm
học 2017 – 2018 này 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Nhiều
giờ dạy trên lớp đã được các đồng chí giáo viên sử dụng giáo án điện tử, ứng
dụng công nghệ thông tin có hiệu quả, đem lại sự hứng khởi cho học sinh trong
các tiết học.

2.3.6. Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo kiểm tra của BGH
Trong bất kì một hoạt động nào của nhà trường đều không thể thiếu được vai
trò chỉ đạo của BGH. Việc quản lý chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt, hoạt
động là vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng sinh hoạt
tổ cũng như chất lượng dạy và học. Từ thực tế tình hình nhà trường tôi đã tham
mưu cho HT và trực tiếp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn như sau:

16


- Chỉ đạo bố trí TKB hợp lý tạo thời gian thuận lợi cho các tổ chuyên môn sinh
hoạt theo định kì, chiều thứ hai hàng tuần nhà trường dành thời gian cho các
cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng chuyên đề.
- BGH Thường xuyên dự họp với tổ chuyên môn. Việc dự họp với tổ CM là vô
cùng cần thiết vì như vậy vừa nắm bắt được tình hình hoạt động CM, vừa lắng
nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của anh em để từ đó đề ra những giải pháp
chỉ đạo phù hợp với từng tổ.
Theo điều lệ trường phổ thông quy định thì BGH được biên chế về các tổ CM
như sau: Đ/c Trương Mạnh Hùng - Hiệu trưởng, chuyên môn Toán sinh hoạt tại
tổ Khoa học tự nhiên; Đ/c Võ Thị Thanh Phương – PHT, chuyên môn Ngữ Văn
sinh hoạt tại tổ Khoa học xã hội.
Thường xuyên kiểm tra hồ sơ tổ, đặc biệt là biên bản sinh hoạt tổ chuyên
môn. Theo định kì và phân công của BGH tôi thường kiểm tra giáo án của tổ
trưởng, tổ phó CM 1 lần/tháng. Kiểm tra biên bản sinh hoạt tổ xem các tổ có
sinh hoạt đủ số lần không? Có triển khai những nội dung liên quan đến chuyên
môn mà nhà trường đã triển khai không? Nội dung sinh hoạt có bàn về chuyên
môn không hay là triển khai các công việc mang tính hành chính sự vụ.
Qua kiểm tra thì thấy rằng: nếu BGH kiểm tra theo định kì, nhận xét, phê
vào sổ biên bản thì các tổ sinh hoạt có chất lượng hơn hẳn. Những tổ nào họp
mà nội dung phản ánh qua biên bản còn sơ sài thì phải có biện pháp chỉ đạo,

nhắc nhở kịp thời để tổ sinh hoạt có chất lượng.
Thường xuyên giao ban giữa Hiệu phó chuyên môn với các tổ trưởng CM
vào chiều thứ 6 hàng tuần. Thông qua các cuộc họp này tổ trưởng báo cáo việc
thực hiện chương trình đồng thời PHT CM sẽ triển khai các công việc trong tuần
tới của nhà trường qua các tổ trưởng. Từ đó tổ lên KH hoạt động từng tuần ở
trên bảng để chỉ đạo cho GV thực hiện.
2.4. Hiệu quả của SKKN đới với hoạt động giáo dục, với bản thân và
đồng nghiệp
Sau một thời gian dài nghiên cứu và áp dụng biện pháp “Một số biện pháp chỉ
đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn” nói trên dù còn gặp
nhiều khó khăn song tôi cũng đã bước đầu thu được những kết quả đáng ghi
nhận cụ thể như:
+ Ban đầu cũng gặp đôi chút khó khăn như việc bị “gò” vào “khuôn khổ” sinh
hoạt theo định kì, thực hiện đổi mới sinh hoạt mang “màu sắc chuyên môn” đòi
17


hỏi tổ trưởng cũng như GV cần phải có sự chuẩn bị nội dung trước khi họp...
Tuy nhiên xét thấy những biện pháp mà tôi đưa ra là hoàn toàn mới mẻ và phù
hợp với tình hình thực tiễn cũng như có tác dụng trong việc thúc đẩy đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp quản lý chỉ đạo để nâng cao chất
lượng giáo dục nên tổ trưởng chuyên môn và đại đa số CBGV đều tỏ ra quan
tâm và ủng hộ nhiệt tình. Đây là điều mà tôi mong muốn hơn cả. Vì mới chỉ là
năm đầu tiên áp dụng mà thành công thì rất thuận lợi cho việc chỉ đạo sinh hoạt
tổ chuyên môn ở các năm học tiếp theo.
+ Việc sử dụng một số biện pháp mới này giúp các tổ trưởng chuyên môn chủ
động trong việc chỉ đạo hơn. Các buổi họp đã có chất lượng hơn. Đối với các tổ
có từ 2, 3 đến 4 môn sau khi họp để triển khai nhiệm vụ chung đã tách ra chia về
nhóm để sinh hoạt, bàn luận các vấn đề, nội dung liên quan đến CM theo đặc
trưng của bộ môn. Tất cả các buổi họp nhóm này đều phải được ghi chép, phản

ánh qua biên bản và nộp cho PHT CM kiểm tra, duyệt và cuối tháng.
Cũng nhờ áp dụng biện pháp đổi mới này mà GV đi dự họp đã không còn “thờ
ơ” như trước nữa, các buổi họp đã bàn nhiều đến chuyên môn. Mỗi người đều có
ý kiến xây dựng, tranh luận về chuyên môn. Vì vậy không còn mang tính chất
hành chính sự vụ hay qua loa chiếu lệ nữa.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1 kết luận
Chất lượng sinh hoạt chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Nhà trường nào quan tâm tới việc
chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn nói riêng và các hoạt động chuyên môn nói chung
thì chất lượng day - học sẽ được duy trì. Trong những năm qua trường THCS
Quảng Đông luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ - nhóm
chuyên môn, nhằm tạo cho giáo viên môi trường trao đổi chuyên môn mang tính
khoa học, tập trung trí tuệ tập thể để mỗi giáo viên đều được trao đổi, tích lũy
kiến thức, năng lực sư phạm, khả năng xử lý tình huống…
Qua thực tế vừa chỉ đạo vừa nghiên cứu, tìm hiểu tôi nhận thấy chất lượng
sinh hoạt chuyên môn là yếu tố quan trọng đối với chất lượng dạy - học; cũng là
điều kiện để tập thể sự phạm nhà trường phát huy tinh thần đoàn kết, phát huy
nội lực và tận dụng những điều kiện của kĩ thuật dạy học hiện đại, ứng dụng
CNTT vào hoạt động dạy - học trong nhà trường.

18


3. 2. Kiến nghị
Từ thực tiễn chỉ đạo tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu
trong việc quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
+ Phải thường xuyên quan tâm theo dõi cũng như kiểm tra sinh hoạt CM của các
tổ. Qua việc nắm bắt tình hình từng tổ để động viên, khích lệ tổ trưởng cũng như
CBGV phấn đấu nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Tích cực, chủ động linh hoạt và sáng tạo trong việc quản lý chỉ đạo điều hành.
Các biện pháp đưa ra không chỉ đúng về quy chế CM mà còn phải phù hợp với
tình hình thực tế nhà trường và được đông đảo CBGV ủng hộ.
+ Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong công tác
quản lý chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn.
+ Tiếp tục đề nghị nhà trường bố trí thời gian phù hợp cho các tổ và CBGV sinh
hoạt chuyên môn theo định kỳ.
+ Các tổ chuyên môn cần xây dựng kế hoạch cụ thể. Tăng cường tổ chức các
buổi sinh hoạt chuyên đề bàn về đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh
giá, kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển HSG...
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn là vô cùng cần thiết, nhất là
trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang đứng trước những yêu cầu về đổi
mới của Đảng, Nhà nước, của ngành và toàn xã hội. Đây là vấn đề bản thân tôi
luôn trăn trở và dành thời gian nghiên cứu, song trong quá trình thực hiện không
tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Những trình bày trong SKKN này mới chỉ
là những thử nghiệm của chúng tôi nên chắc chắn còn nhiều hạn chế, mang tính
chủ quan. Bởi vậy bản thân tôi nói riêng và tập thể trường THCS Quảng Đông
nói chung rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài này được
hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hiệu trưởng

Trương Mạnh Hùng

Ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người thực hiện


Võ Thị Thanh Phương
19


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1. 1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2. 1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Lựa chọn và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó CM
2.3.2. Xây dựng kế hoạch chuyên môn tháng, kỳ và năm học
2.3.3. Chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
5
5

6
11

2.3.4. Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên
2.3.5. Công tác bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên
2.3.6. Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo kiểm tra của BGH.
2.4. Hiệu quả của SKKN đới với hoạt động giáo dục, với bản
thân và đồng nghiệp
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

13
14
16
17
18
18
19

Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã dduwwocj xếp loại
Tên đề tài
Sáng kiến

Năm cấp

Xếp loại

Số, ngày, tháng, năm của
quyết định công nhận, cơ

quan ban hành QĐ
20


“Một vài kinh nghiệm trong
2008
việc hướng dẫn học sinh thực hiện các
bài tập tiếng Việt trong các giờ luyện
tập”

C

CN
95/CN-SKKN
ngày
5/6102015 của GĐ Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

“Vận dụng việc tìm hiểu tứ thơ trong
2013
các giờ Đọc – Hiểu văn bản thơ trong
chương trình Ngữ văn 9”

B

QĐ 7576 /QĐ-HĐKHSK
ngày 20/8/2013 của Chủ tịch
UBND Thành phố Thanh Hóa

“Biện pháp chỉ đạo các hoạt

2016
động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục
KNS cho học sinh ở trường THCS Lê
Lợi - Thành phố Thanh Hóa”,
Năm học 2016 – 2017 : “Biện
2017
pháp chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ
lên lớp nhằm giáo dục KNS cho học
sinh ở trường THCS Quảng Đông Thành phố Thanh Hóa”,

A

QĐ 972/QĐ-SGD&ĐT
ngày24/11/2016 của Giám đốc
Sở GD&ĐT Thanh Hóa

A

QĐ 561/QĐ-PGDĐT ngày
04/7/2017 của trưởng Phòng
GD&ĐT Thành phố Thanh Hóa

21



×